BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
I HM HÀ NI 2
&
PHAN TH BÍCH THUT
NGH THUT T S C
TIU THUYT CÔI CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI (1989) VÀ
CHUYỆN CỦA LÝ (2013)
Chuyên ngành: L luc
Mã s: 60 22 01 20
LUC S
NGÔN NG T NAM
ng dn khoa hc: PGS.TS. NGUYN NGC THIN
HÀ NI, 2014
N
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, tổ
của trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình giảng dạy, tạo điều
kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. NGUYỄN NGỌC THIỆN,
ngƣời đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn trong suốt thời
gian qua.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, ngƣời thân đã tạo điều kiện, động viên
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 6 năm 2014
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn này là kết quả quá
trình nghiên cứu của bản thân, không trùng khít với bất kỳ công trình nghiên
cứu nào đƣợc công bố trƣớc đó.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn có tham khảo và sử dụng các tƣ liệu
tham khảo có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, nhƣng tất cả chỉ để gợi mở cho
tôi các ý tƣởng nghiên cứu. Khi sử dụng các trích đoạn, chúng tôi có chú thích
một cách cụ thể, rõ ràng.
Hà Nội, tháng 6 năm 2014
PH
MC LC
I. M U 1
1. Lý do ch tài 1
2. Lch s v 2
3. Mm v nghiên cu 4
ng và phm vi nghiên cu 5
u 5
a lu 5
7. Cu trúc ca lu 6
NI DUNG 7
1I K CHUYM NHÌN NGH
THUT 7
1.1. Khái nii k chuyn trong tác phm t s 7
1.2. Khái nim nhìn ngh thut 10
1.3. m nhìn ngh thut trong 2 tác phm Côi cút giữa cảnh đời và
Chuyện của Lý 14
1.3.1. Điểm nhìn bên trong 15
1.3.2. Điểm nhìn bên ngoài 20
1.3.3. Sự luân phiên điểm nhìn 24
2:NHÂN VT VÀ NGH THUT XÂY DNG NHÂN
VT 28
2.1. Các tuyn nhân vt ngh thut 28
2.1.1. Nhân vật những em bé (con côi) bất hạnh ngay từ khi mới sinh ra . 28
2.1.2. Nhân vật những người hàng xóm tốt bụng 33
2.1.3. Nhân vật xấu, tha hóa, biến chất 37
2.2. Bé Duy - bé Lý vi các mi quan h i 41
2.2.1. Bé trai Duy - Mối quan hệ nhân vật trong gia đình, nhà trường và
xã hội 41
2.2.2. Bé gái Lý - Mối quan hệ nhân vật trong gia đình, nhà trường và
xã hội 44
2.3. Ngh thut xây dng nhân vt trong 2 cun tiu thuyt 47
2.3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thiếu nhi: giới tính, bề ngoài, tâm
lí, hành động, ngôn ngữ 47
2.3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật các con vật thú dữ như: Hổ và
các con vật gần gũi với đời sống con người: Chó, mèo 50
2.4. So sánh nhân vt con côi ci các truyn v
thân phn con côi khác 53
2.4.1. So sánh nhân vật con côi của Ma Văn Kháng với nhân vật mồ côi
trong truyện cổ tích 53
2.4.2. So sánh nhân vật con côi của Ma Văn Kháng với nhân vật cùng
loại trong Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Kiếm sống của
GORKI 56
3: NGÔN NG VÀ GIU 60
3.1. Ngôn ng 60
3.1.1. Ngôn ngữ người kể chuyện 60
3.1.2. Ngôn ngữ nhân vật: Đối thoại, độc thoại 65
3.2.3. Ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên 73
3.2. Giu 76
3.2.1. Giọng điệu của người kể chuyện 76
3.2.2. Giọng điệu của nhân vật 80
3.2.3. Giọng điệu thương cảm, phê phán và giễu nhại các thế lực xấu xa . 84
3.2.4. Giọng điệu triết lý 87
III. KT LUN 90
TÀI LIU THAM KHO 92
1
M U
1. Lý do ch tài
1.1. Trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam Ma Văn Kháng là một trong
những cây bút lớn. Với phƣơng châm sáng tác riêng của mình Ma Văn Kháng
viết nhiều thể loại nhƣng thành công hơn cả là ở hai thể loại: Truyện ngắn và
tiểu thuyết. Cho đến nay Ma Văn Kháng đã cho trình làng trên 200 truyện
ngắn và 17 tập tiểu thuyết, trong đó có những tiểu thuyết đƣợc dƣ luận hết sức
quan tâm nhƣ: Đồng bạc trắng hoa xòe, Mùa lá rụng trong vườn, Côi cút
giữa cảnh đời và gần đây nhất là tiểu thuyết Chuyện của Lý.
