Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

THỰC TRẠNG áp DỤNG QUY ĐỊNH IUU của LIÊN MINH CHÂU âu ở VIỆT NAM TRƯỜNG hợp NGHỀ câu cá NGỪ đại DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.24 KB, 10 trang )

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH IUU CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU Ở VIỆT NAM
TRƯỜNG HỢP NGHỀ CÂU CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG
Nguyễn Quốc Khánh
Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thủy sản
Đại học Nha Trang
Email:
TÓM TẮT
Từ khi nghề câu cá ngừ đại dương du nhập vào nước ta từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX thì nó đã
nhanh chóng phát triển ở các địa phương, nhất là các tỉnh miền Trung. Nghề câu cá ngừ đại dương đã có những
đóng góp quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản và tạo ra việc làm cho hàng chục nghìn lao động. Thị
trường chính xuất khẩu cá ngừ đại dương là liên minh Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Theo quy định về đánh cá bất hợp
pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) của liên minh Châu Âu thì từ ngày 1/1/2010, điều kiện bắt buộc
để xuất khẩu các sản phẩm thủy sản khai thác sang liên minh Châu Âu là các lô hàng phải có giấy chứng nhận xuất
xứ nguồn gốc (CC). Trong thời gian đầu áp dụng quy định này, ngành thủy sản Việt Nam nói chung và nghề câu cá
ngừ đại dương nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, nhất là việc cấp giấy CC sao cho đúng với
yêu cầu của liên minh Châu Âu. Kiết quả nghiên cứu cho thấy rằng có những sự khác biệt giữa yêu cầu của liên
minh Châu Âu và thực tế ở Việt Nam về quy trình cấp giấy CC về khai thác bền vững, bảo vệ và phát triển nguồn lợi
thủy sản, thực thi pháp luật quốc gia. Tất cả những thách thức đó là do bất cập của hệ thống pháp luật Việt Nam,
yếu kém trong việc thực thi, ý thức của người dân kém và do nghèo đói trong cộng đồng ngư dân.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ khi nghề câu cá ngừ đại dương du nhập vào nước từ từ đầu những năm 90 của thế kỷ
XX thì nghề này đã trở thành một trong những nghề khai thác của lực của Việt Nam [13]. Nghề
câu cá ngừ đại dương phát triển mạnh ở những tỉnh miền Trung như Bình Định, Phú Yên, Khánh
Hòa và Bà Rịa – Vũng Tàu với hơn 1270 chiếc [2]. Đối tượng khai thác chính là cá ngừ vây
vàng và cá ngừ mắt to. Mùa vụ khai thác chính từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau và mùa khai thác
phụ từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm.
Cùng với tôm và cá da trơn, cá ngừ đại dương là một trong ba mặt hàng mang lại giá trị
xuất khẩu cao nhất của ngành thủy sản Việt Nam trong những năm qua. Sản phẩm cá ngừ đại
dương có giá trị kinh tế cao và nhu cầu thị trường thế giới là rất lớn [3]. Giá trị xuất khẩu tăng
trung bình 25%/năm và thị trường đã mở rộng hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ [3,4]. Tuy nhiên
thị trường chính vẫn là liên minh Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản với hơn 80% tổng giá trị xuất khẩu


cá ngừ đại dương. Ngoài những đóng góp to lớn về mặt kinh tế thì nghề câu cá ngừ đại dương
còn tạo ra hàng chục nghìn việc làm cho lao động ven biển.
Đồ thị 1: Sản lượng, giá trị và thị trường xuất khẩu cá ngừ đại dương từ 2006 - 2010
Nghề cá Việt Nam được xem là nghề cá nhân dân. Việc phát triển khai thác còn mang
tính tự phát và chưa được quản lý chặt chẻ. Mặc dù Việt Nam đã có hệ thống pháp luật thủy sản
khá đầy đủ nhưng việc thực thi chưa triệt để và nghiêm minh, cũng như ý thức chấp hành pháp
luật của ngư dân còn hạn chế nên khi hội nhập với thế giới sẽ gặp rất nhiều khó khăn để duy trì
và tăng giá trị xuất khẩu [14]. Ngoài ra tình trạng khai thác trái phép, không khai báo và không
theo quy định còn diễn ra khá phổ biến. Đây là một rào cản rất lớn cho xuất khẩu thủy sản Việt
Nam vào thị trường Châu Âu.
Khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định là vấn đề toàn cầu [5].
Để loại trừ tình trạng này, liên minh Châu Âu đã ban hành quy định số 1005/2008 quy định về
việc ngăn chặn hoạt động khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (quy
định IUU). Mục tiêu chính của quy định này là bảo tồn và khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản
nhằm bảo đảm khai thác nguồn tài nguyên sinh vật, mang lại các điều kiện kinh tế, môi trường
và xã hội bền vững. Quy định này áp dụng cho tất cả các tàu làm nghề khai thác thủy sản ở tất cả
các vùng nước [6]. Để kiểm soát tình trạng khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không
theo quy định, theo quy định IUU kể từ ngày 1/1/2010 tất cả các sản phẩn thủy sản khai thác
phải kèm theo giấy chứng nhận sản phẩm khai thác (catch certificate - CC) được cơ quan có
thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp nếu muốn xuất khẩu sang liên minh Châu Âu. Để đáp ứng
với quy định IUU, các cơ quan quản lý nhà nước đã triển khai nhiều giải pháp nhưng vẫn còn tồn
tại những bất cập, những điều không phù hợp giữa pháp luật Việt Nam và đòi yêu cầu của quy
định IUU, đặc biệt là trong việc cấp giấy CC.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thu thập số liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn trược tiếp chủ tàu, thuyền trưởng và những
người quản lý thủy sản theo mẫu để lấy các thông tin có liên quan đến việc thực hiện quy định
IUU ở địa phương.
Số liệu thứ cấp được thực hiện thông qua tổng hợp báo cáo của các cơ quan quản lý như
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản, Chi cục
Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản các tỉnh, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt

Nam (VASEP). Tổng hợp các bài báo, các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước
có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
Yêu cầu trong quy định IUU
Hệ thống pháp luật Việt
Bất cập,
Thách thức
Tổng hợp và phân tích những yêu cầu của quy định IUU về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy
sản, điều kiện xuất khẩu thủy sang liên minh Châu Âu. Sau đó đối chiếu với những quy định và
thực thi pháp luật thủy sản ở Việt Nam để tìm ra những tồn tại, thác thức trong việc thực thi quy
định IUU.
Quy trình tìm ra những bất cập trong việc thực thi quy định IUU ở Việt Nam được tóm
tắt trong hình 2 như sau:
Hình 2: Quy trình tìm ra bất cập và thành thức khi áp dụng quy định IUU
So sánh yêu cầu trong quy định IUU liên quan đến khai thác vào bảo vệ nguồn lợi với hệ
thống pháp luật của Việt Nam ta thấy có những điểm trùng lập nhau và cũng có những điểm
chưa tương đồng.
