Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Ngôn ngữ nghệ thuật tiểu thuyết tạ duy anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (944.56 KB, 140 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2






NGUYỄN THỊ THIÊM





NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH




LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM




HÀ NỘI, 2014



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2





NGUYỄN THỊ THIÊM




NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH


Chuyên ngành : Lí luận văn học
Mã số : 60 22 01 20


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Đăng Điệp


HÀ NỘI, 2014


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp -
ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn
Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2, Khoa Ngữ văn trƣờng ĐHSP Hà Nội, Trƣờng ĐH
KHXH và Nhân văn, Thƣ viện Quốc gia, Viện Văn học cùng các thầy cô giáo
Phòng Sau đại học Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. Tôi xin chân thành
cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ
để luận văn của tôi đƣợc hoàn thành.





LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong luận văn này là kết quả
nghiên cứu của bản thân tôi dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp.
Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin đƣợc liệt kê
trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Thiêm

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1

1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích nghiên cứu 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 7
6. Phƣơng pháp nghiên cứu 7
7. Những đóng góp mới 8
8. Kết cấu của luận văn 9
NỘI DUNG 10
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
VÀ NGÔN NGỮ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU NĂM 1975 10
1.1. Vài nét về ngôn ngữ nghệ thuật 10
1.1.1. Quan niệm về ngôn ngữ nghệ thuật 10
1.1.2. Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật 12
1.1.3. Các hình thức cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật 16
1.2. Vài nét về ngôn ngữ tiểu thuyết và ngôn ngữ tiểu thuyết Việt Nam
sau năm 1975 21
1.2.1. Ngôn ngữ tiểu thuyết 21
1.2.2. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau năm 1975 22
1.3. Sự xuất hiện của tiểu thuyết Tạ Duy Anh 31
1.3.1. Quá trình sáng tác của Tạ Duy Anh 31
1.3.2. Quan niệm về ngôn ngữ nghệ thuật của Tạ Duy Anh 37
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU
THUYẾT CỦA TẠ DUY ANH 41

2.1. Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh 41
2.1.1. Điểm nhìn gắn với ngôi kể 44
2.1.2. Sự dịch chuyển điểm nhìn 54
2.2. Ngôn ngữ ngƣời kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh 70
2.2.1. Ngôn ngữ dung tục mang đậm chất hiện thực đời thường 71

2.2.2. Ngôn ngữ trong trẻo thể hiện cái thiện cái đẹp 75
2.3. Ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh 76
2.3.1. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật 77
2.3.2. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật 85
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ THỦ PHÁP SÁNG TẠO NGÔN TỪ TRONG TIỂU
THUYẾT TẠ DUY ANH 95
3.1. Hệ thống từ vựng độc đáo, phong phú 95
3.1.1. Sử dụng lớp từ kì lạ, diễn đạt cái dữ dội, gay gắt, gây ấn tượng
mạnh đối với người đọc 95
3.1.2. Sử dụng lớp từ mang tính triết lí 97
3.1.3. Sử dụng lớp từ mang tính khẩu ngữ 101
3.2. Tạo cú pháp linh hoạt mềm dẻo 106
3.2.1. Câu văn gọn, chứa lượng thông tin cao 106
3.2.2. Sự pha trộn các kiểu câu và hiệu quả tiếp nhận 109
3.3. Tiểu thuyết Tạ Duy Anh có sự hội ngộ của nhiều phong cách ngôn
ngữ 111
3.3.1. Phong cách ngôn ngữ hành chính 112
3.3.2. Phong cách ngôn ngữ báo chí 113
3.3.3. Phong cách ngôn ngữ sân khấu 114
3.3.4. Phong cách ngôn ngữ thơ 115
3.4. Lặp lại nhiều lần những từ ngữ, những hình ảnh nhằm sáng tạo các
biểu tƣợng trùng phức và ám ảnh 117

3.4.1. Biểu tượng “bào thai” trong “Thiên thần sám hối” 119
3.4.2. Biểu tượng “Bóng đêm” trong tiểu thuyết “Đi tìm nhân vật” và
“Giã biệt bóng tối” 122
KẾT LUẬN 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO 130



1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Sự nghiệp đổi mới đất nƣớc mở ra từ 1986, văn học Việt Nam
thực sự chuyển mình và thu đƣợc nhiều thành tựu đáng chú ý. Văn xuôi nói
chung, tiểu thuyết nói riêng đã có nhiều đổi thay, lột xác trên bƣớc đƣờng tìm
kiếm và thử nghiệm. Chính vì vậy việc tiếp cận và nghiên cứu tiểu thuyết
Việt Nam đƣơng đại là một công việc thiết thực và có nhiều ý nghĩa.
Sau 1986, có lẽ chƣa bao giờ độc giả lại đƣợc chứng kiến những cách
tân mạnh mẽ nhƣ thế trong văn chƣơng, nhất là thể loại tiểu thuyết. Những tìm
tòi của tiểu thuyết khiến ngƣời ta có thể tin tƣởng rằng tiểu thuyết Việt Nam sẽ
phát triển phong phú và đa dạng, sẽ có nhiều phong cách tiểu thuyết giàu chất
trí tuệ, tự nhiên và chân thực…. Muốn thế, nhà tiểu thuyết không còn cách nào
khác là phải, sáng tạo không ngừng, bởi bản chất của tiểu thuyết luôn phản ánh
kịp thời hơi thở của cuộc sống đầy biến động.
1.2. Trên văn đàn tiểu thuyết Việt Nam sau 1986, xuất hiện ngày càng
nhiều tên tuổi tài năng: Phạm Thị Hoài, Nguyễn Việt Hà, Võ Thị Hảo,
Nguyễn Bình Phƣơng, Bảo Ninh, Dƣơng Hƣớng, Tạ Duy Anh…, trong số ấy
có thể nói Tạ Duy Anh là cây bút khá nổi, tên tuổi ông đã trở thành quen
thuộc với công chúng trong và ngoài nƣớc. Đến nay, với hành trình sáng tạo
khoảng hơn 30 năm (1981- 2013), ông đã là chủ sở hữu của một khối lƣợng
tác phẩm lớn, gồm hàng chục truyện ngắn và truyện thiếu nhi, nhiều tập
truyện dài và tiểu thuyết, vài trăm bài tản văn, đoản văn trên các báo. Tạ Duy
Anh đƣợc đánh giá là “người có sức sáng tạo dồi dào, là một tấm gương lao
động nhọc nhằn nhưng hiệu quả, một sự thành công của một niềm tin sắt đá
vào những nỗ lực vượt bậc của chính mình” [41, tr.172].
1.3. Thời gian gần đây, cùng với sự chuyển biến mạnh mẽ của nền
ngôn ngữ học hiện đại theo hƣớng mở rộng phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu



2
sang các lĩnh vực khác, khuynh hƣớng vận dụng những kiến thức liên ngành
cũng đƣợc chú ý và bƣớc đầu đem lại những hiệu quả nhất định cho nghiên
cứu văn học. Giới nghiên cứu và phê bình đã tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam từ
nhiều góc độ: nghệ thuật tự sự, tƣ tƣởng nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật,
ngôn ngữ nghệ thuật…
Với những lí do trên, kế thừa thành tựu nghiên cứu của những ngƣời đi
trƣớc, tác giả luận văn chọn nghiên cứu đề tài “Ngôn ngữ nghệ thuật tiểu
thuyết Tạ Duy Anh” làm luận văn tốt nghiệp, chuyên ngành Lí luận văn học.
Luận văn nhằm khẳng định rõ vai trò của ngôn ngữ trong thể loại tiểu thuyết
và những đóng góp của nhà văn Tạ Duy Anh trong thể loại này.
2. Lịch sử vấn đề
Trong thời gian gần đây, ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam
đƣơng đại đã và đang đƣợc giới nghiên cứu lí luận quan tâm. Tiếp cận và khảo
sát những vấn đề liên quan đến ngôn ngữ nghệ thuật, chúng tôi nhận thấy có
nhiều công trình, bài viết, các hƣớng nghiên cứu có đề cập đến những đổi mới,
cách tân ngôn ngữ của tiểu thuyết nói chung và từng tác giả, tác phẩm nói riêng
trong quá trình hiện đại hoá văn học.
2.1. Những ý kiến về sự cách tân ngôn ngữ tiểu thuyết
Trong công trình nghiên cứu Cấu trúc văn bản nghệ thuật ngôn từ,
Iu.M. Lotman nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật trong nhiều vấn đề: điểm
nhìn, không gian nghệ thuật, nghệ thuật ngôn từ với tƣ cách là tín hiệu ngôn
ngữ… Các chuyên luận Tiểu thuyết Pháp hiện đại của Phùng Văn Tửu, Đổi
mới nghệ thuật phương Tây hiện đại của Đặng Anh Đào… đã chỉ ra những
biểu hiện cụ thể của tiểu thuyết phƣơng Tây hiện đại trên các phƣơng diện:
cốt truyện, nhân vật, ngƣời kể chuyện, điểm nhìn, ngôn ngữ… Ở mỗi phƣơng
diện, những tìm tòi, cách tân trên tinh thần hiện đại đƣợc bộc lộ một cách rõ
nét. Nguyễn Lai trong Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học đã chỉ ra



3
mối quan hệ rất linh hoạt giữa nội dung và hình thức của ngôn ngữ, tác giả
cho rằng: “mã hình tượng là một loại tín hiệu lấy mã ngôn ngữ làm tiền đề,
nhưng nó không đồng nhất với mã ngôn ngữ về mặt cấp độ” [33, tr.107].
Những phƣơng diện khác nhau của tiểu thuyết thời kì đổi mới cũng
đƣợc đặt ra trong các bài viết của các nhà nghiên cứu: Trần Đình Sử, Nguyễn
Đăng Mạnh, Phong Lê, Phan Cự Đệ, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Thị Bình,
Nguyễn Đăng Điệp, Vƣơng Trí Nhàn, Vũ Tuấn Anh… PGS.TS Lã Nguyên
cho rằng sự thay đổi trong tƣ duy nghệ thuật là yếu tố cơ bản tạo nên diện
mạo của tiểu thuyết đƣơng đại, trong đó có ngôn ngữ nghệ thuật. PGS.TS
Nguyễn Đăng Điệp trong bài “Kĩ thuật dòng ý thức qua Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh” đã khẳng định “không chỉ chú ý đến chuyện mà Bảo
Ninh rất quan tâm đến kĩ thuật dựng truyện” và tác giả bài viết cũng cho
rằng, cùng với Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ…, nhà văn Hồ Anh
Thái đã tạo nên một động hình ngôn ngữ mới và giọng điệu văn xuôi khác
hẳn so với văn xuôi trƣớc 1975.
Trong tạp chí Nghiên cứu văn học số 11 năm 2006, PGS.TS Bích Thu
tìm hiểu sự đổi mới qua các phƣơng diện tổ chức cốt truyện, xây dựng nhân
vật, đổi mới ngôn ngữ. PGS.TS Mai Hƣơng tìm hiểu về những cách tân trong
tiểu thuyết Bảo Ninh, Tạ Duy Anh; TS Bùi Thanh Truyền tập trung tìm hiểu
sự hồi sinh của yếu tố kì ảo trong văn xuôi đƣơng đại.
Những công trình nghiên cứu trên bằng hình thức này hay hình thức
khác, tiếp cận tiểu thuyết từ góc độ này hay góc độ khác cũng đều khẳng định
tiểu thuyết sau 1986 đa thanh, phức điệu hơn so với tiểu thuyết truyền thống.
2.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến ngôn ngữ nghệ thuật
Thời gian gần đây, có khá nhiều ngƣời đã chọn hƣớng nghiên cứu
những cách tân trong lĩnh vực tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại nhƣ: Luận án
tiến sĩ Ngôn ngữ nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam đương đại của Đinh Thị



