Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Nội dung chính sách chia cổ tức của công ty cổ phần, tác động của các hình thức chi trả cổ tức đến giá cổ phiếu liên hệ thực tế tại tập đoàn FPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.41 KB, 18 trang )


Chủ đề: Nội dung chính sách chia cổ tức của công ty cổ
phần, tác động của các hình thức chi trả cổ tức đến giá
cổ phiếu. Liên hệ thực tế tại tập đoàn FPT.
Nhóm 5
A. Lý thuyết
I. Chính sách cổ tức
1. Khái niệm
Cổ tức: phần lợi nhuận sau thuế của công ty dùng để chi trả cho các cổ đông (các chủ sở hữu
của công ty)
1
Chính sách cổ tức: chính sách ấn định phân phối giữa lợi nhuận giữ lại tái đầu tư và chi trả
cổ tức cho cổ đông.
2. Các hình thức chi trả cổ tức
Thường thì có 3 hình thức chi trả cổ tức cơ bản: trả cổ tức bằng tiền mặt, trả cổ tức bằng cổ
phiếu và trả cổ tức bằng tài sản.
- Trả cổ tức bằng tiền mặt
Cổ tức tiền mặt được tính trên cơ sở mỗi cổ phiếu, được tính bằng phần trăm mệnh giá.
Hình thức chi trả này làm giảm tiền mặt dẫn đến giảm tài sản, giảm vốn cổ phần cổ đông.
- Trả cổ tức bằng cổ phiếu
Hình thức này doanh nghiệp (DN) đưa thêm ra những cổ phiếu của DN đã được Đại hội
đồng Cổ đông thông qua. DN không nhận được khoản thanh toán nào từ phía cổ đông tham
gia. Cổ tức cổ phiếu được áp dụng khi DN muốn giữ lợi nhuận cho mục đích đầu tư và làm
an lòng các cổ đông. Trả cổ tức bằng cổ phiếu giống như việc tách cổ phiếu, đều làm số
lượng cổ phiếu tăng thêm và giảm giá trị cổ phần. Tuy nhiên khác nhau ở chỗ trả cổ tức cổ
phiếu làm tài khoản của chủ sở hữu tăng lên nhưng giảm phần lợi nhuận, trong khi tách cổ
phiếu làm giảm mệnh giá mỗi cổ phần.
- Trả cổ tức bằng tài sản
DN trả cổ tức cho các cổ đông bằng việc trả các thành phẩm, hàng hóa, bất động sản hay cổ
phiếu của công ty khác do DN nắm giữ. Hình thức này ít phổ biến hơn 2 hình thức kể trên.
2


3. Các chính sách chia cổ tức
a. Chính sách ổn định cổ tức
- Công ty duy trì trả cổ tức qua các năm với biến động nhỏ theo lý thuyết ổn định cổ tức.
- Chỉ thực hiện chi trả cổ tức ở mức cao hơn khi DN chắc chắn được phần lợi nhuận có được
trong tương lai .
- Ưu điểm: ổn định tâm lý cổ đông từ đó giữ được lượng cổ đông duy trì, thị giá cổ phiếu
tăng, rủi ro đầu tư thấp.
- Nhược điểm: bỏ lỡ cơ hội đầu tư, gia tăng chi phí vay vốn hoặc thêm lượng cổ phiếu mới.
Gia tăng rủi ro tài chính do vay vốn, phơi nhiễm mất quyền kiểm soát do tăng lượng cổ
phiếu mới.
b. Chính sách thặng dư cổ tức
- DN duy trì mức trả cổ tức qua các năm với mức biến động không đáng kể so với mức biến
động của lợi nhuận công ty thu được qua từng năm
- Chỉ thực hiện chi trả cổ tức ở mức cao hơn khi DN chắc chắn được phần lợi nhuận có được
trong tương lai đủ khả năng cho phép tăng cổ tức.
- Ưu điểm: cổ tức và thị giá tăng nhanh, uy tín của công ty tăng làm hài lòng các cổ đông.
- Nhược điểm: rủi ro đầu tư cao, lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư có xu hướng giảm.
-
4. Vai trò của chính sách cổ tức
- Là công cụ đảm bảo lợi ích cho cổ đông. Đại bộ phận cổ đông đầu tư đều kỳ vọng vào cổ tức
nhận được, chính sách phân chia cổ tức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập các cổ đông.
Mặt khác việc công ty duy trì trả cổ tức ổn định hay không ổn định sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến biến động giá trị cổ phiếu của công ty trên thị trường chứng khoán.
- Là công cụ tác động đến sự tăng trưởng và phát triển của công ty. Chính sách cổ tức liên
quan đến việc xác định lượng tiền mạt dùng trả cổ tức cho các cổ đông. Vì vậy nó liên hệ
chạt chẽ tới chính sách tài trợ và chính sách đầu tư của công ty. Mặt khác việc trả cổ tức sẽ
làm giảm lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư, vì vậy sẽ làm ảnh hưởng đến nhu cầu huy động vốn
từ bên ngoài của công ty.
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chi trả cổ tức
- Các yếu tố khách quan:

