Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Báo cáo thực tập tại trung tâm văn hóa thông tin thể thao Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.95 KB, 26 trang )

LỜI CẢM ƠN
Chương trình đào tạo Cử nhân Khoa học ngành Văn học của trường Đại
học Khoa học nhằm hướng tới những mục tiêu: Đào tạo cử nhân vừa có kiến
thức khoa học cơ bản về chuyên ngành (tư duy lý luận, kỹ năng nghiên cứu, phê
bình văn học và khả năng sáng tác…) vừa có kiến thức về văn hố, văn học,
ngơn ngữ các dân tộc thiểu số trong khu vực. Từ ngày 01/03/2015 đến ngày
01/04/2015, trường Đại học Khoa học đã tổ chức cho sinh viên Cử nhân Văn
học K9 đi thực tế lần thứ hai nhằm làm quen và tìm hiểu các lĩnh vực chủ
đạo như: báo chí, nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu văn học, nghiên cứu ngôn
ngữ….Bản thân tôi đã lựa chọn Trung tâm Văn hóa Thơng tin – Thể thao
thành phố Thái Ngun là nơi thực tập của mình.
Để đạt được kết quả trong q trình thực tế, tơi xin gửi lời cảm ơn
chân thành nhất tới Ban lãnh đạo trường Đại học Khoa học Thái Nguyên,
Khoa Văn – Xã hội đã tạo cơ hội cho tơi có cơ hội quan sát, thực hành
những gì được học. Tơi cũng chân thành cảm ơn các cơ, chú, anh, chị trong
Trung tâm Văn hóa Thơng tin – Thể thao thành phố Thái Nguyên đã tạo điều
kiện thuận lợi để tơi hồn thành đợt thực tế lần hai này. Đặc biệt, tôi gửi lời
cảm ơn sâu sắc tới chú Hồng Báu Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thông tin
– Thể thao thành phố đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành tốt đợt thực tập, và
anh Mai Xuân Tùng người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian
thực tập tại cơ quan.

Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 3 năm 2015

Sinh viên


Nguyễn Thị Nhâm

MỤC LỤC



PHẦN 1: BÁO CÁO THỰC TẬP

1. Giới thiệu chung.
1.1. Thời gian, địa điểm thực tập.
1.1.1. Thời gian thực tập
Thực hiện kế hoạch đào tạo năm 2014 - 2015, từ ngày 01/03/2015 đến
01/04/2015, trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên tổ chức cho
sinh viên K9 – Cử nhân Văn học thực tập tốt nghiệp tại các cơ quan, tổ chức
để sinh viên có điều kiện tiếp cận, nhận diện công việc và chuẩn bị cho việc
lựa chọn nghề nghiệp khi tốt nghiệp.
1.1.2. Địa điểm thực tập
Trung tâm Văn hóa Thơng tin – Thể thao Thành phố Thái Nguyên, tỉnh
Thái Nguyên.
Địa chỉ: 227 đường Cách Mạng tháng Tám thành phố Thái Nguyên, tỉnh
Thái Nguyên.
Số điện thoại: 02803855297
1.2. Khái quát chung về Thành phố Thái Nguyên
Thái Nguyên là thành phố tỉnh lị của tỉnh Thái Nguyên, là một trong
những thành phố lớn ở miền bắc, trung tâm vùng trun g du và miền núi phía
Bắc. Thành phố Thái Nguyên được thành lập váo năm 1962 và là một thành
phố công nghiệp. Thành phố Thái Nguyên nằm bên bờ Sơng Cầu. Diện tích
189,705km2 và dân số 330.707 người (năm 2010). Thành phố Thái Nguyên


từng là thủ phủ của Khu tự trị Việt Bắc trong suốt thời kỳ tồn tại của khu tự
trị này (1956 – 1965). Ngoài ra, thành phố Thái Nguyên được cả nước biết
đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh.
Vị trí: Thành phố Thái Ngun là đơ thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên

(trước kia thuộc tỉnh Bắc Thái), trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo
dục, khoa học – kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và
vùng trung du miền núi phía Bắc; trung tâm vùng trung du, miền núi Bắc
Bộ, cách thủ đơ Hà Nội 80km. Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú
Lương, phía đơng giáp thị xã Sơng Cơng, phía tây giáp huyện Đại Từ, phía
Nam giáp huyện Phổ n và huyện Phú Bình.
Khí hậu: Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng
đơng bắc Việt Nam, thuộc miền khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có mùa đơng phi
nhiệt đới giá lạnh, ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Khí hậu của thành
phố Thái Nguyên chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đơng và nằm trong vùng ấm
của tỉnh, có lượng mưa trung bình khá lớn.
Các đơn vị hành chính:
Thành phố thái Nguyên gồm 28 đơn vị hành chính phường, xã. Trong đó có
19 phường:
-

Tân Long

-

Trung Thành

- Trưng Vương

- Quan Triều

- Cam Giá

-


Túc Duyên

- Quang Vinh

- Hương Sơn

-

Gia Sàng

- Đông Quang

- Phan Đình Phùng

-

Tân Lập

- Quang Trung

- Tân Thịnh

-

Tân Thành

- Thịnh Đán

-


-

Tích Lương

- Phú Xá

Hồng Văn Thụ


Và 9 xã:
- Tân Cương

-

Thịnh Đức

-

Phúc Trìu

- Phúc Hà

- Đồng Bẩm

-

Phúc Xuân

-


-

Lương Sơn

-

Cao Ngạn

Quyết Thắng

Tài nguyên thiên nhiên: Thành phố Thái Nguyên có nguồn tài nguyên
thiên nhiên đa dạng và phong phú. Tài nguyên đất, tại nguyên rừng, tài
nguyên khoáng sản, tài nguyên nước… tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển
kinh tế, văn hoá, xã hội, du lịch.
Tài nguyên đất: so với diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất
phù sa khơng được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35ha,
chiếm 17,65% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa khơng được bồi
hàng năm, chua, glây yếu có 100,19ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự
nhiên được phân bổ chủ yếu ở phường Phú Xá; đất phù sa ít được bồi hàng
năm trung tính ít chua có 379,84ha, chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên;
đất (Pcb1) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ
giới nhẹ có 271,3ha, chiếm 1,53%; đất (Pcb2) bạc màu phát triển trên phù sa
cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nặng có 545,6ha, chiếm 3,08%...
Tài nguyên rừng: rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và
rừng trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM, vùng
chè Tân Cương cùng với các loại cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải,
quýt, chanh... Cây lương thực chủ yếu là cây lúa nước, ngơ, đậu... thích hợp
và phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát
triển, đất glây trung tính ít chua.
Tài ngun khống sản: 2 tuyến sơng lớn chảy qua (sơng Cầu và