4
Thu Hà. Tác giả luận án đã tìm hiểu một cách có hệ thống và tƣơng đối toàn
diện về ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại trên
những khía cạnh: ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ nhân vật và cách sử dụng từ
ngữ, câu văn, các thủ pháp ngôn từ…, bƣớc đầu ghi nhận những cách tân
trong ngôn ngữ nghệ thuật theo hƣớng hiện đại.
Một số luận văn thạc sĩ cũng đề cập đến vấn đề ngôn ngữ nghệ thuật
với nhiều phƣơng diện biểu hiện nhƣ Ngôn từ nghệ thuật trong truyện
Đường rừng của Lan Khai của Lê Thị Tâm Hảo; Nguyễn Thị Thanh Xuân
với Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo
Ninh … Một số khoá luận tốt nghiệp đại học cũng đề cập tới ngôn ngữ nghệ
thuật nhƣ Ngôn từ trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh của
Nguyễn Thị Phƣơng Thảo…
2.3. Nghiên cứu về tác giả Tạ Duy Anh
Hiện nay đã có một số đề tài khoa học nghiên cứu về tiểu thuyết của
nhà văn Tạ Duy Anh dƣới các góc độ tiếp cận khác nhau nhƣ: Nghệ thuật
trần thuật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh của Nguyễn Lam Châu. Tác giả
luận văn đã muốn đề xuất một hƣớng tiếp cận mới về tiểu thuyết của Tạ Duy
Anh từ phƣơng diện trần thuật. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Tạ Duy Anh
của Nguyễn Thị Tranh, tác giả muốn có một cái nhìn đầy đủ, toàn diện về
một tác giả đang đƣợc đánh giá là ngƣời có những đóng góp khá quan trọng
trong đời sống tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại. Trong luận văn này, tác giả
có đặt một mục về ngôn ngữ Tạ Duy Anh, tuy nhiên tác giả chƣa đi sâu vào
tìm hiểu từng biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ nghệ thuật. Một số khoá luận tốt
nghiệp nghiên cứu về tác giả Tạ Duy Anh nhƣ Giọng điệu trong tiểu thuyết
Tạ Duy Anh của Vũ Thị Huần; Tổ chức trần thuật trong tiểu thuyết Tạ Duy
Anh từ “Lão khổ” đến “Thiên thần sám hối” của Trần Thuỳ Trang… Cảnh
báo xã hội trong tác phẩm của Tạ Duy Anh và Hồ Anh Thái của Khƣơng



5
Thị Thanh Hƣơng; Những nỗ lực đổi mới trong tiểu thuyết của Tạ Duy
Anh của Nguyễn Thị Hoàng Chung;…song đến hiện nay chƣa có một công
trình nào nghiên cứu một cách hoàn bị và đầy đủ về Ngôn ngữ nghệ thuật
trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh.
Báo Thể thao và văn hoá, số 47 năm 2004, đánh giá về giá trị tác
phẩm Tạ Duy Anh nhƣ sau: “Mối quan tâm lớn nhất của Tạ Duy Anh là cái
vong bản, đánh mất mình, của con ngƣời, dƣới sự giằng giật xiêu dạt của lịch
sử. Trên con đƣờng truy tìm lại mặt mình, cũng nhƣ khả dĩ khuôn mặt thực
của quá khứ, con ngƣời vấp phải và bị phong toả bởi thói gian trá, đớn hèn,
vật dục, tàn ác, kể cả mỗi cá nhân. Phúc âm duy nhất là tình yêu, tình cảm
trong sạch bản thể của hiện tại và cái nhìn trung thực, nhân đạo đối với
những vết thƣơng, lỗi lầm của quá khứ”.
Báo Pháp luật, số 140 năm 2004, nhận xét: “Tạ Duy Anh là tác giả của
những tác phẩm luôn làm bạn đọc giật mình và suy ngẫm bởi những vấn đề
gai góc của xã hội hiện đại. Ông cũng là tác giả tâm huyết, trăn trở với số
phận con ngƣời, nhất là khi họ rơi vào tình trạng khủng hoảng nhân cách.
Trong lăng kính đa chiều, Tạ Duy Anh đã nhìn hiện thực một cách lí trí, lạnh
lùng nhƣng cũng đầy thƣơng xót con ngƣời”.
Trong bài “Có hay không những dấu ấn hậu hiện đại trong văn học Việt
Nam sau 1986?” đăng trên báo Văn nghệ, số 49 năm 2007, tác giả Phùng Gia
Thế khẳng định:“Văn chƣơng Tạ Duy Anh là nỗi khắc khoải đi tìm bản ngã,
tìm một giá trị thực sự nhân bản trên cái đời sống đổ nát, điêu tàn, là sự loay
hoay lí giải, hoá giải những nỗi đoạ đày con ngƣời từ tiền kiếp”.
Tạp chí Văn học, số 7 năm 2009, tác giả Đoàn Ánh Dƣơng trong bài
“Lối viết tiểu thuyết Việt Nam trong bối cảnh hội nhập (qua trường hợp Tạ
Duy Anh)” đã tập trung kiến giải cho câu hỏi: Tại sao lại chọn Tạ Duy Anh?
Tại sao lại chọn lối viết? Cuối buổi, tác giả đã đi đến khẳng định: chọn Tạ