+ Các quy định pháp lý về việc trả cổ tức: là cơ sở đầu tiên cho quyết định chính sách
và hoạt động chi trả cổ tức của mỗi doanh nghiệp.
+ Xu thế vận động của nền kinh tế: khi NKT suy thoái, lãi suất thị trường sụt giảm, có ít
cơ hội đầu tư. Nếu có nhu cầu về vốn, công ty dễ dàng vay vốn với lãi suất thấp và phần lớn
lợi nhuận sau thuế để trả cổ tức (và ngược lại)
3
+ Chi phí phát hành chứng khoán: việc phát hành chứng khoán thường được thực
hiền bởi các tổ chức bảo lãnh phát hành chuyên nghiệp. Nếu chi phí phát hành cao, công ty
sẽ quyết định tăng phần giữ lại để tái đầu tư và ngược lại.
+ Tâm lý nhà đầu tư: những người đã về hưu có xu hướng muốn nhận thu nhập ổn định nên
luôn muốn công ty trả cổ tức cao và đều đặn.
+ Vị trí của các cổ đông trong thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân: khi công
ty do một số đại cổ đông nắm giữ, họ thường muốn chia cổ tức với tỷ lệ thấp để tránh phải
nộp thuế thu nhập cá nhân với mức cao và ngược lại.
- Các yếu tố chủ quan
+ Cơ hội đầu tư: công ty có cơ hội đầu tư cao thường có xu hướng nắm giữ phần lớn
lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư.
+ Nhu cầu thanh toán các khoản nợ đến hạn: nếu nhu cầu thanh toán các khoản nợ
đến hạn của DN lớn sẽ buộc DN phải ưu tiên thanh toán nợ trước.
+ Mức tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt được của công ty
+ Sự ổn định về lợi nhuận của công ty
+ Khả năng thâm nhập vào thị trường vốn: những công ty có thời gian hoạt động lâu
dài, lợi nhuận ổn định, uy tín cao, mức rủi ro thấp sẽ dễ dàng huy động vốn hơn.
+ Quyền kiểm soát công ty
+ Tình hình luồng tiền của công ty: trước khi quyết định trả cổ tức công ty cần xem xét
khả năng cân đối luồng tiền của mình.
+ Chu kỳ sống của doanh nghiệp: như trong giai đoạn công ty mới thành lập, sản phẩm
chưa chiếm lĩnh được thị trường, uy tín chưa cao, khả năng huy động vốn khó khăn, công ty
cần giữ lại phần lớn lợi nhuạn sau thuế để tái đầu tư.
II. Tác động của chính sách chi trả cổ tức đến giá cổ phiếu

1. Trả cổ tức bằng tiền mặt :
Hầu hết cổ tức của công ty được trả bằng tiền mặt, bởi điều này sẽ thuận lợi cho cổ đông
trong việc sử dụng vào các mục đích có tính chất tiêu dung cá nhân. Mức cổ tức tiền mặt
được trả có thể được tính trên cơ sở mỗi cổ phần, hoặc theo tỷ lệ % so với mệnh giá cổ
phiếu. Từ công thức xác định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu cổ tức :
P =

