Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

ẢNH HƯỞNG của VIỆC bổ SUNG sản PHẨM THUỶ PHÂN đầu cá NGỪ lên sự SỐNG và PHÁT TRIỂN của tôm THẺ CHÂN TRẮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.33 KB, 10 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG SẢN PHẨM THUỶ PHÂN ĐẦU CÁ NGỪ LÊN SỰ
SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
TS. Nguyễn Thị Mỹ Hương
Khoa Công nghệ thực phẩm, Đại học Nha Trang
TÓM TẮT
Thí nghiệm nuôi được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung sản phẩm thuỷ phân từ đầu cá ngừ
lên sự sống và phát triển của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Thí nghiệm được thực hiện trên 5 nhóm
tôm có khối lượng trung bình 4,34g. Mỗi nhóm được phân bố vào 3 bể (30 con tôm/bể dung tích 150L) và được cho
ăn bằng một trong 5 thức ăn sau: một thức ăn đối chứng (ĐC) chứa bột đầu cá ngừ như nguồn protein chính, 3 thức
ăn được thành lập công thức bằng cách thay thế 50% bột đầu cá ngừ bằng các sản phẩm thuỷ phân protein từ đầu
cá ngừ, và một thức ăn thương mại (TM) được sử dụng để tham khảo. Tất cả 5 thức ăn chứa 40% protein thô. Ba
thức ăn được bổ sung sản phẩm thuỷ phân đầu cá ngừ gồm có thức ăn DS chứa bột protein tan, thức ăn DI chứa bột
protein không tan và thức ăn DM chứa hỗn hợp bột protein tan và không tan. Sau 6 tuần thí nghiệm, tỉ lệ sống, sự
tăng khối lượng, hệ số chuyển hoá thức ăn và hiệu quả sử dụng protein đã được so sánh giữa các nhóm tôm khác
nhau. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng thức ăn DS đã cải thiện đáng kể tỉ lệ sống, sự tăng khối lượng, hệ số
chuyển hoá thức ăn và hiệu quả sử dụng protein. Ngược lại, sự sống và sự phát triển của những nhóm tôm được cho
ăn bằng thức ăn DI hoặc DM thì không khác nhau đáng kể hoặc thậm chí thấp hơn so với các thức ăn đối chứng và
thương mại.
Từ khóa: Đầu cá ngừ, sản phẩm thuỷ phân protein, sự phát triển, tôm.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thông thường trong thức ăn cho tôm thì bột cá là nguồn protein chủ yếu. Cùng với sự
phát triển nuôi trồng thủy sản, nhu cầu bột cá ngày càng tăng cao, trong khi đó việc sản xuất bột
cá không đáp ứng đủ nhu cầu này nên cần phải nhập khẩu bột cá. Vì vậy, việc sử dụng các nguồn
protein khác để bổ sung hoặc thay thế một phần bột cá trong thức ăn nuôi trồng thuỷ sản để giảm
lượng bột cá nhập khẩu là điều cần thiết. Cá ngừ là một trong những loài cá có giá trị kinh tế
nhất và được sử dụng để sản xuất các sản phẩm như cá ngừ đóng hộp, cá ngừ đông lạnh…Trong
quá trình chế biến cá ngừ, một lượng lớn phế liệu như đầu cá được tạo ra. Nó là một nguồn giàu
protein nhưng lại dễ gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, cần tận dụng phế liệu sẵn có này để sản
xuất các sản phẩm thuỷ phân protein và bổ sung chúng vào thức ăn cho tôm. Sản phẩm thuỷ
phân protein cá là thành phần thức ăn tiềm năng mà có thể được sử dụng trong thức ăn cho tôm,
cá như một nguồn cung cấp protein, một chất hấp dẫn tôm, cá và làm tăng sự ngon miệng


