Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Vật lý 9 907 (HK II 2010 2011)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.91 KB, 4 trang )


Trang 1/4 - Mã đề kiểm tra 907
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH

KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN: VẬT LÍ 9
Thời gian làm bài: 60 phút

ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề kiểm tra có 04 trang
Mã đề 907
Họ, tên thí sinh:
Số báo danh:


Câu 1: Thấu kính phân kì là loại thấu kính
A. có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
B. biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia ló hội tụ.
C. có thể làm bằng chất rắn không trong suốt.
D. có phần rìa dày hơn phần giữa.
Câu 2: Khi một vật đặt rất xa thấu kính hội tụ, thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng
A. bằng tiêu cự. B. lớn hơn tiêu cự. C. nhỏ hơn tiêu cự. D. gấp 2 lần tiêu cự.
Câu 3: Dùng một thấu kính phân kỳ hứng ánh sáng Mặt Trời theo phương song song với trục chính của
thấu kính thì
A. chùm tia ló là chùm tia hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
B. chùm tia ló là chùm tia song song.
C. chùm tia ló là chùm tia phân kỳ.
D. chùm tia ló tiếp tục truyền thẳng.
Câu 4: Khi tia sáng truyền xiên góc từ không khí vào nước, gọi i là góc tới và r là góc khúc xạ thì
A. r > i. B. r = i. C. r < i. D. 2r = i.
Câu 5: Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt trước thấu kính và vuông góc với trục chính của một thấu


kính phân kỳ là
A. ảnh thật, nằm gần thấu kính hơn vật. B. ảnh ảo, nằm xa thấu kính hơn vật.
C. ảnh thật, nằm xa thấu kính hơn vật. D. ảnh ảo, nằm gần thấu kính hơn vật.
Câu 6: Để máy phát điện xoay chiều có thể hoạt động được, ta phải cung cấp cho nó năng lượng dưới
dạng nào và dùng vào việc gì ?
A. Nhiệt năng để làm nóng máy lên sinh ra điện. B. Cơ năng để làm quay rôto tạo ra dòng điện.
C. Điện năng để tạo ra dòng điện. D. Hoá năng để chuyển hoá thành điện năng.
Câu 7: Một người có khả năng nhìn rõ các vật nằm trước mắt từ 10cm đến 50cm. Mắt người đó có mắc
tật gì không ?
A. Mắc tật cận thị. B. Mắc tật loạn thị. C. Không mắc tật gì. D. Mắc tật lão thị.
Câu 8: Đặt một vật sáng AB trước thấu kính phân kỳ thu được ảnh A’B’ là
A. ảnh thật, cùng chiều, và lớn hơn vật.
B. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.
C. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn lớn hơn vật.
D. ảnh ảo, cùng chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.
Câu 9: Trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu vàng ta thu được ánh sáng màu:
A. Đỏ. B. Vàng. C. Da cam. D. Lục.
Câu 10: Trong hai bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều, người ta qui ước:
A. bộ phận đứng yên gọi rôto, bộ phận quay được gọi là stato
B. cả hai bộ phận được gọi là stato.
C. bộ phận đứng yên gọi stato, bộ phận quay được gọi là rôto.
D.
cả hai bộ phận được gọi là rôto.
Câu 11:
Thấu kính phân kì có thể
A. làm kính chiếu hậu trên xe ô tô.

Trang 2/4 - Mã đề kiểm tra 907
B. làm kính đeo chữa tật cận thị.
C. làm kính hiển vi để quan sát những vật rất nhỏ.

