Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Đề tài tốt nghiệp: Vận chuyển dầu bằng tàu biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 132 trang )

ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP VẬN CHUYỂN DẦU BẰNG TÀU BIỂN

1

Phần 1
GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH VẬN CHUYỂN TÀU BIỂN

Chƣơng 1:
VAI TRÕ CỦA NGÀNH VẬN CHUYỂN BẰNG TÀU BIỂN

Trong xu thế mở cửa và hội nhập của nền kinh tế hiện nay, nhu cầu về xuất nhập khẩu
hàng hóa ngày một tăng cao đã mở ra triển vọng phát triển cho ngành hàng hải quốc tế nói
chung và ngành hàng hải Việt Nam nói riêng.

Với lợi thế về địa lý, có đường bờ biển kéo dài hơn 3.260 km và nằm gần các tuyến hàng
hải quốc tế quan trọng, Việt Nam hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế
biển nói chung và ngành hàng hải nói riêng.

Hiện tại Việt Nam có 266 cảng biển, bố trí tại 24 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó có
nhiều cảng biển tiềm năng và lợi thế lớn như Lạch Huyện (Hải Phòng), Vân Phong (Khánh
Hòa)…Tuy nhiên, các cảng biển Việt Nam bố trí chưa hợp lý, năng lực của các cảng có hạn
và ít cảng nước sâu để đón tàu có trọng tải lớn (Theo đánh giá của các chuyên gia). Vì vậy,
trong thời gian tới, nhiện vụ quan trọng của Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam-đơn vị đầu tầu
trong ngành hàng hải Việt Nam, là phải đẩy mạnh phát triển đội tàu và năng lực cảng biển
cũng như dịch vụ hàng hải, cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, thị trường kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến thuận lợi cho sự
phát triển của ngành hàng hải Việt Nam. Theo dự kiến, năm 2010 sẽ có khoảng 200 triệu tấn
hàng hóa thông qua các cảng biển Việt Nam. Đến năm 2020, số lượng này có thể lên đến 350
triệu tấn. Giá cước vận tải cũng tăng từ 10%-20% so với năm 2006. Đây sẽ là cơ hội kinh


doanh tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Đặc biệt ngành vận chuyển đường biển còn đóng vai trò to lớn trong việc thông thương
giữa các quốc gia trên thế giới. Đa số các mặt hàng xuất nhập khẩu đều được vận chuyển
bằng đường biển.










ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP VẬN CHUYỂN DẦU BẰNG TÀU BIỂN

2

Chƣơng 2:
CÁC LOẠI HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN – VẬN CHUYỂN DẦU

A/ HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG TÀU BIỂN.

Ngày nay vận chuyển bằng đường biển là một giải pháp hữu hiệu cho tất cả các loại hàng
hóa buôn bán quốc tế trên thế giới. Do đặc điểm của tàu là chở được một số lượng lớn hàng
hóa và cước phí được coi là thấp nhất trong các loại phương tiện chuyên chở. Với sự phát
triển của khoa học kĩ thuật và đặc điểm của từng loại hàng chuyên chở thì hiện nay người ta
đã chế tạo ra những loại tàu chuyên dụng dùng để chở một hay một nhóm hàng hóa có tính
chất giống nhau như: tàu chở hàng rời (bao gồm các loại hàng nhu ngũ cốc các sản phẩm đã

được chế biến…), tàu chở hàng khí hóa lỏng, khí ga, tàu dầu, tàu container, tàu bách hóa, tàu
chở ôtô…
Do đặc điểm của vận chuyển bằng tàu biển là thời gian vận chuyển lâu do tốc độ của tàu
vẫn còn chậm, hơn nữa còn phụ thuộc rất lớn vào thời tiết nên một số mặt hàng có thời hạn
sử dụng thì hay được đóng vào các container lạnh chế tạo riêng cho những mặt hàng này.

Phân loại tàu theo hàng hóa chuyên chở
1. Tàu bách hóa- General cargo ships
Chủ yếu dùng để vận chuyển hàng tạp hóa, nó phát triển sớm nhất, đã từng chiếm vị trí
chủ đạo trong vận tải biển. Tuy nhiên vài thập niên gần đây do sự phát triển mạnh của các
loại tàu khác làm cho số lượng tàu bách hóa cũng như hàng hóa mà nó chuyên chở giảm
mạnh. Tàu boong két đa năng (Munltipurpose tweendecker) cũng là một loại tàu bách
hóa có thể chuyên chở nhiều loại bách hóa khác nhau.
2. Tàu chở hàng thể rắn- Bulk carrier
Dùng để chuyên chở hàng rời thể rắn gồm tàu hàng rời thể rắn nói chung
(Bulk carrier), tàu hàng hạt (grain carrier), tàu chở than rời (bulk coal carrier), tàu
dolomite rời (bulk dolomite carrier), tàu chở xi măng (cement carrier), tàu chở bôxít
(bauxite carrier) tàu chở cát (sand carrier)…
3. Tàu chở chất lỏng (tàu bồn)-Tanker
Dùng để chở xô các loại chất lỏng như tàu chở dầu thô (crude oil tankers), tàu chở dầu
thô rất lớn VLCC (very large Crude oil Carrier). Tàu chở dầu thô cực lớn ULCC (Ultra
Large Crude oil Carrier), tàu nhựa đường (asphant tankes,bitumen tanker), tàu chở dầu
thành phẩm (product tanker) tàu hóa chất (chemical tanker), tàu chở khí đốt hóa lỏng
(LPG – Liquefied Petroleum Gas carriers), tàu chở khí hóa lỏng tự nhiên
4. Tàu chở hàng kiện tiêu chuẩn – Unitized cargo carrier
Là loại tàu chở các hàng kiện tiêu chuẩn như tàu container, tàu chở xà lan, tàu ro/ro
5. Các loại tàu chuyên dụng
Gồm có tàu chở otô PCC (pure car carriers), tàu chở sản phẩm thép, tàu chở bột giấy, tàu
chở giấy báo, tàu chở gỗ xẻ, tàu chở động vật tươi sống…
6. Các loại đa năng

Gốm có các tàu hỗn hợp container/palet, tàu hỗn hợp quặng dầu…Các loại tàu chở được
hỗn hợp hai loại hàng trở lên gọi là tàu đa năng dùng cho nhiều mục đích khác nhau.
ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP VẬN CHUYỂN DẦU BẰNG TÀU BIỂN

3


B. VẬN CHUYỂN DẦU:

B.1 GIỚI THIỆU VỀ DẦU

Dầu mỏ hay dầu thô là một chất lỏng sánh đặc màu nâu hoặc ngả lục. Dầu thô tồn tại
trong các lớp đất đá tại một số nơi trong vỏ Trái Đất. Dầu mỏ là một hỗn hợp hóa chất hữu
cơ ở thể lỏng đậm đặc, phần lớn là những hợp chất của hydrocarbon, thuộc gốc alkane, thành
phần rất đa dạng. Hiện nay dầu mỏ chủ yếu dùng để sản xuất dầu hỏa, diezen và xăng nhiên
liệu. Ngoài ra, dầu thô cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm của
ngành hóa dầu như dung môi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu, nhựa đường Khoảng
88% dầu thô dùng để sản xuất năng lượng, 12% còn lại dùng cho hóa dầu. Do dầu thô là
nguồn năng lượng không tái tạo nên nhiều người lo ngại về khả năng cạn kiệt dầu trong một
I. Thành phần:
Các thành phần hóa học của dầu mỏ được chia tách bằng phương pháp chưng cất phân
đoạn. Các sản phẩm thu được từ việc lọc dầu có thể kể đến là dầu hỏa, benzen, xăng, sáp
parafin, nhựa đường v.v.
Một cách chính xác thì dầu mỏ là hỗn hợp của các hiđrôcacbon, là hợp chất của hiđrô và
cacbon.
Trong điều kiện thông thường, bốn alkan nhẹ nhất — CH
4
(mêtan), C
2
H

6
(êtan), C
3
H
8

(prôpan) và C
4
H
10
(butan) — ở dạng khí, sôi ở nhiệt độ -161.6°C, -88.6°C, -42°C, và -0.5°C
tương ứng (-258.9°, -127.5°, -43.6°, và +31.1°F).
Các chuỗi trong khoảng C
5-7
là các sản phẩm dầu mỏ nhẹ, dễ bay hơi. Chúng được sử
dụng làm dung môi, chất làm sạch bề mặt và các sản phẩm làm khô nhanh khác. Các chuỗi
từ C
6
H
14
đến C
12
H
26
bị pha trộn lẫn với nhau được sử dụng trong đời sống với tên gọi là
xăng. Dầu hỏa là hỗn hợp của các chuỗi từ C
10
đến C
15
, tiếp theo là dầu điêzen/dầu sưởi (C

10

đến C
20
) và các nhiên liệu nặng hơn được sử dụng cho động cơ tàu thủy. Tất cả các sản phẩm
từ dầu mỏ này trong điều kiện nhiệt độ phòng là chất lỏng.
Các dầu bôi trơn và mỡ (dầu nhờn) (kể cả Vadơlin) nằm trong khoảng từ C
16
đến C
20
.
Các chuỗi trên C
20
tạo thành các chất rắn, bắt đầu là sáp parafin, sau đó là hắc ín và nhựa
đường bitum.
Khoảng nhiệt độ sôi của các sản phẩm dầu mỏ trong chưng cất phân đoạn trong điều kiện
áp suất khí quyển tính theo độ C là:
 Xăng ête: 40-70°C (được sử dụng như là dung môi)
 Xăng nhẹ: 60-100°C (nhiên liệu cho ô tô)
ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP VẬN CHUYỂN DẦU BẰNG TÀU BIỂN

