Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG sử DỤNG THỨC ăn BÁNH dầu đậu NÀNH lên sức TĂNG TRƯỞNG và HIỆU QUẢ sử DỤNG THỨC ăn CHO cá LĂNG NHA mystus wyckioides chaux và fang 1949

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.11 KB, 12 trang )

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG THỨC ĂN BÁNH DẦU ĐẬU NÀNH LÊN SỨC
TĂNG TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CHO CÁ LĂNG NHA Mystus
wyckioides Chaux và Fang 1949
Nguyễn Huy Lâm, Võ Thị Thanh Bình, Nguyễn Thị Thanh Trúc và Lê Thanh Hùng
Email:
TÓM TẮT
Đề tài: “Khảo sát khả năng sử dụng bánh dầu đậu nành thay thế bột cá trong thức ăn cá Lăng Nha
(Mystus wyckioides, Chaux và Fang. 1949)” được thực hiện tại trại thực nghiệm Khoa Thủy Sản, trường Đại Học
Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh từ ngày 20/06/2011 đến 20/06/2012
Để khảo sát mức tối đa bánh dầu đậu nành có thể sử dụng để thay thế bột cá, chúng tôi thiết kế 4 khẩu
phần thức ăn khác nhau: ĐN0, ĐN15, ĐN30 và ĐN45 tương ứng với mức sử dụng 0, 15, 30 và 45% bánh dầu đậu
nành trong mỗi khẩu phần thức ăn. Các khẩu phần thức ăn đều có cùng hàm lượng protein 35% và được cân đối về
thành phần dinh dưỡng.
Thí nghiệm 1: cá được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 3 lần lặp cho mỗi nghiệm thức.
Cá thí nghiệm có trọng lượng trung bình ban đầu là 14,00g và được bố trí ngẫu nhiên vào 12 giai với mật độ 30
con/giai, kích thước mỗi giai là 1 x 1 x 1m. Cá thí nghiệm được cho ăn 2 lần mỗi ngày, vào lúc 8 giờ và 16 giờ với
lượng ăn bằng 10% trọng lượng thân. Sau 8 tuần thí nghiệm, kết quả cho thấy tỷ lệ sử dụng bánh dầu đậu nành
30% và 45% cho kết quả tăng trưởng, hệ số thức ăn và tỷ lệ sống thấp hơn có nghĩa về mặt thống kê so với đối
chứng. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng bánh dầu đậu nành 15% trong thức ăn không cho thấy có sự khác biệt có nghĩa về
mặt thống kê so với đối chứng.
Thí nghiệm 2: cá được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 4 lần lặp cho mỗi nghiệm thức.
Cá thí nghiệm có trọng lượng trung bình ban đầu là 3,88g và được bố trí ngẫu nhiên vào 16 giai với mật độ 50
con/giai, kích thước mỗi giai là 1 x 1 x 1m. Cá thí nghiệm được cho ăn 2 lần mỗi ngày, vào lúc 8 giờ và 16 giờ với
lượng ăn bằng 10% trọng lượng thân. Sau 12 tuần nuôi, kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và hệ số
thức ăn của 4 nghiệm thức không khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê.
Từ hai thí nghiệm trên cho thấy có thể sử dụng bánh dầu đậu nành đến tỷ lệ 45% thức ăn cộng với bổ sung
dầu cá thì cho kết quả tăng trưởng, hệ số thức ăn và tỷ lệ sống tương đương công thức sử dụng hoàn toàn bột cá
trong thức ăn.
1. GIỚI THIỆU
Cùng với sự phát triển ngày càng đa dạng của các ngành kinh tế thì trong những năm gần
đây ngành nuôi trồng thủy sản cũng đã và đang phát triển mạnh theo hướng công nghiệp.Việc


