Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Nghiên cứu bào chế viên nang chứa hỗn hợp vitamin a, b9, c và sắt fumarat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 49 trang )

BÔ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
HOÀNG VĂN ĐỨC
NGHIÊN CỨU BÀO CHÊ NANG CHỨA
HỖN HỢP VITAMIN A, B9, c VÀ SẮT FUMARAT
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ KHÓA 1999- 2004)
Người hướng dẫn : PGS. TS. Phạm Ngọc Bùng
ThS. Vũ Thị Thu Giang
Nơi thực hiện : Bộ môn Bào Chế
Thời gian thực hiện: 9/03- 5104
HÀ NỘI, THÁNG 5 / 2004
LỜI CẢM ƠN
Đề tài này được thực hiện tại bộ môn Bào chế - Trường đại học Dược Hà
Nội dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Phạm Ngọc Bùng
Hoàn thành công trình tốt nghiệp này, trước hết tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới:
PGS. TS. Phạm Ngọc Bùng
ThS. Vũ Thị Thu Giang
Người thầy tận tụy chỉ bảo và hết lòng giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề
tài.
Tôi xin cũng bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy cô giáo, các kỹ thuật
viên của bộ môn và các phòng ban chức năng đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Yêu cầu thực tiễn rất lớn trong khi thời gian nghiên cứu có hạn, nên khoá
luận không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả mong có cơ hội được tiếp
tục nghiên cứu hoàn thiện đề tài này ở mức cao hơn trên cơ sở tiếp thu các ý
kiến đóng góp của các Thầy, Cô, các Nhà khoa học và đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2004
Người thực hiện - Sinh viên khoá 54
Hoàng Văn Đức
CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BP Dược Điển Anh
CAP
Cellulose Acetat Phtalat
DDVN Dược Điển Việt Nam
EC
Ethyl Cellulose
PE PolyEthylen
PEG
Poly Ethylen Glycol
PVP Poly Vinyl Pyrimidon
PVC
Polyvinyl Clorid
HPLC
Sắc ký lỏng hiệu năng cao
TT
tuyệt đối
TKHH tinh khiết hoá học
USP Dược Điển Mỹ
R2
Hệ số tương quan
TB
Trung bình
SD
Độ lệch chuẩn
RSD
Độ lệch chuẩn tương đối
sx
Độ sai chuẩn
Tt
Test Student (T) tính

Tb
Test Student (T) bảng
Ft
Test Fisher (F) tính
Fb
Test Fisher (F) bảng
Cc
Nồng độ mẫu chuẩn
sc
Diện tích pic của mẫu chuẩn
Khoá luận tốt nghiệp
SV: Hoàng Văn Đức
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỄ 1
PHẦN 1.TỔNG QUAN 2
1.1. Kỹ thuật chế tạo vi nang 2
1.1.1. Thành phẩn cấu tạo vỉ nang 2
1.1.2. Các phương pháp chế tạo vi nang 2
1.1.3. Một số tư liệu nghiên cứu chế tạo vi nang vitamin và dược chất
chứa sắt (II) 3
1.2. Các thành phần dược chất trong nang thuốc nghiên cứu 4
1.2.1. Acid folic
4
1.2.2. Vitamin c 5
ỉ .2.3. Vitamin A 6
1.2.4. Sắt (II) Fumarat 7
1.3. Độ ổn định của thuốc 7
1.3.1. Một số khái niệm thường dùng 7
1.3.2. Các kiểu phân huỷ thuốc và khắc phục 8
1.3.3. Tốc độ phân huỷ và các yếu tố ảnh hưởng 9

1.3.5. Độ ổn định và một số tư liệu nghiên cứu về độ Ổn định của các
vitamin và sắt 12
PHẦN 2. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 14
2.1. Nguyên vật liệu và phương pháp thực nghiệm 14
2.1.1.Đối tượng nghiên cứii 14
2.1.2. Nguyên liệu và phương tiện nghiên cứu 14
2.1.3.Phương pháp nghiên cứu 15
2.2.Kết quả thực nghiệm và nhận xét 23
Khoá luận tốt nghiệp
SV: Hoàng Văn Đức
2.2.1. Xây dựng các phương pháp định lượng các thành phần trong nang
cứng 23
2.2.2. Nghiên cứu xác định công thưc tối ưu cho vi nang acid folic

27
2.2. 3. Nghiên cứu chế tạo vi hạt vitamin A để bào chế nang cứng

34
2.2.4. Nghiên cứu bào chế nang cứng chứa hỗn hợp vitamin và sắt
fumarat, và đánh giá độ ổn định 35
2.3. Bàn luận kết quả 38
2.3.1. Về bào chế vi nang acid folic bằng phương pháp tách pha đông tụ.
38
232. Về bào chế vi hạt vitamin A bằng phương pháp phun đông tụ

