Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp chế biến đến tác dụng sinh học của vị thuốc thảo quyết minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.48 MB, 41 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC D ư ợ c HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA
PHƯƠNG PHÁP CHÊ BIẾN ĐẾN TÁC DỤNG SINH HỌC
CỦA VỊ THUỐC THẢO QUYÊT MINH
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược

Người hướng dẫn:

ThS.
TS. VŨ TH TRÂM


Noi thực hiện:

Bộ mơn Dược học cổ truyền
Bộ mơn Dược lý

Thịi gian thực hiện: 3 - 5/2004

HÀ NỘI 5-2004


n è s C ẩM <&
&

Đ ể đạt được những kết quả trong q trình nghiên cứu đề tài này,
tơi đã được các thầy, cô giáo hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình. Với lịng


kính trọng và biết ơn sâu sắc, tơi xin chân thành cảm ơn:

TS. Phùng Hồ Bình
ThS. Nguyễn Thế Hùng
TS. Vũ Thị Trâm


là những người đã trực tiếp hướng dẫn tơi trong q trình thực hiện
khố luận tơt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các cô kỹ thuật viên
bộ môn Dược lý, bộ môn Dược học cổ truyền, các bộ mơn và phịng
ban trường đại học Dược Hà Nội đẵ tận tình hướng dẫn, giúp đõ tạo
điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Xin cảm ơn cha mẹ, người thân và bạn bè đã giúp đd động viên
tôi trong quá trình thực hiện đề tài./.

Hà Nội ngày 28 tháng 5 năm 2004
Sinh viên

Nguyễn Thị Hương


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐÊ......................................................................................................... 1
PHẦN 1- TỔNG Q U A N.......................................................................................2
1.1- Chế biến cổ truyền .......................................................................................2
1.2- Vị thuốc thảo quyết minh............................................................................ 7
PHẦN 2- THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ......................................................... 13
2.1- Nguyên vật liệu và phương pháp thực nghiệm.......................................... 13
2.1.1- Nguyên vật liệu.......................................................................................... 13

2.1.2- Phương pháp thực nghiệm..........................................................................14
2.2- Kết quả thực nghiệm và nhận xét.............................................................16
2.2.1- Khảo sát sự ảnh hưởng của phương pháp sao sấy đến Anthranoiđ trong
hạt thảo quyết minh.............................................................................................. 16
❖ Định tính anthranoid................................................................................. 16
♦♦ Định lượng anthranoiđ tồn phần..............................................................21

2.2.2- Nghiên cứu tác dụng dược lý..................................................................... 22
❖ Thử tác dụng nhuận tẩy.............................................................................23
♦♦ Thử tác dụng an thần.................................................................................25

❖ Thử tác dụng lợi m ật.................................................................................27
2.3- Bàn luận.....................................................................................................29
PHẦN 3- KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.............................................. ...................32


KÝ HIỆU VIẾT TẮT
MNC: mẫu nghiên cứu.
Ml: mẫu sấy 150°c trong 20 phút.
M2: mẫu sấy 150°c trong 30 phút.
M3: mẫu sấy 160°c trong 10 phút.
M4: mẫu sấy 160°c trong 20 phút.
M5: mẫu sấy 220°c trong 20 phút.
M6: mẫu sấy 220°c trong 30 phút.
S: mẫu sống.
SC: sao cháy.
SKĐ: sắc ký đồ.
SKLM: sắc ký lớp mỏng.
SV: sao vàng.
TB: trung bình.

TPHH: thành phần hoá học.
YHCT: y học cổ truyền.


ĐẶT VẤN ĐỂ
Theo y học cổ truyền, trước khi sử dụng các vị thuốc thường được chế
biến nhằm tăng tác dụng điều trị, giảm tác dụng không mong muốn và tăng độ
an tồn. Trong đó, hoả chế là một phương pháp chế biến thông dụng với nhiều
phương pháp khác nhau. Thực chất, hoả chế là sử dụng tác dụng của “nhiệt
khô” ở mức nhiệt độ khác nhau trong khoảng thời gian khác nhau.
Trên thực tế, thành phẩm chế biến theo phương pháp hoả chế chủ yếu
được đánh giá bằng cảm quan: màu sắc, mùi vị. Vì vậy, chất lượng thuốc có
thể khơng ổn định. Ngồi ra, một số vị thuốc sống có màu sắc tối sẫm hơn
màu sắc của tiêu chuẩn thành phẩm được quy định cho từng phương pháp gây
khó khăn cho việc nhận biết cảm quan.
Trong những năm gần đây, kết quả nghiên cứu của một số tác giả cho
thấy nhiệt độ có tác dụng mạnh đến thành phần hoá học của vị thuốc dẫn đến
sự thay đổi đáng kể tác dụng sinh học của vị thuốc.
Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của
phương pháp chê biến đến tác dụng sinh học của vị thuốc thảo quyết
minh” ,với mục đích bước đầu xây dựng tiêu chuẩn về mức nhiệt độ và thời
gian sấy để chuẩn hoá việc chế biến thảo quyết minh tương đương với phương
pháp sao của y học cổ truyền.
Nội dung của đề tài:
♦> Khảo sát sự ảnh hưởng của các phương pháp sao sấy đến thành phần
anthranoid của vị thuốc.


Nghiên cứu các tác dụng nhuận tẩy, an thần, lợi mật của vị thuốc thảo


quyết minh sau khi chế biến.