cho sản xuất giống nhân tạo thành công đã góp phần thúc đẩy và giải quyết chủ động nguồn
giống cho việc nuôi trồng thủy sản của bà con nông dân.
Hiện nay do nhu cầu về thực phẩm của con người ngày càng được chú trọng và quan tâm đúng
mức đã thúc đẩy việc nuôi trồng thủy sản có giá trị và chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của thị
trường trong nước cũng như quốc tế.
Cùng với những loài cá truyền thống như: cá mè, chép, trôi, rô phi… thì các loài cá bản địa như
cá lăng có giá trị kinh tế ngày càng được quan tâm chú trọng hơn. Cá Lăng nha (Mystus
wyckioides) là loài cá có chất lượng thịt thơm ngon, cơ trắng, ít mỡ, không xương dăm và mau
lớn, là đối tượng hiện đang được rất nhiều nhà nghiên cứu cũng như những người làm kinh tế
quan tâm.
Trong việc nuôi cá thương phẩm vấn đề mà người nuôi thủy sản quan tâm nhất là chi phí thức ăn
vì nó chiếm tỉ trọng cao trong chi phí thức ăn, thường lớn hơn 50% tổng chi phí. Xét về khía
cạnh dinh dưỡng thì trong khẩu phần thức ăn, protein là thành phần quan trọng mà bột cá là
nguồn cung cấp protein chính. Tuy nhiên nguồn nguyên liệu này, hiện nay ngày càng giảm và giá
cả có chiều hướng tăng cao. Do đó việc nghiên cứu nhằm tìm kiếm các nguồn protein khác rẻ và
dồi dào hơn để làm giảm bớt chi phí trong nuôi cá và bảo vệ nguồn lợi cá tự nhiên là điều tất
yếu. Một trong nhiều hướng để giải quyết vấn đề này là sử dụng nguồn protein thực vật để thay
thế một phần bột cá trong chế biến thức ăn thủy sản.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Khảo sát khả năng sử dụng bánh dầu
đậu nành thay thế bột cá trong thức ăn cá lăng nha (Mystus wyckioides, Chaux và Fang, 1949)”.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm được thực hiện tại Trại Thực Nghiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm
Tp. Hồ Chí Minh. Cá lăng nha được mua ở trại sản xuất giống Củ Chi- Thành phố Hồ Chí Minh
và được thuần dưỡng đến khi đạt được khoảng 3,5g, cá đem bố trí thí nghiệm. Cá được lựa chọn
ra những con khỏe mạnh, không dị hình, dị tật và đồng đều kích cỡ để bố trí thí nghiệm.
Nguyên liệu thức ăn bao gồm: bột cá, bánh dầu đậu nành, cám gạo, tinh bột khoai mì, chất kết
dính CMC (carboxyl Methyl cellulose), Premix khoáng, dầu cá… Các nguyên liệu được phân
tích các chỉ tiêu: đạm, béo, xơ, độ ẩm, khoáng. Kết quả phân tích là cơ sở để tổ hợp các khẩu
phần thức ăn dùng cho cá thí nghiệm.
Bảng 1. Kết quả phân tích thành phần hóa học của các loại nguyên liệu (% vật chất khô)

Thành phần hóa
học
Bột cá
Bánh dầu
đậu nành
Cám gạo
Tinh bột
khoai mì
Vật chất khô 88,42 96,80 89,70 86,80
Protein 62,20 44,40 13,30 0,19
Lipid 6,80 1,40 9,40 0,66
NFE* 0,00 33,33 60,30 85,24
Tro 23,70 6,67 6,70 0,19
Chất xơ 0,60 3,40 1,20 0,19
Độ ẩm 9,30 10,80 9,10 13,53
Lysine** 5,15 2,99 0,54 0,00
Methionine** 1,91 0,58 0,26 0,00
*NFE (Nitrogen Free Extract): chất trích không đạm.
** Ước tính theo số liệu của Tom Novell, 1998; trích bởi Trần Thị Mỹ Loan, 2003).
Thí nghiệm 1: Bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với bốn nghiệm thức và ba lần lặp lại. Các nghiệm
thức thức ăn được ký hiệu là: ĐC, 15% ĐN, 30% ĐN, 45% ĐN. Các công thức thức ăn được
thiết kế trên phần mềm FEEDLIVE, hàm lượng protein là 35% và được thay thế bột cá bằng đậu
nành theo các tỷ lệ sau:
- ĐC: thức ăn đối chứng ( không sử dụng bánh dầu đậu nành)
- 15% ĐN: thức ăn sử dụng 15% bánh dầu đậu nành
- 30% ĐN: thức ăn sử dụng 30% bánh dầu đậu nành
- 45% ĐN: thức ăn sử dụng 45% bánh dầu đậu nành
Bảng 2. Thành phần nguyên liệu trong các khẩu phần thức ăn thí nghiệm 1
Nguyên liệu
Đối chứng

ĐC
15% ĐN 30% ĐN 45% ĐN
Đậu nành 0,0 15,0 30,0 45,0
Khoai mì 10,0 10,0 10,0 10,0
Cám gạo 30,6 27,7 24,8 21,9
Bột cá 57,3 45,2 33,1 21,0
CMC 2,0 2,0 2,0 2,0
Premix 0,1 0,1 0,1 0,1
- Sơ đồ bố trí:
ĐC 1
ĐN
30.1
ĐC
15.2
ĐN
45.2
ĐN
15.1
ĐN
45.1
ĐN
30.2
ĐC 2
ĐN
30.3
ĐC 3
ĐN
45.3
ĐN
15.1