Quy định IUU
Khai thác nguồn lợi bền vững
Ghi nhật ký và báo cáo
sản lượng khai thác
Ghi nhật ký và báo cáo sản
lượng khai thác
Quy định của
Việt Nam
Giấy chứng nhận CC Giấy chứng nhận CC
Giấy phép khai thác
Giấy đăng ký tàu cá
Giấy chứng nhận an toàn kỹ
thuật tàu cá
Hình 3: Những điểm phù hợp và chưa phù hợp giữa yêu cầu của IUU và hệ thống pháp luật

Việt Nam để có được giấy CC
Sự trùng nhau giữa yêu cầu của quy định IUU và pháp luật Việt Nam là cần phải có CC
và trong hoạt động khai thác thì phải báo cáo sản lượng và ghi nhật ký khai thác. Tuy nhiên quy
trình có được giấy CC là hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, theo quy định IUU để có được giấy CC
thì tàu thuyền phải đảm bảo khai thác nguồn lợi bền vững, phải ghi nhật ký khai thác và báo cáo
sản lượng khai thác. Trong khi đó quy định của Việt Nam thì chủ tàu hoặc nhà xuất khẩu thủy
sản muốn cấp CC thì chỉ cần xuất trình giấy phép khai thác và có ghi nhật ký khai thác. Chính
những sự khác biệt này đã nảy sinh ra nhiều vấn đề bất cập trong việc thực thi quy định IUU ở
Việt Nam.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Những bất cập và thách thức liên quan đến việc cấp giấy phép khai thác và giấy chứng
nhận thủy sản khai thác
Theo thông tư số 62/2008/TT-BNN tàu thuyền muốn đưa vào khai thác phải có giấy phép
khai thác. Để có được giấy phép khai thác thì tàu thuyền đó phải có giấy chứng nhận an toàn kỹ
thuật tàu cá và giấy chứng nhận đăng ký tàu cá. Hay nói cách khác là tàu thuyền cần phải đảm
bảo an toàn kỹ thuật cho hoạt động khai thác và hàng hải. Quy trình cấp giấy phép khai thác
không căn cứ vào thực trạng nguồn lợi, trong khi đó quy định IUU lại nhấn mạnh đến khía cạnh
này. Do đó có sự mâu thuẩn giữa quy định IUU và hệ thống pháp luật của Việt Nam trong vấn đề
bảo vệ nguồn lợi.
Liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận thủy sản khai thác, theo sổ tay hứng dẫn áp dụng
quy định IUU thì thuyền trưởng phải có trách nhiệm điền các thông tin về tàu khai thác, sản
lượng và loài. Sau đó giấy chứng nhận này mới được chuyển đến nhà xuất khẩu hoàn thành các
thông tin sau cùng trước khi trình lên cơ quan chức năng để chứng nhận. Nhưng thực tế quy trình
cấp giấy chứng nhận thủy sản khai thác ở Việt Nam không thực hiện theo quy trình này. Ngược
lại các nhà xuất khẩu sau khi mua sản phẩm từ nậu vựa và sau đó tự điền các thông tin trong giấy
CC. Điều này đã dẫn đến các sản phẩm được khai thác bất hợp pháp bị đầu nậu trộn lẫn với sản
phẩm khai thác hợp pháp và hợp thức hóa chúng.
Hơn nữa, do đặc thù tiêu thụ sản phẩm cá ngừ đại dương ở Việt Nam là hầu như sản
phẩm khai thác được nậu hoặc tàu thu mua sau đó bán lại cho các nhà máy chế biến xuất khẩu
thủy [7]. Tuy nhiên vẫn chưa có quy định nào bắt buộc chủ nậu phải điền các thông tin vào giấy

CC để truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác. Chúng ta xem xét hai mô hình như sau:
A. Sản phẩm từ tàu khai thác → Tàu vận tải → Nhà xuất khẩu
B. Sản phẩm từ tàu khai thác → Đầu nậu → Nhà xuất khẩu
Theo thông tư số 09/2011/TT- BNNPTNT khi sản phẩm khai thác chuyển tải ngoài biển
(mô hình A) thì thuyền trưởng phải ghi những thông tin chuyển tải như sản lượng và chủng loại
sản phẩm vào giấy CC nhưng khi sản phẩm được tiêu thụ thông qua chủ nậu thì không có quy
định nào yêu cầu phải ghi các thông tin giống như hoạt động chuyển tải. Xét về bản chất của
chuỗi tiêu thụ sản phẩm thì hai mô hình ở trên là như nhau vì đều cùng qua một trung gian. Ở mô
hình A chúng ta có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩn được khai thác từ tàu nào, trong
khi mô hình B thì không thể nào biết được nguồn gốc của sản phẩm khai thác. Do đó, chủ nậu
hoặc nhà xuất khẩu dễ dàng biến những sản phẩm khai thác bất hợp pháp thành sản phẩm hợp
pháp.
