Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

cẩm nang quy hoạch và thiết kế đô thị tp hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.89 MB, 120 trang )

Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị
Thích ứng với Biến đổi khí hậu cho TP. Hồ
Chí Minh/ Việt Nam
Thích Ứng - TP. HCMC
Trong khuôn khổ của Dự án nghiên cứu Siêu đô thị TP. Hồ Chí Minh
Hợp tác với Sở Quy hoạch Kiến Trúc TP. Hồ Chí Minh

Trong khuôn khổ của Dự án nghiên cứu Siêu đô thị TP. Hồ Chí Minh
Hợp tác với Sở Quy hoạch Kiến Trúc TP. Hồ Chí Minh
Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị
Thích ứng với Biến đổi khí hậu cho TP. Hồ
Chí Minh/ Việt Nam
Thích Ứng - TP. HCMC
Giới thiệu
Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu
4
Nhà Xuất Bản
© 2013 Trường Đại học Kỹ thuật Brandenburg Cottbus
Khoa Quy hoạch và Thiết kế Không gian
Giáo sư Frank Schwartze
Konrad - Wachsmann - Allee 4
03046 Cottbus, Cộng Hoà Liên bang Đức
Web: www.tu-cottbus.de
Email:
ISBN 978-3-00-042750-3
Các Tác Giả
Châu Huỳnh, Ronald Eckert, Moritz Maikämper, Barbara Horst, Frank Schwartze
Khoa Quy hoạch và Thiết kế không gian
Trường Đại học Kỹ thuật Brandenburg Cottbus
Với sự đóng góp của
Trần Chí Dũng, Hoàng Tùng, Nguyễn Anh Tuấn, Lý Khánh Tâm Thảo


Sở Quy hoạch và Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam (DPA)
Giáo sư Lutz Katzschner
Khoa khí tượng môi trường, Đại học Kassel
Robert Atkinson, Antje Katzschner, Hendrik Rujner, Christian Lorenz, Jana Warnatzsch
Khoa Quy hoạch Môi trường, Khoa địa chất môi trường & Khoa Quy hoạch và Thiết kế không gian
Trường Đại học Kỹ thuật Brandenburg Cottbus

Hagen Schwägerl, Maria Feil, Florian Ibold, David Quinque, Robert Lauke
Trường Đại học Kỹ thuật Brandenburg Cottbus
Bố Cục & Minh Họa
Ronald Eckert (Bố cục. Minh họa ở trang 9, 74 (phía trên), 76 (phía dưới), 84, 115, 117). Châu
Huỳnh (trang 12, 16, 17, 20-25, 26 (phía trên), 27-29, 40-44, 46-48, 50, 52, 53 (phía trên), 54-55).
Moritz Maikämper (trang 72, 73, 74 (phía dưới), 75, 87, 88). Maria Feil (trang 71, 84, 85, 103 (phía
trên), 109 (phía trên)). Florian Ibold (trang 76 (phía dưới) & 77)
Địa Chỉ Tải Về
Bản Tiếng Việt:
/>adapted_urban_planning_and_design_VIE.pdf
Bản Tiếng Anh:
/>adapted_urban_planning_and_design_ENG.pdf
Lời Cảm Ơn
Quyển Cẩm nang này được thiết kế và chuẩn bị trong Gói nghiên cứu 7 - “Khu dân cư tiết kiệm năng
lượng và thích ứng với biển đổi khí hậu”, trong khuôn khổ của dự án nghiên cứu “Khung quy hoạch
đô thị và quy hoạch môi trường tích hợp cho thích ứng với biến đổi khí hậu của TP. HCM”. Dự án
là một phần của chương trình sáng kiến “Phát triển bền vững cho các thành phố lớn của ngày mai”
của Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Cộng hòa Liên bang Đức.
Giới thiệu
Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu

Thích Ứng - TP. HCM
5

Lời mở đầu
Lời mở đầu
Với vai trò đầu tàu trong đa giác chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng, Thành phố Hồ Chí Minh đã trở
thành trung tâm kinh tế và văn hóa lớn của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố cảng lớn nhất đất
nước, là một đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong
vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.
Về vị trí địa lý, Thành phố nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Đồng Nai-Sài Gòn với địa hình tương đối bằng phẳng,
chế độ thuỷ văn, thuỷ lực của kênh rạch và sông ngòi không những chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều biển
Đông mà còn chịu tác động rất rõ nét của việc khai thác các bậc thang hồ chứa ở thượng lưu hiện nay và trong
tương lai.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, thích ứng với biến đổi khí hậu trở nên một thách thức quan trọng đối với
quản lý quy hoạch đô thị thành phố. Thực vậy, biến đổi khí hậu đã bắt đầu tác động trực tiếp đến đời sống người
dân đô thị như ngập lụt, đảo nhiệt đô thị, thời tiết bất thường… Những nguy cơ này đang gia tăng nhanh chóng
và trở thành nhân tố quan trọng đối với quy hoạch đô thị. Cụ thể là, vấn đề sử dụng năng lượng hiệu quả và thích
ứng với biến đổi khí hậu cần được cải thiện trong quy hoạch đô thị.
Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2010. Trong lần điều chỉnh này, quy hoạch chung thành phố
đã được xây dựng trên cách tiếp cận đối với các điều kiện tự nhiên về địa chất, thủy văn… kết hợp với định hướng
phát triển kinh tế-xã hội thành phố. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có các quy định hay hướng dẫn để cụ thể hóa
các định hướng cơ bản liên quan vấn đề phù hợp điều kiện tự nhiên, thích ứng biến đổi khí hậu trong quy hoạch
chung thành phố.
Quyển Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu cho thành phố Hồ Chí Minh này là
một trong những cách tiếp cận tiên phong để đưa các định hướng trên thành hướng dẫn, khuyến nghị cho công
tác lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
Quyển Cẩm nang này tập trung vào các đề xuất các biện pháp thích ứng đối với ngập lụt và khí hậu đô thị trong
quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố. Hai thiết kế điển hình trong quyển Cẩm nang này cũng minh họa cách
áp dụng các giải pháp đề xuất lên các khu đất cụ thể ở TP. HCM. Kết hợp với Bản Hướng dẫn quy hoạch và thiết
kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu, ấn phẩm này giúp hỗ trợ việc tích hợp các khía cạnh khác nhau, đặc biệt
là các quan tâm về môi trường, trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị, cũng như phối hợp
các loại quy hoạch với nhau.