1.2. Ma Văn Kháng là nhà văn luôn luôn khắc khoải về số phận con
ngƣời. Trong sáng tác của ông ngƣời đọc bắt gặp ở đó những nhân vật chịu
nhiều thiệt thòi trong cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần nhƣng với những
phẩm chất tốt đẹp của mình họ vẫn vƣơn lên và khẳng định phẩm chất tốt đẹp
của mình, kiên quyết đấu tranh trƣớc cái xấu xa, thấp hèn.
Ở Côi cút giữa cảnh đời nhân vật bé Duy cho ta cho hình ảnh một sự
chống chọi để vƣợt lên bao đau khổ, bất công và đắng cay. Và chỗ dựa tinh
thần để bé Duy có thể vƣợt qua mọi khó khăn đó chính là bà nội, ngƣời đã
hƣớng cho bé Duy biết hƣớng về cái thiện, cái tốt đẹp. Ở Chuyện của Lý
ngƣời đọc bắt gặp một cô bé với nhiều trang đời mới mẻ và lạ lùng. Bố đẻ và
dƣợng, hai hình mẫu hoàn thiện nhân cách, soi đƣờng giúp cho cô bé Lý vƣợt
qua mọi khó khăn của cuộc sồng để trƣởng thành.
1.3.Văn xuôi của Ma Văn Kháng đƣợc viết trong cảm quan nghiêm nhặt
và giàu tính biểu tƣợng. Ông có một lớp từ ngữ phong phú, sinh động, đậm đà
chất dân gian và nhiều sáng tạo.
Việc khai thác nghệ thuật tự sự trong văn xuôi của Ma Văn Kháng cũng
đã có rất nhiều bài viết cũng nhƣ các chuyên luận, khóa luận viết về vấn đề
này tuy nhiên đa số đi vào nghiên cứu ở các tác phẩm trƣớc năm 2000 hoặc
2
các tác phẩm đầu thế kỷ XXI
Nhận thấy việc đi vào tìm hiểu nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Ma Văn
Kháng còn nhiều bỏ ngỏ, đặc biệt là tìm hiểu nghệ thuật tự sự qua một tiểu
thuyết trƣớc năm 2000 và một tiểu thuyết mới đƣợc xuất bản, để từ đó thấy
đƣợc sự đổi mới cũng nhƣ sự nối tiếp trong ngòi bút của Ma Văn Kháng xung
quanh một đề tài nên chúng tôi thấy cần phải có một công trình nghiên cứu
nghiêm túc về vấn đề này.
Từ những lí do trên chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu khoa
học: Nghệ thuật tự sự của Ma Văn Kháng qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa
cảnh đời (1989) và Chuyện của Lý (2013). Nghiên cứu vần đề này sẽ góp
phần bổ sung một cái nhìn mới về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Ma Văn
Kháng để từ đó có những cái nhìn cách tân, mới mẻ hơn trong sáng tác của
nhà văn ở những thời điểm lịch sử khác nhau.
2. Lch s v
Có khá nhiều công trình nghiên cứu về Ma Văn Kháng, qua đó có thể thấy
đƣợc những đóng góp của nhà văn đối với nền văn học nƣớc nhà. Tuy nhiên
cuốn tiểu thuyết Chuyện của Lý vì mới đƣợc xuất bản nên chƣa có nhiều bài
viết cũng nhƣ các công trình nghiên cứu. Vì vậy trong phần này tôi chủ yếu đi
vào trình bày những bài nghiên cứu về cuốn tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời
và những tâm sự của chính tác giả khi viết Chuyện của Lý.
Trong đó có thể kể đến một số bài viết về Ma Văn Kháng nhƣ: Bài viết “
Ma Văn Kháng với Côi cút giữa cảnh đời” của GS. Phong Lê (Vẫn chuyện
văn và người, NXB Văn hóa - thông tin, tr 193 - 198). Bài viết cho ta thấy
đƣợc tài năng của ngòi bút Ma văn Kháng cũng nhƣ cảm nhận đƣợc giá trị
thực sự của cuốn tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời. Về mặt nội dung cuốn
tiểu thuyết giúp ngƣời đọc nhận thức đƣợc giá trị đích thực của mỗi đơn vị gia
đình đó là những đứa con chứ không phải là tiền bạc, vật chất. Cuốn tiểu
3
thuyết hấp dẫn ngƣời đọc bởi mạch văn truyền thống là chủ nghĩa nhân văn
và tình thƣơng yêu con ngƣời.