40
2.3.3. Về phương pháp bào chế và độ ổn định của nang nghiên cứu

40
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

41
3.1. Kết luận 41
3.2. Đề xuất 41
Khoá luận tốt nghiệp
SV: Hoàng Văn Đức
ĐẶT VẤN ĐỂ
©
Vitamin là nhóm thuốc chiếm vị trí khá lớn trong danh mục thuốc cũng như
trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Nhu cầu về vitamin rất lớn và ngày càng
tăng. Trong số các thuốc chứa vitamin được phép lưu hành trên thị trường
nước ta thì số đăng kí lớn nhất là multivitamin 38,04%. Dạng bào chế nang
cứng chiếm 9,7%, viên nén 30,9%, viên bao 17,7%.[9, 15]
Trong năm 98 - 99 có 20% thuốc vitamin và khoáng chất lưu hành trên thị
trường không đạt tiêu chuẩn chất lượng, nguyên nhân đều do không đạt chỉ
tiêu hàm lượng, mặc dù phần lớn các thuốc đó còn hạn dùng rất dài. Trong
thời gian qua, Cục quản lý dược Việt Nam có nhiều thông bao đình chỉ lưu
hành và thu hồi một số thuốc chứa vitamin vì không đạt chỉ tiêu hàm lượng
hoạt chất, và tạm thời ngưng nhận một số hồ sơ đăng kí mới cho các chế phẩm
chứa vitamin, yêu cầu các cơ sở sản xuất xem xét lại quy trình bào chế, theo
dõi tuổi thọ và phương pháp kiểm nghiệm. [11]
Khí hậu Việt Nam vùng nhiệt đới ẩm có nhiều yếu tố môi trường tác động
đến độ ổn định của thuốc. Các thuốc trong nước cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn
thiện để nâng cao độ ổn định của thuốc. Trong những năm gần đây, trên thế
giới và Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ
thuật mới nhằm tăng tuổi thọ của các thuốc chứa vitamin.[11, 12, 17, 18, 19]
Chương trình thuốc của Viện Dinh Dưỡng nhằm cung cấp vitamin và
khoáng chất cho lứa tuổi vị thành niên đã đưa ra yêu cầu bào chế nang cứng
chứa hỗn hợp vitamin A, B9, c và sắt (II) fumarat.
Xuất phát từ thực tế trên và yêu cầu của Viện Dinh Dưỡng, chúng tôi thực
hiện đề tài này với các mục tiêu:

1. Xác định công thức tối ưu bào chế vi nang acid folic nhằm nâng cao độ ổn
định và tăng độ hòa tan của dược chất từ vi nang.
2. ứng dụng kỹ thuật phun đông tụ chế tạo vi hạt vitamin A để đóng nang.
3. Nghiên cứu bào chế và đánh giá độ ổn đinh của nang chứa hỗn hợp vitamin
A, B9, c và sắt (II) fumarat.
1
Khoá luận tốt nghiệp SV: Hoàng Văn Đức
PHẦN 1. TỔNG QUAN
1.1. Kỹ thuật chế tạo vi nang [21, 27 ]
1.1.1. Thành phần cấu tạo vi nang
- Vi nang là những tiểu phân hình cầu hoặc không xác định, kích thước từ
0,1 |um đến 5 mm (thông thường là 100 ỊLim đến 500 |nm). Các vi nang được
chế tạo bởi quá trình bao dược chất lỏng hoặc rắn bằng một lớp màng bao
mỏng liên tục. Bào chế dưới dạng vi nang nhằm bảo vệ dược chất, đưa dược
chất lỏng vào dạng thuốc rắn, và giải phóng thuốc theo chương trình (thuốc
tác dụng kéo dài).
- Vi nang được cấu tạo bởi hai thành phần chính.
Nhân gồm một hoặc nhiều chất (thường là một dược chất)
Vỏ vi nang thường là các hợp chất cao phân tử có nguồn gốc thiên nhiên
hoặc tổng hợp, có tác dụng tạo màng mỏng, bề dày 0,1-20 0 ^101.
- Các vật liệu dùng làm vỏ vi nang :
Các polyme hoà tan trong nước: gelatin, gôm arabic, PVP, PEG
Các polyme không tan trong nước: EC, PE, silicon
Sáp và các chất thân dầu: parafin rắn, sáp Camauba, sáp ong
Các chất không tan trong dịch vị: Shellac, CAP, zein
Ngoài ra có thể thêm các tá dược khác: chất màu, chất làm dẻo, chất hoạt
động bề mặt. Tỷ lệ nhân/vỏ từ 1% đến 99%. Thường là từ 10% đến 70%.
1.1.2. Các phương pháp chế tạo vi nang.[21, 36]
Vi nang thường được chế tạo bằng các phương pháp sau:
Phương pháp tách pha đông tụ: đông tụ đơn giản, đông tụ phức hợp, tách

pha do thay đổi nhiệt độ, tách pha do thêm vào hệ một dung môi thứ hai, tách
pha do sự hoá muối và tách pha do tương tác giữa các polyme.
Phương pháp trùng hợp
Phương pháp tĩnh điện.
Phương pháp cơ học: ly tâm, phun sấy, phun đông tụ [17, 18, 30], dùng nồi
bao thường, tạo hạt bao film tầng sôi.
2
Khoá luận tốt nghiệp
SV: Hoàng Văn Đức
1.1.3. Một số tư liệu nghiên cứu chế tạo vi nang vitamin và dược chất
chứa sát (II)
Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về vitamin và các chế
phẩm chứa sắt (II) nhưng còn nhiều vấn đề cần hệ thống lại.
Chế phẩm viên bao film chứa Bl, B6, và B12 có độ ổn định tương đối tốt,
trong đó Bl, B6 có độ ổn định tốt hơn BI2. Độ ổn định của chế phẩm phụ
thuộc nhiều vào thời gian bảo quản, còn nhiệt độ và độ ẩm được hạn chế bằng
cách bảo quản ở nhiệt độ thấp và đóng vỉ tránh ẩm.[8]
Thực nghiệm cho thấy acid folic và sắt (II) sulfat tương tác với nhau rất
mạnh, tương tác xảy ra càng mạnh trong điều kiện ẩm. Vì vậy cần có biện
pháp thích hợp để bảo vệ acid folic khỏi tương tác với sắt (II) sulfat trong các
chế phẩm. Các biện pháp đó là phân tán acid folic vào bột nồng độ, chế tạo vi
nang acid bằng phương pháp tách pha đông tụ và phun đông tụ Kết quả là vi
nang hoá acid folic đã nâng cao độ ổn định của acid folic lên rất nhiều. Từ
suy giảm hàm lượng 20-30% trong một ngày ở điều kiện thường cho tới chỉ
suy giảm 1-3% trong 3 tháng ở điều kiện lão hoá cấp tốc. Ngoài ra tương tác
giữa sắt (II) fumarat và acid folic còn yếu hơn giữa sắt (II) sulfat và acid folic.
Do vậy nhiều chế phẩm hiện nay lưu hành trên thị trường thường chứa sắt (II)
fumarat. [14, 17, 25]
Một số công trình dã nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật vi nang để bào chế vi
nang vitamin c và vitamin BI2 và có thành công đáng kể. Sự suy giảm hàm