Quyển Cẩm nang này là một trong các sản phẩm được đúc kết từ các nghiên cứu hợp tác giữa Sở Quy hoạch-
Kiến trúc và Trường Đại học Kỹ thuật Cottbus trong khuôn khổ Dự án nghiên cứu Megacity Thành phố Hồ Chí
Minh. Đây cũng là một nội dung trong chương trình hành động của Sở Quy hoạch-Kiến trúc tham gia vào Kế
hoạch hành động Ứng phó biến đổi khí hậu của thành phố Hồ Chí Minh, là một phần của Chương trình Mục tiêu
Quốc gia về Ứng phó Biến đổi khí hậu.
Chúng tôi mong rằng nội dung của quyển Cẩm nang này sẽ giúp ích các nhà hoạch định chính sách, các sở ban
ngành liên quan, chính quyền địa phương, ban quản lý các khu chức năng đô thị, các đơn vị tư vấn quy hoạch-
kiến trúc, các nhà đầu tư phát triển dự án và cộng đồng người dân trong việc hiện thực quy hoạch đô thị thành
phố theo hướng phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu.
ThS. KTS. Trần Chí Dũng
Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
Giới thiệu
Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu
6
Outline
Giới thiệu
Thích ứng và giảm thiểu trong quy hoạch và thiết kế đô thị 08
Mục đích của quyển cẩm nang 09
Sự liên hệ với các tài liệu khác 10
Nội dung của quyển cẩm nang 10
I. Quản lý Ngập lụt Đô thị 11
Đặt vấn đề 12
A - Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi 15
Phương pháp tiếp cận chung 16
Các giải pháp đề xuất 18
Các dự án điển hình 30
Tài liệu tham khảo & Thông tin bổ sung 36
B - Quản lý Nước mặt 39
Phương pháp tiếp cận chung 40
Các giải pháp đề xuất 42

Các dự án điển hình 56
Tài liệu tham khảo & Thông tin bổ sung 60
Tóm tắt các giải pháp đề xuất 63
Giới thiệu
Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu

Thích Ứng - TP. HCM
7
II. Quản lý Nhiệt độ cao 65
Đặt vấn đề 66
A - Quản lý Làm mát Đô thị 69
Phương pháp tiếp cận chung 70
Các giải pháp đề xuất 72
Các dự án điển hình 78
Tài liệu tham khảo & Thông tin bổ sung 82
B - Quản lý Bức xạ Mặt trời 85
Phương pháp tiếp cận chung 86
Các giải pháp đề xuất 88
Các dự án điển hình 92
Tài liệu tham khảo & Thông tin bổ sung 96
Tóm tắt các giải pháp đề xuất 97
III. Thiết kế Điển hình 99
Phương pháp nghiên cứu 100
Giới thiệu chung về các khu đất thí điểm 101
Khu đất 1: Đại lộ Võ Văn Kiệt 102
Khu đất 2: Khu dân cư Nhơn Đức 108
Kết luận 115
Mục Lục
ẢNH: Châu Huỳnh
Giới thiệu

Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu
8
Thích ứng và giảm thiểu trong
quy hoạch và thiết kế đô thị
Sự gia tăng về cường độ và tầm nghiêm
trọng của các vấn đề môi trường gần
đây tại TP. HCM, như ngập lụt đô thị,
khiến cho nhận thức về biến đổi khí hậu
càng nâng cao. Tuy nhiên, nguyên nhân
chính của các vấn đề môi trường này là
do việc phát triển đô thị quá nhanh, chứ
không phải là do biến đổi khí hậu toàn
cầu. Do đó, quy hoạch đô thị càng nên
được coi là đóng vai trò quan trọng trong
quá trình hình thành sự thích ứng của
thành phố với các mối đe dọa về môi
trường và thay đổi khí hậu. Hình thái
đô thị của TP. HCM là một ví dụ cụ thể
của sự phát triển đô thị chưa bền vững.
Hình thái phát triển đô thị hiện nay hầu
như chưa chú tâm xem xét các rủi ro
liên quan đến khí hậu, môi trường xung
quanh và cộng đồng dân cư sinh sống.
Sự phát triển nhanh của các khu dân cư
vào các vùng đất ngập nước nên được
xem là một trong những mối quan tâm
lớn nhất của thành phố. M§ột khi các
khía cạnh về môi trường của biến đổi
khí hậu đã được nghiên cứu và thiết lập,
việc tích hợp các giải pháp thích ứng

vào quá trình thiết kế quy hoạch đô thị
hiện hữu là hết sức cần thiết.
Quy hoạch đô thị đã được công nhận
rộng rãi rằng, nó nên đóng vai trò quan
trọng trong việc thích nghi với biến đổi
khí hậu và phát triển thành phố với ít
khí thải carbon. Việc thích nghi và giảm
thiểu tác động của biến đổi khí hậu bị
ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hình thái đô
thị. Với hình thái đô thị nén, khoảng
cách đi lại được rút ngắn và năng lượng
được phân bố một cách tập trung. Hình
thái đô thị nén này bền vững hơn, khả
thi hơn, và giúp giảm lượng khí thải
đáng kể. Tuy nhiên, hình thái mật độ cao
có thể xung đột với mục tiêu thích ứng,
do chúng có thể tăng hiệu ứng đảo nhiệt
đô thị và làm giảm khả năng thoát nước
đô thị. Do đó, hình thái “Thành phố nén
với chức năng đô thị hỗn hợp” cần phải
được tích hợp với khái niệm “Hệ thống
hạ tầng cây xanh và mặt nước” (Green
Giới thiệu
Cuốn Cẩm nang về Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí
hậu cho Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) / Việt Nam trình bày các chiến
lược quy hoạch và thiết kế đô thị để đối phó với các rủi ro chính liên quan đến
môi trường và biến đổi khí hậu của thành phố. Cuốn Cẩm nang phục vụ như
là một công cụ, hỗ trợ cho các cơ quan chức năng của TP. HCM trong quá
trình ra quyết định quy hoạch và phê duyệt quy hoạch cấp thành phố.
Giới thiệu

Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu

Thích Ứng - TP. HCM
9
and Blue Infrastructure) để cung cấp
không gian cho nước lũ và có cây xanh
để giảm nhiệt độ cao. Một môi trường đô
thị thích nghi và bền vững cho TP. HCM
phải là một môi trường nơi các không
gian cây xanh và mặt nước có vai trò
như là hệ thống thông gió, làm mát, giữ
nước lũ, và cho nước mưa thẩm thấu
vào lòng đất.
Các không gian xanh của TP. HCM,
không may thường bị mất đi trong quá
trình đô thị hóa nhanh của thành phố.
Trong khi đó, các đô thị kém thích nghi
và không được thiết kế để đối phó với
sự tăng nhiệt độ, sẽ đòi hỏi tăng cường
sử dụng điều hòa không khí cơ học.
Điều này không chỉ góp phần tiếp tục
Hình 1: Các vấn đề chính liên
quan đến biến đổi khí hậu
gây nên biến đổi khí hậu, mà còn làm
tăng chi phí năng lượng tiêu thụ. Các
nhà quy hoạch, các nhà đầu tư, các
nhà thiết kế đô thị và kiến trúc sư, do
đó, cần phải xem xét các xung đột tiềm
tàng giữa thích ứng và giảm thiểu ứng
để bảo tính bền vững của cộng đồng