D. làm kính lúp để quan sát những vật nhỏ.
Câu 12: Nguồn sáng nào sau đây không phát ra ánh sáng trắng?
A. Hồ quang điện (hàn điện). B. Nguồn phát tia laze.
C. Đèn xe gắn máy. D. Đèn điện dây tóc.
Câu 13: Khi truyền tải điện năng đi xa, điện năng hao phí trên đường dây dẫn chủ yếu là do
A. tác dụng hóa học của dòng điện. B. tác dụng từ của dòng điện.
C. tác dụng nhiệt của dòng điện. D. tác dụng sinh lý của dòng điện.
Câu 14: Tia tới song song với trục chính của thấu kính cho tia ló ra khỏi thấu kính đi theo
hướng


A. d. B. a. C. c. D. b.
Câu 15: Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở ngoài khoảng tiêu cự
của một thấu kính hội tụ là
A. ảnh thật, ngược chiều với vật. B. ảnh ảo, ngược chiều với vật.
C. ảnh ảo, cùng chiều với vật. D. ảnh thật, cùng chiều với vật.
Câu 16: Tấm lọc màu có công dụng
A. giữ nguyên màu ánh sáng truyền qua.
B. chọn màu ánh sáng truyền qua trùng với màu tấm lọc.
C. trộn màu ánh sáng truyền qua.
D. ánh sáng truyền qua chuyển sang màu sáng hơn.
Câu 17: Máy biến thế có tác dụng
A. tăng hoặc giảm công suất điện. B. tăng hoặc giảm hiệu điện thế.
C. giữ cho hiệu điện thế luôn ổn định. D. giữ cho cường độ dòng điện luôn ổn định.
Câu 18: Chiếu một tia sáng đi từ không khí vào nước với góc tới bằng 30
0
thì
A. không có góc khúc xạ. B. góc khúc xạ nhỏ hơn 30
0
.

C. góc khúc xạ lớn hơn 30
0
. D. góc khúc xạ bằng 30
0
.
Câu 19: Mắt của bạn Đông có khoảng cực viễn là 40cm. Loại kính thích hợp để bạn ấy đeo là
A. hội tụ, có tiêu cự 40cm. B. hội tụ, có tiêu cự lớn hơn 40cm.
C. phân kỳ, có tiêu cự lớn hơn 40cm. D. phân kỳ, có tiêu cự 40cm.
Câu 20: Trên một đường dây truyền tải điện có công suất truyền tải không đổi, dưới một hiệu điện thế
xác định. Nếu dùng dây dẫn có chiều dài tăng gấp đôi và đường kính dây cũng tăng gấp đôi thì công
suất hao phí do tỏa nhiệt sẽ
A. Giảm đi một nửa. B. Tăng gấp 4 lần. C. Tăng gấp đôi. D. Không thay đổi.
Câu 21: Thiết bị nào sau đây không hoạt động bằng dòng điện xoay chiều ?
A. Bàn là điện. B. Nồi cơm điện. C. Máy bơm nước. D. Bình điện phân.
Câu 22: Để thu được ánh sáng trắng ta phải trộn ít nhất:
A. 3 chùm sáng màu thích hợp. B. 4 chùm sáng màu thích hợp.
C. 5 chùm sáng màu thích hợp. D. 2 chùm sáng màu thích hợp.
Câu 23:
Khoảng cách giữa hai tiêu điểm của thấu kính hội tụ bằng
A. hai lần tiêu cự của thấu kính. B. bốn lần tiêu cự của thấu kính.
o
F
F
/

(a)
(b)
(c)
(d)


Trang 3/4 - Mã đề kiểm tra 907
C. tiêu cự của thấu kính. D. một nửa tiêu cự của thấu kính.
Câu 24: Khi chụp ảnh bằng máy ảnh cơ học người thợ thường điều chỉnh ống kính máy ảnh với mục
đích
A. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim. B. thay đổi khoảng cách từ vật đến mắt.
C. thay đổi khoảng cách từ vật đến phim. D. thay đổi tiêu cự của ống kính.
Câu 25: Chiếu một tia sáng đèn pin từ không khí vào một hồ nước. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng xảy ra
A. tại đáy hồ. B. trên đường truyền từ mặt nước đến đáy hồ.
C. tại mặt phân cách giữa không khí và nước. D. trên đường truyền từ đèn pin đến mặt nước.
Câu 26: Tiêu cự của thể thủy tinh là ngắn nhất khi mắt quan sát vật ở
A. điểm cực viễn. B. khoảng cực viễn. C. khoảng cực cận. D. điểm cực cận.
Câu 27: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về hai phía đối với thấu kính
thì ảnh là
A. ảnh thật luôn có độ cao bằng vật. B. ảnh thật luôn lớn hơn vật.
C.
ảnh ảo, cùng chiều với vật. D. ảnh thật, ngược chiều với vật.
Câu 28:
Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là:
A. Ảnh thật, cùng chiều với vật. B. Ảnh ảo, ngược chiều với vật.
C.
Ảnh ảo, cùng chiều với vật. D. Ảnh thật, ngược chiều với vật.
Câu 29: Một vật sáng được đặt tại tiêu điểm của thấu kính phân kỳ. Khoảng cách giữa ảnh và thấu kính