Việc kiểm tra ngẫu nhiên thực tế ít nhất 5% sản lượng khai thác lên cảng hàng năm theo
quy định IUU và thông tư số 09/2011/TT- BNNPTNT là không thể thực hiện được. Bởi vì chúng
ta chưa có hệ thống giám sát tại cảng và do đặc thù của ngư dân Việt Nam không bốc dỡ sản
phẩm ở cảng mà thực hiện ở bất cứ chổ nào thuận lợi. Ngoài ra, khi cơ quan quản lý nhà nước
nhận được yêu cầu cấp giấy CC thì sản phẩm đã được đưa vô nhà máy chế biến. Do đó, việc
kiểm tra thực tế chỉ dừng lại ở khâu kiểm tra hành chính và kiểm tra ngư cụ chứ không thể kiểm
tra sản phẩm khai thác theo quy định. Thực tế ở Việt Nam là nhà xuất khẩu thủy sản đến cơ quan
quản lý nhà nước nộp hồ sơ xin cấp giấy CC chứ không phải thuyền trưởng hoặc chủ tàu theo
quyết định 3477/QĐ-NNPTNT và thông tư số 09/2011/TT- BNNPTNT. Điều này xuất phát từ
thực tế tiêu thụ sản phẩm và quản lý ở Việt Nam. Một nguyên nhân khác khiến ngư dân không
mấy quan tâm đến giấy CC là giấy chứng nhận này chỉ giúp ích trực tiếp cho các nhà xuất khẩu
chứ không có lợi trực tiếp cho ngư dân nên họ không mấy quan tâm đến vấn đề tuân thủ quy
định IUU. Đây là một bất cập rất lớn trong thực thi quy định IUU ở Việt Nam.
3.2 Những bất cập và thách thức liên quan đến khai thác và quản lý nguồn lợi bền vững
Yếu kém lớn nhất của nghề câu cá ngừ đại dương ở Việt Nam là thiếu thống kê sản lượng
đánh bắt một cách đầy đủ và đáng tin cậy hoặc thiếu đánh giá toàn diện nguồn lợi để hoạch định
các chính sách phát triển khai thác bền vững và công tác quản lý tàu cá trong đó có việc ngăn
chặn đánh cá bất hợp pháp. Việt Nam chưa thống kê được đầy đủ và chính các thông tin về sản

lượng khai thác của từng loài, từng nghề, từng khu vực theo mùa vụ khác nhau. Nhất là sản
lượng cá ngừ đại dương thường được thống kê thông qua hải quan khi xuất khẩu vì vậy một
lượng lớn sản phẩm tiêu thụ trong nước chúng ta chưa thống kê được. Việt Nam cũng chưa có
những quy định đặc biệt về các biện pháp quản lý và bảo vệ nguồn lợi. Chưa có những đánh giá
về ảnh hưởng của hoạt động khai thác đối với nguồn lợi và hệ sinh thái. Chính vì hoạt động khai
thác tự do đã làm suy giảm nguồn lợi, mất cân bằng sinh thái.
Hơn nữa Việt Nam thất bại trong việc kiểm soát sự phát triển của tàu thuyền hoạt động nghề cá.
Theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020 (Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg) thì đến năm 2010 số lượng tàu cá giảm xuống còn
50.000 tàu. Nhưng thực tế số lượng tàu cá không giảm mà còn tăng lên đến gần 130.000 tàu. Có
nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại trên, một trong những nguyên nhân chính là do chúng ta
chưa có dữ liệu đầy đủ, toàn diện về nguồn lợi để từ đó phân bổ số lượng tàu thuyền hoạt động
từng tuyến, từng nghề cho hợp lý. Mặc dù Luật thủy sản quy định việc pháp triển tàu thuyền phải
dựa vào quy hoạch của địa phương, trên thực tế chưa có địa phương nào quy hoạch cơ cấu tàu
thuyền cho hợp lý, khoa học và luôn đặt ra chỉ tiêu sản lượng khai thủy sản năm sau bằng hoặc
cao hơn năm trước. Ngoài ra, ở các địa phương và kể cả cấp Bộ đang lúng túng giải quyết bài
toán bảo vệ nguồn lợi và việc làm, an sinh xã hội.