trong tương lai.
Mục đích của quyển cẩm nang
Quyển cẩm nang này được thiết kế
nhằm mục đích nâng cao nhận thức
chung về các chiến lược thích ứng biến
đổi khí hậu trong lĩnh vực quy hoạch và
thiết kế đô thị cho các nhà chức năng,
như một giải pháp ngắn hạn trước
mắt. Các kiến thức nâng cao về thích
Các vấn đề đề cập trong Quyển Cẩm Nang
Quản lý Ngập do
Triều và từ Sông
Quản lý Nước
mặt
Quản lý Làm
mát Đô thị
Quản lý Bức xạ
Mặt trời
Đô thị nén Sử dụng Năng
lượng Hiệu quả
Sự Phân tán về
Không gian
Giao thông
Bền Vững
Thích ứng
Nguy cơ ngập lụt (Ngập lụt đô thị)
Sự nóng lên (Khí hậu đô thị)
Sự tiêu thụ năng lượng (Năng lượng đô thị)
Khí thải từ giao thông (Giao thông đô thị)
Giảm thiểu

Giới thiệu
Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu
10
ứng biến đổi khí hậu của các tổ chức
liên quan và các cá nhân và quá trình
lồng ghép các kíến thức này vào quy
hoạch đô thị được xem là tiềm năng dài
hạn của cuốn Cẩm nang. Cuốn Cẩm
nang này được thiết kế và chuẩn bị
trong khuôn khổ của dự án nghiên cứu
“Khung quy hoạch đô thị và quy hoạch
môi trường tích hợp cho thích ứng với
biến đổi khí hậu của TP. HCM”. Dự án
là một phần của chương trình sáng kiến
“Phát triển bền vững cho các thành phố
lớn của ngày mai” của Bộ Giáo dục và
Nghiên cứu Cộng hòa Liên bang Đức.
Mục tiêu tổng thể của dự án là phát triển
và kết hợp các giải pháp thích ứng biến
đổi khí hậu vào quá trình ra quyết định
và lập quy hoạch đô thị, từ đó sẽ làm
tăng khả năng phục hồi các tổn thương
về vật chất và xã hội liên quan đến khí
hậu cho hệ thống đô thị của TP. HCM.
Sự liên hệ với các tài liệu khác
Cuốn Cẩm nang này nên được sử dụng
kết hợp với các quyển Hướng dẫn Thích
Ứng - TP. HCM, về quy hoạch và thiết
kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trong khi quyển hướng dẫn được thiết

kế để hỗ trợ các cơ quan chức năng để
đánh giá tính bền vững của dự án phát
triển đô thị trong quá trình phê duyệt,
và thiết lập các quy định ràng buộc và
không ràng buộc về quy hoạch và thiết
kế đô thị, cuốn Cẩm nang này có thể
được dùng như một quyển sách nguồn,
với các thông tin kĩ thuật chi tiết hơn.
Nội dung của quyển Cẩm nang
Phần chính của cuốn Cẩm nang này thể
hiện menu các tùy chọn về giải pháp
thích ứng, cung cấp cái nhìn sâu vào
các phương pháp, các chiến lược quy
hoạch đô thị đề xuất và các ví dụ dự án
minh họa tiêu biểu. Cuốn Cẩm nang bao
gồm các lĩnh vực liên quan đến thích
ứng với biến đổi khí hậu sau đây:
Quản lý ngập lụt đô thị:
• Quản lý ngập do triều cường và từ
sông ngòi
• Quản lý nước mặt
Quản lý nhiệt độ cao:
• Quản lý làm mát đô thị
• Quản lý bức xạ mặt trời
Phần tiếp theo của cuốn Cẩm nang này
thể hiện hai thiết kế điển hình, để chứng
minh và đánh giá khả năng áp dụng các
chiến lược thiết kế đô thị đề xuất, và cụ
thể hóa kết quả đánh giá môi trường
toàn thành phố.

Các khu đất được sử dụng trong các
thiết kế điền hình là:
• Đại lộ Võ Văn Kiệt
• Khu dân cư Nhơn Đức
t
I.
Quản lý Ngập lụt Đô thị
Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu
12
I. Quản lý Ngập lụt Đô thị
I. Quản lý Ngập lụt Đô thị
Ngập lụt đô thị đang là một trong những vấn đề môi trường nổi bật tại TP. HCM.
Hiện tượng ngập của TP. HCM không chỉ xuất phát từ địa hình và điều kiện khí
hậu của thành phố, mà còn xuất phát từ những hệ lụy nghiêm trọng từ việc đô
thị hóa quá nhanh. Chương này của quyển sổ tay đề cập đến các giải pháp thiết
kế và quy hoạch đô thị để tiếp cận và giải quyết vấn đề ngập lụt của TP. HCM,
bao gồm ngập do triều cường, ngập lũ từ sông ngòi, và ngập do mưa.
40%
50%
10%
20%
5%
75%
Đặt vấn đề
TP. HCM nằm ở phía rìa đông bắc của
vùng đồng bằng sông Cửu Long và kết
nối với Biển Đông tại cực Nam. Phần
lớn các vùng đất thành phố là vùng đất
có địa hình thấp và vùng đầm lầy, được
chia cắt bởi một mạng lưới các dòng

sông, kênh rạch phức tạp. Điều kiện
địa hình và địa lý khiến cho thành phố
vô cùng nhạy cảm với nguồn ngập lụt
khác nhau, bao gồm: lũ từ thượng lưu
sông Sài Gòn-Đồng Nai và sông Cửu
Long, ngập lụt do thủy triều và ngập lụt
do nước mưa trong trận mưa to hoặc
bão nhiệt đới. Trước nguy cơ nước biển
dâng và các tác động khác từ biến đổi
khí hậu toàn cầu và khu vực, những ảnh
hưởng trên còn có thể nguy hiểm hơn và
khó có thể đoán trước được. Ngoài ra,
sự kết hợp của hai hoặc nhiều hơn hai
loại lũ sẽ dẫn đến những bối cảnh ngập
cực đoan hơn.
Trong khi địa thế của thành phố làm cho
thành phố dễ bị tổn thương trước nguy
Hình I.1: Tuần hoàn nước trong
môi trường tự nhiên và đô thị, thể
hiển sự khác nhau của các tỷ lệ
nước chảy bề mặt, thẩm thâú và
bay hơi.
Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu

Thích Ứng - TP. HCM
13
I. Quản lý Ngập lụt Đô thị
Hình I.2: Độ nén đất của TP. HCM.
thể hiện mức nén cao trong khu
vực lõi trung tâm (Rujner 2011)

cơ ngập lụt, tốc độ đô thị hóa nhanh
cũng góp phần làm tăng nguy cơ này.
Thống kê cho thấy, trong giai đoạn đô thị
hóa từ 1989 đến 2006, diện tích bề mặt
không thấm nước của TP. HCM đã tăng
gấp đôi (Trần & Hà 2007). Đồng thời các
bề mặt đất tự nhiên như rừng, các đất
nông nghiệp, đất cây xanh và các vùng
đất ngập nước ở cả hai phía các khu
vực thượng lưu và hạ lưu TP. HCMC, bị
giảm nhanh chóng và thay thế bằng nhà
cửa và các cơ sở hạ tầng. Quá trình bê-
tông hoá mặt đất một các nhanh chóng
này đã làm giảm khả năng thẩm thấu và
bay hơi của nước, và là nguyên nhân
chính của tình trạng ngập do nước chảy
bề mặt (Hình I.2 & Hình I.3).
Bên cạnh sự gia tăng đáng chú ý của
quá trình bê tông hoá mặt đất, nhiều
hoạt động xây dựng tiến hành ở các
vùng đất thấp và vùng đất ngập nước
cũng đã góp phần làm mất khả năng trữ
nước tự nhiên của lưu vực thành phố.
Việc xây dựng nhà cửa, cả hợp pháp và
bất hợp pháp, trong thành phố, thông
qua việc lấn chiếm bờ sông làm thu hẹp
sông ngoài, thu hẹp vùng ngập và thay
đổi dòng chảy tự nhiên. Từ đó, dung
lượng lưu trữ trong hệ thống sông ngoài
của thành phố bị giảm đáng kể, dẫn đến

mực nước lũ của các dòng sông tăng
cao, và hiện tượng ngập lụt gia tăng,
xảy ra thường xuyên nhất ở các khu dân
cư dọc theo hệ thống đường thủy.
Ngoài sự lấn chiếm lòng sông của các
tòa nhà, rác thải cũng là một trong yếu
tố làm hạn chế lượng lưu trữ nước và
năng lực giao thông trên các kênh rạch.
Mặc dù chưa có những dữ liệu khoa học
về số lượng rác thải trong mạng lưới
cống rãnh và các kênh rạch của thành
phố, rác thải được nhìn thấy rất thường
xuyên ở cửa hố ga, cống thoát nước và
trong các kênh rạch. Rác thải góp phần
trong việc hạn chế khả năng thoát nước
của thành phố, và cũng là nguyên nhân
dẫn đến ngập lụt. Bên cạnh đó, nó cũng
Phần trăm nén (%)
ẢNH: Nigel Downes / Châu Huỳnh
Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu
14
I. Quản lý Ngập lụt Đô thị
làm ô nhiễm nguồn nước và môi trường
xung quanh.
Việc lạm dụng nguồn nước ngầm trong
thành phố cũng góp phần làm cho nguy
cơ ngập lụt ngày càng trầm trọng hơn.
Nhiều hộ gia đình trong TP. HCM sử
dụng nước ngầm như một sự thay thế
hoặc là một nguồn cung cấp nước bổ

sung cho nước máy. Hệ thống nước
ngầm trong thành phố, do đó đã bị thay
đổi mạnh và dẫn đến sụt lún đất. Khu
vực trung tâm TP. HCM hiện nay đã
ghi nhận hiện tượng lún đất trung bình
ở mức từ 4mm/năm (Lê & Hồ 2009).
Những khu vực có hiện tượng sụt lún
này sẽ càng nhạy cảm với ngập lụt.
Trong bối cảnh đó, hệ thống thoát nước
thành phố hiện nay lại không đủ để đáp
ứng với nhu cầu, do tốc độ đô thị hóa
nhanh. Sự thiếu dung tích đã dẫn đến
tình trạng quá tải thường xuyên. Hầu
hết các hệ thống thoát nước của thành
phố được thiết kế theo thoát nước gộp
của cả nước thải và nước mưa. Do vậy
hệ thống thoát nước này dễ dàng bị quá
tải đặc biệt khi có mưa lớn, và hậu quả
không chỉ là sự ngập lụt mà còn là sự
suy giảm chất lượng nước thải.
Tóm lại, việc quản lý rủi ro ngập lụt đưa
đến một thách thức to lớn cho TP. HCM,
đặc biệt, khi các giải pháp chống ngập
lụt truyền thống như nâng cấp hệ thống
cống rãnh và hệ thống đê đập rất tốn
chi phí và thời gian. Do đó, chương này
của quyển sổ tay, không nhằm vào các
giải pháp trên, cũng như các giải pháp
thi công đòi hỏi sự đầu tư lớn. Ở một
khía cạnh khác, nó cố gắng bắt đầu với

các giải pháp quy hoạch và thiết kế đô
thị quy mô nhỏ hơn với chi phí thấp hơn;
các giải pháp mà bất kỳ các cá nhân, tổ
chức và cộng đồng trong TP. HCM có
thể chung tay góp phần giảm thiểu rủi
ro ngập lụt, nâng cao chất lượng môi
trường và chất lượng cuộc sống.
Hình I.3: Nước chảy bề mặt do
mưa ở TP. HCM (Rujner 2011)
ẢNH: Châu Huỳnh
Tỷ lệ trung bình (mm/a)
I-A.
Quản lý Ngập do Triều cường và từ
Sông ngòi
Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu
16
I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi
Phương pháp tiếp cận chung
Dưới sự quản lý của Trung tâm Chống
ngập TP. HCM (SCFC), đã có nhiều dự
án kiểm soát thủy triều được triển khai
và thực hiện. Báo cáo định kì năm 2012
của SCFC về vấn đề giảm ngập cho
thấy, mặc dù, ngập lụt bởi thủy triều ở
các khu vực nội thành có dấu hiệu suy
giảm, nguy cơ ngập lụt lại tăng nhẹ ở
các khu vực ngoại thành vào năm 2011
(Hình I-A.2). Báo cáo cũng cho thấy
rằng các phương pháp tiếp cận hiện thời
chủ yếu dựa vào các biện pháp kỹ thuật

