Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu thể chất và hoàn cảnh gia đình của học sinh nội trú người mông các trường trung học phổ thông huyện si ma cai, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.99 KB, 95 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2




PHẠM VĂN HOÀNG





NGHIÊN CỨU THỂ CHẤT VÀ HOÀN CẢNH
GIA ĐÌNH CỦA HỌC SINH NỘI TRÚ NGƯỜI
MÔNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG HUYỆN SI MA CAI, TỈNH LÀO CAI




LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC








HÀ NỘI, 2014



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2


PHẠM VĂN HOÀNG



NGHIÊN CỨU THỂ CHẤT VÀ HOÀN CẢNH
GIA ĐÌNH CỦA HỌC SINH NỘI TRÚ NGƯỜI
MÔNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG HUYỆN SI MA CAI, TỈNH LÀO CAI

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số : 60 42 01 14


LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC


Người hướng dẫn khoa học
GS.TSKH. Tạ Thúy Lan


HÀ NỘI, 2014
LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TSKH. Tạ Thuý Lan, người
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn này.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo là Lãnh đạo
quản lý, các thầy cô Phòng sau Đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội II đã
tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo là Lãnh đạo quản lý, các
thầy cô giáo, các em học sinh và các bậc phụ huynh học sinh của các trường
THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình
thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Lãnh đạo quản lý, các bác sỹ, y tá bệnh
viện Đa khoa huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đã tạo điều kiện cho tôi trong
quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã
động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả



Phạm Văn Hoàng





LỜI CAM ĐOAN

Luận văn của tôi được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của GS.TSKH.
Tạ Thuý Lan.
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và không trùng lặp với
bất kỳ nghiên cứu của các tác giả đã được công bố.

Nếu lời cam đoan của tôi sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả



Phạm Văn Hoàng













DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BGDĐT Bộ Giáo dục Đào tạo
BMI Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)
CDC Centres for Disease Control and Prevention (Trung tâm
kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh)
Cs Cộng sự
GDP Gross Domestis Product (Tổng sản phẩm nội địa, tức tổng
sản phẩm quốc nội)
GS Giáo sư

HS Học sinh
Nxb Nhà xuất bản
PGS Phó giáo sư
SD Độ lệch chuẩn
QĐ Quyết định
TDTT Thể dục thể thao
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TS Tiến sĩ
Tr Trang
TTg Thủ tướng
VNĐ Việt Nam đồng
WHO World Heath Organization (Tổ chức y tế thế giới)




MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Đóng góp mới của đề tài 3
NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIÊU 4
1.1. Đăc điểm của người Mông ở tỉnh Lào Cai 4
1.2. Một số chỉ số về hoàn cảnh gia đình 5

1.2.1. Một số vấn đề chung về thu nhập bình quân đầu người 5
1.2.2. Một số vấn đề về tuổi kết hôn và sinh con của người Việt Nam 6
1.3. Một số chỉ số hình thái - thể lực 8
1.3.1. Một số vấn đề chung về hình thái - thể lực 8
1.3.2. Nghiên cứu về chỉ số hình thái - thể lực của trẻ em Việt Nam 10
1.4. Một số chỉ số chức năng của một số hệ cơ quan của học sinh 17
1.4.1. Một số vấn đề chung về lịch sử nghiên cứu tần số tim 17
1.4.2. Một số vấn đề chung về lịch sử nghiên cứu huyết áp động mạch 19
1.4.3. Nghiên cứu tần số tim và huyết áp động mạch của trẻ em Việt Nam 21
1.4.4. Nghiên cứu kiểu hình thần kinh của trẻ em Việt Nam 21
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu 23
2.2.1. Các chỉ số được nghiên cứu 23
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số hoàn cảnh kinh tế 24
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số hình thái, thể lực 24
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số chức năng của một số hệ cơ quan
của học sinh 25
2.3. Phương pháp xử lý số liệu 26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 28
3.1. Hoàn cảnh gia đình học sinh 28
3.1.1. Thu nhập bình quân đầu người của gia đình học sinh 28
3.1.2. Tuổi có con đầu lòng của bố mẹ học sinh 29
3.1.3. Số lượng con của bố mẹ học sinh 33
3.1.4. Học lực của học sinh 35
3.2. Các chỉ số hình thái, thể lực của học sinh 37
3.2.1. Chiều cao đứng của học sinh 37
3.2.2. Cân nặng của học sinh 41
3.2.3. Vòng ngực trung bình của học sinh 45
3.2.4. Chỉ số pignet của học sinh 49

3.2.5. Chỉ số khối cơ thể (BMI) của học sinh 53
3.2.5.1. Chỉ số khối cơ thể của học sinh 53
3.2.5.2. Phân bố học sinh theo mức dinh dưỡng 56
3.3. Các chỉ số chức năng của một số hệ cơ quan của học sinh 59
3.3.1. Tần số tim của học sinh 59
3.3.2. Huyết áp động mạch của học sinh 61
3.3.2.1. Huyết áp tâm thu của học sinh 61
3.3.2.2. Huyết áp tâm trương của học sinh 64
3.3.3. Kiểu hình thần kinh của học sinh 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC 81


