Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Công nghệ GIS và ứng dụng với mapinfo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 54 trang )

Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Trần Cao Đệ
SVTH: Lê Phạm Duy An – Trương Đình Khoa Trang 1
MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT 3
DANH SÁCH HÌNH 4
DANH SÁCH BẢNG 5
TÓM TẮT 6
ABSTRACT 7
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN 8
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ: 8
1.2 LỊCH SỬ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 9
1.3 PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI: 9
1.4 MÔ TẢ ĐỀ TÀI: 9
1.5 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU/ HƢỚNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 10
1.5.1 Về lý thuyết: 10
1.5.2 Về công cụ và phần mềm hỗ trợ: 10
1.5.3 Hƣớng thực hiện: 10
CHƢƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 12
2.1 TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ GIS 12
2.1.1 Giới thiệu GIS 12
2.1.2 Khái niệm GIS: 12
2.1.3 Các thành phần của GIS 13
2.1.4 Tổ chức dữ liệu trong GIS 15
2.1.5 Nhiệm vụ của GIS 17
2.1.6 Lợi ích và hạn chế của GIS 19
2.2 GIỚI THIỆU VỀ MAPINFO 20
2.2.1 Mapinfo là gì: 20
2.2.2.Các chức năng cơ bản của Mapinfo: 20
2.2.3 Các loại dữ liệu của Mapinfo 21


2.2.4 Đăng kí ảnh trong MapInfo: 23
2.2.5 Một số tính năng cơ bản của Mapinfo 24
2.3 GIỚI THIỆU VỀ MAPBASIC 29
2.3.1. Khả năng thƣơng mại hoá Mapinfo 29
2.3.2. Khả năng tự động hoá Mapinfo. 30
2.3.3. Công cụ đánh giá dữ liệu. 30
2.3.4. Tính gọn nhẹ của MapBasic. 30
2.3.5. Khả năng liên kết với các ứng dụng khác. 30
2.3.6. Tên file, kiểu file và một số lệnh cơ bản của MapBasic 31
CHƢƠNG III : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
3.1 ĐĂNG KÝ BẢN ĐỒ - THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU 33
3.1.1 Sử dụng công cụ Universal Maps Downloader: 33
3.1.2 Số hóa bản đồ : 35
3.1.3 Phân tích hệ thống 36
3.1.4 Cài đặt cơ sở dữ liệu 36
3.2 CÁC LƢU ĐỒ VÀ GIẢI THUẬT CHÍNH 38
3.2.1 Lƣu đồ giải thuật chỉnh sửa đối tƣợng 38
3.2.2 Lƣu đồ giải thuật tìm một con đƣờng - một địa điểm 39
3.2.3 Lƣu đồ giải thuật thêm và xóa điểm 40
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Trần Cao Đệ
SVTH: Lê Phạm Duy An – Trương Đình Khoa Trang 2
3.3 SƠ ĐỒ CHỨC NĂNG CỦA CHƢƠNG TRÌNH 45
3.4 GIỚI THIỆU CHƢƠNG TRÌNH 46
3.4.1 Chức năng tìm kiếm đƣờng ngắn nhất từ danh sách điểm: 46
3.4.2 Chức năng tìm kiếm đƣờng ngắn nhất từ 2 điểm bất kì khi click 46
3.4.3 Chức năng tìm kiếm một con đƣờng và địa điểm 48
3.4.4 Chức năng chỉnh sửa đối tƣợng-thêm địa điểm-xóa địa điểm: 49
KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN 50
4.1 KẾT LUẬN CHUNG 50
4.1.1 Nhận xét kết quả đạt đƣợc 50

4.1.2 Hạn chế 51
4.2 ĐỀ NGHỊ VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN 51
PHỤ LỤC: CÁC HÀM CHÍNH SỬ DỤNG TRONG CHƢƠNG TRÌNH 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Trần Cao Đệ
SVTH: Lê Phạm Duy An – Trương Đình Khoa Trang 3
MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT

CNTT & TT: Công nghệ thông tin và truyền thông
CSDL: Cơ sở dữ liệu
DBMS: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
GIS: Hệ thống thông tin địa lý
PC: Máy tính cá nhân































Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Trần Cao Đệ
SVTH: Lê Phạm Duy An – Trương Đình Khoa Trang 4
DANH SÁCH HÌNH

Hình 1: Các thành phần của GIS 13
Hình 2: Tổ chức dữ liệu phân lớp 15
Hình 3: Biểu diễn bản đồ dạng Vector 16
Hình 4: Mô hình dữ liệu Raster 17
Hình 5: Các dạng đối tượng đồ họa 21
Hình 6: Hộp thoại Main 28
Hình 7: Hộp thoại Drawing 29
Hình 8: Hộp thoại Standard 29
Hình 9: Các thông số, cách download hình bằng Universal Maps Downloader 33
Hình 10: Sử dụng MapViewer để lấy tạo độ điểm khống chế 34
Hình 11: Đăng kí bản đồ trong MapInfo 35
Hình 12: Mô hình MCD 36
Hình 13: Lưu đồ chỉnh sửa đối tượng 38

Hình 14: Lưu đồ giải thuật tìm một con đường, một địa điểm 39
Hình 15: Lưu đồ giải thuật thêm và xóa một địa điểm 40
Hình 16: Đồ thị 1 41
Hình 17: Đồ thị 2 41
Hình 18: Đồ thị 3 42
Hình 19: Đồ thị 4 42
Hình 20: Lưu đồ giải thuật Dijkstra 44
Hình 21: Sơ đồ chức năng 45
Hình 22: Giao diện chức năng tìm đường đi ngắn nhất từ danh sách điểm 46
Hình 23: Giao diện chức năng tìm đường đi ngắn nhất từ 2 điểm bất kì 47
Hình 24: Kết quả chức năng tìm đường đi ngắn nhất từ 2 điểm bất kì 47
Hình 25: Giao diện chức năng tìm đường hoặc địa điểm 1 48
Hình 26: Giao diện chức năng tìm đường hoặc địa điểm 2 48
Hình 27: Thanh Công Cụ 49
Hình 28: Giao diện chức năng cập nhật thêm mới và xóa bỏ đối tượng 49













Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Trần Cao Đệ
SVTH: Lê Phạm Duy An – Trương Đình Khoa Trang 5


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1: Tên và kiểu file trong MapBasic 31
Bảng 2: Cấu trúc table DuongGiaoThong 37
Bảng 3: Cấu trúc table DiaDiem 37
Bảng 4: Cấu trúc table Diem 37
Bảng 5: Cấu trúc table Duong 37
Bảng 6: Cấu trúc table CungDuong 38
Bảng 7: Cấu trúc table CoQuan 38
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Trần Cao Đệ
SVTH: Lê Phạm Duy An – Trương Đình Khoa Trang 6