PHẦN 1- TỔNG QUAN
1.1- CHẾ BIẾN THUỐC CỔ TRUYEN

1.1.1- Mục đích chê biến thuốc cổ truyền [5]
Thuốc cổ truyền trước khi sử dụng, người ta phải chế biến nhằm những
mục đích sau:
- Tạo ra tác dụng điều trị mới.
- Tăng hiệu lực chữa bệnh.
- Giảm độc tính của thuốc.
- Giảm tác dụng khơng mong muốn.
- Thay đổi tính vị của thuốc do đó thay đổi tác dụng của vị thuốc.
- Ổn định tác dụng của thuốc.
- Giảm tính bền vững cơ học, tăng khả năng giải phóng hoạt chất, do
vậy có thể làm tăng hiệu lực của thuốc.
- Bảo quản.
- Phân chia thuốc thành kích thước phù hợp thuận tiện cho việc sử dụng.
- Tinh chế thuốc.
- Thay đổi dạng dùng.

1.1.2- Phương pháp hoả chế [5]
Có 3 phương pháp cơ bản chế biến thuốc cổ truyền là hoả chế, thuỷ chế,
thuỷ hoả hợp chế. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi nghiên cứu theo hướng
cơ sở lý luận của phương pháp hoả chế.
♦♦ Hoả chế là phương pháp chế biến dùng lửa nhằm mục đích:

- Giảm độc tính, giảm tác dụng quá mạnh của vị thuốc.
- Ổn định hoạt chất trong vị thuốc.

- Giảm độ bền cơ học của vị thuốc, thuận lợi cho chiết xuất hoạt chất.

Tiêu chuẩn thành phẩm được đánh giá chủ yếu bằng cảm quan: màu
sắc, mùi vị. Đối với phương pháp hoả chế, màu sắc được coi là quan trọng
nhất. Người ta quan sát màu sắc trong lịng vị thuốc, bề mặt ngồi vị thuốc.
Thực chất màu sắc của vị thuốc sau chế biến biểu hiện sự ảnh hưởng của nhiệt
khi chế biến ở các mức nhiệt khác nhau trong khoảng thời gian khác nhau.


♦> Các phương pháp hoả chế
■ Sao:
- Sao trưc tiếp: là phương pháp sao mà nhiệt được truyền trực tiếp đến
vị thuốc.
Nhiệt độ sao:
Sao qua (vi sao):

50 - 80°c.

Sao vàng (hoàng sao): 100 - 140°c.
Sao vàng sém cạnh:

100 - 140°c.

Sao vàng hạ thổ:

100 - 140°c.

Sao đen (hắc sao):

180-240°c.


Sao cháy (thán sao):

180-240°c.

Tiêu chuẩn thành phẩm:
Sao qua: màu sắc của vị thuốc biến đổi không đáng kể so với dược liệu sống.
Sao vàng: sản phẩm bề mặt ngoài màu vàng hoặc vàng đậm, bên trong
có màu thuốc sống.
Sao vàng sém cạnh: sản phẩm có bề mặt ngồi màu vàng, rìa cạnh đen.
Sao vàng hạ thổ: màu sản phẩm như sao vàng.
Sao đen: bề mặt ngoài sản phẩm màu đen, bên trong màu vàng.
Sao cháy: bề mặt ngoài sản phẩm màu đen, bên trong màu nâu đen.
Mục đích:
Sao qua: tránh mối mọt, ổn định thành phần hoạt chất.
Sao vàng: tăng tác dụng qui tỳ, tăng mùi thơm.
Sao vàng sém cạnh: làm giảm mùi vị khó chịu của thuốc.
Sao vàng hạ thổ: điều hồ âm dương.
Sao đen: tăng tác dụng tiêu thực, làm giảm tính mãnh liệt của vị thuốc.
Sao cháy: có tác dụng cầm máu.
- Sao gián tiếp: là phương pháp sao mà vị thuốc được truyền nhiệt gián
tiếp qua phụ liệu trung gian như: cám gạo, cát, hoạt thạch, văn cáp.
Ngoài phương pháp sao cịn có: nung, nướng, vùi, chế sương, hoả phi.


1.1.3- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thành phần hoá học của vị thuốc
1.1.3.1- Sư biến đổi về thành phần
Nhiệt độ cao làm thay đổi thành phần hoá học của vị thuốc. Chúng có
thể tăng lên hoặc giảm xuống, có thể tạo điều kiện biến đổi chất này thành
chất khác. Bằng SKLM, sắc ký giấy cho thấy:

- Ở mức nhiệt độ dưới 100°c (tương đương phương pháp sao qua
YHCT) TPHH hầu như không thay đổi:
Trên SKĐ SKLM tanin trong ngũ bội tử mẫu sống và mẫu sấy 80°c đều
cho 3 vết tương đương nhau [14].
Trên SKĐ SKLM alcaloid trong hoàng liên ở nhiệt độ sấy 100°c đều có
3 vết tương đương mẫu sống [19].
Trên SKĐ SKLM flavonoid trong hoa hoè mẫu sống và mẫu sấy 80°c
đều cho 3 vết tương đương nhau [11].
- ở mức nhiệt độ 120 - 160°c (tương đương phương pháp sao vàng
YHCT) TPHH của vị thuốc có sự thay đổi:
Bằng SKLM cho thấy: alcaloid trong hồng liên ở nhiệt độ 160°C/30' có
số lượng vết giảm xuống so với mẫu sống [19].
- Ở mức nhiệt độ 170 - 240°c (tương đương phương pháp sao vàng
YHCT) TPHH của vị thuốc thay đổi rất lớn:
Bằng SKLM cho thấy tanin trong ngũ bội tử có số vết tăng lên so với
mẫu sống [14], anthranoid trong đại hoàng số lượng vết giảm xuống so với
mẫu sống [24].
1.1.3.2- Sư biến đổi về hàm lưong
Dưới tác động của nhiệt độ và khoảng thời gian khác nhau hàm lượng
các chất trong dược liệu thay đổi rõ ràng, nhiệt độ càng cao thì càng gây sự
thay đổi lớn.