6
Duy Anh là tác giả tiêu biểu cho khuynh hƣớng tiếp nhận ảnh hƣởng tƣ duy
tiểu thuyết Phƣơng Tây là điều hợp lí.
Nghiên cứu về Tạ Duy Anh, phải kể tới cuốn sách “Thế giới nghệ
thuật Tạ Duy Anh”- cuốn sách đƣợc tập hợp từ các luận văn: Tạ Duy Anh
với việc làm mới nghệ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hồng Giang nghiên
cứu về việc “làm mới’ văn chƣơng, “làm mới” trong tiểu thuyết của Tạ Duy
Anh; làm mới thực chất từ sự đổi mới tƣ duy nghệ thuật tiểu thuyết. Thế giới
nhân vật trong sáng tác của Tạ Duy Anh của Vũ Lê Lan Hƣơng đi sâu khám
phá hành trình văn học Tạ Duy Anh; một thế giới nhân vật ngoại biên và
những thủ pháp xây dựng nhân vật đáng chú ý trong sáng tác của Tạ Duy
Anh. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh của
Võ Thị Thanh Hà, nghiên cứu Tạ Duy Anh trong bối cảnh đổi mới tiểu
thuyết về con ngƣời và đặc sắc về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của ông.
Thông qua các bài nghiên cứu, phê bình, giới nghiên cứu đã chỉ ra
những giá trị độc đáo của sáng tác Tạ Duy Anh, những cách tân của ông về
tƣ duy nghệ thuật tiểu thuyết và lối viết tiểu thuyết, nhƣng chƣa có đề tài nào
đi sâu vào tìm hiểu phƣơng diện ngôn ngữ nghệ thuật tiểu thuyết Tạ Duy
Anh. Coi ngôn ngữ nghệ thuật là yếu tố thể hiện tài năng của Tạ Duy Anh,
tác giả luận văn mạnh dạn triển khai đề tài nghiên cứu tập trung phƣơng diện
ngôn ngữ qua một số tiểu thuyết của ông.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là tìm tòi, phát hiện những nét độc đáo của ngôn
ngữ trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh; chỉ ra những thủ pháp tiêu biểu trong sáng
tạo ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật qua một số tiểu thuyết: Khúc dạo đầu,
Lão khổ, Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối, Giã biệt bóng tối của Tạ
Duy Anh, tác giả luận văn đi sâu phát hiện những sáng tạo độc đáo về ngôn



7
ngữ của nhà văn và hiệu quả nghệ thuật của việc sáng tạo ngôn từ trong khi
thể hiện nội dung tác phẩm.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài đã chọn, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu một số phƣơng diện
cơ bản nhƣ: nhãn quan ngôn ngữ và điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ ngƣời kể
chuyện, ngôn ngữ nhân vật và những thủ pháp sáng tạo ngôn từ trong các tiểu
thuyết của Tạ Duy Anh.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Tạ Duy Anh sáng tác ở cả hai lĩnh vực tiểu thuyết và truyện ngắn. Trong
khuôn khổ của một luận văn, phạm vi nghiên cứu đƣợc giới hạn ở thể loại tiểu
thuyết, trong một phƣơng diện đó là “Ngôn ngữ nghệ thuật tiểu thuyết”.
Cụ thể tác giả khảo sát 5 tiểu thuyết:
1. Tạ Duy Anh, (1991), Khúc dạo đầu, Nxb Thanh niên.
2. Tạ Duy Anh, (1992), Lão Khổ, Nxb Hội Nhà văn.
3. Tạ Duy Anh, (2002), Đi tìm nhân vật, Nxb Tổng hợp Đồng Nai.
4. Tạ Duy Anh, (2004), Thiên thần sám hối, Nxb Đà Nẵng.
5. Tạ Duy Anh, ( 2008), Giã biệt bóng tối, Nxb Hội Nhà văn.
Trong 5 tiểu thuyết kể trên, tiểu thuyết Khúc dạo đầu là tác phẩm đầu tay
của nhà văn ở thể loại này nên chƣa có nhiều giá trị. Vì thế, tác giả luận văn tập
trung chủ yếu nghiên cứu 4 tiểu thuyết từ Lão Khổ đến Giã biệt bóng tối.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, tác giả luận văn vận dụng một số lý thuyết mới
vào việc nghiên cứu: Tiếp cận Thi pháp học, Tự sự học.
Trên cơ sở đối tƣợng nghiên cứu là những tác phẩm văn xuôi (tiểu
thuyết) nên chúng tôi sử dụng kết hợp các phƣơng pháp:
- Phƣơng pháp hệ thống
- Phƣơng pháp thống kê - phân loại



8
- Phƣơng pháp so sánh - đối chiếu
Ngoài ra, trong quá trình triển khai luận văn, chúng tôi còn sử dụng
một số phƣơng pháp nghiên cứu bổ trợ khác.
7. Những đóng góp mới
7.1. Về mặt lịch sử và văn học
Thực hiện đề tài này, tác giả muốn đƣa ra một hƣớng tiếp cận mới về
tiểu thuyết của Tạ Duy Anh từ phƣơng diện ngôn ngữ. Từ đó chỉ ra những
nét độc đáo về nhãn quan ngôn ngữ và điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ ngƣời
kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật và những thủ pháp sáng tạo ngôn từ trong các
tiểu thuyết của Tạ Duy Anh.
Trên cơ sở những kết quả thu đƣợc, tác giả luận văn hi vọng sẽ góp
phần giúp độc giả hiểu sâu sắc hơn giá trị của tiểu thuyết Tạ Duy Anh, đồng
thời thấy đƣợc những đóng góp của nhà văn đối với tiến trình phát triển của
văn xuôi đƣơng đại Việt Nam.
7.2. Về mặt lí luận văn học
Khảo sát tiểu thuyết Tạ Duy Anh về phƣơng diện ngôn ngữ nghệ thuật;
xem xét sự mở rộng chức năng xã hội - thẩm mĩ của tiểu thuyết đƣơng đại so
với tiểu thuyết truyền thống, luận văn muốn khẳng định những đóng góp
cũng nhƣ hạn chế của Tạ Duy Anh và của thời đại trong quá trình đổi mới
văn học.
7.3. Về mặt thực tiễn
Trong đời sống tiểu thuyết còn khá phức tạp hiện nay, với nhiều ý kiến
khen chê khác nhau, với nhiều cuộc tranh luận còn chƣa ngã ngũ; đặc biệt,
khi sự “sáng tạo” tiểu thuyết đang diễn ra tràn lan với nhiều giá trị chƣa định
hình, tác giả luận văn muốn đƣa ra một cách nhìn có tính khách quan, mang
mục đích định hƣớng đối với sự tồn tại và đổi mới của thể loại. Luận văn
muốn khẳng định Tạ Duy Anh đã góp phần xây dựng một nền văn học đƣơng



9
đại nhân văn và hiện đại.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thƣ mục tham khảo, nội dung luận văn
đƣợc triển khai trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung về ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ
tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
Chƣơng 2: Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
Chƣơng 3: Một số thủ pháp sáng tạo ngôn từ trong tiểu thuyết
Tạ Duy Anh.










