Bộ Y tê
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
--- C I -------Ũ
NGUYỄN PHƯƠNG ANH
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG
CỦA PHƯƠNG PHÁP CHÊ BIẾN ĐẾN t á c d ụ n g
SINH HỌC CỦA VỊ THUỐC ĐẠI HỒNG
(KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ KHĨA 1999 - 2004)
- Người hướng dẫn: TS. Phùng Hịa Bình
TS. Vũ Thị Trâm
- Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược học cổ truyền
Bộ môn dược lý
Trường ĐH Dược Hà Nội
- Thời gian thực hiện: Tháng 02 - 5/2004
HÀ NỘI, THÁNG 5 - 2004
LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 3 tháng thực hiện, được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các
bạn, tôi đã hồn thành khố luận tốt nghiệp với đề tà i" Nghiên cứu ảnh hưởng
của phương pháp chế biến đến tác dụng sinh học của vị thuốc Đại hồng".
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- TS. Phùng Hồ Bình
- TS. Vũ Thị Trâm
Đã trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
- Các thầy cô giáo trong 2 bộ môn Dược học cổ truyền và bộ môn Dược
lý đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình thực nghiệm.
Sinh viên
Nguyễn Phương Anh
MỤC LỤC
Trang
CHÚ GIẢI CHỮVIÊT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phần 1 - TỔNG QUAN
1.1- Phương pháp hoả chế
1.1.1 - Các phương pháp hỏa chế
1.1.2- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thành phần hóahọc của vị thuốc
1.1.3- Ánh hưởng của nhiệt độ đến tác dụngsinh học của vị thuốc
1.2 - Vị thuốc Đại hoàng
1.2.1- Thành phần hoá học
1.2.2 - Tác dụng dược lý
1.2.3 - Tác dụng theo y học cổ truyền
1.2.4 - Công dụng
1.2.5- Tác dụng phụ và chống chỉ định
1.2.6 - Một số phương pháp chế biếnĐại hồng trong đơng y
Phần 2 - THỰC NGHIỆM VÀ KẾT q u ả
2.1- Nguyên vật liệu và phương pháp thực nghiệm
2.1.1 - Nguyên vật liệu
2.1.2 - Phương pháp thực nghiệm
2.2- Kết quả thực nghiệm và nhận xét
2.2.1- Chuẩn bị mẫu nghiên cứu
2.2.2 - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ
đến thành phần Anthranoid trong Đại hoàng
2.2.3 - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ
đến tác dụng sinh học của Đại hoàng
2.3 - Bàn luận
1
2
2
3
5
6
6
8
10
11
12
14
16
16
16
17
19
19
20
26
34
Phần 3 - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1- Kết luận
3.2 - Đề xuất
36
36
37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
38
CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
DL
Dược liệu
MNC
Mẫu nghiên cứu
ĐHS
Đại hoàng sống
ĐHV
Đại hoàng sấy ở nhiệt độ
ĐHC
Đại hoàng sấy ở nhiệt độ 220°c trong 10 phút
ĐHSV
Đại hoàng sao vàng
ĐHSC
Đại hoàng sao cháy
SKLM
Sắc ký lớp mỏng
140°c trong 20 phút
ĐẶT VẤN ĐỂ
Chế biến cổ truyền ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của nền
dược học cổ truyền. Ban đầu dược liệu được chế rất đơn giản chủ yếu để bảo
quản. Về sau, dựa theo các học thuyết đông y ( ngũ hành, tạng tượng,...), các
phương pháp chế biến dần hoàn thiện và đa dạng hơn.
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu tìm hiểu sự ảnh hưởng của
chế biến đến vị thuốc đã cho thấy: chế biến làm biến đổi thành phần hố học
qua đó tác dụng của vị thuốc có thể thay đổi. Chế biến có vai trị rất quan
trọng trong việc nâng cao hiệu quả chữa bệnh và độ an toàn của dược liệu.
Song việc chế biến phần lớn phụ thuộc vào kinh nghiệm, gây khó khăn cho
việc sử dụng, đặc biệt khi đưa dược liệu vào bào chế cơng nghiệp. Điều đó địi
hỏi phải có nhiều nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng của chế biến đến dược
liệu, trên cơ sở đó tiêu chuẩn hố các phương pháp chế biến.
Chính vì vậy, đề tài ’’Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp chê
biến đến tác dụng sinh học của vị thuốc Đại hoàng” được tiến hành với các
mục tiêu sau:
- Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến thành phần Anthranoid trong Đại
hoàng.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ biến đổi tác dụng sinh học của Đại
hoàng.
Kết quả của thực nghiệm là cơ sở để bước đầu xây dựng tiêu chuẩn về
mức nhiệt độ và thời gian sấy cho sản phẩm tương đương với phương pháp sao
trong y học cổ truyền. Đồng thời đề xuất việc sử dụng vị thuốc có hiệu quả
hơn.
1
PHẦN 1
TỔNG QUAN
1.1- PHƯƠNG PHÁP HOẢ CHẾ
1.1.1 - Các phương pháp hỏa chế[ 1]
Chế biến cổ truyền gồm nhiều phương pháp song mục đích chính vẫn là
nâng cao hiệu quả chữa bệnh và độ an tồn của dược liệu.
Có ba phương pháp cơ bản trong chế biến thuốc cổ truyền: hoả chế, thuỷ
chế, thuỷ hoả chế kết hợp. Trong khuôn khổ khố luận, chúng tơi tập trung
nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp hoả chế đến tác dụng sinh học của vị
thuốc .
Hoả chế là phương pháp chế biến sử dụng sự tác động của nhiệt độ trực
tiếp hay gián tiếp qua các phụ liệu trung gian ở các mức nhiệt độ khác nhau.