(Hardy, 1991).
Mục đích của công việc này là nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung các sản phẩm
thuỷ phân protein từ đầu cá ngừ lên sự sống và phát triển của tôm thẻ chân trắng.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thành phần nguyên liệu của thức ăn cho tôm
Thành phần nguyên liệu của thức ăn gồm có sản phẩm thuỷ phân protein đầu cá ngừ, bột
đầu cá ngừ, bột đậu nành, cám gạo, bột mì, dầu mực, hỗn hợp vitamin và khoáng. Đầu cá ngừ
vây vàng (Thunnus albacares) được cung cấp bởi công ty chế biến thuỷ sản Hải Vương ở khu
công nghiệp Suối dầu - Khánh Hoà. Quá trình sản xuất sản phẩm thuỷ phân protein đầu cá ngừ
được tiến hành như sau: Đầu cá ngừ đã xay nhỏ được thuỷ phân bằng enzyme Protamex với tỉ lệ
0,5% so với nguyên liệu (v/w), tỉ lệ nước/nguyên liệu là 1/1. Quá trình thuỷ phân được thực hiện
ở nhiệt độ 45°C trong thời gian 6h. Sau đó enzyme được bất hoạt ở 95°C trong 15 phút. Hỗn hợp
sau khi thuỷ phân được lọc qua rây để tách riêng phần rắn (chủ yếu là xương) và phần lỏng. Phần
lỏng được ly tâm để tách riêng 3 phần: Dầu, dịch protein thuỷ phân và cặn ly tâm. Dịch protein
thuỷ phân được sấy chân không thăng hoa thu được bột protein tan (S). Cặn ly tâm được sấy ở
nhiệt độ 40
o
C thu được bột protein không tan (I). Một sự thuỷ phân khác cũng được thực hiện
trong cùng điều kiện như trước nhưng phần lỏng thu được không được ly tâm mà đem đi sấy
chân không thăng hoa để thu được hỗn hợp bột protein tan và không tan (M). Ba sản phẩm thuỷ
phân protein từ đầu cá ngừ (S, I và M) được sử dụng bổ sung vào trong thức ăn cho tôm. Thành
phần hoá học của các nguyên liệu dùng để sản xuất thức ăn được thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1: Thành phần hoá học của các nguyên liệu dùng để sản xuất thức ăn
Nguyên liệu
Thành phần hoá học (% so với chất khô)
Protein thô Lipit Tro
Bột đầu cá ngừ 63,4 ± 0,8 12,3 ± 0,4 21,3 ± 0,1
Bột protein tan (S) 88,2 ± 0,9 1,4 ± 0,3 8,3 ± 0,4
Bột protein không tan (I) 52,5 ± 0,8 33,7 ± 0,3 7,4 ± 0,1
Hỗn hợp bột protein tan và không tan (M) 47,9 ± 0,9 43,5 ± 0,4 7,0 ± 0,3

Bột đậu nành 43,5 ± 0,4 3,4 ± 0,2 7,4 ± 0,4
Cám gạo 12,6 ± 0,7 9,8 ± 0,3 11,9 ± 0 5
Bột mì 14,4 ± 0,5 1,8 ± 0,3 1,0 ± 0,1
2.2. Thức ăn thí nghiệm
Bốn thức ăn được thành lập công thức có hàm lượng protein thô 40% so với chất khô. Trong
đó có 1 thức ăn đối chứng (ĐC) chứa bột đầu cá ngừ như một nguồn protein cơ bản và 3 thức ăn
được thành lập bằng việc thay thế 50% bột đầu cá ngừ bằng sản phẩm thuỷ phân protein đầu cá
ngừ: Thức ăn DS chứa bột protein tan (S), thức ăn DI chứa bột protein không tan (I) và thức ăn DM
chứa hỗn hợp bột protein tan và không tan (M). Thành phần nguyên liệu của các thức ăn được thể
hiện ở bảng 2. Ngoài bốn thức ăn được thành lập còn có thêm một thức ăn thương mại (TM) của
công ty Uni-President cũng được sử dụng trong thí nghiệm để tham khảo.
Bảng 2. Thành phần nguyên liệu của thức ăn thí nghiệm
Thành phần nguyên liệu (% so với chất
khô)
Thức ăn
ĐC DS DI DM
Bột đầu cá ngừ 44,6 22,3 22,3 22,3
Bột protein tan (S) 0 15,2 0 0
Bột protein không tan (I) 0 0 28,7 0
Hỗn hợp bột protein tan và không tan (M) 0 0 0 32,6
Bột đậu nành 15 15 15 15
Cám gạo 10 10 10 10
Bột mì 27,4 32,5 21,0 17,1
Hỗn hợp vitamin và khoáng
(1)
3 3 3 3
Dầu mực 0 2 0 0
(1).
Sản phẩm của Nutriway Việt Nam, thành phần trong 1kg như sau: Vitamine A: 1.000.000 UI, vitamine D
3