như: nâng cấp hệ thống thoát nước, xây
dựng các cống ngăn triều, và hệ thống
bơm nước, và SCFC cũng nhận thấy là
các giải pháp trên vẫn mang tính tạm
thời và vấn đề ngập lụt vẫn chưa được
giải quyết tại gốc (SCFC 2012). Một cách
tiếp cận thích hợp hơn là cách “Quản Lý
Ngập Lụt Theo Cách Tích Hợp” giữa
các ngành công nghiệp và dịch vụ khác
nhau (Hình I-A.3). Các giải pháp không
nên chỉ duy nhất dựa trên ngành thoát
nước với giải pháp nâng cấp cơ sở hạ
Hình I-A.3: Quản lý ngập lụt theo
phương pháp tích hợp (Phỏng
theo Parkison & Mark 2005)
tầng thoát nước, mà còn nên liên kết
các ngành khác nhau (Parkison & Mark
2008). Thông tin giữa các cơ quan và
các ban ngành cũng phải có sự chia sẽ
và liên kết chặt chẽ để đảm bảo sự phối
kết hợp tốt giữa các bên liên quan.
Dựa trên khái niệm cơ bản về “Quản Lý
Ngập Lụt Theo Cách Tích Hợp”, phần
này của quyển Cẩm nang giới thiệu các
phương pháp quy hoạch và thiết kế đô
thị đối phó với ngập lụt từ triều cường và
từ sông ngòi, trong đó bao gồm cả giải
pháp công trình và giải pháp phi công
trình. Ở đây, cần lưu ý rằng quản lý ngập
lụt do thủy triều và do sông ngòi của TP.

HCM cũng bị ảnh hưởng bởi việc quy
hoạch và các quyết định quản lý nước ở
các lưu vực lớn hơn như lưu vực sông
Sài Gòn-Đồng Nai và lưu vực đồng bằng
sông Cửu Long (Hình 1-A.5). Tuy nhiên,
phần này của cuốn Cẩm nang này chỉ
trình bày các giải pháp quy hoạch và
thiết kế đô thị trong phạm vi hành chính
của TP. HCM.
I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi
Ngập lụt do triều cường và từ sông ngoài là hai nguồn gây ngập lụt phổ biến
tại TP. HCM. Trong những năm gần đây, những rủi ro này càng đáng quan
tâm. Số liệu ghi nhận cho thấy rằng mực nước tối đa thủy triều vào năm 2012
ở TP. HCM đã tăng lên 10cm so với năm 2009 (Hình I-A.1). Trong khi đó,
nhiều mưa lớn và bão nhiệt đới xảy ra bất ngờ, làm hạn chế khả năng dự
đoán lũ từ thượng nguồn và hạ lưu sông ngòi.
Thiết kế và quy hoạch
đô thị
Khí tượng Thủy văn
Quản lý chất thải
Rừng và Nông nghiệp
Cơ sở hạ tầng đường
và thoát nước
Phương pháp
tích hợp
Hình. I-A.1: Mức triều cao nhất
trong 2009 - 2012 (SCFC 2012)
2009 2010 2011 2012
1.5
1.45

1.4
1.35
1.3
(m)
Năm
2009 2010 2011 2012
24
18
12
6
0
(Số lần xảz ra)
Năm
Hình I-A.2: Số lần ngập trong năm
do triều cường từ 2009 đến 2012
(SCFC 2012)
Vùng ngập tổng cộng
Vùng ngập trong khu vực trung tâm
Vùng ngập trong khu vực ngoại vi
Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu

Thích Ứng - TP. HCM
17
I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi
Hình 1-A.5: Quản lý lũ không nên
chỉ giới hạn trong biên giới hành
chính thành phố mà còn kết hợp
với các lưu vực thượng nguồn
lớn hơn
Lưu vực sông

Lưu vực thành phố
Lưu vực đô thị
Lưu vực địa phương
Các chiến lược chung về quy hoạch và
thiết kế đô thị ứng phó với ngập lụt do
thủy triều và sông ngòi cho TP. HCM
có thể được phân thành 3 bước chính
(Hình I-A.4):
(1) Xác định vùng ngập lụt:
Điều quan trọng là các khu vực bị ngập
lụt phải được xác định đầu tiên. Dựa
trên các vị trí đã được xác định, các biện
pháp quản lý cũng như các quyết định
để ứng phó với ngập lụt sẽ được ban
hành. Thông tin về vị trí khu vực ngập lụt
cũng như kế hoạch sơ tán khẩn cấp phải
được phổ biến đến tất cả cộng đồng, ưu
tiên trước hết cho cộng đồng khu dân
cư trong vùng có nguy cơ ngập lụt cao.
(2) Tạo không gian cho nước lũ:
Sự lấn áp của các công trình xây dựng
trong quá trình đô thị hoá vào trong các
vùng dự trữ ngập dẫn đến sự gia tăng
mực nước ngập do triều cường và từ
sông ngoài của TP. HCM. Do đó, để
giảm thiểu nguy cơ ngập, không gian
chứa nước lũ đã bị mất đi phải được bù
đắp. Thông qua chiến lược này, nước
lũ sẽ được giữ lại hoặc được chuyển
hướng, và từ từ trả về cho các hệ thống

sông ngoài và kênh rạch một khi hiện
tượng ngập đã qua đi hay khi mực nước
sông đã hạ thấp.
(3) Công trình và cấu trúc bảo vệ:
Áp dụng các công trình và cấu trúc bảo
Xác định vùng ngập
lụt
Tạo không gian
cho nước lũ
Công trình và cấu
trúc bảo vệ
Hình I-A.4: Giải pháp ba bước
tiếp cận
vệ cũng là một cách hiệu quả để tránh
nước lũ gây hại nhà cửa và cơ sở hạ
tầng, giải pháp này đặc biệt áp dụng
với các khu dân cư hiện hữu trong vùng
ngập và không có khả năng di dời. Các
giải pháp công trình và cấu trúc bảo vệ
cũng có thể áp dụng cho các khu vực đô
thị quan trọng nơi có các công trình và
cơ sở hạ tầng then chốt.
Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu
18
I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi
01 Lập bản đồ nguy cơ ngập lụt
Lập bản đồ nguy cơ lũ lụt là việc sử dụng
bản đồ mục đích để giao tiếp và truyền
thông tin về nguy cơ và rủi ro ngập lụt.
Lập bản đồ nguy cơ lũ lụt sẽ tạo cơ sở

cho việc quy hoạch trong vùng ngập và
các quy hoạch sử dụng đất khác. Lập
bản đồ nguy cơ ngập lụt không chỉ là
một công cụ bổ sung cho việc ra các
quyết định trong quy hoạch sử dụng đất
và lên kế hoạch cứu hộ khẩn cấp, mà
còn là một biện pháp thông tin liên lạc
để thông báo cho người dân chủ động
đối phó với ngập lụt để ngăn chặn được
những thiệt hại trong tương lai.
Bản đồ nguy cơ ngập lụt thông thường
có các thông tin sau :
• Các dạng ngập
• Các vùng ngập lụt
• Chiều sâu, vận tốc và hướng của
nước lũ
Bản đồ được xác định trên chu kỳ lụt.
Ví dụ 1 lần trong 10 năm (1:10), 1 lần
trong 25 năm (1:25), 1 lần trong 100
năm (1:100) hoặc các sự kiện lũ lớn,
xảy ra chỉ 1 lần trong 1000 năm (1:1000)
(Bảng I-A.1)
Bản đồ nguy cơ ngập lụt sẽ được cập
nhật thường xuyên không chỉ với thông
tin thủy văn, mà còn với các thông tin
về khu vực như thông tin về công trình
lân cận, về nhà trú lũ, đường giao thông
chính, và cũng như các dữ liệu khác
như: thay đổi về đỉnh lũ, hoặc các dữ
liệu thu thập được từ trạm khí tượng