A.
f
3
. B. f. C. 2f. D.
f
2
.

Câu 30: Cách làm nào dưới đây tạo ra sự trộn các ánh sáng màu trong phòng tối?
A. Chiếu một chùm sáng trắng qua một kính lọc màu đỏ và sau đó qua kính lọc màu vàng.
B. Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng vàng vào một tờ giấy trắng.
C. Chiếu một chùm sáng đỏ qua một kính lọc màu vàng.
D. Chiếu một chùm sáng đỏ vào một tấm bìa màu vàng.
Câu 31: Thiết bị nào dòng điện xoay chiều chỉ gây tác dụng nhiệt ?
A. Nam châm điện. B. Ấm điện. C. Chuông điện. D. Quạt điện.
Câu 32:
Thể thủy tinh trong con mắt tương ứng với bộ phận nào của máy ảnh ?
A. phim. B. buồn tối. C. màn hứng ảnh. D. vật kính.
Câu 33: Trong hình vẽ, tia sáng có tia tới cùng phương với tia ló là


A. tia 1. B. tia 1 và 3. C. tia 2 và 3. D. tia 3.
Câu 34: Trong các kinh lúp có tiêu cự dưới đây, kính nào có số bộ giác lớn nhất?
A. f = 10cm B. f = 20cm C. f = 5cm D. f = 15cm
Câu 35:
Khi quan sát thấy một bóng đèn trong bể cá cảnh. Ánh sáng từ đèn chiếu xiên lên mặt nước
đến mắt thì:
A. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới. B. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
C.
Góc khúc xạ bằng góc tới. D. Góc khúc xạ bằng góc tới và bằng không.
Câu 36: Mắt của một người có khoảng cực viễn là 50cm. Thấu kính mang sát mắt sử dụng phù hợp là
thấu kính
A. hội tụ có tiêu cự 50cm. B. phân kỳ có tiêu cự 50cm.
C. hội tụ có tiêu cự 25cm. D. phân kỳ có tiêu cự 25cm.
(2)
o
(1)
(3)

F
/


Trang 4/4 - Mã đề kiểm tra 907
Câu 37: Thí nghiệm nào sau đây là thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng?
A. Chiếu một chùm sáng trắng vào kính lúp.
B. Chiếu chùm sáng trắng qua một thấu kính phân kì.
C. Chiếu một chùm sáng trắng qua một lăng kính.
D. Chiếu một chùm sáng trắng vào một gương phẳng.
Câu 38: Vật nào là nguồn phát ánh sáng màu?
A. Đèn LED. B. Đèn ống thường dùng.
C. Đèn pin đang sáng. D. Mặt trời.
Câu 39: Có thể dùng kính lúp để quan sát
A. Kích thước của nguyên tử. B. Một con vi trùng.
C. Các chi tiết máy của đồng hồ đeo tay. D. Trận bóng đá trên sân vận động.
Câu 40: Khi có dòng điện một chiều, không đổi chạy trong cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế thì
trong cuộn thứ cấp đã nối thành mạch kín
A. có dòng điện một chiều biến đổi. B. vẫn không xuất hiện dòng điện.
C.
có dòng điện xoay chiều. D. có dòng điện một chiều không đổi.


HẾT


×