sơng Cơng), do đó cung cấp cho thành phố một lượng cát, sỏi phục vụ xây
dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho tồn thành phố. Thành phố
nằm trong vùng sinh khống đơng bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh


khống Thái Bình Dương. Mỏ than nội địa Khánh Hồ thuộc xã Phúc Hà có
trữ lượng than rất lớn.
Nguồn nước: hai bên bờ sông của khu vực Đồng Bẩm, Túc Duyên có
lượng nước ngầm phong phú.
Kinh Tế
Thành phố Thái Nguyên có tài ngun khống sản đa dạng, phong
phú, có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển tập đồn cây rừng, cây
công nghiệp, cây ăn quả và vật nuôi. Có tiềm năng lớn để phát triển du lịch
với Hồ Núi Cốc, di tích lịch sử, cách mạng, có khu Gang Thép Thái
Nguyên- cái nôi của ngành thép Việt Nam.
Đặc biệt, Thái Ngun có nhiều khả năng phát triển nơng - lâm nghiệp, có
vùng chè nổi tiếng, đứng thứ hai trong cả nước về diện tích trồng chè. Thái
Nguyên cũng có nhiều loại khống sản như: than, sắt, đá, vơi, cát,
sỏi....Trong đó, than được đánh giá là có trữ lượng lớn thứ hai trong cả nước,
sau Quảng Ninh.
Trên địa bàn thành phố có nhiều cơ sở sản xuất cơng nghiệp về khai
khống, luyện kim, cơ khí, VLXD, hàng tiêu dùng... Khu Gang Thép Thái
Nguyên được xây dựng từ những năm 60 là nơi sản xuất thép từ quặng duy
nhất tại Việt Nam và hiện đang được tiếp tục đầu tư chiều sâu để phát triển.
Có nhiều nhà máy Xi măng công suất lớn đã và đang được tiến hành xây
dựng. Thành phố Thái Ngun có đội ngũ cán bộ, cơng nhân có kinh
nghiệm, năng lực, trình độ cao và đội ngũ sinh viên tốt nghiệp hàng năm từ
các trường Đại học, chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật trên địa bàn, đáp
ứng yêu cầu phát triển của thành phố.
Thành phố đã và đang có những chế độ ưu đãi đối với các doanh

nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào thành phố. Nhằm cải thiện môi
trường đầu tư, UBND thành phố đã tích cực cải tiến các thủ tục hành chính,


tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư tại thành phố
theo nguyên tắc "1 cửa", giảm thiểu thời gian khi nhà đầu tư làm thủ tục
hành chính để tiến hành đầu tư hoặc kinh doanh tại thành phố.
Năm 2011, Thành phố Thái Nguyên đạt các chỉ tiêu kinh tế như sau: GDP
đầu người đạt 37triệu đồng (tăng7 triệu đồng so với năm 2010), Thu ngân
sách đạt 960 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp địa phương đạt 3015tỷ
đồng.
Danh lam thắng cảnh - Văn hóa - Du lịch
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm du lịch của tỉnh Thái Nguyên và các
tỉnh miền núi phía Bắc. Nơi đây có khu du lịch Hồ Núi Cốc nổi tiếng với
nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, có Bảo tàng Văn hố các dân tộc Việt Nam
mới được tổ chức SIDA Thuỵ Điển tài trợ sửa chữa, nâng cấp, là nơi lưu giữ
hầu hết các di sản mang đậm bản sắc của các dân tộc Việt Nam, làng nghề
chè Tân Cương nổi tiếng, đền thờ Đội Cấn và 91 di tích lịch sử văn hố
khác.
Nhà hát ca múa dân gian Việt Bắc
Nhà hát ca múa dân gian Việt Bắc là nhà hát trung ương đóng trên địa bàn
Thái Nguyên trực thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Trụ sở tại Đường
Chu Văn An - TP.Thái Nguyên. Nhà hát đang được đầu tư xây dựng địa
điểm mới tại Đường Hoàng Văn Thụ - TP.Thái Nguyên
Khu du lịch Hồ Núi Cốc
Cách trung tâm thành phố 16 km về phía Tây, Khu du lịch Hồ Núi Cốc hứa
hẹn là điểm đến đầy hấp dẫn với du khách. Đến với Hồ Núi Cốc là đến với
truyền thuyết huyền thoại Nàng Cơng Chàng Cốc, là hịa mình vào phong
cảnh non nước nên thơ hữu tình nơi đây. Cùng với đó là hệ thống vui chơi
giải trí khá thú vị như: Huyền Thoại Cung, Động Ba Cây Thông, Động Thế