Hiện tại Việt Nam không quy định về tiêu chuẩn vàng câu, lưỡi câu trong nghề câu cá
ngừ đại dương để loại trừ cá tạp, cá con và rùa biển, và cũng chưa có quy định kích thước tối
thiểu cho phép khai thác cá ngừ đại dương. Do đó ngư dân sử dụng vàng câu khai thác tùy tiện
miễn sao cho sản lượng cao nhất bất chấp có ảnh hưởng đến nguồn lợi hay không. Điều này là
trái với quy định IUU về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 30 -50 % cá tạp và cá con trong tổng sản lượng khai
thác cá ngừ đại dương ở Việt Nam [8]. Việc ngư dân cố gắng khai thác sản lượng càng nhiều
càng tốt, bất kể cá trưởng thành hay chưa, điều này chỉ chỉ mang lại lợi ích trước mắt nhưng sẽ
ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi trong tương lai. Đây được xem là một hành động khai
thác bất hợp pháp, không theo quy định và nó cũng trái với quy định của Ủy ban nghề cá Trung
– Tây Thái Bình Dương và như vậy cũng trái với quy định IUU.
Một thách thức lớn trong việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi bền vững là ý thức kém
trong cộng đồng ngư dân. Họ luôn nghĩ công tác bảo vệ nguồn lợi là của nhà nước, họ không có

lợi ích gì khi tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đây thực sự là một rào cảng tuy duy rất lớn khi
không có được sự đồng thuận của người dân.
3.3 Những bất cập và thách thức liên quan đến ghi nhật ký và báo cáo sản lượng khai thác
Luật thủy sản năm 2003 quy định các tàu khai thác phải ghi sổ nhật ký khai thác và phải
báo cáo cho cơ quan quản lý ở địa phương theo định kỳ. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện ở
Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn và hiệu quả thực hiện rất thấp. Do số lượng tàu thuyền khai
thác rất lớn, quy mô khai thác nhỏ và rất nhiều ngành nghề khai thác khác nhau. Hơn nữa báo
cáo sản lượng và ghi nhật ký khai thác được thực hiện rất thủ công, tức là ghi chép bằng tay,
chưa có hệ thống ghi nhật ký khai thác điện tử như các nước phát triển. Cho nên nếu thực hiện
đúng quy định báo cáo sản lượng khai thác định kỳ và xuất trình nhật ký khai thác đầy đủ thì cơ
quan quản lý nhà nước đối mặt với khối lượng công việc rất lớn. Có thể nói rằng việc thực hiện
báo báo sản lượng khai thác và kiểm tra sổ nhật ký khai thác của người dân đã gặp khó khăn
ngay từ bước đầu thực hiện.
Về phía người dân, việc báo cáo sản lượng và ghi nhật ký khai thác không được thuyền
trưởng và chủ tàu thực hiện nghiêm túc. Người dân miễn cưỡng chấp hành. Do đó số liệu báo
cáo và ghi chép nhật ký khai thác của ngư dân không trung thực và số liệu này cũng không được
kiểm chứng. Những bất cập của việc ghi chép nhật ký khai thác và báo cáo sản lượng là do nhiều
nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là do nghề cá của Việt Nam là
nghề cá quy mô nhỏ, phát triển mang tính tự phát, ngư dân khai thác theo tập quán và truyền
thống. Ngoài ra do chuỗi tiêu thụ sản phẩm phải qua nhiều khâu trung gian hoặc nậu vựa nhưng
các chủ nậu không yêu cầu ngư dân phải xuất trình sổ nhật ký, trong khi đó sổ nhật ký hoặc báo
cáo sản lượng khai thác chỉ có ích cho cơ quan quản lý nhà nước chứ không tạo ra sự khác biệt
nào cho ngư dân khi họ ghi hoặc không ghi nhật ký khai thác đầy đủ. Xét về góc độ pháp lý khi
ngư dân không ghi nhật ký thì xem như là khai thác không tuân theo quy định pháp luật của nhà
nước và như vậy là vi phạm quy định IUU. Tuy nhiên do sự cạnh tranh giữa các chủ nậu, các nhà
máy chế biến xuất khẩu và do lỏng lẻo trong quản lý nên ngư dân vẫn tiêu thụ sản phẩm khai
thác với giá ngang bằng với những người thực hiện nghiêm túc ghi nhật ký khai thác. Điều này
không khuyến khích được ngư dân thực hiện ghi chép nhật ký khai thác và báo cáo sản lượng.