- Ở mức nhiệt độ dưới 100°c hàm lượng các chất trong vị thuốc thay đổi ít.
Hàm lượng rutin trong hoa hoè mẫu sống là 31,41% khi sấy ở 80°c là
29,94% [11].
Hàm lượng tanin trong ngũ bội tử khi sấy ở 80°c tăng 4% so với mẫu
sống [14].
- ở mức nhiệt độ 120 - 160°c hàm lượng các chất trong dược liệu thay
đổi đáng kể.

Lượng berberin trong hoàng liên sống là 7,82% khi sấy ở 160°c/10’ là
6,62% [19].
Tinh dầu là thành phần hoá học của vị thuốc bay hơi ở nhiệt độ thường.
Trong khoảng nhiệt độ 120 - 160°c, hàm lượng tinh dầu trong vị thuốc giảm
nhiều.
- ở mức nhiệt độ 170 - 240°C: hàm lượng các chất trong vị thuốc thay
đổi nhiều, nhiều sản phẩm bị phân huỷ, hàm lượng nhiều chất giảm đi, trong
khi đó có chất lại tăng lên.
Hàm lượng strychnin, brucin, strychnin N- oxyd trong mã tiền ở các
mẫu sống, 220°c, 260°c lần lượt như sau:
Strychnin: 16,70%, 1,55%, 0,585%.
Brucin:

1,317%, 1,318%, 0,463%.

Strychnin N - oxyd: 0,063%, 0,089%, 0,138% [17].
Hàm lượng tanin trong ngũ bội tử sấy ở 220°C/20', 30' giảm 30 - 50%
so với mẫu sống [14].
- Ở nhiệt độ từ 210-260°c nhiều saponin trong vị thuốc bị phân huỷ [23].
+ Saponin D (trong mộc thông): nhiệt độ nóng chảy > 225°c
+ Saponin E (trong mộc thơng): nhiệt độ nóng chảy 210 - 214°c
+ Platycodin B (trong cát cánh): nhiệt độ nóng chảy 227 - 23l°c


Như vậy, nhiệt độ cao làm thay đổi nhiều về thành phần hoá học, thay
đổi về hàm lượng các chất trong vị thuốc. Sự biến đổi này phụ thuộc vào mức
nhiệt độ và khoảng thời gian chế biến vị thuốc.
1.1.4- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tác dụng sinh học của vị thuốc
Sự tác động của nhiệt ở các mức nhiệt độ và thời gian khác nhau làm
biến đổi thành phần hoá học của vị thuốc về lượng cũng như về chất. Sự thay

đổi này làm thay đổi tác dụng sinh học của vị thuốc:
Trong YHCT, tuỳ thuộc vào mục tiêu điều trị người ta chế biến thuốc
theo phương pháp khác nhau:
- Dược liệu sống hoặc sao qua: sử dụng tác dụng vốn có ẹủa nó
- Dược liệu sao chế: sau khi sao chế, tác dụng của vị thuốc thay đổi,
được sử dụng điều trị các chứng bệnh khác nhau:
+ Sao vàng: làm tăng tác dụng kiện tỳ của vị thuốc như: bạch truật, hoài
sơn, ý dĩ, cam thảo [25].
+ Sao cháy: tạo ra tác dụng cầm máu của vị thuốc như: bạch thược,
bạch chỉ, bồ hoàng, chi tử, hoè hoa, hồng bá, can khương, kinh giới [25],
mẫu đơn bì sao đen có tác dụng cầm máu rõ rệt trong khi mẫu sống làm tăng
thời gian chảy máu [18] hoặc tạo ra tác dụng an thần: táo nhân, thảo quyết
minh [25].


1.2- VỊ THUỐC THẢO QUYẾT MINH
Là hạt của

câythảo

quyết minh (Cassia tora L.,

họ

Vang

Caesalpiniaceae). Còn gọi quyết minh tử, muồng ngủ, giả lục đậu.

1.2.1- Đặc điểm thực vật
Thảo quyết minh là cây bụi nhỏ, cao 0,3-l,5m. Lá mọc so le, kép, lông

chim, gồm 2 đến 4 đơi lá chét, phía đầu lá nở rộng. Hoa mọc từ 1 đến 3 cái ở
kẽ lá màu vàng tươi, đài 5 thuỳ không bằng nhau, tràng 5 cánh hình trứng thắt
lại ở gốc, nhị 7 gần đều nhau, bao phấn hình 4 cạnh, mở bằng 2 lỗ ở đỉnh. Quả
hình trụ dài, trong chứa nhiều hạt hình trụ ngắn hai đầu vát chéo, mặt ngồi
nâu nhạt hay lục nâu, bóng [1,7, 26].