Tiêu chuẩn thành phẩm trong phương pháp hoả chế được đánh giá chủ
yếu qua màu sắc của vị thuốc sau khi chế. Màu sắc được quan sát bên trong và
bề mặt ngoài của sản phẩm. Riêng đối với phương pháp sao, dựa theo màu của
dược liệu sau khi sao (màu vàng, màu vàng cháy cạnh, màu nâu, màu đen)
người ta có thể phân loại mức độ sao. Một số nghiên cứu gần đây đã chứng
minh: sự thay đổi màu sắc của dược liệu sau chế biến biểu hiện ảnh hưởng của
nhiệt độ, thời gian tác dụng nhiệt đến thành phần hố học và trong nhiều
trường hợp có thể làm biến đổi tác dụng sinh học của vị thuốc. Trong các
phương pháp hoả chế, phương pháp sao được sử dụng khá phổ biến. Phương
pháp sao được chia làm hai loại:
*
Sao khơng có phụ liệu (sao trực tiếp) là phương pháp sao mà nhiệt
được truyền trực tiếp đến vị thuốc qua dụng cụ sao. Bao gồm:
2
+ Sao qua (vi sao): t° sao 50°C- 80°c, màu sắc vị thuốc ít thay đổi so với
dược liệu sống. Dùng cho dược liệu có cấu tạo mỏng manh hoặc chứa dược
chất dễ bị phân huỷ bởi nhiệt độ.
+ Sao vàng (hồng sao): t° sao 100°c - 140°c, có sao riêng hoặc trích. Sản
phẩm bề mặt ngồi màu vàng hoặc vàng đậm, bên trong có màu thuốc sống,
có mùi thơm, tăng tác dụng qui tỳ, giảm tính lạnh của vị thuốc.
+ Sao vàng hạ thổ: Sao vàng, đổ thuốc xuống hố đất nhằm cân bằng âm
dương cho vị thuốc. Thực chất đây là phương pháp hạ nhiệt nhanh, tránh sự
ảnh hưởng tiếp theo của nhiệt độ.
+ Sao vàng xém cạnh: t° sao 170°c - 200°c, vị thuốc có bề mặt ngồi màu
vàng, rìa cạnh đen.
+ Sao đen (hắc sao): t° sao khoảng 200°c, bề mặt ngoài sản phẩm màu
đen, bên trong màu vàng, mùi thơm cháy, tăng tác dụng tiêu thực, giảm tính
mãnh liệt của vị thuốc.
+ Sao cháy (thán sao): t° sao 200°c - 240°c, bề mặt ngoài sản phẩm có
màu đen, bên trong có màu nâu đen, mùi thơm cháy, làm tăng tác dụng cầm
máu của vị thuốc.
*
Sao cố phụ liệu (sao gián tiếp) là phương pháp sao mà vị thuốc được
truyền nhiệt qua phụ liệu trung gian: như sao cách cám, sao cách cát, sao cách
bột hoạt thạch ..
Ngồi ra, cịn một số phương pháp hoả chế khác mà trong khố luận này
chúng tơi khơng có điều kiện đề cập sâu như sấy, nung, chế sương, lùi, hoả
phi, nướng.
1.1.2 - Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thành phần hóa học của vị thuốc:
Nhiệt độ tác động đến thành phần hóa học của vị thuốc có thể làm tăng
khả năng giải phóng hoạt chất, phân hủy hoạt chất làm mất tác dụng và
chuyển hóa hoạt chất sang dạng khác.
3
Sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến thành phần hóa học của vị thuốc có thể
chia thành nhiều mức độ.
* Sự biến đổi về thành phần hóa học:
- Ở nhiệt độ dưới
1 0 0
°c (tương đương với sao qua) thành phần hóa học
hầu như khơng thay đổi.
- Ở nhiệt độ 120°c - 160°c (tương đương với sao vàng) thành phần hóa
học có thay đổi.
Trên SKLM, sắc ký đồ anthranoid của thảo quyết minh Ở160°c/10' có số
lượng vết ở dạng tồn phần giảm xuống so với mẫu sống. [ 1 2 ]
- Ở nhiệt độ 170°c - 240°c (tương đương với sao cháy) thành phần hóa
học thay đổi rõ rệt.
Hồng liên ở mức t°c > 160°c xuất hiện thêm vết mới Rf = 0,68 và mất
vết có Rf = 0,42. Kiểm tra bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao cũng cho kết quả
tương tự, khi t° sấy > 160°c các pic giảm nhiều, trong khi đó các chất có thời
gian lưu 6,39 ±
0 , 1
phút lại tăng dần. [13]
Ở mức t° > 210°c, rất nhiều chất bị phân hủy. Ví dụ: Rutin trong hoa hòe,
t° phân huỷ 210°c, Platycodin A, B trong cát cánh t° phân huỷ 227 - 233°c.
Tuy nhiên rất nhiều chất vẫn tồn tại ở t° này. Ví dụ: Quecxetin có t° nóng chảy
cao 317°c vẫn tồn tại ở t° khảo sát 220°c.
* Sự biến đổi về hàm lượng:
- Ở nhiệt độ dưới
1 0 0
°c hàm lượng các chất thay đổi rất ít.
Hàm lượng Rutin trong hoa hịe ở mẫu sống là 31,41%, mẫu sấy ở
80°C/20' là 29,94%.[7]
- ở nhiệt độ
1 2 0
°c - 160°c hàm lượng các chất thay đổi đáng kể.
4
Hàm lượng hoạt chất có thể tăng lên so với mẫu sống do một số chất gây
cản trở cho quá trình chiết xuất (pectin, chất nhầy, tinh bột,..) bị mất hoạt tính.