Ngoài ra, ngư dân sợ khi ghi chính xác các thông tin ngư trường trong nhật ký khai thác sẽ làm
lộ ngư trường và những tàu khác sẽ tập trung đến khai thác. Ngư dân cũng cho rằng nhiệm vụ

của thuyền trưởng là khai thác chứ không phải là ghi chép. Nhiều thuyền trưởng đọc chữ đã khó
nói chi cầm viết ghi chép. Nhiều chủ tàu than phiền rằng tìm được thuyền trưởng giỏi đã khó,
nên nhiều khi họ không giám yêu cầu thuyền trưởng ghi chép nhiều thứ vì sợ thuyền trưởng bỏ
sang làm việc cho chủ tàu khác.
Chính vì những hạn chế này mà các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Chi cục Khai
thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản ở các tỉnh không có thông tin cần thiết phục vụ cho công tác
quản lý và quy hoạch. Điều quan trọng trong việc ghi nhật ký và báo cáo sản lượng khai thác
không được thực hiện nghiêm túc và liên tục là hoàn toàn trái với những quy định IUU. Về dài
hạn thì các cơ quan chức năng nên có những biện pháp thực thi tốt hơn nếu không muốn mất thị
trường xuất khẩu chính như liên minh Châu Âu.
3.4 Những bất cập và thách thức liên quan đến trình độ dân trí thấp và nghèo đói trong
ngư dân
Trình độ văn hóa trong cộng đồng ngư dân ven biển nhìn chung là rất thấp, 68% ngư dân
chư học hết cấp I hoặc mù chữ, chỉ 20% ngư dân tốt nghiệp trung học cơ sở và 10% tốt nghiệp
trung học phổ thông [4]. Chính vì trình độ văn hóa thấp nên việc ghi chép nhiều thông tin trong
nhật ký hoặc báo cáo sản lượng khai thác của ngư dân cũng gặp nhiều khó khăn. Do trình độ văn
hóa thấp nên khả năng tiếp nhận kiến thức pháp luật và thực thi của ngư dân là rất hạn chế, ngoài
ra do áp lực công việc nên họ không có nhiều cơ hội cập nhật những quy định của pháp luật. Con
đường tốt nhất để các cơ quan chức năng tuyên truyền pháp luật đến với ngư dân là thông qua
các lớp tập huấn. Tuy nhiên có một thực thế đáng ngại là hầu như những người tham dự cá khóa
tập huấn đó là chủ tàu hoặc người nhà, trong khi thuyền trưởng mới là người trực tiếp thực thi
pháp luật thì thường xuyên khai thác xa nhà nên không thể tham dự được. Do đó, hiệu quả của
những đợt tập huấn, tuyên truyền là rất thấp.
Hơn nữa, ngư dân không tuân theo những quy định của pháp luật là do tập quán sản xuất
truyền thống của họ. Ngư dân chỉ quan tâm làm sao khai thác sản lượng càng nhiều càng tốt, họ
không quan tâm đến việc khai thác có hợp pháp hay không hoặc tương lai nguồn lợi sẽ như thế
nào. Ngư dân không quan tâm sản phẩm khai thác sẽ được xuất khẩu đi đâu. Có nhiều ngư dân
được phỏng vấn nói rằng tại sao không tìm những thị trường mới và lớn như Trung Quốc hay
Nga để xuất khẩu thủy sản, thay vì cứ phải xuất sang Châu Âu để bắt họ phải tuân thủ nhiều ràng
buộc phiền phức. Chính vì những suy nghĩ thiếu tích cực này mà ngư dân cứ tiếp tục khai thác

bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định.