1.2.2- Thành phần hố học của thảo quyết minh
- Trong hạt thảoquyết minh có

các anthranoid như:

rhein,

chrysophanol, physcion, obtusin, aurantio-obtusin, chrysootusin [1, 8, 9, 26]
chrysophanol-p-gentiobiosid, chrysophanic acid-9-anthron [26].
Aloe-emodin: R= CH2OH, Rị=H.
Chrysophanol: R= CH3, Rj=H.
Rhein:

R= COOH, Rj=H.

Emodin:

R= CH3, Rị= OH.

Otusin: R=OCH3, Rị= OCH3, R2= H.
Aurantio otusin: R= OH, Rj=OCH3, R2
=H
Chrysoobutin: R=OCH3, Rị= OCH3, R2= CH3
- Trong hạt thảo quyết minh ở Việt nam có aloe emodin monoglucosid,

physcion diglucosid, chrysophanol diglucosid và triglucosid, chrysophanol
anthron. Ngồi ra cịn có những chất khơng phải là dẫn chất anthranoid như:
rubrofusarin, nor-rubrofusarin, rubrofusarin-6-P-gentiobiosid, toralacton [1,26].


- Một số kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, trong hạt thảo quyết
minh có tracchryson; một anthraquinon là alatemin; 2 naphtopyron glycosid
nor - rubrofusarin - 6 - Ị3 - D - glucosid, rubrofusarin - 6 - p - D - gentiobiosid;
một naphtalen glycosid là cassitorosid; P-sitosterol và một số anthranoid
khơng có hoạt tính sinh học. Hạt thảo quyết minh chưa già cịn chứa
brassinolid,

castasteron,

typhasterol,

teasteron,

28-norcastasteron,

monopalmatin và monoolein [26].
Ngồi ra, trong hạt cịn có: chất nhầy, chất béo, sắc tố [1].
- Hạt thảo quyết minh chế biến theo YHCT có hàm lượng anthraquinon
thay đổi. Trước khi chế biến, anthraquinon toàn phần là 0,44%, anthraquinon
tự do là 0,08% và sau khi chế biến anthraquinon toàn phần là 0,18%,
anthraquinon tự do là 0,04% [26].
- Lá chứa một dẫn chất flavonoid là kaempferol-3-sophorosid [1].
- Vỏ thân và lá chứa 3, 5, 8, 3’, 4 \ 5’- hexa hydroxy flavon [26].
Hợp chất anthranoid có thể tồn tại dưới dạng oxy hoá (anthraquinon)
hoặc dạng khử (anthrol, anthron), dạng tự do (aglycol) hoặc dạng kết hợp. Các

anthranoid có màu từ vàng, vàng cam, đến đỏ gạch. Các hợp chất này dễ thăng
hoa nên có thể định tính bằng phản ứng vi thăng hoa anthranoid trên lam kính
rồi soi tinh thể qua kính hiển vi thấy tinh thể hình kim màu vàng.
Các anthranoid khơng tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ (ether,
ether dầu hỏa), NH3 (trừ acid chrysophanic).
Dưới dạng oxy hoá (anthraquinon) hoặc dạng khử (anthrol, anthranol),
quá trình chuyển dạng được thể hiện như sau:
0

T
Ji ỵn
I
0

Anthraquinon

OH

0
+ h2



hk

OH

H

H


+ h2

II __

- h2

- h2
H

'H

Anthron

Anthranol

Dihydroanthranol

Trong đó anthron và anthranol là đồng phân hỗ biến của nhau. Dạng
khử tác dụng tẩy mạnh nhưng gây đau bụng [1].


1.2.3- Tác dụng dược lý của thảo quyết minh
- Tác dụng nhuận tẩy: dẫn chất anthranoid trong hạt thảo qũyết minh
làm tăng nhu động ruột, liều nhỏ giúp sự tiêu hoá dễ dàng, liều vừa nhuận
tràng, liều cao gây xổ. Thuốc tác dụng chậm, 10 giờ sau khi uống mới có hiệu
lực [8, 15, 16]. Anthraquinon bị thuỷ phân chủ yếu ở ruột già giải phóng ra
hoạt chất và acid chrysophanic, hoạt chất có tác dụng phong toả sự trao đổi
cation qua thành ruột, làm giữ nước lại trong lòng ruột. Mặt khác, hợp chất
này cịn kích thích các ngọn dây cảm giác ở niêm mạc ruột già làm tăng nhu

động ruột [3].
- Tác dụng an thần: dạng sao cháy có tác dụng làm giảm hoạt hố thần
kinh mạnh hơn dạng sống [21].
- Tác dụng ức chế vi khuẩn: 13 hợp chất phenolic glycosid bao gồm 6
hợp chất mới được tách ra từ hạt thảo quyết minh, trong số đó có
torachrysone, toralactone, aloemodin, rhein và emodin có tác dụng ức chế
Staphylococcus aureus đã kháng Methicillin. Tuy nhiên, các hợp chất
phenolic này khơng có tác dụng mạnh đối với Escherichia coli, Pseudomonas
aeruginosa [31]. Ngoài ra, nước chiết hạt thảo quyết minh có tác dụng ức chế
vi khuẩn ngồi da, tác dụng này do chrysophanol gây nên (đối với vi khuẩn
gây ngứa và nổi ban đỏ) [15, 16].
- Tác dụng trên benzo [a] pyrene- trung gian ADN gây hại đối với tế
bào Hep G2: cao chiết nước từ hạt thảo quyết minh làm giảm bót trung gian
ADN gây hại đối với tế bào Hep G2 của người [34].
- Tác dụng chống oxy hoá: dịch chiết nước của thảo quyết minh ở mẫu
sống đã ức chế 94% sự oxy hoá của acid linoleic với liều 0,2mg/ml, ở mẫu sấy
170°c trong 5 phút và 200°c trong 5 phút đã lần lượt ngăn chặn 83% và 82%
sự oxy hố của linoleic [35]. Ngồi ra, hạt thảo quyết minh cịn có tác dụng
thu dọn gốc tự do, các thành phần có tác dụng gồm alatemin, cassiaside và
rubro 6-D-gentibioside. Trong đó, alaternin được chỉ ra là có tác dụng thu dọn
gốc tự do mạnh hơn các chất khác [28].