=
+
n
t
t
r
D t
1
)1(
+
t
r
Pn
)1(
+
Trong đó: P là giá cổ phiếu ở thời điểm hiện tại
Dt là cổ tức dự kiến nhận được ở cuối năm thứ t
r: tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi của nhà đầu tư
Pn: giá bán cổ phiếu ở cuối năm thứ n
4
Từ công thức trên có thể thấy, với mức tỷ suất lợi nhuận xác định mức cổ tức dự tính trong
tương lai có quan hệ trực tiếp tới giá cổ phiếu. Tuy nhiên, trả cổ tức cao không có phải luôn
đi cùng với giá cổ phiếu tăng cao trên thị trường, nó còn phụ thuộc vào cách tiếp cận của

nhà đầu tư khi ra quyết địn mua cổ phiếu. Có nhà đàu tư mong muốn nhận được các khoản
cổ tức đều đặn hàng năm, có nhà đầu tư lại hy vọng nhận được thu nhập lãi vốn (chênh lệch
giá bán ra và giá mua vào cổ phiếu). Việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ làm ảnh hưởng tới
phần lợi nhuận giữ lại để đầu tư. Nếu phần lợi nhuận giữ lại được đầu tư có hiệu quả sẽ
đảm bảo cho sự tăng trưởng lâu dài của công ty, từ đó sẽ tạo niềm tin tăng giá cổ phiếu
trong tương lai. Khi mức độ trả cổ tức bằng tiền tăng qua các năm sẽ có tác dụng tích cực tới
tâm lý nhà đầu tư, nâng cao uy tín của doanh nghiệp và giá cổ phiếu có thể tăng.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán giao dịch thiếu sôi động không có sự tăng trưởng về
giá của các loại cổ phiếu thì việc trả tức bằng tiền mặt là một yếu tố hấp dẫn đối với các nhà
đầu tư và giúp tăng tính thánh khoản.
2. Trả cổ tức bằng cổ phiếu :
Việc trả cổ tức bằng tiền mặt có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thanh toán và nhu cầu
đầu tư của công ty. Vì vậy trong một số trường hợp thay vì trả cổ tức bằng tiền, công ty có
thể tiến hành trả cổ tức bằng cổ phiếu. Doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu mới để trả
cổ tức cho cổ đông sẽ làm giảm NAV tăng lưu lượng cổ phiếu, khả năng cung ứng cổ phiếu
trên thị trường tăng qua đó thị giá cổ phiếu giảm. Mặt khác trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ làm
tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp vì
Vốn điều lệ = mệnh giá cổ phiếu * khối lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Tuy nhiên trên thực tế công ty không thu được một đồng nào và có thể dẫn tới nguy cơ pha
loãng quyền điều hành do tỷ lệ sở hữu thay đổi sau khi phát hành cổ phiếu nội bộ
P1 =
nN
pnPN
+
×+×
0
Trong đó : P1 là giá tham chiếu cổ phiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền
P0 là giá cổ phiếu trước khi tăng vốn ( giá giao dịch bình quân ngay phiên
trước ngày giao dịch không hưởng quyền hoặc giá đóng cửa)
P là giá phát hành cổ phiếu

N và n lần lượt là số cổ phiếu trước khi tăng và số phát hành thêm.
3. Trả cổ tức bằng tài sản khác :
5
Mặc dù không có tính chất phổ biến , song các công ty cổ phần cũng có thể trả cổ tức bằng
các tài sản khác: chứng khoán của công ty khác, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, thành
phẩm, hàng hóa, bất động sản, việc trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ làm giảm các khoản đầu
tư, giảm lượng hàng hóa, thành phẩm từ đó làm giảm tài sản, vốn chủ sở hữu của công ty
và đặc biệt nó làm giảm nghiêm trọng uy tín của công ty kéo giá cổ phiếu sụt giảm mạnh. Vì
vậy việc trả cổ tức bằng tài sản khác chỉ được thực hiện trong trường hợp công ty không thể
sử dụng các phương án trả cổ tức khác.
6
B. Liên hệ thực tế
1.Sơ lược về công ty FPT
Công ty Cổ phần FPT
Tòa Nhà FPT Cầu Giấy, Phố Duy Tân, Phường Dịch vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà
Nội, Việt Nam
Phone: +84 (4) 730-07300
Fax: +84 (4) 376-87410
E-mail:
Thành lập ngày 13/09/1988, trong gần 25 năm phát triển, FPT luôn là công ty Công nghệ
thông tin và Viễn thông hàng đầu tại Việt Nam với doanh thu hơn 1,2 tỷ USD (Báo cáo tài
chính 2012), tạo ra gần 15.000 việc làm và giá trị vốn hóa thị trường năm 2012 đạt gần
10.000 tỷ đồng (tương đương gần 480 triệu USD), nằm trong số các doanh nghiệp tư nhân
lớn nhất tại Việt Nam (theo báo cáo của Vietnam Report 500).
Nhiều năm gần đây, Công ty FPT được bình chọn là Công ty tin học hàng đầu Việt nam (PC
World) và nhận được nhiều bằng khen, giải thưởng như: giải Sao Vàng Đất Việt, Huân
Chương lao động hạng nhất, hạng nhì Lĩnh vực kinh doanh của FPT bao gồm: tích hợp hệ
thống,Sản xuất phần mềm, Phân phối các sản phẩm CNTT, Cung cấp các giải pháp, các dịch
vụ viễn thông và Internet, Phân phối điện thoại di động FPT đang làm chủ công nghệ trên
tất cả các hướng phát triển của mình với các chứng chỉ ISO cho tất cả các lĩnh vực hoạt