TÓM TẮT

Từ xa xưa, người ta đã biết đến tầm quan trọng cũng như những lợi ích mà
bản đồ địa lý mang lại. Nhờ có nó mà chúng ta có thể vượt biển, đi săn, thám
hiểm … thành công. Ngày nay, mọi người vẫn cần và sử dụng nó rất nhiều trong
cuộc sống.
Trong thời đại kĩ thuật tiên tiến như hiện nay, bản đồ địa lý đã được nâng cao
hơn nữa và đã được tích hợp vào các hệ thống thông tin tạo thành hệ thống thông
tin địa lý (GIS). Đã có rất nhiều các ứng dụng và phần mềm khai thác về GIS
trong đó tiêu biểu là phần mềm MapInfo.
Ở nước ta, với thế mạnh là nông nghiệp và một hệ thống giao thông cả thủy
lẫn bộ khá phức tạp nên vấn đề bức thiết là cần phải xây dựng được một hệ GIS
nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển hiện nay như quản lý, tra cứu thông tin địa
lý, đưa ra các báo cáo, dự báo, tìm kiếm, chỉ đường
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, luận văn này đã xây dựng được một cách
cơ bản “Bản đồ giao thông thành phố Cần Thơ với công nghệ MapInfo”. Trong
đó, đã xây dựng được bản đồ giao thông, bản đồ các lớp đối tượng quan trọng

như: cơ quan hành chính, địa điểm du lịch. Phần mềm có thể tương tác trực quan
với người dùng và cung cấp một số chức năng như tìm kiếm, chỉ đường Từ đó
tạo tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn về GIS và MapInfo nhằm ứng dụng nhiều
hơn khả năng của GIS vào thực tiễn, đáp ứng ngày càng nhiều hơn nhu cầu của
con người đối với những lợi ích mà thông tin địa lý mang lại.















Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Trần Cao Đệ
SVTH: Lê Phạm Duy An – Trương Đình Khoa Trang 7


ABSTRACT

Since ancient times, people have known the importance and the benefits of
geographical maps. Thanks to it we can cross the sea, hunt, explore
successfully. Today, people still need and use it a lot in life.
In the era of advanced technology today, geographical maps have been risen

and integrated into the information system creating geographical information
map (GIS). There are numerous applications and exploitation of GIS software
including MapInfo software is typical.
Because our country is a nation with strength as an agriculture and complex
transportation system complex so the issues is that we have to build a GIS system
in order to satisfy the development requirements such as management , looking
up geographic information, make reports and forecasts, search, directions
Through the research process. The "map of Can Tho city traffic with MapInfo
technology" has been built in this thesis basically. These important results are
transformation maps, some kinds of essential maps such as administrative
agencies, tourism location. Software can interact visually with the user and
provide some functionality such as search, directions Therefrom, it make the
basic way for further studies on MapInfo and GIS to apply more the ability of
GIS in practical, as well as the human needs for the benefits that geographic
information achieve.
















Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Trần Cao Đệ
SVTH: Lê Phạm Duy An – Trương Đình Khoa Trang 8

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong thời đại công nghệ và kĩ thuật phát triển mạnh mẽ như hiện nay,
con người ngày càng sử dụng nhiều hơn các kĩ thuật tiên tiến trong cuộc sống thì
khi đó việc ứng dụng những kĩ thuật này vào việc đi lại là hết sức cần thiết, bởi lẽ
đi lại là nhu cầu thiết yếu của con người.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thì công nghệ
thông tin có thể nói là “đầu tàu” đi đầu xây dựng các ứng dụng trong nhiều lĩnh
vực như: kinh tế, khoa học, y học …trong đó có địa lý.
Hệ thống thông tin địa lý gọi tắt là GIS đã có những đóng góp to lớn trong
việc phát triển các ứng dụng trong lĩnh vực địa lý như quy hoạch đô thị, quản lý,
tra cứu, lập báo cáo, hỗ trợ ra quyết định …
Tại Việt nam, mặc dù được biết đến từ rất sớm, nhưng phải đến sau năm
2000, sau khi có kết quả tổng kết chương trình GIS tại Việt Nam, thì GIS mới
thật sự được chú ý đến. Nhiều chương trình về GIS với sự tham gia của các
trường đại học, viện nghiên cứu, các chuyên gia đã được triển khai ở Việt Nam
nói chung và Thành phố Cần Thơ nói riêng. Bên cạnh đó, nhiều phần mềm hỗ trợ
cho GIS cũng đã được phát triển mà tiêu biểu nhất ở Việt Nam chính là MapInfo.
Yêu cầu bức thiết đặt ra là phải xây dựng một hệ GIS về giao thông và
quản lý thông tin của các địa điểm trọng yếu như cơ quan nhà nước hay những
thắng cảnh du lịch hấp dẫn nhằm phục vụ cho nhu cầu đi lại, du lịch cũng như
công việc của mọi người.
Cũng đã có nhiều ứng dụng được xây dụng để giải quyết vấn đề này
nhưng chủ yếu là web một hướng đi vẫn phụ thuộc nhiều vào cơ sở hạ tầng mạng
và dữ liệu vẫn phải phân tán rải rác.
Yêu cầu đặt ra là xây dựng hệ thống thông tin địa lý của hệ thống giao

thông thành phố Cần Thơ bằng công nghệ MapInfo, đồng thời xây dựng một số
ứng dụng khai thác hệ thống thông tin đó bằng chính ngôn ngữ của MapInfo
(MapBasic) và chạy trực tiếp trên nền MapInfo đồng thời dữ liệu được lưu trữ
ngay trên PC cục bộ, bảo đảm tính an toàn cho những dữ liệu mang tính riêng tư.
Hơn nữa, vì toàn bộ dữ liệu được lưu trong DBMS của chính MapInfo nên khâu
cập nhật thông tin sẽ rất dễ dàng. Có thể nói việc sử dụng hệ GIS MapInfo và các
ứng dụng ngay trên nền của nó là một lợi thế không nhỏ khi mô hình hóa, xây
dựng dữ liệu hay thao tác trên các dữ liệu đó.
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Trần Cao Đệ
SVTH: Lê Phạm Duy An – Trương Đình Khoa Trang 9
1.2 LỊCH SỬ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
GIS đã du nhập vào Việt Nam từ khoảng 20 năm nay, những thế mạnh và
ích lợi của nó là rất đáng được chú ý nhưng hầu như các ứng dụng của nó là chưa
nhiều và đa số chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu thử nghiệm.
Tại khoa CNTT & TT trường Đại Học Cần Thơ, các ứng dụng GIS cũng
đã được đưa vào nghiên cứu với một số đề tài như “Ứng dụng công nghệ GIS –
GPS xây dựng hệ thống dẫn đường tự động và hướng dẫn du lịch trong nội ô
thành phố Cần Thơ”(2006), “Xây dựng hệ thống tự động thông báo trạm dừng xe
buýt trong nội ô thành phố Cần Thơ”(2007-2008), “Xây dựng hệ thống GIS quản
lý các trường phổ thông trong nội ô thành phố Cần Thơ” (2008), … Tuy nhiên đa
số vẫn chỉ dừng lại ở mức độ đề tài nghiên cứu, chưa thực sự được đưa vào sử
dụng trong thực tiễn.
Mặc dù vậy, GIS nói chung và MapInfo nói riêng vẫn đang ngày càng
được chú ý ở nước ta, và cũng đã có nhiều diễn đàn, website chuyên đề về GIS
(www.vngeobiz.com, www.yeumoitruong.com, forum.davico.com.vn …), có thể
nói với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay thì việc các ứng
dụng GIS được áp dụng rộng rãi ở nước ta là điều không xa.
1.3 PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài tập trung nghiên cứu thử nghiệm và xây dựng hệ thống thông tin
địa lý (GIS) với công nghệ MapInfo thành lập bản đồ giao thông thành phố Cần