Ma Văn Kháng trƣớc khi là một nhà văn, ông là một nhà giáo. Vì vậy tiểu
thuyết của ông luôn đƣợc viết theo luận đề, ông để cho các nhân vật, các tình
tiết tự bộc lộ.
Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện trong bài viết “Nhà giáo- nhà văn Ma
Văn Kháng” có viết: “Qua các tập truyện ngắn và tiểu thuyết nổi tiếng
Trăng soi sân nhỏ (1995), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám cưới
không có giấy giá thú(1989), Gặp gỡ ở La Pan Tẩn (2001) Ma Văn Kháng
đã khắc họa những điển hình bất hủ (cả về mặt sáng và mặt tối xã hội ta trên
bước đường chuyển đổi cơ chế)”.
Mới đây nhất nhà phê bình văn học Nguyễn Ngọc Thiện đã có nhận xét
hết sức tinh tế: “Chuyện của Lý (2013)- cuốn tiểu thuyết thứ 17 của đời văn
Ma Văn Kháng, đã cùng với Côi cút giữa cảnh đời (1989) hợp thành bộ đôi
tiểu thuyết gia đình”. Ở đây tác giả đã khẳng định tài năng của ngòi bút Ma
Văn Kháng, khi ông đi sâu vào khám phá những miền hiện thực ở bên trong
con ngƣời: tâm thức, tâm linh con ngƣời và đặc biệt là đời sống tính dục của
con ngƣời.
Chuyện của Lý cuốn tiểu thuyết mới xuất bản nên chƣa có nhiều bài viết
cũng nhƣ các công trình nghiên cứu. Trong bài viết Tâm sự nghề nghiệp Ma
Văn Kháng đã trình bày cơ duyên khi cho ra đời cuốn tiểu thuyết này. Đó là
một hôm thu dọn tài liệu, do vô tình ông đã nhìn thấy một cuốn bản thảo nhỏ
trong đó có viết về số phận của một em gái sinh ra và lớn lên ở miền núi trong
hoàn cảnh vô cùng khó khăn của đất nƣớc. Sau khi đọc lại bản thảo, cảm
hứng dâng trào ông đã viết một mạch và trong một khoảng thời gian ngắn đã
hoàn thành xong cuốn tiểu thuyết.
Trong bài viết Lý, con của người đời - cuốn sách viết về những đứa con
4
đứa cháu tác giả đã cho ngƣời đọc thấy đƣợc những thuận lợi, khó khăn khi
viết cuốn tiểu thuyết cũng nhƣ nội dung tƣ tƣởng bao trùm lên toàn bộ cuốn
tiểu thuyết. Tác giả cho biết lúc đầu ông định đặt tên cho cuốn tiểu thuyết là
Lý, con của người đời sau đó ông đổi thành Chuyện của Lý.
Tác giả Búi Việt Thắng trong bài viết Sự sống chẳng bao giờ chán nản
(Đọc Chuyện của Lý , tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, Nxb Hội Nhà văn,
2013) đã có những so sánh giữa tiểu thuyết Chuyện của Lý với những cuốn
tiểu thuyết của những nhà văn trẻ hiện nay. Chính nhờ sự so sánh này mà
ngƣời đọc thấy đƣợc sự nghiền ngẫm, triết lí về cuộc đời nhƣng nó không làm
cho ngƣời ta cảm thấy mệt mỏi vì tính triết lí khô khan, mà nó giúp ngƣời đọc
hiểu hơn về cuộc đời, vì cuộc đời không chỉ có những ngọt ngào mà nó còn
có cả những đắng cay, bất hạnh. Điều quan trọng con ngƣời ta phải biết vƣợt
lên trên hoàn cảnh để khẳng định mình giống nhƣ cô bé Lý trong cuốn tiểu
thuyết.
Theo ý kiến của ngƣời viết luận văn, cuốn tiểu thuyết Chuyện của Lý mặc
dù mới đƣợc xuất bản và đề tài quen thuộc nhƣng tƣ tƣởng, chủ đề mà tác giả
gửi gắm vào trong trang sách của mình rất đặc sắc. Tác phẩm đã đề cập đến
những vấn đề mang tính thời sự, đặt nhân vật của mình vào vô vàn những kho
khăn, thử thách trong cuộc sống. Từ đó nhân vật của ông bừng lên sức sống,
vƣợt qua mọi khó khăn, thử thách khẳng đinh sức mạnh cảu bản thân.