giới Âm phủ, Sân khấu nhạc nước, Vườn thú Hồ Núi Cốc, Công viên nước


Hồ Núi Cốc...hay bạn cũng có thể đi du thuyền trên hồ, đi thăm các hịn đảo,
thăm ngơi nhà cổ 300 năm trên Hồ Núi Cốc. Tất cả sẽ đem lại cho bạn
những giây phút nghỉ ngơi thư giãn tuyệt vời nhất tại Hồ Núi Cốc. Trong
những năm qua, mạng lưới nhà hàng khách sạn không ngừng được đầu tư
xây dựng và phát triển, đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng cao của du khách.
Khu du lịch Hồ Núi Cốc được xác định là vùng du lịch trọng điểm quốc gia.
Chùa Phủ Liễn
Tên chữ là Phù Chân tự, được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX trên một quả đồi
thoai thoải thuộc làng Phù Liễn, huyện Đồng Hỷ (nay thuộc phường Hoàng
Văn Thụ- TPTN). Chùa đã được trùng tu nhiều lần. Các cơng trình chính của
chùa như điện Tam Bảo, điện thờ Mẫu, nhà tổ và một số nhà tháp là nơi đặt
linh vị của các nhà sư trụ trì. Từ xa xưa, chùa Phù Liễn được coi là địa linh,
là một trong những điểm hành hương về cầu trời phật của người dân Thái
Nguyên.
"Khi Mỏ Bạch, khi Xương Rồng
Khi Phù Liễn tự, khi Đồng Mỗ am"
Vào ngày mùng một, ngày rằm hàng tháng, Phật tử khắp nơi về chùa Phù
Liễn thắp hương cúng Phật. Lễ hội của nhà chùa mở vào ngày 12 tháng
Giêng hàng năm, trong lễ hội có nhiều trị chơi dân gian như chọi gà, kéo co,
múa sư tử và hội thơ xuân Phù Liễn.
Đền Đội Cấn
Đền thờ ông Đội Cấn- Thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp tại
Thái Nguyên năm 1917 và các nghĩa sĩ tham gia khởi nghĩa này. Đền cũ
được xây dựng trước năm 1945, đã bị bom Pháp phá huỷ năm 1947. Ngôi
đền hiện nay xây dựng trên nền cũ, trong khuôn viên khu đài tưởng niệm các
anh hùng liệt sỹ tỉnh Thái Nguyên ở trung tâm thành phố.
Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam



Tọa lạc trên đường Đội Cấn thành phố Thái Nguyên, Bảo tàng văn hóa các
dân tộc Việt Nam là bảo tàng trung ương duy nhất đóng trên địa bàn Thái
Nguyên trực thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Bảo tàng được xây
dựng từ năm 1960 với lối kiến trúc độc đáo vào loại bậc nhất Việt Nam. Với
5 phòng trưng bày trong nhà và 6 khu vực trưng bày ngồi trời với nhiều nền
văn hóa của các dân tộc thuộc nhiều vùng miền khác nhau. Đến với Bảo tàng
văn hóa các dân tộc Việt Nam là hịa mình với khơng gian văn hóa các vùng
miền, được thỏa sức tìm hiểu văn hóa của 54 dân tộc anh em, qua đó tăng
cường sự hiểu biết giữa các dân tộc, các vùng miền trên đất nước Việt Nam.
Hãy đến với Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam - Số 1 Đường Đội Cấn
TP.Thái Nguyên
Bảo tàng quân khu I
Bảo tàng Bảo tàng lực lượng vũ trang Việt Bắc - Quân khu I tọa lạc trên
khuôn viên rộng 45 nghìn m² thuộc phường Tân Thịnh, TP Thái Nguyên.
Đây là nơi gìn giữ và giới thiệu hơn 9.500 hiện vật các loại phản ánh lịch sử
hình thành và phát triển trong các thời kỳ cách mạng của lực lượng vũ trang
Việt Bắc - Quân khu I.
Nhà trưng bày của Bảo tàng được xây dựng hai tầng. Tầng một diện tích 700
m² trưng bày giới thiệu vị trí chiến lược, truyền thống yêu nước cách mạng
của vùng Việt Bắc và phòng triển lãm chuyên đề. Tầng hai 800m2 trưng bày
theo các chủ đề: Việt Bắc căn cứ địa cách mạng, chiến trường chính của cả
nước trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp (1946 - 1954); Quân khu
I trong cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975), Quân khu I trong xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; quan hệ quốc tế và trưng bày
chuyên đề. Bảo tàng cịn có khu trưng bày ngồi trời hiện đang trưng bày 28
hiện vật gốc thể khối lớn như: Máy bay, tên lửa, ra đa, súng pháo là vũ khí,
khí tài do con em đồng bào các dân tộc Việt Bắc sử dụng lập nên nhiều
chiến công trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc.



Ẩm thực - Đặc Sản
Xưa nay, nói đến trà Việt, người ta nghĩ ngay đến trà Thái Nguyên.
Mặc dù diện tích trồng chè chỉ đứng thứ 2 cả nước (sau Lâm Đồng), nhưng
Thái Nguyên nằm trong vùng chè lâu đời của Việt Nam, với sản phẩm chè
có hương vị đặc trưng mà khơng nơi nào khác có được. Từ rất lâu, chè Thái
Nguyên đã được tôn vinh là "đệ nhất danh trà" của đất nước. Chè Thái
Nguyên ngon nhất là chè xanh Tân Cương, búp đều, nhỏ, hình móc câu, có
vị cốm thơm. nước pha trà ngon nhất là nước suối đầu nguồn, nước sạch ở
giữa lịng sơng hoặc nước giếng khơi.
2. Khái quát về cơ quan thực tập
2.1. Lịch sử ra đời và phát triển
2.1.1. Lịch sử ra đời
Cơ sở thực tiễn và nguyện vọng của nhân dân
Nhà văn hóa thành phố tiền thân là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND
thành phố được thành lập năm 1987, năm 1994 sáp nhập với Phịng Văn hóa
thơng tin – thể thao, quy mô nhỏ được xây dựng trong đất của Thành đội
Thái Nguyên. Trong những năm qua, Nhà văn hóa đã hoạt động phục vụ
đúng chức năng quy định: Tổ chức hoạt động nghiệp vụ, hướng dẫn chuyên
môn, phương pháp tổ chức đời sống văn hóa cơ sở, biểu diễn, tuyên truyền
cổ động, triển lãm… tạo ra nhiều nhân tố mới trong phong trào xây dựng
văn hóa văn nghệ quần chúng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên; Trên cơ
sở đó thúc đẩy cuộc vận động xây dựng mơ hình mới nhà văn hóa cơ sở phát
triển ở 25 phường, xã. Đây là cơ sở vật chất quan trọng trong công tác vận
động nhân dân xây dựng đời sống nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa tinh
thần, tạo ra mơi trường văn hóa mới ở nơng thơn và khu dân cư góp phần
xây dựng gia đình văn hóa, tổ xóm văn hóa trong cơng cuộc cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Đáp ứng nhu cầu thơng tin, sinh hoạt vui chơi