động, CMMI cho phát triển phần mềm và đang là đối tác Vàng của Cisco, Microsoft, Oracle,
Checkpoint.
Công ty Cổ phần FPT (mã FPT-HSOSE) công bố báo cáo tài chính quý 4 và lũy kế năm 2012
của công ty mẹ. Theo đó, doanh thu thuần quý 4 của FPT đạt hơn 63 tỷ đồng, giảm 60% so
với cùng kỳ năm trước (156,7 tỷ đồng). Doanh thu tài chính đạt 390 tỷ đồng, tăng 17% so với
cùng kỳ (333 tỷ đồng), trong khi đó, chi phí tài chính là gần 40 tỷ đồng, giảm 32% (58,7 tỷ
đồng). Tổng lợi nhuận trước thuế công ty mẹ FPT đạt 324 tỷ đồng và 321 tỷ đồng lợi nhuận
sau thuế, tăng 31% so với cùng kỳ (244 tỷ đồng).
7
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011, 2012
Chỉ tiêu Mã số 2012 2011
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 24.624.085.073.577 25.397.759.809.554
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 29.781.279.167 27.512.943.153
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch
vụ (10=01-02)
10
24.594.303.794.410 25.370.246.866.401
4. Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp 11 19.902.158.833.281 20.412.099.286.524
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
(20=10-11)
20
4.692.144.961.129 4.958.147.579.877
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 636.518.017.402 552.057.804.065
7. Chi phí tài chính 22 549.888.372.973 693.757.749.103
Trong đó: Chi phí lãi vay 23 228.658.640.864 249.500.890.165
8. Chi phí bán hàng 24 857.892.994.946 793.284.728.364
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 1.602.676.357.135 1.603.154.839.368
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
{30=20+(21-22)-(24+25)} 30 2.318.205.253.477 2.420.008.067.107
11. Thu nhập khác 31 167.744.037.808 104.920.544.425

12.Chi phí khác 32 112.050.540.397 58.923.327.122
13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 55.693.497.411 45.997.217.303
14. Lợi nhuận từ công ty liên kết 45 32.661.858.396 35.537.691.711
15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50=30+40+45) 50 2.406.560.609.284 2.501.542.976.121
16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 424.440.322.537 418.067.272.905
17. (Thu nhập)/chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 (3.366.546.576) 4.327.973.530
18. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60=50-51-52) 60 1.985.486.833.323 2.079.147.729.686
18.1. Lợi ích của cổ đông thiểu số 61 445.159.932.992 397.329.534.986
18.2 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của Công ty
mẹ
62
1.540.326.900.331 1.681.818.194.700
19. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 5.665 6.276
8
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013
Chỉ tiêu Mã số
6 tháng đầu năm
2013
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 12.300.531.979.357
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 33.320.110.616
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
(10=01-02)
10
12.267.211.868.741
4. Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp 11 9.708.829.425.585
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-
11)
20
2.558.382.443.156

6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 141.479.752.568
7. Chi phí tài chính 22 146.337.912.753
Trong đó: Chi phí lãi vay 23 65.518.102.069
8. Chi phí bán hàng 24 551.267.410.136
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 774.473.826.006
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 1.227.783.046.829
{30=20+(21-22)-(24+25)}
11. Thu nhập khác 31 100.077.392.975
12.Chi phí khác 32 59.200.965.816
13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 40.876.427.159
14. Lợi nhuận từ công ty liên kết 45 8.049.338.342
15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 1.276.708.812.330
(50=30+40+45)
16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 230.372.046.625
17. (Thu nhập)/chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 (12.643.199.551)
18. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60=50-51-52) 60 1.058.979.965.256
18.1. Lợi ích của cổ đông thiểu số 61 255.871.580.266
18.2 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của Công ty mẹ 62 803.108.384.990
19. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 2.934
9
2. Khái quát về hoạt động chi trả cổ tức của công ty FPT 2011-2013
Năm
Đợt chi
trả
Hình
thức
chi trả
cổ tức
Tỷ lệ
chi trả