3. Mm v nghiên cu
Từ những lí do trên, mục đích của luận văn nhằm làm rõ đặc sắc trong
nghệ thuật viết tiểu thuyết của nhà văn tài danh Ma Văn Kháng qua hai cuốn
tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý. Qua đó để khẳng định tài
năng, vị trí của ông trong đời sống văn học.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Dựa vào cơ sở lí thuyết tự sự học, luận văn của tôi
sẽ nghiên cứu một cách có hệ thống những đặc sắc của nghệ thuật tự sự trong
5
tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý
4ng và phm vi nghiên cu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Côi cút giữa
cảnh đời và Chuyện của Lý của nhà văn Ma Văn Kháng.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung vào 2 tiểu thuyết nói trên là
chính và hai tiểu thuyết của Ma Văn Kháng là tiểu thuyết vừa có yếu tố hƣ
cấu vừa có yếu tố tự truyện.
- So sánh 2 cuốn tiểu thuyết với truyện cổ tích ( thân phận của những đứa
con mồ côi) nhƣng có chí và trƣởng thành (nhân vật của Ma Văn Kháng mồ
côi nhƣng không phải mất cha mẹ và vì hoàn cảnh phải sống mồ côi).
5u
- Phƣơng pháp so sánh, tổng hợp.
- Phƣơng pháp nghiên cứu thi pháp học.
a lu
Từ việc tìm hiểu nghệ thuật tự sự qua 2 tác phẩm: Côi cút giữa cảnh đời
và Chuyện của Lý giúp cho ngƣời đọc thấy đƣợc những đặc sắc của bút pháp
Ma Văn Kháng về:
+ Ngƣời kể chuyện và điểm nhìn nghệ thuật.
+ Nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong hai tiểu thuyết Côi cút
giữa cảnh đời và Chuyện của Lý.
+ Ngôn ngữ và giọng điệu trong hai cuốn tiểu thuyết.
Lần đầu tiên nghiên cứu về cuốn tiểu thuyết Chuyện của Lý qua đó để
thấy đƣợc sự nối tiếp về thân phận mồ côi của nhân vật chính trong 2 cuốn
tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý.
6
7. Cu trúc ca lu
Ngoài phần mở đầu, Kết luận, nội dung luận văn gồm có 3 chƣơng sau:
Chƣơng 1: Ngƣời kể chuyện và điểm nhìn nghệ thuật.
Chƣơng 2: Nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Chƣơng 3: Ngôn ngữ và giọng điệu.
7
NI DUNG
1I K CHUYN M NHÌN NGH THUT
1.1. Khái nii k chuyn trong tác phm t s
Văn học là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan. Mỗi tác phẩm văn
học là một mảng hiện thực đời sống muôn màu của con ngƣời, đƣợc thể hiện
qua cái nhìn, qua cảm nhận đánh giá mang tính chất chủ quan của nhà văn.
Tác phẩm văn học bao giờ cũng chứa đựng một thái độ tƣ tƣởng lập trƣờng
quan điểm và sự sáng tạo tâm huyết của nhà văn đối với đời sống.
Tác phẩm tự sự từ đầu đến cuối do tác giả viết nhƣng lại đƣợc kể từ một
ngƣời nào đó. Ngƣời đứng ra kể trong tác phẩm tự sự đƣợc gọi là ngƣời kể
chuyện hay ngƣời trần thuật, chủ thể kể chuyện, ngƣời dẫn chuyện
Người kể chuyện (narrator) là một thuật ngữ công cụ của tự sự học.
Trƣớc đây khái niệm này hầu nhƣ bị bỏ qua, ngƣời ta chỉ nghiên cứu nhân
vật, ngôn ngữ, cốt truyện, các biện pháp tu từ…vv, ngƣời kể chuyện trong văn
bản biến mất, gần nhƣ vô hình hoặc bị đồng nhất với tác giả. Những năm gần
đây, sự ý thức về chủ thể của văn học cùng với việc mở rộng tiếp thu các
thành tựu lý luận trên thế giới đã có những tác động mạnh mẽ đến ý thức của
những ngƣời nghiên cứu văn học.