Hàm lượng Paeonola trong rễ mẫu đơn bì sao vàng (140°c - 150°C) là 1,47%,
cao hơn ở mẫu sống 1,36%. [ 1 0 ]
Hàm lượng hoạt chất giảm đi so với mẫu sống. Hàm lượng Amygdalin
trong đào nhân ở các mẫu chế (làm sạch vỏ hay để nguyên đem sao nhỏ lửa
đến vàng) là 1,32 - 1,64%, giảm so với mẫu sống 2,36%. [16]
- Ở nhiệt độ 170°c - 240°c, hàm lượng hoạt chất thay đổi rất nhiều.
Mạch môn sao cách cát hàm lượng Saponin giảm còn 0,93%, so với mẫu
sống 3,01%. [14]
Hàm lượng berberin, palmatin giảm khoảng 45-95% so với mẫu sống[13]
Như vậy nhiệt độ ảnh hưởng đến thành phần hoá học của vị thuốc, nhiệt
độ càng cao, thời gian tác động càng lâu, thành phần hoá học và hàm lượng
càng thay đổi. Sự thay đổi thành phần hóa học có thể dẫn đến sự biến đổi tác
dụng sinh học của vị thuốc.
1.1.3 - Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tác dụng sinh học của vị thuốc.
- Ở t° < 140°c, thành phần hóa học ít thay đổi nên khơng có sự thay đổi
về tác dụng sinh học, dược liệu được dùng với tác dụng nguyên thủy của nó.
Thử tác dụng chống ho trên chuột nhắt trắng được gây ho bằng NH3, giữa
hai mẫu đào nhân bỏ vỏ sao nhỏ lửa đến vàng và đào nhân sống cho kết quả
không khác nhau. [16]
- Ở t° > 140°c, tác dụng sinh học của vị thuốc thay đổi đáng kể.
Thử tác dụng lợi mật của Hoàng liên ở các mẫu sống, sấy ở 140°c,
160°c, 200°c, 220° C/30' cho thấy mẫu sống có tác dụng lợi mật cao hơn các
mẫu sấy, tác dụng giảm rõ rệt khi sấy ở 200°c, 220°C/30'. [13]
5
Hạt và dầu Ba đậu sống là thuốc độc bảng A, chế Ba đậu bằng cách ép bỏ
dầu, bã còn lại đem sao vàng (Ba đậu sương), hoặc sao đen (Hắc ba đậu) thì
độc tính và tác dụng tả hạ cũng giảm. [15]
1.2 - VỊ THUỐC ĐẠI HOÀNG
Vị thuốc Đại hoàng là rễ (Radix Rhei) hoặc thân rễ (Rhizoma Rhei) của
nhiều loài Đại hoàng : Chưởng diệp Đại hoàng (R. palmatum L.), Đường cổ
đặc Đại hoàng (R. tangutcum Maxim.ex Balf.), Dược dụng Đại hoàng
(R.officinale Baill.), họ rau răm (Polygonaceae).[2 ]
[ 8
]
Hai loài R. palmatum và R.officinale được sử dụng nhiều nhất và qui
định trong DĐVNIII, DĐ Trung Quốc.
1.2.1- Thành phần hố học. [2, 8, 24]
Thành phần hoạt chất chính trong Đại hoàng là các Anthranoid tồn tại
dưới nhiều dạng khác nhau. Tỷ lệ giữa các anthraniod phụ thuộc rất nhiều vào
thời kỳ thu hái, tuổi cây, địa dư, cách phơi sấy và chủng loại, bao gồm:
-
Anthraquinon dạng tự do (chiếm 0,1- 0,2% hàm lượng Anthranoid toàn
phần) bao gồm: chrysophanol, emodin, physcion, aloe emodin và rhein.
XXX
OH
0
• s !
OH
Chrysophanol
Rhein
Aloe-emodin
Emodin
Physcion
R
ch3
COOH
CH2OH
CH3
CH3
R.
H
H
H
OH
OCH3
- Dạng glucosid của các Anthraquinon trên (chiếm 60 - 70% hàm lượng
Anthranoid toàn phần) và các Anthranon, Anthranol tương ứng với những
Anthraquinon trên.
- Các dẫn chất dimer ở dạng nhị trùng của hai nửa phân tử khác nhau
(heterodianthron) hoặc giống nhau (homodianthron). Các homorodianthron
6
như Senidin A, B là dimer dianthron của rhein. Các heterodianthron có Rhein
A, B, C; Palmidin A, B, C: Senidin c.
Các monomer
Các Heterodianthron
Palmidin A
Emodin
Aloe-emodin
Palmidin B
Aloe-emodin
Chrysophanol
Palmidin c
Chrysophanol
Emodin
Rhein A
Rhein
Physcion
Sennidin c
Aloe-emodin
Rhein
Anthraquinon là dạng oxy hố của anthranoid trong Đại hồng.
Anthranon và anthranol là dạng khử. Sự chuyển dạng được thể hiện qua sơ đồ
dưới đây:
A thraqu inon
A n th r o n
A n th r a n o l
D ih y d ro a n th r a n o l
Dạng anthranon và anthranol dễ bị ơxy hố thành anthraquinon. Hai dạng
khử này chỉ tồn tại trong dược liệu tươi vào mùa đông.