lượng các vitamin trong vi nang chỉ có 2-3% sau 3 tháng lão hoá cấp tốc.
[16, 19]
3
Khoá luận tốt nghiệp SV: Hoàng Văn Đức
1.2. Các thành phần dược chất trong nang thuốc nghiên cứu
1.2.1. Acid folic
Công thức:[ 10, 40]
H
H2N ^ N
° L J
COOH
COOH
C19H19N70 6.
PTL: 441,40.
Tên khoa học : N - (p [(2 - amino - 4 hydroxypirimido [4,5 - b] pyrazin - 6
-yl) methyl amino] benzoyl) glutamic acid, acid pteroyl glutamic.
Tính chất'. Acid folic dạng bột kết tinh màu vàng hoặc vàng cam, bị phân
huỷ bởi ánh sáng, dễ hút ẩm, không tan trong nước, ethanol, cloroform và
ether. Dễ tan trong dung dịch kiềm, carbonat, kim loại kiềm, các dung dịch
acid hydrocloric hay acid sulfuric loãng cho dung dịch có màu vàng. Acid
folic có tính chất acid của nhóm - COOH và - OH, tính base của nguyên tử N.
Acid folic dễ bị thuỷ phân mất hoạt tính dưới tác dụng của ánh sáng, chất oxy
hóa, chất khử, acid và kiềm.[5, 6, 20, 33, 37, 38]
Tác dụng và liều dùng'.
Tác dụng: Acid folic được dùng điều trị chứng thiếu máu nguyên hồng cầu
khổng lồ, chứng thiếu máu ở người đau dạ dày. Liều cao điều trị bệnh giảm
bạch cầu và bệnh mất bạch cầu hạt, dùng kéo dài điều trị bệnh vảy nến. Acid
folic cũng được dùng để phòng và điều trị thiếu máu cơ tim, phòng ngừa
những khuyết tật hệ thần kinh thai nhi.
Liều dùng: Người lớn: 0,5 - 2 mg/ngày, có thể tới 4mg/ngày.

Trẻ em: 0,5 - lmg/ngày tuỳ theo tuổi.[4, 5, 24, 37, 38]
4
Khoá luận tốt nghiệp
SV: Hoàng Văn Đức
1.2.2. Vitamin c
Công thức:[ 10, 40]
c

C-OH
II
C-OH
o
H o '-'-f ỌH
o
HO
H-C

HO-Ọ-H
T
OH
CH2OH
q h 8o ,
•61 a8w 6
PTL: 176,12.
Tên khoa học: Gama - Lacton của acid 2,3 - dehydro L - gulonic hoặc
Lacton pentahydroxy 2, 3, 4, 5, 6 hexen - 2 - carboxylic.
Lý hoá tính: Vitamin c bột kết tinh trắng hay tinh thể không màu, vị chua.
Tan trong 30 phần ethanol, không tan trong cloroform, benzen, ether, dầu,
mỡ. Dung dịch 5% trong nước có pH = 2,1 - 2,6; t°nc: 190 - 192 và bị phân
huỷ ở t°nc. Năng suất quay cực của dung dịch vitamin c 10% trong nước [ocD]

= 20,5 - 21,5°; Uvmax ở pH = 2 là 245nm (E'j = 695), ở pH = 6,4 là 265nm
(E'| = 940). Vitamin c thể hiện tính chất hoá học của vòng lacton, nhóm
endiol, do đó vitamin c có tính chất acid và tính khử. Quá trình oxy hoá-khử
thuận nghịch: acid ascorbic thành dehydro ascorbic (tham gia vào quá trình
vận chuyển hydro trong các hệ enzym trong cơ thể). Quá trình oxy hoá bất
thuận nghịch tạo thành 2,3 - dicetogulonic và furfural. Ớ trạng thái rắn
vitamin c bền trong không khí nhưng bị phân huỷ nhanh khi có mặt oxy và
tác nhân oxy hoá. Vitamin c không bền ở dạng dung dịch, đặc biệt là dung
dịch kiềm, nhanh chóng bị oxy hoá trong không khí. Quá trình oxy hoá được
thúc đẩy bởi ánh sáng, nhiệt độ và xúc tác bởi ion kim loại.[6, 37]
Công dụng và liều dùng: Vitamin c được dùng phòng và điều trị thiếu
vitamin c, tăng sức đề kháng của cơ thể sau khi nhiễm khuẩn, nhiễm độc
(methemoglobin) và phối hợp với các thuốc chống dị ứng. [4, 5, 37]
Liều dự phòng: 50 - 100 mg/ngày.
Liều điều trị: 200 - 500 mg/ngày
Chống stress, tăng sức đề kháng dùng liều cao hơn (không quá 1 g / ngày).
5
Khoá luận tốt nghiệp
SV: Hoàng Văn Đức
1.2.3. Vitamin A
Công thức:[10, 40]
H3C ch3
X
OH
CH3 ch3
ch3
C2oH300 PTL:286,43.
Tên khoa học: Dimethyl (3, 7, nonantren - 2 - 4 - 6 - 8-oỉ- 1) - 2 -
trimethyl -1-1-3-2 cyclohexan.
Tính chất'. Vitamin A tinh thể màu vàng, óng, t°nc=63-64°C. Dễ tan trong

