Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của một loài thuộc chi gynura

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.72 MB, 59 trang )

Bộ Y Tế
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
THÁI THỊ CHI MAI
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THựC VẬT, THÀNH PHẦN
HOÁ HỌC, VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA
* / * • *
MỘT LOÀI THUỘC CHI GYNURA
• #
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHOÁ 1999 - 2004)
Người hướng dẫn : GS.TS.
ThS. NGUYỄN SƠN NAM
Nơi thực hiện : BỘ MÔN DƯỢC LIỆU
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
Thời gian thực hiện : 20/2 /2004 ĐẾN 20/5/2004
Hà Nội 05 - 2004
ịẦ
LỜI CẢM ƠN
Với sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, tôi đã hoàn thành khoá
luận tốt nghiệp, đồng thời tôi cũng học thêm được nhiều điều không chỉ về chuyên
môn mà cả về cách tư duy trong công việc và cách đối nhân xử thế.
Tôi xin bày tỏ lời biết ơn sâu sắc tới:
GS. TS. Phạm Thanh Kỳ — người thầy đã nhiệt tình tạo điều kiện cho tôi tham
gia nghiên cứu khoa học.
ThS. Nguyễn Sơn Nam - nghiên cứu sinh trực tiếp hướng dẫn tôi làm tốt nghiệp
Đã dìu dắt, chỉ bảo, đống góp ỷ kiến quý báu cho tôi, giúp tôi có thêm sự miệt
mài trong nghiên cứu khoa học.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn: TS. Đỗ Ngọc Thanh, PGS. TS. Chu Đình Kính,
TS. Nguyễn Viết Thân, TS. Phùng Thị Vinh, DS. Nguyễn Kim Phượng, TS. Cao Văn
Thu; DS. Trần Công Binh, DS. Nguyễn Bá Công cùng các thầy cô giáo, các kỹ thuật
viên Bộ môn Dược liệu, các phòng ban trong trường, các cán bộ Viện Kiểm nghiệm,
Viện hoá học, Viện Y học cổ truyền đã tạo điều kiện tốt cho tôi trong quá trình thực


hiện khoá luận này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bè bạn đã động viên khích lệ tôi- là chỗ dựa
tinh thần cho tôi trong quá trình làm khoá luận tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2004
Sinh viên: Thái Thị Chi Mai
CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
CT : Cách thuỷ
CNQG : Công nghệ Quốc gia
dd, DD : Dung dịch
DC : Dịch chiết
DM : Dung môi
DMSO : Dimethyl sulfocid
đđ, ĐĐ : Đậm đặc
PĐ : Phân đoạn
Pư : Phản ứng
Qsát : Quan sát
SKLM : Sắc ký lớp mỏng
Tp : Cắn A2 toàn phần
TT : Thuốc thử
t.t.c : Thể trọng chuột
TTKHTN : Trung tâm khoa học tự nhiên
TWQĐ : Trung ương quân đội
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN Đ Ể 1
PHẦN I : TỔNG QUAN
2
1.1. Vị trí của chi Gynura trong giới thực vật 2
1.2. Vài nét về đặc điểm thực vật vổ phán bố
của các loài thuộc chi Gynura 3
1.2.1. Đặc điểm thực vật chung của chi Gynura 3

1.2.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của một số loài
thuộc chi Gynura có ở Việt Nam 4
1.2.3. Thành phần hoá học của các loài thuộc chi Gynura

g
1.2.4. Công dụng của các loài thuộc chi Gynura

2
1.3. Những kết quả nghiên cứu ở trong nước

PHẦN n : THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ

J2
2.1. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu



12
2.1.1. Nguyên liệu
12
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu ị2
2.2. Thực nghiệm và kết quả
2.2.1. Về thực vật
2.2.2. Về thành phần hoá học
2.2.3. Thử tác dụng sinh học
PHẦN n i : KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT

44
3.1. Kết luận 44
3.2. Đề xuất ^

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
ĐẶT VẤN ĐỂ

Giáo sư Phạm Hoàng Hộ từng viết [13]: “ Hiển hoa là ân nhân vô giá
của loài người. Hiển hoa cho ta nguồn thức ăn căn bản hằng ngày Lúc đầy
nguồn sống, lúc nhàn rỗi, chính hiển hoa cung cấp cho loài người thức uống
ngon lành để say sưa cùng vũ trụ. Lúc ốm đau, cũng chính cây cỏ giúp cho ta
dược thảo hiệu linh ”. Loài người vẫn khồng ngừng tìm hiểu và khai thác
những nguồn dược liệu làm thuốc trong thiên nhiên.
Bầu đất là một loại cây rất đỗi quen thuộc thường được dùng để nấu canh
ăn hàng ngày. Theo kinh nghiệm dân gian, cây này được dùng làm thuốc mát,
chữa một số bệnh thông thường như sốt, đắp ngoài trị mụn nhọt và cả bệnh
đái tháo đường - một căn bệnh mang tính thời sự, đang ở giai đoạn bùng nổ
trên toàn thế giới.
Để góp phần nâng cao giá trị sử dụng của dược liệu, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài nghiên cứu cây Bầu đất (Gynura sp.) với các nội dung chính
sau:
• Về thực vật:
+ Mô tả đặc điểm thực vật và định tên khoa học của cây.
+ Mô tả đặc điểm vi phẫu thân, lá và đặc điểm bột thân, lá.
• Về thành phần hoá học:
+ Định tính các nhóm chất có trong dược liệu nghiên cứu.
+ Định lượng các thành phần chính có trong dược liệu.
+ Chiết xuất và phân lập thành phần chính.
+ Sơ bộ nhận dạng chất phân lập được trong cây.
• Về tác dụng sinh học:
+ Thử độc tính cấp.
+ Thử tác dụng kháng khuẩn.
+ Thử tác dụng hạ đường huyết.
PHẦN I: TỔNG QUAN