Các anthraquinon trong Đại hồng có màu từ vàng, vàng cam đến đỏ
gạch. Dễ thăng hoa, nên có thể lợi dụng tính chất này để định tính bằng phản
ứng vi thăng hoa trên lam kính, soi dưới kính hiển vi sẽ thấy các tinh thể hình
kim màu vàng. Các anthraquinon khơng tan trong nước, tan trong các dung
môi hữu cơ (ether ethylic, ether dầu hoả, benzen, acid acetic băng..), tan trong
dung dịch kiềm (khả năng hoà tan phụ thuộc vào vị trí nhóm - OH ở vị trí a
hay Ị3 và sự có mặt nhóm COOH)
7
Liên kết giữa phần đường và phần aglycon chủ yếu là O-glucosid. Như
chrysophanol 8
1
- monoglucosid, emodin -
- monoglucosid, rhein
8
6
- monoglucosid, aloe - emodin
- monoglucosid, physcion - monoglucosid.
Thành phần thứ hai đáng chú ý là tanin (khoảng 5 - 12%): chủ yếu thuộc
nhóm pyrocatechic và một phần thuộc nhóm pyrogallic (như glucogallin, acid
gallic tự do, catechin, muối gallat của (-) epicatechin).
Ngoài ra, trong Đại hồng cịn có nhiều chất vơ cơ (đáng chú ý là calci
oxalat), tinh bột, pectin, một ít chất nhầy cũng gây tác dụng nhuận tẩy.
1.2.2 - Tác dụng dược lý.
- Dẫn chất anthranoid có tác dụng nhuận tràng nhờ hai cơ chế: 1- kích
thích trực tiếp lên cơ trơn của ruột làm tăng nhu động.
2
- làm tăng sự bài tiết
của dịch và điện giải vào trong ruột thơng qua việc ức chế hoạt tính của kênh
Na+ - ATPase hoặc kênh c r . [19, 26] Sau khi uống chúng hấp thu rất ít ở
/K+
ruột non. Khi tới ruột già, dưới tác dụng của Ị3 - glucosidase của hệ vi khuẩn
ruột, các glucosid bị thuỷ phân và các dẫn chất anthraquinol bị khử tạo thành
dạng anthranon và anthranol có tác dụng mạnh hơn [2]. Vì thế sau khi uống
giờ hoặc hơn thuốc mới có tác dụng. Ở liều
0 , 1
6
- 0,15 g là thuốc nhuận, liều
0,5 - 2 g là liều xổ [2],
- Tác dụng nhuận tẩy chủ yếu do sennosid A-F, Rheinosid A-D. Dưới tác
dụng của P-glucosidase của hệ vi khuẩn ruột sennosid được thuỷ phân từng
phần thành sennidin A, B, dạng này sau đó được khử hoá tạo rheinanthron gây
tác dụng tẩy [ 1 , 27]. Tuy nhiên có tài liệu cho rằng, dưới tác dụng của các vi
sinh vật anthraquinon glucosid được chuyển hóa thành emodin aglycol,
emodin tiếp tục chuyển hóa thành dạng anthranon và anthranol cho tác dụng
tẩy [19].
- Tác dụng tăng tiết dịch vị, kích thích tiêu hố nên ở liều thấp dưới
1 gam Đại hoàng được dùng làm thuốc bổ giúp tiêu hoá [2].
- Tác dụng làm tăng tiết mật, trừ sỏi mật [1, 2, 21 ].
8
- Tác dụng lợi niệu, tăng bài tiết Na+, K+ gây kiềm hoá nước tiểu.
Thử nghiệm trên thỏ cho thấy Emodin, rhein và aloe-emodin có tác
dụng ức chế cạnh tranh với Na+ K+ - ATPase màng tê bào của tuỷ thận thỏ.
/
Emodin làm tăng thể tích nước tiểu lên 5,9 lần, tăng thải trừ Na+ lên 4,4 lần và
K+ lên 3 lần so với lô chứng.
Khi uống hoặc thụt theo đường trực tràng, Đại hoàng làm giảm nồng độ
urê huyết ở bệnh nhân bị suy thận mãn tính. Các nghiên cứu lâm sàng cho
thấy thuốc làm chậm sự phát triển của tình trạng suy thận và giảm các triệu
chứng như buồn nơn và chán ăn. [27]
- Dạng glucosid có tác dụng ức chế hoạt lực của tyrosinase và quá trình
sinh tổng hợp melanin [21]. Emodin, được phân lập từ loài R. cuspidatum,
được cho là có tác dụng trên. [25]
- Cao dược liệu có thể ức chế việc sản xuất Interferon (INF) và
Interleukin - 1 của đại thực bào. Sử dụng nghiệm pháp Placebo cho thấy chuột
cống trắng bị viêm thận dị ứng, dùng Đại hồng có tỷ lệ sống sót cao hơn so
với lô chuột dùng thuốc giả. [2 1 ]
- Tác dụng ức chế ung thư: Rhein có tác dụng ức chế ung thư màng bụng.
Emodin ức chế ung thư vú ở chuột với liều 75 mg/kg thể trọng [1]. Emodin ức
chế mạnh hơ hấp ở màng, q trình oxy hoá khử của một số acid am in và chất
chuyển hoá trung gian của glucose ở tế bào ung thư của tổ chức liên kết.
- Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc Đại hồng có tác dụng ức chế tụ cầu,
liên cầu khuẩn tan máu, trực khuẩn lỵ, thương hàn, phó thương hàn, bacillus
subtilis, Clostridium perfringens, fusobacterium và bacteriodes fragilis. Tác
dụng này có được là do Đại hồng ức chế sự hô hấp ở ty thể. Rhein, emodin và
aloe-emodin ức chế men NADP dehydrogenase.
Đại hoàng được dùng trong trường hợp viêm túi mật do vi khuẩn kỵ khí
gây ra, đặc biệt có kèm theo táo bón. [27]
9
Có khả năng ức chế Helicobacter pylori (4 chất có tác dụng là Emođin,
aloe-emodin, chrysophanol, rhein).