Theo Pospelov thì ngƣời kể chuyện “người môi giới giữa các hiện tượng
được miêu tả và người nghe (người đọc), là người chứng kiến và cắt nghĩa
các sự việc xảy ra” [64- Tr197]. Còn với Todozov thì ông tuyên bố: “người kể
chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới tưởng tượng không thể
có trần thuật thiếu người kể chuyện. Người trần thuật không nói như các
nhân vật tham thoại mà kể chuyện. Như vậy, kết hơp trong mình cả nhân vật
và người kể, nhân vật mà nhân danh nó cuốn sách được kể có vị trí hoàn toàn
8
đặc biệt” [63- Tr117].
Cũng đƣa ra khái niệm về ngƣời kể chuyện nhƣng trong quan niệm của
W.Kayser, ngƣời kể chuyện là một khái niệm mang tính chất cực kì hình
thức: “Đó là một hình hài được sáng tạo ra, thuộc về toàn bộ chỉnh thể tác
phẩm văn học. Ở nghệ thuật, không bao giờ người kể chuyện là vị trí tác giả
hay chưa nổi danh, nhưng là cái vai mà tác giả bịa ra và chấp nhận” [64-
196].
Ngƣời kể chuyện là một trong những hình thức thể hiện quan điểm của tác
giả trong tác phẩm. Khác với ngƣời kể chuyện trong thực tế đời sống là những
con ngƣời cụ thể, hữu hình, có hình hài, điệu bộ Thì đến ngƣời kể chuyện
trong tác phẩm tự sự, tất cả những yếu tố hữu hình cụ thể này đều đƣợc
chuyển vào trong văn bản thông qua các thủ pháp nghệ thuật.
Trong một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều ngƣời kể chuyện. Hình
tƣợng ngƣời kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá
bổ sung về mặt tâm lí, nghề nghiệp hay lập trƣờng xã hội cho cái nhìn tác giả,
làm cho sự trình bày, tái tạo con ngƣời và đời sống trong tác phẩm thêm
phong phú, nhiều phối cảnh.
Ngƣời kể chuyện là một nhân vật nhƣng là một kiểu nhân vật đặc biệt, nó
có những đặc điểm khác so với các nhân vật khác trong tác phẩm. Nó không
đơn thuần chỉ là một nhân vật tham gia trong tác phẩm nhƣ các nhân vật khác
mà còn có chức năng tổ chức, đánh giá các nhân vật khác “Người kể chuyện
bắt tất cả các đặc điểm ngôn ngữ của nhân vật mà họ nhắc tới phải lệ thuộc
vào mình ngay cả khi người kể chuyện cho nhân vật một sự độc lập đầy đủ về
mặt ngôn ngữ”[64-Tr 198]. Tuy nhiên ta có thể nhận thấy vị trí của nhân vật
ngƣời kể chuyện trong tác phẩm thay đổi rất linh hoạt. Trong một số trƣờng
hợp ta thấy ngƣời kể chuyện xuất hiện một cách tƣờng minh, đứng cùng bình
9
diện với các nhân vật khác. Trong một số trƣờng hơp khác, ngƣời kể chuyện
hàm ẩn, không có mặt trực tiếp trong tác phẩm, không đứng cùng bình diện
trong tác phẩm. Vì vậy đòi hỏi nhà văn trong quá trình sáng tạo phải lựa chọn
đƣợc một hình thức ngƣời kể chuyện phù hợp để bộc lộ một cách sâu sắc tƣ
tƣởng của mình.
Ngƣời kể chuyện thống nhất với tác giả bởi ngƣời kể chuyện là ngƣời
mang tiếng nói quan điểm của tác giả. Tuy nhiên ta không thể đồng nhất giữa
hai đối tƣợng này, bởi tƣ tƣởng của tác giả rộng hơn tƣ tƣởng của ngƣời kể
chuyện, tƣ tƣởng của tác giả đƣợc thể hiện trong toàn bộ tác phẩm- qua cả
nhân vật và qua cả ngƣời kể chuyện. Ngay cả trong những tác phẩm có tính tự
truyện thì giữa ngƣời kể chuyện với tác giả vẫn có những nét khác nhau. Mặc
dù tác phẩm tự truyện thƣờng lấy chính cuộc đời tác giả làm chất liệu sáng tác
nhƣng chúng ta có thể nhận thấy rằng thế giới tồn tại của ngƣời kể chuyện và
thế giới của nhân vật đƣợc kể lại là hoàn toàn khác nhau.