:
300.000 UI, vitamine E: 2.000 mg, vitamine K
3
: 500 mg, vitamine B
1
: 500 mg, vitamine B
2
: 320 mg, B
3
: 2000
mg, vitamine B
6
: 500 mg, vitamine B
12
: 5 mg, vitamine C: 10.000 mg, inositol: 10.000 mg, biotine: 20mg, folic acid:
200 mg, D-Calpan: 2.500 mg, choline chloride: 5.000 mg, P: 10.000 mg, Ca: 8.000mg, Zn: 5.000mg, Mn: 2.000 mg,
Mg: 750 mg, Co: 50 mg, Se: 50 mg, I: 20 mg.
2.3. Tôm và thí nghiệm nuôi tôm
Tôm được sử dụng cho thí nghiệm là tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) có khối
lượng cá thể trung bình 4,34g. Tôm được cung cấp bởi Trung tâm nghiên cứu ứng dụng nuôi trồng
thuỷ sản ở Cam Ranh của Trường Đại học Nha Trang.
Thí nghiệm nuôi tôm được thực hiện trong 6 tuần để nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến
sự sống và phát triển của tôm. Năm nhóm tôm được nuôi bằng 5 thức ăn khác nhau. Tôm được nuôi
trong bể kích thước (50 cm x 60 cm x 50 cm). Các bể này được lắp đặt trong một hệ thống tuần
hoàn nước bao gồm bể lắng, bể lọc sinh học và bơm. Ở đầu thí nghiệm tôm được phân bố ngẫu
nhiên vào 15 bể nuôi, mỗi bể chứa 30 con tôm. Mỗi thức ăn được cung cấp vào 3 bể và khẩu
phần ăn hàng ngày là 5% khối lượng tôm ban đầu. Tôm được cho ăn 2 lần mỗi ngày vào lúc 8h
và 17h. Sau 3 tuần thí nghiệm, tôm được cân và khẩu phần ăn hàng ngày cho 3 tuần tiếp theo
được điều chỉnh lại dựa trên khối lượng của tôm ở lần cân này. Ở mỗi lần cho tôm ăn, thức ăn
cho mỗi bể được phân bố trên một cái khay có đường kính 30cm. Sau 3 giờ cho ăn, khay thức ăn

được lấy ra khỏi bể và thức ăn thừa của mỗi bể được thu hồi lại và được bảo quản riêng ở -20°C.
Ở cuối thí nghiệm, toàn bộ thức ăn thừa của mỗi bể được sấy ở 105°C đến khối lượng không đổi,
sau đó đem cân. Trong quá trình nuôi tôm, tất cả các bể được vệ sinh hàng ngày bằng cách
xiphong loại bỏ chất thải tích tụ, nhiệt độ trong khoảng từ 27-29°C, pH từ 7-8, hàm lượng oxy
hoà tan từ 5-6,5 mg/l, độ mặn từ 23-26‰. Tôm được cân ở đầu thí nghiệm và kết thúc thí
nghiệm để đánh giá sự tăng trưởng của tôm.
2.4. Các chỉ tiêu đánh giá
2.4.1. Tỉ lệ sống (Survival Rate)
Tỉ lệ sống = (số tôm sống / số tôm ban đầu) x 100
2.4.2. Tăng khối lượng (Weight Gain, WG)
Tăng khối lượng tuyệt đối (g) : AWG = We - Ws
Tăng khối lượng tương đối (%): RWG = [(We - Ws) / Ws] x 100
Trong đó: Ws: Khối lượng trung bình của tôm ở đầu thí nghiệm (g)
We: Khối lượng trung bình của tôm ở cuối thí nghiệm (g)
2.4.3. Lượng thức ăn tôm ăn vào tính theo chất khô (Feed Intake, FI)
Lượng thức ăn mỗi cá thể tôm ăn vào theo chất khô được tính theo Refstie và cộng sự,
(2004) như sau: FI= (Fp - Fr) / n
Trong đó: Fp: Lượng thức ăn cung cấp cho tôm trong suốt thí nghiệm (tính theo chất khô, g)
Fr: Lượng thức ăn thừa khi cho tôm ăn trong suốt thí nghiệm đã được sấy khô ở 105°C (g)
n: Số tôm trong bể.
Do thức ăn ở trong nước nên có sự tổn thất chất khô. Sự tổn thất chất khô (Loss of Dry
Matter, LDM) khi thức ăn ở trong nước được xác định như đã được trình bày bởi Cruz-Suárez và
cộng sự (2001) và được tính theo công thức: LDM (%) = [(Mb - Ma) / Mb] x 100
Trong đó: Mb: Khối lượng thức ăn trước khi ngâm trong chai nước lắc (tính theo chất khô, g)
Ma: Khối lượng thức ăn được sấy khô ở 105°C sau khi ngâm trong chai nước lắc (g)
Do đó, lượng thức ăn thực sự mỗi cá thể tôm ăn vào sau khi đã khấu trừ sự tổn thất chất
khô (FI
adj
) được tính như sau: FI
adj