1.1. VỊ TRÍ CỦA CHI GYNVRA TRONG GIỚI THựC VẬT
• • •
Gynura là một chi nằm trong phân họ Hoa ống của họ Cúc (Asteraceae
hay Compositae)- họ duy nhất của bộ Cúc (Asterales) thuộc phân lớp Cúc
(Asteridae); Phân lớp Cúc thuộc lớp Ngọc lan (.Magnoliopsida) trong ngành
Ngọc Lan cMagnoliophyta) nằm trong phân giới thực vật bậc cao. [8]
Sơ đồ vị trí của chi như sau
Khoá phân loại đơn giản của chi Gynuraịl 7][29]:
Bộ cúc
Họ Cúc
Nhóm 1: Đầu trạng toàn hoa hình ống.
I
1. Hoa lưỡng tính.
2. Lá mọc cách.
3’. Mỗi tổng bao chỉ chứa một đầu trạng
4. Tổng bao gồm nhiều hàng lá bắc
5. Tổng bao gồm hai hàng lá bắc, hàng trong lớn và
mép xít nhau. Gynura.
1.2. VÀI NÉT VỂ ĐẬC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ PHÂN Bố
CỦA CÁC LOÀI THUỘC CHI GYNURA
1.2.1. ĐẶC ĐIỂM THỤC VẬT CHUNG CỦA CHI GYNURA
Theo “Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc” của GS. Vũ Văn Chuyên [9]
và các tài liệu phân loại thực vật học [18] [7] [17] [29], các cây thuộc Chi
Gynura có các đặc điểm chung của họ Cúc và một số đặc điểm riêng như sau:
Cây thuộc thảo, ít khi cây to. Rễ đôi khi phồng to thành rễ củ. Lá đơn,
thường mọc so le, ít khi mọc đối, có khi thành hoa thị, không có lá kèm;
phiến lá ít khi nguyên; thường khía răng cưa hoặc chia thuỳ.
Cụm hoa đầu gồm nhiều hoa mọc ở kẽ những vẩy và bao bọc bởi một
tổng bao lá bắc. Hoa lưỡng tính. Đài hoa rất giảm, thường biến đổi thành
một mào lông tơ nhiều, trắng, mịn. Năm cánh hoa liền nhau tạo thành tràng

hình ống; 5 nhị dính liền nhau bởi bao phấn thành một ống bao quanh vòi
nhuỵ; vòi nhuỵ dài, núm nhuỵ xẻ đôi có lông; bầu hạ một ô đựng một noãn.
Qủa bế có mào lông. Hạt không có nội nhũ.
1.2.2. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ PHÂN Bố CỦA MỘT s ố LOÀI
THUỘC CHI GYNURA CÓ Ở VIỆT NAM
Dựa theo các tài liệu “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ [13],
“Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi[15], “Cây cỏ có ích
ở Việt Nam” của Võ Văn Chi [5] và “Từ điển cây thuốc Việt Nam” [6], chúng
tôi tập hợp được một số loài của chi như sau:
♦> Gynura auriculata Cass.
Tên Việt Nam: Kim thất tai.
3
cỏ mọc hàng năm, thân cao 50 cm, không nhánh. Lá có phiến thon
ngược, đầu tù, đáy từ từ hẹp, mỏng, gân phụ 5-7 cặp, gân tam cấp mảnh, bìa
có răng thưa; đáy cuống có tai cao 5 mm, dạng lá bẹ. Phát hoa ở ngọn, dài 20
cm, ít hoa đầu; cọng dài; tổng bao cao 1,2-1,5 cm, lá hoa 1 hàng; hoa ống cả,
màu cam. Quả bế có lông mào do tơ trắng, mịn.
Phân bố: mọc nhiều ở Vịnh Hạ Long.
❖ Gynura aurantica (Blume) DC.
Tên khác: Cacalia aurantica BL.
Tên Việt Nam: Kim thất nhung.
Cỏ bò rồi đứng; thân và lá đầy lông đứng đỏ tím. Lá có phiến mập mạp,
bìa có răng thưa và thuỳ cạn; cuống ngắn. Cụm hoa đầu họp thành xim ở trên
đầu ngọn; trong đầu hoa toàn hoa hình ống, màu vàng da cam sáng rực. Quả
bế có lông mào do tơ nhiều mịn trắng.
Phân bố: các nước Đông Nam Á, gặp nhiều ở vùng núi đảo Giava
(Inđônexia). Ở nước ta thường được trồng làm cảnh.
❖ Gynura barbaraefolia Gagnep.
Tên Việt Nam: Cải kim thất.
Cây thảo cao 80 cm, có lông, thân non có cạnh. Lá xếp dọc theo thân,