Ghi chú
2011
- Đợt 1
năm 2011
Tiền
mặt
10%
- Tạm ứng cổ tức 6 tháng đầu năm 2011
- 19/09/2011thông báo về việc chi trả cổ tức
- Ngày giao dịch không hưởng quyền: 27/09/2011
- Ngày đăng ký cuối cùng: 29/09/2011
- Thời gian thực hiện: 19/10/2011
- Đợt 2
năm 2011
Tiền
mặt
10%
- Trả cổ tức còn lại năm 2011
- 03/05/2012 thông báo về việc chi trả cổ tức
- Ngày giao dịch không hưởng quyền: 15/05/2012
- Ngày đăng ký cuối cùng: 17/05/2012
- Thời gian thực hiện: 01/06/2012
Cổ
phiếu
25%
2012
- Đợt 1
năm 2012
Tiền
mặt

10%
- Tạm ứng cổ tức 6 tháng đầu năm 2012
- 15/08/2012 thông báo về việc chi trả cổ tức
- Ngày giao dịch không hưởng quyền: 27/8/2012
- Ngày đăng ký cuối cùng: 29/08/2012
- Thời gian thực hiện: 17/09/2012
- Đợt 2
năm 2012
Tiền
mặt
10%
- Trả cổ tức còn lại năm 2012
- 14/11/2012 thông báo về việc chi trả cổ tức
- Ngày giao dịch không hưởng quyền:05/12/2012
- Ngày đăng ký cuối cùng: 07/12/2012
- Thời gian thực hiện: 28/12/2012
2013
- Đợt 1
năm 2013
Tiền
mặt
15%
- Tạm ứng cổ tức 6 tháng đầu năm 2013
- 06/08/2013 thông báo về chi trả cổ tức
- Ngày giao dịch không hưởng quyền : 15/08/2013
- Ngày đăng ký cuối cùng : 19/08/2013
- Thời gian thanh toán: ngày 30/08/2013
10
3. Phân tích tác động của hình thức trả cổ tức tới giả cổ phiếu
a. Trả cổ tức đợt 1 năm 2011

 Ngày 19/09/2011, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM đã có thông báo số 816/2011/TB-
SGDHCM về ngày đăng ký cuối cùng để tạm ứng cổ tức 6T-2011 của Công ty cổ phần FPT
(mã CK: FPT) như sau:
 Ngày giao dịch không hưởng quyền: 27/09/2011 (trường hợp giao dịch thỏa thuận từ
100.000 cổ phiếu trở lên trong các ngày 27,28/09/2011 thì người bán không được hưởng
quyền).
 Ngày đăng ký cuối cùng: 29/09/2011
 Mục đích: Tạm ứng cổ tức 6T-2011 bằng tiền mặt
 Tỷ lệ thực hiện: 10%/mệnh giá (1.000 đồng/cổ phiếu).
 Thời gian thanh toán: 19/10/2011
 Thủ tục và địa điểm thực hiện:
- Đối với chứng khoán lưu ký: người sở hữu làm thủ tục nhận cổ tức tại thành viên lưu ký nơi
mình mở tài khoản
- Đối với chứng khoán chưa lưu ký: nhận cổ tức vào các ngày làm việc trong tuần từ ngày
19/10/2011
 Tác động của chia cổ tức tới giá cổ phiếu
Biểu đồ về giá và khối lượng giao dịch
Ngày 14/09/2011: giá 50.900 đ/cp; khối lượng giao dịch: 750.240 cp
Ngày 19/09/2011: giá 53.500 đ/cp; khối lượng giao dịch: 330.060 cp
Ngày 27/09/2011: giá 51.300 đ/cp; khối lượng giao dịch: 297.060 cp
Ngày 29/09/2011: giá 51.500 đ/cp; khối lượng giao dịch: 518.900cp
 N hận xét:
Từ trên ta dễ nhận thấy thị trường phản ứng trước thông tin công ty FPT thông báo tạm ứng
cổ tức bằng tiền mặt đợt 2 năm 2011 bằng tiền mặt. Các nhà đầu tư đã tăng cường mua vào
cổ phiếu để được hưởng cổ tức và đã đẩy giá lên cao hơn so với thời gian trước đó.
11
Cụ thể,
+ Trước khi thông báo, giá cổ phiếu FPT giao động khoảng 51.000 đ/cp vào ngày 14/9/2011
giá cổ phiếu là 50.900đ/cp.
+ Khi có thông báo chi trả cổ tứcvào ngày 19/09/2011 giá cổ phiếu tăng lên 53.500 đ/cp