thuỷ văn. Các thông tin khác như tài
Các giải pháp đề xuất
Xác định vùng ngập lụt
Hình I-A.6: Bản đồ ngập lụt của
thủ đô Manila, Philippines, truy cập
được trên mạng (Sở môi trường và
thiên nhiên, Philippnes)
Bảng I-A.1: Mức độ thường xuyên
Chu kỳ lụt
Mức độ thường
xuyên
1 trong 1000
năm
Thấp
1 trong 1000
năm - 1 trong
100 năm
Trung bình
1 trong 100 năm
- 1 trong 20 năm
Cao
1 trong 20 năm
Vùng ngập thường
xuyên
(Phỏng theo World Bank 2012)
Vùng ảnh hưởng của lũ chu kì
2-10 năm
Vùng ảnh hưởng của lũ chu kì 50
-100 năm
Vùng ngập do nước từ kênh rạch

Đường ranh giới thành phố
Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu

Thích Ứng - TP. HCM
19
I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi
Bảng I-A.2: Các bước để thiết lập bản đồ ngập lụt
Bước Mô tả
1
Thu thập thông tin Dựng địa hình, mô hình bề mặt, dữ liệu thủy văn
2
Tính toán chu kì Lượng nước lũ hàng năm chảy qua một khu vực cụ thể
3
Dựng mô hình Mô hình thủy lực 1D, 2D hay 1D2D
4
Xác nhận kết quả mô hình
Đo đạc và kiểm tra thực địa để so sánh với kết quả từ mô
hình
5
Chuẩn bị vẽ bản đồ và
phát hành
Thông tin đầu ra được thể hiện thân thiện với người xem,
và được phân phát đến các đối tượng khác nhau
6
Kiểm tra và liên tục cập
nhật
Cập nhật thường xuyên trên bản đồ với các thông tin của
khu vực và thông tin khí tượng thuỷ văn
(Phỏng theo Jha, Bloch & Lamond 2012)
sản thiệt hại, dân số và số dân bị thiệt

hại trong một trận ngập lụt cụ thể cũng
có thể được đưa vào (Jha, Bloch &
Lamond 2012).
Có sáu bước chính để thiết lập bản đồ
nguy cơ lũ lụt được thể hiện trong Bảng
I-A.2. Tuy nhiên, lưu ý rằng luôn tồn tại
các rủi ro sai số trong các thông tin này.
Một số ví dụ về các rủi ro sai số như:
• Sai số trong khi dựng mô hình
• Tham số tham khảo không chính xác
• Thông số đầu vào không chính xác
• Hiện tượng tự nhiên xảy ra không như
dự kiến (Jha, Bloch & Lamond 2012)
Do vậy, điều quan trọng là các cấp ra
quyết định hiểu rằng sẽ có những sai số
trong quá trình dự đoán. Và do đó, bản
đồ ngập lụt phải nên được cập nhật theo
dữ liệu đầu vào mới nhất, cũng là để
đảm bảo các quyết định tương lai là dựa
trên các thông tin cập nhật mới nhất.
Bản đồ có thể định dạng theo ảnh hoặc
vector GIS. Tùy thuộc vào nhóm đối
tượng khác nhau như chính quyền địa
phương hoặc hộ gia đình, bản đồ được
thể hiện mức độ chi tiết khác nhau (Hình
I-A.8). Mục đích chính của bản đồ lũ lụt
cho đối tượng người dân là nâng cao
nhận thức của cộng đồng về các quyết
định pháp lý (ví dụ như sử dụng đất,
cách bố trí và thiết kế cụ thể cho khu

đất), và tạo điều kiện cho người dân
có sự chuẩn bị và phản ứng thích hợp
trước lũ (FLOODsite 2008).
Hình I-A.8: Các bản đồ ngập lụt
khác nhau cho các đối tượng sử
dụng khác nhau (Bộ môi trường
Baden-Württemberg)
Cho toàn cộng đồng
Cho các cơ quan chức năng địa phương
Cho các sở chuyên ngành
GHI CHÚ:
Nhà trú ẩn
Tình trạng
Đã được đề xuất
Trong tương lai
Khu vực ngập
Vùng ngập lũ 100 năm
Đồn cảnh sát khu vực
Hình I-A.7: Bản đồ ngập lụt của
Philadelphia, có thể hiện vị trí nhà
trú lũ (TP. Philadelphia)
Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu
20
I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi
để tự nhiên hóa sông ngoài, bao gồm:
(1) Loại bỏ vật cản: các chướng ngại
vật chẳng hạn như chất thải rắn, cây
đổ, đập dâng nước và công trình đường
thủy không cần thiết, cần được loại bỏ,
để để nâng cao năng lực và duy trì lũ

duy trì vận tốc dòng chảy ban đầu. Loại
bỏ phù sa lắng đọng, đào và mở rộng
kênh là giải pháp được xem như một
phương sách cuối cùng và nên giới hạn
tối thiểu do sự tác động to lớn của các
giải pháp này đến môi trường tự nhiên
của con sông.
(2) Lấy lại đường cong tự nhiên của
các con sông: trong quá trình đô thị
hóa, các con sông và rạch thường bị
nắn thẳng và bị kè hóa. Uốn khúc dòng
sông trở về đường cong tự nhiên của nó
là để nâng cao năng lực lưu trữ nước
của vùng đồng bằng sông và hạn chế
chiều cao lũ.
02 Tự nhiên hóa sông ngòi và
kênh rạch
Các con sông và kênh trong TP. HCM
thường xuyên bị thu hẹp và xâm chiếm
bởi nhà cửa và chất thải rắn. Điều này
dẫn đến sự tắc nghẽn và suy giảm khả
năng chảy trong sông. Ngoài ra, các bờ
kè tại TP. HCM thường được lát bằng
vật liệu kín mặt như đá và bê tông. Các
kè kín sẽ phần nào làm giảm khả năng
thấm nước, tăng vận tốc chảy hạ nguồn
và do đó, tăng lũ lụt hạ nguồn.
Tự nhiên hóa sông ngoài và kênh rạch
là để trả con sông trở lại trạng thái ban
đầu của nó, từ đó, nó sẽ khuyến khích

quá trình thẩm thấu, tăng khả năng trữ
nước, và không gian cho nước lũ. Nó
còn giúp làm giảm xói lở bờ kè và nâng
cao môi trường tự nhiên hoang dã dọc
theo con sông. Có bốn chiến lược chính
Hình I-A.9: Các giải pháp tự nhiên
hoá sông ngòi và kênh rạch
Tạo Không gian cho Nước lũ
1
2
3 4
1. Loại bỏ vật cản
2. Lấy lại đường cong tự nhiên của
các con sông
3. Tái kết nối sông với vùng đồng
bằng ngập nước
4. Tự nhiên hóa kè sông
Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu

Thích Ứng - TP. HCM
21
I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi
Hình I-A.11: Lùi lại vị trí đê giúp
mở rộng vùng ngập nước và tăng
sức chứa nước hơn làm đê ngay
sát dọc theo sông (Phỏng theo
MRC 2007)
(3) Tái kết nối sông với vùng đồng
bằng ngập nước: nước lũ chảy qua
vùng lũ thường bị chững lại do kè hoặc

điền đất đai và nhà cửa và dẫn đến suy
giảm khả năng lưu trữ. Tái kết nối sông
với vùng đồng bằng ngập nước có thể
được đạt được thông qua: hạ thấp bờ
sông, hạ thấp chiều cao kè, dời lui đê,
điều (Hình I-A.11), và kết nối lại các
kênh nối.
(4) Tự nhiên hóa kè sông: chỉ có các
bờ sông dễ bị sập nên được kè hóa, các
bờ sông ít bị tổn thương nên được để
tự nhiên. Vật liệu thiết kế kè nên là vật
liệu kết hợp với các tính năng tự nhiên,
chẳng hạn rọ đá có trồng cây hoặc bê
tông có lỗ, thay vì lát bằng bê tông kín
liền mặt (Hình I-A.12). Các biện pháp
này giúp bảo vệ đê khỏi bị xói mòn, tăng
Hình I-A.12: Tự nhiên hoá kè sông
1. Kè sông với bề mặt bê-tông kín
mặt (không khuyến khích)
2. Kè sông với bê tông có lỗ
3. Kè sông với các túi đá có trồng
cây
4. Kè sông với các túi đá có trồng
cây và khoảng lùi
Hình I-A.10: Các ví dụ về thiết kế kè
sông theo cách tự nhiên
Trái: Kè bằng cọc gổ
Phải: Kè bằng các túi đá có trồng
cây (Phỏng theo PUB 2011)
cường sự thẩm thấu của nước lũ và

làm chậm tốc độ dòng chảy. Ngoài ra,
các phù sa tích đọng trong vật liệu lát
kè sẽ được thường xuyên cung cấp cho
thực vật phát triển, và khuyến khích môi
trường sống của động vật hoang dã và
tăng tính thẩm mỹ của các con sông và
kênh rạch.
1 2
3
4
mực nước cao
mực nước thấp
TRƯỚC
SAU
mực nước cao
mực nước thấp
Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu
22
I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi
03 Bảo tồn vùng đồng bằng ngập
nước
Vùng đồng bằng ngập nước là một khu
vực bằng phẳng liền kề các con sông,
suối và thường xuyên bị ngập lụt, ví dụ
như bị ngập bởi lũ chu kì 10 hay 20 năm.
Vùng đồng bằng ngập nước tự nhiên
cung cấp không gian cho sông suối để
mở rộng trong quá trình lũ và làm giảm
đỉnh lũ. Do đó, vùng đồng bằng ngập
nước góp phần kiểm soát và giảm rủi

ro ngập lụt ở hạ lưu một cách tự nhiên.
Ngoài ra, vùng đồng bằng ngập nước
cũng giúp làm giảm ô nhiễm do nước
mặt và cung cấp môi trường sống cho
cả hệ thực vật và động vật (Sipes 2010).
Vùng đồng bằng ngập nước phải nên
được quy hoạch kĩ lưỡng để nâng cao
hiệu quả cao đất sử dụng. Việc bị ngập
Hình I-A.13: Phân khu chức năng
vùng đồng bằng ngập nước
theo chu kì ở đồng bằng ngập nước là
chìa khóa để duy trì các hệ sinh thái
quan trọng, bao gồm cả rừng ven sông
và vùng đầm lầy. Chức năng thủy văn
của đồng bằng ngập nước có thể được
đảm bảo bằng cách hạn chế phát triển,
hoặc khuyến khích sử dụng đất “thân
thiện với lũ” như đất nông nghiệp, sân
chơi, đất thể dục thể thao, hoặc khu
ở đáp ứng với lũ (DCLG 2006). Đồng
bằng ngập lũ, do đó, có thể được phân
loại thành 2 khu vực khác nhau (Hình
I-A.13)
• Khu cấm xây dựng: là vùng đất ven
sông, nơi thường xuyên bị ảnh hưởng
nặng bởi thủy triều và lũ đầu nguồn.
Trong khu cấm xây dựng, tất cả các
cấu trúc xây dựng sẽ bị hạn chế.
• Vùng đệm: nơi bị ảnh hưởng lũ lụt
Khu cấm xây dựng Vùng đệm

Vùng an toàn với lũ
Vùng đồng bằng ngập nước
Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu

Thích Ứng - TP. HCM
23
I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi
định kì và theo mùa, thích hợp sử
dụng đất cho nông nghiệp, sân chơi,
cơ sở hạ tầng không quan trọng, và
khu dân cư và cơ sở hạ tầng đáp ứng
với lũ.
Trong khu vực TP. HCM, đồng bằng
ngập lũ đang dưới nguy cơ bị san lấp và
chiếm đóng bởi các công trình xây dựng
do đô thị hóa và nhu cầu cao về nhà ở.
Bảng I-A.3: Phân loại theo sử dụng đất theo tính nhạy cảm với tổn thương do lũ
Phát triển
tương thích
với nước
• Công trình kiểm soát và chống lũ lụt
• Công trình dẫn nước, xử lý nước thải, và trạm bơm
• Bến cảng, bến du thuyền, và công trình của ngành đánh bắt cá
• Không gian mở, thể thao ngoài trời, vui chơi giải trí liên quan đến
nước
• Khu bảo tồn thiên nhiên
Ít nhạy cảm • Cửa hàng, nhà hàng và quán cà phê, văn phòng
• Kho bãi và cơ sở phân phối
• Đất đai và nhà sử dụng cho nông lâm nghiệp.
• Nhà máy xử lý nước (với đầy đủ các biện pháp kiểm soát ô nhiễm)