giải trí, hoạt động và sáng tạo văn hóa nghệ thuật, cũng như hưởng thụ đời
sống văn hóa thể thao cho mọi tầng lớp nhân dân.
Có thể nói: Trong những năm qua cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa
thơng tin, thể thao đã được đầu tư khá tồn diện, nổi bật là các thiết chế về
văn hóa, thơng tin, thể thao của tỉnh và thành phố được đầu tư khá hiện đại,
các cơng trình văn hóa như: Bảo tàng, Di tích lịch sử, Tượng đài thành phố,
Quảng trường, Đài phát thanh truyền hình, Trung tâm Dịch vụ thi đấu tỉnh…
đã tạo ra quần thể và quy hoạch hiện đại, diện mạo mới của thành phố Thái
Nguyên ngày càng khang trang, sạch đẹp. Cuộc sống mới được phát triển
phù hợp với tiêu chí đánh giá phong trào xây dựng đời sống văn hóa, đặc
biệt là phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu
dân cư đem lại nhiều cơng trình văn hóa thể thao như: Nhà văn hóa cơ sở,
sân chơi, bãi tập, khu vui chơi… tồn thành phố có 154 nhà văn hóa cơ sở,
hàng chục sân chơi cầu lông, tennis được xây dựng đáp ứng nhu cầu sinh
hoạt vui chơi hoạt động của nhân dân, góp phần quan trọng nâng cao chất
lượng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng xã, phường, cơ quan, trường học
vững mạnh toàn diện.
Tuy nhiên bên cạnh đó cơng tác văn hóa thơng tin, TDTT của thành phố
cũng cịn gặp nhiều khó khăn: cơ sở vật chất cho hoạt động VHTT còn
nghèo nàn, thiếu thốn, mạng lưới thông tin cơ sở, thiết bị công tác tuyên
truyền thông tin thiếu không đồng bộ, lạc hậu, công tác quản lý, cơng tác cán
bộ VHTT cịn yếu, thiết chế văn hóa cấp thành phố quy mơ nhỏ chưa phù
hợp trong khi đó nhu cầu văn hóa, thể thao của nhân dân ngày càng cao, vì
đời sống vật chất được nâng lên thì đời sống tinh thần hoạt động văn hóa thể
thao phải được quan tâm, do đó thành phố phải được đầu tư xây dựng mới
khu Trung tâm hoạt động văn hóa thể thao đáp ứng yêu cầu hướng dẫn
nghiệp vụ chuyên môn cho cơ sở, tổ chức hoạt động cấp thành phố: Thao tác
kỹ năng, mơ hình mẫu, bồi dưỡng hạt nhân nòng cốt, năng khiếu, vui chơi



giải trí, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của nhân dân lao
động thành phố. Hiện nay thành phố chưa có một Trung tâm Văn hóa Thông
tin – thể thao thành phố vừa là nguyện vọng của nhân dân vừa là yêu cầu cấp
thiết của thành phố nhằm củng cố ổn định hoạt động văn hóa thể thao và
hoạt động sự nghiệp văn hóa thể thao đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong
điều kiện thành phố đã được nâng cấp là thành phố đô thị loại II.
Cơ sở pháp lý
Căn cứ vào Thông tư liên tịch số: 28/1998/ TT-LT ngày 13/01/1998 của
Ban tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ), Bộ VHTT, Ủy ban TDTT
về việc hướng dẫn tổ chức văn hóa thông tin và thể thao ở địa phương.
Căn cứ vào Thông tư liên bộ số: 589/ TT-LB ngày 7/8/1993 của Ban tổ
chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ nội vụ) và Tổng cục TDTT (nay là Ủy
ban TDTT) về hướng dẫn tổ chức bộ máy cơ quan quản lý về TDTT ở địa
phương.
Căn cứ vào quyết định số: 802/ QĐ-TTg ngày 30/10/1996 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể thành phố Thái Nguyên giai
đoạn 1996- 2010 và từ năm 2010 - 2020.
Căn cứ vào Thông báo số: 128/ TB-TU ngày 5/7/2002 của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên về việc đồng ý cho thành phố Thái Ngun thành
lập Trung tâm Văn hóa Thơng tin- Thể thao.
2.1.2. Sự phát triển
Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên được quy hoạch trên diện
tích đất và một số hạng mục cơng trình hạ tầng cơ sở của cơng ty cổ phần bê
tông và xây dựng Thái Nguyên hiện nay.
- Vị trí địa lý: Diện tích gần 21.000m2
+ Phía Đơng giáp khách sạn cơng ty CPBT (đã có quy hoạch)


+ Phía Bắc giáp Hồ điều hịa Xương Rồng (đã có quy hoạch)