+ Sau ngày giao dịch không hưởng quyền (Ngày 27/09/2011), giá cổ phiếu FPT được giao
dịch quanh mức 51.500 đ/cp.
b. Trả cổ tức đợt 2 năm 2011
 Ngày 3/5/2012, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đã có thông báo về ngày đăng ký cuối
cùng để trả cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu năm 2011 của Công ty cổ phần FPT (mã FPT).
 Ngày giao dịch không hưởng quyền: 15/05/2012
 Ngày đăng ký cuối cùng: 17/05/2012
 Mục đích: (1) Trả cổ tức còn lại năm 2011 bằng tiền (2) Trả cổ tức năm 2011 bằng cổ phiếu
 Tỷ lệ thực hiện:
Trả cổ tức còn lại năm 2011 bằng tiềnTỷ lệ thực hiện: 10%/cổ phiếu (01 cổ phiếu được nhận
1.000 đồng).
Trả cổ tức năm 2011 bằng cổ phiếu Tỷ lệ thực hiện: 25% (cổ đông hiện đang sở hữu 04 cổ
phiếu sẽ được nhận 01 cổ phiếu mới). Phương án làm tròn và xử lý cổ phiếu lẻ: Số cổ phiếu
mới được chi trả sẽ được làm tròn xuống đến hàng đơn vị, phần lẻ thập phân phát sinh (nếu
có) sẽ bị hủy bỏ.
(Ví dụ: Cổ đông A sở hữu 102 cổ phiếu tại ngày chốt danh sách thực hiện quyền trả cổ tức
bằng cổ phiếu, cổ đông A được hưởng quyền nhận là: 102:4=25,5 cổ phiếu. Theo nguyên tắc
làm tròn xuống hàng đơn vị, số cổ phiếu cổ đông A thực nhận là 25 cổ phiếu, phần lẻ 0,5 cổ
phiếu sẽ bị hủy bỏ.
 Thời gian thực hiện: 01/06/2012
 Thủ tục và địa điểm thực hiện:
- Đối với chứng khoán lưu ký: người sở hữu làm thủ tục nhận cổ tức tại thành viên lưu ký nơi
mình mở tài khoản
- Đối với chứng khoán chưa lưu ký: nhận cổ tức vào các ngày làm việc trong tuần từ ngày
01/06/2012
12
 Tác động của chia cổ tức tới giá cổ phiếu
Biểu đồ về giá và khối lượng giao dịch
Ngày 02/05/2012: giá 61.980 đ/cp; khối lượng giao dịch: 425.310 cp
Ngày 03/05/2012: giá 64.720 đ/cp; khối lượng giao dịch: 610.240 cp

Ngày 15/05/2012: giá 50.500 đ/cp; khối lượng giao dịch: 350.530cp
Ngày 17/05/2012: giá 49.870 đ/cp; khối lượng giao dịch: 506.130cp
 Nhận xét:
+ Trước thời gian chi trả cổ tức giá cổ phiểu ở mức trên 61 nghìn VND. Ngày 02/05/2012: giá
61.980 đ/cp
+ Khi có thông báo chi trả cổ tứcvào ngày 03/05/2012 giá cổ phiếu tăng lên gần 65.000
đ/cp, khối lượng giao dịch cũng đồng thời tăng mạnh từ 425.310 lên 610.240 cp.
+ Ngày 14/05/2012 giá cp là 64.360 đ/cp ngày 15/05/2012 giá giảm mạnh chỉ còn 50.500
đ/cp và vài ngày tiếp theo duy trì quanh mức 49-50 nghìn VND/ cổ phiếu. Trả cổ tức bằng cổ
phiếu nên làm giá cổ phiếu giảm mạnh do hiệu ứng pha loãng nhưng đồng thời cũng có trả
cổ tức bằng tiền mặt nên làm thì giá cổ phiếu giảm không quá mạnh.
+ Sau ngày giao dịch không hưởng quyền giá chỉ giao động quanh mức 50.000 đ/cp
13
c. Trả cổ tức đợt 1 năm 2012
 Ngày 15/08/2012 Sở GDCK Tp.HCM thông báo ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ
đông tạm ứng cổ tức đợt 1/2012 của Công ty cổ phần FPT (FPT)
 Ngày giao dịch không hưởng quyền: 27/8/2012
 Ngày đăng ký cuối cùng: 29/08/2012
 Lý do và mục đích: Tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2012 bằng tiền
 Tỷ lệ thanh toán: 10%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng)
 Thời gian thực hiện: 17/09/2012
 Địa điểm thực hiện:
- Đối với chứng khoán lưu ký: Người sở hữu chứng khoán làm thủ tục nhận cổ tức tại Thành
viên nơi mở tài khoản lưu ký.
- Đối với chứng khoán chưa lưu ký: Người sở hữu chứng khoán làm thủ tục nhận cổ tức vào
các ngày làm việc trong tuần từ ngày 17/09/2012.
 Tác động của chia cổ tức tới giá cổ phiếu
Biểu đồ về giá và khối lượng giao dịch
Ngày 13/08/2012: giá 46.260 đ/cp; khối lượng giao dịch: 1.027.832 cp
Ngày 15/08/2012: giá 46.140 đ/cp; khối lượng giao dịch: 398.780 cp