4
 Xăng nặng: 100-150°C (nhiên liệu cho ô tô)
 Dầu hỏa nhẹ: 120-150°C (nhiên liệu và dung môi trong gia đình)
 Dầu hỏa: 150-300°C (nhiên liệu )
 Dầu điêzen: 250-350°C (nhiên liệu cho động cơ điêzen/dầu sưởi)
 Dầu bôi trơn: > 300°C (dầu bôi trơn động cơ)
 Các thành phần khác: hắc ín, nhựa đường, các nhiên liệu khác
II. Khai thác:
Muốn khai thác dầu, người ta khoan những lỗ khoan gọi là giếng dầu. Khi khoan trúng lớp

dầu lỏng, dầu sẽ tự phun lên do áp suất cao của khí dầu mỏ. Khi lượng dầu giảm thì áp suất
khí cũng giảm, người ta phải dùng bơm hút dầu lên hoặc bơm nước xuống để đẩy dầu lên.
III. Phân loại
Ngành công nghiệp dầu mỏ phân chia "dầu thô" theo khu vực mà nó xuất phát (ví dụ
"West Texas Intermediate" (WTI) hay "Brent") thông thường theo tỷ trọng và độ nhớt tương
đối của nó ("nhẹ", "trung bình" hay "nặng"); các nhà hóa dầu còn nói đến chúng như là
"ngọt", nếu nó chứa ít lưu huỳnh, hoặc là "chua", nếu nó chứa đáng kể lưu huỳnh và phải
mất nhiều công đoạn hơn để có thể sản xuất nó theo các thông số hiện hành.
Các thùng (barrel) tiêu chuẩn trên thế giới là:
 Hỗn hợp Brent, bao gồm 15 loại dầu mỏ từ các mỏ thuộc hệ thống mỏ Brent và
Ninian trong khu vực lòng chảo Đông Shetland trên biển Bắc. Dầu mỏ được đưa vào
bờ thông qua trạm Sullom Voe ở Shetlands. Dầu mỏ sản xuất ở châu Âu, châu Phi và
dầu mỏ khai thác ở phía tây của khu vực Trung Cận Đông được đánh giá theo giá của
dầu này, nó tạo thành một chuẩn (benchmark) đánh giá dầu.
 West Texas Intermediate (WTI) cho dầu mỏ Bắc Mỹ.
 Dubai được sử dụng làm chuẩn cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương của dầu mỏ
Trung Cận Đông.
 Tapis (từ Malaysia, được sử dụng làm tham chiếu cho dầu mỏ nhẹ Viễn Đông).
 Minas (từ Indonesia, được sử dụng làm tham chiếu cho dầu mỏ nặng Viễn Đông).
 Giỏ OPEC bao gồm:
o Arab Light Ả Rập Saudi
o Bonny Light Nigeria
o Fateh Dubai
o Isthmus Mexico (không OPEC)
o Minas Indonesia
o Saharan Blend Algérie
o Tia Juana Light Venezuela
OPEC cố gắng giữ giá của giỏ Opec giữa các giới hạn trên và dưới, bằng cách tăng hoặc
giảm sản xuất. Điều này rất quan trọng trong phân tích thị trường. Giỏ OPEC, bao gồm hỗn
hợp của dầu thô nặng và nhẹ là nặng hơn cả Brent và WTI.

ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP VẬN CHUYỂN DẦU BẰNG TÀU BIỂN

5

IV. Tầm quan trọng kinh tế của dầu mỏ:
Dầu mỏ là một trong những nhiên liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại dùng để sản
xuất điện và cũng là nhiên liệu của tất cả các phương tiện giao thông vận tải. Hơn nữa, dầu
cũng được sử dụng trong công nghiệp hóa dầu để sản xuất các chất dẻo (plastic) và nhiều sản
phẩm khác. Vì thế dầu thường được ví như là "vàng đen".
Tùy theo nguồn tính toán, trữ lượng dầu mỏ thế giới nằm trong khoảng từ 1.148 tỉ thùng
(barrel) (theo BP Statistical Review 2004) đến 1.260 tỉ thùng (theo Oeldorado 2004 của
ExxonMobil). Trữ lượng dầu mỏ tìm thấy và có khả năng khai thác mang lại hiệu quả kinh tế
với kỹ thuật hiện tại đã tăng lên trong những năm gần đây và đạt mức cao nhất vào năm
2003. Người ta dự đoán rằng trữ lượng dầu mỏ sẽ đủ dùng cho 50 năm nữa. Năm 2003 trữ
lượng dầu mỏ nhiều nhất là ở Ả Rập Saudi (262,7 tỉ thùng), Iran (130,7 tỉ thùng) và ở Iraq
(115,0 tỉ thùng) kế đến là ở Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Kuwait và Venezuela.
Nước khai thác dầu nhiều nhất thế giới trong năm 2003 là Ả Rập Saudi (496,8 triệu tấn), Nga
(420 triệu tấn), Mỹ (349,4 triệu tấn), Mexico (187,8 triệu tấn) và Iran (181,7 triệu tấn). Việt
Nam được xếp vào các nước xuất khẩu dầu mỏ từ năm 1991 khi sản lượng xuất được vài ba
triệu tấn. Đến nay, sản lượng dầu khí khai thác và xuất khẩu hàng năm đạt vào khoảng 20
triệu tấn/năm.
Vì tầm quan trọng kinh tế, dầu mỏ cũng là lý do cho những mâu thuẫn chính trị. Tổ chức
các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã sử dụng dầu mỏ như vũ khí trong cuộc xung đột
Trung Đông và tạo ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào năm 1973 và 1979.
V. Các sản phẩm của dầu:
Chất lượng của các sản phẩm được tinh chế từ dầu phụ thuộc vào cấu trúc của từng loại
dầu thô cũng như phương pháp tốt nhất để chưng cất chúng. Việc chưng cất dầu thô được
tiến hành như sau:
1. Các tháp chưng cất phân đoạn:
Người ta cho dầu thô (sau khi đã được xử lí) đi qua ống chưng cất, tại đó nhiệt độ được

hâm nóng đến 750
0
F. Sau khi ra khỏi ống chưng cất dầu thô được nạp vào tháp chưng cất
phân đoạn. Tại đây nó tách thành các loại chất lỏng khác nhau và hơi Hydro Cacbon mà
chính chúng cấu thành dầu thô bằng cách dựa vào các điểm sôi khác nhau của các phân
đoạn khác nhau. Phân đoạn nhẹ hơn sẽ đi lên cao qua hàng loạt các van kiểu nấm đặt ở
các khay mà ở đó nó sẽ ngưng tụ. Phân đoạn nặng hơn cũng theo quá trình tương tự ở
phần thấp hơn của tháp. Những phân đoạn ở đỉnh của tháp là những phân đoạn nhẹ chẳng
hạn như thể Ligroin, xăng. Ở bên dưới là dầu hỏa và các sản phẩm tương tự. Tiếp dưới
nữa là những sản phẩm chưng cất trung bình như dầu ga-doan. Ở phần đáy tháp, còn lại
là dầu bôi trơn và các chất nặng mà từ đó tạo ra được dầu nặng (FO) và nhựa đường.
ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP VẬN CHUYỂN DẦU BẰNG TÀU BIỂN

6
Hệ thống chưng cất phổ biến trong công nghiệp chế biến dầu là hệ thống chưng chân
không - áp suất thường. Hệ thống này chia làm 2 giai đoạn:
- Chưng cất ở áp suất thường.
- Chưng chân không.
 Chưng ở áp suất thường

Dầu thô ở bể chứa (1) được bơm qua các thiết bị trao đổi nhiệt (3) nâng nhiệt độ lên
180
o
C rồi vào lò đốt (4), đốt bằng dầu mazut. Khi dầu lên đến nhiệt độ 320
o
C  325
o
C
thì đưa qua tháp chưng (5). Ở đó dầu nhẹ bay hơi lên, tiếp xúc với dầu lỏng đi xuống thực
hiện quá trình trao đổi nhiệt, làm các cấu tử dễ bay hơi tiếp tục bay hơi, càng xuống thấp,

dầu lỏng càng nhiều cấu tử khó bay hơi.Hơi xăng ở đỉnh tháp chưng ra, sau khi qua thiết bị
ngưng tụ (6).

Sơ đồ lưu trình công nghệ chưng cất dầu mỏ ở áp suất thường.

1: Bể chứa dầu thô;
2: Bơm;
3: Thiết bị trao đổi nhiệt;
4: Lò đốt; 5: Tháp chưng;
6: Thiết bị ngưng tụ;
7: Thùng chứa xăng.




Từ tháp chưng ở áp suất thường lấy ra được một số sản phẩm:
- Trên cùng là xăng lấy ra ở đỉnh dùng làm nhiên liệu đốt trong.
- Rồi đến lydroin là loại dầu dùng làm nhiên liệu cho động cơ phản lực.
- Dầu hỏa lấy được trong khoảng nhiệt độ 180
o
C  280
o
C
- Dưới nữa là dầu nặng ( dầu Xôla ) khoảng nhiệt độ 250
o
C  350
o
C dùng cho
động cơ Diezen, cho crắcking.
- Cuối cùng là madút, lấy ở đáy tháp chưng với nhiệt độ là 275

o
C.
Khoảng nhiệt độ sôi của các sản phẩm dầu mỏ trong chưng cất phân đoạn trong điều kiện
áp suất khí quyển tính theo độ C là:
Sản phẩm của dầu
Nhiệt độ sôi
Ứng dụng
Xăng ête
40-70°C
sử dụng như là dung môi
Xăng nhẹ
60-100°C
nhiên liệu cho ô tô
Xăng nặng
100-150°C
Dầu hỏa nhẹ
120-150°C
nhiên liệu và dung môi trong
gia đình
Dầu hỏa
150-300°C
nhiên liệu
Dầu điêzen
250-350°C
nhiên liệu cho động cơ
điêzen/dầu sưởi

ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP VẬN CHUYỂN DẦU BẰNG TÀU BIỂN

7

Dầu bôi trơn
> 300°C
dầu bôi trơn động cơ
Các thành phần khác: hắc ín, nhựa đường, các nhiên liệu khác