10
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ
THUẬT VÀ NGÔN NGỮ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU NĂM 1975
1.1. Vài nét về ngôn ngữ nghệ thuật
1.1.1. Quan niệm về ngôn ngữ nghệ thuật
Từ trƣớc tới nay, ngôn ngữ đƣợc coi là một phƣơng tiện giao tiếp quan
trọng nhất của con ngƣời. Nhờ có ngôn ngữ mà con ngƣời truyền đạt đƣợc

những cung bậc cảm xúc, tình cảm, tƣ tƣởng, ý định, mục đích với nhau. Loại
ngôn ngữ mang tính tự nhiên, nguyên sơ mà ai cũng có thể sử dụng đƣợc là
ngôn ngữ phi nghệ thuật.
Trong văn học, ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học, vì
thế văn học đƣợc gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ, một hiện tƣợng đặc biệt
lấy ngôn ngữ - hệ thống kí hiệu cơ bản làm phƣơng tiện để sáng tạo hình
tƣợng, nhằm tác động vào tình cảm, trí tuệ, sức tƣởng tƣợng của con ngƣời.
Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là ngôn ngữ toàn dân đã đƣợc nghệ thuật
hoá nhằm mục đích xây dựng thế giới hình tƣợng nghệ thuật và cụ thể hoá sự
biểu hiện chủ đề và tƣ tƣởng tác phẩm. Nó là sản phẩm của năng lực sáng tạo
đặc biệt của nhà văn, đƣợc nhà văn chắt lọc bằng ngôn ngữ tự nhiên nhƣng
đƣợc “nâng cấp” thành một thứ ngôn ngữ mới hơn, tinh lọc hơn, chuẩn mực
hơn. Ở Việt Nam, tƣ liệu cho biết, nhiều nhà văn nhƣ Ngô Tất Tố, Nguyễn
Thi, Phan Tứ…, cũng học tập ngôn ngữ quần chúng ở những nơi đông ngƣời
nhƣ bến xe ô tô, hàng cơm chợ tỉnh, công trƣờng… Từ điển Tiếng Việt định
nghĩa: “Ngôn ngữ là hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp
chúng, làm phương tiện để giao tiếp chung trong một cộng đồng” [44, tr.688].
Cuốn Bàn về ngôn ngữ thì nhận định: “Ngôn ngữ là ý thức thực tại, thực tiễn,
ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả người khác nữa, như vậy cũng tồn tại lần đầu
tiên cho bản thân tôi nữa, và cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra là do nhu
cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác” [39, tr.14].


11
Xét ở lĩnh vực văn chƣơng, ngôn ngữ nghệ thuật chính là ngôn ngữ
trong tác phẩm văn học. Từ điển thuật ngữ văn học viết: “Ngôn ngữ là
công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy văn học được gọi là loại
hình nghệ thuật ngôn từ… Trong tác phẩm, ngôn ngữ văn học là một trong
những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng
nhà văn… [25, tr.215].

Ở đây, chúng ta cần phân biệt rõ ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ nghệ
thuật. Nếu nhƣ ngôn ngữ tự nhiên là hệ thống tín hiệu đầu tiên con ngƣời
dùng để diễn đạt ý nghĩ, diễn đạt tình cảm nảy sinh trong hoàn cảnh nhất
định một cách cảm tính thì ngôn ngữ nghệ thuật là hệ thống tín hiệu thứ hai,
đƣợc cấu tạo từ hệ thống tín hiệu thứ nhất, có nhiệm vụ thể hiện tƣ tƣởng của
tác phẩm. Ngôn ngữ tự nhiên có chức năng giao tiếp là chủ yếu, còn chức
năng thứ yếu là chức năng thẩm mỹ. Nhƣng đối với ngôn ngữ nghệ thuật,
chức năng thẩm mỹ lại là chức năng cơ bản, quan trọng nhất. Đó là ngôn ngữ
giàu tính hình tƣợng nhất, giàu sức biểu hiện nhất, đƣợc tổ chức một cách
đặc biệt để phản ánh đời sống, thể hiện tƣ tƣởng tình cảm và tác động thẩm
mỹ tới ngƣời đọc.
Ngôn ngữ nghệ thuật là biểu hiện đầy đủ nhất và nổi bật nhất của ngôn
ngữ văn hóa toàn dân. Nó đƣợc hoàn thiện nhờ tài năng và khả năng sáng tạo
của nhà văn. Những nhà văn nổi tiếng là những nhà văn có phong cách nghệ
thuật riêng, ngôn ngữ riêng. Qua ngôn ngữ nghệ thuật mà ngƣời đọc khám phá
đƣợc tƣ tƣởng, quan niệm của nhà văn gửi gắm trong tác phẩm, đồng thời thấy
đƣợc phong cách cá nhân của nhà văn đó. Ngôn ngữ nghệ thuật là tinh hoa của
ngôn ngữ văn hóa, ngôn ngữ toàn dân. Nhƣng ở một khía cạnh nào đó, ngôn
ngữ nghệ thuật còn phong phú hơn ngôn ngữ toàn dân. Nhƣ vậy, ngôn ngữ
nghệ thuật đƣợc hoàn thiện hơn nhờ tài năng và khả năng sáng tạo của nhà
văn. Qua ngôn ngữ nghệ thuật, ta tìm thấy bóng dáng của con ngƣời thời đại