+ Phía Tây giáp khu dân cư đường Quốc lộ 3
+ Phía Nam giáp đường Bắc Nam
Trung tâm Văn hóa thơng tin – thể thao nằm ở vị trí này có mơi trường
cảnh quan đẹp, là trung tâm đi lại thuận lợi, đáp ứng nhu cầu quy hoạch thiết
kế đủ các hạng mục cơng trình phục vụ nhu cầu VHTT của nhân dân.
Về quy mô: xây dựng Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Ngun có
quy mơ phù hợp với bản sắc dân tộc vùng Việt Bắc, phù hợp với quá trình
phát triển của thành phố Thái Nguyên, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của
đời sống xã hội, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của thành phố, nâng
cao đời sống tinh thần cho mọi tầng lớp nhân dân.
Từ khi thành lập Trung tâm Văn hóa Thơng tin – Thể thao tới nay cơ
quan đã làm tốt mọi nhiệm vụ và đạt nhiều kết quả cao.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn.
2.2.1. Chức năng
Trung tâm Văn hóa Thơng tin – Thể thao thành phố Thái Ngun là đơn vị
sự nghiệp văn hóa, thể thao, là nơi tổ chức, hướng dẫn và thực hiện sinh hoạt
các hoạt động văn hóa – thể thao nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho nhân
dân thành phố Thái Nguyên, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và
nhà nước và của ngành văn hóa, thể thao quy định
2.2.2. Nhiệm vụ và Quyền hạn
- Xây dựng kế hoạch hoạt động, chương trình cơng tác hoạt động
chun mơn hàng năm trình UBND thành phố phê duyệt thực hiện.
- Tổ chức, hướng dẫn, thực hiện các hoạt động văn hóa, thơng tin, thể
dục thể thao trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, quản lý thư viện, nhà bảo


tàng, các di tích lịch sử, di tích văn hóa, các danh lam thắng cảnh trên địa
bàn thành phố.
- Xây dựng mơ hình nếp sống văn hóa, tổ xóm văn hóa, cơ quan văn
hóa, gia đình văn hóa, việc cưới, việc tang và lễ hội.

- Phát hiện bồi dưỡng các nguồn năng khiếu nghệ thuật, thể thao phục
vụ phong trào văn hóa, thể thao quần chúng. Hướng dẫn xây dựng các loại
hình câu lạc bộ văn hóa, thể thao đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
- Tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng, lễ hội
truyền thống. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và
phương pháp công tác đội ngũ cán bộ văn hóa xã, phường nhằm thực hiện
tốt chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, nhà nước tại địa
phương.
- Tổ chức các loại hình dịch vụ văn hóa, thể thao phục vụ nhu cầu của
nhân dân đồng thời quản lý và sử dụng có hiệu quả các cơng trình văn hóa
được UBND thành phố giao.
- Lập dự tốn kinh phí hoạt động hàng năm, kế hoạch bổ xung, phát
sinh đột xuất theo yêu cầu của UBND thành phố trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
- Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ được thành phố
giao.
- Quản lý viên chức, người lao động và tài chính, tài sản thuộc đơn vị
theo quy định của pháp luật.

2.3. Cơ cấu tổ chức hiện nay.


Hiện nay Trung tâm văn hóa thơng tin – thể thao thành phố Thái
Nguyên có 30 cán bộ, gồm: 1 Giám đốc, 3 Phó giám đốc, 4 trưởng phịng và
22 chuyên viên. Cụ thể công việc của từng người như sau:

Ban lãnh đạo và các bộ phận

Số


Tên cán bộ, công chức

lượng

- Giám đốc: phụ trách chung và chịu
trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành

01

Hoàng Báu

phố về mọi hoạt động thực hiện nhiệm vụ
được giao của cơ quan.

- Vị trí Phó giám đốc phụ trách công

01

tác Thông tin - cổ động: Có trách nhiệm
giúp giám đốc về chun mơn hoạt động
tun truyền và chịu trách nhiệm thực hiện
Ngô Văn Hùng

các nhiệm vụ được phân công và thay mặt
Giám đốc giải quyết công việc trong phạm
vi được giao khi Giám đốc đi vắng và ủy
quyền.

- Vị trí Phó giám đốc phụ trách cơng
tác văn hóa văn nghệ: Có trách nhiệm

giúp giám đốc về chun mơn hoạt động
văn hóa, văn nghệ và chịu trách nhiệm thực
hiện các nhiệm vụ được phân công và thay
mặt Giám đốc giải quyết công việc trong

01

Mai Xuân Tùng


phạm vi được giao khi Giám đốc đi vắng và
ủy quyền
- Vị trí Phó giám đốc phụ trách cơng
tác thể dục thể thao: Có trách nhiệm giúp
giám đốc về chuyên môn hoạt động

Lâm Anh Tuấn

TDTT và chịu trách nhiệm thực hiện các
01

nhiệm vụ được phân công và thay mặt
Giám đốc giải quyết công việc trong
phạm vi được giao khi Giám đốc đi vắng
và ủy quyền.

1. Hà Thị Nguyệt Ánh (Trưởng

Phòng Hành chính - tổng hợp:


phịng)

- Thực hiện về nhiệm vụ công tác tổng
hợp, thi đua khen thưởng, tham mưu giúp

2. Trần Thị Nga (Phó phịng)

việc cho BGĐ cơng tác quản trị, công tác

Chuyên viên:

nội vụ...
05

- Thực hiện về nhiệm vụ theo dõi tài

1. Hồng Thị Hồng Liên
2. Nơng Trương Lệ Thơ

chính, phân cơng phục vụ, kiểm tra quản

3. Nguyễn Thị Hương.

lý tài sản, cơ sở vật chất, chế độ chính
sách lao động của đơn vị theo sự phân
công của giám đốc.

1. Bế Tuyết Nhung (Trưởng

Phịng nghiệp vụ Văn hóa – Thơng tin:


phịng)

- Thực hiện về nhiệm vụ tun truyền

2. Bùi Hồng Vinh (Phó phịng)

trực quan, tun truyền cổ động, pa nơ,
hình ảnh, áp phích, tờ rơi…

07

Chun Viên:


1.Vương Thị Kim Tuyết

- Tham mưu, giúp việc cho BGĐ về
cơng tác thiết kế ma két, các chương trình

2. Nguyễn Thị Thanh Thúy

lưu động, cổ động.