Ngày 27/08/2012: giá 39.780 đ/cp; khối lượng giao dịch: 456.530 cp
Ngày 29/08/2012: giá 38.280 đ/cp; khối lượng giao dịch: 516.890 cp
14
 Nhận xét
- 8 tháng đầu năm 2012, nền kinh tế còn nhiều khó khăn và chưa ổn định, giá cp của FPT có
xu hướng giảm. Khối lượng giao dịch có nhiều biến động. Do FPT phát hành thêm cp trước
đó(12/8/2012) và đặc biệt, ngày 13/08/2012 cổ đông sáng lập FPT là ông Nguyễn Cao Bảo
bán ra 1 lượng cổ phiếu lớn 872.112 cp, đẩy khối lượng giao dịch lên tới 1.027.832, giá giảm
đến 46.260 đ/cp.
- Trước khi có thông báo chi cổ tức, giá cp FPT giao động ở quanh mức 46.000 đ/cp
- Ngày 21/8/2012 Trước thông tin về vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên và TGĐ ACB Lý Xuân
Hải với những nghi án lũng đoạn cổ phiếu, thao túng ngân hàng, lập phương án kinh doanh
khống để vay vốn hàng ngàn tỷ đồng, tâm lý NĐT bị ảnh hưởng mạnh. Giá hàng loạt cp trên
thị trường giảm mạnh. Trong phiên giao dịch ngày 21/8, khốn lượng giao dịch cp lớn
894.710 cp, với mức giá khoảng 45.000 đ/cp. Nhà đầu te mua vào chủ yếu là các nhà đầu tư
nước ngoài.
- Chứng khoán quay đầu giảm mạnh trong phiên 27-8 trên cả hai sàn. Dù 27/8/2012 là ngày
đăng ký cuối cùng nhưng giá cp FPT trong phiên đã giảm về mức gần 40.000 đ/cp và sau đó
tiếp tục giảm theo xu hướng thị trường.
d. Trả cổ tức đợt 2 năm 2012
 Ngày 6/11 Sở GDCK Tp.HCM thông báo ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông tạm
ứng cổ tức đợt 2/2012 của Công ty cổ phần FPT (FPT)
 Ngày GDKHQ là ngày 5/12/2012
 Ngày ĐK cuốicùng là 7/12/2012
 Mục đích FPT sẽ trả cổ tức đợt 2/2012
 Tỷ lệ chi trả: 10%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng)
 Thời gian thực hiện ngày 28/12/2012
 Địa điểm thực hiện:
- Đối với chứng khoán lưu ký: Người sở hữu chứng khoán làm thủ tục nhận cổ tức tại Thành
viên nơi mở tài khoản lưu ký.