có lông, thuỳ sâu, 1 thuỳ ở gốc cuống có dạng lá kèm, gân phụ 4 cặp. Ngù hoa
kép, chia nhiều nhánh, mỗi nhánh có 1-3 hoa màu vàng, cao 1,5 cm; lá bắc
hẹp, cao 4-9 mm. Quả bế cao 1,7 mm, nhám; lông mào gồm nhiều tơ trắng
mịn.
Ra hoa tháng 1-4.
Phân bố: Mọc hoang các vùng đồi bãi, savan cỏ và cả trên núi đá, núi
đất sa thạch từ Nam Hà, Ninh Bình đến Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Kon
Tum, Lâm Đồng.
❖ Gynura bicolor DC.
Tên Việt Nam: Cải kim thất hai màu.
4
Cây thảo cao 30-60 cm, sống nhiều năm; toàn thân bóng và không có
lông. Lá mọc so le, hình bầu dục nhọn hai đầu, dài 6-9 cm, rộng 1,5-3 cm,
mặt trên màu lục, mặt dưới màu tía; cuống lá ngắn, màu hồng tím. Cụm hoa ở
ngọn, ít đầu hoa; trong mỗi đầu chỉ chứa toàn hoa hình ống, màu vàng. Quả có
mào lông.
Phân bố: mọc nhiều ở đảo Molucca, được trồng ở nhiều nước và ở nước
❖ Gynura bodinieri Lévl.
Tên Việt Nam: Kim thất Bodinier.
Cây thảo sống nhiều năm, cao 20 - 60 cm, có củ to lcm. Lá chụm ở đất,
lá dưới có phiến nguyên, lá trên có phiến hình đàn, dài 4-6, rộng 1,5-3 cm.
Hoa đầu 2-3 cái, trên thân cao 50-60 cm, mỗi cái cao 1-1,3 cm, rộng 1 cm,
toàn hoa hình ống, màu vàng; lá bắc 1 hàng, không lông; hoa có ống cao 12
mm, phần phù cao 4 mm; bao phấn thon. Quả bế nhỏ, có rạch; mào lông gồm
nhiều sợi màu trắng
❖ Gynura colaniae Merr.
Tên Việt Nam: Kim thất Colani.
Cỏ leo, không lông. Lá có phiiến xoan thon, to 11 X 5 cm, chót nhọn,
đáy tù tròn, bìa có răng rất thưa, gân phụ 5-6 cặp; cuống dài 1 cm. Phát hoa ở
ngọn, nhánh dài; cọng dài mang hoa đầu có tổng bao cao 1,5 cm, lá hoa 1

hàng; hoa vàng. Quả bế có lông mào mịn trắng, dài 1,5 cm.
Phân bố: Tìm thấy ở Hà Bắc.
❖ Gynura crepidioides Benth.
Tên khác: Crassocephalum crepidioides (Benth.) s. Moore.
Tên Việt Nam: Rau tàu bay, Kim thất.
Cây thảo mập, mọc đứng cao tới lm. Thân tròn hay khía rãnh, màu
xanh. Lá mỏng, hình trứng dài to 7 X 3 cm; phần chóp phiến lá có hình thoi;
phần dưới có những thuỳ xẻ sâu; mép lá có răng cưa không đều; gân phụ 6-7
cặp; mặt trên lục đậm, mặt dưới lợt. Cụm hoa dạng đầu, mọc ở nách lá hoặc ở
5
ngọn, gồm nhiều hoa màu hồng nhạt; bao chung gồm 2 hàng lá bắc hình sợi.
Quả bế hình trụ, có một mào lông trắng ở đỉnh.
❖ Gynura divaricata (L.) DC.
Tên Việt Nam: Bầu đất hoa vàng, Kim thất giả, Rau tàu bay,
Cây thảo lưu niên, cao 30- 50 cm, có rễ củ. Lá chụm ở gốc, phiến thon,
nguyên hay có thuỳ khá sâu, mép có vài răng thưa, có ít lông hay khổng lông,
gân phụ 5-6 cặp, cuống 1-2 cm. Chùm 3-5 hoa đầu cao 1-1,5 cm, màu vàng
tươi. Quả bế cao 2,5 mm; mào lông gồm nhiều tơ mịn màu trắng.
Phân bố: Ấn Độ, Trung Quốc, Lào , Campuchia, Thái Lan và Inđônêxia.
Ở nước ta, có gặp ở các vùng núi và trong các savan cỏ từ Lạng Sơn, Thái
Nguyên, Hà Tây, Ninh Bình, Quảng Trị, Quảng Nam đến KonTum, Gia lai,
Lâm Đồng và vài nơi khác ở Nam Bộ.
❖ Gynura ecalyculata DC.
Tên khác: Emilia sonchifolia (L) DC., Cacalia sonchifolia (L.)
Tên Việt Nam: Cây rau má lá rau muống.
Cây nhỏ mọc hàng năm, thẳng đứng cao 0,2- 0,4 m; thân nhẵn. Lá phía
dưới hình mắt chim hoặc hình trứng, có khi gốc hình tim, mép có răng cưa
hoặc hơi chia thuỳ nhỏ, cuống dài; những lá sau hình 3 cạnh chia lông chim,
thuỳ tận cùng hình trứng hơi 3 cạnh, răng cưa to thô; lá ở trên hình 3 cạnh dài,
không cuống, có tai và ôm vào thân. Cụm hoa đầu hình trụ, dài 8-9 mm, rộng