2. Phương pháp Crackinh:
Trong khi ở quá trình trưng cất được tóm tắt như là quá trình mà qua đó dầu thô được
tách thành các loại phân đoạn khác nhau thì Crackinh là quá trình chuyển hóa hay quá
trình thay đổi lại cấu trúc của các loại Hydro Cacbon riêng biệt đang được sử dụng lam
nhiên liệu. Crackinh được sử dụng để sản xuất số lượng lớn hơn các phân đoạn nhẹ so
với số lượng có thể chỉ tạo được qua chưng cất.
 Phương pháp Crackinh nhiệt:
Phương pháp Crackinh này sử dụng nhiệt độ cao và áp suất cao để bẻ gãy các
Hydro Cacbon được sử dụng như nhiên liệu. Các phân đoạn lớn được bẻ gãy thành
những phân tử nhỏ và sau đó để các mảnh vỡ tự sắp xếp bên trong tháp phân đoạn
 Phương pháp Crackinh có xúc tác:
Sử dụng chất xúc tác để hỗ trợ quá trình Crackinh. Chất xúc tác là một chất hỗ trợ
quá trình bẻ gãy các phân tử lớn. Làm như vậy sẽ loại trừ được nhiệt độ cao và áp suất
cao đòi hỏi ở các nhà máy Crackinh nhiệt. Xăng và các sản phẩm khác cùng loại của
nhà máy này có chất lượng rất cao.
Nói chung quá trình chưng cất được thể hiện như hàng loạt quá trình phân loại và bẻ gãy,
tiếp theo là quá trình làm sạch để tạo ra những sản phẩn có chất lượng cao. Tiếp theo, các
sản phẩm này được pha trộn và xử lý hóa học để làm cho phù hợp với những tính chất
riêng xác định.









ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP VẬN CHUYỂN DẦU BẰNG TÀU BIỂN

8


B.2 ĐẶC TÍNH CƠ BẢN CỦA DẦU
Để đảm bảo khai thác tàu được an toàn và có hiệu quả điều quan trọng đối với sĩ quan
cũng như toàn bộ thuyền viên trên tàu là phải nắm vững tất cả các đặc tính của loại hàng
mà tàu mình chuyên chở. Do đó việc am hiểu các đặc tính của dầu mỏ rất quan trọng.

I/ Đặc điểm của dầu mỏ:

Dầu mỏ có một số đặc tính như sau:
1. Tính dễ cháy:
Nguy cơ cháy là do hơi dầu. Tất cả các sản phẩm dầu đều có tính bay hơi. Đôi khi
chúng ta không thể thấy hoặc ngửi được hơi dầu nhưng chúng vẫn tồn tại. Khi nhiệt độ
tăng, hàm lượng hơi dầu đạt được một tỉ lệ nào đó có trong không khí sẽ cháy. Nhiệt độ lúc
này được gọi là nhiệt độ đánh lửa của dầu. Tính dễ cháy của dầu phụ thuộc vào nhiệt độ
đánh lửa (xem bảng nhiệt độ đánh lửa).
Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng và một tia lửa tác động thì hỗn hợp hơi dầu và không khí
không chỉ đánh lửa mà bốc cháy. Nhiệt độ lúc này được gọi là điểm cháy.
Nếu nhiệt độ lại tiếp tục tăng, dầu sẽ tự cháy. Nhiệt độ lúc này gọi là nhiệt độ tự cháy.
Người ta phân cấp nhiệt độ đánh lửa như sau:
 Đánh lửa cấp 1: t
đl
< 28
0
C

 Đánh lửa cấp 2: t
đl
= 28
0
– 65
0
C
 Đánh lửa cấp 2: t
đl
> 65
0
C

Loại dầu
Tỉ trọng
Hệ số dãn nở
Nhiệt độ đánh
lửa
Nhiệt độ sôi
Dâu xăng
Dầu hỏa
Dầu diezen
Dầu nặng (FO)
Dầu bôi trơn
Dầu thô
0.6 - 0.74
0.74 - 0.82
0.8 – 0.88
> 0.89
> 0.89

0.85 – 0.95
0.0012
0.00096
0.0009
0.00078
0.00061
0.00082
< 28
0
28
0
– 45
0
> 45
0
> 80
0
> 120
0
< 150
0
150
0
– 300
0
250
0
– 300
0
> 300

0
> 300
0

2. Tính khuếch tán và nổ:
Mọi sản phẩm dầu đều có tính khuếch tán. Lúc khuếch tán, hàm lượng dầu ở thể khí
đến một giới hạn nào đó sẽ phát nổ. Chẳng hạn đối với xăng, giới hạn nổ từ 1% - 6%. Tính
khuếch tán của xăng rất mạnh, hàm lượng tới 10% trên bề mặt sau 30 phút.
Khi vận chuyển dầu mỏ chúng ta phải hết sức chú ý hàm lượng dầu trong không khí.
Nếu nó đạt tới gần giới hạn nổ thì người vận tải phải có biện pháp ngăn chặn mọi yếu tố có
thể làm phát sinh tia lửa kể cả nguồn yếu. Ta có thể tham khảo một số giới hạn nổ của một
số chất khí và thể lỏng:
ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP VẬN CHUYỂN DẦU BẰNG TÀU BIỂN

9





Tên chất lỏng hoặc khí
Giới hạn nổ khi
Trộn với không khí
Dưới (%)
Trên (%)
Mêtan (CH
4
)
Etan (C
2

H
6
)
Propan (C
3
H
8
)
Butan (C
4
H
10
)
Heptan (C
5
H
12
)
Hecxan (C
6
H
14
)
Etilen (C
2
H
4
)
Propen (C
3

H
6
)
Buten (C
4
H
8
)
Benzen
Dầu xăng
Dầu hỏa
Dầu diezen
Dầu thô
5,3
3,2
2,4
1,6
1,4
1,2
3,0
2,0
1,7
1,5
1,0
1,4
1,4
1,5
14,0
12,5
9,5

8,5
7,8
8,9
29,0
11,0
9,0
8,0
6,0
7,5
6,0
11,0

3. Tính cảm ứng điện:
Khi dầu và sản phẩm dầu chạy trong ống sẽ phát sinh tĩnh điện. Nếu như tàu dầu không
được nối đất với cầu tàu thì sẽ nảy sinh hiện tượng phóng tĩnh điện tạo ra tia lửa làm khí
dầu phát nổ.
Do vậy, khi nhận hay trả dầu phải dùng dây dẫn điện nối thân tàu với bờ (tiếp đất). Mặc
dù nước biển là chất dẫn điện nhưng tàu biển bị cách điện bởi lớp sơn nên dây dẫn nối bờ
là hết sức quan trọng để ngăn chặn hiện tượng phóng tĩnh điện trong ống.

4. Tính độc hại:
Các sản phẩm dầu có tính độc hại, có loại có tính độc rất cao. Nếu như chẳng may nuốt
phải dầu, người bị nạn sẽ có cảm giác khó chịu, nôn, mửa và gây nhiều hậu quả nghiêm
trọng đối với phổi. Nếu thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm dầu thì dẫn đến hậu
quả là mắt cay, da bị dị ứng, gây một số bệnh da liễu.
Ngoài ra, trong hơi dầu có rất nhiều khí độc hại như: các khí hydrocacbon, khí thơm
như Benzen và đặc biệt là Hydro sunphide. Các nhà khoa học cho biết rằng cơ thể con
người có thể chịu đựng được nồng độ hơi dầu trong một khoảng thời gian ngắn. Sức chịu
đựng này kí hiệu là TLV (Threshold Limit Value).


Ví dụ như TLV của khí Hydro sunphide là 10 ppm (parts per million).
Nếu như nồng độ khí hydro sunphide cao hơn TLV:
 50 – 100 ppm : sau 1
h
, mắt, đường hô hấp bị ảnh hưởng.
 200 – 300 ppm : sau 1
h
, mắt bị hoa, đường hô hấp bị ảnh hưởng.
ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP VẬN CHUYỂN DẦU BẰNG TÀU BIỂN

10
 500 – 700 ppm : trong vòng 15
m
bị choáng, nhức đầu buồn nôn. Từ 30 – 60
m
sau,
hôn mê và có thể tử vong.
 1000 – 2000 ppm : suy sụp lập tức và ngừng thở.
Mùi của hơi dầu rất đa dạng. Trong một số trường hợp, chúng không mùi và càng nguy
hiểm hơn khi hỗn hợp hơi ấy lại có khí Hydro sunphide.

5. Tính dãn nở:
Dầu có tính dãn nở, thu hẹp như các vật chất khác tùy theo nhiệt độ. Khi vận chuyển từ
vùng lạnh sang vùng nóng phải chú ý thể tích dầu trong két sẽ giãn nở tương ứng với độ
gia tăng nhiệt độ.

6. Tính đông kết:
Dầu mỏ loại không trong suốt ở nhiệt độ thấp có thể đông kết thành chất sền sệt như
hồ, loại dầu này trước khi bốc dỡ phải gia nhiệt để có thể chảy lưu thông trong đường ống.


7. Tính ăn mòn:
Một số loại dầu mỏ có tính ăn mòn có thể làm hại vật liệu thân tàu. Sau khi vận
chuyển các loại hàng dạng này phải xúc rửa kỹ hầm hàng và thông gió để tránh hư hại tàu.

II/ Một số thuật ngữ có liên quan.

1) Tỷ trọng (Specific Gravity_ SG):
Người ta thường ghi tỷ trọng của dầ mỏ, chẳng hạn D
20
4
nghĩa là tỷ trọng của nó ở
20
0
C so với trọng lượng của nước có cùng thể tích ở 4
0
C,. Tỷ trọng D
20
4
được coi là tỷ
trọng tiêu chuẩn để tính lượng dầu ở các nhiệt độ khác nhau.
Một số nước công nghiệp như Anh, Mỹ thường dùng tỷ trọng ở nhiệt độ tiêu chuẩn
60
0
F (SG at 60
0
F).