Ngƣời kể chuyện là sản phẩm do nhà văn sáng tạo ra và nó không chỉ có
mối liên hệ gắn bó với tác giả mà còn với bản thân câu chuyện kể và ngƣời
tiếp nhận nó. Có nhiều cách để phân loại ngƣời kể chuyện.Căn cứ vào vị trí
của ngƣời kể chuyện trong tác phẩm ta có thể phân loại thành: ngƣời kể
chuyện ở ngôi thứ nhất và ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ ba, cá biệt có trƣờng
hợp ngƣời kể chuyện vừa ở ngôi thứ nhất vừa ở ngôi thứ ba.
Ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ nhất xuất hiện một cách trực tiếp xƣng “tôi”
hoặc “chúng tôi”, ngƣời kể chuyện đứng ở vị trí bên trong nhƣ một chủ thể,
đƣợc tự do quan sát luận bàn, có điều kiện đi sâu vào tìm hiểu khám phá thế
giới hiện thực trong tác phẩm. Ngƣời kể chuyện ở ngôi này có thể mang quan
điểm của tác giả nhƣng không phải lúc nào cũng trùng khít với tác giả. Lời kể
bộc lộ tính chủ quan và mang sắc thái cảm xúc cao độ.
10
Ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ ba làm cho câu chuyện hoàn toàn mang tính
khách quan, ngƣời kể chuyện biết hết mọi chuyện.
Tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong hai cuốn tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời
và Chuyện của Lý , chúng tôi nhận thấy nét đặc sắc trong sáng tác của ông đó
là cách xây dựng nhân vật ngƣời kể chuyện. Với khuôn khổ của luận văn,
chúng tôi đi sâu tìm hiểu 3 yếu tố chi phối ngƣời kể chuyện là ngôi kể, điểm
nhìn và giong điệu ngƣời kể chuyện.
1.2. Khái nim nhìn ngh thut
Điểm nhìn nghệ thuật là một phƣơng diện quan trọng trong nghệ thuật tự
sự. Điểm nhìn đƣợc hiểu là vị trí, cự ly của ngƣời trần thuật lựa chọn để quan
sát, nhận thức và đánh giá hiện thực trong tác phẩm.
Ở Âu Mĩ, theo K.Wales, trong nghiên cứu văn học và thi pháp học, “điểm
nhìn” là một trong những thuật ngữ đƣợc bàn cãi nhiều nhất trong thế kỉ XX
với nhiều cách hiểu khác nhau và những tên gọi khác nhau: “phối cảnh” hay
“góc nhìn” [63- Tr86]
Nghiên cứu điểm nhìn nghệ thuật là một thao tác hƣớng tới việc tìm hiểu
phƣơng thức tiếp cận của nhà văn với hiện thực cũng nhƣ cách thức nhà văn
lựa chọn, xác lập triển khai mô hình tổ chức tác phẩm. Đối với văn bản nghệ
thuật (thơ, truyện, kí) thì một mặt, tổ chức văn bản đƣợc sáng tạo tự do và sử
dụng tự do những lời nói hồn nhiên nhƣng mặt khác lại đòi hỏi rất cao về mặt
nghệ thuật biểu đạt nghệ thuật xử lí ngôn từ nhằm mục đích thẩm mĩ. Vì vậy
điểm nhìn nghệ thuật tuy tiềm ẩn trong văn bản nhƣng cần phải chú ý phân
tích và điều này không còn là mới đối với các nhà phê bình, nghiên cứu văn
học. Tuy vậy các khái niệm “điểm nhìn nghệ thuật”, “quan niệm phản
ánh” chƣa phải lúc nào cũng đƣợc phân biệt rõ ràng nhƣ viện sĩ
M.Khrapchenko đã thừa nhận [63 - Tr88]
11
Khái niệm của M. Bakhtin quan niệm “nghiên cứu thi pháp tác giả tức là
nghiên cứu cái nhìn, cách nhìn, cách cảm thụ văn học của chủ thể” [63- Tr83].