Ngoài ra, điều kiện kinh tế thiếu thốn cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng khai
thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định ở Việt Nam [7]. Theo nghị định
33/2010/NĐ-CP thì thuyền trưởng tàu khai thác phải có chứng chỉ thuyền trưởng phù hợp nhưng
do điều kiện kinh tế, trình độ văn hóa thấp nên nhiều người vẫn chưa học để có được chứng chỉ
thuyền trưởng [8]. Do chi phí một chuyến biển của tàu câu cá ngừ đại hương rất cao - khoảng
571,6 triệu đồng/năm [9, 12] nên dẫu biết mình khai thác bất hợp pháp nhưng vẫn tiến hành.
Trong những năm qua có nhiều tàu câu cá ngừ đại dương đã bị nước ngoài bắt giữ do khai thác
trái phép ở vùng nước thuộc chủ quyền của họ. Nhìn chung khi ngư dân vẫn còn nghèo thì rất
khó cho cơ quan chức năng ngăn chặn hoạt động khai thác bất hợp pháp, không khai báo và
không theo quy định.
4. THẢO LUẬN
Nghề câu cá ngừ đại dương ở Việt Nam đang đối mặt với tình trạng khai thác quá mức,
nguồn lợi suy giảm. Do đó, vay trò quản lý nhà nước của cơ quan chức năng trở nên quan trọng
nhằm khai thác và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản. Đê thực hiện quy định IUU có hiệu
quả thì Việt Nam cần phải mở rộng hợp tác với các tổ chức nghề cá và các nước trong khu vực
để chia sẻ dữ liệu, phân bổ nguồn lợi và khai thác hợp lý nguồn lợi vì cá ngừ là loài di cư nên
cần phải có sự hợp tác, quản lý thì mới có được hiệu quả quản lý tốt.
Việc Nam chưa có cơ sở dữ liệu đầy đủ về đặc điểm sinh học, di cư, nguồn lợi và trử lượng
cá ngừ đại dương ở Biển Đông. Do đó, các cơ quan chức năng không có cơ sở khoa học để
hoạch định những chính sách phát triển tàu cá phù hợp với khả của nguồn lợi.
Các cơ quan chức năng cũng cần có những biện pháp tuyên truyền, phổ biến và thậm chí
dùng những chế tài pháp luật để hướng người dân thực thi nghiêm minh quy định IUU.
Việt Nam đang đối mặt với tình trạng dư thừa năng lực khai thác, dẫn đến khai thác quá
mức nguồn lợi hải sản. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến khai thác bất hợp pháp.
Mặc dù trong giai đoạn đầu áp dụng quy định IUU, nghề cá Việt Nam nói chung và nghề
câu cá ngừ đại dương nói riêng đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức nhưng đây cũng là cơ
hội để Việt Nam rà soát, sắp xếp, quy hoạch lại nghề cá một cách chuyên nghiệp, hiệu quả và
bền vững hơn.
5. KẾT LUẬN

Việt Nam đang chuyển đổi từ nghề cá quy mô nhỏ, khai thác truyền thống sang nghề cá
được tổ chức, quản lý tốt do đó chúng ta đang đối mặt với rất nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu
áp dụng quy định IUU.
Do hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và hợp lý, thực thi yếu kém, ý thức người dân
chưa cao nên khi áp dụng quy định IUU đã xuất hiện những bất cập và lúng túng.
Mặc dù Việt Nam duy trì sản lượng xuất khẩu cá ngừ đại dương sang liên minh Châu Âu nhưng
xét tổng thể thì chúng ta vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của quy định IUU về bảo tồn và
phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản.
Do thiếu dữ liệu khoa học về nguồn lợi nên Việt Nam chưa có được quy hoạch quản lý
tàu thuyền hợp lý. Việc cấp giấy phép khai thác dựa vào khả năng hoạt động an toàn của tàu
thuyền trên biển thay vì dựa vào khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi.
Khai thác theo tập quán và truyền thống là đặc trưng của nghề cá Việt Nam nói chung và
câu cá ngừ đại dương nói riêng nên ngư dân phát triển khai thác tự phát, không theo quy định.
Ngư dân không quan tâm đến việc bảo tồn nguồn lợi. Tình trạng khai thác bất hợp pháp không
khai báo và không theo quy định vẫn còn xảy ra khá phổ biến.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Annual fisheries reports of Ministry of Agricultural and Rural Development, 2000-2010.