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN

Trang

Bảng 2.1. Sự phân bố các đối tượng nghiên cứu 23
Bảng 2.2. Phân loại thể lực theo chỉ số pignet 25
Bảng 3.1. Thu nhập bình quân đầu người của gia đình học sinh 28
Bảng 3.2. Độ tuổi có con đầu lòng của bố học sinh 30
Bảng 3.3. Độ tuổi sinh con đầu lòng của mẹ học sinh 31
Bảng 3.4. Tuổi trung bình có con đầu lòng của bố mẹ học sinh 32
Bảng 3.5. Tỉ lệ số con của bố mẹ học sinh 34
Bảng 3.6. Số con trung bình của bố mẹ học sinh 34
Bảng 3.7. Bảng phân bố học sinh theo học lực 36
Bảng 3.8. Chiều cao đứng của học sinh theo tuổi và theo giới tính 38
Bảng 3.9. Chiều cao đứng của học sinh theo tuổi, giới tính và theo
hoàn cảnh kinh tế

40
Bảng 3.10. Chiều cao đứng của học sinh theo một số tác giả 41
Bảng 3.11. Cân nặng của học sinh theo tuổi và theo giới tính 42
Bảng 3.12. Cân nặng của học sinh theo tuổi, theo giới tính và theo hoàn
cảnh kinh tế
44
Bảng 3.13. Cân nặng của học sinh theo một số tác giả 45
Bảng 3.14. Vòng ngực trung bình của học sinh theo tuổi và theo giới
tính
46
Bảng 3.15. Vòng ngực trung bình của học sinh theo tuổi, theo giới
tính và theo hoàn cảnh kinh tế
48
Bảng 3.16. Vòng ngực trung bình của học sinh theo một số tác giả 49
Bảng 3.17. Chỉ số pignet của học sinh theo tuổi và theo giới tính 50
Bảng 3.18. Chỉ số pignet của học sinh theo một số tác giả 52
Bảng 3.19. BMI của học sinh theo tuổi và giới tính 53
Bảng 3.20. So sánh BMI của học sinh với CDC 55
Bảng 3.21. BMI của học sinh theo một số tác giả 56
Bảng 3.22. Phân bố học sinh theo mức dinh dưỡng 57
Bảng 3.23. Tần số tim của học sinh theo tuổi và theo giới tính 59
Bảng 3.24. Tần số tim của học sinh theo một số tác giả 61
Bảng 3.25. Huyết áp tâm thu của học sinh theo tuổi và theo giới tính 62
Bảng 3.26. Huyết áp tâm trương của học sinh theo tuổi và theo giới
tính
64
Bảng 3.27. Huyết áp của học sinh theo một số tác giả 66
Bảng 3.28. Phân bố học sinh theo kiểu hình thần kinh 67

















DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Trang

Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân đầu người của gia
đình học sinh
29
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện tuổi trung bình có con đầu lòng của bố mẹ
học sinh
32
Hình 3.3.

Biểu đồ thể hiện số con trung bình của bố mẹ học sinh 35
Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn chiều cao đứng của học sinh 38
Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện chiều cao đứng của học sinh 39
Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn cân nặng của học sinh 42

Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện cân nặng của học sinh 43
Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện vòng ngực trung bình của học sinh 47
Hình 3.9. Đồ thị biểu diễn chỉ số pignet của học sinh 51
Hình 3.10. Biểu đồ thể hiện chỉ số pignet của học sinh 51
Hình 3.11. Đồ thị biểu diễn chỉ số BMI của học sinh 54
Hình 3.12. Biểu đồ thể hiện chỉ số BMI của học sinh 54
Hình 3.13. Biểu đồ thể hiện tần số tim của học sinh 60
Hình 3.14. Biểu đồ thể hiện huyết áp tâm thu của học sinh 63
Hình 3.15. Biểu đồ thể hiện huyết áp tâm trương của học sinh 65
Hình 3.16. Biểu đồ thể hiện phân bố kiểu hình thần kinh của học sinh 68



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc phát triển xã hội hiên nay, con người được coi là nhân
tố quan trọng. Muốn xây dựng một nền kinh tế phát triển, đất nước phải có
nguồn nhân lực dồi dào, đủ sức khỏe, có trình độ chuyên môn cao, có hiểu
biết sâu. Trong đó, thể chất được coi là một nhân tố hết sức quan trọng quyết
định chất lượng con người.
Trong điều kiện đất nước ta đã và đang đổi mới, đã có nhiều công trình
nghiên cứu về hoàn cảnh gia đình và các chỉ số sinh học có liên quan đến thể
chất của học sinh Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong các
tạp chí và tài liệu chuyên ngành [1, 3, 4, 5, 7, 9, 10, 11, 12, 14, 17, 20, 22, 26,
27, 28, 31, 33, 34, 63].

Các chỉ số về thể chất của học sinh được coi là một trong số các vấn đề
quan trọng liên quan với quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho

đất nước. Thực tế cho thấy, muốn đưa ra một biện pháp đúng đắn và hiệu quả
đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo một cách toàn diện, phải dựa vào hiện
trạng thể chất của học sinh. Do vậy, việc đảm bảo tăng trưởng, phát triển thể
chất cho học sinh là việc cần được ưu tiên của gia đình và của toàn thể xã hội.
Sự phát triển và tăng trưởng của học sinh ở mỗi giai đoạn phát triển có những
đặc điểm khác nhau. Các cuộc điều tra cho thấy, thông thường cứ sau 10 năm
các chỉ số về hình thái, sinh lý của con người có những thay đổi liên quan với
điều kiện sống, tình hình kinh tế xã hội. Do đó, việc đánh giá đúng và thường
xuyên các chỉ số sinh học về thể chất của học sinh ở các lứa tuổi cần được
tiến hành thường xuyên, theo định kì để cung cấp dữ liệu mới làm cơ sở cho
công tác chăm sóc sức khỏe, phát triển thể chất và công tác giáo dục học sinh.
Ở Việt Nam số lượng các công trình nghiên cứu về tăng trưởng và phát
triển cơ thể của học sinh đã có khá nhiều [2, 5, 6, 8, 15], Có nhiều công
trình nghiên cứu về các chỉ số sinh học của học sinh và đồng bào dân tộc ít