12
và cũng chính qua ngôn ngữ mà tài năng phong cách của nhà văn đƣợc bộc lộ.
Bên cạnh thuật ngữ “ngôn ngữ nghệ thuật” còn có một khái niệm “gần
nghĩa” là “ngôn từ nghệ thuật”. Vẫn còn những bất đồng trong giới nghiên
cứu trong việc phân định chúng và những đánh giá khác nhau trong cách
phân lập “ngôn ngữ/ngôn từ”. Ngôn ngữ và ngôn từ có nhiều lúc đƣợc sử
dụng đồng nghĩa. Không đi sâu vào vấn đề này, luận văn muốn xác định rõ

khái niệm cơ bản sẽ sử dụng: “ngôn ngữ nghệ thuật” với quan niệm sau:
“Ngôn ngữ nghệ thuật là phạm trù chung bao gồm toàn bộ các yếu tố ngôn
ngữ được vận dụng trong tác phẩm văn chương. Đó là thứ ngôn ngữ đã được
chọn lọc, gọt giũa, trau chuốt, có tính gợi hình, gợi cảm, đem lại cho người
đọc những cảm xúc thẩm mĩ thông qua những rung động tình cảm”[7].
Đƣợc sáng tạo từ kho tàng tiếng nói dân tộc, ngôn ngữ nghệ thuật
không tách rời chủ thể thẩm mĩ, do đó đã hình thành nên phong cách ngôn
ngữ nghệ thuật riêng trong các tác phẩm của mỗi nhà văn. Nói cách khác, đối
với văn chƣơng, ngôn ngữ không chỉ là “cái vỏ của tư duy” mà còn là tài
năng, cá tính, quan điểm nghệ thuật và phong cách nhà văn. Và một trong
những biểu hiện quan trọng của phong cách ngôn ngữ trong văn chƣơng là
việc sử dụng và phát huy khả năng diễn tả của các phƣơng tiện và biện pháp
tu từ tiếng Việt.
1.1.2. Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật
Gorki đã viết: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ
yếu của nó và - cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống - nó là
chất liệu của văn học”. Nhƣng trong thực tiễn văn học thế giới cũng nhƣ ở
Việt Nam, có thể nhận thấy ngôn ngữ không chỉ là chất liệu nghệ thuật mà
ngôn ngữ còn là “sự phát ngôn thể hiện nhãn quan giá trị của những nhóm
xã hội khác nhau với tư cách là những chủ thể giao tiếp thẩm mĩ” (Lã
Nguyên). Trong những năm đổi mới, sự thay đổi hệ hình tƣ duy nghệ thuật


13
trong văn học dẫn tới sự thay đổi trong cách diễn ngôn của văn học thời kỳ
này, nổi bật ở thể loại tiểu thuyết.
Bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi thông tin mà ngôn ngữ ra đời, bắt nguồn
từ nhu cầu thƣởng thức cái hay, cái đẹp mà văn học ra đời. Ngôn ngữ văn học
với những đặc trƣng của mình đã đem lại bản chất nghệ thuật của tác phẩm
văn học, tạo nên nét khu biệt giữa ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ nói chung.

Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã xác định đặc trƣng của ngôn ngữ nghệ
thuật. Chẳng hạn nhƣ tác giả Đinh Trọng Lạc trong Phong cách học Tiếng
Việt đã chỉ ra tính chất cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật là: Tính cấu trúc, tính
hình tƣợng, tính cá thể hóa và tính cụ thể hóa.
Đỗ Hữu Châu trong Cơ sở ngữ học từ vựng đã bổ sung thêm tính hệ
thống, cộng thêm bốn tính chất mà Đinh Trọng Lạc đã nêu.
Nguyễn Thế Lịch trong bài viết Về các tính chất của ngôn ngữ nghệ
thuật (TCNN số 4 -1998) cho rằng: Ngôn ngữ nghệ thuật có tính chính xác,
tính hàm súc, tính phóng đại, tính cách điệu và tính tổ chức.
Nguyễn Phan Cảnh trong chuyên luận Ngôn ngữ thơ (2000) đã nhấn
mạnh tính tạo hình, tính biểu hiện của ngôn từ nghệ thuật.
Cuốn Lí luận văn học (Nxb GD-2006), Hà Minh Đức chủ biên thì cho
rằng tính chính xác, tính hàm súc và tính hình tượng là những đặc điểm
chung của ngôn ngữ văn học.
Nhƣ thế, từ những quan niệm khác nhau của các nhà nghiên cứu về
đặc trƣng của ngôn ngữ nghệ thuật, ta có thể xác định những tính chất cơ bản
của ngôn ngữ nghệ thuật, đó là: Tính chính xác, tính hình tượng, tính cấu
trúc, tính hệ thống, tính cá thể hóa.
Tính chính xác của ngôn ngữ nghệ thuật xuất phát từ một yêu cầu rất quan
trọng của văn học là phải phản ánh hiện thực một cách chân thực, đầy đủ nhƣ
nó vốn có. Giống nhƣ nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng nói “Văn muốn hay


14
trước hết phải đúng”. Văn học có nhiệm vụ xây dựng những điển hình, phản
ánh hiện thực, giúp cho con ngƣời nhận thức sâu sắc về cuộc sống. Muốn vậy,
trong tác phẩm, nhà văn phải sử dụng ngôn ngữ thật chính xác để diễn tả sự
việc, hiện tƣợng của đời sống đƣợc chân thực và có nghệ thuật. Tính chính xác
của ngôn ngữ không phải ngẫu nhiên mà có, nó là kết quả của cả một quá trình
rèn luyện và lao động sáng tạo của nhà văn. Nói rõ hơn, đây chính là khả năng