Thơ, trong đó phải thể hiện được một cách cơ bản mạng lưới giao thông của toàn
thành phố Cần Thơ, các địa điểm quan trọng như: cơ quan, bảo tàng, trường học.
Ngoài ra, yêu cầu của đề tài là sử dụng ngôn ngữ hỗ trợ của MapInfo
(MapBasic) tạo các ứng dụng tìm kiếm và chỉ đường cụ thể:
 Tạo, chỉnh sửa, xóa bỏ và hiển thị thông tin của hệ thống giao thông toàn
thành phố Cần Thơ với các địa điểm quan trọng.
 Ứng dụng tìm kiếm đường, địa điểm thực hiện trên dữ liệu giao thông
toàn thành phố Cần Thơ.
 Ứng dụng chỉ đường, dẫn đường từ hai địa điểm bất kỳ trên đường thực
hiện trên dữ liệu giao thông nội ô Thành Phố Cần Thơ.
1.4 MÔ TẢ ĐỀ TÀI:
Các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực MapInfo thì rất nhiều nhưng ứng dụng
tìm kiếm chỉ đường trên MapInfo thì rất ít. Vì thế, mục đích của đề tài này là
nghiên cứu thử nghiệm và áp dụng các giải thuật tìm đường bằng ngôn ngữ
MapBasic, đồng thời xây dựng bản đồ giao thông thành phố Cần Thơ trên nền
MapInfo với tên gọi “Bản đồ giao thông thành phố Cần Thơ với công nghệ
MapInfo”.

Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Trần Cao Đệ
SVTH: Lê Phạm Duy An – Trương Đình Khoa Trang 10
Chương trình hoàn chỉnh gồm các chức năng sau:
 Xây dựng được các lớp nền cơ bản: quận huyện, sông ngòi,
 Thiết lập lớp giao thông thành phố Cần Thơ, lớp địa điểm trọng yếu: cơ
quan, trường học
 Hiển thị, cập nhật, thêm mới, xóa bỏ và chỉnh sửa thông tin của các đối
tượng đường đi và địa điểm trên bản đồ.
 Ứng dụng tìm kiếm và hiển thị ra một con đường hay một địa điểm theo
tên của chúng.
 Ứng dụng tìm đường, chỉ đường từ hai địa điểm cho trước hay từ hay
điểm bất kỳ trên đường (giải thuật Dijkstra – tìm đường đi ngắn nhất).

1.5 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU/ HƢỚNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Qua yêu cầu của đề tài, nhóm nhất trí về các phương pháp và công cụ
được sử dụng để giải quyết các vấn đề đặt ra:
1.5.1 Về lý thuyết:
 Nghiên cứu công nghệ GIS.
 Tìm hiểu cách sử dụng phần mềm MapInfo và ngôn ngữ MapBasic.
1.5.2 Về công cụ và phần mềm hỗ trợ:
 Cài đặt Phần Mềm MapInfo 10.5 và MapBasic 9.5 trên hệ điều hành
Windows (XP, Windows 7).
 Sử dụng phần mềm Universal Map Downloader và tham khảo trang
googlemap để thu thập hình ảnh bản đồ thành phố Cần Thơ.
1.5.3 Hƣớng thực hiện:
 Thu thập và phân tích yêu cầu của đề tài
 Mô hình hóa và xây dựng mô hình quan hệ thực thể cho chương trình
 Thu thập bản đồ giao thông và tuyến điểm của thành phố Cần Thơ
 Số hóa bản đồ và tiến hành vẽ các lớp bản đồ cần thiết (quận huyện,
đường giao thông, địa điểm )
 Tiến hành nhập liệu và hoàn thiện bản đồ
 Lập trình các ứng dụng tìm kiếm chỉ đường bằng ngôn ngữ MapBasic
 Tiến hành kiểm thử các chức năng và hoàn thiện chương trình
 Viết tài liệu cho chương trình (hướng dẫn sử dụng, báo cáo )
Bố cục của luận văn gồm các phần nhƣ sau:
Chương 1:
Mô tả tổng quát về đề tài, yêu cầu mà đề tài đặt ra, mục tiêu nghiên cứu,
lịch sử giải quyết vấn đề, phạm vi và phương pháp nghiên cứu cũng như hướng
giải quyết các vấn đề mà đề tài đặt ra.
Chương 2:
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Trần Cao Đệ
SVTH: Lê Phạm Duy An – Trương Đình Khoa Trang 11
Tập trung nghiên cứu, tìm hiểu về công nghệ GIS (các thành phần của

GIS, cách thức tổ chức dữ liệu, lợi ích và hạn chế của GIS ) và MapInfo – một
hệ GIS mạnh và khá phổ biến ở nước ta. Ngoài ra, ở phần này còn giới thiệu tổng
quát về MapBasic – ngôn ngữ lập trình mà MapInfo hỗ trợ nhằm tạo các ứng
dụng riêng chạy trên nền MapInfo.
Chương 3:
Trình bày tóm tắt các thao tác đăng kí và số hóa bản đồ, các lưu đồ giải
thuật chính, đồng thời giới thiệu sơ qua một số chức năng của chương trình.
Kết luận và hướng phát triển:
Trình bày các kết quả đạt được sau quá trình nghiên cứu, tìm hiểu đề tài.
Nêu lên các hạn chế, khó khăn gặp phải và hướng phát triển sau này.
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Trần Cao Đệ
SVTH: Lê Phạm Duy An – Trương Đình Khoa Trang 12
CHƢƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Là phần trọng tâm của đề tài, trình bày các lý thuyết chính làm cơ sở cho
việc nghiên cứu và giải quyết các yêu cầu mà đề tài đặt ra.
2.1 TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ GIS
2.1.1 Giới thiệu GIS
Kỹ thuật "Thông tin Địa lý" (Geographic Information System) đã bắt đầu
được sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển hơn một thập niên qua, đây là một
dạng ứng dụng công nghệ tin học nhằm mô tả thế giới thực mà loài người đang
sống, tìm hiểu, khai thác. Với những tính năng ưu việt, kỹ thuật GIS ngày nay
đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu và quản lý, đặc biệt trong
quản lý và quy hoạch sử dụng, khai thác các nguồn tài nguyên một cách bền
vững và hợp lý.
Sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin đã đưa tin học thâm nhập
sâu vào nhiều lĩnh vực khoa học và đời sống, mở ra một giai đoạn mới trong quá
trình phát triển khoa học. Hệ thống thông tin địa lý là một trong những ứng dụng
rất có giá trị của công nghệ thông tin trong ngành địa lý, điều tra cơ bản, quy
hoạch đô thị và cảnh báo môi trường.
Kỹ thuật GIS đã được bắt đầu sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển nhiều