Hình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1
Thí nghiệm 2: được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với bốn nghiệm thức và bốn lần lặp lại. Các
nghiệm thức thức ăn được ký hiệu là: ĐC, 15% ĐN, 30% ĐN, 45% ĐN. Các công thức thức ăn
được thiết kế trên phần mềm FEEDLIVE, hàm lượng protein là 35%. Thí nghiệm này khác thí
nghiệm 1 là các khẩu phần cân đối chất béo bằng cách bổ sung dầu cá vào các nghiệm thức sử
dụng bánh dầu nành.
Bảng 3. Thành phần nguyên liệu trong khẩu phần thức ăn thí nghiệm 2
Nguyên liệu
Đối chứng
ĐC
15% ĐN 30% ĐN 45% ĐN
Đậu nành 0,0 15,0 30,0 45,0
Khoai mì 10,0 10,0 10,0 10,0
Dầu cá 0,0 1,9 3,7 5,5
Cám gạo 33,0 27,4 22,0 16,6
Bột cá 55,0 43,6 32,2 20,7
CMC 2,0 2,0 2,0 2,0
Premix 0,1 0,1 0,1 0,1
CMC: carboxyl Methyl Cellulose Cht kt dớnh
- S b trớ:
C 2
N
30.2
C
15.1
N
45.1
N
15.2
N

45.2
N
30.1
C 1
N
30.3
C 3
N
15.4
N
45.4
N
45.3
N
15.1
N
30.4
C 4
Hỡnh 2.2 S b trớ thớ nghim 2
Thc n sau khi phi trn c em i ộp ựn qua mỏy ộp cú ng kớnh 2mm sau ú sy khụ
v cỏn nh ng thi lu mu phõn tớch thnh phn húa hc. Tt c cỏc cụng on u c
thc hin ti Tri Thc Nghim Thy Sn, Khoa Thy Sn Trng i Hc Nụng Lõm Tp. H
Chớ Minh.
- Cỏ thớ nghim c cho n 2 ln/ngy vo lỳc 8 gi sỏng v 16 gi chiu. ng thi tin hnh
kim tra mt s ch tiờu mụi trng nc mi 3 ngy 1 ln .
Cỏc Ch Tiờu Theo Dừi
Cỏc ch tiờu mụi trng:
- Nhit : o mi 3 ngy 1 ln vo bui sỏng (7 gi) v chiu (16 gi) bng nhit k
thy ngõn
- DO: o mi 3 ngy 1 ln vo bui sỏng (7 gi) v chiu (16 gi) bng b test DO

- pH: o mi 3 ngy 1 ln vo bui sỏng (7 gi) v chiu (16 gi) bng b test pH
- NH
4
+
/NH
3
: o mi tun 1 ln bng mỏy quang ph k
Cỏc ch tiờu trờn cỏ thớ nghim
T l sng survival Rate (%)
SV =
100
ì
nghieọm thớ ủau caự lửụùng Soỏ
nghieọm thớ sau caự lửụùng Soỏ
Tng trng - Weight (g)
WG = Wt Wi
Trong ú:
Wi: Trng lng cỏ u thớ nghhim (g)
Wt: Trng lng cỏ sau thớ nghhim (g)
- Tc tng trng c bit Specific Growth Rate (%/ngy)
SGR =
100
t
LnWi -LnWt
ì

Trong đó:
LnWi: logarit neper của trọng lượng cá đầu thí nghiệm
LnWt: logarit neper của trọng lượng cá sau thí nghiệm
∆t: khoảng thời gian giữa hai lần cân (ban đầu và sau thí nghiệm (ngày))