2) Nhiệt độ cô đặc:
Ta hạ nhiệt độ xuống một giá trị nào đó mà dầu trong ống nghiệm không chảy ra
được trong một phút thì gọi đó là nhiệt độ cô đặc. Khi vận chuyển hàng phải biết nhiệt độ

cô đặc của từng loại để áp dụng các biện pháp xếp dỡ và bảo quản khác nhau.

3) Độ nhớt:
Là độ ma sát ở bản thân bên trong dầu. Dầu có độ nhớt càng cao thì càng khó chảy. Đây
cũng là tham số cần chú ý khi bảo quản và giao nhận hàng.

4) Nhiệt độ đánh lửa, nhiệt độ cháy, nhiệt độ tự cháy và giới hạn cháy:
 Nhiệt độ đánh lửa (Flash point): đây là nhiệt độ thấp nhất mà hơi dầu sắp bắt cháy, có
thể phát sinh tia lửa và tự tắt ngay.
 Nhiệt độ cháy, điểm cháy (Ignition point): Là nhiệt độ cần thiết thấp nhất để cho hơi
dầu bắt lửa và tiếp tục cháy. Như thế bể mặt của dung dịch dầu cũng coi như bắt lửa.
Thường nhiệt độ cháy cao hơn nhiệt độ bắt lửa từ 0 – 20
0
C.
 Nhiệt độ tự cháy: là nhiệt độ thấp nhất không cần mồi lửa mà dầu tự bốc cháy. Nhiệt
độ tự cháy của các sản phẩm dầu mỏ đều cao hơn nhiều so với nhiệt độ bình thường.
ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP VẬN CHUYỂN DẦU BẰNG TÀU BIỂN

11
 Giới hạn cháy: như chúng ta đã biết, hỗn hợp khí Hydro Cacbon và không khí không
thể bắt cháy và bốc cháy khi hàm lượng hơi dầu trong không khí không nằm trong
giới hạn cháy. Từ đó ta có các giới hạn cháy dưới và giới hạn trên
+ Giới hạn cháy dưới LFL (lower flammable limit): là giới hạn thấp nhất mà hàm
lượng Hydro Cacbon trong không khí phải đạt được để hỗ trợ và duy trì sự cháy.
+ Giới hạn cháy trên UFL (upper flammable limit): là giới hạn nếu như hàm lượng
Hydro Cacbon trong không khí vượt quá giới hạn đó thì không có đủ không khí để hỗ trợ
và duy trì sự cháy.

5) Áp suất hơi dầu.
Dầu thô và các sản phẩm của dầu đều có tính bay hơi. Tính bay hơi phụ thuộc đáng

kể vào nhiệt độ. Tuy nhiên nếu bề mặt chất lỏng bị lay động thì cũng làm tăng số lượng
bay hơi lên.
Khi chứa dầu trong các két, dầu sẽ bay hơi tức là giải phóng một lượng khí dầu nào
đó vào khoảng không gian còn lại của két dầu. Lượng khí này cũng có khuynh hướng hóa
lại thành dầu lỏng và trạng thái cân bằng khí dầu được thiết lập khi có một lượng khí dầu
nhất định tương ứng với khoảng trống của khoang chứa dầu. Áp suất do lượng khí dầu
này tạo nên gọi là áp suất hơi dầu cân bằng (Equilibrium Vapour pressure) và được gọi
tắt là áp suất hơi dầu (Vapour pressure).
Áp suất hơi dầu dùng để chỉ khả năng bay hơi của một loại dầu nào đó.
Có hai loại áp suất hơi dầu:
 True Vapour pressure (TVP): là áp suất hơi dầu cân bằng mà tại áp suất đó mức thoát
khí của dầu bằng 0. Nó là áp suất hơi dầu cao nhất ở một nhiệt độ xác định. Khi nhiệt
độ tăng thì TVP cũng tăng.
 Reid Vapour Pressure (RVP): là áp suất hơi dầu của một loại dầu nào đó được tính ở
nhiệt độ chuẩn là 37,8
0
C (100
0
F).




















ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP VẬN CHUYỂN DẦU BẰNG TÀU BIỂN

12






B.3 NGUY CƠ KHI VẬN CHUYỂN DẦU:

B.3.1 Các vấn đề về cháy nổ
I/ Lý thuyết chữa cháy:
 Lửa tồn tai nhờ 4 yếu tố không thể tách rời:
nhiên liệu, ôxy, nguồn nhiệt và phản ứng
dây chuyền
 Vì vậy để dập tắt một ngọn lửa ta cần phải
loại bỏ ít nhất 1 trong 4 yếu tố trên. Phương
pháp dập lửa phụ thuộc vào kích thước, vị trí
nơi cháy và chất liệu cháy.
 Dựa vào điều này người ta đã chế tạo ra các
chất và thiết bị chữa cháy.


 Nhiên liệu: đó chính là hơi từ dầu mỏ hoặc các chất cháy khác kết hợp với oxy tạo ra
lửa
 Nhiệt lượng : các phần tử hydrocacbon phải được nung nóng đủ để chúng có thể kết
hợp với oxy, có tác dụng kích thích quá trình cháy, là ngọn lửa mồi cho lượng khí
tạo thành bốc cháy.
 Khí oxy: đám cháy cần oxy để tồn tại, oxy chiếm 21% trong thành phần không khí
 Phản ứng dây chuyền: có tác dụng duy trì 3 yếu tố trên

Vì vậy để dập tắt đám cháy thì người ta phải loại bỏ một trong các yếu tố ở trên:
 Loại bỏ nhiên liệu (chất cháy) mà ở đây là dầu mỏ. Về phương dịên lý thuyết thì loại
bỏ chất cháy là hịêu quả nhất nhưng thực tế là một con tàu chở hàng ngàn tấn dầu thì điều
này là rất khó thực hiện.
 Loại bỏ nguồn nhiệt (nhiệt lượng): người ta coi nước là một trong những chất làm
nguội hữu hiệu nhất, khi được phun lên đám cháy thì lập tức được biến thành hơi, hơi sẽ hút
nhiệt và bay đi nơi khác.
 Loại bỏ khí oxy: Đám cháy không thể tồn tại nếu thiếu oxy, ứng dụng điều này người
ta làm loãng oxy trong đám cháy xuống dưới mức có thể cháy được (< 10%) như việc sử
dụng dụng khí trơ mà thành phần là các chất khí không cháy ở trong các khoang hàng kín
hay là phủ lên bề mặt cháy để khí oxy không vào được (phương pháp ―làm ngạt‖).
 Làm gián đoạn phản ứng dây chuyền: có lập luận cho rằng sự cháy bao gồm một loạt
các phản ứng dây chuyền diễn ra rất nhanh mà nếu không có chúng lửa không thể nào cháy
được. Điều này được ứng dụng để tạo ra các hoá chất khô và các chất chữa cháy đã halogen
hoá, các chất này trong chừng mực đã làm gián đoạn phản ứng dây chuyền nhờ vậy dập tắt
đám cháy rất nhanh.

ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP VẬN CHUYỂN DẦU BẰNG TÀU BIỂN

13







II/ Phân loại đám cháy và phƣơng pháp dập lửa:
1. Phân loại:
Loại
Vật cháy
Phương pháp dập lửa
A
Cháy khô (Bông sợi, len, vải,
giấy …)
Làm lạnh xuống dưới nhiệt độ bắt
cháy
B
Cháy chất lỏng (dầu…)
Cắt nguồn ôxy
C
Cháy ở thiết bị điện
Hóa chất
D
Kim loại
Cắt ôxy, làm lạnh xuống dưới
nhiệt độ bắt cháy

2. Tác nhân chữa cháy:


Các

lọai
cháy
(theo
vật
cháy)
Chất dẫn điện
Chất không dẫn điện
Chất độc không
dẫn điện
Chữa
cháy bằng
làm lạnh

Chữa cháy bằng cắt ôxy
1
Nước,
Nước/CO
2

2
Bọt,
Bọt hóa
chất
3
Bột
Cát khô.
Bột hóa
chất khô
4
Khí trơ

CO
2

Hơi nước
5
Dung dịch dễ
bay hơi Carbon
tetrachloride,
Methyl
bromide

Loại
A
Cháy
khô

Sử dụng
Sử dụng
(không
đặc hiệu)
Không,
(Có thể sử
dụng trong
hoàn cảnh
đặc biệt)
Không.
(Có thể sử
dụng trong
hoàn cảnh
đặc biệt)


Không,
(dùng cho đám
cháy nhỏ)
Loại B
cháy
chất
lỏng
Không
(chỉ phun
sương)

Sử dụng

Sử dụng

Sử dụng
Sử dụng
(dùng trong
khoang kín)
Loại C
Cháy
thiết
bị điện
Không
(chỉ phun
sương)

Không


Sử dụng

Sử dụng
Sử dụng
(dùng trong
khoang kín)
ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP VẬN CHUYỂN DẦU BẰNG TÀU BIỂN

14

Loại
D
Cháy
ở kim
loại
nhẹ
Không,
(sự nguy
hiểm của
cháy và
phát ra
các hạt
nung sáng
Không,
(sự nguy
hiểm của
cháy và
phát ra các
hạt nung
sáng

Sử dụng
(Bột hóa
chất khô
dặc biệt cho
các đám
cháy loại
này)



không
Không,
(sự nguy hiểm
của cháy và phát
ra các hạt nung
sáng

III/ Hệ thống và thiết bị chữa cháy trên tầu dầu:
1) Hệ thống báo cháy:
 Báo cháy bằng cảm biến nhiệt
Cấu tạo gồm hai thanh kim lọai ép chặt với nhau có độ giản nở nhiệt khác nhau, được
nối với thiết bị báo động
Nguyên lí: khi nhiệt độ tăng lên quá mức tiêu chuẩn thì nhiệt kế cong đi  ngắt tiếp
điểm  dòng điện bị ngắt  thiết bị báo động làm việc.