3. Nguyễn Tiến Hoàng
4. Nguyễn Đức Thịnh
5. Mai Thị Loan
1. Vũ Đức Thắng (Trưởng

Phòng nghiệp vụ Thể dục thể thao:


phòng)

- Thực hiện nhiệm vụ hoạt động thể

2. Nguyễn Ngọc Hưng (phó

dục thể thao, tổ chức thi đấu, hướng dẫn
phong trào thể dục thể thao quần chúng.

07

phịng)

- Tham mưu, giúp việc cho BGĐ về cơng

Chun viên:

tác tổ chức, hướng dẫn các hoạt động

1. Phạm Trung Hiếu

phong trào thể dục thể thao.

2. Lê Huy Quỳnh
3. Phùng Thị Phương Thảo
4. Nguyễn Anh Thế
5. Trần Xuân Hiệu

Tổ tuyên truyền:


1. Lại Duy Tuyên (Tổ Trưởng)

- Viên chức thực hiện nhiệm vụ thiết kế ma

2. Nguyễn Duy Hưng (Tổ phó)

két, kẻ vẽ băng, cờ khẩu hiệu, pa nô tuyên
truyền
- Viên chức thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn

07

Chuyên viên:
1. Đỗ Anh Tuấn

tổ chức các hoạt động văn hóa cơ sở, thiết

2. Nguyễn Quốc Đạt

chế nhà văn hóa cơ sở, các mơ hình hoạt

3. Lê Quý Kiên

động CLB
- Viên chức thực hiện nhiệm vụ tổ chức các
chương trình ca, múa, kịch phục vụ nhiệm

4. Vũ Duy Thơng
5. Phạm Cơng Thồng



vụ chính trị
- Viên chức thực hiện nhiệm vụ quản lý,
vận hành trang thiết bị loa đài, âm thanh,
ánh sáng, điều hành nhạc cụ phục vụ các
chương trình ca, múa, nhạc
- Viên chức thực hiện nhiệm vụ hướng
dẫn, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao
- Viên chức thực hiện nhiệm vụ viết các
bài tuyên truyền cổ động, hướng dẫn, dẫn
chương trình tại các di tích lịch sử

3. Q trình thực tập
3.1. Nhiệm vụ được giao
Thực hiện theo kế hoạch của khoa Văn – Xã hội, trường Đại học Khoa
học- Đại Học Thái Nguyên.
Thời gian thực tập của tôi tại Trung tâm Văn hóa Thơng tin – Thể thao
thành phố Thái Nguyên từ ngày 1/3/2015 đến hết ngày 1/4/2015
Thời gian làm việc:
- Buổi sáng từ 7h00 đến 11h30
- Buổi chiều từ 13h30 đến 17h00
- Thứ bảy và chủ nhật ngày nghỉ
Trong một tháng thực tập tại cơ quan, tôi đã được phân cơng làm nhiệm vụ:
- Tìm hiểu vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Trung tâm Văn hóa Thơng tin – Thể thao thành phố Thái Nguyên.


- Tìm hiểu các tài liệu và cơng việc của đơn vị.
- Tìm hiểu về các vùng văn hóa, đặc biệt những vùng văn hóa được

trực.
- Tham gia một số nội dung thực hiện dự án xây dựng làng văn hoá du
lịch cộng đồng vùng chè đặc sản Tân Cương – TP Thái Nguyên.
- Tham gia vào các hoạt động của các bộ phận ở cơ quan và liên ngành:
Chào mừng ngày mùng 8-3 thành phố, Giải Việt Dã thành phố, Hội thơ, . . .
3.2. Lịch làm việc cụ thể trong thời gian thực tập
Trong quá thực tập tại Trung tâm Văn hóa Thơng tin – Thể thao tơi đã
ghi chép những cơng việc mình làm theo ngày như sau:

Lịch làm việc theo ngày:

Thời gian

Công việc
- Tham gia hội trà xuân cùng các anh chị tại Tân

01/03/2015

Cương tìm hiểu hoạt động của cơ quan mình đang
làm, cũng như tìm hiểu nền văn hóa chè của người
dân Tân Cương nói chung và người dân Thái
Nguyên nói riêng

02/03/2015

- Gặp mặt Lãnh đạo phòng nhận quyết định về việc
tiếp nhận sinh viên thực tập.
- Ra mắt và làm quen với cán bộ, cơng chức, viên
chức Trung tâm Văn hóa thơng tin – Thể thao thành
phố.

- Nhận quyết định và kế hoạch hướng dẫn sinh viên


thực tập của cơ quan. Cán bộ hướng dẫn trực tiếp là
cán bộ Mai Xuân Tùng.
- Đến cơ quan làm quen cùng anh chị, nghe chú
Đăng trưởng ban hội Nghệ Thuật giới thiệu về cơ
quan, và các hoạt động của cơ quan, nghe hoạt động
sắp tới, tham gia cùng các anh chị vào hoạt động
03/03/2015

mùng 8-3 của Uỷ Ban thành phố( tham gia văn
nghệ).

- Đi tập văn nghệ tại Uỷ Ban thành phố.
04 - 05/03/2015

- Hội diễn chào mừng ngày mùng 8-3, tham gia vào
hội diễn.
06/03/2015
- Ngày 7-3 đến ngày 14-3 đến cơ quan tìm hiểu về
đề tài đọc các tài liệu về cơ quan, nghe anh chị phổ
biến về công việc sắp tới là giải chạy việt dã thành
phố của bên thể thao phát động và cơ quan giao
07-14/03/2015

nhiệm vụ cho đội thực tập tham gia cùng cơ quan
trong tổ trọng tài, họp và nghe phổ biến về quy định
cũng như cách làm.


- Ngày 15-3 giải Việt Dã khai mạc, tham gia vào
trọng tài chốt trên các vị trí trọng yếu.
15/03/2015


- Lên cơ quan làm việc và tìm hiểu tài liệu, tham
16-17/03/2015

khảo và hỏi cán bộ, công chức viên chức về lễ hội
trà xuân.