= FI x (1- LDM/100)
2.4.4. Hệ số chuyển hoá thức ăn (Feed Conversion Ratio, FCR)
Hệ số chuyển hoá thức ăn được tính theo công thức:
FCR = FI
adj
/ (We - Ws) (Hernández và cộng sự, 2008).
2.4.5. Hiệu quả sử dụng protein (Protein Efficiency Ratio, PER)
Lượng protein mỗi cá thể tôm ăn vào (Protein Intake): PI = FI x Pb
Sự tổn thất protein thô (Loss of Crude Protein, LCP) khi thức ăn ở trong nước được tính
theo Cruz-Suárez và cộng sự (2001) như sau:
LCP(%) =
Pb
LDM) % - (100Pa x - 100 x Pb

Trong đó: Pb: Hàm lượng protein thô của thức ăn trước khi ngâm trong chai nước lắc (%)
Pa: Hàm lượng protein thô của thức ăn sau khi ngâm trong chai nước lắc (%)
Do đó, lượng protein thực sự mỗi cá thể tôm ăn vào sau khi đã khấu trừ sự tổn thất protein
(PI
adj
) được tính như sau: PI
adj
= PI x (1-LCP/100)
Hiệu quả sử dụng protein được tính theo công thức: PER = (We - Ws)/ PI
adj
2.5. Phương pháp phân tích
Hàm lượng nước, tro và protein được xác định theo phương pháp chuẩn của AOAC
(1990). Hàm lượng lipit được xác định bằng phương pháp Folch (1957). Hàm lượng axit amin
được xác định theo phương pháp sắc ký khí.
2.6. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý thống kê trên phần mềm SPSS 15.0 (Statistical Package for the Social

Sciences). Các thông số như tỉ lệ sống, sự tăng khối lượng, hệ số chuyển hoá thức ăn và hiệu quả
sử dụng protein được phân tích bằng ANOVA với phép kiểm định Duncan để kiểm tra sự khác
nhau giữa các giá trị trung bình (Tang, 2008). Các sai khác được đánh giá có ý nghĩa khi P<0,05.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần hoá học cơ bản của thức ăn thí nghiệm
Thành phần hoá học của các thức ăn được xác định và thể hiện ở bảng 3.
Bảng 3. Thành phần hoá học cơ bản của thức ăn thí nghiệm
Thành phần hoá học
của thức ăn
Thức ăn
ĐC DS DI DM TM
Độ ẩm (%) 9,4 ± 0,2 8,8 ± 0,5 9,6 ± 0,3 8,6 ± 0,6 9,9 ± 0,2
Protein thô (% chất khô) 40,0 ± 0,5 40,0 ± 0,4 40,2 ± 0,3 40,2 ± 0,2 40,0 ± 0,3
Lipit (% chất khô) 7,5 ± 0,2 7,1 ± 0,3 14,2 ± 0,4 18,8 ± 0,4 6,8 ± 0,3
Tro (% chất khô) 13,8 ± 0,2 10,2 ± 0,2 10,8 ± 0,1 10,1 ± 0,3 14,2 ± 0,2
Kết quả phân tích cho thấy rằng các thức ăn thí nghiệm có hàm lượng protein gần như
nhau (khoảng 40%), nhưng có hàm lượng lipit và tro khác nhau. Hàm lượng lipit của thức ăn đối
chứng (ĐC), thức ăn chứa bột protein tan (DS) và thức ăn thương mại (TM) từ 6,8 đến 7,5%.
Hàm lượng lipit của thức ăn chứa bột protein không tan (DI) cao hơn (14,2%). Thức ăn chứa hỗn
hợp bột protein tan và không tan (DM) có hàm lượng lipit cao nhất (18,8%). Hàm lượng tro của
thức ăn đối chứng và thương mại là 13,8% và 14,2%, lớn hơn hàm lượng tro của các thức ăn DS,
DI và DM (10,1-10,8%).
3.2. Thành phần axit amin của thức ăn thí nghiệm
Thành phần axit amin của thức ăn thí nghiệm được phân tích và thể hiện ở bảng 4.
Bảng 4. Thành phần axit amin của thức ăn thí nghiệm
Axit amin Thức ăn thí nghiệm Nhu cầu axit amin
(g/100g chất khô) của Litopenaeus vannamei
ĐC DS DI DM TM (Akiyama và cộng sự, 1992)
Arginine 1,77 1,85 1,88 1,98 2,05 2,32
Histidine 0,91 0,93 0,88 0,98 0,91 0,84