2

người [6, 8, 16, 22, 23, 24, 25, 37], Tuy nhiên, chưa có công trình nào
nghiên cứu về học sinh người dân tộc người Mông trường THPT Số 1, Số 2
huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn
đề tài: “Nghiên cứu thể chất và hoàn cảnh gia đình của học sinh nội trú
người Mông các trường Trung học phổ thông huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào
Cai ”.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là đánh giá được thực trạng về hoàn
cảnh gia đình và thể chất của học sinh vùng sâu, vùng xa.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện điều này, chúng tôi đã tiến hành thực hiện các nhiệm vụ
sau:
Xác định hoàn cảnh gia đình của học sinh người dân tộc Mông trường

THPT Số 1, Số 2 huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai (thu nhập bình quân đầu
người, tuổi sinh con đầu lòng của bố mẹ, số anh chị em trong gia đình và học
lực của học sinh).
Xác định một số chỉ số hình thái - thể lực của học sinh người dân tộc
Mông trường THPT Số 1, Số 2 huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai (chiều cao
đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số pignet, chỉ số BMI); xác định
được một số chỉ số chức năng của một số hệ cơ quan (tần số tim, huyết áp
động mạch, kiểu hình thần kinh).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là 585 học sinh người dân tộc Mông có độ tuổi
từ 16 đến 18 của trường THPT số 1, số 2 huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
- Đối tượng nghiên cứu có sức khỏe bình thường, trạng thái tâm sinh lý
bình thường, không có các dị tật về hình thể và không có bệnh mạn tính.

3

- Nghiên cứu được tiến hành tại trường THPT Số 1, Số 2 huyện Si Ma
Cai, tỉnh Lào Cai.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang.
+ Hoàn cảnh kinh tế của gia đình học sinh được thực hiện bằng công
tác điều tra qua địa phương và Phòng Lao động Thương binh xã hội của
huyên. Phát phiếu điều tra cho học sinh, thống kê qua hộ khẩu để nghiên cứu
về hoàn cảnh gia đình.
+ Các chỉ số thể chất như chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung
bình, chỉ số pignet và chỉ số BMI được xác định theo phương pháp đã được
chuẩn hóa của WHO và Bộ Y tế Việt Nam.
+ Huyết áp động mạch được xác định bằng phương pháp Korotkov.
+ Tần số tim được xác định bằng ống nghe tim phổi.

+ Kiểu hình thần kinh được nghiên cứu theo phương pháp Eysenck.
- Số liệu được xử lý bằng phương pháp toán xác suất thống kê dùng
cho y, sinh học trên máy vi tính bằng chương trình Microsoft Excel.
6. Đóng góp mới của đề tài
- Là đề tài đầu tiên xác định được hoàn cảnh kinh tế gia đình của học
sinh nghèo có liên quan đến phát triển thể chất tại các trường THPT huyện Si
Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
- Các số liệu nghiên cứu có thể góp phần vào việc bổ sung cho hướng
nghiên cứu về thể chất của học sinh ở giai đoạn 16 đến 18 tuổi và có thể dùng
làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy ở trường Trung học phổ
thông.



4

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đăc điểm của người Mông ở Lào Cai
Lào Cai là một tỉnh biên giới miền núi nằm ở phía Tây Bắc của Việt
Nam và là một tỉnh lớn có diện tích tự nhiên 6383,9 km
2
, dân số 656,9 nghìn
người, mật độ dân số là 103 người/km
2
(năm 2013). Tỉnh Lào Cai có 24 dân
tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Mông chiếm 23,8% vào năm 2012 [1].
Tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh năm 2014 là 17,94% [73]. Huyện Si Ma Cai là

một huyện biên giới phía Bắc thuộc tỉnh Lào Cai, có diện tích 234,94 km
2
,
dân số 26.753 người, có 11 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Mông
chiếm đa số 82,1% [72], tỷ lệ hộ nghèo trong toàn huyện năm 2014 là 29%
[73].
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Mông ở Việt
Nam có dân số 1.068.189 người, đứng hàng thứ 8 trong bảng danh sách các
dân tộc ở Việt Nam, cư trú tại 62 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người
Mông cư trú tập trung tại các tỉnh Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Lai
Châu, Yên Bái, Cao Bằng, Nghệ An, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bắc Kạn, Tuyên
Quang, Thanh Hóa. Trong đó, Lào Cai có 146.147 người chiếm 23,8% dân số
toàn tỉnh và 13,7% tổng số người Mông tại Việt Nam [1].

Nguồn sống chính của đồng bào Mông là làm nương rẫy du canh, trồng
ngô, trồng lúa ở một vài nơi có nương ruộng bậc thang. Cây lương thực chính
là ngô và lúa nương, lúa mạch. Ngoài ra, họ còn trồng lanh để lấy sợi dệt vải
và trồng cây dược liệu. Chăn nuôi của gia đình người Mông có trâu, bò, ngựa,
chó, gà. Xưa kia, người Mông có quan niệm: “Chăn nuôi là việc của phụ nữ,
kiếm thịt trong rừng là việc của đàn ông”.