- Đi cơ sở tìm hiểu đề tài lễ hội trà xuân
- Ở nhà lập đề cương cho bài báo cáo thực tế và sản
18/03/2015

phẩm.

14/07/2014

- Lên cơ quan làm việ và đưa đề cương đã làm cho

15/07/2014

cán bộ hướng dẫn xem, và chỉnh sửa.
- Hoàn thiện đề cương cho bài báo cáo thực tế

- Đến cơ quan tìm tài liệu về đề tài, làm bài và đi
19-23/03/2015

giao lưu với anh chị trong cơ quan.


- Nghe anh chị phổ biến về hoạt động sắp tới của cơ
quan Đại Hội Chi Bộ, Tham gia vao một số tiết mục
24-26/03/2015

trong đại hội.

- Lên cơ quan làm việc theo lịch, tìm hiểu nghiên cứu
27-30/03/2015

tài liệu để phục vụ cho bài sản phẩm thực tập.
- Lập đề cương cho bài sản phẩm xong và đưa cho cán
bộ hướng dẫn sửa giúp.
- Làm bài báo cáo thực tế hoàn chỉnh và nộp cho cán
bộ hướng dẫn sửa, bổ sung những vấn đề còn thiếu


trong bài báo cáo thực tập.
- Sửa bài và làm bài báo cáo thực tập hoàn chỉnh để
cán bộ hướng dẫn xem.

- Sáng Đại Hội diễn ra, tham gia đại hội.
- Chiều nộp bài báo cáo và sản phẩm thực tập cho
31/03/2015

Lãnh đạo Trung tâm Văn hóa xem xét và chỉnh sửa
lần cuối.
- Xin nhận xét đánh giá của quá trình hướng dẫn

01/04/2015


thực tập.
- Xin xác nhận của Lãnh đạo Trung tâm Văn hố
Thơng tin – Thể thao thành phố Thái Nguyên.

3.3. Kết quả đạt được
Trong quá trình thực tập tại cơ quan, trên cở sở các nội dung công việc
đã được Lãnh đạo Trung tâm Văn hóa Thơng tin – Thể thao triển khai cho
sinh viên thực tập. Cơ quan mà đặc biệt là cơ quan đã tạo điều kiện thuận lợi
nhất giúp tơi hồn thành các nội dung được giao. Hàng ngày đến cơ quan
làm việc đúng giờ và tuân thủ những quy định của phòng cũng như của cơ
quan. Mỗi ngày tôi đều nhận được những công việc riêng dưới sự hướng dẫn
trực tiếp của cán bộ Trung tâm Văn hóa Thơng tin – Thể thao. Bên cạnh đó
tơi có xin phép Lãnh đạo được tìm hiểu, nghiên cứu về đề tài: “Lễ hơi truyền
thống văn hóa Chè Tân Cương, xã Tân Cương – thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên”. Cơ quan đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong việc tìm
tài liệu để thực hiện bài báo cáo được tốt. Bài nghiên cứu của tôi được cơ
quan xác nhận và đánh giá cao về tinh thần ham học hỏi và tìm tịi nghiên
cứu khoa học.


Mặc dù thời gian thực tập tại cơ quan có một tháng nhưng tơi cảm nhận
được sự hữu ích và hiệu quả công việc rất cao. Tôi tranh thủ mọi lúc để tiếp
cận với các hoạt động của cơ quan và hiểu những công việc hàng ngày mà cơ
quan thực hiện, giúp tơi hiểu hơn về cơng tác văn hóa, bảo tồn và phát huy
những giá trị văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần.
4. Nhận xét, ý kiến đề xuất và rút kinh nghiệm
4.1. Nhận xét
4.1.1. Thuận lợi
Quá trình thực tế tại Trung tâm Văn hóa Thơng tin – Thể thao thành

phố Thái Nguyên tôi đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện rất lớn từ phía
ban Lãnh đạo cũng như các cán bộ cơ quan đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ tơi
trong q trình thực tập.
Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên là đơn vị sự nghiệp
phục vụ đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân thành phố, có tác động trực
tiếp đến đời sống tinh thần của nhân dân, tạo ra thiết chế - nền tảng của xã
hội để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, thực hiện đường lối chính sách
của Đảng và Nhà nước, các chỉ tiêu kinh tế - văn hóa xã hội, an ninh quốc
phịng của thành phố, góp phần tăng cường giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,
nâng cao dân trí để phát triển kinh tế xây dựng đời sống mới. Đồng thời
cũng góp phần tiết kiệm 1 khoản ngân sách hàng năm phải thuê mượn sân
bãi, sân khấu biểu diễn, thi đấu và các thiết bị khác cho hoạt động văn hóa
thơng tin – thể thao, tạo công ăn việc làm cho từ 15 đến 30 lao động hợp
đồng các bộ môn như: Bồi dưỡng năng khiếu, trọng tài, nhạc công, đạo diễn
sân khấu, vui chơi ca nhạc, vũ hội và các môn thể thao khác. Một số hạng
cơng trình kêu gọi đầu tư nhằm cùng xã hội hóa các dịch vụ văn hóa thể thao
sẽ tạo thêm một nguồn kinh phí đáng kể ngồi ngân sách phục vụ tốt cho các