dầu mỡ và dung môi hữu cơ. Dễ bị oxy hoá và phân huỷ ở nhiệt độ cao.[l, 6]
Tác dụng: Vitamin A có vai trò tạo sắc tố võng mạc giúp mắt điều tiết nhìn
được trong điều kiện thiếu ánh sáng. Vitamin A cần thiết cho quá trình biệt
hoá các tế bào ở da và niêm mạc, bảo vệ sự toàn vẹn cấu trúc và chức năng
của biểu mô. Cùng với vitamin D, vitamin A giúp cho sự phát triển xương.
Ngoài ra, vitamin A còn giúp phát triển tuyến lách và tuyến ức, tăng khả năng
chống ung thư và tăng sức đề kháng.[1, 4, 5, 37, 38]
Chỉ định, chống chỉ định và liều dùng:[37, 38]
Chỉ định : Vitamin A dược dùng để dự phòng điều trị các triệu chứng thiếu
vitamin A. Các bệnh về mắt, khô da, trứng cá, vảy nến, giúp mau lành vết
thương, vết bỏng. Trẻ em còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn, sức đề kháng
kém. Vitamin A được dùng để bổ xung cho người xơ gan nguyên phát do tắc
mật hay gan ứ mật mãn tính.
Chống chỉ định : Trong các trường hợp thừa vitamin A và người mẫn cảm
với vitamin A. Tránh dùng vitamin A liều cao hoặc kéo dài cho phụ nữ có
thai.
Liều dùng : Vitamin A dùng để phòng thiếu vitamin A với liều 5000 -
lO.OOOUI/ngày, dùng để điều trị thiếu vitamin A với liều 30.000UI/ ngày
dùng trong 1 tuần. Nếu thiếu nặng hoặc có tổn thương dùng 20.000UI/ngày,
dùng ít nhất 5 ngày vitamin A cũng được dùng liều cao cách quãng. Trong dự
phòng với 1 liều 200.000 UI trong 3-6 tháng (trẻ em dưới một tuổi uống 1/2
liều trên). Trong điều trị, vitamin A được dùng 200.000 UI/ngày trong 2 ngày
cho người lớn (trẻ em bằng 1/2 liều trên) hoặc tiêm bắp 100.000 UI/ngày.
6
Khoá luận tốt nghiệp SV: Hoàng Văn Đức
1.2.4. Sắt (II) Fumarat.
Công thức:[31, 40]
C4H2Fe04. PTL: 169,9.
Tên khoa học: Sắt(II) (E) butendioat.
Tính chất lý học: Bột mịn màu da cam đỏ hay nâu đỏ. Khó tan trong nước

(độ tan ở 25 °c là 0,14 g / 100 ml), rất khó tan trong ethanol 96 % (độ tan ở
trong cồn < 0,01 g / 100 ml). Độ tan trong dung dịch HC1 IN có thể lên tới
0,45g/100ml, trong dung dịch acid HC1 0,1N lên tới 0,6 g / 100ml.[31, 39]
Công dụng và liều dùng'. Chỉ nên dùng để điều trị và phòng bệnh thiếu máu
thiếu sắt, không nên dùng để điều trị các dạng thiếu máu khác trừ khi có dấu
hiệu thiếu sắt. Sắt được dùng khi cơ thể kém hấp thu sắt, như khi cắt đoạn dạ
dày, viêm teo niêm mạc dạ dày, viêm ruột mãn. Hơn nữa, sắt cũng được dùng
khi chảy máu kéo dài do rong kinh, trĩ, giun móc hay trong các trường hợp
phụ nữ có thai, cho con bú, chứng xanh lướt ở thiếu nữ.
Liều dùng cho người lớn là 200 mg / ngày hay 2 - 3 mg / kg / ngày. Cho
trẻ em dùng 1/2 liều trên.[23, 31, 37, 38]
1.3. Độ ổn định của thuốc[7, 31,32,33]
1.3.1. Một số khái niệm thường dùng [7]
Độ ổn định của thuốc: là khả năng của thuốc (nguyên liệu hoặc thành
phẩm) bảo quản trong điều kiện xác định giữ được những đặc tính vốn có về
vật lý, hoá học, vi sinh, tác dụng dược lý và độc tính trong giới hạn qui định
của tiêu chuẩn chất lượng thuốc.
7
Khoá luận tốt nghiệp
SV: Hoàng Văn Đức
Tuổi thọ của thuốc: là khoảng thời gian tính từ khi thuốc sản xuất ra đến
khi thuốc còn đáp ứng được các yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn quy định,
trong điều kiện bảo quản xác định.
Hạn dùng của thuốc: là thời hạn ghi trên bao bì nhãn thuốc bảo đảm thuốc
vẫn còn đáp ứng yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn xin đăng ký lưu hành.
Hạn dùng của thuốc chỉ ghi tháng và năm. Thời hạn sử dụng của thuốc là
khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất đến khi hết hạn dùng thuốc.
1.3.2. Các kiểu phân huỷ thuốc và khắc phục [7, 33]
- Phân huỷ hoá học:
Thuỷ phân: các dược chất có nhóm chức ester, amid, vòng lacton, vòng