5


Cơ cấu kinh tế truyền thống của người Mông gồm ba bộ phận chính:
trồng trọt, chăn nuôi và hái lượm, tiểu thủ công nghiệp và trao đổi. Cơ cấu
kinh tế này tạo ra thế chân kiềng trong phát triển. Người Mông xác lập được
thế cân bằng duy trì được sự bền vững tương đối ở môi trường thiên nhiên có
nhiều bất lợi cho sản xuất lương thực. Trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, người
Mông cũng xây dựng được các thiết chế xã hội linh hoạt, góp phần bảo tồn

dân tộc. Sự kết hợp trong dòng họ là đặc điểm nổi bật của người Mông. Theo
họ, dòng họ có hai cấp độ khác nhau: cấp độ rộng và cấp độ hẹp.

Đặc điểm kết hôn và sinh con của người Mông, mặc dù sống xen kẽ với
các dân tộc khác, là ít khi kết hôn với các dân tộc khác và thường có tập quán
lấy vợ, lấy chồng, sinh con sớm, sinh đẻ nhiều [19].
1.2. Một số chỉ số về hoàn cảnh gia đình
1.2.1. Một số vấn đề chung về thu nhập bình quân đầu người
Thu nhập bình quân đầu người là chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng
phản ánh “mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của các tầng lớp dân cư”. Chỉ
tiêu này dùng để đánh giá mức sống, phân hóa giàu nghèo, tính tỷ lệ nghèo
làm cơ sở cho hoạch định chính sách nhằm nâng cao mức sống của nhân dân,
xóa đói, giảm nghèo.
Để xác định được chỉ tiêu này, trước hết phải tính được thu nhập của hộ
dân cư. Thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật sau khi trừ chi
phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong 1 thời kỳ nhất
định (thường là 1 năm). Thu nhập của hộ bao gồm: (1) Thu từ tiền công, tiền
lương; (2) Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (sau khi đã trừ đi chi
phí sản xuất và thuế sản xuất); (3) Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm
nghiệp và thủy sản (sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất và thuế sản xuất);
(4) Thu khác được tính vào thu nhập như do biếu, mừng, lãi tiết kiệm…
Các khoản thu không được tính vào thu nhập gồm rút tiền gửi tiết kiệm,
thu nợ, thu bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn
nhận được do liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh …

6

Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng “Tổng cục Thống kê” công bố
theo quy định, được tính bằng cách chia tổng số thu nhập của hộ dân cư cho
số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng [70].

Thu nhập bình quân đầu
Người 1 tháng (VNĐ/người)
=

Tổng thu nhập của hộ dân cư trong
năm (tính bằng VNĐ)
12 x (Số nhân khẩu bình quân năm
của hộ)
Theo Quyết định Số 09/2011/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 01 năm 2011 của
Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp
dụng cho giai đoạn 2011- 2015 thì hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu
nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm)
trở xuống [74].
Theo thống kê của Phòng Lao động thương binh xã hội huyện Si Ma
Cai, thu nhập bình quân đầu người của huyện Si Ma Cai năm 2013 (938 nghìn
đồng/người/tháng). Theo thống kê của chi cục thống kê tỉnh Lào Cai, thu
nhập bình quân đầu người của tỉnh Lào Cai cuối năm 2013 (2075 nghìn
đồng/người/tháng), thấp hơn so với thu nhập GDP bình quân đầu người của
Việt Nam năm 2013 (3472 nghìn đồng/người/tháng) [71].
1.2.2. Một số vấn đề về tuổi kết hôn và sinh con của người Việt Nam
Vấn đề kết hôn, sinh con và sinh bao nhiêu con trong một gia đình hạt
nhân, hiện nay vẫn đang là vấn đề rất khó làm sáng tỏ. Trong những năm qua,
công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình đã có rất nhiều tác động tích cực tới
việc sinh đẻ hiện nay của các tộc người. Một thực tế là đa số các gia đình,
nhất là các gia đình trẻ thuộc các dân tộc ít người hiện nay đều đã ý thức được
lợi ích cũng như sự cần thiết của việc sinh ít con. Tuy nhiên, tâm lý muốn
sinh nhiều con, gia đình đông con, vẫn còn tương đối phổ biến ở một vài dân
tộc ít người, nhất là các dân tộc sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

7


Trong đó, đáng kể nhất là các dân tộc Mông, Dao, Cơ Lao, Sán Dìu, Cơ Ho,
Rơ Măm, Brâu, Mảng, Kháng, Mạ Quan niệm về sinh đẻ, số con cần thiết
phải có của họ chịu sự chi phối của văn hoá truyền thống, tâm lý tộc người,
đời sống kinh tế - xã hội, trình độ dân trí, hoàn cảnh tự nhiên, tôn giáo tín
ngưỡng Nhiều khi nó còn chịu sự tác động của các yếu tố chính trị, thời
đại [19].
Năm 2013, Tổng cục thống kê [55], điều tra biến động dân số và kế
hoạch hoá gia đình thời điểm 1/4/2013 cho thấy, nữ giới có xu thế kết hôn
sớm hơn nam giới, mặc dù hôn nhân của nam giới phổ biến hơn nữ giới.
Trước tuổi 30, nữ giới kết hôn nhiều hơn nam giới. Ở nhóm tuổi trẻ nhất, từ
15 - 19 tuổi, tỉ lệ nam giới đã từng kết hôn là 3,1%, còn nữ giới tỉ lệ này là
10%. Như vậy, có thể nói tuổi sinh con đầu lòng từ 20 tuổi trở xuống ở nam là
thấp hơn 3,1% và ở nữ thấp hơn 10%. Ở tuổi 20 - 24, tỉ lệ nữ từng kết hôn là
50,0% còn của nam là 23,8%. Nam và nữ ở thành thị có xu hướng kết hôn
muộn hơn so với ở nông thôn. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu ở thành thị là
27,7 đối với nam và 24,1 đối với nữ. Còn ở nông thôn tỉ lệ này là 25,8 đối với
nam và 21,8 đối với nữ. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của cả nước là 26,4
đối với nam và 22,5 đối với nữ. Như vậy, tuổi có con lần đầu của những cặp
vợ chồng kết hôn lần đầu ở nam lớn hơn 27 tuổi và của nữ là lớn hơn 23 tuổi.
Mức sinh là một chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng dân số, đồng thời là
thông tin quan trọng cho việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình và xoá đói
giảm nghèo. Ngoài ra, nó còn phản ánh thu nhập bình quân đầu người và chất
lượng cuộc sống của gia đình hạt nhân.
Năm 2004, Bùi Thị Yết và cs [65], đánh giá kết quả thực hiện chính
sách dân số ở vùng đồng bào dân tộc ít người tại Cao Bằng cho kết quả, tuổi
kết hôn trung bình lần đầu của nữ là 19 và tuổi sinh con lần đầu của các dân