4 mm, thường tụ 2-4 chiếc, cuống gầy, dài 3-6 cm. Hoa màu vàng, hồng hoặc
hơi tím. Quả bế dài 5,5 mm có gọng ngắn.
Phân bố: Mọc hoang ở khắp các bãi, hàng rào. Thường mọc ở các nước
nhiệt đói châu Á và miền Nam Trung Quốc.
❖ Gynura lycopersicifolia DC.
Tên Việt Nam: Kim thất lá tô mách.
Cây thân thảo mập, đa niên. Thân có 5 cạnh cao đến 1,5 m ở nơi rậm
rập. Lá có phiến hình đàn, xẻ thành đoạn hẹp, mép có vài răng, có lông,
6
thường có màu đo đỏ; cuống có tai nhại lá bẹ to. Cụm hoa hình đầu trên cọng
dài, hoa màu cam đậm. Quả bế nâu, lông mào do tơ mịn, trắng, dài 5 mm.
Phân bố: Thường mọc ở đất hoang hoặc ven rừng.
♦♦♦ Gynura nitida DC.
Tên Việt Nam: Cải giả, Kim thất láng.
Cây thân thảo. Lá có phiến thon dài 10-13 cm, rộng 2-2,5 cm, đầu nhọn,
mép có răng thấp nhọn, gân phụ 6 cặp, cuống dài 1 cm. Cụm hoa đầu màu
vàng, cao 1,5 cm, lá bắc 2 hàng, hàng ngoài ngắn, hàng trong dài đến 1,5 cm,
không lông. Quả bế có lông mào trắng mịn, dài l,5cm.
Phân bố: Cây mọc ở trong rừng thưa, dọc bờ nước. Ở nước ta, cây mọc
tại nhiều nơi từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Lai
Châu tới Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc và Lâm Đồng.
❖ Gynura procumbens (Lour.) Merr.
Tên khác: Cacalia procumbens Lour., Gynura sarmentosa DC., Gynura
finlaysoniana DC., Cacalia cylindrifolia Wall., Sonchus valubilis Rumph.,
Tên Việt Nam: Bầu đất, Kim thất, Rau lúi, Bầu đất dây.
Cây thân thảo bò hơi leo, cao đến lm. Thân mọng nước có nhiều cạnh .
Lá có hình phiến dày, dòn, thon; xanh lợt mặt dưới, hơi tía mặt trên và xanh ở
gân, dài 3 - 8 cm, rộng 1,5 - 3,5 cm, khía răng ở mép, cuống dài cỡ 1 cm.Cụm
hoa ở ngọn cây, gồm nhiều hoa đầu màu tía; các hoa trong đầu hoa hình ống,
màu vàng da cam. Quả bế có 3 cạnh, mang một mào lông trắng ở đỉnh.

Phân bố: Mọc ở nơi ven rừng, ven đồi, nơi ẩm ở nhiều nước châu Á như
Ấn Độ, Inđônêxia, Thái Lan, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc
hoang nhưng cũng thường được trồng để nấu rau ăn và làm thuốc.
❖ Gynura pseudochina (L.) DC.
Tên khác: Cacalia bulbosa (Lour.)
Tên Việt Nam: Thổ tam thất, Bầu đất dại, Tam thất giả, Nam bạch truật,
Ngải rét (Sađéc), Bầu đất củ.
7
Cây thảo mọc thẳng đứng, nhẵn, có rễ nạc tròn, có thớ trông như dạng
củ tam thất. Lá mọc gốc, hình trái xoan ngược hay thuôn, gần nhẵn hay có
lông phấn, chóp tròn, gốc thót lại hẹp dà, mép hầu như nguyên hoặc lượn sóng
hoặc xẻ lông chim; dài 10 - 15 cm; rộng 1,5 - 5cm. Cụm hoa đầu màu vàng,
xếp 4 - 5 thành ngù đầu ngọn; tổng bao lá bắc gồm nhiều hàng hình dạng
khác nhau. Quả bế hình trụ dài 2,5 mm, có 10 cạnh.
Phân bố: Mọc nhiều ở các savan cỏ khô hạn khắp Đông Duơng và cũng
phổ biến ở Ấn Độ, Inđônêxia, Thái Lan, Trung Quốc Ở nước ta, thường gặp
ở vùng núi Quảng Trị, Lâm Đồng, Tây Ninh cho tới đồng bằng.
❖ Gynura segetum Lour.
Tên khác: Gynura japonica (Thunb.) Juel, Senecio japonica Thunb.,
Gynura pinnatifida Lour.,
Tên Việt Nam: Kim thất Nhật, Cúc tam thất, Bạch truật nam, thổ tam
thất.
Cây thảo sống lâu năm, cao 0,5- 1,1 m, lúc non màu tím tía. Rễ mẫm
tròn. Trong có chất bột màu trắng, lúc tươi hơi có nhớt. Lá mọc so le, sít nhau,
phiến hình xoan, dài 10 - 25 cm, rộng 5 -1 0 cm, xẻ thuỳ lông chim không
đều, mép có răng thưa; trên mặt lá đổi khi có nhiều đốm tím; cuống dài 2 - 4
cm, có tai như lá kèm hình buồm rộng. Cụm hoa đầu màu vàng sẫm đến vàng
cam, có cuống dài, có lá bắc nhỏ; bao chung cao 1 -5 cm, vói vài lá bắc phía
ngoài nhỏ. Quả bế có lông mào trắng, mịn.
Phân bố: Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang

ở vùng chân núi, đồi cỏ hoặc bãi bằng.
1.2.3. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA CÁC LOÀI THUỘC CHI
GYNURA
Hầu hết các tài liệu trong nước chúng tôi thu thập được về chi Gynura
đều chưa nghiên cứu về thành phần hoá học. Riêng trong tài liệu “Những cây
thuốc và vị thuốc Việt Nam”[15] và “Từ điển cây thuốc Việt Nam” [6] có ghi:
- Trong cây Rau tàu bay (Gynura crepidioides) có 93,1% nước, 2,3-
2,5% protid, 1,7-1,9% glucid, 1,6% cellulose, 0,9% tro, 81mg% canxi,
8
25mg% p, 3,4% caroten, 10mg% vitamin c, không có chất độc phá hoại hồng
cầu hay làm hại máu nhưng chứa hàm lượng sắt rất ít. [15]
- Trong củ loài Kim thất Nhật (Gynura segetum, Gynura japonica,
Gynura pinnatifida) có chứa: seneciphyllinin và seneciphyllin.
Tìm trên mạng Internet, chúng tôi thấy một số bài báo ở các Website
nêu thành phần hoá học một số cây:
- Trong rễ cây Kim thất Nhật [23] có: một quinonoid terpenoid là (-)-
alpha- tocospirone; một chất màu mới là (-)- gynuraone; 3 steroid mới là (22
E, 24 S) - 7 alpha- hydroperoxystigmasta- 5, 22- dien- 3 beta- ol; (22 E, 24 S)
- stigmasta- 1,4,22- trien-3-one và (24 R)- stigmasta- 1,4- dien- 3- one cùng
với 15 chất đã biết khác như oxid caryophyllene; 6-acetyl- 2,2 -
dimethylchroman- 4- one; vanillin; 2,6- dimethoxy- 1,4- benzoquinone và
acid benzoic. Trong củ cây này có chứa alcaloid, người ta đã phân lập được 4
chất là: senecionine, senephyllin, seneciphyllinine và (E) - seneciphylline[27].
- Trong cây Gynura elliptica người ta phân lập được: (+)- gynunone,
một chất màu và 6 chất khác ở phân đoạn CHC13 trong đó có 6-acetyl - 2,2-
dimethylchroman-4-one và vanillin [24].
Tìm trong các kỳ của tạp chí “ Phytochemistry”, chúng tôi thu thập
thêm thông tin như sau:
- Trong cây Rau tàu bay (Gynura crepidioides) có Gynurone- một
coumarin terpenoid [20].

1.2.4. CÔNG DỰNG CỦA CÁC LOÀI THUỘC CHI GYNURA
Theo các tài liệu [5][6] [15] [13] ghi công dụng của các loài thuộc chi
Gynura như sau:
+ Cây kim thất Bodinier: Rễ củ dùng làm thuốc trị sản hậu ứ trệ, chảy
máu mũi, thổ huyết, đau phong thất, mụn nhọt lở ngứa.
+ Cây rau tàu bay (Gynura crepidioides)'. ngọn non dùng nấu canh, cây
dùng làm thuốc mát, chữa ho. Nhân dân còn dùng lá tươi giã nát đắp trị rắn
cắn, rết cắn.
9
+ Cây cải kim thất (Gynura barbaraefoli): chữa phong thấp, ngọn và lá
non có thể dùng nấu ăn thay rau.
+ Cây kim thất hai màu (Gynura bicolor): trị đau bụng kinh, băng
huyết, ho ra máu, vết thương chảy máu, lở loét lâu không liền miệng. Rễ cây
được dùng trị phụ nữ sau khi đẻ bị ứ trệ đau bụng, băng huyết và sốt rét.
+ Cây bầu đất hoa vàng: 1. Trị viêm phế quản, lao phổi, ho gà. 2. Đau
mắt đỏ, đau răng. 3. Thấp khớp, đau nhức xương. 4. Xuất huyết tử cung.
+ Cây bầu đất (Gynura procumbens)'. 1. Chữa đái són, đái buốt. 2. Phụ
nữ viêm bàng quang mãn tính, khí hư bạch đói, bệnh lậu, kinh nguyệt không
đều. 3. Trẻ em đái dầm, ra mồ hôi trộm. 4. Sốt phát ban và lỵ. Ở Trung Quốc,
rễ và toàn cây được dùng làm thuốc trị mụn nhọt lở nhứa, đòn ngã, gãy xương,
phong thấp, viêm phổi, lao phổi.
+ Cây bầu đất dại (Gynura pseudochina)’. Lá làm tan sưng và giảm đau,
giải nhiệt và tiêu độc, cũng được dùng trị xuất huyết tử cung, lỵ và tiêu viêm
các vết thương. Rễ củ bổ dưỡng điều huyết. Ở Trung Quốc, rễ dùng chữa ho,
làm mát máu, sinh tân dịch. Nhân dân còn dùng ngoài, giã nhỏ đắp chữa sưng
đau, mụn nhọt, chữa rắn cắn, rết cắn.
1.3. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN cứu Ở TRONG NƯỚC
Luận Văn cao học của ThS. Nguyên Sơn Nam [16] và khoá luận tốt
nghiệp của DS. Nguyễn Bá Công [10] nghiên cứu về đặc điểm thực vật, thành
phần hoá học và tác dụng sinh học của cây Kim thất (Gynura procumbens)

năm 2001 cho thấy:
+ Đã mô tả đặc điểm thực vật và định tên khoa học loài Gynura nghiên
cứu là: Gynura procumbens (Lour.) Meư. (= G. sarmentosa DC.) Asteraceae.
+ Đã xác định đặc điểm vi phẫu lá, thân và đặc điểm bột lá, thân của
loài G. procumbens (Lour.) Merr.
+ Đã xác định trong dược liệu có Flavonoid, sterol, caroten, chất béo.
10
+ Đã chiết xuất và phân lập được 2 vết chất có màu tím kí hiệu là Tị, T2
và 2 chất có màu vàng kí hiệu là Vj, v 2. Các chất phân lập được mới chỉ đo
phổ u v và IR sơ bộ nhận xét chúng là những hợp chất thuộc nhóm flavonoid.
+ Đã thử độc tính cấp cho thấy với liều tối đa có thể cho chuột uống
vẫn không tìm được liều LD50 và tất cả chuột thí nghiệm không chết con nào,
không có biểu hiện ngộ độc, chuột ăn uống bình thường.
+ Đã công bố về tác dụng giảm đau, tác dụng ức chế phù viêm chân
chuột, tác dụng chống oxy hoá với mô hình thử trên tế bào gan chuột, tế bào
não chuột và tác dụng dọn gốc tự do trong hệ xanthin/ xanthin oxydase.
11
PHẦN H: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
2.1. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u
2.1.1. NGUYÊN LIỆU
Cây Bầu đất (Gynura sp.) được trồng tại Bệnh Viện TWQĐ 108, Hà
Nội; lấy mẫu cây có hoa để định tên khoa học; thu hái bộ phận trên mặt đất từ
tháng 8 -1 0 năm 2003, phơi sấy khô và cho vào túi polyetylen để nơi thoáng
mát làm nguyên liệu nghiên cứu.
2.1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ú u
❖ Đặc điểm thực vật
# • #
+ Vi phẫu cắt và nhuộm kép theo phương pháp ghi trong tài liệu “ Thực
tập dược liệu” phần vi học [2].
+ Quan sát vi phẫu sau khi nhuộm kép dưới kính hiển vi.