Isoleucine 1,60 1,56 1,28 1,79 1,66 1,40
Leucine 2,88 2,70 2,39 2,29 2,59 2,16
Lysine 2,37 2,35 3,24 1,91 1,98 2,12
Methionine 0,75 0,80 0,84 0,71 0,72 0,96
Phenylalanine 2,22 3,00 2,46 2,65 2,74 1,60
Threonine 2,80 2,79 2,22 3,11 3,09 1,44
Valine 1,45 1,74 1,62 1,63 1,59 1,60
Tổng axit amin không
thay thế
16,75 17,72 16,81 17,05 17,33

Alanine 3,36 3,74 3,63 3,85 3,44
Aspartic 0,82 0,92 0,79 0,48 1,47
Glutamic 2,38 1,54 1,55 1,82 1,31
Glycine 3,90 3,95 3,21 3,59 3,88
Hydroxyproline 0,57 1,14 0,44 0,70 0,67
Proline 1,23 1,51 1,33 1,42 0,24
Serine 0,75 0,79 1,81 1,16 1,95
Tyrosine 1,21 1,47 1,33 1,24 1,22
Tổng axit amin thay thế 14,22 15,06 14,09 14,26 14,18
Tổng axit amin 30,97 32,78 30,90 31,31 31,51
Hàm lượng tổng axit amin của 5 thức ăn từ 30,90 đến 32,78%, trong đó các axit amin
không thay thế có hàm lượng từ 16,75 đến 17,72%. Trong tất cả 5 thức ăn, glycine và alanine là
các axit amin có hàm lượng cao, trong khi methionine, aspartic và hydroxyproline có hàm lượng
thấp. So sánh với nhu cầu axit amin trong thức ăn của Litopenaeus vannamei (Akiyama và cộng
sự, 1992), cả 5 thức ăn thí nghiệm đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu histidine, leucine, phenylalanine
và threonine của tôm, tuy nhiên chưa đáp ứng đủ nhu cầu arginine và methionine. Hầu hết các
thức ăn đáp ứng nhu cầu isoleucine trừ thức ăn DI. Các thức ăn ĐC, DS và DI đáp ứng đủ nhu
cầu lysine của tôm. Hầu hết các thức ăn đáp ứng nhu cầu valine trừ thức ăn đối chứng (ĐC).
3.3. Tỉ lệ sống, tăng khối lượng, hệ số chuyển hoá thức ăn và hiệu quả sử dụng protein

Sau 6 tuần nuôi tôm, tỉ lệ sống, sự tăng khối lượng, hệ số chuyển hoá thức ăn và hiệu quả
sử dụng protein đã được xác định và thể hiện trên bảng 5.
Bảng 5. Tỉ lệ sống, tăng khối lượng, hệ số chuyển hoá thức ăn và hiệu quả sử dụng protein
Chỉ tiêu
đánh giá
Thức ăn
ĐC DS DI DM TM
Tỉ lệ sống (%) 92,22
ab
± 1,92 97,78
c
± 1,92 88,89
a
± 1,92 87,78
a
± 3,85 94,44
bc
± 1,92
Ws (g) 4,30 ± 0,09 4,22