- Tác dụng chống gây đột biến invitro của anthraquinon dạng aglycol và
naphtho pyrone dạng glycosid từ hạt thảo quyết minh: cao chiết methanol từ
hạt thảo quyết mịnh chống lại aflatoxin BI (AFB1). Các chất có tác dụng:
chrysophanol, chryso-obtusin và aurantio-obtusin, cassiaside, rubrofusarin
gentiobiosid [29].
- Tác dụng hạ cholesterol: dùng lOg bột thảo quyết minh cho 2kg thể
trọng thỏ trong 1 ngày, liên tục trong 3 tháng có tác dụng hạ cholesterol máu,

tác dụng chống xơ cứng động mạch [37].
- Tác dụng hạ áp: nước chiết hạt thảo quyết minh có tác dụng hạ áp với
động vật thí nghiệm đã được gây mê [5, 32].
- Tác dụng chống ung thư: từ acid chrysophanic và một số dẫn chất
anthranoid khác, người ta đã bán tổng hợp một số dẫn chất có N-, S- và gốc
halogen có hoạt tính chống ung thư [1].
- Theo Guan-Y và c s cho thấy viên The Yishoujiangzhi (de-bloodlipid) chứa Cassia tora, điều trị cho 130 trường hợp tăng lipid máu, đã có hiệu
lực 80,8% giảm triglycerid máu [30].


1.2.4- Cơng năng chủ trị
♦ ♦ Tính vị: Vị ngọt, đắng, tính hơi hàn [5] hay tính bình [16].

♦ * Quy kinh: Can, đởm, thận [5, 16].

Công năng- chủ trị:
- Thanh can hoả, ích thận, minh mục trị viêm màng tiếp hợp cấp (mắt
sưng đỏ đau, chảy nước mắt) [10, 16, 15].
- Tác dụng hạ áp, an thần dùng trong trường hợp đau đầu do huyết áp
cao [10].
- Nhuận tràng, thơng tiện dùng trị táo bón [15, 16].
- Tác dụng lợi mật, nhuận gan, giúp tiêu hoá tốt [5].
- Hạt thảo quyết minh chữa đau khớp, trị siêu vi khuẩn herpes simplex [12].

1.2.5- Chê biến
Tuỳ theo yêu cầu chữa bệnh có thể chế biến hạt thảo quyết minh các
dạng sau:
- Vi sao, hoàng sao: tác dụng nhuận tràng, thanh can, sáng mắt [2].
- Sao cháy: tác dụng an thần [2, 21].
- Ngâm thảo quyết minh (12g) trong rượu (4-5ml), dấm (5ml) trong 10

ngày, lấy dịch ngâm bôi lên chỗ hắc lào đã rửa sạch [16].
Kết quả nghiên cứu của một số tác giả cho thấy khi sấy ở các nhiệt độ
150°c trong 20 phút, 150°c trong 30 phút, 160°c trong 10 phút, 160°c trong
20 phút thì cho sản phẩm sấy có màu sắc cảm quan tương ứng với sao vàng,
khi sấy ở 220°c trong 20 phút, 220°c trong 30 phút tương đương với sao cháy
của YHCT [13, 24]. Do vậy, chúng tôi chọn các mẫu sấy này để nghiên cứu.


1.2.6- Một sơ phương thuốc có thảo quyết minh
- Phương 1
Ì2g

Huyền sâm

16g

Thảo quyếtminh

sao

Trắc bá sao

lOg

Kim anh

lOg

Hoahsao


lOg

Ngưu tất

lOg

Mạch mơn

lOg

Chủ trị: chữa cao huyết áp, nhức đầu, chóng mặt, ù tai,đau mắt đỏ, khó
ngủ, xuất huyết dưới da, trẻ em chảy máu mũi, hấp nóng, mồ hơi trộm, đau cơ,
rút gân, nhức nhối, đại tiện ra máu [10].
- Phương 2
Nhân hạt táo sao

Sinh địa

Thảo quyết minh

Mạch môn

Long nhãn

Hạt sen

Mỗi thứ 12g
Chủ trị: chữa kinh hãi, hồi hộp, ít ngủ, khó ngủ hay nằm mê, hoảng hốt
mất trí [10].
- Phương 3

Hạt thảo quyết minh sao 20g

Huyền sâm

12g

Dành dành

Ngưu tất

12g

12g

Chủ trị: chữa đau mắt, mắt mờ, hoa mắt, đau lưng, co cơ.
- Phương 4
Hạt thảo quyết minh

9g

Dã cúc hoa

9g

Mạn kinh tử

6g

Mộc tặc


6g

Chủ trị: chữa viêm kết mạc cấp tính, mắt đỏ đau, chảy nước mắt nhiều,
sợ ánh sáng [26].
- Phương 5
Hạt thảo quyết minh

lOg

Vọng nguyệt sa

lOg

Dạ minh sa

lOg

Cam thảo

6g

Hồng táo

5 quả

Chủ trị: chữa viêm võng mạc [26].