lactam, vòng imid, vòng malonyl Sự thuỷ phân được xúc tác bởi hydrogen,
acid, ion hydroxyl, base
Khắc phục: chọn pH tối ưu, chọn các chất điều chỉnh pH, thay đổi hằng số
điện môi, cho thêm chất tạo phức với dược chất, dùng đồ bao gói thích hợp.
Oxy hoá: các dược chất có nhóm chức phenol, carol, ether, thiol, nitrit, acid
carboxylic, aldehyd dễ bị oxy hóa. Tác nhân oxy hoá là oxy trong không
khí, nhiệt, ánh sáng và vết kim loại, tạp chất Các gốc tự do đóng vai trò tạo
chuỗi các phản ứng phân huỷ.
Khắc phục: tránh tác dụng của oxy trong pha chế, đóng gói, dùng các chất
chống oxy hoá, dùng các chất tạo phức khoá các ion kim loại, lựa chọn pH tối ưu
cho độ ổn định của dược chất, lựa chọn chất điều chỉnh pH, hệ đệm thích hợp
Chuyển hoá đồng phân: quang học hoặc hình học.
- Phân huỷ do ánh sáng.
Sự loại nước trong cấu trúc hoá học và sự mất nước kết tinh trong tinh thể.
Sự tương tác hoá học, tạo phức chất, polyme hoá
- Phân huỷ vật lý:
Chuyển thể đa hình
Bay hơi
Thay đổi các tính chất cơ lý, cấu trúc hoá lý của dạng bào chế
Phân huỷ sinh học: do vi khuẩn, nấm mốc.
8
Khoá luận tốt nghiệp
SV: Hoàng Văn Đức
1.3.3. Tốc độ phân huỷ và các yếu tố ảnh hưởng [7]
Các phương trình động học của tốc độ phân huỷ thuốc:
V = - trong đ ó d c : đ ô giảm hàm lương dươc chất.
dt
dt : khoảng thời gian biến thiên.
V : tốc độ phân huỷ thuốc.
Bảng 1: Các phương trình biểu thị tốc độ phản ứng trong dung dịch

TỐC độ
phản ứng
Phương trình
vi phân
Phương trình
tích phân
Bậc 0
II
u |.
^3 1
1
II
>
c -C
k= c

t
Bậc 1
dC t ^
V = — = k-C
II
5"
dt
t c
Bậc 2 (a=b=0)
dC 2
V - - - — = /c • c
dt
5T
II

o h
I
<pị-
Trong đó k : hằng số tốc độ
C: nồng độ chất tham gia phản ứng
Với phương trình bậc 2, a ± b ta có:
_ _ Ị _ ỉnHa-x)
t{a - b) aịb - x)
Jt: là lượng chất của A và B đã tham gia phản ứng sau thời gian t
1 , 0,9-a-b -,x=0,ì a, a ^ b
•ln-
= * = ._ ! _ Ề Íĩz í)
dt
^90%
kịa + b) a(6-0,l-a)
1 ố(1-0,1-ố)
k(a-b) ữ,9ab ;x= 0,lb,a*b
9
Khoá luận tốt nghiệp
SV: Hoàng Văn Đức
Các yếu tố ảnh hưởng
Nhiệt độ: quan hệ giữa tốc độ phản ứng và nhiệt độ mô tả bởi phương trình
Arrhenius:
k = A-e^ h a y l g - ^ - = — —

J k-T, 2,303 R
Trong đó k: hằng số tốc độ phản ứng
T: nhiệt độ tuyệt đối
E: năng lượng hoạt hoá
R: hằng số khí lý tưởng

Dựa vào phương trình Kennon L. mô tả thực nghiệm lão hoá cấp tốc, để
thuốc còn đảm bảo chất lượng (còn 90% hàm lượng ban đầu). Trong thời gian
này thuốc sẽ có tuổi thọ tương đương 2 năm ở điều kiện bình thường.
Bảng 2: Thòi gian lão hoá tương ứng vói nhiệt độ lão hóa cần thử nghiệm
Nhiêt đô lão hóa
Thời gian lão hoá
Tối đa
Tối thiểu
37°c
12 tháng
6,4 tháng
40°c 12 tháng
6 tháng
45°c
8,3 tháng
2,9 tháng
60°c
4,1 tháng
3 tuần
80°c
6 tuần
2,5 ngày
pH(xúc tác acid base): pH của dung dịch thuốc ảnh hưởng lốm đến độ ổn
định của thuốc. Sự thay đổi pH có thể làm tăng hay giảm tốc độ phân huỷ
dược chất, đôi khi làm thay đổi cơ chế phân huỷ:
Khi dược chất dạng không ion hoá ta có phương trình tổng quát:
ẽC =/c, \ h +\ c + U2-c + k, \oH~\cV = —
dt
10
Khoá luận tốt nghiệp SV: Hoàng Văn Đức

Khi dược chất là đơn acid hay base ta có phương trình tổng quát:
v = ~ =*, •[«*]■/», -fm +kì \0H-\fHi +kt ■[//*]■/„ +*5 -fA +kt \0H-\fÂ
với:
, - N 1 H va , - r M -■ f .
[HA)+[A) ^ {ttl]+ M
Ngoài nghiên cứu pH tối ưu còn cần chú ý đến lựa chọn loại hệ đệm thích
hợp cũng như nồng độ của hệ đệm.
Lực ion trong dung dịch: Tốc độ phản ứng có thể chịu ảnh hưởng của lực
ion theo phương trình:
log/í = logẨ:0 +1,02 -Za -Zb -JỊi
ZA, ZB : điện tích các ion
ự. lựcion = ịỵj{Cr ZiỴ
K: hằng số tốc độ phân huỷ
K(): hằng số tốc độ ở độ pha loãng vô cùng
Ánh sáng, độ ẩm, đồ bao gói: Độ ẩm là tác nhân chính phân huỷ thuốc ở
các dạng bào chế rắn. Ánh sáng tác động đến độ ổn định của các dược chất
nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là các vitamin. Tuỳ từng dược chất mà ta
chọn đồ bao gói thích hợp để tránh các kiểu phân huỷ thuốc trên.
1.3.4. Các kiểu thử nghiệm độ ổn định và tuổi thọ của thuốc [7]
Một số quy định trong nghiên cứu độ ổn định của thuốc.
Điều kiện bảo quản trong các loại thử nghiệm, số lô và thời gian thử
nghiệm tối thiểu.
11
Khoá luận tốt nghiệp
SV: Hoàng Văn Đức
Bảng 8: Quy định về điều kiện bảo quản trong các loại thử nghiệm trong
điều kiện thường
Loại
thử
nghiệm