của ngôn ngữ văn học có thể biểu hiện đúng điều mà nhà văn muốn nói, miêu
tả đúng cái mà nhà văn muốn biểu hiện. Phải có con mắt quan sát tinh tế và óc
liên tƣởng nhạy bén, Huy Cận mới có thể viết những câu thơ: Mặt trời xuống
biển nhƣ hòn lửa,/ Sóng đã cài then đêm sập cửa. Mặt trời đội biển nhô màu
mới,/ Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. (Đoàn thuyền đánh cá). Những từ
xuống biển và đội biển là hoàn toàn chính xác dùng để miêu tả mặt trời vào
buổi hoàng hôn và lúc bình minh. Sự chính xác này là kết quả của sự phối hợp
giữa nội dung phản ánh và ngôn ngữ biểu đạt. Tính chính xác của ngôn ngữ
văn học gắn liền với khả năng chi tiết hoá sự việc, hiện tƣợng, con ngƣời…
đƣợc miêu tả trong tác phẩm. Tính chính xác cũng là cơ sở của các tính hình
tƣợng, truyền cảm, cá thể hoá… Tính chính xác của ngôn ngữ trong tác phẩm
văn học thƣờng tạo nên sức thuyết phục lớn đối với ngƣời đọc. Tính chính xác
là một đặc trƣng cơ bản đầu tiên của ngôn ngữ nghệ thuật.
Tính hình tượng là khả năng gợi lên những hình tƣợng nghệ thuật đƣa
ta thâm nhập vào thế giới của những cảm xúc, ấn tƣợng, suy tƣởng. Ngôn
ngữ văn học khác hẳn với ngôn ngữ trong các lĩnh vực khác của con ngƣời.
Nó không phải là ngôn ngữ biểu hiện các khái niệm trừu tƣợng của triết học
hay khoa học, mà là ngôn ngữ tuân theo những nhiệm vụ nghệ thuật - nhiệm
vụ xây dựng hình tƣợng. Đó là thứ ngôn ngữ trực tiếp xây dựng hình tƣợng
nghệ thuật, có khả năng diễn đạt, miêu tả và gợi cảm cụ thể. Ví dụ đọc bốn
câu thơ sau trong Truyện Kiều: Người về chiếc bóng năm canh,/ Kẻ đi muôn


15
dặm một mình xa xôi. Vầng trăng ai xẻ làm đôi,/ Nửa in gối chiếc, nửa soi
dặm trường. Ta nhƣ thấy hiển hiện trƣớc mắt cảnh chia li đầy lƣu luyến, xót
xa giữa Thuý Kiều và Thúc Sinh: Kẻ ở, ngƣời đi đều lẻ loi, đơn chiếc. Tất cả
đều do những hình ảnh “Chiếc bóng năm canh”, “một mình xa xôi”, “gối
chiếc”, “dặm trường” và đặc biệt là hình ảnh “vầng trăng” nhƣ bị “xẻ làm
đôi” gợi lên. Ngôn ngữ văn học giàu tính hình tƣợng là do tính đặc thù của

văn học, một loại hình nghệ thuật sử dụng ngôn từ để xây dựng hình tƣợng.
Nhà văn dùng tƣ duy hình tƣợng để nhận thức, khái quát, tổng hợp những
khía cạnh phong phú của đời sống và biểu hiện những khía cạnh ấy bằng
hình tƣợng văn học. Tính hình tƣợng của ngôn ngữ thể hiện ở nhiều mặt nhƣ
các loại từ, các phƣơng thức chuyển nghĩa để soi sáng một vật này qua vật
khác. Nhƣ vậy, tính hình tƣợng của ngôn ngữ văn học chính là tính chất của
các yếu tố ngôn ngữ có khả năng tƣởng tƣợng, liên tƣởng và gợi lên đƣợc các
biểu tƣợng về sự vật, hiện tƣợng hoặc con ngƣời đƣợc miêu tả trong tác
phẩm văn học. Ngôn ngữ nghệ thuật không chấp nhận những mô hình có sẵn
mà tính hình tƣợng của nó thể hiện ở sự thống nhất giữa mặt tạo hình và mặt
biểu đạt của văn bản ngôn từ. Hai bình diện này có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau trong việc tạo thành một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo.
Văn bản nghệ thuật là một cấu trúc có tính hệ thống. Trong một tác
phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh phải có mối quan hệ chặt chẽ giữa cấu trúc bề
mặt và cấu trúc bề sâu. Là sự kết hợp hữu cơ giữa văn bản ngôn từ (về mặt
hình thức biểu đạt, chất liệu), hệ thống hình tƣợng (thành tố trung gian gắn
bó thành tố và nội dung) và các lớp nội dung ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật
(cấu trúc chiều sâu: chủ đề tƣ tƣởng, cảm xúc), cấu trúc bề mặt và cấu trúc bề
sâu có sự thống nhất căn bản: nội dung nào thì hình thức ấy. Tính cấu trúc và
tính hệ thống của ngôn ngữ tự nhiên biểu hiện ở mối quan hệ bên trong ngôn
ngữ (chủ thể lời nói luôn luôn thống nhất) thì với ngôn ngữ nghệ thuật biểu


16
hiện chủ yếu trong quan hệ với các nhân tố ngoài ngôn ngữ (hình tƣợng nghệ
thuật, phong cách tác phẩm, tác giả, khuynh hƣớng, trào lƣu văn học, hệ tƣ
tƣởng, quan niệm thẩm mỹ thời đại). Từ mối quan hệ đó, văn bản tác phẩm
trở thành một bản hòa tấu tổng hợp lực mạnh mẽ, tác động đến ngƣời tiếp
nhận văn bản.
Ngôn ngữ nghệ thuật có tính cá thể hóa và đó chính là đặc điểm phong

cách tác giả thể hiện trên văn bản nghệ thuật. Nó thể hiện qua các thao tác sử
dụng ngôn từ, các thủ pháp sáng tạo mà tác giả sử dụng để xây dựng hình
tƣợng. Ngôn ngữ nghệ thuật đƣợc cá thể hóa khi nó mang dấu ấn phong cách
tác giả, tức là mang quan niệm của tác giả về đời sống con ngƣời. Những
nhân tố ảnh hƣởng đến bút pháp tác giả, hệ thống hình tƣợng nghệ thuật
trong tác phẩm đó là các biện pháp thể hiện hình tƣợng và nội dung tƣ tƣởng
sự vận dụng ngôn ngữ qua các thao tác. Ngôn từ nghệ thuật đạt tới tính cá thể
(có phong cách) phải thể hiện đƣợc nhân cách, tâm hồn, tƣ tƣởng của nhà văn
thông qua những thao tác lựa chọn từ vựng, phƣơng thức thể hiện giọng điệu
của họ. Tác giả có phong cách ngôn ngữ riêng biệt, độc đáo phải là ngƣời có
quan niệm nghệ thuật riêng, cá nhân riêng đối với đời sống con ngƣời và phải
đƣợc biểu đạt bằng một giọng điệu riêng, tiếng nói riêng của mình. Chẳng
hạn nhƣ Nguyễn Huy Thiệp đã dùng giọng nói châm biếm, mỉa mai hài hƣớc
cay độc để phơi bày những cái xấu xa, đồi bại, tha hóa, lố bịch của con ngƣời
trên trang giấy của mình. Phạm Thị Hoài lại dùng lối văn phê phán phủ định,
trào phúng, bắt ngƣời đọc phải suy nghĩ, trăn trở, day dứt và luôn cảm thấy
không yên ổn. Vậy có thể thấy, với những đặc tính trên thì ngôn ngữ nghệ
thuật không đơn thuần là phƣơng tiện hình thức, là cái vỏ ngôn ngữ mà nó là
hình thức mang tính nội dung.
1.1.3. Các hình thức cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật
Nếu nhƣ trong thơ trữ tình, kiểu nói duy nhất thống lĩnh toàn bộ thế