+ Phân tích hoa bằng kính lúp nổi Nikon của Nhật Bản.
❖ Thành phần hoá học
+ Định tính các nhóm chất theo phương pháp ghi trong tài liệu thực tập
dược liệu phần hoá học [3].
+ Định tính Flavonoid bằng SKLM dùng bản mỏng tráng sẵn Silicagen
GF254 của hãng MERCK
+ Định lượng Coumarin và Flavonnoid bằng phương pháp cân.
+ Phân lập Flavonoid bằng sắc ký cột hấp phụ và sắc ký lọc gel theo tài
liệu [12] [19].
+ Đo phổ u v và IR tại phòng thí nghiệm trung tâm của trường Đại học
Dược Hà Nội.
+ Đo phổ khối (MS) tại Viện Hóa học - 1'1'KHTN và CNQG.
12
♦> Thử tác dụng sinh học
+ Thử độc tính cấp theo phương pháp xác định độc tính cấp của thuốc
cổ truyền trong qui chế năm 1996 [4] tại Viện kiểm nghiệm
+ Thử tác dụng kháng khuẩn theo phương pháp hiện đại của Vanden
Bergher và Vlietlink (1994) tiến hành trên phiến vi lượng 96 giếng, kháng sinh
kiểm định bao gồm: Ampixilin, Tetracyclin, Amphoterilin B và Nystatin tại
phòng thăm dò tác dụng sinh học của Viện hoá học.
+ Thử tác dụng hạ đường huyết: gây tăng đường huyết thực nghiệm
bằng dung dịch Alloxan monohydrat tiêm tĩnh mạch đuôi chuột theo tài liệu
[25], kít định lượng Glucose do hãng Human cung cấp, thực hiện trên máy
định lượng sinh hoá bán tự động Scout tại Viện dược liệu.
2.2. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
2.2.1. VỀ THỰC VẬT
*♦♦ Đặc điểm hình thái cây Bầu đất (Gynura sp.)
Cây Bầu đất (Gynura sp. ) trồng ở trong Bệnh Viện TWQĐ 108 có các
đặc điểm sau:
Cây thân thảo mọc bò, phía ngọn mọc đứng, dài khoảng 0,5 - 1,5 m, có

khi lên đến 2 m. Thân có 5 cạnh, lúc non màu xanh có xen lẫn những vệt tím.
Lúc già thân chuyển màu xám. . Đốt thân dài khoảng 3 - 5 cm. Bề mặt thân
và lá được bao bọc bởi lông nhỏ và thưa.
Lá đơn nguyên, mọc so le. Kích thước trung bình dài 8 -1 5 cm, rộng 4
- 5 cm, cuống lá khoảng 1 -2 cm. Lá giòn, mọng nước, đầu lá hình thoi nhọn,
tù về phía đáy. Mặt trên lá màu xanh sẫm, mặt dưới hơi lợt. Mép lá có khía
răng thưa. Gân lá hình lông chim.
Cụm hoa đầu mọc ở ngọn cành, mang nhiều đầu. Mỗi đầu cao khoảng
2 cm được bao bọc bởi một tổng bao lá bắc gồm 2 hàng lá bắc màu xanh pha
tím, hàng trong dài bằng một nửa độ dài đầu, hàng ngoài ngắn hơn. Hoa màu
cam nâu, lưỡng tính. Đài hoa biến thành mào lông tơ mịn, trắng. Tràng hoa
13
hình ống, cao khoảng 1,5 mm, gồm 5 cánh hoa hàn liền. Nhị 5, liền nhau ở
bao phấn tạo thành một vòng bao quanh vòi nhụy, chỉ nhị đính gốc, mỗi nhị
cao 5 mm, gốc chỉ nhị đính vào tràng hoa. Nhụy gồm vòi nhụy dài, núm nhụy
xẻ đôi, màu vàng sẫm, thò ra khỏi tràng hoa, phủ đầy lông. Bầu dưới, 1 ô, 2 lá
noãn hàn liền. Quả bế, mang mào lông tơ mịn, trắng.
Hình 1: Cây mọc ở Viện 108 Hình 2: Cành mang hoa.
Hình 3: Hoa đầu
Hình 4: Một hoa riêng Hình 5: Hoa đơn và
lẻ tổng bao lá bắc
14
Chúng tôi đã gửi mẫu cây có hoa tói giáo sư Vũ Văn Chuyên và gửi tới
Viện sinh thái tài nguyên sinh vật để định tên khoa học. Đồng thời chúng tôi
cũng đã làm tiêu bản mẫu cây khô để lưu mẫu. Kết quả định tên khoa học của
cây Bầu đất chúng tôi nghiên cứu là: Gynura crepidỉoides (Benth.)
Asteraceae.
❖ Đặc điểm vi phẫu lá (Hình 7)
Sau khi cắt vi phẫu lá bánh tẻ phần có chứa gân lá, tẩy và nhuộm kép ;
quan sát dưới kính hiển vi thấy các đặc điểm sau:

• Phần gân lá: gân dưới lồi rõ, gân trên hơi lồi.
- Biểu bì trên và dưới (/) cấu tạo bởi một lớp tế bào hình trứng, kích
thước nhỏ xếp đều đặn, rải rác có các lỗ khí (biểu bì dưói có nhiều lỗ khí hem
biểu bì trên), trên biểu bì có lông che chở đa bào.
- Mô dày (2) gồm 1-2 lớp tế bào xếp sát biểu bì trên và dưới; tế bào
thành dày phát triển ở góc.
- Mô mềm (3) cấu tạo từ những tế bào hình tròn và đa giác, thành
mỏng, kích thước to nhỏ khác nhau lớn hơn tế bào mô dày.
- Các bó libe gỗ (4) xếp thành hình cung; số bó thường là lẻ; mỗi bó
hình trứng gồm lớp libe mỏng bao gần hết bó gỗ.
• Phần phiến lá:
- Biểu bì trên và dưới gồm một hàng tế bào hình trứng, kích thước lớn
hơn tế bào biểu bì gân lá, xếp đều đặn, rải rác có các lỗ khí và lông che chở đa
bào.
- Mô khuyết (5) nằm sát mô giậu, cấu tạo bởi các tế bào thành mỏng
xếp lộn xộn, có nhiều khe trống.
❖ Đặc điểm vi phẫu thân (Hình 8)
Cắt vi phẫu phần thân bánh tẻ, tẩy, nhuộm kép. Mặt cắt hình đa giác
nhiều cạnh. Soi dưói kính hiển vi từ ngoài vào trong thấy:
- Biểu bì (/) cấu tạo bởi một lớp tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn.
- Mô dày (2) gồm các tế bào hình trứng hay hình đa giác có thành dày
phát triển ở góc, kích thước lớn hơn tế bào biểu bì, xếp thành 2 -3 hàng.
15
- Mô mềm vỏ (3) gồm các tế bào hình tròn hay đa giác, thành mỏng,
kích thước không đều.
- Các bó libe gỗ-libe (5) và gỗ (6) - xếp thành vòng đồng tâm và liên
tục.
- Sợi (4) nằm sát phía ngoài của libe.
- Mô mềm ruột (7) cấu tạo bởi các tế bào hình trứng, hình đa giác,
thành mỏng, kích thước càng vào phía trong càng lớn.

❖ Đặc điểm bột lá (Hình 9)
Bột màu xanh xám, mùi hắc, vị nhạt. Quan sát dưói kính hiển vi thấy:
- Mảnh biểu bì mang lỗ khí gồm hai tế bào hình hạt đậu (1).
- Lông che chở đa bào (2).
- Mảnh mạch xoắn (3).
- Mảnh biểu bì mang lông che chở (4).
❖ Đặc điểm bột thân (Hình 10)
** Bột màu vàng xám nhạt, mịn, mùi hắc, vị nhạt. Quan sát dưới kính hiển
vi thấy :
- Mảnh bần (/).
- Mảnh biểu bì (2) và biểu bì mang lông che chở đa bào (4).
- Mảnh mô mềm (3).
- Lông che chở đa bào (5).
- Tế bào cứng (ố).
- Tinh thể Canxi oxalat hình khối (7).
- Mảnh mạch xoắn và mạch mạng (8).
- Sợi riêng lẻ hay xếp thành bó (9).
❖ Đặc điểm hạt phấn (Hình 6)
Hạt phấn hình cầu gai, đường kính 0,02 - 0,03 mm, lúc chín hạt phấn
nảy chồi.
16
Hình 7: Vi
phẫu lá
1
2
W ÊễÉếđk
Hình 9:
Bột lá
Hình
10: Bột

thân
18
2.2.2. VỀ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC
❖ Định tính các nhóm chất trong thân và lá bằng các phản
ứng hoá học
■ Định tính Coumarìn
Cân khoảng 20g dược liệu (lá, thân ) đã làm nhỏ, cho vào một bình nón
dung tích khoảng 250 ml, thêm 50 ml Ethanol 90°, đun sôi trên nồi cách thuỷ
trong 10 phút và lọc lấy dịch chiết. Cô cạn dịch chiết cồn, hoà tan cắn vào 5
ml nước nóng và lọc nóng, làm như vậy 3 lần. Dịch lọc thu được đem lắc 3 lần
với CHC13 mỗi lần khoảng 5 ml CH CI3, lấy lớp CHCI3 cô cạn đến cắn, hoà cắn
trong Ethanol 90° và làm các phản ứng sau:
- Phản ứng mở đóng vòng lacton:
Cho vào 2 ống nghiệm nhỏ mỗi ống lml dịch chiết, ống 1 thêm 0.5 ml
dung dịch NaOH 10% rồi đun cả 2 ống nghiệm đến sôi, để nguội thấy:
ống 1: đục; ống 2: trong
Thêm vào cả 2 ống 4ml nước cất, lắc đều thấy:
ống 1: trong ; ống 2: đục
Acid hoá ống 1 bằng HC1 đặc, ống 1 trở nên đục như ống 2.
4 Phản ứng của thân và lá đều dương tính.
- Phản ứng với TT Diazo:
Cho vào ống nghiệm 1 ml dịch chiết, thêm vào đó 2 ml NaOH 10%.
Đun trên cách thuỷ đến sôi rồi để nguội, thêm vài giọt TT Diazo mới pha, thấy
xuất hiện màu đỏ sim.
Phản ứng của thân và lá đều dương tính.
-V i thăng hoa:
Cho một ít bột dược liệu vào nút chai bằng nhôm. Đun nhẹ dưới nút
nhôm cho bay bớt hơi nước sau đó đậy lên trên bằng
1
phiến kính dày, mặt