Điều kiện bảo quản
Thòi gian
tối thiểu Sô lô tối thiểu
Dài hạn
(trong
điều
kiện
thực)
Với các nước châu Âu, Nhật,
Mỹ: 25°c ± 2°c, 60%±5%RH
12 tháng
3 lô
Với các nước Đông Nam Á:
30°c ± 2°c, 70% ± 5% RH
12 tháng
Thuốc có dược chất
bền vững: 2 lô.
Thuốc có dược chất
kém bền: 3 lô
Lão
hoá cấp
tốc
Quy định chung với các nước:
40°c±5°c, 75% ± 5% RH
Những thử nghiệm bổ sung:
30°c ± 2°c, 60% ± 5% RH
6 tháng
1.3.5. Độ ổn định và một số tư liệu nghiên cứu về độ ổn định của các
vitamin và sắt
Vitamin A bị phân huỷ bởi ánh sáng nên cần được bảo quản trong điều

kiện tránh ánh sáng. Vitamin A bị chuyển dạng 50% trong quá trình tiêu
dùng, nó có thể bị hấp thụ vào nhựa đặc biệt là PVC, do vitamin thường ở
dạng ester. Dạng acetat bị hấp thụ mạnh hơn dạng palmitat. Một số nghiên
cứu của UNICEF cho rằng nếu nâng nhiệt độ lên sẽ giảm hàm lượng của
vitamin A trong nang tới 1,5%.
12
Khoá luận tốt nghiệp
SV: Hoàng Văn Đức
Vitamin c là một trong những chất có độ ổn định kém nhất. Vitamin c bị
oxy hoá trong dung dịch bởi phản ứng với oxy hoà tan trong nước, và vết kim
loại là yếu tố xúc tác cho quá trình phân huỷ. Oxy không khí có thể thấm qua
đồ bao gói và làm giảm 2 - 2,5 mg/giờ
ở nhiệt độ phòng. Trong dung dịch có
amino acid thì tỷ lệ suy giảm được cải thiện nhờ cystein và cystin kìm hãm
phản ứng phân huỷ. Nếu pha 500mg vitamin c trong 3 lít nước, trong 24 giờ ở
nhiệt độ phòng vitamin c suy giảm khoảng 10%, nếu có mặt vết kim loại thì
lên tới 40% sau 2 - 3 giờ.
Acid folic bị suy giảm bởi các vết kim loại, đặc biệt là ion Ca2+, trong dung
dịch pH > 5 sẽ ổn định tốt hơn. Acid folic cũng bị hấp thụ bởi đồ bao gói, đặc
biệt là PVC.
Sắt fumarat là dược chất chứa ion kim loại nên tương đối ổn định. [37]
Một số công trình nghiên cứu trước đây cung cấp nhiều thông tin quan
trọng về độ ổn định của thuốc trong viên nén 3B có sự tương tác giữa các
vitamin làm giảm nhanh hàm lượng vitamin B12. Trong viên nén sắt (II) sulfat
- acid folic, sắt (II) làm giảm nhanh hàm lượng acid folic.
Kết quả thực nghiệm và đánh giá trên chế phẩm 3B lưu hành trên thị trường
trong những năm 97-99 cho thấy tuổi thọ của thuốc ở 20°c độ ẩm 70% là 50
ngày. Trong khi đó, tuổi thọ ở 35°c độ ẩm 80% là 6 ngày. [8]
Thực nghiêm cho thấy sau 3 tháng lão hoá cấp tốc hàm lượng sắt(II) sulfat,
sắt (II fumarat) tương đối ổn định trong các chế phẩm chứa sắt [25]. Tuổi thọ

của acid folic tăng lên đáng kể khi được vi nang hoá. Hàm lượng acid folic
suy giảm sau 3 tháng lão hoá cấp tốc:
Trong bột kép acid folic-tinh bột (tỷ lệ 1 : 10) là 7-8%.
Trong vi nang chế tạo bằng phương pháp tách pha đông tụ là 3-4%.
Trong phương pháp phun đông tụ là 1-3%. [14, 17, 25]
Kết quả đó cho thấy nên ứng dụng các kỹ thuật vi nang để nâng cao tuổi
thọ của các dược chất là vitamin.
13
Khoá luận tốt nghiệp
SV: Hoàng Văn Đức
PHẦN 2. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
2.1. Nguyên vật liệu và phương pháp thực nghiệm
2.1.1.ĐỐỈ tượng nghiên cứu.
- Các mẫu vi nang acid folic.
- Viên nén sắt(II) sulfat -acid folic.
- Các mẫu vi hạt vitamin A.
- Các mẫu nang cứng chứa hỗn hợp vitamin và sắt(II) fumarat.
2.1.2. Nguyên liệu và phương tiện nghiên cứu
a. Nguyên liệu nghiên cứu
Tên nguyên liệu Nước sản xuất Tiêu chuẩn
Acid folic
Pháp(Roche) USP23
Sắt (II) sulfat Đức(Merck) BP2000
Sắt (II) fumarat
Đức(Merck) BP 2000
Vitamin A palmitat Pháp(Roche) USP23
Vitamin c
Nhật USP23
Castor Wax
Kumool-India USP23