8


tộc ít người là 21, tỉ lệ người Mông muốn có con thứ 3 trở lên chiếm 59,2%
và tỉ lệ muốn có 3 con chiếm 52%.
Ở Việt Nam, số con trung bình của một phụ nữ là 2,10 con/phụ nữ, tỉ lệ
này ở thành thị là 1,86 con/phụ nữ còn ở nông thôn là 2,21 con/phụ nữ [55].
Tỉ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên, ở thành thị là 9,9%, ở nông thôn là 16,4%
và toàn quốc là 14,3%. Vùng có tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao nhất toàn quốc
là Tây Nguyên (23,4%) và thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ (9,7%), tỉ lệ này ở
khu vực Trung du miền núi phía Bắc là 14,3% [55].
1.3. Một số chỉ số hình thái - thể lực
1.3.1. Một số vấn đề chung về hình thái - thể lực
Thể chất của con người phản ánh mức độ phát triển tổng hợp của các
cơ quan trong cơ thể. Để đánh giá được thể chất của học sinh phải dựa vào
mối tương quan về các chỉ số hình thái giải phẫu sinh lí khác nhau. Đây là
phương pháp đánh giá thể chất bằng các chỉ số sinh học. Trên thế giới đã có
nhiều công trình tiêu biểu nghiên cứu về các chỉ số đánh giá thể chất [66, 67,
68, 69]. Trong số các chỉ số sinh học phản ánh thể chất của học sinh thì các
chỉ số chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số pignet, chỉ số
BMI được coi là các chỉ số cơ bản và quan trọng nhất. Do đó đã có nhiều
công trình nghiên cứu về các chỉ số sinh học của người Việt Nam [10, 15, 20,
25, 31, 34, 41, 56, 60, 61, 62],
Chiều cao và cân nặng là hai chỉ số quan trọng để đánh giá thể chất con
người và được xem là chỉ tiêu xét tuyển của nhiều ngành nghề. Chiều cao phụ
thuộc nhiều vào yếu tố di truyền hơn so với cân nặng còn cân nặng thì phụ
thuộc nhiều vào yếu tố dinh dưỡng. Do có tầm quan trọng đối với đánh giá
phát triển thể chất của cơ thể nên chiều cao và cân nặng đã được nhiều người
nghiên cứu [6, 7, 10, 15, 34, 41],

9

Nghiên cứu đầu tiên về sự tăng trưởng của cơ thể người được được

trình bày trong luận án tiến sĩ của Christian Friedrich Jumpert ở Halle (Đức)
năm 1954. Trong tác phẩm này, ông đã trình bày về các số liệu đo đạc, về cân
nặng, chiều cao và các đại lượng khác của một loạt trẻ em trai, gái và thanh
niên từ 1 - 25 tuổi tại các trại mồ côi Hoàng gia ở Berlin và một số nơi khác
trên nước Đức. Công trình này được xem là công trình nghiên cứu cắt ngang
đầu tiên về tăng trưởng ở trẻ em.
Một nghiên cứu dọc về chiều cao đầu tiên được thực hiện bởi Philibert
Guesnneau de Monbeilard trên con trai của mình từ năm 1759 đến năm 1777.
Trong 18 năm liên tục, mỗi năm được đo 2 lần, cách nhau 6 tháng. Đây là một
nghiên cứu tốt nhất đã được tiến hành cho đến nay và được trích dẫn trong các
nghiên cứu về tăng trưởng trong suốt thế kỷ XIX (theo [56]). Ngoài ra, còn có
một công trình nghiên cứu dọc khá lớn khác của Bowditch H.P. (1840 - 1911)
Ông là hiệu trưởng đầu tiên của Khoa Y trường Đại học Harvard (Mỹ) và là
giáo sư sinh lý học đã đưa ra chuẩn tăng trưởng của trẻ em Mỹ và lần đầu tiên
sử dụng hệ thống bách phân vị trong nghiên cứu tăng trưởng mà 15 năm sau
Galton F. (Anh) mới sử dụng (theo [56]).
Cân nặng cơ thể tính bằng kg đã được nhắc đến trong công trình nghiên
cứu của Tenon từ thế kỷ XIII, sang đầu thế kỷ XIX cân nặng được coi là một
chỉ số quan trọng để đánh giá thể lực (theo [20]).
Vòng ngực là chỉ số được nghiên cứu ở những năm 20 của thế kỷ XIX
đến cuối thế kỷ này, vòng ngực trở thành một chỉ tiêu đánh giá thể chất con
người sau chiều cao và cân nặng. Các tác giả nghiên cứu đều đánh giá kích
thước vòng ngực trung bình phát triển cao nhất ở lớp tuổi 16 - 25 đối với nữ
và 26 - 40 đối với nam. Ở các lớp tuổi sau đó kích thước vòng ngực giảm dần
[10, 31, 34, 41, 42],
Từ chỉ số chiều cao đứng, cân nặng và vòng ngực có thể tính được chỉ
số pignet và BMI của cơ thể để đánh giá thể chất của con người theo thang