 Báo cháy bằng cường độ ánh sáng
Nguyên lý hoạt động: bình thường đèn nguồn chiếu sáng tế bào quang điện, liên tục
có dòng điện chạy qua cuộn dây điện từ, tiếp điểm bị cuộn dây từ hút hở mạch. Khi có
đám cháy, khói di chuyển qua ống dẫn khói làm cho ánh sáng chiếu từ đèn bị mờ đi hay
bị yếu  tế bào quang địên mất điện  không có dòng địên chạy qua cuộn dây địên từ

nên nhả tiếp điểm  chuông reo và đèn báo sáng.
Thiết bị này được dùng để báo cháy ở các kho chứa ít dùng ở nơi sinh hoạt của thuyền
viên vì dễ báo nhầm khi có nguồn khói khác như khói thuốc, khói bếp

 Báo cháy bằng nhiệt giãn nở của vật chất
Sơ đồ mạch điện cũng giống như ở báo cháy bằng cường độ ánh sáng nhưng thay cho
tế bào quang địên người ta dùng đầu mẫn cảm nhiệt (cảm biến nhiệt). Bình thường ở các
cực điện của đầu cảm biến nhịêt có dòng địên chạy qua, cuộn dây điện từ hút tiếp điểm
làm hở mạch chuông và đèn không hoạt động. Nếu có đám cháy xảy ra thì nhiệt độ tăng
cao làm giản nở vật chất dùng làm cảm biến nhiệt gây hở mạch không có dòng cung cấp
cho cuộn điện từ  nhả tiếp điểm  chuông reo và đèn sẽ sáng




Báo cháy bằng nhiệt giãn nở

Báo cháy bằng ánh sáng
ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP VẬN CHUYỂN DẦU BẰNG TÀU BIỂN

15

2) Chất chữa cháy:
a) Nước:
 Là chất chữa cháy rất hữu hiệu đối với đám cháy loại A nhờ tác dụng làm lạnh của nó.
 Nước có thể được phun chữa cháy dưới dạng lớp sương mỏng hay bắn ra từng tia tùy
thuộc vào vòi phun đa dụng
 Tia nước và màn sương có thể dùng làm màn chắn hữu hiệu giữa người chữa cháy và
đám cháy
 Không nên dùng nước chữa cháy trên dầu đang cháy, dầu ăn hoặc mỡ trong bếp đang

cháy vì sẽ làm lửa lan rộng.
 Không hướng nước vào bất kì thiết bị điện nào vì có nguy cơ bị điện giật.
 Có thể thêm tác nhân làm thấm nước vào khi phải dùng nước trên các chất đang cháy
được đóng gói kĩ. Điều này có tác dụng làm giảm sức căng bề mắt của nước và vì vậy
làm tăng sự xâm nhập hiệu quả của nó.

b) Bọt:
 Là chất đặc biệt có giá trị trên tàu vì chúng có khả năng hình thành một tấm chắn khá
bền chụp lên bề mặt của những đám cháy bằng dầu mỏ. Hơn nữa, một loại bọt có tên
là bọt màng nước mỏng (aqueous film forming foam – AFFF) tạo được hiệu quả làm
lạnh đáng kể.
 Bọt được hình thành khi không khí, nước và dung dịch bọt cô đặc trộn lẫn nhau để tạo
ra các đặc tính thích hợp. Bọt được trộn bằng một trong hai phương pháp:

+ Phương pháp cân bằng áp suất: tạo ra hợp chất nước và bọt cô đặc, cả hai đi vào hệ
thống cùng với áp suất như nhau.
+ Phương pháp tỉ lệ: trong khi nước chảy qua đường ống định tỉ lệ, nó tạo ra sức hút.
Sức hút này hút bọt cô đặc vào dòng nước.













 Có hai loại bọt được dùng chữa cháy.
+ Bọt hóa chất: được tạo bằng các hóa chất khô (ngoại trừ ở hệ thống két hai dung
dịch). Lớp phủ bọt hóa chất được tạo thành bằng bọt màng nước mỏng có bơm đầy
CO
2
. Bọt hóa chất tạo ra một lớp bao phủ lửa bền chắc hơn bọt cơ khí. Tuy nhiên, nó
không thể tự do đi vòng qua các vật cản trở vì bọt này có tính xếp đống và bám vào
các cấu trúc thẳng đứng.
ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP VẬN CHUYỂN DẦU BẰNG TÀU BIỂN

16
+ Bọt cơ khí: được tạo bằng dung dịch bọt – hóa chất. Khi được phun lên bề mặt, nó
tạo ra một lớp như bằng các bong bóng nhỏ, đan khít, đầy khí sẵn sàng nổi lên trên
lớp chất lỏng cháy nhẹ nhất để cắt đứt nguồn ôxy. Bột này có thể chảy lan phủ trên
các chất lỏng cháy.
 Bọt không nên cho tiếp xúc với thiết bị điện.
 Các vòi rồng phun bọt chỉ nên hướng vào đám cháy chất lỏng dầu khi nước trong hệ
thống này đã được phun ra hết.

c) Cacbon Dioxide (CO
2
):
 Là loại khí trơ, nặng hơn không khí khoảng 50%. Đó là chất chữa cháy tuyệt vời khi
dùng để chữa các đám cháy loại B và C trong những khu vực kín như: buồng máy,
buồng bơn, buồng điều khiển điện…
 Ở các khu vực mở như boong hoặc các khu vực cầu tàu, CO
2
tương đối không hiệu
quả.
 CO

2
không phá hỏng các dụng cụ hoặc máy móc vi tính và là một chất không dẫn
điện. Vì vậy nó có thể dùng an toàn trên hoặc xung quanh thiết bị điện.
 Do có khả năng phát sinh tĩnh điện, CO
2
không nên phun vào bất kỳ không gian nào
có chứa bầu không khí dễ cháy chưa bắt lửa.
 CO
2
có tính làm ngạt và không thể dò tìm bằng cách nhìn hay ngửi.
 Không nên vào các không gian hạn chế sau khi dùng thiết bị dập lửa bằng CO
2

không được giám sát và bảo vệ bằng thiết bị thở và dây cứu sinh thích hợp.
 Muốn vào bất cứ khoang nào đã tràn ngập CO
2
mà không cần đồ thở thì phải thông
khí đầy đủ khu vực đó.
d) Hơi nước:
 Phương pháp này là phương pháp cổ nhất trên tàu dầu. Hơi nước là tác nhân gây ngạt
không hiệu quả bởi vì nó có thể xuất hiện chậm trễ đáng kể trước khi không khí vào
đủ để hỗ trợ đám cháy.
 Hơi nước không nên đưa vào bất kỳ không gian nào có chứa bầu không khí dễ cháy
chưa bắt lửa bởi vì nó có khẳ năng phát sinh tĩnh điện
e) Cát:
Cát dập lửa tương đối không hiệu quả và chỉ hữu hiệu đối với những đàm cháy nhỏ
trên các bề mặt cứng. Công dụng cơ bản của nó là để làm khô các vùng dầu tràn nhỏ.
f) Bột hóa chất khô:
 Bột hóa chất khô khi được phun ra sẽ có dạng một đám mây bụi chảy tự do. Nó hiệu
quả nhất khi chữa đám cháy phát sinh từ một vùng dầu tràn ở cầu tàu hoặc trên boong

tàu nhưng cũng không dùng được trong những không gian hạn chế. Nó đặc biệt hữu
hiệu trên những chất lỏng đang cháy thoát ra từ những đường ống và chỗ nối rò rỉ. Nó
là chất không dẫn điện và vì vậy thích hợp cho các đám cháy điện.
 Rất có hiệu quả đối với đám cháy loại B và C và có thể dùng bình xịt đa năng để dập
đám cháy loại A.
 Bột này có hiệu quả làm lạnh không đáng kể và không đủ khă năng bảo vệ chống sự
tái bắt lửa (ví dụ: do phát sinh từ bề mặt kim loại nóng).
 Một số loại bột hóa chất khô có thể làm hỏng lớp phủ bọt và chỉ những loại bột nào có
nhãn ―có thể tương hợp với bọt‖ mới có thể dùng kết hợp với bọt.
ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP VẬN CHUYỂN DẦU BẰNG TÀU BIỂN

17
 Bột sẽ bị kẹt và trở nên vô dụng nếu nó bị ẩm trong quá trình bảo quản hoặc khi được
đưa vào thiết bị chữa cháy.
g) Chất lỏng hóa hơi (Halon, chất chữa cháy đã halogen hóa):
 Halon giống như bột hóa chất khô, có tác dụng ngăn lửa và cũng có tác dụng làm ngạt
nhẹ
 Halon có hiệu quả nhất trong không gian kín như các trung tâm vi tính, buồng bơm,
buồng máy…
 Halon được xem là độc hại ở mức độ nào đó vì khi tiếp xúc với bề mặt nóng và lửa,
nó sẽ hỏng và sinh ra chất độc hại.
 Vì vậy, tất cả mọi người cần di tản khỏi khu vực sử dụng halon mặc dù có thể bắt đầu
phun halon trước khi di tản hết mọi người (sự tập trung chữa cháy bình thương trong
thời gian ngắn có thể chấp nhận được).
 Tuyệt đối không được sử dụng Cacbon tetracloride CCl
4
vì có độc tính cao.
 Halon là chất tàn phá khí ôzon nên chất này có thể sớm bị loại bỏ.

3) Thiết bị chữa cháy


A) Thiết bị chữa cháy cố định:
 Làm lạnh: hệ thống nước cứu hỏa
Tất cả các tàu đều được cung cấp hệ thống chữa cháy bằng nước bao gồm các bơm, một
hệ thống đường ống, các họng cứu hỏa các ống dẫn dòng và các vòi phun. Các vòi phun
được cung cấp đầy đủ và được đặt ở vị trí bảo đảm có 2 tia nước có thể phun tới bất cứ
phần nào của tàu.