- Hệ số thức ăn: Food conversion ratio
FCR =
nghiệm thí cá lượng Trọng
dụng sử ăn thức Lượng
- Hiệu quả sử dụng protein – protein Efficiency Ratio
PER =
ăn thức trong protein
Wi-Wt
Phương Pháp Xử Lý Số Liệu: Các số liệu về tăng trọng, hệ số sử dụng thức ăn (FCR),
hiệu qủa sử dụng protein (PER), tỉ lệ sống (SV),… trên chương trình Statgraphics plus 3.0.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Thí nghiệm 1: Ðánh giá khả năng sử dụng bánh dầu đậu nành thay thế bột cá trong thức
ăn cá lăng với các tỉ lệ sử dụng 0%; 15%; 30% và 45%
Thành phần ngun liệu cho hai thí nghiệm gồm có: bột cá, bánh dầu đậu nành, cám gạo,
tinh bột sắn, premix, khống và các tỷ lệ thay thế bột cá bằng bánh dầu đậu nành. Các nghiệm
thức thức ăn đã được cân bằng về protein (35%), sau chế biến được đem phân tích thành phần
hóa học tại phòng phân tích, bộ mơn Dinh dưỡng gia súc, Trường Đại học Nơng Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích được trình bày ở Bảng 4.
Bảng 4. Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của thí nghiệm 1
Thành phần
(% vật chất khơ)
Nghiệm thức
Ðối chứng 15% ĐN 30% ĐN 45% ĐN
Vật chất khơ 97,86 95,07 95,00 96,31
Protein thơ 36,52 36,81 35,77 35,91
Lipid thơ 9,27 9,27 8,03 6,38
Kết quả phân tích thành phần hóa học của bốn loại thức ăn của nghiệm thức trong bảng
3.1 cho thấy hàm lượng protein thơ trong 4 nghiệm thức dao động 35,91% đến 36,81%. Nghiệm
thức ĐN0 là nghiệm thức khơng sử dụng bánh dầu đậu nành, được dùng làm nghiệm thức đối
chứng. Các nghiệm thức còn lại đều dùng bánh dầu đậu nành là nguồn cung cấp protein cho cá

thí nghiệm theo tỉ lệ 15; 30 và 45%.
Hàm lượng lipid thơ biến thiên 6,38% đến 9,27% đều cao hơn nhu cầu của cá da trơn (5-
6%). Hàm lượng chất béo có khuynh hướng giãm khi gia tăng tỉ lệ sử dụng bánh dầu nành trong
các khẩu phần. Nhìn chung, kết quả phân tích thành phần hóa học của thức ăn cho thấy các yếu
tố đều đáp ứng đủ điều kiện.
Một số thơng số mơi trường ni cá tại các bể thí nghiệm
Chất lượng nước là một trong những yếu tố quyết định đến sự sống và phát triển của cá. Do đó
trong quá trình nuôi phải đảm bảo nước có chất lượng tốt, không để cá bị sốc do một yếu tố môi
trường nào. Để có được môi trường tốt phải thường xuyên kiểm tra yếu tố pH, O
2
, NH
3
để có thể
điều chỉnh các thông số môi trường kịp thời và phù hợp với điều kiện môi trường sống của cá
nuôi.
Hàm lượng oxy hòa tan
Trong suốt thời gian thí nghiệm, hàm lượng oxy hòa tan trong các bể dao động từ 2,0 – 5,0mg/l
(Bảng 5). Hàm lượng oxy hòa tan thấp nhất là 2,0 mg/l thường xảy ra vào buổi sáng và cao nhất
thường vào buổi chiều (15 giờ) là 5,0 mg/l. Mức dao động này phù hợp với sinh lý của cá nuôi
và hàm lượng oxy tương đối ổn định ở mức cao do thí nghiệm được bố trí có hệ thống sục khí
liên tục trong suốt quá trình nuôi, nên không ảnh hưởng đến hoạt động sống và bắt mồi của cá.
Bảng 5. Hàm lượng oxy hòa tan trong thời gian thí nghiệm
DO (mg/l)
Thời gian Thấp nhất Cao nhất
Tháng 1 2,0 5,0
Tháng 2 2,0 4,5
Độ pH – nhiệt độ
Trong quá trình thí nghiệm, kết quả theo dõi và ghi nhận cho thấy pH dao động trong khoảng từ
6,0 – 7,0 (Bảng 6). Mức dao động này thích hợp cho sự bắt mồi và tăng trưởng của cá, pH biến
đổi theo sự quang hợp của thực vật trong ngày. Khi pH tăng cao hoặc giảm thấp đều ảnh hưởng

đến cá nuôi. Ðối với thí nghiệm này pH tương đối ổn định, giúp cho cá phát triển tốt.
Bảng 6. pH và nhiệt độ nước trong thời gian thí nghiệm
pH Nhiệt độ (
0
C)
Thời gian Thấp nhất Cao nhất Thấp nhất Cao nhất
Tháng 1 6,5 7,0 26,0 31,0
Tháng 2 6,0 7,0 27,0 30,0
Theo Niconski (1951), nhiệt độ cơ thể cá chỉ chênh lệch với nhiệt độ của môi trường khoảng
0,5
o
C – 1
o
C. Đối với cá khi nhiệt độ môi trường gia tăng, cá tăng cường độ trao đổi chất và
cường độ hô hấp. Cá cũng dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 15
o
C, nhưng có khả năng chịu đựng nhiệt
độ cao đến 39
o
C. Bảng 4.4 cho thấy nhiệt độ môi trường dao động khoảng từ 26-31
0
C. Nhiệt độ
này thích hợp cho sự phát triển và tăng trưởng của cá lăng nha.
Hàm lượng ammonia
Ammonia là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống, sinh trưởng đối với thủy
sinh vật. NH
3
là khí độc đối với thủy sinh vật và nồng độ N-NH
3
gây độc đối với cá là 0,6 – 2,0