- Tác dụng trên ký sinh trùng (diệt trùng roi, ức chế amip). [21]
- Tác dụng hạ áp lực dòng máu, hạ cholesterol máu. Đại hồng dùng có
hiệu quả trên bệnh nhân béo có sự rối loạn về huyết áp, lipid máu cao. [2 1 ]
- Tác dụng chống oxy hoá: Matsuda và cộng sự (năm 2001) đã nghiên
cứu ở dịch chiết methanol của năm loài Đại hoàng cho thấy tác dụng thu dọn
gốc 1 , 1 - diphenyl -2- picrylhydrazyl (DPPH) và gốc anion superoxide sinh ra
bởi hệ thống Xanthin/ Xanthine oxidase và/ hoặc q trình peroxid hố lipid
do ter-butylhydroperoxide (t-BuOOH) ở màng tế bào hồng cầu. Hai chất được
cho là có tác dụng là stilbenes và naphthalene, cịn anthraquinon và sennosid
thì khơng. [2 2 ]
- Tanin gây táo bón, trái ngược với tác dụng nhuận tẩy của anthrranoid
trong Đại hồng. Tuy nhiên, nó cũng đem lại cho vị thuốc nhiều tác dụng có ý
nghĩa. Tác dụng cầm máu do tanin làm săn se niêm mạc, giảm tính thấm của
mao mạch, giúp mạch máu bền vững. Người ta dùng Đại hoàng trong trường
hợp niêm mạc đường tiêu hố có lt hoặc chảy máu. Ớ liều nhỏ 0,05 - 0,3g
Đại hồng có tác dụng cầm tiêu chảy, dùng trong trường hợp tiêu chảy mãn
tính.
Lindleyin - một tanin trong Đại hồng, có tác dụng chống viêm và giảm
đau ngoại biên như Aspirin và Phenylbutazone. [27]
1.2.3 - Tác dụng theo y học cổ truyền. [1, 5, 8]
Đại hồng thuộc nhóm thuốc tả hạ tính hàn.
- Tính vị: Vị đắng, tính hàn.
- Cơng năng, chủ trị:
+ Thanh trường thơng tiện: dùng khi vị tràng thực nhiệt dẫn đến
bí kết, có khi dẫn đến sốt cao mê sảng, phát cuồng. Can nhiệt phạm vị
sinh táo bón.
10
+ Tả hoả giải độc: dùng khi tà hoả độc dẫn đến nôn ra máu, chảy máu
mũi, màng kết hợp xung huyết, xuất huyết não, lợi bị phù.
+ Chỉ huyết: Đại hoàng sao cháy dùng cho trường hợp bị trĩ do thuốc
vừa có tác dụng tẩy và cầm máu,
1.2.4 - Cơng dụng.
♦> Theo Đơng y:
Đại hồng được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa táo bón. Với tác
dụng lợi tiêu hoá dùng liều dưới lg/ngày, làm thuốc tẩy dùng 1 - lOg/ngày.
Một số bài thuốc chứa Đại hoàng: [5, 11]
* Bài
Đại thừa khí thang
Đại hồng 12g Mang tiêu 16g Hậu phác 12g Chỉ thực 12g
Đại hoàng chế với rượu. Bài thuốc được sắc uống nóng.
Dùng trong chứng Dương minh phủ, đại tiện táo kết, bụng đầy chướng
đau, sốt cao mê sảng, rêu lưỡi vàng dày khô. Chứng nhiệt kết bàng lưu, đi
ngoài nước trong thối. Bệnh viêm túi mật, viêm ruột thừa có kèm táo bón.
Bài Đại thừa khí thang bỏ mang tiêu thành Tiểu thừa khí thang dùng khi
bệnh còn nhẹ. Bỏ chỉ thực, hậu phác, thêm cam thảo thành Điều vị thừa khí
thang cho tác dụng hồ hỗn hơn.
* Bài
Đại hoàng phụ tử thang
Đại hoàng 12g
Phụ tử chế
16g
Tế tân
32g
Sinh địa 32g
8
g
Dùng chữa táo bón do hàn thực.
* Bài
Tang dịch thừa khí thang
Huyền sâm 40g
Mạch mơn
Đại hồng
Mang tiêu
12g
6
g
Dùng khi nhiễm khuẩn sốt cao gây táobón mất nước.
* Bài
Đại hồng mẫu đơn bì thang
Đại hồng
Đơng qua nhân
Mẫu đơn bì
Mang tiêu
11
Đào nhân
Trị chứng ung nhọt trong ruột, đại tiện táo bón.
* Bài
Đại hoàng phác tiêu thang
Đại hoàng (chưng)
Phác tiêu
Cam thảo
Trị tiểu không thông, trẻ nhỏ bị uất nhiệt gây kinh phong.
* Bài
Đại hoàng thang I
Đại hoàng 40g, ngâm rượu nửa ngày, nấu một ngày rưỡi, lọc bỏ bã.
Trị chứng ỉa chảy, kiết lỵ lâu ngày khơng khỏi.
Do có tác dụng nhuận tràng và lợi mật, Đơng y dùng Đại hồng trong các
bài thuốc chữa bệnh gan mật với khả năng làm "thối hồng".
* Bài
Hồng đản phương
Đại hồng
Đan sâm
16g
30g
Nhân trần
60g
Uy linh tiên 30g
Trị viêm gan vàng da.
* Bài
Đởm đạo thạch thang
Đại hoàng 12g
Mộc hương 12g
Chỉ xác
12g
Kim tiền
40g
Nhân trần
12g
Uất kim
12g
Trị sỏi mật.