trên phiến kính có để một ít bông thấm nước. Tiếp tục đun nóng cho vi thăng
hoa. Lấy phiến kính ra, bỏ bông thấm nước, lật ngược tấm kính rồi soi dưới
kính hiển vi, thấy tinh thể hình kim màu vàng. Sau đó nhỏ lên tấm kính 1 giọt
19
TT KI 10%, đem soi dưới kính hiển vi, thấy tinh thể hình kim chuyển sang
màu tím.
Thân và lá đều cho kết quá dương tính.
- Quan sát huỳnh quang:
Nhỏ một giọt dịch chiết lên tờ giấy lọc, hơ trên ngọn lửa đèn cồn cho
khô. Nhỏ tiếp lên đó một giọt NaOH 5%, hơ cho khô. Bịt một nửa phần giấy
lọc thấm dịch chiết bằng tấm kim loại và đặt tấm giấy lọc dưới ánh sáng u v
trong vòng 10 phút. Bỏ miếng kim loại ra và quan sát dưới đèn u v thấy phần
giấy lọc thấm dịch chiết không bị che có huỳnh quang sáng hơn phần bị che.
Tiếp tục đặt giấy lọc dưới ánh sáng ƯV mà không che miếng kim loại.
Quan sát thấy phần giấy lọc thấm dịch chiết đã bị che dần sáng lên.
^ Phản ứng dương tính.
Kết luận: Cả thân và lá đều chứa Coumarin.
■ Định tính flavonoid
Phân đoạn nước sau khi lắc với CHC13 ở trên đem lắc tiếp 3 lần với
Ethyl acetate, mỗi lần khoảng 5 ml ethyl acetate. Lớp Ethyl acetat được cô cạn
và hoà tan vào Ethanol 90° rồi làm các phản ứng sau:
- Phản ứng Cyanidin:
Cho vào ống nghiệm nhỏ 1 ml dịch chiết. Thêm một ít bột Magnesi kim
loại. Nhỏ từng giọt HC1 đậm đặc (3-5 giọt) . Đun cách thuỷ trong vài phút,
dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu hồng.
Phản ứng dương tính.
- Phản ứng với hơi amoniăc:
Nhỏ một giọt dịch chiết lên giấy lọc, để khô rồi đặt lên miệng lọ
amoniăc đã mở nút, thấy màu vàng của vùng giấy lọc thấm dịch chiết tăng
lên.

4 Phản ứng dương tính.
- Phản ứng với dd FeQ3 5%:
Cho vào ống nghiệm nhỏ 1 ml dịch chiết. Thêm vài giọt dd FeCl3 5%
thấy xuất hiện màu xanh.
20
HỂ
4 Phản ứng dương tính.
Kết luận: Cả thân và lá đều chứa Flavonoid.
■ Định tính alcaloid
Cân một lượng bột dược liệu (thân, lá) khoảng 50g cho vào một bình
nón dung tích 250 ml, làm ẩm bằng dung dịch amoniăc đậm đặc và ủ trong
vòng 2 giờ. Sau đó ngâm lạnh với 200 ml CHC13 trong 24 giờ. Lọc dịch chiết
qua giấy lọc và cho vào bình gạn, thêm vào đó khoảng 5 ml dung dịch acid
HC1 10%. Lắc 2-3 phút gạn lấy phần nước acid chia vào 5 ống nghiệm làm
các phản ứng sau:
+ Ông 1: thêm vào 3 - 5 giọt TT Mayer, lắc nhẹ và thấy dung dịch hơi
vẩn đục.
+ Ống 2: thêm vào 2- 3 giọt TT Dragendorff, lắc mạnh, thấy xuất hiện
tủa màu vàng nâu.
+ Ống 3: thêm vào 2- 3 giọt TT Bouchardat, thấy xuất hiện nhiều tủa
màu nâu đen.
+ Ống 4: thêm vào 2- 3 giọt acid picric, thấy có nhiều tủa vàng tươi
trong dung dịch và bám vào thành ống nghiệm.
+ Ống 5: thêm vào 2- 3 giọt TT acid silicotungstic, thấy xuất hiện tủa
màu trắng.
Cả 5 phản ứng của thân và lá đều dương tính.
Kết luận: Cả thân và lá đều chứa Alcaloid.
■ Định tính glycosid tim
Cân lượng bột dược liệu (thân, lá) khoảng 10 g cho vào bình nón dung
tích 250 ml, thêm vào đó 100 ml nước cất, lắc để dược liệu thấm đều nước và

để ngâm lạnh qua đêm. Gạn dịch chiết ra một cốc có mỏ, thêm khoảng 5 ml
dd chì acetat để loại tạp, khuấy đều thấy xuất hiện tủa trắng. Lọc qua giấy lọc
gấp nếp.
Thử xem đã đủ lượng chì acetat chưa: hứng lấy vài giọt dịch chiết đầu
tiên, thêm tiếp vào đó vài giọt dd chì acetat, nếu có tủa đục thì ngừng lọc,
21

×