PHẦN 2 - THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
2.1- NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THựC NGHIỆM


2.1.1- Nguyên vật liệu
2.7.1.1- Đối tương^ nghiên cứu
Hạt của cây thảo quyết minh (Cassia tora L.) được mua tại Công ty
dược liệu Trung ương I.
2J.7.2- Phương tiên nghiên cứu
** Trang thiết bị
1
- Tủ sấy Memmert, SHELLAB
- Máy xác định độ ẩm Precisa HA60
- Đèn tử ngoại soi sắc ký Camag
- Máy đo quang Lambda Ez 210
- Bể nuôi cơ quan cô lập
- Máy Rota-Rod/7650 Ugo-Basile
- Cân phân tích, kính hiển vi
- Dụng cụ mổ chuột, kim tiêm lml
- Bếp điện, nồi cách thuỷ, sinh hàn hồi lưu, dụng cụ thuỷ tinh
♦> Hoá chất
- Bản mỏng Silicagel GF2 4 Merck.
5
- Hoá chất đạt tiêu chuẩn phân tích do phịng Giáo tài trường Đại học
Dược Hà Nội cung cấp.
** Súc vật thí nghiệm
**
Súc vật đạt tiêu chuẩn thí nghiệm do Học viện Quân y cung cấp:
- Chuột nhắt trắng chủng Swiss cả hai giống đực, cái, khoẻ mạnh, trọng
lượng 20-22g.
- Thỏ cả hai giống đực, cái, khoẻ mạnh, trọng lượng 1,8-2,2 kg.



2.1.2- Phương pháp thực nghiệm
2.1.2.1- Khảo sát sư ảnh hưởns của vhương pháp sao, sấy đến thành ỵhần
anthranoỉd trong hat thao quỵết mịnh


Chuẩn bị MNC
Sử dụng mẫu sống (S), sao vàng (SV), sao cháy (SC) và các mẫu sấy

tương đương. Sau khi kiểm tra kết quả đã nghiên cứu từ trước về thảo quyết
minh [13], chúng tôi chọn mẫu sấy tương đương với sao vàng (Ml: 150°C/20',
M2: 150°C/30\ M3: 160°c/10\ M4: 160°C/20') và sao cháy (M5: 220°C/2Ơ,
M6: 220°C/30') để nghiên cứu.
♦> Định tính anthranoid
- Sử dụng phản ứng Bomtraeger, phản ứng vi thăng hoa xác định sự có
mặt của anthranoid.
- Định tính các hợp chất anthranoid bằng SKLM: so sánh thành phần
anthranoid giữa mẫu sống với các mẫu sau khi chế biến. Qua đó sơ bộ đánh
giá sự biến đổi thành phần hoá học của thảo quyết minh sau khi chế biến.
♦> Định lượng anthranoid
Dựa trên phương pháp quang phổ tử ngoại [6].
Hàm lượng anthranoid tồn phần được tính theo rhein theo công thức:
X (%) = D x 0 ’64
m
Trong đó: D là mật độ quang, m (g) là khối lượng dược liệu khô tuyệt đối.
m = a(100 - độ ẩm)/100
2.7.2.2- Đánh giá môt số tác duns dươc lý của vỉ thuốc thảo auvết minh
trưỚ£ và sau khi chebien
♦> Nguyên tắc chọn mẫu thử
Dựa trên cơ sở phân tích định tính, định lượng, chọn mẫu sấy có hàm
lượng anthranoid tương đương với mẫu sao vàng, mẫu sao cháy, so sánh tác

dụng của các mẫu này với mẫu sống.


♦> Chế phẩm thử: MNC được chế dưới dạng cao lỏng 1:1.
** Thử tác dụng nhuận tẩy
*
■ Tác dung trên ruốt thỏ cố lâp [221: Cô lập ruột thỏ theo phương pháp
Magnus. Ghi nhu động ruột thỏ cô lập trong dung dịch nuôi ruột ở 37,5°c trên
máy ghi một kênh Ugo-Basile. Theo dõi sự đáp ứng của ruột thỏ trong điều
kiện khơng có hoặc có chế phẩm thử.
■ Thử tác dung nhuân tẩy so với MgSO-1 [4]: Đánh giá khả năng giữ và kéo
nước vào lòng ruột của chế phẩm thử trên chuột dựa trên việc so sánh mức độ
căng phồng, cường độ nhu động ruột, khối lượng ruột của lô trắng, lô chứng và
lô thử.
♦♦ Thử tác dụng lợi mật

Theo phương pháp Rudi [20, 36]: So sánh độ lợi mật của lô trắng, lô
chứng và lô thử. Độ lợi mật được tính theo cơng thức:
L (%) = m‘~ mc X100
ĩĩlc

Trong đó

mt: khối lượng mật của lơ thuốc thử.
mc: khối lượng mật của lô chứng.