❖ Theo Tây y:
- Đại hoàng được dùng làm thuốc nhuận tràng. Một số chế phẩm chứa
dẫn xuất anthraniod đã được sử dụng làm thuốc trên thị trường. [23]
Ví dụ: Danthron (Biệt dược: Danivac, Dorbane)
Senna (Biệt dược: Senokot) là dạng kết tinh của Sennoside A, B.
- Điều trị viêm mắt, viêm họng, sưng đau nướu. [24]
- Chữa hắc lào (ít dùng). [8 ]
Đại hoàng lOg, dấm 5ml, rượu 50ml ngâm trong 10 ngày, lấy ra bôi lên
các vết hắc lào đã rửa sạch.
1.2.5 - Tác dụng phụ và chống chỉ định.
12
* Tác dụng phụ:
- Tác dụng phụ thường đến sau khi dùng thuốc là buồn nơn, nơn, đau
bụng. Đại hồng có thể gây tác dụng nhuận tẩy quá mức, gây tiêu chảy với
phân lẫn nhầy và máu, xuất hiện các tổn thương bất thường ở đường tiêu hoá.
- Dùng lâu, thuốc gây táo bón do sự tích luỹ tanin. Vì thế Đại hồng
khơng được dùng điều trị táo bón mãn tính.
- Acid chrysophanic khơng có hoạt tính, thải trừ qua thận, có vai trị như
một chất chỉ thị màu trong nước tiểu. Màu vàng nếu nước tiểu acid, màu đỏ
nếu nước tiểu kiềm. [3]
- Có sự thay đổi màu sắc của niêm mạc ruột ở bệnh nhân sử dụng thuốc
nhuận tẩy anthranoid trong một thời gian dài. Màu niêm mạc sẽ trở lại bình
thường trong vịng 4 - 1 2 tháng sau khi ngừng thuốc. [2 0 , 2 1 ]
- Do tác dụng gây xung huyết đối với các mạch máu trĩ, không nên dùng
cho người bị trĩ.
- Lạm dụng thuốc nhuận tẩy loại kích thích có thể dẫn đến chứng liệt
ruột, tăng aldosteron, mắc chứng phân nhiễm mỡ, thay đổi giải phẫu của ruột
và chứng nhuyễn xương.
- Tinh thể canxi oxalat có nhiều trong dược liệu có thể gây ra bệnh đái ra
oxalat ở người bị sỏi thận oxalic và u nang. [8 ]
- Có tác dụng cả lên cơ trơn của bàng quang và tử cung, do đó phụ nữ có
thai hoặc người bị viêm bàng quang không nên dùng. Bài tiết qua sữa mẹ một
phần nên hạn chế dùng ở phụ nữ đang cho con bú vì thuốc có thể gây tiêu
chảy ở trẻ. [2 ]
* Chống chỉ định:
Theo đơng y, Đại hồng khơng nên dùng trong các trường hợp sau: [5]
- Người già dương hư, suy yếu.
- Người mất máu, thiếu máu.
- Phụ nữ đang có kinh nguyệt, có thai.
13
Việc dùng thuốc nhuận tẩy có chứa dẫn chất Anthranoid cần có sự
chỉ định của bác sĩ, đặc biệt khi dùng trong thời gian dài. Không dùng cho trẻ
dưới 10 tuổi. Thuốc không nên dùng trong một số trường hợp sau: dính ruột,
hẹp mơn vị, mắc chứng khó nuốt, lt niêm mạc ruột, viêm ruột thừa, hội
chứng kích thích hậu mơn và đang trong tình trạng mất nước và điện giải
nặng. [26]
* Tương tác thuốc:
- Tăng thời gian vận chuyển trong ruột sẽ làm giảm hấp thu đối với thuốc
dùng qua đường tiêu hóa.
- Tinh trạng mất cân bằng điện giải, đặc biệt là mất K+ có thể làm tăng
tác dụng trên tim của các glycosid tim (digitoxin, uabain). [26]
- Không nên sử dụng cùng với thuốc hay dược liệu làm giảm K+ máu:
thuốc lợi tiểu thiazid, corticoid, cam thảo,... [26]
1.2.6 - Một số phương pháp chếbiến Đại hoàng trong đơng y. [15, 18]
Đại hồng có sức tả hạ mạnh nên việc sử dụng phải rất thận trọng. Các
phương pháp chế biến Đại hồng đều nhằm mục đích làm giảm sức tả hạ để
sử dụng an toàn hơn.
* Đại hoàng phiến: Đại hoàng ngâm nước 3 -
6
giờ, vớt ra ủ mềm, thái
phiến dầy 0,5 - 1,5 mm. Phơi sấy khô.
* Đại hoàng sao: Đại hoàng phiến được sao vàng hoặc sao cháy. Sức tá hạ
giảm, riêng Đại hoàng sao cháy có thêm tác dụng cầm máu được dùng chữa
trĩ.
* Đại hoàng nấu rượu, tẩm rượu: đem rượu trộn vào Đại hoàng, phơi âm
can hoặc thêm nước nấu đến khi rượu hút hết vào Đại hồng rồi phơi và sấy
khơ. Ở đây rượu làm tăng tính thăng đề, dẫn thuốc lên trên.
14
* Đại hoàng tẩm giấm:
Đại hoàng phiến
Giấm ăn
lkg
lkg
Trộn đều giấm vào Đại hoàng, sao nhỏ lửa đến khi dược liệu biến màu là
được. Đại hoàng tẩm giấm tăng nhập can, tiêu ích hóa ứ.
* Đại hồng tẩm muối:
Đại hồng phiến
Muối
1 kg
20gam
Đại hoàng phiến sao nhỏ lửa đến khi lớp vỏ hơi có màu đen, phun nước
muối vào đảo đều.