10


phân loại của Nguyễn Quang Quyền [50]. Chỉ số pignet càng nhỏ thì sự phát
triển thể chất của con người càng tốt. Việc đánh giá chỉ số pignet có lợi cho
người béo và thiệt cho người cao vì ở người cao chỉ số này thường lớn. Trong
đánh giá thể chất chỉ số pignet vẫn là chỉ số có nhiều ưu tiên hơn cả [50]. Để
việc đánh giá thể chất con người chình xác hơn cần đánh giá thêm các chỉ số
khác như BMI (Body Mass Index). Đây chính là chỉ số khối cơ thể được các
bác sỹ và các chuyên gia sức khỏe sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của
một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay gầy quá. BMI được đánh giá
tương tự nhau giữa trẻ em và người lớn, ở trẻ em và thanh thiếu niên thì việc
đánh giá chỉ số này được đặt trong mối tương quan với tuổi và giới tính.
Để nghiên cứu hình thái thể lực của con người một cách chính xác cần
dựa vào nhiều chỉ số nghiên cứu, đặc biệt là các chỉ số có nhiều thông số hợp
lại như chỉ số pignet, chỉ số Vervaek, chỉ số pimo Tuy nhiên, những chỉ số
có nhiều thông số hợp lại thì việc đo đạc, tính toán cồng kềnh và phức tạp. Do
đó, tùy mục đích nghiên cứu mà các tác giả đã chọn các chỉ số thích hợp đối
với công việc nghiên cứu của mình [50, 66, 68, 69].
Khi nghiên cứu về các chỉ số hình thái thể lực, các nhà nghiên cứu cũng
thấy có sự khác nhau trong cùng một chỉ số nghiên cứu đối với trẻ em sống ở
các vùng, miền khác nhau, các dân tộc khác nhau, cũng như có sự khác biệt
về tốc độ phát triển các chỉ số hình thái, thể lực của trẻ em nam và trẻ em nữ.
1.3.2. Nghiên cứu về chỉ số hình thái - thể lực của trẻ em Việt Nam
Các nghiên cứu về chỉ số hình thái thể lực của trẻ em Việt Nam cũng đã
được nhiều nhà khoa học nghiên cứu thể hiện trong các công trình: “Hằng số
sinh học người Việt Nam” do GS. Nguyễn Tấn Gi Trọng chủ biên [58], công
trình của Thẩm Thị Hoàng Điệp từ năm 1980 đến 1990 [10], của Đào Huy
Khuê năm 1991 [24], của Trần Thị Loan năm 2002 [34], của Nguyễn Thị
Bích Ngọc năm 2013 [49], của Đỗ Hồng Cường năm 2009 [5], của Hoàng

11


Quý Tỉnh năm 2010 [54], của Nguyễn Yên năm 1997 [64]. Các công trình
nghiên cứu trên đều cho thấy, các chỉ số hình thái thể lực của trẻ em Việt
Nam biến đổi theo độ tuổi, mang điểm đặc trưng cho giới, đặc trưng cho từng
dân tộc và hoàn cảnh của từng vùng địa lí.
Công trình nghiên cứu đầu tiên được biết đến là của Đỗ Xuân Hợp,
Nguyễn Quang Quyền [17]. Công trình này nghiên cứu một số kích thước cơ
bản như chiều cao đứng và cân nặng trên học sinh Hà Nội lứa tuổi 7 đến 17.
Kết quả cho thấy, học sinh ở lứu tuổi 11 không có sự khác biệt về tầm vóc, thể
lực giữa nam và nữ. Sau giai đoạn này, các chỉ số của nữ tăng nhanh về kích
thước so với nam. Điều này được tác giả giải thích là có liên quan với dậy thì
sớm của nữ so với nam.
Năm 1975, công trình “Hằng số sinh học người Việt Nam” do GS.
Nguyễn Tấn Gi Trọng chủ biên [58] là công trình đầu tiên nêu khá đầy đủ các
thông số về thể chất người Việt Nam ở mọi lớp tuổi trong đó có lớp tuổi từ 16 -
18 tuổi. Đây là một công trình nghiên cứu công phu, hoàn chỉnh về các chỉ số
sinh học, sinh lý, sinh hóa người Việt Nam và được coi là mốc đánh giá trong
lịch sử nghiên cứu các chỉ số sinh học của người Việt Nam [59].
Năm 1975, Nguyễn Văn Lực [38] nghiên cứu trên 831 học sinh, sinh
viên tuổi 16 - 25 bao gồm các đối tượng dân tộc khác nhau như Kinh, Tày,
Thái, Mường, Nùng, Sán Dìu, Dao, Sán Chỉ, Sau đó vào năm 1985, các tác
giả đánh giá lại bằng cách nghiên cứu trên 762 sinh viên Thái Nguyên [39].
Đây có thể xem như một dạng nghiên cứu theo dõi dọc không hoàn chỉnh.
Năm 1980, 1982, 1987, Đoàn Yên và cs đã nghiên cứu một số chỉ tiêu
sinh học người Việt Nam [63]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chiều cao đứng,
khối lượng cơ thể người Việt Nam nhỏ hơn người Âu, Mỹ ở mọi lứa tuổi, thời
điểm tăng trưởng phát triển, tuổi dậy thì cũng chậm hơn. Kết qua nghiên cứu cho
thấy, chiều cao của nữ phát triển nhanh ở gai đoạn 12 - 13 tuổi, ở nam 13 - 14