thập niên qua, với những tính năng ưu việt, kỹ thuật GIS ngày nay đang được
ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu và quản lý.
Hệ thống thông tin địa lý là một kỹ thuật ứng dụng hệ thống vi tính số hoá,
xuất hiện trong những năm 1960 cho đến nay công nghệ này được biết đến như
là một kỹ thuật toàn cầu.
Trong sự phát triển của đất nước ta hiện nay, việc tổ chức quản lý thông tin
địa lý một cách tổng thể có thể đóng góp không nhỏ vào việc sử dụng có hiệu
quả hơn nguồn tài nguyên của đất nước.
2.1.2 Khái niệm GIS:
GIS - Geographic Information System hay hệ thống thông tin địa lý được
hình thành từ ba khái niệm địa lý, thông tin và hệ thống. Khái niệm “địa lý” liên
quan đến các đặc trưng về không gian, vị trí. Các đặc trưng này ánh xạ trực tiếp
đến các đối tượng trong không gian. Chúng có thể là vật lý, văn hoá, kinh tế,…
trong tự nhiên.
Khái niệm “thông tin” đề cập đến phần dữ liệu được quản lý bởi GIS. Đó là
các dữ liệu về thuộc tính và không gian của đối tượng. GIS có tính “hệ thống”
tức là hệ thống GIS được xây dựng từ các mô đun. Việc tạo các mô đun giúp
thuận lợi trong việc quản lý và hợp nhất.
GIS là một hệ thống có ứng dụng rất lớn. Từ năm 1980 đến nay đã có rất
nhiều các định nghĩa được đưa ra, tuy nhiên không có định nghĩa nào khái quát
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Trần Cao Đệ
SVTH: Lê Phạm Duy An – Trương Đình Khoa Trang 13
đầy đủ về GIS vì phần lớn chúng đều được xây dựng trên khía cạnh ứng dụng cụ
thể trong từng lĩnh vực. Có ba định nghĩa được dùng nhiều nhất:
GIS là một hệ thống thông tin được thiết kế để làm việc với các dữ liệu
trong một hệ toạ độ quy chiếu.
GIS bao gồm một hệ cơ sở dữ liệu và các phương thức để thao tác với dữ
liệu đó. GIS là một hệ thống nhằm thu thập, lưu trữ, kiểm tra, tích hợp, thao tác,
phân tích và hiển thị dữ liệu được quy chiếu cụ thể vào trái đất.
GIS là một chương trình máy tính hỗ trợ việc thu thập, lưu trữ, phân tích và

hiển thị dữ liệu bản đồ.
2.1.3 Các thành phần của GIS
GIS bao gồm 5 thành phần:
 Con người
 Dữ liệu
 Phương pháp phân tích
 Phần mềm
 Phần cứng

Các thành phần này kết hợp với nhau nhằm tự động quản lý và phân phối
thông tin thông qua biểu diễn địa lý.



Hình 1: Các thành phần của GIS



Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Trần Cao Đệ
SVTH: Lê Phạm Duy An – Trương Đình Khoa Trang 14

 Con ngƣời
Con người là thành phần quan trọng nhất, là nhân tố thực hiện các thao tác
điều hành sự hoạt động của hệ thống GIS.
Người dùng GIS là những người sử dụng các phần mềm GIS để giải quyết
các bài toán không gian theo mục đích của họ. Họ thường là những người được
đào tạo tốt về lĩnh vực GIS hay là các chuyên gia.
_Người xây dựng bản đồ: sử dụng các lớp bản đồ được lấy từ nhiều nguồn
khác nhau, chỉnh sửa dữ liệu để tạo ra các bản đồ theo yêu cầu.
_Người xuất bản: sử dụng phần mềm GIS để kết xuất ra bản đồ dưới nhiều

định dạng xuất khác nhau.
_Người phân tích: giải quyết các vấn đề như tìm kiếm, xác định vị trí…
_Người xây dựng dữ liệu: là những người chuyên nhập dữ liệu bản đồ bằng
các cách khác nhau: vẽ, chuyển đổi từ định dạng khác, truy nhập CSDL…
_Người quản trị CSDL: quản lý CSDL GIS và đảm bảo hệ thống vận hành
tốt.
_Người thiết kế CSDL: xây dựng các mô hình dữ liệu lôgic và vật lý.
_Người phát triển: xây dựng hoặc cải tạo các phần mềm GIS để đáp ứng các
nhu cầu cụ thể.
 Dữ liệu
Một cách tổng quát, người ta chia dữ liệu trong GIS thành 2 loại:
_Dữ liệu không gian (spatial) cho ta biết kích thước vật lý và vị trí địa lý
của các đối tượng trên bề mặt trái đất.
_Dữ liệu thuộc tính (non-spatial) là các dữ liệu ở dạng văn bản cho ta biết
thêm thông tin thuộc tính của đối tượng.
 Phần cứng
Là các máy tính điện tử: PC, mini Computer, MainFrame…là các thiết bị
mạng cần thiết khi triển khai GIS trên môi trường mạng. GIS cũng đòi hỏi các
thiết bị ngoại vi đặc biệt cho việc nhập và xuất dữ liệu như: máy số hoá
(digitizer), máy vẽ (plotter), máy quét (scanner)…
 Phần mềm
Hệ thống phần mềm GIS rất đa dạng. Mỗi công ty xây dựng GIS đều có hệ
phần mềm riêng của mình. Tuy nhiên, có một dạng phần mềm mà các công ty
phải xây dựng là hệ quản trị CSDL địa lý. Dạng phần mềm này nhằm mục đích
nâng cao khả năng cho các phần mềm CSDL thương mại trong việc: sao lưu dữ
liệu, định nghĩa bảng, quản lý các giao dịch do đó ta có thể lưu các dữ liệu địa lý
dưới dạng các đối tượng hình học trực tiếp trong các cột của bảng quan hệ và
nhiều công việc khác.
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Trần Cao Đệ
SVTH: Lê Phạm Duy An – Trương Đình Khoa Trang 15



 Phƣơng pháp phân tích
GIS được điều hành bằng các hàm, thủ tục và các quyết định. Đó chính là
kinh nghiệm của con người là phần không thể thiếu được của GIS.
Một vài ví dụ về chức năng phân tích:
 Khoa học được ứng dụng có liên quan tới không gian như thủy văn,
khí tượng hay dịch tể học.
 Chất lượng các thủ tục bảo đảm dữ liệu là chính xác, nhất quán và
đúng đắn.
 Thuật toán giải quyết vấn tin trên tuyến, mạng hay mặt.
 Những kiến thức áp dụng để vẽ bản đồ tạo ra những bản đồ thể hiện
hoàn hảo.
2.1.4 Tổ chức dữ liệu trong GIS
 Cách thức tổ chức
Để tiện phân tích và tổng hợp, dữ liệu không gian thường được tổ chức thành
các lớp (layer/theme); cũng thường được gọi là các lớp dữ liệu chuyên đề
(thematic layer).
Mỗi lớp dữ liệu thường biểu diễn 1 tính chất liên quan đến vị trí trên mặt đất.
Ví dụ: lớp dữ liệu về ranh giới hành chánh, về loại đất, về hiện trạng sử dụng đất.
Mỗi lớp dữ liệu có thể có 1 hay nhiều kiểu đối tượng địa lý (điểm, đường, vùng).
Trên 1 lớp dữ liệu, tại 1 vị trí không thể có cùng lúc 2 giá trị riêng biệt.
Ví dụ: trên lớp dữ liệu về loại đất, tại 1 vị trí nào đó không thể vừa là loại đất
A vừa là loại đất B.
Cách tổ chức dữ liệu thành các lớp chuyên đề cho phép thể hiện thế giới thực
phức tạp một cách đơn giản nhằm giúp hiểu biết các quan hệ trong thiên nhiên.