17
giới nghệ thuật là lời trực tiếp của nhân vật trữ tình thì trong văn xuôi tự sự
các kiểu lời lại phong phú hơn nhiều. Trong tác phẩm tự sự, ngôn ngữ nghệ
thuật đƣợc hiện thực hoá bằng ngôn ngữ ngƣời kể chuyện, nó giữ một vị trí
mang tính “chiến lƣợc”, trọng yếu trong hệ thống kết cấu của tác phẩm. Nó là
sự thể hiện trên nền hiện thực toàn bộ tƣ tƣởng, tình cảm của nhà văn, giọng
điệu tác phẩm, cấu trúc tác phẩm. Qua ngôn ngữ kể chuyện, ngƣời đọc vừa

hiểu đƣợc tác phẩm vừa nhận ra phong cách, cá tính của nhà văn. Nói đến
ngôn ngữ kể chuyện trong tác phẩm là nói đến ngôn ngữ ngƣời kể chuyện và
ngôn ngữ nhân vật.
a. Ngôn ngữ người kể chuyện
Trong một cuốn tiểu thuyết, tất cả những ngôn ngữ không gắn trực tiếp
với tính cách nhân vật đều thuộc về ngôn ngữ của ngƣời kể chuyện. Ngƣời kể
chuyện xuất hiện khi câu chuyện đƣợc kể về một nhân vật cụ thể nào đó
trong tác phẩm. Nhƣ một thứ tiếng nói đặc biệt, ngƣời kể chuyện gợi ý một
cách kín đáo cho ngƣời đọc nên có thái độ tình cảm hoặc căm ghét đối với
nhân vật. Ngƣời kế chuyện rất đa dạng, có khi chính tác giả đóng vai trò là
ngƣời trần thuật ngôi thứ nhất (xƣng “tôi”) tự truyện, có khi là nhân vật trong
truyện xƣng “tôi” kể chuyện về mình, có khi ngƣời kể chuyện không xuất
hiện trực tiếp trong tác phẩm (ngƣời kể chuyện hàm ẩn), không thuộc thế giới
đƣợc mô tả trong truyện mà đứng ngoài quan sát mà kể lại truyện của các
nhân vật. Trong khi nghiên cứu tính chất phức tạp của hình tƣợng này,
V.V.Vinogradov trong cuốn Về ngôn ngữ Văn nghệ viết: “…hình tượng
người kể chuyện dao động đôi khi mở rộng đến giới hạn “hình tượng nhà
văn”, “tác giả”. Quan hệ giữa hình tượng người kể chuyện và hình tượng
“tác giả” là cơ động… Diện mạo của người kể chuyện và tác giả bao trùm
và thay thế nhau, có những quan hệ khác nhau với hình tượng nhân vật. [64,
Tr.122-123].


18
Theo Lại Nguyên Ân trong cuốn 150 thuật ngữ văn học thì “Ở tác
phẩm văn học tự sự, trần thuật là thành phần lời của tác giả, của người trần
thuật hoặc của một người kể chuyện, tức là toàn bộ tác phẩm văn học tự sự,
ngoại trừ các lời nói trực tiếp của các nhân vật” [7, tr.337].
Lời ngƣời kể chuyện trong tác phẩm tự sự, xét về chức năng, bao gồm:
lời kể, lời miêu tả và lời trữ tình.

Lời kể: chiếm tỉ lệ lớn trong lời nói của ngƣời kể chuyện. Ngoài vai trò
dẫn dắt, chú thích, chú giải, kết nối sự kiện và phụ hoạ cho lời nhân vật, lời
kể thuật lại diễn tiến sự việc, tái hiện lại các sự kiện theo lôgic thời gian. Lời
kể liên quan mật thiết và bị chi phối mạnh bởi điểm nhìn của ngƣời kể
chuyện và thời gian nghệ thuật.
Lời tả cũng là kiểu lời chiếm tỉ lệ lớn trong tác phẩm. Lời tả nhằm tái
hiện thế giới con ngƣời và thiên nhiên từ đời sống thực vào tác phẩm. Lời tả
bộc lộ năng lực quan sát, khả năng tái tạo hiện thực, cái nhìn về đời sống và
quan niệm thẩm mĩ của tác giả.
Lời bình là lời trực tiếp của tác giả, nằm ngoài cốt truyện, không có
mối quan hệ với ngôn ngữ nhân vật về mặt hình thức. Kiểu lời này bộc lộ
trực tiếp tình cảm, quan niệm của nhà văn về hiện thực đƣợc phản ánh trong
tác phẩm. Hình thức của kiểu lời này thƣờng là một đoạn văn, có thể mở đầu
bằng cảm thán và kết thúc bằng dấu chấm lửng, hoặc có khi xen kẽ với lời kể
hoặc lời tả của ngƣời dẫn chuyện. Kiểu lời này còn đƣợc gọi là lời trữ tình
ngoại đề.
Lời ngƣời kể chuyện có vị trí quan trọng để nhận ra đặc điểm ngôn ngữ
cũng nhƣ giọng điệu của nhà văn trong tác phẩm tự sự.
b. Ngôn ngữ nhân vật
Theo cuốn 150 thuật ngữ văn học, nhân vật văn học là “hình tượng
nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn

×