12


tuổi và đạt tối đa vào 23 tuổi. Khối lượng cơ thể của nữ cũng tăng mạnh ở tuổi
13 và kết thúc lúc 19 tuổi, của nam tăng mạnh lúc 15 tuổi và kết thúc lúc 20 tuổi.
Thời kỳ ổn định phát triển thể chất của nữ thường đến sớm hơn so với của nam.
Từ năm 1980 đến 1990, Thẩm Thị Hoàng Điệp [10] đã nghiên cứu dọc
trên 101 học sinh Hà Nội từ 6 - 17 tuổi. Với 13 chỉ tiêu nhân trắc học được
nghiên cứu, tác giả đã đưa ra kết luận, chiều cao của trẻ em học sinh nam phát
triển nhanh, mạnh nhất lúc 13 - 15 tuổi và của học sinh nữ lúc 12 - 13 tuổi. Đối
với cân nặng, ở học sinh nam phát triển nhanh, mạnh nhất ở tuổi 15 và ở học
sinh nữ lúc 13 tuổi. Tác giả còn cho thấy có sự gia tăng về chiều cao và cân nặng
của học sinh, quy luật phát triển theo giai đoạn chỉ phù hợp với chiều cao, quy
luật phát triển kích thức các vòng gần giống với quy luật phát triển cân nặng.
Trong thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, trong
những năm gần đây có một số công trình nghiên cứu về thể chất của con
người Việt Nam ở các địa bàn khác nhau. Các kết quả nghiên cứu đã được
trình bày trong các tạp chí, tài liệu chuyên ngành và trong cuốn “Kết quả
bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam” [6].
Năm 1991, Đào Huy Khuê [24] nghiên cứu gần 50 chỉ số nhân trắc của
1478 học sinh phổ thông đã rút ra một số kết luận về sự tăng trưởng kích thước
thể lực theo tuổi ở hai giới. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng các thông số này
không đồng đều theo tuổi và theo giới tính. Đa số các kích thước tăng trưởng
bình quân của nam hàng năm cao hơn của nữ. Các chỉ số nhân trắc như pignet,
QVC, Hirz,… của học sinh phổ thông đều phản ánh quy luật không đồng đều
về phát triển các kích thước theo thời gian. Đa số các chỉ số đều cho thấy, nam
giới phát triển tốt hơn so với nữ giới ở hầu hết các lứa tuổi. Tác giả cũng nhận
xét về sự ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của các điều kiện sống và văn hóa xã
hội lên sự tăng trưởng và phát triển cơ thể con người ở giai đoạn đang lớn.

13

Trần Đình Long và cs [35], đã tiến hành nghiên cứu học sinh nhóm tuổi

6 - 16 tuổi ở thị xã Hòa Bình. Các tác giả nhận thấy, từ 11 - 14 tuổi trẻ em nữ
phát triển vượt trội hơn trẻ em nam, còn từ 15 - 16 tuổi trẻ em nam lại phát
triển hơn trẻ em nữ. Điều này phù hợp quy luật phát triển của trẻ em nam và
nữ do liên quan đến tuổi dậy thì. Theo các tác giả, chỉ số pignet thời kỳ này
cao là do trẻ có xu hướng phát triển phần xương, còn BMI thấp là do trẻ ở
nhóm tuổi này khá gầy. Các tác giả trên tiếp tục nghiên cứu trên học sinh từ 6
- 18 tuổi ở các trường nội, ngoại thành Hà Nội từ năm 1994 - 1996 và rút ra
kết luận từ 11 đến 13 tuổi, trẻ em nữ phát triển vượt trội so với trẻ em nam,
còn từ 14 - 16 tuổi trẻ em nam lại phát triển nhanh hơn trẻ em nữ. Chỉ số cân
nặng (nặng hơn 2 - 7 kg), chiều cao đứng (cao hơn 3 - 5 kg) ở các trẻ trong
nghiên cứu này đã tăng hơn so với các trẻ nghiên cứu trước đây (năm 1975 và
1990). Điều này chứng tỏ, có sự thay đổi tích cực về các chỉ số tầm vóc - thể
lực ở trẻ em Việt Nam.
Năm 1995, Nguyễn Yên và cs [64] đã nghiên cứu nhóm tuổi 1 - 5 và 18
- 55 của ba nhóm người Việt, Mường, Dao ở tỉnh Hòa Bình và nhận thấy,
nhóm người Việt có tầm vóc thể lực tốt nhất, sau đó đến người Mường, cuối
cùng là người Giao.
Năm 1996, Phan Thị Sang [51] nghiên cứu chiều cao đứng và cân nặng
của nữ sinh Huế trong độ tuổi 9 - 17. Tác giả nhận thấy, chiều cao và cân
nặng của nữ sinh Huế tăng dần theo lứa tuổi. Chiều cao tăng nhanh từ lứa tuổi
10 - 12, tăng mạnh ở lứa tuổi 11 - 12, mức tăng trung bình hàng năm là 5,95
cm. Cân nặng tăng dần từ 9 - 11 tuổi, tăng mạnh nhất ở lứa tuổi 12, mức tăng
trung bình hàng năm là 3,79 kg.
Năm 1998, Tạ Thúy Lan, Đàm Phượng Sào [31] nghiên cứu sự phát
triển thể lực của học sinh từ 14 - 16 tuổi ở Vân Canh, tỉnh Hà Tây đã cho
thấy, chiều cao của học sinh tăng dần theo tuổi.