Hình 2: Tổ chức dữ liệu phân lớp
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Trần Cao Đệ
SVTH: Lê Phạm Duy An – Trương Đình Khoa Trang 16

 Vector và Raster Models
Hệ thống thông tin địa lý làm việc với hai dạng khác nhau của thông tin địa
lý - đó là vector và raster. Trong kiểu vector, thông tin là các điểm (point), đường
(line), và vùng (polygon) được mã hoá và lưu theo toạ độ x, y. Một vị trí có đặc
tính điểm, như hố khoan được miêu tả bởi toạ độ x, y. Các yếu tố có đặc tính
đường, giống như các đường giao thông hoặc các sông được lưu bởi một tập hợp
toạ độ các điểm. Các yếu tố có đặc tính vùng, như khu vực bán hàng và lưu vực
sông, có thể được lưu bởi toạ độ của một đường bao đóng kín. Kiểu vector vô
cùng hữu dụng để miêu tả các thuộc tính riêng rẽ, nhưng không hữu dụng đối với
các thuộc tính biến thiên liên tục giống như loại đất hoặc mô tả vùng ảnh hưởng
của các bệnh viện. Kiểu raster dành cho mô tả các đối tượng có thuộc tính biến
thiên liên tục. Raster image bao gồm hệ thống mạng lưới các ô nhỏ như ảnh quét
hoặc tranh vẽ. Cả hai kiểu vector và raster được dùng để lưu các thông tin địa lý
đều có những mặt mạnh và mặt yếu.
Mô hình dữ liệu vector hình thành trên cơ sở các vector với thành phần cơ bản
là điểm. Các đối tượng khác được tạo ra bằng cách nối các điểm bởi các đường
thẳng hoặc các cung. Vùng bao gồm một tập các đường thẳng. Thuật ngữ đa giác
đồng nghĩa với vùng trong cơ sở dữ liệu vector vì đa giác tạo bởi các đường
thẳng nối với các điểm. Như vậy, mô hình dữ liệu vector sử dụng các đoạn thẳng
hay điểm rời rạc để nhận biết các vị trí của thế giới thực.

Hình 3: Biểu diễn bản đồ dạng Vector



Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Trần Cao Đệ
SVTH: Lê Phạm Duy An – Trương Đình Khoa Trang 17
Mô hình dữ liệu Raster không gian được chia thành các ô lưới đều, thường
được gọi là các điểm ảnh (pixel). Mỗi ô gồm một giá trị đơn và vị trí của nó. Độ
phân giải của raster phụ thuộc vào kích thước điểm ảnh của nó. Kích thước điểm

ảnh càng nhỏ, độ phân giải càng cao.

Hình 4: Mô hình dữ liệu Raster
2.1.5 Nhiệm vụ của GIS
Mục đích chung của các Hệ Thông tin địa lý là thực hiện năm nhiệm vụ sau:
o Nhập dữ liệu
o Thao tác dữ liệu
o Quản lý dữ liệu
o Hỏi đáp và phân tích
o Hiển thị
 Nhập dữ liệu
Trước khi dữ liệu địa lý có thể được dùng cho GIS, dữ liệu này phải được
chuyển sang dạng số thích hợp. Quá trình chuyển dữ liệu từ bản đồ giấy sang các
file dữ liệu dạng số được gọi là quá trình số hoá.
Công nghệ GIS hiện đại có thể thực hiện tự động hoàn toàn quá trình này với
công nghệ quét ảnh cho các đối tượng lớn; những đối tượng nhỏ hơn đòi hỏi một
số quá trình số hoá thủ công (dùng bàn số hoá). Ngày nay, nhiều dạng dữ liệu địa
lý thực sự có các định dạng tương thích GIS. Những dữ liệu này có thể thu được
từ các nhà cung cấp dữ liệu và được nhập trực tiếp vào GIS.
 Thao tác dữ liệu
Có những trường hợp các dạng dữ liệu đòi hỏi được chuyển dạng và thao tác
theo một số cách để có thể tương thích với một hệ thống nhất định. Ví dụ, các
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Trần Cao Đệ
SVTH: Lê Phạm Duy An – Trương Đình Khoa Trang 18
thông tin địa lý có giá trị biểu diễn khác nhau tại các tỷ lệ khác nhau (hệ thống
đường phố được chi tiết hoá trong file về giao thông, kém chi tiết hơn trong file
điều tra dân số và có mã bưu điện trong mức vùng). Trước khi các thông tin này
được kết hợp với nhau, chúng phải được chuyển về cùng một tỷ lệ (mức chính
xác hoặc mức chi tiết). Ðây có thể chỉ là sự chuyển dạng tạm thời cho mục đích
hiển thị hoặc cố định cho yêu cầu phân tích. Công nghệ GIS cung cấp nhiều công

cụ cho các thao tác trên dữ liệu không gian và cho loại bỏ dữ liệu không cần
thiết.
 Quản lý dữ liệu
Ðối với những dự án GIS nhỏ, có thể lưu các thông tin địa lý dưới dạng các
file đơn giản. Tuy nhiên, khi kích cỡ dữ liệu trở nên lớn hơn và số lượng người
dùng cũng nhiều lên, thì cách tốt nhất là sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu
(DBMS) để giúp cho việc lưu giữ, tổ chức và quản lý thông tin. Một DBMS chỉ
đơn giản là một phần mền quản lý cơ sở dữ liệu.
Có nhiều cấu trúc DBMS khác nhau, nhưng trong GIS cấu trúc quan hệ tỏ ra
hữu hiệu nhất. Trong cấu trúc quan hệ, dữ liệu được lưu trữ ở dạng các bảng. Các
trường thuộc tính chung trong các bảng khác nhau được dùng để liên kết các
bảng này với nhau. Do linh hoạt nên cấu trúc đơn giản này được sử dụng và triển
khai khá rộng rãi trong các ứng dụng cả trong và ngoài GIS.
 Hỏi đáp và phân tích
Một khi đã có một hệ GIS lưu giữ các thông tin địa lý, có thể bắt đầu hỏi các
câu hỏi đơn giản như:
o Ai là chủ mảnh đất ở góc phố?
o Hai vị trí cách nhau bao xa?
o Vùng đất dành cho hoạt động công nghiệp ở đâu?
Và các câu hỏi phân tích như:
o Tất cả các vị trí thích hợp cho xây dựng các toà nhà mới nằm ở đâu?
o Kiểu đất ưu thế cho rừng sồi là gì?
o Nếu xây dựng một đường quốc lộ mới ở đây, giao thông sẽ chịu ảnh
hưởng như thế nào?
GIS cung cấp cả khả năng hỏi đáp đơn giản “chỉ và nhấn” và các công cụ
phân tích tinh vi để cung cấp kịp thời thông tin cho những người quản lý và phân
tích. Các hệ GIS hiện đại có nhiều công cụ phân tích hiệu quả, trong đó có hai
công cụ quan trọng đặc biệt:
Phân tích liền kề:
+ Tổng số khách hàng trong bán kính 10 km khu hàng?

