PHÒNG GD&ĐT TÂN CHÂU
TRƯỜNG THCS SUỐI NGÔ
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN THI: NGỮ VĂN - LỚP: 8
Ngày
20.8.2013
Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
Câu 1:
Chép 4 câu tục về con người và xã hội. (1,5 điểm)
Câu 2: (2,5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
…“ Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất.
Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì
nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da luôn luôn biến đổi từ
xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa xanh…”
-Đoàn Giỏi-
a. Xác định thành phần trạng ngữ có trong đoạn văn trên? Nêu tác
dụng của nó?
b. Tìm 1 câu chủ động có trong đoạn văn trên và chuyển đổi thành
câu bị động?
Câu 3: (6 điểm)
Em hiểu như thế nào lời khuyên của nhân dân ta thể hiện trong câu ca
dao:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Hết
PHÒNG GD&ĐT TÂN CHÂU
TRƯỜNG THCS SUỐI NGÔ
HƯỚNG DẪN CHẤM THI KSCL ĐẦU NĂM
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN THI: NGỮ VĂN - LỚP: 8
Ngày
22.8.2013
Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (1,5 điểm)
1. Một mặt người bằng mười mặt của. 2. Đói cho sạch, rách cho thơm.
3. Không thầy đố mày làm nên. 4. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Câu 2: (2,5 điểm)
a. Thành phần trạng ngữ có trong đoạn văn: Trên gốc cây mục. (1đ)
Tác dụng: Chỉ nơi chốn (0,5đ)
b. Tìm câu chủ động trong đoạn văn trên chuyển đổi thành câu bị động là.
Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất
-> Hoa tràm được nắng bốc hương thơm ngây ngất. (1đ)
Hoặc:
Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng.
-> Mùi hương ngọt được gió đã lan xa, phảng phất khắp rừng (1đ)
Câu 3: (6 điểm)
Yêu cầu: Viết bài văn có bố cục: Mở bài, thân bài, kết bài rõ ràng. Biết liên
kết, chuyển ý, chuyển đoạn chặt chẽ, lôgic, biết giải thích các từ: bầu, bí,
thương, khác giống, một giàn, biết lấy dẫn chứng để lập luận.
- Kiểu bài nghị luận giải thích.
- Nội dung: giải thích lời khuyên về tình thương yêu, đoàn kết.
* Các ý chính cần có:
- Giải thích ý nghĩa hình ảnh bầu và bí.
+ Bầu và bí cùng có điều kiện sống như nhau.
+ Bầu và bí có những đặc điểm gần gũi, tương tự nhau.
- Vì sao bầu và bí phải thương nhau?
+ Bầu và bí gần gũi, nương tựa vào nhau.
+ Bầu gặp rủi ro thì bí cũng không tránh khỏi thiệt hại.
- Qua hình ảnh bầu và bí, nhân dân ta muốn khuyên bảo điều gì?
+ Bầu thương bí, người thương người.
+ Bầu bí chung một giàn, người chung làng xóm, quê hương, đất nước.
+ Người thương yêu, đoàn kết, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.
Biểu điểm
- Điểm 5-6: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, bố cục chặt
chẽ, biểu cảm, còn mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 4-5: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm,
bố cục chặt chẽ, còn mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3-4: Làm được 2/3 ý, diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, bố cục chặt chẽ,
còn mắc một vài sai sót nhỏ về chính tả.
- Điểm 2-3: Làm được 1/2 ý, diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, bố cục chặt chẽ,
còn mắc một vài sai sót nhỏ về chính tả.
- Điểm 1-2: Làm được 1/2 ý, diễn đạt rõ ràng, lưu loát, bố cục còn lộn xộn, còn
mắc một vài sai sót nhỏ về chính tả, dùng từ.
- Điểm 1: Học sinh viết chung chung về nội dung câu ca dao, không hiểu rõ đề.
- Điểm 0: Không viết được gì hoặc sai lạc cả về nội dung và hình thức.
Hết