2. Annual fisheries reports of General Department of Capture Fisheries and Resources Protection,
2000-2010.
3. Annual fisheries exporting and importing reports of Vietnam Association of Seafood Exporters
and Producers (VASEP), 2000-2010.
4. Annual report of General Statistics Office, 2000-2010.
5. Bray, K. (2001). "A global review of illegal, unreported and unregulated (IUU) fishing." FAO
fisheries reports: 88-134.
6. European Community. (2008). Council Regulation (EC) No 1005/2008 of 29 September 2008
establishing a Community system to prevent, deter and eliminate illegal, unreported and
unregulated fishing. European Community. 1005/2008
7. Dung, P. T. (2010). " An analysis on serveral factors influencing sustainable development in the
fishing sector of the southern central coastal areas of Vietnam " science and technology of
fisheries, Da Nang University 5(40).

8. Ministry of Agricultural and Rural Development. (2007). Report of tuna longline fisheries. D. D.
Hanh, N. T. T. Hang, N. T. Hang and D. T. V. Oanh. Agricultural publishing house, Ha Noi,
Vietnam: 36, 83, 365.
9. Gam, N. T. H. and J. Gao (2010). "Economic performance of tuna longline fisheries in the central
area of Vietnam." Asian Journal of Food and Agro-Industry 3 (04): 432 – 442 .
10. Hersoug, B. (2002). Report from Fishery Education Mission to Vietnam. NORAD, 42 p.
11. Khai, P. V. (2005). Decree No 59/2005/NĐ-CP on the condition for fisheries business.
Government, Vietnam. 59/2005/ND-CP.
12. Long, L. K., O. Flaaten, et al. (2008). "Economic performance of open-access offshore
fisheries The case of Vietnamese longliners in the South China Sea." Fisheries Research 93(3):
296-304.
13. Phong, H. and V. Nam (2010). "Report Of The First Vietnam Tuna Fishery Data Collection
Workshop (VTFDC-1) 15-17 March 2010."
14. Pomeroy, R., N. T. K. Anh., et al. (2009). "Small-scale marine fisheries policy in Vietnam."
Marine policy 33(2): 419-428.
15. Tam, V. V. (2009). Decision 3477/QD-BNN-KTBVNL on the issuance of catch certificates for
seafood export to EU. Ministry of Agricultural and Rural Development, Vietnam. 3477/QD-
BNN-KTBVNL.
16. Tam, V. V. (2011). Circular No 09/2011/TT- BNNPTNT on the Issuance of the catch certificate
validation for seafood export to EU. Ministry of Agricultural and Rural Development.
09/2011/TT- BNNPTNT.
17. Tri, D. L. (2002). National Fisheries Report – Vietnam. 15th SCTB. Honolulu, Hawaii.
18. Tsamenyi, M., M. A. Palma, et al. (2010). "The European Council Regulation on Illegal,
Unreported and Unregulated Fishing: An International Fisheries Law Perspective." The
International Journal of Marine and Coastal Law 25(1): 5-31.
ABSTRACT
The tuna fishery is a significant contributor to national income as well as a source of employment for local
people. The main markets for Vietnamese tuna products are the European Community, United States and Japan.
According to the IUU regulation, from 1
st

January 2010, the export of fishing products to the EC is only allowed
when accompanied by a certified catch certificate that ensures that the products is not a result of IUU fishing. When
applying the IUU regulation, Vietnamese tuna fisheries is facing various problems and challenges with regards to
the process of issuing catch certificates and fishing licenses, resources management and conservation, lack of an
updated resource database, keeping logbooks and reporting, and low education of fishers. The study analyzes these
problems and challenges. The study found that due to the inconsistencies between the EC’s IUU regulation and the
Vietnamese regulations as well as Vietnam’s practical implementation of these regulations, there seems to be
limitations to how effective the combat against IUU fishing will be. Vietnamese regulations are not satisfied the
requirements of the IUU regulation on sustainable resource management and conservation.

×