* Đại hoàng trộn mật ong: Lấy bột mịn đại hoàng, trộn với mật ong
Đại hoàng bột
10kg
Mật ong
20kg
Sau khi được dạng hồ, đem đồ 2 giờ cho chín đều, tạo thành thỏi, phơi tới
khô chừng 70%, đem ủ 10 ngày tới khi trong ngoài mềm đều, cắt thành phiến
dầy 5 - 6 mm. Phơi âm can.
15
PHẨN 2
THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
2.1 - NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THựC NGHIỆM.
2.1.1 - Nguyên vật liệu.
2.1.1.1 - Ngun liệu:
- Dược liệu Đại hồng mua tại Cơng ty Dược liệu Trung ương I.
2.1.1.2 - Hóa chất, dung mơi (đạt tiêu chuẩn phân tích):
- Hóa chất: H2 S04, NaOH, NaHC03, FeCl3, MgS04, Magie acetat, dung
dịch NH3 , NaCl 0,9 %.
- Dung môi: Ether ethylic, methanol, toluen, ethyl acetat, acid formic
2.1.1.3 - Súc vật thí nghiệm:
+ Chuột nhắt trắng, chủng Swiss, trọng lượng 1 8 - 2 3 gam, mua tại Học
viện Quân y.
+ Thỏ khỏe mạnh, trọng lượng 1,8 - 2 kg mua tại viện Vệ sinh dịch tễ
Trung ương.
2.1.1.4 - Phương tiện:
- Cân phân tích Sartorius (Đức).
- Máy xác định độ ẩm Precisa HA60.
- Tủ sấy Shellab, Memmert.
- Máy đo quang Lambda Ez 210.
- Bể nuôi cơ quan cô lập Ugo basile.
- Các dụng cụ thuỷ tinh: bộ sinh hàn hồi lưu, bình gạn và một số dụng
cụ khác.
- Các dụng cụ mổ súc vật thí nghiệm.
16
2.1.2 - Phương pháp thực nghiệm:
2.1.2.1 - Chuẩn bị mẫu nghiên cứu (MNC).
Dược liệu là thân rễ Đại hoàng được cạo lớp vẩy nâu bên ngoài, thái lát,
tán dập và làm đồng đều. Sấy khô ở nhiệt độ dưới 100°c đến độ ẩm cho phép.
2.1.2.2 - Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp chế biến đến thành
phần Anthranoid trong Đại hồng.
* Định tính.
- Thuỷ phân anthranoid trong các MNC bằng dung dịch HC1 đặc và chiết
bằng Ether etylic.
- Định tính bằng phản ứng Bortraeger xác định sự có mặt của
Anthranoquinon dạng tồn phần.
- Định tính Anthraquinon bằng sắc ký lớp mỏng:
+ Hệ dung môi: Toluen - Ethylacetat - Acid formic ( 5 : 4 : 1 ) .
+ Bản mỏng tráng Silicagel GF254 .
+ Soi dưới ánh sáng tử ngoại (366 nm hoặc 254nm) hoặc hiện màu
bằng hơi NH3, dung dịch KOH 5%/ MeOH.
* Định lượng
- Nguyên tắc:
Hàm lượng (%) dẫn chất hydroanthracen trong Đại hồng được tính iheo
Rhein. Rhein tạo với Mgacetat 0,5%/ MeOH một phức có màu. Cường độ màu
của dung dịch tỷ lệ thuận với nồng độ Rhein trong dịch chiết.
Đun hồi lưu cách thuỷ bột dược liệu với một lượng nước nhất định. Làm
lạnh, kiềm hoá bằng NaHC0 3 lọc, lấy chính xác một lượng dịch lọc nhất định,
oxy hoá bằng FeCl3. Đun hồi lưu, thêm HC1 đặc, chiết bằng Ether ethylic. Bốc
hơi dung môi, cắn thu được hoà tan trong dung dịch Mgacetat 0,5%/MeơH.
Đo mật độ quang của dung dịch màu thu được tại bước sóng 515 nm.
Hàm lượng % dẫn chất hydroanthracen(C%) tính theo Rhein bằng cơng
thức:
c% = A.0,64/ m(l-h).
Trong đó:
A - Độ hấp thụ đo tại bước sóng 515nm.
m - Khối lượng dược liệu (gam).
h - Độ ẩm của dược liệu .
Yêu cầu dược liệu phải chứa ít nhất 2,2% hàm lượng hydroanthracen
tính theo rhein.
2.1.2.3
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp chế biến đến tác dụng
sinh học của Đại hoàng.
❖ Thử tác dụng nhuận tràng, theo hai mơ hình:
- Exvivo (trên cơ quan cơ lập): Thử tác dụng làm tăng nhu động ruột trên
ruột thỏ cô lập.
- Invivo: Thử tác dụng kéo và giữ nước, so sánh với MgS0 4 trên chuột
nhắt trắng.
* Thử Exvivo:
- Nguyên tắc: Dựa trên sự đáp ứng của ruột thỏ cô lập với thuốc thử. Ghi
hoạt động của ruột trong dịch nuôi ruột, quan sát sự thay đổi hoạt động của
ruột trong điều kiện dịch ni ruột có và khơng có thuốc thử.
Thí nghiệm được thực hiện trên máy ghi 1 kênh Ugo-basile.
Ruột thỏ được cô lập từ thỏ sống và nuôi trong Ty rode ruột.
Ruột thỏ lấy khoảng 1- 1, 5 cm, được sử dụng không quá
cô lập. Thử với
6
8
giờ kể từ khi
mẫu ruột thỏ.