Trung bình • Bệnh viện, cơ sở giáo dục.
• Trạm y tế khu dân cư, nhà cho trẻ em, nhà dịch vụ xã hội, nhà tù, nhà
ở, ký túc xá và khách sạn.
• Bãi rác và các cơ sở quản lý chất thải
• Các khu đất phục vụ kỳ nghỉ lễ và các sự kiện
Rất nhạy cảm • Trạm cảnh sát, trạm cứu thương, trạm cứu hỏa, điểm di tán khẩn cấp
• Công trình viễn thông
• Nhà có tầng hầm
• Các cơ sở có các chất độc hại dễ
Nhạy cảm
nhất
• Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải thiết yếu (bao gồm cả các tuyến
đường sơ tán hàng loạt)
• Cơ sở hạ tầng chiến lược, bao gồm trạm điện và lưới điện và trạm
biến áp chính
(Phỏng theo DCLG 2006)
Đất trong vùng đồng bằng ngập nước bị
giảm năng lực trữ lũ và do đó tạo ra các
khu lũ lụt mới. Việc bảo vệ đồng bằng
ngập lũ, tái kết nối vùng ngập với mạng
lưới sông ngoài, thiết lập tiêu chuẩn sử
dụng đất, cũng như tăng cường các quy
định sử dụng đất và kiểm soát đô thị
trong khu vực đồng bằng ngập lũ là hết
sức cần thiết.
Hình I-A.14 : Vùng đồng bằng
ngập nước trước vào sau khi bị
xâm chiếm bởi nhà và hạ tầng,
dẫn đến sự gia tăng của mực
nước lũ.

TRƯỚC
SAU
Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu
24
I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi
04 Mạng lưới hồ điều tiết phân
cấp
Thông thường, do không đủ khả năng
trữ nước trong sông và kênh rạch, mực
nước lũ sẽ được tăng lên nhanh chóng
và dẫn đến ngập lụt. Khi áp dụng một
mạng lưới hồ điều tiết phân cấp trong đô
thị, nước lũ sẽ được chuyển từ các con
sông và kênh vào các hồ điều tiết, và từ
từ được lọc và chảy trở lại ra mạng lưới
thoát nước khi cơn lũ đã qua đi, hoặc ra
sông khi sông có lại năng lực trữ nước
(Hình I-A.15).
Ngoài ra, trong trận mưa, khi mà hệ
thống cống thoát nước bị quá tải, nước
chảy bề mặt có thể được trữ trong các
hồ điều tiết này và thoát ra lại hệ thống
thoát nước đô thị một khi hệ thống thoát
nước đã có thể tiếp nhận thêm lượng
chảy.
Mạng lưới hồ điều tiết phân cấp trong
các lưu vực khác nhau trong thành phố
sẽ đóng vai trò hiệu quả trong việc giảm
ngập lụt cả ngập từ sông và ngập do
mưa. Khu vực chưa được xây dựng tại

ngoại vi TP. HCM có tiềm năng được sử
dụng cho các hồ điều tiết phân cấp, và
do đó cần được bảo tồn.
Hình I-A.15: Trước và sau khi áp
dụng mạng lưới hồ điều tiết phân
cấp trong cơn mưa và triều dâng
Hồ điều tiết phân cấp
Nước lũ bị dâng nhanh
Nước lũ được thoát từ từ ra sông
Mưa lớn
Mưa lớn
Triều dâng
TRƯỚC
SAU SAU
TRƯỚC
GHI CHÚ
ẢNH
: Ronald Eckert / De Urbanisten
Triều dâng
Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu

Thích Ứng - TP. HCM
25
I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi
Bảng I-A.5: Phân loại Hồ điều tiết tạm thời
Loại

Mô tả và lưu ý Độ sâu và dung
tích tối đa
Bãi đỗ xe Độ sâu của nước bị hạn chế do

nguy cơ nước làm hư xe, đường đi
bộ và các công trình liên quan.
0.2 m
200 l/m²
Đường nhỏ Đường có tốc độ giới hạn dưới 50
km/h, nơi độ sâu của nước có thể
được kiểm soát tùy theo thiết kế
0.1 m
100 l/m²
Khu vực
giải trí
Bề mặt cứng được sử dụng cho
sân bóng rổ, bóng đá mini và sân
quần vợt
0.5 - 1.0 m
500 - 1.000 l/m²
Sân trường Cẩn thận trong thiết kế để đảm bảo
sự an toàn cho trẻ em.
0.3 m
300 l/m²
Sân chơi Có thể nằm thấp hơn mặt đất của
khu vực lân cận, và chiếm một
khu vực rộng lớn, có thể cung cấp
dung tích lớn.
0.5 - 1.0 m
500-1.000 l/m²
Công viên Cần cẩn thận để tách nước lũ riêng
biệt và kiểm soát để ngăn chặn lũ
ở hạ lưu
0.5 m - 1.0 m

500-1.000 l/m²
Khu công
nghiệp
Nên cẩn thận vì một số khu vực có
thể tạo ra ô nhiễm nước mặt.
0.5 m
500 l/m²
(Phỏng theo Balmforth, Digman, Butler & Schaffer 2006)
Bảng I-A.4: Các bước để thiết lập Hồ
điều tiết tạm thời
1. Xác định vị trí thích hợp cho lưu vực
đô thị
2. Xác định độ sâu tối đa của nước lũ
3. Ước tính lượng nước tối đa có thể lưu
trữ và xây dựng mô hình thủy lực
4. Chỉ định lối thoát nước
5. Xem xét các vấn đề sức khỏe và an
toàn
(Phỏng theo Jha, Bloch & Lamond 2012)
Hình I-A.16: Sân chơi hoạt sân thể thao có thể phụ vục như khu đa chức năng:
với mục đích giải trí và lưu trữ nước tạm thời trong thời gian lũ lụt.
05 Hồ điều tiết tạm thời trong khu
vực đô thị
Tùy thuộc vào nguồn tài nguyên đất, hồ
điều tiết có thể áp dụng theo các kích cỡ
khác nhau. Trong khu vực đô thị đông
đúc, hồ điều tiết có thể được thiết lập
bằng cách tận dụng các công trình có
chức năng khác. Chúng được gọi tên là
hồ điều tiết tạm thời.

Bảng I-A.4 và I-A.5 gồm các yếu tố
chính để xác định địa điểm phù hợp cho
việc xây dựng hồ điều tiết tạm thời và
dung tích trữ nước tùy theo. Một số yêu
cầu cơ bản cho việc chọn vị trí này là:
• Công trình sẽ luôn luôn ở trên mặt đất
• Công trình dành cho việc trữ nước sẽ
có một mục đích sử dụng khác bên
cạnh
• Chức năng sử dụng khác này sẽ
không nhất thiết hoạt động thường
xuyên và có thể bị ngắt đoạn trong
thời gian trữ lũ (Balmforth, Digman,
Butler & Schaffer 2006).

×