ppm (Downing và Markins, 1975).
Trong quá trình thí nghiệm, kết quả theo dõi và ghi nhận hàm lượng ammonia ở các bể nuôi thí
nghiệm dao động từ 0,0112 – 0,1163 mg/l (Bảng 7). Hàm lượng này nằm trong khoảng cho phép,
thích hợp cho hoạt động của cá lăng nha nên không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển
của cá trong suốt quá trình thí nghiệm.
Bảng 7. Hàm lượng ammonia hòa tan trong thời gian thí nghiệm
Ammonia (mg/l)
Thời gian Thấp nhất Cao nhất
Tháng 1 0,0128 0,1022
Tháng 2 0,0112 0,1163
Nhìn chung trong suốt thời gian thí nghiệm thì các thông số môi trường: pH, DO, Ammonia ít
biến động và đều ở mức không gây ảnh hưởng lên sự tăng trưởng bình thường của cá.
Tăng Trưởng Và Tỷ Lệ Sống
Sau 8 tuần nuôi với các thức ăn chứa các tỷ lệ bánh dầu đậu nành khác nhau, sự tăng trưởng và
tỷ lệ sống của cá thí nghiệm được trình bày ở bảng sau:
Bảng 8. Tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá thí nghiệm
Chỉ tiêu Ðối chứng 15% ĐN 30% ĐN 45% ĐN
Trọng lượng đầu Wi (g) 6,03
a
6,03
a
6,03
a
6,03
a
Trọng lượng cuối (g) 29,23
a
28,39
ab
26,10

b
26,05
b
SGR (%/ngày) 1,31
a
1,25
ab
1,11
b
1,09
b
Tỷ lệ sống (%) 1,00
a
0,97
a
0,94
ab
0,88
b
FCR 9,88
a
11,33
a
12,29
a
15,02
b
PER 0,10
a
0,08

ab
0,08
bc
0,67
c
Ghi chú: những giá trị trên cùng một hàng ngang, nếu chứa những kí tự giống là sai khác không
có ý nghĩa (P>0,05).
Sau khi kết thúc thí nghiệm, tỷ lệ sống của cá đạt cao nhất ở nghiệm thức ĐN0 (100%) và
có chiều hướng giảm dần đến thấp nhất ở nghiệm thức ĐN 45(88%) tương ứng với sự gia tăng
tỷ lệ sử dụng bánh dầu đậu nành. Theo kết quả phân tích thống kê thì tỉ lệ sống của cá ở nghiệm
thức 45%ĐN so với nghiệm thức đối chứng và 15%ĐN có khác nhau ý nghĩa về mặt thống kê
(p<0,05). Nguyên nhân tỷ lệ sống đạt không cao và giảm dần là do tỷ lệ sử dụng bánh dầu đậu
nành thay thế bột cá trong công thức thức ăn tăng dần ở các nghiệm thức làm cho khả năng hấp
thụ và tiêu hóa thức ăn bị hạn chế nên cá có thể bị chết. Như vậy tỷ lệ sống của cá thí nghiệm
giảm dần ở các nghiệm thức sử dụng tỷ lệ cao bánh dầu đậu nành thay thế bột cá trong trong
thức ăn.
Về kết quả tăng trọng trung bình của cá có sự khác biệt rất đáng kể giữa các nghiệm thức
và có khuynh hướng giảm dần từ nghiệm thức ĐN0 đến ĐN45 với các giá trị lần lượt là: 29,23;
28,39; 26,10 và 26,05 (g). Sự khác biệt về tăng trọng của các nghiệm thức này là có ý nghĩa (P<
0,05). Điều này cho thấy khi sử dụng 30% bánh dầu đậu nành trong khẩu phần thức ăn bắt đầu
có làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cá lăng nha. Khi tỷ lệ sử dụng bánh dầu đậu nành càng
cao thì tăng trưởng của cá càng giảm.
Để thấy rõ hơn sự biến thiên của tốc độ tăng trưởng ở cá lăng nha, thức ăn hãy xét đến
tốc độ tăng trưởng đặc biệt SGR của nó. Tốc độ tăng trưởng đặc biệt của cá thí nghiệm có xu
hướng giảm từ nghiệm thức ĐN0 đến ĐN45 với các giá trị lần lượt là: 1,31; 1,25; 1,11 và
1,09%/ngày. Từ những giá trị trên cho thấy nghiệm thức ĐN0 đến có kết quả tăng trọng cao nhất
và thấp ở nghiệm thức ĐN 30. Sự khác của hai nghiệm thức này có ý nghĩa về mặt thống kê
(P<0,05).
Tóm lại, sau khi kết thúc thí nghiệm, nếu xét về tăng trưởng thì các nghiệm thức sử dụng
từ 30% bánh dầu nành cho tăng trưởng kém hơn so với nghiệm thức đối chứng (ĐN0). Điều này