± 0,09 4,35 ± 0,07 4,28 ± 0,04 4,44 ± 0,08
We (g) 9,46

± 0,09 10,44

± 0,13 9,64

± 0,12 9,35

± 0,17 10,37


± 0,16
AWG (g) 5,16
a
± 0,08 6,22
c

± 0,08 5,29
a
± 0,14 5,07
a
± 0,15 5,93
b
± 0,15
RWG (%) 120,09
a
± 4,07 147,38
c
± 3,67 121,38
a
± 4,44 118,52
a
± 3,27 133,82
b
± 4,34
FI
adj
( g) 10,38
a
± 0,13 10,76

b
± 0,12 10,15
a
± 0,20 10,17
a
± 0,13 11,36
c
± 0,25
PI
adj
( g) 4,09
a
± 0,06 4,22
b
± 0,03 4,01
a
± 0.08 4,04
a
± 0,05 4,48
c
± 0,09
FCR 2,01
b
± 0,06 1,74
a
± 0,03 1,92
b
± 0,07 2,01
b
± 0,05 1,94

b
± 0,04
PER 1,27
a
± 0,04 1,46
b
± 0,02 1,32
a
±0,05 1,26
a
± 0,03 1,33
a
± 0,03
Các giá trị trung bình trong cùng hàng có ký tự được viết lên trên khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa (P<
0,05). Ws: Khối lượng trung bình của tôm ở đầu thí nghiệm; We: Khối lượng trung bình của tôm ở cuối thí
nghiệm; AWG: Tăng khối lượng tuyệt đối; RWG: Tăng khối lượng tương đối; FI
adj
: Lượng thức ăn thực
sự mỗi cá thể tôm ăn vào; PI
adj
: Lượng protein thực sự mỗi cá thể tôm ăn vào; FCR: Hệ số chuyển hoá
thức ăn; PER: Hiệu quả sử dụng protein.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tỉ lệ sống của tôm cao, từ 87,78 đến 97,78%, trong đó
tôm được cho ăn bằng thức ăn có bổ sung sản phẩm thuỷ phân protein tan (DS) có tỉ lệ sống cao
nhất (97,78%). Tỉ lệ sống của tôm được nuôi bằng thức ăn này cao hơn tỉ lệ sống của tôm được
nuôi bằng thức ăn đối chứng (ĐC). Kết quả này phù hợp với các công trình nghiên cứu trước đây
của Cahu và cộng sự (1999) và Kvåle và cộng sự (2002), ở đó tỉ lệ sống được cải thiện khi sản
phẩm thuỷ phân protein cá được bổ sung vào thức ăn. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt
thống kê về tỉ lệ sống giữa các nhóm tôm được nuôi bằng thức ăn đối chứng (ĐC), thức ăn có bổ
sung bột protein không tan (DI) và thức ăn có bổ sung hỗn hợp bột protein tan và không tan