Amidon
Pháp USP23
Avicel PH 102 Đài Loan
USP23
Tween 80
Trung Quốc
USP23
Magie stearat
Việt Nam USP23
n-Hexane
Đức(Merkc) TKHH
Isopropanol
Đức(Merck)
TKHH
Dikali hydrophosphat
Đức(Merkc)
TKHH
Kali dihydrophosphat Đức(Merck)
TKHH
Natri perchlorat
Đức(Merck) TKHH
Methanol
Đức(Merck)
Loại dùng cho HPLC
Ethyl acetat
Đức(Merck)
Loại dùng cho HPLC
14
Khoá luận tốt nghiệp
SV: Hoàng Văn Đức

b. Phương tiện nghiên cứu
- Máy đóng nang thủ công (Ân Độ)
- Máy dập viên tâm sai KORSCH (Đức) bộ chày 9mm
- Máy đo độ hoà tan 6 cốc Vankel 7010 (Mỹ)
- Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao SPECTRA SYSTEM (Thermo
Finnigan- Mỹ) gồm: Switch SN4000, bộ phận loại khí SCM1000, bơm cao
áp P4000, bộ phận tiêm mẫu tự động + lò cột AS3000, detecter UV6000
LP. Hệ thống này được nối với một máy tính có phần mềm ChromQuest
4.0 hỗ trợ.
- Tủ sấy Heracus Memmert
- Tủ ấm Khermann 2771
- Máy đo độ trơn chảy Erweka GWF.
- Máy đo thể tích biểu kiến ErwekaSVM.
- Máy đo độ cứng viên ERWEKA TBH200 (Đức).
- Máy đo pH Metier Toledo MP 220 (Thuỵ Sĩ).
- Thiết bị chế tạo vi nang bao gồm: môtơ cánh khuấy có điều chỉnh tốc độ
quay, bộ nồi 10 lít, hệ sinh hàn hồi lưu dung môi, bếp cấp nhiệt.
- Thiết bị chế tạo vi hạt bằng phương pháp phun đông tụ: súng phun
WUFU (TQ) đường kính 1 -3 mm, máy nén khí (TQ), hệ bình ngưng tụ.
2.1.3.Phương pháp nghiên cứu
2.1.3.1. Phương pháp chế tạo vinang acid folic [36]
Các công trình nghiên cứu trước đây đã ứng dụng kỹ thuật bào chế vi nang
để chế tạo vi nang acid folic như kỹ thuật tách pha đông tụ [14], kỹ thuật phun
đông tụ [18, 21]. Hai phương pháp đó đều làm tăng độ ổn định của acid folic
lên rất nhiều. Phương tiện chế tạo vi nang bằng phương pháp phun đông tụ còn
chưa hoàn chỉnh. Trong khi đó, phương tiện chế tạo vi nang bằng phương pháp
15
Khoá luận tốt nghiệp
SV: Hoàng Văn Đức
tách pha đông tụ ổn định và hoàn chỉnh. Mặt khác, hạt vi nang tạo thành từ

phương pháp tách pha đông tụ đều, khô tơi, không vón dính, kích thước 50 -
100 ụm rất phù hợp cho việc đóng nang. Ngoài ra, cũng chưa có đề tài nào
nghiên cứu đưa ra công thức tối ưu trong kỹ thuật chế tạo vi nang bằng hai
phương pháp đó. Do vậy chúng tôi chọn phương pháp tách pha đông tụ do
thay đổi nhiệt độ để chế tạo vi nang acid folic để đóng nang cứng.
Nguyên tắc: dùng nhiệt để hoà tan các tá dược làm vỏ vi nang vào hệ dung
môi thích hợp. Sau đó phân tán dược chất vào hệ dung môi đó. Cuối cùng làm
lạnh hỗn hợp thu được kết hợp với khuấy trộn để tạo lớp màng bao quanh các
hạt dược chất.
Sơ đồ quy trình chế tạo vi nang:
16
Khoá luận tốt nghiệp
SV: Hoàng Văn Đức
2.1.3.2. Phương pháp chế tạo vi hạt vitamin A
Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm dùng phương pháp tách pha đông tụ để
chế tạo vi nang vitamin A nhưng không thành công do không nhập được
Vitamin A acetat dạng tinh thể nguyên liệu của chúng tôi là vitamin A
palmitat dạng dung dịch dầu (lg chứa 1,7 triệu UI vitamin A). Dạng lỏng
vitamin A dễ dàng cho việc chế tạo vi hạt bằng phương pháp phun đông tụ. Do
đó chúng tôi dùng phương pháp phun đông tụ để chế tạo vi hạt vitamin A.
Nguyên tắc: Hoà tan vitamin A vào trong Castor Wax ở nhiệt độ 87°c ±
3°c. Cho hỗn hợp đó vào máy phun được giữ ở nhiệt độ 87°c ± 3°c. Phun hỗn
hợp trên bằng máy phun có đường kính lỗ thích hợp. Ngưng tụ hỗn hợp trên ở
nhiệt độ 25°c. Thu gom và bảo quản sản phẩm.
Sơ đồ chế tạo vi hạt vitamin A:
2.1.33. Phương pháp thử độ hoà tan vi nang acid folic
Thử độ hoà tan theo chuyên luận viên nén acid folic trong USP 24. Sử dụng
máy trắc nghiệm hoà tan cánh khuấy Vankel 6 cốc . [40, 41]
Các điều kiện thử : Máy cánh khuấy.
Tốc độ khuấy 50 vòng / phút.

Nhiệt độ: 37 c ± l°c .
Môi trường hoà tan: 500 ml nước cất.
Thời gian : 45 phút.
Định lượng bằng phương pháp HPLC theo BP 98. [28]
2.13.4. Phương pháp bào chế nang cứng chứa hỗn hợp vitamin và sắt (Il)fiimarat
Dùng phương pháp đóng nang thủ công 300 nang / lần.[2, 3]
Khoá luận tốt nghiệp____________________________________SV: Hoàng Văn Đức
Công thức cho một nang:
Bột vi hạt vitamin A chứa vitamin A 20.000 UI
Bột vi nang acid folic chứa acid folic 500 meg
Vitamin c 60 mg
Sắt (II) fumarat chứa 60 mg Fe2+ 183 mg
Magnesi stearat 1 %
Avicelvđ 500 mg
Đóng hai mẫu theo công thức trên. Mẫu 1 chứa vi hạt vitaminA tự làm,
mẫu 2 chứa vi hạt vitamin A nước ngoài.
Các bước tiến hành ( mỗi lần cân cho 3000 nang):
- Cân các thành phần theo công thức trên. Thêm dần dung dịch Tween 10%
trong ethanol (lượng Tween là bằng 2,5% khối lượng vỏ vi nang của acid
folic) vào Avicel trộn đều đồng nhất. Sấy khô ở 45°c.
- Trộn bột kép: vi nang acid folic, vi hạt vitamin A, vitamin c, Avicel (đã
thêm Tween) được trộn đều theo nguyên tắc đồng lượng. Cho qua rây 0,1 mm
3 lần để được hỗn hợp đồng nhất. Thêm tá dược trơn, trộn đều.
- Đóng nang lần 1: Cân khối lượng bột trên tương ứng với 300 nang. Gạt
đều vừa hết lượng bột vào các nang. Nén khối bột xuống một đoạn (h) sao cho
tạo ra một thể tích chứa vừa đủ lượng sắt (D) fumarat tương ứng vói 300 nang / viên.
- Đóng nang lần 2: Gạt đều lượng sắt vào các nang (vừa hết).
- Đóng nắp nang: Đẩy nang ra khỏi máy và làm sạch các nang.
18
Khoá luận tốt nghiệp