chứng tỏ việc sử dụng bánh dầu đậu nành trong thành phần thức ăn có ảnh hưởng đến sự tăng
trưởng cá lăng nha. Sự giảm tăng trọng là do cá giảm ăn khi tỷ lệ sử dụng bánh dầu đậu nành
tăng. Trong quá trình thí nghiệm chúng tôi theo dõi khi cho cá ăn và nhận thấy khi tỷ lệ sử dụng
bánh dầu đậu nành tăng thì lượng thức ăn cá sử dụng hàng ngày sẽ giảm tương đương.
Hệ số thức ăn cũng có khuynh hướng gia tăng khi gia tăng tỷ lệ sử dụng bánh dầu nành
nhằm thay thế bột cá. Hiệu quả sử dụng thức ăn giảm và tăng trưởng kém khi gia tăng tỷ lệ sử
dụng bánh dầu nành có thể do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như hàm lượng lipids thức ăn giảm,
độ tiêu hóa thức ăn giảm khi gia tăng tỉ lệ sử dụng bánh dầu nành. Để thấy rõ hơn về vấn đề này
chúng ta sẽ xem xét tiếp vấn đề nữa là với những khẩu phần thức ăn như trên nhưng có bổ sung
dầu cá để cân đối lipid trong khẩu phầu thức ăn thì có gì khác không? Đây cũng là vấn đề cũng
được thử nghiệm và kết quả có được ở thí nghiệm 2.
Thí nghiệm 2: Ðánh giá khả năng sử dụng bánh dầu đậu nành thay thế bột cá trong thức ăn cá
lăng nha ở các hàm lượng 0; 15; 30 và 45% và có bổ sung dầu cá để cân đối hàm lượng lipid
trong thức ăn của cá nuôi lên sự tăng trưởng, tỷ lệ sống và hệ số biến đổi thức ăn.
Bảng 9. Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của thí nghiệm 2
Thành phần
(% vật chất khô)
Nghiệm thức
Ðối chứng 15% ĐN 30% ĐN 45% ĐN
Vật chất khô 96,57 92,38 93,5 93,11
Protein thô 37,03 35,7 36,32 35,12
Lipid thô 10,84 10,26 10,99 9,76
Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của 4 nghiệm thức cho thấy hàm lượng protein giao động
trong khoảng 35,12% - 37,03% nằm trong khoảng thiết kế 35% protein. Hàm lượng lipids cũng
giao động 9,76 - 10,84%
Một số thông số môi trường nuôi cá tại các bể thí nghiệm.
Hàm lượng oxy hòa tan
Tương tự như thí nghiệm 1, nước trong bể của thí nghiệm này hàm lượng oxy hòa tan dao động
từ 1,5 – 5,0 mg/l (Bảng 10). Mức dao động này khá tốt và phù hợp với sinh lý của cá lăng nha
nuôi.

Bảng 10. Hàm lượng oxy hòa tan trong thời gian thí nghiệm
DO (mg/l)
Thời gian Thấp nhất Cao nhất
Tháng 1 1,5 4,0
Tháng 2 2,0 4,5
Tháng 3 2,0 5,0
Độ pH – nhiệt độ
Tương tự như thí nghiệm 1, kết quả pH dao động từ 6,0 – 7,5 và nhiệt độ dao động từ 27,0 -31,0
0
C (Bảng 11). Mức dao động này nằm trong khoảng cho phép hoạt động của cá lăng nha.
Bảng 11. pH và nhiệt độ nước trong thời gian thí nghiệm
pH Nhiệt độ (
0
C)
Thời gian Thấp nhất Cao nhất Thấp nhất Cao nhất
Tháng 1 6,0 7,5 28,0 31,0
Tháng 2 6,0 7,5 27,0 31,0
Tháng 3 6,0 7,5 27,0 31,0
Hàm lượng ammonia
Tương tự như thí nghiệm 1, hàm lượng ammonia của bể nuôi dao động từ 0,0001 – 0,0810 mg/l
(Bảng 12). Hàm lượng ammonia nằm trong khoảng cho phép, thích hợp cho hoạt động của cá
nuôi.
Bảng 12. Hàm lượng ammonia hòa tan trong thời gian thí nghiệm
Ammonia (mg/l)
Thời gian Thấp nhất Cao nhất
Tháng 1 0,0001 0,0048
Tháng 2 0,0026 0,0333
Tháng 3 0,0006 0,0810
Tăng Trưởng Và Tỷ Lệ Sống
Tương tự như thí nghiệm 1, sau khi kết thúc thí nghiệm (12 tuần), các số liệu cân trọng lượng cá