14

Năm 1998, Nguyễn Thị Lan [25] đã nghiên cứu một số chỉ số về thể

lực của học sinh nam, nữ từ 9 đến 18 tuổi một số dân tộc ít người thuộc hai
tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Tác giả cho thấy, chiều cao đứng và cân nặng của
học sinh nữ tăng dần từ 9 - 15 tuổi và tăng nhanh nhất từ 14 - 15 tuổi, còn ở
học sinh nam tăng nhanh dần từ 12 - 15 tuổi.
Năm 1999, Nguyễn Quang Mai, Nguyễn Thị Lan [40] nghiên cứu trên
học sinh từ từ 9 đến 18 tuổi một số dân tộc ít người thuộc hai tỉnh Vĩnh Phúc
và Phú Thọ. Tác giả nhận thấy, chiều cao và cân nặng của học sinh dân tộc ít
người tăng dần theo tuổi. Thời điểm tăng nhanh chiều cao và cân nặng của
học sinh nữ đến sớm hơn so với dẫn liệu trong cuốn “Hằng số sinh học người
Việt Nam”[58].
Năm 2000, Đào Mai Luyến [37] nghiên cứu thể lực của người Êđê và
người Kinh định cư ở Đắc Lắc đã cho thấy, hình thái - thể lực của Êđê tốt hơn
so với người Kinh định cư. Tác giả cho rằng, đây là điểm khác biệt mang tính
dân tộc và do môi trường sống có ảnh hưởng nhất định đến khả năng tăng
trưởng đối với các chỉ số hình thái.
Trong luận án tiến sĩ, Trần Thị Loan [34] tiến hành nghiên cứu một số
chỉ số thể lực của 3023 học sinh từ 6 - 17 tuổi của học sinh Hà Nội. Theo tác
giả, chiều cao của học sinh nam tăng nhanh ở giai đoạn 11 - 15 tuổi, của học
sinh nữ ở giai đoạn 10 - 13 tuổi. Cân nặng của học sinh nam tăng nhanh lúc
14 - 16 tuổi và ở học sinh nữ lúc 11 - 14 tuổi. Vòng ngực trung bình của học
sinh nam tăng nhảy vọt lúc 13 - 16 tuổi, ở học sinh nữ lúc 12 - 14 tuổi. Khi so
sánh kết quả nghiên cứu chiều cao đứng và cân nặng của một số tác giả ở thập
niên trước và với học sinh Thái Bình, Hà Tây cùng thời điểm nghiên cứu thì
kết quả về các chỉ số sinh học của học sinh Hà Nội tốt hơn. Điều này chứng
tỏ, điều kiện sống đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển các chỉ số
sinh học của học sinh. Cũng trong luận án này, tác giả Trần Thị Loan đã cho

15

thấy, chỉ số pignet bắt đầu giảm mạnh từ 13 - 17 tuổi đối với nam, nữ và giảm

mạnh nhất từ 13 - 16 tuổi. BMI ở học sinh nam và nữ tăng dần theo độ tuôi do
mức tăng cân nặng của học sinh lớn hơn so với mức tăng chiều cao.
Năm 2003, Bộ Y Tế công bố cuốn sách “Các giá trị sinh học người
Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ 20” [4]. Các nghiên cứu về tầm
vóc, thể lực được quan tâm đặc biệt với các đề mục: “Các chỉ tiêu nhân trắc
người trưởng thành miền Bắc Việt Nam” (chủ nhiệm là GS. Trịnh Văn Minh);
nghiên cứu sự phát triển cơ thể lứa tuổi đến trường phổ thông 6 - 18 tuổi”
(chủ nhiệm là PGS.TS. Trần Đình Long) [36]; “Một số chỉ tiêu nhân trắc
được điều tra ở Hải Phòng” (chủ nhiệm là PGS.TS. Nguyễn Hữu Chỉnh);
“Đánh giá một số chỉ tiêu nhân trắc của trẻ em và người cao tuổi ở nông thôn
Thái Bình” (chủ nhiệm là TS. Phạm Ngọc Khái) [21].
Năm 2006, Trung tâm Tâm lí học và sinh lí lứa tuổi thuộc viện chiến
lược và Chương trình giáo dục [53] đã tiến hành nghiên cứu các chỉ số cơ bản
về sinh lý và tâm lý của 12.824 học sinh từ 8 - 20 tuổi. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, chiều cao đứng của học sinh nam từ 11 - 15 và học sinh nữ mọi lứa
tuổi (trừ 16 và 18 tuổi) đã thoát khỏi trạng thái còi cọc. Cân nặng có sự phân
hóa sâu sắc ngay trong cùng một lứa tuổi, bên cạnh trẻ nhẹ cân đã xuất hiên
trẻ có dấu hiệu béo phì, đặc biệt là trẻ ở thành phố lớn. Khi so sánh chỉ số
pignet với các kết quả nghiên cứu trước đó, thể lực của học sinh đã tăng ở một
số bậc tuổi sớm hơn, như vậy là đã có sự chuyển biến tích cực về mặt thể lực
của học sinh trong giai đoạn gần đây.
Năm 2008, Nguyễn Thị Bích Ngọc [48] nghiên cứu trên học sinh dân
tộc Sán Dìu từ 11 - 17 tuổi cho thấy, các chỉ số sinh học của học sinh dân tộc
Sán Dìu tăng dần theo tuổi và tốc độ tăng không đồng đều. Các chỉ số sinh
học của học sinh dân tộc Sán Dìu thấp hơn của học sinh dân tộc Kinh ở thành
thị và nông thôn.

×