Có hai loại hệ thống:
 Hệ thống đơn (single firemain system): gồm một đường ống đơn chính kéo dài
đến mũi và lái nằm trên hoặc dưới boong chính. Đường ống chính này nằm gần
đường trung tâm tàu và kéo dài dọc mũi lái đến nơi cần thiết để phục vụ các công
việc khác nhau. Có các đường ống nhánh chạy ngang đến các trạm bơm riêng lẻ.
 Hệ thống vòng (Looped firemain system): có hai đường ống chính kéo dài đến mũi
và lái nằm trên boong chính. Hai đường ống này được nối ở các đầu với nhau tạo
thành một vòng. Ưu điểm của hệ thống này là làm tăng tính đa năng trong các
trường hợp khẩn cấp. Hệ thống náy chủ yếu lắp trên các tàu quân sự bởi vì nó cho
phép sự linh hoạt lớn trong việc cách li các phần bị hỏng của hệ thống chính trong
khi vẫn còn đủ khả năng chữa cháy.

 Làm ngạt
a) Hệ thống CO
2

Hệ thống này được thiết kế để chữa đám cháy
trong buồng máy, buồng nồi hơi và buồng
bơm. Hệ thống bình thường bao gồm một lô
(chi tiết giống nhau) các chai CO
2
. CO

2
được
xả từ hộp van phân phối đến các điểm thích
hợp có các đầu phun khuếch tán. Phải báo
động trong khoang trước khi CO
2
được xả ra
ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP VẬN CHUYỂN DẦU BẰNG TÀU BIỂN

18
để mọi người kịp thời di chuyển khỏi khoang đó.








b) Hệ thống bọt:
Dùng chữa cháy trong các khoang hàng, trên boong
hàng, trong buồng bơm hoặc buồng máy. Hệ thống
bọt có các két bảo quản chứa bọt đặc sánh. Nước từ
bơm cứu hỏa đi lên kết hợp với bọt sánh đặc trong
két theo tỉ lệ thích hợp nhờ bộ định lượng và sau đó
dung dịch bọt hình thành sẽ được chuyển qua các
đường ống dẫn bọt cố định để đưa đến các vị trí.
Nói chung có ba loại hệ thống bọt:



 Hệ thống bọt trên boong dành cho các khu
vực két hàng.
 Hệ thống bọt cố định dành chữa cháy trong
buồng nồi hơi, buồng máy và các buồng
bơm
 Hệ thống chữa cháy di động bổ sung (bổ sung hỗ trợ chữa cháy với hệ thống cố
định)
c) Hệ thống phun nước dạng sương:
Nước dạng sương được cung cấp qua một hệ thống đường ống nước áp lực cao và
các đầu phun sương. Hệ thống các đầu phun sương nằm vòng quanh bên trong các
miệng thoát của két làm cho việc chữa cháy ở miệng két hàng có hiệu quả. Một số tàu
còn lắp hệ thống bảo vệ bằng nước dạng sương cố định cho buồng nồi hơi, buồng máy
và buồng bơm.
d) Hệ thống tạo màn nước:
Một số tàu có hệ thống cố định tạo ra màn nước bảo vệ giữa boong hàng và cấu
trúc thượng tầng.
e) Hệ thống khí trơ:
Mục đích của hệ thống khí trơ là để ngăn ngưa cháy nổ trong két hàng. Nó không
phải là một hệ thống chữa cháy cố định, nhưng trong trường hợp có đám cháy phát
sinh, hệ thống náy có thể trợ giúp dập tắt lửa.
f) Hệ thống làm ngạt bằng hơi nước:
Hệ thống này được lắp đặt trên các tàu dầu cũ kỹ. Ta nên tránh sử dụng hệ thống
này vì chúng không hiệu quả và có nguy cơ làm phát sinh tĩnh điện.

B/ Thiết bị chữa cháy di động:

Súng tạo bọt
ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP VẬN CHUYỂN DẦU BẰNG TÀU BIỂN

19


Các bình chữa cháy có tổng trọng lượng ≤ 55 pounds khi được nạp đầy được xem
là ―di động‖, còn lớn hơn 55 pounds thì được xem là ―bán di động‖.
Mỗi bình chữa cháy đều phải được nạp lại thích hợp càng sớm càng tốt sau mỗi lần
sử dụng và trước khi đặt nó về vị trí cũ. Cần phải mang các bộ đồ dùng để nạp lại cho
các bình chữa cháy để có thể nạp lại ngay trên tàu. Bộ đồ dùng phải đủ nạp lại ít nhất
50% các bình được mang trên tàu. Đối với bình không thể nạp lại được trên tàu (như
bình CO
2
) thì phải mang một bình phụ cùng loại thay thế.

1. Bình soda-axide:
 Dùng cho đám cháy loại A
 Khi sử dụng phải để cho bình úp ngược và nắm tay xách ở đáy bình. Không thể
kiểm soát được tốc độ phụt hay tắt mở bình. Nếu bình chưa cạn mà lật bình đứng
trở lại thì khí trong bình sẽ thoát hết qua vòi phun và bình sẽ vô dụng.
 Lưu ý: bình sẽ nổ nếu vòi phun bị bịt kín hoặc vỏ bình bị yếu đi do rỉ sét hay do
dùng không đúng cách. Do đó nếu không có chất lỏng thoát ra vòi phun vai giây
sau khi lật ngược bình, hãy ném no qua một bên nếu có thể hoặc càng xa những
người khác càng tốt rồi tìm cách che chắn bởi vì nó có thể nổ ngay lập tức.
2. Bình chữa cháy bằng nước điều áp (pressurized water):
Dùng chữa đám cháy loại A nhưng có thể được nạp đầy dung dịch ―nước nhẹ‖ và
dùng cho đám cháy loại A và B.
Lưu ý an toàn: bình phải được bảo vệ chống đông lạnh, chất chống đông lạnh có
thể được thêm vào nước nạp trong bình nếu bình có tính chống ăn mòn. Tuy nhiên
không được cho dung dịch kiềm-kim loại vào bình chứa nếu bình chứa không được
đánh dấu là ―dòng được tải‖ (loaded-stream) bởi vì bình chứa cần phải có cấu trúc đặc
biệt để giữ dung dịch rất có tính ăn mòn này.
3. Bình bọt di động:
- Loại này được dùng tương tự như hệ thống bọt cố định (về mặt hóa chất trộn).

- Dùng cho đám cháy loại A
- Khi dùng phải dốc ngược bình và nắm tay xách ở đáy
- Không được hướng dòng bọt vào chất lỏng đang cháy vì sẽ làm lan đám cháy. Thay
vào đó phải hướng dòng bọt vào bề mặt thẳng đứng cạnh chất lỏng đang cháy để có
chảy xuống hoặc hướng vào bề mặt boong ở trước chất lỏng đang cháy. Phải làm sao
cho dòng bọt chảy xuống nhẹ nhàng trên bề mặt chất lỏng đang cháy.
- Đối với đàmg cháy loại A có thể hướng trực tiếp vào bề mặt chất lỏng đang cháy
- Lưu ý an toàn:
 Bình sẽ phát nổ nếu vòi phun bị nghẹt
hoặc nếu vỏ bình bị yếu đi do rỉ sét và
dùng không đúng cách. Vì vậy nếu khi dốc
ngược bình mà không có dòng bọt chảy ra
thì phải ném nó đi càng xa nơi có người
càng tốt rồi tìm cách che chắn cho mình vì
nó có thể nổ ngay lập tức.

Bình bọt
ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP VẬN CHUYỂN DẦU BẰNG TÀU BIỂN

20
 Bình cần được bảo vệ chống đông lạnh và không bao giờ được đặt ở nơi
nhiệt độ có thể xuống dưới 40
0
F.
 Không dùng các thành phần chống đông lạnh vì chúng có thể làm giảm hiệu
quả phun hoặc làm thay đổi bản chất của nó và gây ăn mòn bình rất nguy hiểm.
- Vì những lí do trên, bình này không được sản suất từ năm 1969 và ngày nay đang
được thay thế trên các tàu
4. Bình CO
2

:
- Chỉ dùng cho đám cháy loại B, C
- Có thể dùng kiểm soát đám cháy loại A cho đến khi tìm được nước.
- Khi dùng, hướng thẳng vòi phun gần sát chân ngọn lửa
- Lưu ý an toàn:
 Đối với các đám cháy dầu tràn trong
không gian mở hoặc đám cháy trong khu
vực không khí biến động lớn như cháy
chảo mỡ sâu, bình CO
2
có thể trở nên vô
dụng vì CO
2
không thể ăn vào chân ngọn
lửa và cắt đứt nguồn ôxy. Đây là hai hạn
chế của bình CO
2
:
 Bình này cần dùng cẩn thận vì có chứa khí
dưới áp suất cao.
 Như bất kì khí nào thoát ra dưới áp suất
cao, CO
2
có thể gây tĩnh điện trên bình, vì
vậy cần nối đất cho bình trước khi phun.
 Loại náy rất có hiệu quả ở nơi có đám cháy điện nhỏ.


5. Bình hóa chất khô:
Bình hóa chất khô di động sử dụng nhiều chất hóa học.

Chữa đám cháy loại B, C
Trở ngại chính khi dùng trên đám cháy loại C là hóa chất sẽ để lại một lớp bột thừa có
thể làm các rơle điện không hoạt động và có thể gây ra sự ăn mòn khi có hiện diện của
hơi ẩm hoặc nước. Hơn nữa khó làm sạch lớp bột này trên các mạch điện hoặc máy
móc tinh vi.
Ưu điểm của loại bình này so với loại bình CO
2

 Phạm vi chữa cháy lớn hơn.
 Dòng phun tạo lớp cách nhiệt tốt
 Có khả năng nạp lại bình hóa chất khô loại hình ống trên bất kì tàu nào.
 Các hóa chất dùng không có tính độc hại hoặc làm ngạt.
Giống bình CO
2
, bình này khi dùng trên đám cháy dầu tràn ở khu vực mở, đám cháy
cò khả năng tái bắt lửa vì nó có khả năng làm lạnh rất hạn chế.
Có nhiều phương pháp khác nhau kích hoạt hóa chất khô phun ra. Vì vậy phải đọc kỹ
hướng dẫn trên bình chữa cháy trước khi muốn dùng. Có 2 loại tiêu biểu:
 Loại kích hoạt bằng ống khí áp lực cao
 Loại tích áp, luôn được điều áp bên trong bình, không dùng ống khí áp lực cao
riêng, có đồng hồ chỉ báo áp lực.

ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP VẬN CHUYỂN DẦU BẰNG TÀU BIỂN

21
Lưu ý an toàn:
 Không bao giờ được để hơi ẩm vào bình chứa bột của bình hóa chất khô bởi vì
nó có thể làm hoá chất bên trong kết dính lại và có thể gây rỉ sét bên trong vỏ
bọc.
 Loại bình kích hoạt bằng ống khí có thể phát nổ khi kích hoạt nếu nó bị rỉ sét

nặng hoặc dùng không đúng cách.
 Cẩn thận khi xách bình để tránh vô tình kéo chốt an toàn của nó.



B.3.2 Các vấn đề về tĩnh điện:

Phần này nêu vấn đề phát sinh tĩnh điện trong quá trình xếp, dỡ hàng và làm sạch két,
đồng thời trình bày các biện pháp an toàn chống tĩnh điện.
Khái niệm về lực tĩnh điện:
Lực tĩnh điện là lực giữa hai vật mang điện tích đứng yên. Nó là trường hợp đặc biệt của lực
Lorentz (lực điện từ tổng quát).
Lực này được Coulomb, nhà bác học người Pháp, dựa trên ý tưởng về sự tương tự giữa điện
học và cơ học, giữa sự tương tự của hai vật và hai điện tích, tìm ra lần đầu cho hai điện tích
điểm và phát biểu thành định luật Coulomb. Trong trường hợp tương tác giữa hai điện tích
điểm, lực tĩnh điện còn được gọi là lực Coulomb.
Định luật Coulomb phát biểu rằng: lực tương tác giữa hai điện tích điểm có phương nằm
trên một đường thẳng nối hai điện tích điểm, có chiều là chiều của lực hút nếu hai điện tích
điểm cùng dấu và đẩy nếu hai điện tích điểm khác dấu, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích các điện
tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
I/ Nguồn gốc phát sinh nguy cơ tĩnh điện:
1. Sự nguy hiểm của tĩnh điện:
 Tĩnh điện gây ra các nguy cơ cháy nổ trong quá trình xếp dỡ dầu và các hoạt
động khác của tàu dầu. Một số hoạt động trên tàu có thể làm tăng sự tích tụ điện
tích đến một lúc nào đó nó có năng lượng đủ lớn sẽ đột ngột phóng tĩnh điện làm
bắt lửa hỗn hợp hydrocacbon/không khí dễ cháy.
 Có ba giai đoạn cơ bản dẫn đến nguy cơ tĩnh điện tiềm ẩn: tách ly điện tích, tích
tụ điện tích, phóng tĩnh điện. Cả ba giai đoạn đều cần thiết cho sự phát sinh tia
lửa điện
2. Sự tách li điện tích

 Khi 2 chất liệu khác nhau tiếp xúc nhau, sẽ có sự tách li điện tích ở mặt tiếp xúc.
Ở bề mặt tiếp xúc có một điện tích dương di chuyển từ chất A sang chất B, vì
vậy A được tích điện âm, B được tích điện dương. Hiệu điện thế giữa các chất
tĩnh điện trái dấu xuất hiện nhưng rất nhỏ, không có nguy hiểm tồn tại.
 Khi có các hoạt động diễn ra, các điện tích được tách ra tăng lên, điện áp giữa
chúng cũng tăng lên. Trường tĩnh điện hình thành với năng lượng lớn hơn.
ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP VẬN CHUYỂN DẦU BẰNG TÀU BIỂN

22
 Nếu có một vật dẫn không tích điện trong trường tĩnh điện, thì vật dẫn này sẽ có
1 điện thế gần giống với điện thế của trường. Thêm nữa trường này còn làm các
điện tích trái dấu trong vật dẫn di chuyển ngược chiều đến các đầu đối nghịch,
Các điện tích này được trường tĩnh điện giữ cách biệt như vậy và chúng có thể
đóng góp vào sự phóng tĩnh điện.
3. Sự tích tụ điện tích:
 Các điện tích bị tách li có xu hướng tái hợp và trung hòa nhau. Nếu một hoặc cả
hai chất mang điện tích tách li đó là chất dẫn điện rất kém thì sự tái hợp có trở
ngại và chất đó sẽ tích tụ các điện tích trên nó.
 Vì vậy, yếu tố quan trọng quy định thời gian tái hợp của các điện tích là sự dẫn
điện của các chất liệu có điện tích bị tách li.
4. Sự phóng tĩnh điện:
 Sự gián đoạn trên đường dẫn điện gây ra phóng tĩnh điện giữa bất kì 2 điểm nào
là tùy thuộc vào năng lượng trường tĩnh điện trong không gian giữa hai điểm đó.
 Năng lượng trường tĩnh điện gần các điểm nhô ra thì lớn hơn tất cả năng lượng ở
vùng lân cận và vì vậy, nói chung sự phóng tĩnh điện sẽ xuất hiện ở những điểm
nhô ra. Một sự phóng điện còn có thể xuất hiện giữa một điểm nhô ra và vùng
không gian ở lân cận nó mà không cần phải phóng đến một vật thể khác. Sự
phóng tĩnh điện của điện cực đơn như vậy hiếm khi xảy ra trong các hoạt động
của tàu dầu.
 Nói chung sự phóng tĩnh điện có thể xuất hiện do hậu quả tích điện trên:

+ Chất không dẫn điện lỏng hoặc rắn, ví dụ dây polypropylene hoặc dầu hỏa được
bơm vào két.
+ Các chất dẫn điện lỏng hoặc rắn bị cách điện ( ví dụ một que kim loại treo trên
đầu một dây làm băng sợi tổng hợp: sương mù, tia nước…)
 Đối với các chất có độ dẫn điện tốt, nguy cơ phóng tĩnh điện sẽ nhỏ.
II/ Các biện pháp đề phòng nói chung chống lại nguy cơ tĩnh điện:
 Phương pháp quan trọng nhất để ngăn ngừa tĩnh điện là nối điện tất cả các vật thể kim
loại với nhau. Việc nối điện này loại trừ nguy cơ phóng tĩnh điện có thể sẽ rất nguy
hiểm giữa các vật thể kim loại. Để tránh sự phóng điện từ các vật dẫn xuống đất, bình
thường là phải nối đất cho các vật dẫn.
 Trên tàu việc nối đất hiệu quả là nối các vật thể kim loại với cấu trúc kim loại của tàu,
cấu trúc này lại được nối đất qua biển.
 Một số vật thể có thể bị cách điện ngẫu nhiên trong các hoạt động của tàu dầu, ví dụ
như vật thể kim loại lơ lửng trong chất lỏng tĩnh điện. Do đó phải thật nỗ lực để đảm
bảo những vật thể như thế được di chuyển khỏi két bởi vì khó có thể chủ động tiếp đất
cho chúng. Điều này bắt buộc phải kiểm tra két cẩn thận, đặc biệt sau khi sửa chữa ở
nhà máy.
III/ Nguy cơ tĩnh điện khi xếp dỡ các loại dầu tích điện:
1. Bơm dầu vào két:
 Sản phẩm chưng cất từ dầu mỏ thường rơi vào trường hợp là vật tích điện. Nếu chúng
không chứa chất phụ gia chống tĩnh điện thì tất cả chúng phải được xem là vật tích điện.
 Ở thời điểm nào đó sau khi vào két, dầu sản phẩm có thể chứa đủ điện tích để gây nguy
hiểm.
ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP VẬN CHUYỂN DẦU BẰNG TÀU BIỂN

23
 Nói chung phương pháp có thể chấp nhận để kiểm soát sự phát sinh tĩnh điện ở giai
đoạn đầu của quá trình xếp hàng là hạn chế tốc độ dòng chảy của dầu tích điện khi vào
két cho đến khi trong két không còn tình
trạng dầu bắn tung tóe và bề mặt dầu hỗn

độn.
 Lúc bắt đầu xếp hàng vào một két rỗng,
tốc độ dòng chảy thẳng đứng ở mỗi nhánh
vào két không nên vượt quá 1 m/s, bởi vì:
+ Khả năng lớn nhất trộn lẫn nước và
dầu đi vào két chính là lúc bắt đầu xếp
dầu; hỗn hợp dầu và nước tạo ra nguồn
tĩnh điện mạnh nhất.
+ Tốc độ xếp thấp sẽ làm giảm thấp nhất mức độ hỗn độn và bắn tung tóe khi dầu
vào két, điều này giúp làm giảm sự phát sinh tĩnh điện và cũng làm giảm sự phân tán
của nước. Vì vậy nước sẽ lắng xuống đáy két nhanh chóng hơn và nằm ở đó tương đối
không hỗn loạn khi tốc độ xếp hàng tăng lên sau đó.
 Trong quá trình xếp dỡ sau đó, các giới hạn đối với tốc độ dòng chảy do thiết kế hệ
thống ống hiện tại khống chế, do tuân thủ các biện pháp đề phòng khi đo độ sâu, đo độ
vơi và lấy mẫu. Do chánh được các vật dẫn bị cách điện, cho thấy đủ khả năng duy trì
an toàn khai thác. Tuy nhiên nếu các hệ thống bơm hoặc các đường ống khác nhau một
cách rõ rệt mà có thể làm tốc độ dòng cao hơn thì giới hạn tốc độ dòng chảy có thể phải
được khống chế trong suốt quá trình xếp hàng.
 Sự hạn chế tốc độ xếp hàng lúc bắt đầu đối với loại dầu tích điện phải áp dụng bất cứ
khi nào có mặt hỗn hợp khí dễ cháy.
 Trong quá trình xếp hàng, việc tiếp xúc với nước thừa từ các hoạt động như rửa két,
bơm ballast hoặc xối rửa đường ống là bình thường nhưng phải thật cẩn thận để ngăn
ngừa nước dư thừa và sự trộn lẫn dầu, nước không cần thiết. Nên làm sạch nước trước
khi xếp hàng nếu có thể.
2. Thiết bị cố định trong két hàng:
 Các thiết bị lắp cố định ở đỉnh két, như các máy rửa cố định hay thiết bị báo đầy hàng,
có thể hoạt động như máy thăm dò cách li (isolated probe). Một máy thăm dò bằng kim
loại cách xa các cấu trúc két khác nhưng gần một bề mặt chất lỏng tích điện cao sẽ có
gradient điện áp (voltage gradient, năng lượng trường tĩnh điện) cao ở đầu mút máy dò
(probe tip). Trong khi xếp dỡ dầu tĩnh điện đến bề mặt chất lỏng gần kề.