của giai đoạn đầu và cuối của các nghiệm thức để tính các tỷ lệ tăng trưởng đặc biệt, hệ số thức
ăn, tỷ lệ sống và lượng ăn vào được ghi nhận.
Bảng 13. Tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá thí nghiệm
Chỉ tiêu ĐN0 ĐN15 ĐN30 ĐN45
Trọng lượng đầu (g) 3,8
a
3,8
a
3,8
a
3,8
a
Trọng lượng cuối (g/con) 24,10
a
23,74
a
22,69
a
21,47
a
SGR (%/ngày) 2,17
a
2,16
a
2,09
a
2,02
a
Tỷ lệ sống (%) 0,91
a

0,90
a
0,91
a
0,91
a
FCR (hệ số thức ăn) 3,65
a
4,26
a
4,42
a
4,60
a
PER (hiệu quả sử dụng
protein)
0,07
a
0,06
b
0,58
b
0,57
b
Các giá trị trên cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở
mức độ tin cậy 95%.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, kết quả cho thấy cá ăn thức ăn bổ sung dầu cá để cân đối lipid trong
bốn khẩu phần thức ăn có các tỷ lệ thay thế bánh dầu đậu nành. Kết quả thí nghiệm cho thấy tốc
độ tăng trưởng (SGR) có khuynh hướng giãm khi tăng tỉ lệ sử dụng bánh dầu nành nhưng không
có sự khác nhau ý nghĩa về mặt thống kê giữa các nghiệm thức. Để thấy rõ hơn sự biến thiên của

tốc độ tăng trưởng ở cá lăng nha, thức ăn hãy xét đến tốc độ tăng trưởng đặc biệt SGR của nó.
Tốc độ tăng trưởng đặc biệt của cá thí nghiệm có xu hướng giảm từ nghiệm thức ĐN0 đến ĐN45
với các giá trị lần lượt là: 2,17; 2,16; 2,09 và 2,02%/ngày. Từ những giá trị trên cho thấy nghiệm
thức ĐN0 có kết quả tăng trọng cao nhất và thấp ở nghiệm thức ĐN 45. Sự khác của hai nghiệm
thức này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05).
Tương tự, hệ số thức ăn (FCR) của các nghiệm thức có khuynh hướng tăng lên nhưng sự
khác nhau không có ý nghĩa (p> 0,05). Hệ số chuyển hóa thức ăn là yếu tố rất quan trọng, ảnh
hưởng đến sự tận dụng thức ăn, FCR cao nhất ở nghiệm thức ĐN 45

là 4,60 và FCR thấp nhất ở
nghiệm thức đối chứng là 3,65. Sự khác nhau này không ý nghĩa (P>0,05).
Bảng 3.10 cho thấy FCR và SGR được cải thiện rất lớn khi bổ sung dầu cá

vào thức ăn cân đối lipid
với hàm lượng 10% . Thí nghiệm 2 cho thấy tác dụng của lipid

lên sự tăng trưởng của cá lăng là có
hiệu quả. Điều này cho thấy khi sử dụng 45% bánh dầu đậu nành trong thành phần thức ăn và cần
bổ sung dầu cá để cân đối lipid không làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cá lăng nha.
Tóm lại, nếu xét về tăng trưởng thì giữa các nghiệm thức thí nghiệm cho tăng trưởng có khác
nhau nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05). Điều này chứng tỏ việc sử dụng bánh
dầu đậu nành trong thành phần thức ăn và có bổ sung dầu cá để cân đối lipid không làm ảnh
hưởng đến sự tăng trưởng cá lăng nha. Nói cách khác, trong điều kiện thức ăn được cân đối lipid
thì việc sử dụng 45% bánh dầu đậu nành thay thế bột cá không ảnh hưởng gì lên hệ số biến đổi
thức ăn của cá.
4. KẾT LUẬN
Sau thời gian thí nghiệm về khả năng sử dụng bánh dầu đậu nành trên cá Lăng Nha,
chúng tôi có các kết luận sau:
Sử dụng thức ăn có chứa 15% bánh dầu đậu nành trong khẩu phần thức ăn ở mức protein 35%
cho cá Lăng Nha mà vẫn cho tăng trọng (WG), hệ số biến đổi thức ăn (FCR) và hiệu quả sử dụng