❖ Thử tác dụng an thần[33]
Đánh giá tác dụng của chế phẩm thử đến hoạt động tự nhiên, khả năng
vận động của chuột dựa trên việc theo dõi thời gian bám của chuột trên một
thanh ngang hình trụ quay trịn, có so sánh giữa lơ chứng và lô thử.

2.1.2.3- Xử /ý kết quả thưc nghiêm
Kết quả thực nghiệm được xử lý thống kê theo phương pháp thống kê
sinh học Test-T-Student với sự hỗ trợ của chương trình Microsoft Excel.


2.2- KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ NHẬN XÉT

2.2.1- Khảo sát sự ảnh hưởng của phương pháp sao, sấy đến
thành phần anthranoid trong hạt thảo quyết minh
2.2.1.1- Đinh tính Anthranoỉd


Phản ứng Borntraeger

■ Đinh tính dang tư do:
- Chiết xuất: Lấy khoảng 0,5g bột MNC cho vào ống nghiệm thêm
10ml nước cất. Đun cách thuỷ 10 phút, lọc nóng qua một lớp bơng vào bình
gạn. Làm nguội dịch lọc, thêm lOml chloroform lắc đều cho tách thành 2 lớp,
gạn lấy lớp chloroform thu được dịch chiết A.
- Tiến hành phản ứng tạo màu:
Cho Iml dịch chiết A vào ống nghiệm, thêm lml dung dịch amoniac
10%, lắc nhẹ, quan sát màu sắc lớp nước và lớp chloroform. Thêm tiếp từng
giọt dung dịch NaOH 10% lắc nhẹ. Quan sát màu sắc lớp chloroform và lớp
nước (phản ứng 1).
Cho Iml dịch chiết A vào ống nghiệm, thêm lml dung dịch NaOH
10%, lắc nhẹ, quan sát màu sắc (phản ứng 2).
■ Đinh tính dang tồn phán:
- Chiết xuất: Lấy khoảng 0,5g bột MNC cho vào ống nghiệm, thêm
10ml H,S0410%. Đun cách thuỷ 10 phút. Tiến hành tiếp tục như chiết xuất để
định tính dạng tự do.

- Tiến hành phản ứng tạo màu tương tự như đối với dạng tự do.
Kết quả:
- Đối với dạng tự do, lúc đầu lớp amoniac có màu đỏ sim, lớp
chloroform có màu vàng, khi thêm dung dịch NaOH 10%, lớp nước chuyển
màu sẫm hơn, lớp chloroform mất màu. Các mẫu khác nhau có đậm độ màu
khác nhau.
- Đối với dạng tồn phần cũng cho kết quả tương tự như vậy.
Đậm độ màu sắc của các phản ứng được ghi ở bảng 2.1.


Bảng 2.1- Đậm độ màu của phản ứng định tính anthranoid
Dạng toàn phần

Dạng tự do
Mẫu
nh3

NaOH (1) NaOH (2)

nh3

NaOH (1) NaOH (2)

Sống

++

+++

+++


++

+++

+++

Sao vàng

++

+++

+++

++

+++

+++

150°C/20’

++

+++

+++

++


+++

+++

150°C/30’

++

+++

+++

++

+++

+++

160°c/10’

++

+++

+++

++

+++


+++

160°C/20’

++

+++

+++

++

+++

+++

Sao cháy

+

++

++

+

++

++


220°C/20'

+

++

++

+

++

++

220°C/30'

+

++

++

+

++

++

Chú thích:


+

.

Màu hồng

++

Màu đỏ

+++ Màu đỏ sim đậm
Nhận xét:
Tất cả các mẫu đều dương tính với phản ứng Boratraeger chứng tỏ
thành phần anthranoid vẫn tồn tai trong các mẫu sau khi chế biến, kể cả khi
U'
sao vàng và sao cháy.
A r Ã/ t S S C S x
/'V ^ ^ c t a A
♦♦ Phản ứng vi thăng hoa

I tyffr ị ’f - IcỊ
I ' \ ì/'~ *f \ĩí ỉ
Lấy khoảng 0,5gbột MNC cho vào một cốc nhơm,
bẹp ợiện
và khuấy đều để bay hết hơi nước. Sau đó đặt lên trên cốc nrrơ{TijffĩỔíìpm kính
và đặt lên trên lam kính một miếng bơng tẩm nước lạnh. Đốt mạnh trong 5
phút, lấy ra soi dưới kính hiển vi vật kính 10X..
Kết quả cho thấy: tất cả các MNC đều cho những tinh thể hình kim màu
vàng chứng tỏ thành phần anthranoid vẫn tồn tại trong các mẫu