 Có thể tránh trường hợp này bằng cách lắp đặt các thiết bị này sát vào một vách hay cấu
trúc két khác để làm giảm gradient điện áp ở đầu mút máy. Hoặc có thể thay thế bằng
cách thêm một vật nâng máy chạy từ đầu thấp của máy đến cấu trúc két để chất lỏng
dâng lên sẽ gặp một cạnh máy (edge) chứ không phải là một đầu mút bị cách li của
máy, một giải pháp khác là chế tạo máy hoàn toàn bằng vật liệu không dẫn điện, nhưng
phương pháp này không cần thiết nếu tàu được giới hạn chở dầu thô và dầu đen.
3. Chất phụ gia chống tĩnh điện:
 Nếu dầu tích điện có chứa một chất phụ gia chống tĩnh điện hiệu quả, thì nó không còn
là vật tích điện nữa. Mặc dù điều này muốn nói rằng các biện pháp đề phòng áp dụng
đối với vật tích điện có thể nhẹ bớt, nhưng trong thực tế người ta khuyến cáo vẫn phải
tuân thủ chặt chẽ chúng để đảm bảo an toàn.
ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP VẬN CHUYỂN DẦU BẰNG TÀU BIỂN

24

IV/ Các nguồn nguy hiểm tĩnh điện khác:
1. Sự rơi tự do vào két:
Khi cho chất lỏng rơi tự do vào két, nó có thể văng tung tóe trong két. Điều này có thể
tạo ra màn sương tích điện cũng như làm tăng sự tập trung khí dầu mỏ trong két.
2. Màn sương nước:
 Việc phun nước vào két, ví dụ trong quá trình rửa két bằng nước, sẽ làm tăng màn
sương tích điện. Màn sương này lan đều khắp két.
 Trong một số trường hợp, sự phóng tĩnh điện với năng lương đủ lớn để làm cháy hỗn
hợp hydrocacbon. Không khí có thể xuất hiện từ các vật dẫn không tiếp đất bên trong
hoặc được đưa vào két đầy sương tích điện. Về cơ bản, do cảm ứng, một vật dẫn không
tiếp đất trong một két có thể mang một điện áp cao khi nó đến gần một vật thể hoặc cấu
trúc tiếp đất, đặc biệt nếu vật thể đó ở dạng nhô ra. Sau đó, vật dẫn không tiếp đất có
thể phóng điện xuống đất (qua vật tiếp đất) phát sinh một tia lửa có thể làm cháy hỗn
hợp khí hydrocacbon.
 Cũng giống như các vật thể rắn dẫn điện không tiếp đất, một mảng nước được tách rời

khi được phun ra trong quá trình rửa két có thể là một nguồn phát sinh tia lửa điện.
Nhiều thí nghiệm cho thấy các máy rửa cố định một vòi phun, công suất lớn có thể tạo
ra các mảng nước mà do kích thước, quỹ đạo và thời gian gian tồn tại trước khi vỡ ra,
chúng có thể sẽ đủ khả năng gây phóng điện. Tuy nhiên các loại máy rửa di động đều
không thể tạo ra những mảng nước như thế.
3. Hơi nước:
Hơi nước có thể tạo ra những đám mây sương tích điện. Các tác động và những rủi ro
có thể xảy ra từ những đám mây như thế tương tự như đã mô tả ở trên đối với các màn
sương do quá trình rửa két bằng nước tạo ra. Tuy nhiên, việc sử dụng hơi nước có thể
gây ra sự tích điện cao hơn rất nhiều so với việc rửa bằng nước. Thời gian để đạt đến
mức điện tích cao nhất cũng giảm đi rất nhiều. Thêm nữa, mặc dù lúc bắt đầu sử dụng
hơi nước, két hầu như sạch khí nhưng nhiệt và vùng không khí biến động sẽ thải khí
thường xuyên và các vùng dễ cháy có thể phát sinh. Vì những lí do này, không nên cho
hơi nước vào những két hàng có rủi ro hiện diện bầu không khí dễ cháy
4. Khí trơ:
Các chất hạt riêng lẻ số lượng nhỏ chứa trong khí trơ có thể được tích điện. Việc
tách rời điện tích sẽ phát sinh trong quá trình cháy; và các phân tử được tích điện có khả
năng chứa trong thiết bị lọc, quạt gió hoặc các ống phân phối hàng vào két. Điện tích
trong khí trơ thường là nhỏ. Do các két bình thường trong tình trạng trơ hóa nên khả
năng bắt lửa do tĩnh điện được xem xét chỉ nếu khi cần thiết phải làm trơ hóa két đã
chứa một bầu không khí dễ cháy hoặc nếu két đã trơ hóa có khả năng trở nên dễ bắt lửa
do lượng oxi tăng lên trong không khí đi vào. Phải cẩn thận trong quá trình đo độ sâu,
đo độ vơi và lấy mẫu.
5. Sự phun CO2
Trong quá trình phun CO2 nén dạng lỏng, việc làm lạnh nhanh chóng có thể gây
hậu quả hình thành các phân tử CO2 rắn. Các phân tử này trở nên tích điện do bị nén và
do tiếp xúc với vòi phun; và vì vậy có thể dẫn đến tia lửa điện. Do đó CO2 không nên
phun vào các két hàng hay buồng bơm mà có thể chứa hỗn hợp khí dễ cháy chưa bắt
lửa.
ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP VẬN CHUYỂN DẦU BẰNG TÀU BIỂN


25
6. Quần áo và giầy vớ:
 Một người có thể bị tích điện khi cách li với đất do giầy tất hay bề mặt anh ta đang
đứng. Sự tích điện này có thể phát sinh do sự cách li vật lý của các chất cách điện, ví dụ
đi bộ trên bề mặt cách điện rất khô (cách li giữa đế giầy và bề mặt) gây ra.
 Trong thực tế, những sự phóng tĩnh điện do giầy tất và quần áo gây ra không có nguy
hiểm đáng kể trong công nghiệp dầu. Điều này đặc biệt đúng trong môi trường hàng
hải, nơi các bề mặt nhanh chóng trở nên bị nhiễm các chất lắng của muối và độ ẩm làm
giảm điện trở kháng, đặc biệt ở các độ ẩm cao.
7. Các chất liệu tổng hợp:
Ngày càng nhiều các chất liệu tổng hợp được sản xuất để dùng trên tàu. Điều quan
trọng là những người chịu trách nhiệm cung ứng cho tàu dầu nên đồng ý rằng nếu
chúng được dùng trong bầu không khí dễ cháy, chúng sẽ không gây nguy cơ tĩnh điện.

V/ Đo độ sâu, đo độ vơi và lấy mẫu:

Luôn có khả năng phóng tĩnh điện bất cứ khi nào thiết bị được đưa vào các két hàng
có các điện tích tĩnh trong chất lỏng dầu, nước, màn sương dầu hay khí trơ. Nếu có bất
kì khả năng hiện diện nào của một hỗn hợp hydrocacbon/không khí nào thì nên đề
phòng cẩn thận để tránh sự phóng điện qua hệ thống.

1. Thiết bị:
 Nếu có thiết bị đo độ sâu, đo độ vơi hoặc lấy mẫy được
dùng trong bầu không khí dễ cháy mà có thể có nguy
hiểm tĩnh điện thì đều phải luôn luôn tránh sự hiện
diện của một vật dẫn không tiếp đất. Các thành phần
kim loại của thiết bị được đưa vào két nên được tiếp
đất an toàn trước khi đưa vào sử dụng và nên duy trì
tiếp đất cho đến sau khi đưa khỏi két.

 Các thiết bị nên được thiết kế để có thể tiếp đất dễ
dàng.
 Khả năng sử dụng thích hợp của các thiệt bị được chế tạo toàn bộ hay một phần bằng
phi kim tùy thuộc tính dẫn điện của chất liệu dùng và cách dùng. Điều cần thiết trong
mọi trường hợp là các thành phần không dẫn điện không được ngăn trở các thành phần
dẫn điện tiếp đất.
 Một chất dẫn điện trung bình, như len hay sợi thiên nhiên, nói chung là có tính dẫn điện
đủ để tránh sự tích tụ điện tích, thì nên có một đường nối đất từ các chất như thế để
chúng không bị cách điện hoàn toàn; tuy nhiên đường này không cần phải có điện trở
thật thấp nhờ tiếp đất bằng kim loại như bình thường. Trong thực tế trên các tàu đường
nối như thế thường xuất hiện tự nhiên bằng sự tiếp xúc hoặc trực tiếp với tàu hoặc gián
tiếp qua người sử dụng thiết bị.

2. Các loại dầu tích điện:
 Bề mặt của một chất lỏng không dẫn điện (chất tĩnh điện) có thể ở một điện áp cao
trong hoặc ngay sau khi xếp hàng. Ta cũng đã nói một thiết bị đo độ sâu, đo độ vơi và
lấy mẫu nên được tiếp đất. Vì vậy có thể có khả năng phóng điện giữa thiết bị này và bề

×