protein (PER) tương đương so với nghiệm thức đối chứng.
Sử dụng bánh dầu đậu nành đến tỷ lệ 45% thức ăn cộng với bổ sung dầu cá thì cho kết quả tăng
trưởng, hệ số thức ăn và tỷ lệ sống tương đương công thức sử dụng hoàn toàn bột cá trong thức
ăn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Chung, 2006. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá Lăng nha, Lăng vàng. Nhà xuất bản
Nông Nghiệp Tp. HCM
Lại Văn Hùng, 2004. Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. Nhà xuất bản Nông
Nghiệp Tp. HCM
Lê Thanh Hùng, 2005. Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản. Bài giảng khoa thủy sản, trường Đại
Học Nông Lâm Tp. HCM.
Trần Thị Mỹ Loan, 2003. Khảo sát khả năng sử dụng bánh dầu đậu nành thay thế bột cá trong
thức ăn cá basa (Pangasius bocourti). Luận văn tốt nghiệp, trường Đại Học Nông Lâm Tp.
HCM.
Ngô Văn Ngọc, Lê Thị Bình và Nguyễn Văn Tư, Bài giảng chuyên đề kĩ thuật ương nuôi và vận
chuyển cá giống nước ngọt. Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM.
Lê Đại Quan, 2004. Khảo sát ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng cá Lăng nha (Mystus
wyckioides, Chaux và Fang. 1949). Luận văn tốt nghiệp, trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM.
Phạm Duy Tân, 2004.Khảo sát khả năng sử dụng bánh dầu đậu phộng thay thế bột cá trong thức
ăn cá Lăng nha (Mystus wyckioides, Chaux và Fang. 1949). Luận văn tốt nghiệp, trường Đại Học
Nông Lâm Tp. HCM.
Nguyễn Văn Thoa và Bạch Thị Huỳnh Mai,1996. Thức ăn cho tôm cá. Nhà xuất bản Nông
Nghiệp Tp. HCM.
Bùi Anh Trí, 2003. Khảo sát khả năng sử dụng bánh dầu đậu phộng thay thế bột cá trong thức ăn cá
tra (Pangasius hypophthalmus). Luận văn tốt nghiệp, trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM.
.
THE EFFECT OF FISH MEAL REPLACEMENT WITH SOYBEAN OIL CAKE ON
THE GROWTH PERFORMANCE AND FEED ULTILIZATION OF REDTAIL CATFISH
(Mystus wyckioides, Chaux and Fang. 1949)
ABSTRACT

Study "The effect of fish meal replacement with soybean oil cake on the growth performance and feed ultilization of
redtail catfish (Mystus wyckioides, Chaux and Fang. 1949)" was conducted at the experimental farm of Fisheries
Faculty, University of Nong Lam Ho Chi Minh City.
To investigate the maximum soybean oil cake can be used to replace fish meal, we designed four different diets:
DN0, DN15, DN30 and DN45 corresponds to the use of 0, 15, 30 and 45% soybean oil cake in diet with 35% crude
protein.
Experiment 1: are designed completely randomized with 4 treatments and 3 replications for each treatment. Average
fish weight is initially 14.00 g and randomly into 12 hapas with the density of 30 individuals/hapa (1 x 1 x 1 m).
Experimental fish were fed two times daily, at 8 pm and 16 hours by 10% of body weight. After 8 experiment weeks,
the result showed that the utilization rate of 30% soybean oil cake and 45% result in growth, feed conversion ratio
and survival rate lower than others. However, the utilization rate of 15% soybean oil cake in the diet showed no
statistically difference compared with control.
Experiment 2: The fish are arranged completely randomized with 4 treatments and 4 replicates for each treatment.
Initially average weight is 3.88 g in 16 happas with 50 fish/hapa. Experimental fish were fed two times daily, at 8
pm and 16 hours with 10% of body weight. After 12 weeks, the results showed that the growth rate, survival rate and
feed conversion ratio of 4 treatments did not statistically difference.
From these two experiments show that could use the rate of soybean oil cake 45% with fish oil supplements is the result of
growth, feed conversion ratio and survival rate equivalent with fish meal ultilization in feed formula.

×