Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu sự tương đồng thành phần loài của khu hệ oribatida ở vườn quốc gia xuân sơn, phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.69 KB, 8 trang )

NGHIÊN CỨU SỰ TƢƠNG ĐỒNG THÀNH PHẦN LOÀI CỦA KHU HỆ
ORIBATIDA Ở VƢỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN, PHÚ THỌ
Đào Duy Trinh, Đỗ Thị Hƣơng Giang, Nguyễn Duy Bình,
Luân Văn Minh, Trần Thị Ngà, Trần Thị Thuỷ, Nguyễn Thị Loan
1


Bài báo này đánh giá sự gần gũi giữa các loài Oribatida ở 5 sinh cảnh tại
VQG Xuân Sơn, Phú Thọ từ đó thấy được mối liên hệ giữa các loài khác nhau và đưa
ra nguyên nhân hình thành các nhóm chung với sự gần gũi về thành phần loài.
Chúng tôi có thể giải thích từ góc độ sinh thái: các điều kiện sinh thái như dạng thảm
thực vật, sự có mặt của lớp thảm vụn hữu cơ, mức độ tác động của con người ở các
sinh cảnh.

1. Mở đầu
Vườn quốc gia (VQG), Xuân Sơn nằm trên địa phận hành chính của 4 xã: Xuân Sơn, Đồng Sơn,
Xuân Đài, Kim Thượng ở phía Tây của huyện Thanh Sơn, trên vùng tam giác ranh giới giữa 3 tỉnh Phú
Thọ, Hoà Bình và Sơn La. Lớp thảm thực vật rừng đa dạng với nhiều trạng thái khác nhau: rừng kín
thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, rừng kín thường xanh nhiệt đới trên núi đá vôi xương xẩu, rừng thứ sinh
phục hồi sau nương rẫy, rừng trồng thuần loại (keo, thông ), TCCB (trảng cỏ cây bụi), cây gỗ rải rác.
VQG Xuân Sơn là một trong những khu vực có giá trị cao về đa dạng sinh học, lưu giữ và bảo tồn nhiều
loài động, thực vật quý hiếm đang bị đe dọa ở mức quốc gia và toàn cầu. Nguồn tài nguyên sinh học của
vườn đã được điều tra nghiên cứu khá kỹ nhưng chủ yếu tập trung vào khu hệ thực vật, động vật có xương
sống trên cạn, côn trùng. Các nhóm động vật không xương sống ở đất hầu như chưa được quan tâm, ngoại
trừ một và nghiên cứu về nhóm Microarthropoda, về Collembola nhưng hạn chế về quy mô và thời gian
[2,3,5,6,7].
Bộ Oribatida (Acari: Oribatida) bao gồm những nhóm ve bét đa dạng và phong phú nhất. Ngoài
tự nhiên chúng sống chủ yếu trong môi trường đất và các môi trường sống liên quan với hệ sinh thái đất,
như thảm lá rừng và xác vụn thực vật, trên thân hay dưới vỏ cây gỗ, lớp thảm rêu bám trên thân cây, đất
treo trên cành cây, trong tán cây xanh. Do đó để đánh giá sự tương đồng về thành phần loài giữa các sinh
cảnh là một vấn đề rất quan trọng, trong quá trình đánh giá các loài thích nghi với môi trường sống [4].


2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chúng tôi đã tiến hành 6 đợt thực địa thu mẫu Oribatida trong thời gian 2005-2008 ở VQG
Xuân Sơn, Phú Thọ. Mẫu vật nghiên cứu thu theo phương pháp của Ghilarov, 1975 [1,4] trong 5 sinh
cảnh: rừng tự nhiên (RTN), rừng nhân tác (RNT), trảng cỏ cây bụi (TCCB), vườn quanh nhà (VQN) và
đất canh tác trồng cây nông nghiệp ngắn ngày (ĐCT). Riêng sinh cảnh rừng tự nhiên, mẫu thu theo 3
đai cao: đai 300-600m; đai 600-1000m; đai 1000-1600m [2,6]. Oribatida được tách khỏi đất bằng phễu