- Đối với chứng khoán chưa lưu ký: Người sở hữu chứng khoán làm thủ tục nhận cổ tức vào
các ngày làm việc trong tuần từ ngày 28/12/2012
 Tác động của chia cổ tức tới giá cổ phiếu
Biểu đồ về giá và khối lượng giao dịch
15
Ngày 05/11/2012: giá 33.340 đ/cp; khối lượng giao dịch: 97.960cp
Ngày 06/11/2012: giá 34.150 đ/cp; khối lượng giao dịch: 44.860 cp
Ngày 05/12/2012: giá 32.810 đ/cp; khối lượng giao dịch: 107.150 cp
Ngày 07/12/2012: giá 32.330 đ/cp; khối lượng giao dịch: 40.580 cp
 Nhận xét
- Thị trường chứng khoán ảm đạm, trước ngày thông báo nhận cổ tức, cp FPT vẫn theo đà
giảm giá.
- Sau ngày thông báo 6/11 giá tăng nhẹ, đạt mức 34.150 đ/cp
- Các ngày tiếp theo, giá cp có xu hướng tăng, đạt mức giá trung bình cao nhất khoảng
35.000 đ/cp ngày 13/11/2012 sau đó giảm xuống do tình hình kinh tế trong nước không có
tín hiệu khởi sắc, thị trường chứng khoán tiếp tục trong tình trạng ảm đạm. Sự giảm điểm
của FPT và một số mã khác có thể giải thích bằng tâm lý dè dặt của nhà đầu tư đề phòng rủi
ro trước kỳ nghỉ lễ kéo dài khiến áp lực chốt lời tăng cao.
- Vào ngày giao dịch không hưởng quyền, giá cp có sự tăng nhẹ, đạt 32.810 đ/cp sau chuỗi
ngày giảm điểm. Sau đợt trả cổ tức, giá CP FPT bắt đầu tăng lên do ảnh hưởng của tình hình
kinh doanh có những dấu hiệu khả quan, và thị trường có dấu hiệu bớt ảm đạm
e. Trả cổ tức đợt 1 năm 2013
 Ngày 06/08/2013 CTCP GDCK Tp.HCM thông báo ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ
đông tạm ứng cổ tức đợt 1/2013 của Công ty cổ phần FPT (FPT)
 Ngày giao dịch không hưởng quyền : 15/08/2013
 Ngày đăng ký cuối cùng : 19/08/2013
 Lý do và mục đích: Tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2013 bằng tiền mặt
16
 Tỷ lệ thanh toán: 15%/mệnh giá cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1,500 đồng)
 Thời gian thanh toán: ngày 30/08/2013

 Địa điểm nhận cổ tức:
- Đối với chứng khoán lưu ký: người sở hữu làm thủ tục nhận cổ tức tại các thành viên lưu ký
nơi mở tài khoản lưu ký.
- Đối với chứng khoán chưa lưu ký: Người sở hữu chứng khoán làm thủ tục nhận cổ tức vào
các ngày làm việc trong tuần từ ngày 30/08/2013
17
 Tác động của chia cổ tức tới giá cổ phiếu
Biểu đồ về giá và khối lượng giao dịch
Ngày 05/08/2013: giá 44.450 đ/cp; khối lượng giao dịch: 605.453cp
Ngày 06/08/2013: giá 45.060 đ/cp; khối lượng giao dịch: 475.480 cp
Ngày 15/08/2013: giá 45.500 đ/cp; khối lượng giao dịch: 805.360 cp
Ngày 19/08/2013: giá 47.100 đ/cp; khối lượng giao dịch: 538.180 cp
 Nhận xét
- Ngày 06/08/2013, công ty thông báo về ngày chia cổ tức, giá cổ phiếu có xu hướng tăng nhẹ
từ khoảng 44.500 đ/cp đến khoảng 45.000 đ/cp
- Những ngày sau đó, giá cp dao động trong khoảng từ 45.500 đ/cp đến 46.000 đ/cp
- Vào ngày giao dịch không hưởng quyền, gia cổ phiếu bình quân vẫn ở mức 45.500 đ/cp
- Trong phiên giao dịch 19/8 phần lớn thời gian hai sàn đều tăng điểm, càng về cuối phiên
càng tăng mạnh. Các mã CP lớn không chỉ tăng giá mạnh mà thanh khoản tốt trong phiên
này, đặc biệt là nhóm BĐS, chứng khoán, điện. VNIndex đóng cửa tăng 0,64% đạt 511,02
điểm. Riêng cổ phiếu FPT, 19/08/2013(đến ngày nhận cổ tức ) giá tăng mạnh, đạt mức
47.100 đ/cp là mức cao nhất kể từ đầu năm. Tác động tăng giá này chủ yếu là chịu ảnh
hưởng từ sự khởi sắc của thị trường, ảnh hưởng tăng giá từ chia cổ tức không đáng kể.
18

×