+ Những lô đất trong khoảng 60 m từ mặt đường?
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Trần Cao Đệ
SVTH: Lê Phạm Duy An – Trương Đình Khoa Trang 19
Ðể trả lời những câu hỏi này, GIS sử dụng phương pháp vùng đệm để xác định
mối quan hệ liền kề giữa các đối tượng.
Phân tích chồng xếp:
Chồng xếp là quá trình tích hợp các lớp thông tin khác nhau. Các thao tác
phân tích đòi hỏi một hoặc nhiều lớp dữ liệu phải được liên kết vật lý. Sự chồng
xếp này, hay liên kết không gian, có thể là sự kết hợp dữ liệu về đất, độ dốc,
thảm thực vật hoặc sở hữu đất với định giá thuế.
 Hiển thị
Với nhiều thao tác trên dữ liệu địa lý, kết quả cuối cùng được hiển thị tốt nhất
dưới dạng bản đồ hoặc biểu đồ. Bản đồ khá hiệu quả trong lưu giữ và trao đổi
thông tin địa lý. GIS cung cấp nhiều công cụ mới và thú vị để mở rộng tính nghệ
thuật và khoa học của ngành bản đồ. Bản đồ hiển thị có thể được kết hợp với các
bản báo cáo, hình ảnh ba chiều, ảnh chụp và những dữ liệu khác (đa phương
tiện).
2.1.6 Lợi ích và hạn chế của GIS
Kỹ thuật GIS là một công nghệ ứng dụng các tiến bộ của khoa học máy tính,
(computer based technology) do đó việc sử dụng GIS trong các mục tiêu nghiên
cứu so với các phương tiện cổ điển có thể mang lại những hiệu quả cao do:
 Là cách tiết kiệm chi phí và thời gian nhất trong việc lưu trữ số liệu
 Có thể thu thập số liệu với số lượng lớn
 Số liệu lưu trữ có thể được cập nhật hoá một cách dễ dàng
 Chất lượng số liệu được quản lý, xử lý và hiệu chỉnh tốt
 Dễ dàng truy cập, phân tích số liệu từ nhiều nguồn và nhiều loại khác
nhau
 Tổng hợp một lần được nhiều loại số liệu khác nhau để phân tích và tạo ra
nhanh chóng một lớp số liệu tổng hợp mới.
Tuy nhiên, có những trở ngại xuất hiện trong quá trình sử dụng kỹ thuật GIS,

những trở ngại này đặc biệt quan trọng là cần được cân nhắc thận trọng trong quá
trình phát triển GIS tại các nước kém và đang phát triển như Việt Nam, đó là:
o Chi phí và những vấn đề kỹ thuật đòi hỏi trong việc chuẩn bị lại các số
liệu thô hiện có, nhằm có thể chuyển từ bản đồ dạng giấy truyền thống
sang dạng kỹ thuật số trên máy tính (thông qua việc số hoá, quét
ảnh…).
o Đòi hỏi nhiều kiến thức của các kỹ thuật cơ bản về máy tính, và yêu
cầu lớn về nguồn tài chính ban đầu.
o Chi phí của việc mua sắm, lắp đặt thiết bị và phần mềm GIS khá cao.
Trong một số lĩnh vực ứng dụng, hiệu quả tài chánh lại thấp.
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Trần Cao Đệ
SVTH: Lê Phạm Duy An – Trương Đình Khoa Trang 20
Đặc biệt trong nông nghiệp, GIS có 3 điểm thuận lợi chính khi được so sánh
với cách quản lý bản đồ bằng tay trước đây:
 Chúng là một công cụ khá mạnh trong việc lưu trữ và diễn đạt các số liệu
đặc biệt là các bản đồ.
 Chúng có thể cho ra những kết quả dưới những dạng khác nhau như các
bản đồ, biểu bảng, và các biểu đồ thống kê,…
2.2 GIỚI THIỆU VỀ MAPINFO
2.2.1 Mapinfo là gì:
Mapinfo là phần mềm hệ thông tin Địa lí GIS chuyên về thành lập và quản
lý các cơ sở dữ liệu Địa lí trên máy tính cá nhân. Đây là một phần mềm GIS khá
phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Ưu điểm của phần mềm Mapinfo là
dễ sử dụng, đồng thời nó cho phép tạo ra những bản đồ đẹp. Chính vì vậy nhiều
cơ quan và dự án đã sử dụng Mapinfo như một giai đoạn cuối trong công nghệ
GIS của mình.
MapInfo Professional là phần mềm chạy trên môi trường Windows, có
chức năng kết nối với các ứng dụng Windows khác (bộ lập trình Visual Studio),
có thể tương tác trực tiếp với bản đồ của MapInfo.
2.2.2.Các chức năng cơ bản của Mapinfo:

_Trao đổi dữ liệu với các phần mềm khác (Import và Export).
_Mô tả các đối tượng bằng các dữ liệu không gian và thuộc tính.
_Trực tiếp mở các file số liệu được tạo bởi các quan hệ quản trị cơ sở dữ liệu
như dBase, FoxBase, Lotus 1-2-3, Excel,…
_Khả năng hỏi đáp tạo lập Selection để sửa đổi dữ liệu cũ, tạo cơ sở cho dữ
liệu mới một cách dễ dàng.
_Không gian làm việc Workspace là một file tổng hợp cho phép lưu lại tất cả
các Selection và Views nhằm tiết kiệm thời gian cho công việc của người
dùng.
_Các hợp công cụ sử dụng các biểu tượng rất thuận tiện cho công việc vẽ và
sửa chữa các đối tượng bản đồ.
_Có khả năng hiển thị số liệu theo 3 cách: Map Windows, Browser và Graph
Windows.
_MapInfo cung cấp một tập hợp các phím lệnh (button) rất thuận tiện cho việc
sửa chữa (Editing) và vẽ (Drawing).
_Dễ dàng tạo lập các bản đồ chuyên đề Thematic theo yêu cầu của người
dùng, cửa sổ Layout giúp người dùng chuẩn bị, trình bày bản đồ trước khi in
ra máy.
_Cho phép chồng xếp các định dạng ảnh (raster) làm nền bản đồ.
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Trần Cao Đệ
SVTH: Lê Phạm Duy An – Trương Đình Khoa Trang 21
_Cho phép đăng ký vẽ một bản đồ từ một ảnh raster nền theo nhiều cách như
(Non-Earth, Longitude/Latitude, hay từ một bản đồ khác đã được đăng ký
sẵn).
_Hỗ trợ in bản đồ.
_Kết nối với Crystal Report (lập báo cáo dựa trên cơ sở dữ liệu địa lí của bản
đồ).
_Lập trình tự động hóa công việc với MapBasic.
2.2.3 Các loại dữ liệu của Mapinfo
 Đối tượng đồ họa:

Mô hình dữ liệu không gian (Spatial Data Model): Là mô hình vector trình
bày các dữ liệu không gian của đối tượng và được lưu dưới dạng bản đồ.
Trên bản đồ, người ta thể hiện các đối tượng và hiện tượng có trên mặt đất, trong
thiên nhiên, xã hội và các lĩnh vực hoạt động của con người. Các yếu tố nội dung
của bản đồ là:
- Thủy hệ
- Địa hình bề mặt
- Dân cư
- Đường giao thông
- Ranh giới hành chánh – chính trị
- Lớp phủ thổ nhưỡng – thực vật
- Các đối tượng kinh tế xã hội
Các yếu tố kể trên được thể hiện trên bản đồ địa lí chung và trên một số các
bản đồ chuyên đề.
Trong MapInfo chúng được thể hiện bằng các đối tượng đồ họa sau:
o Điểm (Point)
o Đường (Polyline)
o Vùng (Polygon)

Hình 5: Các dạng đối tượng đồ họa

Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Trần Cao Đệ
SVTH: Lê Phạm Duy An – Trương Đình Khoa Trang 22
 Bảng dữ liệu:
Mô hình dữ liệu thuộc tính (Attribute Data Model): Là mô hình quan hệ, lưu
dưới dạng bảng theo hàng và cột. Trong đó các hỏi đáp dữ liệu có thể biểu diễn
bằng các phép toán quan hệ, dùng ngôn ngữ tìm kiếm với cấu trúc SQL).
Ngoài vật thể đồ hoạ, bản đồ số trong Mapinfo còn có dữ liệu được hiển thị
trong một cửa sổ được gọi là cửa sổ Browser (cửa sổ dữ liệu). Dữ liệu trong
Mapinfo hiển thị trong một bảng và chúng được cấu trúc theo kiểu dữ liệu tương

tự các kiểu dữ liệu khác như Excel, Access…Ngoài ra Mapinfo cũng có thể mở
các dữ liệu khác. Ta có thể mở các một tập tin Excel hay Access trong Mapinfo
và xử lý chúng như những bảng dữ liệu bình thường của Mapinfo.
Mỗi cửa sổ dữ liệu có thể hiện thông tin của một lớp bản đồ hay một phần
của lớp bản đồ. Cửa sổ này bao gồm các ô giống như bảng tính Excel. Các ô
được xếp theo chiều dọc được gọi là trường (field) hay cột. Mỗi cột hiển thị một
loại thuộc tính của vật thể trên bản đồ số, ví dụ đối với bản đồ các trường phổ
thông ta có thể có các cột: tên trường, địa chỉ, số điện thoại, tên hiệu trưởng,…
Mỗi một cột có một định dạng khác nhau tuỳ theo nội dung của cột đó. Ta có thể
thêm, bớt các trường cũng như thay đổi định dạng các trường. Tên trường không
hiển thị tiếng Việt được nên khi tạo trường ta không nên gõ dấu tiếng Việt vào.
Trên cùng cửa sổ dữ liệu có tiêu đề cột (in đậm), tức tên trường. Các hàng trong
cửa sổ dữ liệu được gọi là bảng ghi (record). Bên trái mỗi hàng có một ô vuông.
Khi sử dụng công cụ chọn, ta có thể nhắp chuột lên ô vuông đó để chọn bảng ghi
đó. Khi được chọn ô vuông biến thành màu đen. Mỗi một bảng ghi liên kết với
một vật thể đồ hoạ trên cửa sổ bản đồ hay nói cách khác mỗi vật thể đồ hoạ trên
cửa sổ bản đồ có thông tin nằm trên một hàng trong cửa sổ dữ liệu. Vật thể đồ
hoạ và dữ liệu là hai thành phần thống nhất của một bản đồ số trong Mapinfo.
Nếu mở cửa sổ đồ hoạ và cửa sổ bản đồ cùng một lúc thì khi sử dụng công cụ
chọn, ta có thể nhắp chuột lên chọn một vật thể đồ hoạ trên cửa sổ bản đồ. Khi
một vật thể trên cửa sổ bản đồ được chọn thì bản ghi trong cửa sổ dữ liệu cũng
được chọn và ngược lại.
Nếu như ta quan niệm bản đồ số như là các lớp vật thể đồ họa thì cửa sổ dữ
liệu là thông tin của vật thể trên bản đồ. Nếu như ta quan niệm bản đồ số như là
một cơ sở dữ liệu thì các vật thể đồ hoạ trên một lớp bản đồ là một “cột”, được
gọi là “cột vật thể” (object column hay obj column), vì cột đó không hiển thị
được trong cửa sổ dữ liệu nên được hiển thị riêng trong cửa sổ bản đồ. Vì
Mapinfo quan niệm bản đồ số như là một cơ sở dữ liệu với các vật thể trong cửa
sổ bản đồ được coi là một “cột” nên một bản đồ cũng được coi là một bảng
(table). Mapinfo sử dụng thuật ngữ này để chỉ cả dữ liệu lẫn đồ hoạ (“cột vật

thể”) trong một bản đồ số. Một bảng của Mapinfo có thể không có “cột vật thể”.
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Trần Cao Đệ
SVTH: Lê Phạm Duy An – Trương Đình Khoa Trang 23
Lúc đó chúng giống như một cơ sở dữ liệu bình thường, kiểu dữ liệu Excel hay
Access. Cửa sổ dữ liệu có thể là dữ liệu nguyên thủy của Mapinfo (native) hay
dữ liệu của các định dạng khác (như Excel, Access…) nhưng được đăng ký vào
Mapinfo.
Những tính chất liên quan đến đồ hoạ của bản đồ số được xử lý trong cửa sổ
bản đồ. Những thông tin liên quan đến dữ liệu (tên trường, địa chỉ, số điện thoại,
tên hiệu trưởng…) được xử lý trong các trường của cửa sổ dữ liệu. Những thông
tin về dữ liệu này có thể được đưa lên bản đồ bằng một số lệnh khác nhau để
minh họa làm rõ bản đồ lúc trình bày bản đồ để in hoặc tiến hành phân tích như
một hệ cơ sở dữ liệu bình thường và kết quả phân tích cũng có thể được phản ánh
trên cửa sổ bản đồ. Ngược lại, một số thông tin trên bản đồ có thể được cập nhật
vào dữ liệu bằng một số lệnh. Tuỳ nhu cầu người dùng có thể mở cửa sổ bản đồ
hay cửa sổ dữ liệu hay cả hai. Ngoài ra còn có một số loại cửa sổ khác trong
Mapinfo.
2.2.4 Đăng kí ảnh trong MapInfo:
Trước hết bản đồ cần số hoá phải được chuyển thành ảnh trên máy tính bằng
máy quét (scanner). Ảnh xử lý xong nên được lưu lại dưới một trong những định
dạng ảnh mà Mapinfo hỗ trợ. Mapinfo hỗ trợ một số định dạng ảnh sau: .jpg, .sid,
.bmp, .gif, .pcx, .bil, .tga, .tif, ….
Nếu không có ý định xử lý ảnh thêm và chỉ sử dụng nhằm mục đích số hoá
trên Mapinfo thì ta có thể lưu ảnh ở định dạng JPEG (.jpg) vì kích thước tương
đối nhỏ. Về mặt nguyên tắc, ảnh quét có thể để ở bất kỳ vị trí nào; khi đăng ký
toạ độ bằng các điểm khống chế Mapinfo sẽ chỉnh bản đồ được số hoá trên nền
ảnh quét đó lại cho đúng toạ độ. Tuy nhiên là nên quay bản đồ theo đúng hướng
bắc nam, vì nếu bản đồ quét hơi lệch thì Mapinfo không cân chỉnh được những
sai số nhỏ này.
 Đăng ký ảnh quét bằng phương pháp Longitude/Latitude (tọa độ trái đất):