Theo ông khi xây dựng tác phẩm điều quan trọng và khó khăn với nhà văn là
phải lựa chọn cho mình một chỗ đứng thích hợp tức là “điểm nhìn” để kể
chuyện. Điểm nhìn nghệ thuật là yếu tố quan trọng trong sáng tác văn học và
nghệ thuật. Từ lâu, các nghệ sĩ bậc thầy và các nhà phê bình đã lƣu ý vai trò
của điểm nhìn trong kết cấu. Bêlinxki đã từng nói rằng, khi đứng trƣớc một
phong cảnh đẹp thì chỉ có một điểm nhìn làm cho ta thấy toàn cảnh và chiều
sâu của nó. Nếu đứng gần quá hay xa quá, lệch về phía bên phải hay bên trái
quá cũng làm cho phong cảnh mất vẻ toàn vẹn, hoàn mĩ. Nhà điện ảnh Xô viết
Puđôpkin ví việc xác định điểm nhìn để tái hiện đời sống nhƣ mở một con
đƣờng đi vào rừng rậm. Xác định đúng, tạo cho ngƣời đi cái thế nhìn trông xa,
đƣa họ đến cái điểm nhìn nhận thức và cảm thụ mà nhà văn muốn đạt đến.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học “điểm nhìn nghệ thuật là vị trí từ đó
ngƣời trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm. Không có nghệ
thuật nếu không có điểm nhìn, bởi nó thể hiện sự chú ý, quan tâm và đặc điểm
của chủ thể trong việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật. Giá trị sáng tạo của nghệ
thuật một phần không nhỏ là do đem lại cho ngƣời thƣởng thức một cái nhìn
mới đối với cuộc sống. Sự đổi thay nghệ thuật bắt đầu từ đổi thay điểm nhìn.
Điểm nhìn nghệ thuật là những thông tin ngầm ẩn mang màu sắc tu từ, gợi
cảm hứng thẩm mĩ phải đƣợc ngƣời đọc tiếp hận bằng thao tác suy ý thông
qua các mối quan hệ: Ngƣời kể và cốt truyện, ngƣời kể và nhân vật, ngƣời kể
và lời kể, ngƣời kể và ngƣời đọc hàm ẩn Từ những quan hệ do suy ý của
ngƣời đọc, ta có thể phát hiện ở một tác phẩm nào đó một hay một số điểm
nhìn nghệ thuật của tác giả. Có thể thấy điều này ở cách thay đổi tên tác
phẩm. Chẳng hạn truyện Chí Phèo của Nam Cao có những tên gọi khác nhau:
Cái lò gạch cũ, Đôi lứa xứng đôi và cuối cùng là Chí Phèo . Gọi Đôi lứa xứng
12
đôi là hƣớng về cốt truyện, một truyện tình làm thay đổi số phận của bao
nhiêu nhân vật, goi là Cái lò gạch cũ , có ý gợi ra cái nơi sinh ra Chí Phèo, và
cuối cùng gọi hẳn Chí Phèo , vừa hƣớng tới nhân vật trung tâm lại vừa gợi ra
một hiện tƣợng xã hội, “hiện tƣợng Chí Phèo”. Điểm nhìn nghệ thuật có thể
nhận biết qua sự nhận biết của ngƣời đọc.
Theo Iulotman, vấn đề điểm nhìn văn bản bao giờ cũng là vấn đề quan hệ
giữa ngƣời sáng tạo và sản phẩm sáng tạo “Nó không chỉ là điểm nhìn thuần
túy quang học nhƣ khái niệm tiêu cự, tụ tiêu mà còn mang nội dung quan điểm
lập trƣờng tƣ tƣởng tâm lí con ngƣời” [64 - Tr191]. Điểm nhìn đem lại cho văn
bản định hƣớng nhất định về chủ thể và vị trí tác giả. Việc chuyển đổi điểm
nhìn trần thuật giúp nhà văn sắp xếp bố cục, phát triển nội dung của truyện gắn
với tƣ tƣởng của nhà văn.
Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, Nhà văn muốn
phản ánh đƣợc thế giới ấy thì phải chọn cho mình một chỗ đứng, một điểm
nhìn để từ đó quan sát, chiêm nghiệm. Điểm nhìn chi phối cách tƣ duy, sự
nhậy bén và chiều sâu tƣ tƣởng của nhà văn với cuộc đời. Marcel Poust đã
cho rằng: “Vấn đề quan trọng nhất của phong cách là điểm nhìn. Điểm nhìn
chi phối cảm hứng sáng tác và bộc lộ cá tính sáng tạo của nhà văn. Chọn đƣợc
điểm nhìn thích hợp nhà văn sẽ tạo đƣợc cho mình ấn tƣợng riêng, độc đáo
trong từng trang viết, làm nên phong cách không thể trộn lẫn với ai”.
Trong tác phẩm tự sự nhà văn có thể tiến hành trần thuật theo quan điểm
của mình, hoặc theo quan điểm của một trong các số nhân vật, hoặc kết hợp
luân phiên các quan điểm của các nhân vật khác nhau. Nhân vật trong tác
phẩm vừa là ngƣời đánh giá - cảm thụ, lại vừa là đối tƣợng của sự đánh giá -
cảm thụ. Do đó hệ thống điểm nhìn, đánh giá trong tác phẩm không phải một
chiều.