♦♦ Định tính bằng SKLM

- Chiết xuất: Lấy lg bột MNC cho vào bình nón, thêm 30ml nước và
lml HClđạc (định tính dạng tự do khơng thêm HClđậc), đun cách thuỷ trong 15
phút, để nguội, lọc lấy dịch lọc, thêm 25ml ether ethylic, lắc đều. Gạn bỏ lớp
nước, lấy lớp ether, lọc qua Na,S04khan vào cốc có mỏ (lOOml) rồi đem bốc
hơi cách thuỷ đến cắn. Hoà tan cắn trong lml ether ethylic được dịch chấm
sắc ký.
- Triển khai sắc ký: Chấm khoảng 10 |il dịch chiết lên bản mỏng
Silicagen đã hoạt hoá ờ 105°c/lh. Triển khai với hệ dung môi Toluen Ethylacetat - Acid formic ( 5 : 4 : 1).
Để khô bản mỏng ở nhiệt độ thường, hiện màu bằng hơi NH3 và quan
Kết quả phân tích anthranoid dạng tự do, dạng toàn phần bằng SKLM
của MNC được ghi ở bảng 2.2, 2.3 và hình 2.1, 2.2, 2.3, 2.4.
Nhận xét:
- Đối với anthranoid dạng tự do, các mẫu Ml, M2, M3, M4 cho 4 vết có
màu sắc và Rf tương đương với các mẫu sống, sao vàng. Các mẫu M5, M6 cho
5 vết có màu sắc và Rf tương đương với mẫu sao cháy, trong đó có 3 vết tương
đương với mẫu sống.
- Đối với anthranoid dạng toàn phần, các mẫu Ml, M2, M3, M4 cho 5
vết có màu sắc và Rf tương đương với các mẫu sống, sao vàng. Các mẫu M5,
M6 cho 6 vết có màu sắc và Rf tương đương với mẫu sao cháy, trong đó có 4
vết tương đương với mẫu sống.


Bảng 2.2- Kết quả SKLM anthranoỉd dạng tự do (RplOO)
\M ẫ u

150°c 150°c 160°c 160°c

/2 0 ’ /3 0 ’ /10'
/20'
(Ml) (M2) (M3) (M4)

Sao
vàng

1

75

74

75

76

75

74

2

64

65

65

65


65

64

63

63

65

3

59

59

59

60

60

59

57

57

59


4

56

56

56

57

57

57

54

54

56

5

51

51

52

6


41

41

42

VeK

Hình 2.1- SKĐ dạng tự do các mẫu
sống, sao vàng, Ml, M2, M3, M4

Sao
cháy

220°c 220°c
/2 0 ’ /3 0 ’
(M5) (M6)

Sống

Hình 2.2- SKĐ dạng tự do các mẫu

,

sống, sao cháy M5, M6


Bảng 2.3- Kết quả SKLM anthranoid dạng toàn phần (RplOO)
\M ẫ u


150°c 150°c 160°c 160°c
/20'
/10'
/20'
/30'
(Ml) (M2) (M3) (M4)

Sao
cháy

220°c 220°c
/2 0 ’ /3 0 ’
(M5) (M6)

Sống

Sao
vàng

1

76

76

76

76


76

77

2

68

68

67

67

68

68

69

69

69

3

61

61


61

61

61

62

61

61

61

4

58

58

58

58

58

59

59


59

59

47

47

47

44

44

44

30

30

31

V e t\

5
6

45

45


45

45

45

46

7

Hình 23- SKĐ dạng tồn phần các
mẫu sống sao vàng, Ml, M2, M3, M4

,

Hình 2.4- SKĐ dạng toàn phần các
mẫu sống, sao cháy M5, M6

,

W

i

ì '■
m * * tT
.

: t


1

s SVM1M2M3M4

s sc M5M6


2.2.1.2- Đinh lương Anthranoid toàn phán
** Xác định độ ẩm của dược liệu
1
Các mẫu dược liệu trước khi định lượng được xác định độ ẩm trên máy
xác định độ ẩm tự động Precisa HA60.
♦> Định lượng
- Chiết xuất: Cân chính xác khoảng a (g) bột MNC (đã được nghiền và
rây qua rây có đường kính mắt rây là 0,18mm) cho vào bình nón 250ml, thêm
30ml nước cất, đun hồi lưu cách thuỷ trong 15 phút. Để nguội, thêm 0,lg
NaHC03, lắc đều trong 2 phút, lọc qua giấy lọc. Lấy 10ml dịch lọc cho vào
bình cầu 100ml, thêm 20ml dung dịch FeCl3 5%. Đun hồi lưu cách thuỷ trong
20 phút, thêm 2ml acid HC1 đặc rồi tiếp tục đun hồi lưu cách thuỷ trong 20
phút. Để nguội, chuyển tất cả hỗn hợp vào bình gạn. Chiết với ether ethylic 3
lần, mỗi lần 25ml. Gộp tất cả dịch chiết ether, rửa bằng nước 2 lần, mỗi lần
15ml. Dịch chiết ether thu được đem lọc qua bơng vào một bình định mức
100ml, rửa phễu bằng ether, thêm ether tới vạch.
- Làm phản ứng tạo màu: Lấy chính xác 10ml dịch chiết ether cho vào
cốc có mỏ và bốc hơi đến cắn. Hồ tan cắn bằng 10ml dung dịch
Mg(CH3COO)2 0,5 % trong methanol được dịch có màu đem đo quang.
- Đo mật độ quang: Tiến hành quét phổ 3 mẫu: sống, sao vàng, sao
cháy xác định được bước sóng cực đại hấp thụ của anthranoid trong thảo quyết
minh là 507nm.

Đo mật độ quang của các mẫu bằng máy quang phổ tử ngoại ở bước
sóng 507nm với mẫu trắng là MeOH. Hàm lượng anthranoid trong các MNC
được tính theo dược liệu khơ tuyệt đối theo cơng thức:
X ( o )= Đ ^ M
/o
m
Trong đó: D là mật độ quang, m (g) là khối lượng dược liệu khô tuyệt đối.
m = a(100 - độ ẩm)/100
Kết quả định lượng anthranoid dạng toàn phần trong các MNC được ghi
ở bảng 2.4.


×