1
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Berlese-Tullgren trong thời gian 7 ngày ở điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm, định loại tên loài theo
tài liệu chuyên môn [1,4]. Sử lý số liệu dựa vào phần mềm Excel bằng chỉ số Jaccard. Hiện toàn bộ
mẫu vật được lưu giữ tại phòng thí nghiệm Khoa Sinh học – ĐHSP Hà Nội và một phần tại Khoa Sinh
– KTNN, ĐHSP Hà Nội 2.
3. Kết quả
Tuy cùng sinh sống trong một khu vực, một vùng nhất định nào đó nhưng do có sự đa dạng về các
yếu tố: địa hình, địa mạo, lớp thảm phủ thực vật, hoạt động kinh tế, phương pháp canh tác, khai sử dụng đất
của con người… đã tạo ra những tổ hợp động vật với thành phần khác nhau. Đối với Oribatida cũng vậy.
Mức độ tương đồng về thành phần loài giữa các khu vực nghiên cứu hay giữa các dạng sinh cảnh ngay trong
một khu vực nghiên cứu cho phép hình dung được mức độ gần gũi hay xa cách về các điều kiện sống của
các sinh cảnh nghiên cứu.
Để giải thích nguyên nhân hình thành các nhóm chung ở các sinh cảnh với mức độ đồng đều gần
gũi nhau ở VQG Xuân Sơn, Phú Thọ chúng tôi có thể giải thích từ góc độ sinh thái: các điều kiện sinh
thái như dạng thảm thực vật, sự có mặt của lớp thảm vụn hữu cơ, mức độ tác động của con người ở các
sinh cảnh.
3.1. Sự tương đồng về thành phần loài giữa các đai cao ở vùng nghiên cứu
Hình 3.1 thể hiện sự tương đồng về thành phần loài giữa các các đai cao (RTN) của VQG Xuân
Sơn, Phú Thọ, kết quả phân tích bằng chỉ số Jaccard (J). Giá trị chỉ số (J) giữa các sinh cảnh không cao,
dao động từ 30,32% (thấp đai cao 300-600m và đai cao 300-1600m) đến 51,95% (cao nhất đai cao 300-
600m và 600-1000m). Trên Hình 3.1 các đai cao có sự gần gũi nhau về thành phần loài được xếp vào một
nhóm.

Nguyên nhân hình thành 1 nhóm chung trên là do mức độ tác động của con người ở 2 đai 300-
600 và đai cao 600-1000m không nhiều đến môi trường chúng sống và sự chênh lệch về điều kiện khí hậu
không thay đổi nhiều ở 2 đai này. Nhưng ở đai cao 1000-1600m con người ít tác động và điều kiện khí
hậu chêch lệch hơn nhiều so với 2 đai còn lại cụ thể như sau đo lượng gió 5km/s ở đai cao 1000-1600m,
còn đai cao 600-1000m chỉ 2 km/s.






300-600
600-1000


1000-1600









Hình 3.1. Sự tƣơng đồng về thành phần loài giữa các đai cao ở vùng nghiên cứu

RNT
TCCB
ĐCT

VQN
300-600
600-
1000

1000-
1600
RNT
























TCCB
51,02%

















ĐCT
35,55%
44,44%









VQN
34,88%
37,77%
48,48%







300-600
36,62%
38,35%
29,41%
26,86%









600-1000
32,35%
36,23%
24,61%

23,80%
51,59%





1000-
1600
26,15%
28,35%
19,67%
22,80%
31,32%
36,00%


300-600









600-1000

51,95%







1000-1600

30,32%

36,00

Ghi chú:


> 50,1%







30,1 – 40,0%




RNT: rừng nhân tác.
TCCB: trảng cỏ cây bụi.

VQN: vườn quanh nhà.
ĐCT: đất canh tác.