* Thử In vivo:
- Nguyên tắc: Dựa trên sự tăng khối lượng ruột của chuột nhắt trắng sau
khi uống thuốc một thời gian. So sánh khối lượng ruột giữa các lô dùng thuốc
thử với lô chứng (uống nước NaCl 0,9%) và lô đối chiếu dùng MgS0 4 30% .
Đồng thời so sánh khối lượng ruột giữa các lô thử khác nhau.
18
Chuột nhắt trắng khoẻ mạnh, trọng lượng 20 - 23 gam, để đói từ 10 - 20
giờ, được chia đều thành các lô không phân biệt đực cái, được uống với liều
0,5 ml / chuột.
Lô trắng:
uống NaCl 0,9%.
Lô đối chiếu:
uống MgS0 4 30%.
Lô thử:
uống thuốc thử.
Sau 3 giờ dùng thuốc, gây chết chuột, quan sát trạng thái ruột về mức độ
căng phồng (thiết diện ruột, thành ruột) và cường độ nhu động ruột. Lấy toàn
bộ ruột, cân trọng lượng.
❖
Thử tác dụng lợi mật: Được mô tả theo phương pháp Rudi.
- Nguyên tắc: Chuột được uống thuốc trong vòng 3 ngày. Tác dụng lợi
mật được thể hiện qua sự tăng khối lượng dịch mật.
Chuột nhắt trắng, trọng lượng 20 - 23 gam, được chia đều thành các lô
không phân biệt đực cái.
Lô thử:
uống thuốc thử.
Lô chứng: uống nước NaCl 0,9% với cùng thể tích lơ thử.
Thu túi mật, cân, xác định khối lượng dịch mật trung bình của từng lơ.
- Chỉ tiêu đánh giá: So sánh độ lợi mật của lô thử, lô chứng và giữa các lô
thử với nhau. Độ lợi mật (L%) được tính theo cơng thức:
mt - mc
L% = -------------- X 100%.
mc
mt: Khối lượng dịch mật của lô thử (mg).
mc:
2.1.2.4
Khối lượng dịch mật của lô chứng (mg).
- Xử lý kết quả thực nghiệm bằng phương pháp thống kê ứng
dụng trong sinh học với mức ý nghĩa p = 95%.[9]
2.2 - KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ NHẬN XÉT.
2.2.1 - Chuẩn bị mẫu nghiên cứu.
- Mẫu nghiên cứu được chuẩn bị như đã mô tả ở mục 2.1.2.1
19
- Các MNC được sấy ở các mức nhiệt độ 140°c, 180°c, 200°c, 220°c
trong các khoảng thời gian 10', 20', 30'. Quan sát sự đổi màu của vị thuốc qua
các mức nhiệt độ và thời gian.
- Dược liệu được sao theo phương pháp cổ truyền ở hai mức sao vàng, sao
cháy.
* Nhận xét: sau khi sấy Đại hoàng ở các mức nhiệt độ và thời gian khác
nhau như đã mô tả ở trên, màu sắc của vị dược liệu thay đổi. So sánh màu sắc
dược liệu được sao với màu của các mẫu dược liệu sấy, chúng tôi thấy:
- Mức nhiệt độ sấy 140°C/20', 30' cho màu tương đương với màu dược
liệu sao vàng.
- Mức nhiệt độ sấy 200°C/20', 30' và 220°c/10' cho màu từ nâu đen đến
đen, tương đương với màu dược liệu sao cháy.
2.2.2 - Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp chế biến đến
thành phần Anthranoid trong vị thuốc Đại hồng.
2.2.2 . 1 - Định tính.
Các MNC gồm dạng sống ĐHS, dạng sao vàng ĐHV, dạng sao cháy
ĐHC và các mẫu sấy ở nhiệt độ và thời gian 140°c/10',20',30', 200°C/20',30',
220°c/ 10'
* Phản ứng Bortraeger:
Lấy khoảng 0,05 - 0,2g DL các MNC cho vào ống nghiệm dung tích
10ml, thêm 5mml dung dịch H2 S04, đun sôi đều, lọc qua giấy lọc vào binh
gạn. Lắc dịch chiết với Ether ethylic, gạn lớp Ether.
Lấy lml dịch chiết, thêm vào lml NaOH 10%. Phản ứng dương tính khi
dung dịch xuất hiện màu đỏ sim.
* Phản ứng Bortraeger xác định sự có mặt của Acid chrysophanol:
Lấy lml dịch chiết ether ethylic, thêm vào lml dung dịch NH3, lớp nước
có màu đỏ sim.
20
Gạn bỏ lớp kiềm màu đỏ, thêm dung dịch NaOH vào, lớp ether nhạt màu,
lớp kiềm đậm màu lên thì dược liệu có chứa Acid chrysophanic.
Kết quả: các MNC đều cho kết quả (+) với phản ứng Bortraeger và có
mặt Acid chrysophanic.
* Định tính bằng sắc ký lớp mỏng:
- Dung dịch thử : Lấy khoảng 0,1 g dược liệu cho vào bình nón dung tích
50ml + 30ml nước + lml HC1 đậm đặc. Cách thuỷ trong 10', để nguội, lọc qua
giấy lọc vào bình gạn. Lắc với 25 ml ether ethylic, gạn lớp ether, lọc qua
Na2 S04, bốc hơi ether cho đến cắn. Hoà tan cắn với l ml ether.
- Bản mỏng Silicagel GF254.
- Hệ dung môi triển khai: Toluen : Ethylacetat : acid formic(5 : 4 : 1 )
Kết quả: Sắc ký đồ (SKĐ) và giá trị Rf của các vết được mô tả ở bảng 2.1,
bảng
2 . 2
và hình sắc ký kèm theo.
21