Muốn hiển thị được ảnh đúng tỷ lệ và đúng tọa độ trong Mapinfo, ta cần biết
tọa độ của ít nhất 3 điểm trên bản đồ và nạp tọa độ của các điểm đó để Mapinfo
dùng chúng làm cơ sở tính toán tạo độ, khoảng cách, diện tích,… sau này. Số
điểm khống chế tối thiểu là 3 nhưng tốt nhất nên nạp là 4 trở lên vì với 4 điểm trở
lên Mapinfo sẽ tính toán được sai số (tính bằng pixel - điểm ảnh). Việc xác định
các điểm khống chế tuỳ thuộc vào từng loại bản đồ. Như khi chọn các điểm
khống chế, cần chọn các điểm xa nhau càng tốt (vì Mapinfo sẽ tính toán chính
xác hơn) đồng thời cần có ít nhất một điểm nằm gần mép bản đồ nhất là đối với
các ảnh thu được từ vệ tinh.
 Đăng ký ảnh quét bằng phương pháp Non – Earth:
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Trần Cao Đệ
SVTH: Lê Phạm Duy An – Trương Đình Khoa Trang 24
Về mặt thao tác các bước đăng ký ảnh bằng phương pháp Non – Earth cũng
giống như phương pháp Longitude/Latitude nhưng khác nhau một số thao tác ở
hộp thoại Image Registration. Ở hộp thoại này với phương pháp
Longitude/Latitude thì thông số phải thêm vào là tọa độ điểm theo hệ tọa độ trái
đất (degrees) còn ở phương pháp Non – Earth là tọa độ điểm quy đổi ra từ tỉ lệ
bản đồ (km).
Cách quy đổi như sau, ví dụ như một bản đồ có tỷ lệ là 1:40,000 vậy 1cm =
40,000 cm = 0.4 km trên thực địa. Như vậy toạ độ trên ảnh của điểm 1 là
(3.68,2.53) (cm) nên toạ độ của điểm đó tính theo tỷ lệ thực địa sẽ là x = 3.68 x
0.4 và y = 2.53 x 0.4, tức là (x = 1.472, y = 1.012) (km).
2.2.5 Một số tính năng cơ bản của Mapinfo
 Thực đơn File:
_New Table: Tạo một lớp thông tin mới
_Open Table: Mở một lớp thông tin đã có
_Open ODBC Table: Mở một lớp thông tin trong dạng - ODBC đã có.
_Open Workspace: Mở một trang làm việc đã có
_Close Table: Đóng một lớp thông tin đang mở.
_Close All: Đóng mọi lớp thông tin đang mở.

_Save Table: Ghi một lớp bảng thông tin đang mở.
_Save Copy as: Ghi một bảng thông tin đang mở với một tên khác.
_Save Query: Ghi một bảng thông tin thuộc tính đang mở.
_Save Workspace: Ghi một trang đang mở vào.
_Save Windows as: Ghi hình ảnh của một cửa sổ thông tin đang mở dưới
dạng ảnh.
_Revert Table: Quay lại nguyên trạng của bảng thông tin ban đầu khi chưa
sửa chữa.
_Run MapBasic Program: Thực hiện một trình ứng dụng viết trong ngôn
ngữ MapBasic.
_Page Setup: Sắp xếp trang giấy của thiết bị in.
_Print: Thực hiện in ra các thiết bị in
_Danh sách các lớp thông tin đã mở từ trước
_Exit: Thoát khỏi chương trình.
 Thực đơn Edit:
_Undo: Loại bỏ câu lệnh trước đó.
_Cut: Cắt bỏ các đối tượng đã chọn
_Copy: Sao chép các đối tượng đã chọn
_Paste: Dán các đối tượng đang lưu trong bộ đệm của máy tính trong quá
trình Cut và Copy.
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Trần Cao Đệ
SVTH: Lê Phạm Duy An – Trương Đình Khoa Trang 25
_Clear: Xoá các chữ và các đối tượng đã chọn.
_Clear Map Ojects Only: Chỉ xoá các đối tượng trên bản đồ.
_New Row: Thêm một bản ghi mới vào lớp thông tin biên tập.
_Get Info: Hiển thị hộp thông tin địa lý về đối tượng đã chọn.
 Thực đơn Tools:
_Crystal Report: Tạo và mở các báo cáo cho một bảng thông tin.
_Tool Manager: Mở hội thoại quản lý công cụ; thêm hay bớt các chương
trình ứng dụng đã lập từ MapBasic.

_ArcLink: Chuyển đổi dữ liệu giữa MapInfo và Arcinfo.
_Universal Translator: Chuyển đổi dữ liệu của MapInfo sang các dữ liệu
dạng khác và ngược lại, bao gồm các dạng dữ liệu của AutoCAD dxf/dwg,
ESRI Shape, Intergraph MicroStation Design, MapInfo Tab, mid/mif
 Thực đơn Object:
_Set Target: Đặt đối tượng đã chọn thành đối tượng mục tiêu.
_Clear Target: Loại bỏ việc chọn đối tượng thành đối tượng mục tiêu
_Combine: Kết hợp các đối tượng đã chọn thành một đối tượng mới
_Split: Phân tách đối tượng đã chọn thành các đối tượng mới.
_Erase: Thực hiện xoá một phần của đối tượng mục tiêu đã chọn bên trong
đối tượng khác.
_Erase Outside: Thực hiện xoá một phần của đối tượng mục tiêu đã chọn
bên ngoài đối tượng khác
_Overlay Nodes: Tạo ra điểm tại vị trí của các đối tượng giao nhau.
_Buffer: Tạo ra vùng đệm của các đối tượng cho trước.
_Smooth: Làm trơn các đối tượng đã chọn.
_UnSmooth: Loại bỏ sự làm trơn của đối tượng đã bị làm trơn bằng chức
năng Smooth trước đó.
_Convert to Region: Chuyển đối tượng đường thành đối tượng vùng.
_Convert to Polyline: Chuyển đối tượng vùng thành đối tượng đường.
 Thực đơn Query:
_Select: Cho phép chọn các đối tượng thông qua các chỉ tiêu cho trước và
thực hiện đồng thời việc tổng hợp các dữ liệu thuộc tính cho các dữ liệu đã
chọn.
_Select All: Cho phép chọn tất cả các đối tượng trong cùng một lớp đối
tượng _ cho trước đang mở.
_UnSelect All: Loại bỏ sự chọn toàn bộ các đối tượng đang được chọn.
_Find: Tìm kiếm các đối tượng theo một chỉ tiêu cho trước.
_Find Selection: Hiển thị các đối tượng đang chọn vào cửa sổ bản đồ hiện
thời trên màn hình.

×