Hình 3.2. Sự tƣơng dồng về thành phần loài giữa các sinh cảnh và đai cao (RTN) ở vùng nghiên
cứu
3.2. Sự tương đồng về thành phần loài giữa các sinh cảnh và đai cao (RTN) ở vùng nghiên
cứu
Hình 3.2 thể hiện sự tương đồng về thành phần loài giữa các đai cao với các sinh cảnh của VQG
Xuân Sơn Phú Thọ, kết quả phân tích bằng chỉ số Jaccard (J). Giá trị chỉ số (J) giữa các sinh cảnh không
cao, dao động từ 19,67% (thấp nhất giữa đai cao 1000-1600m với ĐCT) đến 51,59% (cao nhất giữa đai
cao 600-1000m và đai cao 300-600m). Trên hình 4.2 thể hiện sự tách biệt giữa các nhóm sinh cảnh có sự
gần gũi nhau về thành phần loài như sau: nhóm 1 gồm sinh cảnh RNT, TCCB, ĐCT, VQN, đai cao 300-
600m, nhóm 2 gồm các đai cao. Giữa hai nhóm này, hình thành một nhóm chung, có sự gần gũi nhau
giữa đai cao với 4 sinh cảnh RTN, TCCB, ĐCT, VQN.
Ở nhóm 1, gồm các sinh cảnh rừng (RTN, TCCB, ĐCT, VQN), đều có mức độ can thiệp của con
người vào các sinh cảnh nêu trên so với những đai cao 300-600m, đai cao 600-1000m và đai cao 1000-
1600m mức độ tác động con người ít hơn cũng như điều kiện khí hậu. Ở nhóm 2, chủ yếu là các đai cao
có mức độ gần gũi với nhau nhiều hơn điều này cũng dễ hiểu chúng cùng sống trong môi trường RTN ít
bị tác động của con người vào các đai cao cho nên mức độ gần gũi giữa các loài nhiều hơn.
3.3. Sự tương đồng về thành phần loài giữa các sinh cảnh ở vùng nghiên cứu
Hình 3.3 thể hiện sự tương đồng về thành phần loài giữa các đai cao với các sinh cảnh của VQG
Xuân Sơn Phú Thọ, kết quả phân tích bằng chỉ số Jaccard (J). Giá trị chỉ số (J) giữa các sinh cảnh không
cao, dao động từ 19,15% (thấp nhất giữa RTN và VQN) đến 51,02% (cao nhất giữa RNT và TCCB).
Trên hình 4.3 các sinh cảnh có sự gần gũi nhau về thành phần loài được xếp vào một nhóm duy nhất.
Nguyên nhân hình thành các nhóm trên, theo chúng tôi có thể giải thích từ góc độ sinh thái: các
điều kiện sinh thái như dạng thảm thực vật, sự có mặt của lớp thảm vụn hữu cơ, mức độ tác động của con
người đã tạo nên sự khác biệt về thành phần loài Oribatida của các sinh cảnh. Các sinh cảnh rừng (RNT,

TCCB, ĐCT, VQN), đều có mức độ can thiệp của con người vào các sinh cảnh nêu trên so với RTN. Do
đó có mức độ gần gũi với nhau nhiều hơn còn RTN các đai cao chúng có điều kiện khí hậu thích nghi cho
mỗi loài Oribatida hơn so với sinh cảnh còn lại.


ĐCT
VQN
TCCB
RNT

RTN
Ghi chú:

< 20%

40,1-50%





20,1-30%



>50,1%









30,1-40%





ĐCT











VQN
48,48%














TCCB
42,22%
35,55%









RNT
37,78%
35,71%
51,02%



RTN
24,47%
19,15%
31,63%

27,55%
















4. Kết luận
Sự tương đồng về thành phần loài ở các đai cao dao động từ 30,32% (thấp đai cao 300-600m và
đai cao 1000-1600m) đến 51,95% (cao nhất đai cao 300-600m và 600-1000m).
Ghi chú:


10,1-20%

40,1-50% RTN: rừng tự nhiên.



RNT: rừng nhân tác.


20,1-30%


> 50,1% TCCB: trảng cỏ cây bụi.
VQN: vườn quanh nhà.




ĐCT: đất canh tác.