(DM).
Đối với sự tăng trưởng của tôm, thức ăn DS cho sự tăng khối lượng tương đối của tôm là
147,38%, cao hơn so với thức ăn đối chứng (120,09%) và thức ăn thương mại (133,82%). Hai
thức ăn DI và DM cho sự tăng khối lượng của tôm tương đương với thức ăn đối chứng nhưng
thấp hơn so với thức ăn thương mại. Như vậy, việc bổ sung sản phẩm thuỷ phân protein tan (S)
vào thức ăn đã có tác dụng làm cho tôm tăng trưởng nhanh hơn. Một số nghiên cứu cũng đã cho
thấy việc bổ sung sản phẩm thuỷ phân protein vào thức ăn có tác dụng tốt lên sự phát triển của cá
(Refstie và cộng sự., 2004; Tang và cộng sự, 2008). Tác dụng tích cực này có thể do hiệu quả
hấp thụ sản phẩm thuỷ phân protein tốt hơn (Ouellet và cộng sự, 1997). Các axit amin và các
peptit phân tử lượng thấp như đi-peptit và tri-peptit được tạo ra trong quá trình thuỷ phân dễ
được động vật nuôi hấp thụ hơn so với bột cá truyền thống, đồng thời sản phẩm thuỷ phân
protein có vai trò hấp dẫn tôm, dẫn đến tôm tiêu thụ lượng thức ăn nhiều hơn và lớn nhanh hơn
(Hardy, 1991; Berge and Storebakken, 1996; Aksnes và cộng sự, 2006). Một số nghiên cứu trước
đây đã cho thấy rằng sự sống và phát triển của ấu trùng cá có liên quan đến các peptit trong sản
phẩm thuỷ phân được bổ sung vào thức ăn, chẳng hạn Zambonino-Infante và cộng sự (1997) đã
chỉ ra rằng việc thay thế 20% bột cá trong thức ăn bằng di-peptit và tri-peptid có được từ sự thuỷ
phân bột cá đã cải thiện sự sống và phát triển của ấu trùng cá vượt.
Hệ số chuyển hoá thức ăn được xác định là tỉ số giữa lượng thức ăn khô tôm ăn vào và sự
tăng khối lượng tuyệt đối. Tôm có hệ số chuyển hoá thức ăn thấp được xem là sử dụng thức ăn
có hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tôm được nuôi bằng thức ăn DS có hệ số chuyển
hoá thức ăn là 1,74, thấp hơn hệ số chuyển hoá thức ăn của tôm được nuôi bằng thức ăn đối
chứng (2,01). Như vậy thức ăn DS đã cải thiện được hệ số chuyển hoá thức ăn. Kết quả nghiên
cứu này phù hợp với kết quả thu được bởi Córdova-Murueta và García-Carreño (2002) mà ở đó
việc bổ sung 4, 12 và 20% sản phẩm thuỷ phân protein cá vào trong thức ăn đã cải thiện hệ số
chuyển hoá thức ăn ở tôm (2,6; 2,6 và 2,9 lần lượt so với 3,2 đối với thức ăn đối chứng không
được bổ sung sản phẩm thuỷ phân). Không có sự khác biệt có ý nghĩa về hệ số chuyển hoá thức
ăn giữa các nhóm tôm được nuôi bằng thức ăn đối chứng (ĐC), thức ăn DI, DM và thức ăn
thương mại (TM). Như vậy, thức ăn DI và DM đã không làm cải thiện hệ số chuyển hoá thức ăn
ở tôm.
Hiệu quả sử dụng protein được xác định là tỉ số giữa sự tăng khối lượng tuyệt đối của

tôm và lượng protein tôm tiêu thụ. Đây là chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá chất lượng
của protein trong thức ăn. Hàm lượng protein trong 5 thức ăn thí nghiệm thì tương đương nhau
(40%) nhưng tôm được cho ăn bằng thức ăn DS có hiệu quả sử dụng protein là 1,46, cao hơn so
với các thức ăn ĐC, DI, DM và TM. Điều này nói lên chất lượng của protein trong thức ăn DS
tốt hơn so với các thức ăn còn lại. Thật vậy, sản phẩm thuỷ phân protein tan (S) chứa các axit
amin tự do và các peptit ngắn mạch dễ được tiêu hoá hấp thụ bởi tôm hơn so bột protein không
tan (I) chứa các protein chưa được thuỷ phân và so với hỗn hợp bột protein tan và không tan.
4. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng việc bổ sung sản phẩm thủy phân protein tan từ đầu
cá ngừ đã làm tăng tỉ lệ sống, sự tăng trưởng của tôm và cải thiện hệ số chuyển đổi thức ăn và
hiệu quả sử dụng protein. Sản phẩm thủy phân protein này đã có tác dụng tốt và có thể được sử
dụng trong việc sản xuất thức ăn cho tôm. Tuy nhiên, việc bổ sung bột protein không tan hoặc
hỗn hợp bột protein tan và không tan đã không đem lại kết quả tốt hơn đối với sự sống và tăng
trưởng của tôm so với đối chứng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aksnes, A., Hope, B., Jönsson, E., Björnsson, B.T., Albrektsen, S., 2006. Size-
fractionated fish hydrolysate as feed ingredient for rainbow trout (Oncorhynchus mykiss) fed
with high plant protein diets. I: Growth, growth regulation and feed utilization. Aquaculture
261, 305-317.
2. Akiyama, D.M., Dominy, W.G., Lawrence, A.L. (1992). Penaeid shrimp nutrition. In:
Fast AW., Lester LJ. (eds). Marine Shrimp Culture: Principles and Practices. Developments
in aquaculture and fisheries science, 23, pp 535-568. Elsevier.
3. AOAC, 1990. Official Method of Analysis, 15th ed. Arlington, VA: Association of
Official Analytical Chemists.
4. Berge, G.M., Storebakken, T., 1996. Fish protein hydrolysate in starter diets for Atlantic
salmon (Salmo salar) fry. Aquaculture 145(1-4), 205-212.
5. Cahu, C.L., Zambonino Infante, J.L., Quazuguel, P., Le Gall, M.M. (1999). Protein
hydrolysate vs. fish meal in compound diets for 10-day old sea bass Dicentrarchus labrax
larvae. Aquacuture, 171: 109-119.
6. Córdova-Murueta, J.H., García-Carreño, F.L. (2002). Nutritive value of squid and