loại hình theo nhu cầu của nhân dân như: Khu vui chơi ca nhạc, giải trí, giải
khát, phịng tập thẩm mỹ, thể hình, đua thuyền lướt sóng…
Trung tâm VHTT-TT là trung tâm phương pháp hoạt động ngoài giờ của
người lao động, phù hợp với thời gian nghỉ ngơi, thời gian nhàn rỗi và nhu
cầu giải trí của nhân dân, thu hút đông đảo mọi tầng lớp tham gia sinh hoạt,
hoạt động tại trung tâm theo nguyện vọng và năng khiếu cá nhân.
Nghiên cứu, thực hành phương pháp mẫu các loại hình nghệ thuật, thể
thao, áp dụng và thể nghiệm tại cơ sở, tạo ra mơi trường văn hóa lành mạnh
phục vụ cuộc sống mới ở khu dân cư như: Phương pháp cơng tác Nhà văn
hóa cơ sở, phương pháp văn nghệ quần chúng, thông tin cổ động, triển lãm
tranh, các trò chơi dân gian, võ dân tộc, lễ hội dân gian, hiện đại…Tuyên

truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị và các hoạt động xã hội khác, góp phần
nâng cao đời sống văn hóa sơ sở và đời sống tinh thần cho nhân dân; giảm
thiểu hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại,
đem lại hiệu quả nhất đinh trong phong trào “Toàn dân đồn kết xây dựng
đới sống văn hóa” của thành phố Thái Nguyên, nâng cao chất lượng đời
sống vật chất và tinh thần ngày càng cao cho nhân dân, xây dựng thành phố
Thái Nguyên giàu đẹp văn minh.
Hầu như tôi không gặp khó khăn gì nhiều trong q trình thực tế tại
Trung tâm Văn hóa Thơng tin – Thể thao thành phố Thái Ngun.
4.1.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, tơi cịn gặp một số khó khăn nhất định như:
Bản thân tơi chưa có kinh nghiệm trong cơng việc và chưa có kiến thức
chun sâu về chun ngành văn hố cũng như chuyên ngành những kiến
thức chuyên sâu về từng vùng văn hóa, di tích lịch sử, các hiện vật và các lễ
hội…


4.2. Một số ý kiến đề xuất
Cùng với sự năng động, say mê của các nhà nghiên cứu, rất cần sự
quan tâm hơn nữa của các tổ chức, các ban ngành lãnh đạo để có nhiều cơng
trình, nghiên cứu, sưu tầm có chất lượng, đóng góp hiệu quả vào việc gìn
giữ, phát huy, bảo tồn những giá trị văn hố vật chất, văn hố dân tộc mình.
Hoạt động phối hợp tổ chức các buổi toạ đàm, hội thảo chuyên sâu
giữa cơ quan, nhà trường và học sinh, sinh viên.
Tổ chức tuyên truyền giáo dục ý thức trách nhiệm của nhân dân về
việc phát hiện, bảo tồn di sản văn hóa của tỉnh, khơi dậy truyền thống yêu
nước cách mạng, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực, mở các lớp tập huấn cho cán bộ,
đầu tư trang thiết bị, có chế độ đảm bảo sức khỏe cho cán bộ Trung tâm Văn
hóa Thơng tin – Thể thao khi làm việc ngoài trời.

4.3. Rút kinh nghiệm
Qua một tháng thực tập tại Trung tâm Văn hóa Thơng tin – Thể thao
tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau:
Cần có thái độ làm việc nghiêm túc, khoa học, có tinh thần trách
nhiệm đối với cơng việc. Lên kế hoạch làm việc cụ thể, rõ ràng và có quyết
tâm cao để thực hiện đúng tiến độ công việc đã đề ra.
Có tinh thần học hỏi, nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm với
đồng nghiệp về lĩnh vực chuyên mơn. Có lịng say mê, tìm tịi, u thích
cơng việc. Có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm.
Đợt thực tập đã mang lại cho tôi những kiến thức vơ cùng q báu và
bổ ích. Bản thân tơi cũng cảm thấy mình thực sự trưởng thành hơn sau đợt
thực tập này. Đây cũng là tiền đề giúp tôi làm quen với môi trường làm việc


tại các cơ quan nhà nước, tạo điều kiện tốt cho việc làm quen và tiếp cận công
việc sau khi ra trường.
4.4. Cảm nghĩ sau chuyến đi thực tập
Chuyến đi thực tập lần này đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc không bao
giờ quên. Đây cũng là mốc đánh dấu sự trưởng thành của tôi và cũng là hành
trang cho tôi bước ra trường đời với môi trường học tập và làm việc mới.
Với một tháng đi thực tập được sống, giao lưu và làm việc tiếp xúc với
các anh chị trong cơ quan thì tơi cịn nhiều điều chưa biết nhưng đã được
Lãnh đạo cùng các anh chị trong cơ quan chỉ bảo cho tôi như: Cách ứng xử
khéo léo, cách sống và cách giao tiếp với mọi người và đặc biệt trau dồi cho
tôi nhiều kiến thức xã hội.
KẾT LUẬN CHUNG
Trong thời gian một tháng thực tập tại Trung tâm Văn hóa Thơng tin –
Thể thao thành phố Thái nguyên, bản thân tôi không chỉ hiểu được rõ hơn về
vị trí, chức năng – nhiệm vụ của Trung tâm mà cịn nắm bắt được cơng việc
mang tính chất chun mơn của người cán bộ. Q trình thực tập đã giúp tơi

có thêm được nhiều kiến thức mới, bổ sung và củng cố những kiến thức đã
được học trên giảng đường. Quan trọng hơn nữa, thực tế đã giúp cho cá nhân
tôi hiểu và gần gũi hơn với cuộc sống tại địa phương, với nền văn hóa của
con người, từ đó càng thơi thúc niềm đam mê trong tơi mong muốn được
nghiên cứu, tìm hiểu về bản sắc văn hóa của q hương mình.
Chuyến đi thực tập đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi bước đầu
làm quen với công việc liên quan đến chuyên môn đã học và có định hướng
nghề nghiệp sau khi ra trường. Bản thân tơi nhận thấy rõ điều đó, tương ứng
với thời gian thực tập cùng với công việc cụ thể chúng tơi đã ln phấn đấu
hết mình để hồn thành tốt nhiệm vụ mà nhà trường, cơ quan giao cho.
PHẦN 2: SẢN PHẨM THỰC TẾ


×