30,1-40%



Hình 3.3. Sự tƣơng đồng về thành phần loài giữa các sinh cảnh ở vùng nghiên cứu
Sự tương đồng về thành phần loài giữa các sinh cảnh và đai cao dao động từ 19,67% (thấp nhất
giữa đai cao 1000-1600m với ĐCT) đến 51,59% (cao nhất giữa đai cao 600-1000m và đai cao 300-
600m).
Sự tương đồng về thành phần loài ở các sinh cảnh nghiên cứu dao động từ 19,15% (thấp nhất
giữa RTN và VQN) đến 51,02% (cao nhất giữa RNT và TCCB).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ghilarov M.C., Methods of Soil zoological studies,Publ. “Nauka”, Moscow, pp 1-48 (in Russ.),
1975.
2. Trần Minh Hợi, Nguyễn Xuân Đặng , Đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen sinh vật tại vườn
quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ, Nxb giáo dục, Hà Nội , 188 trang, 2008.
3. Phạm Thị Huyền, Vũ Quang Mạnh, Nguyễn Xuân Lâm, Đặc Việt Hà, Đặng Thuý Hiền Ve giáp

(Acari: Oribatei) trong cấu trúc quần xã Acari ở hệ sinh thái rừng vườn Quốc Gia Ba Vì, Việt
Nam, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. Nxb KH & KT, Hà Nội , tr. 777-
780, 2004.
4. Vũ Quang Mạnh, Động vật chí Việt Nam Fauna of Vietnam bộ ve giáp (Oribatida), NXB KH và
KT, Hà Nội , 346 trang, 2007.
5. Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh, Lưu Thanh Ngọc, Nguyễn Ngọc Phấn , Ve giáp (Acari:
Oribatida) trong cấu trúc chân khớp bé (Microarthropoda) ở Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú
Thọ, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Nxb KH và KT, Hà Nội , tr. 111-
114, 2007.
6. Vũ Quang Mạnh, Lê Nguyên Ngật , Trần Đình Nghĩa, Lê Đình Thủy, Trần Đăng Lâu Tài nguyên
đa dạng sinh học khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, Thông báo
Khoa học ĐHSP Hà Nội , tr. 119-129, 2001.
7. Đào Duy Trinh, Trịnh Thị Thu, Vũ Quang Mạnh, Dẫn liệu và thành phần loài, đặc điểm phân bố
và địa động vật khu hệ Oribatida ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ, Tạp chí khoa học, Khoa
học tự nhiên và Công nghệ, 26, 01 tr.49-56, 2010.



STUDIES SIMILARITIES SPECIES COMPOSITION OF ORIBATIDA MITES IN XUAN SON
NATIONAL PARK, PHU THO
Dao Duy Trinh, Do Thi Huong Giang, Luan Van Minh,
Tran Thi Nga, Tran Thi Thuy, Nguyen Thi Loan

Abstract
Six field trips to collect the Oribatida Mites in Xuan Son National Park (NP) were undertaken
from 2005 to 2008. Samples were taken from 5 habitat types as follows: natural forest, planted forest,
shrub ous savanna, garden surrounding habitation and cultivated land. In natural forest, samples were
taken at the three different elevations: 300-600m a.s.l, 600-1000m a.s.l and 1000-1600m a.s.l.
Modifications of Berlese-Tullgren funnels were used for extraction of the soil Oribatida Mites from the
collected materials. Samples were dried under natural indoor conditions for 7 days. Samples of the

Oribatida Mites are stored in the Ha Noi Univesity of Education and the Ha Noi University of Education
No 2.
The similarity species composition in elevations ranging from 30.32% (300-600m and 1000-
1600m lower elevations) to 51.95% (the highest elevations 300-600m and 600-1000m).
The similarity species composition parallel between these habitats and elevations ranging from
19.67% (the lowest between 1000-1600m with cultivated land) to 51.59% (the highest elevations
between 600-1000m and 300-600m).
The similarity species composition in habitats ranging from research 20.21% (the lowest between
the natural forest and garden surrounding habitation) to 51.02% (highest between planted forest and
shrub ous savanna).

×