hydrolyzed protein supplement in shrimp feed. Aquaculture, 210: 371-384.
7. Cruz-Suárez, L.E., Ricque-Marie, D., Tapia-Salazar, M., McCallum, I.M., Hickling, D.
(2001). Assessment of differently processed feed pea (Pisumsativum) meals and canola meal
(Brassica sp.) in diets for blue shrimp (Litopennaeus stylirostris). Aquaculture 196: 87-104.
8. Folch, J., Lees, N., Sloan-Stanley, G.H. (1957). A simple method for the isolation and
purification of total lipids from animal tissues. J. Biol. Chem., 226: 497- 509.
9. Hardy, R.W. (1991). Fish hydrolysates: production and use in aquaculture feeds. In:
Akiyama, D.M., Tan, R.K.H (eds). Proceeding of the aquaculture feed processing and
nutrition workshop. American Soybean Association, Singapore, 109-115.
10. Hernández, C., Olvera-Novoa, M.A., Aguilar-Vejar, K, González-Rodríguez, B., Abdo de
la Parra, I. (2008). Partial replacement of fish meal by porcine meat meal in practical diets for
Pacific white shrimp (Litopenaeus vannamei). Aquaculture, 277: 244-250.
11. Kvåle, A., Harboe, T., Espe M., Næss, T., Hamre, K. (2002). Effect of predigested
protein on growth and survival of Atlantic halibut larvae (Hippoglossus hippoglossus L.).
Aquac. Res., 33: 311-321.
12. Ouellet, D.R., Seoane, J.R., Veira, D.M., Proulx, J.G., 1997. Effects of supplementation
with fish meal or fish protein hydrolysate on growth, nutrient digestibility and rumen
fermentation of growing cattle fed grass silage. Animal Feed Sci Technol. 68, 307-326.
13. Refstie, S., Olli, J.J., Standal, H. (2004). Feed intake, growth and protein utilization by
post-smolt Alantic salmon (Salmo salar) in response to graded levels of fish protein
hydrolysate in the diet. Aquaculture, 239: 331-349.
14. Tang, H.G., Wu, T.X., Zhao, Z.Y., Pan, X.D. (2008). Effects of fish protein hydrolysate
on growth performance and humoral immune response in large yellow croaker
(Pseudosciaena crocea R.). Zhejiang Univ Sci B., 9: 684-690.
ABSTRACT
A feeding trial was conducted to evaluate the effect of the supplementation of hydrolysates from tuna head on the
survival and growth of white leg shrimp (Litopenaeus vannamei) (performed on five groups of shrimps of average
weight 4.34 g. Every group was distributed into three tanks (30 shrimps per tank of 150 L) and was fed with one of
the following five diets: one control diet (ĐC) containing tuna head meal as the principal protein source, three diets
formulated by replacing 50% tuna head meal by protein hydrolysates from tuna head, and one commercial diet

(TM) used as a reference. All five diets containing 40% crude protein. Three diets supplemented with tuna head
hydrolysates included a diet DS containing the soluble protein powder, a diet DI containing insoluble protein
powder and a diet DM containing a mixture of both soluble and insoluble protein powers. After 6 weeks of
experiment, the survival rate, weight gain, feed conversion ratio and protein efficiency ratio were compared
between the different groups of shrimp. The study results showed that the diet DS improved significantly the survival
rate, weight gain, feed conversion ratio and protein efficiency ratio. On the contrary, the survival and growth of
groups of shrimp fed with the diets DI or DM were not significantly different or even lower compared to the control
and the commercial diets.

×