SV: Hoàng Văn Đức
2.1.3.5. Phương pháp định lượng acid folic trong nang cứng và viên nén
Theo chuyên luận “Viên nén sắt (II) fumarat-acid folic” bằng HPLC của
BP98.[28]
Các điều kiện sắc ký:
Pha động:
- 135 V methanol
- 800 V hỗn hợp gồm 0.938 % w/v của Natri perchlorat va 0.075 % w / V
của kali dihydrophosphat. Hỗn hợp được điều chỉnh bằng dung dịch KOH
0.1M đến PH 7.2.
- Nước cất vừa đủ 1000 V.
Dung môi hoà tan: Dung dịch dikali hydrophosphat 0.57% w / V.
Detector PDA với bước sóng \ị/ = 277nm.
Cột sắc ký: Apollo C18,250nm x4,6nm, ụm (Alltech - Mỹ).
Tốc độ dòng: 1 ml/phút.
Thể tích bơm mẫu tự động: 20 plAần.
Cách xử lý mẫu:
- Dung dịch thử : Lấy 20 nang hoặc viên nén nghiền thành bột mịn . Cân
chính xác 1 lượng bột tương ứng khoảng 0,3mg acid folic, chuyển vào 1 cối
thuỷ tinh. Thêm 10 ml dung dịch dikali hydrophosphat 0,57%, nghiền kỹ và
gạn phần chất lỏng vào bình định mức 50ml và làm như vậy 3 lần nữa, lần
cuối cùng chuyển toàn bộ dịch nghiền trong cối vào bình định mức. Lắc siêu
âm trong 30 phút. Để nguội, thêm dung dịch dikali hydrophosphat 0,57% tới
vạch trộn đều. Lọc qua giấy lọc, bỏ 10 ml dịch lọc đầu. Lọc dịch lọc sau qua
giấy lọc có đường kính lỗ xốp 0,45 ụm.
- Dung dịch chuẩn: Hoà tan acid folic chuẩn trong dung dịch dikali
hydrophosphat 0,57% để được dung dịch chưá 6 ụg acid folic trong 1 ml.
19
Khoá luận tốt nghiệp
SV: Hoàng Văn Đức

2.1.3.6. Phương pháp định lượng vitamin A trong nang cứng.
Theo phương pháp của viện kiểm nghiệm có thay đổi một số điều kiện sắc
ký cho phù hợp với máy của bộ môn bào chế trường ĐH Dược Hà nội. [26]
Các điều kiện sắc ký
Cột sắc ký: Apollo c 18, 250nm X 4,6nm, ụm (Alltech - Mỹ).
Detector: PDA với bước sóng Vị/ = 328nm.
Pha động: (Methanol: Ethyl acetat: Nước) = (90 : 7 : 3 )
Tốc độ dòng: 1,5 ml / phút
Thể tích bơm mẫu tự động: 50 ụl/lần.
Cách xử lý mẫu:
- Dung dịc/v thử: Cân chính xác một lượng chế phẩm có chứa khoảng
2000UI vitamin A vào 1 bình nón nút mài 100ml. Thêm 30 ml ethanol (TT),
lắc đều. Thêm vào 3 ml KOH 50%, O.Olg BHT và vài viên đá bọt, lắc nhẹ.
Tiến hành đun hồi lưu cách thuỷ 30 phút kể từ khi hỗn hợp bắt đầu sôi. Làm
lạnh nhanh hỗn hợp đã xà phòng hoá dưới vòi nước lạnh. Thêm vào 0,1 ml
phenolphtalein và trung hoà hỗn hợp bằng acid acetic băng. Chuyển toàn bộ
hỗn hợp vào bình định mức 100ml, tráng bình nón và làm vừa đủ bằng
ethanol(TT), lắc đều. Lọc qua giấy lọc để loại bỏ tá dược. Lọc tiếp dịch lọc
qua màng lọc milipore 0,45 ỊJm và tiến hành HPLC song song cùng điều kiện
với dung dịch chuẩn.
- Dung dịch chuẩn: Cân chính xác một lượng chất đối chiếu vitamin A
chứa khoảng 200.000UI vào bình nón nút mài 100ml. Tiến hành như dung
dịch thử. Sau khi lọc qua giấy lọc pha loãng 100 lần và lọc qua màng lọc
milipore 0,45ụm và tiến hành định lượng bằng phương pháp HPLC.
2.ỉ .3.7. Phương pháp thử độ Ổn định của thuốc.
Theo phương pháp lão hoá cấp tốc: Các mẫu viên được đóng trong lọ nhựa,
nắp có tráng parafin được bảo quản ở 40 ± 2 °c và độ ẩm 75 ± 5 % nhằm tăng
nhanh thời gian phân huỷ và rút ngắn thơi gian theo dõi đánh giá. Sau thời
gian 90 ngày, định lượng hàm lượng acid folic còn lại trong viên. [7]
20

×