13
Theo Lí luận văn học (Giáo sƣ Phƣơng Lựu chủ biên) điểm nhìn trần thuật
đƣợc phân chia thành hai bình diện
+ Xét về bình diện trƣờng nhìn trần thuật đƣợc chia thành hai loại:
- Trƣờng nhìn tác giả: Ngƣời trần thuật đứng ngoài câu chuyện để quan
sát đối tƣợng. Kiểu trần thuật này mang tính khách quan tối đa cho lời trần
thuật,
- Trƣờng nhìn nhân vật: Ngƣời trần thuật nhìn sự vật, hiện tƣợng theo
quan điểm của một nhân vật trong tác phẩm. Trần thuật theo điểm nhìn của
nhân vật mang đậm sắc thái tâm lí, chất trữ tình hoặc châm biếm do sự ch
phối trực tiếp bởi địa vị, hiểu biết, lập trƣờng của nhân vật.
+ Xét về bình diên tâm lí, có thể phân biệt điểm nhìn bên trong và điểm
nhìn bên ngoài. Điểm nhìn bên trong cho phép trần thuật qua lăng kính của
một tâm trạng cụ thể, dễ dàng tái hiện các quá trình trong tâm hồn nhân vật.
Truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, thoạt đầu trần thuật theo điểm nhìn bên
ngoài của “một ai đi xa về”, dần dần chuyển vào điểm nhìn bên trong của
nhân vật Mị, ngòi bút tác giả nhập hẳn vào Mị, khám phá cái bản năng ham
sống mãnh liệt của Mị đã đƣa cô đến hành động cứu A Phủ và chạy thoát lên
vùng du kích. Hoặc nhƣ trong truyện kí Sống như anh của Trần Đình Vân,
việc chuyển điểm nhìn nghệ thuật về anh Trỗi cho chị Quyên đã làm cho hình
tƣợng ngƣời anh hùng trở nên trìu mến. Điểm nhìn bên ngoài, chủ thể trần
thuật giữ cái nhìn khách quan từ vị trí bên ngoài có khoảng cách nhất định với
đối tƣợng trần thuật. Hệ thống điểm nhìn nghệ thuật thực chất là cách tiếp cận
hình tƣợng cho ngƣời đọc. Nó qui định tính chất tƣ tƣởng cảm xúc và quan hệ
thẩm mĩ của hình tƣợng.
ng, ngƣời viết cùng một lúc tổ chức nhiều điểm nhìn,
mỗi điển nhìn thể hiện những quan niệm khác nhau, những cách đánh giá hiện
14
thực khác nhau. Nhà văn không chỉ trao cho nhân vật một điểm nhìn mà cùng
lúc có nhiều nhân vật nhiều điểm nhìn trần thuật. Vận dụng các điểm nhìn
trần thuật góp phần tạo nên tính sinh động, hấp dẫn cho ngƣời đọc.
1.3. m nhìn ngh thut trong 2 tác phm Côi cút giữa cảnh đời và
Chuyện của Lý
Điểm nhìn nghệ thuật, là điểm xuất phát của một cấu trúc nghệ thuật, hơn
thế nữa la một cấu trúc tiềm ẩn đƣợc ngƣời đọc tiếp nhận bằng thao tác suy ý
từ các mối quan hệ phức tạp giữa ngƣời kể và văn bản, giữa văn bản và ngƣời
đọc văn bản, giữa ngƣời kể và ngƣời đọc hàm ẩn. Nhƣ Letxing đã từng nói
“Văn học là tấm gƣơng phản chiếu thời đại”, là nơi gửi gắm cái nhìn và chiều
sâu tƣ tƣởng của nhà văn về cuộc đời. Cho nên sự phong phú về điểm nhìn là
chìa khóa mở nhiều cánh cửa để đi sâu phản ánh hiện thực đời sống ở nhiều
góc cạnh khác nhau.
Ma Văn Kháng, một nhà văn cần mẫn, say mê với nghề. Với sức sáng tạo
không mệt mỏi, đến nay ông đã cho ra đời một khối lƣợng tác phẩm văn học
tƣơng đối lớn và có giá trị ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, tiểu luận
và bút kí phê bình Riêng ở thể loại tiểu thuyết đến nay Ma Văn Kháng đã
cho ra đời 16 cuốn tiểu thuyết, trong đó có ba cuốn nằm trong cụm tác phẩm
đƣợc Giải thƣởng Hồ Chí Minh năm 2012. Đó là: Mưa mùa hạ, Côi cút giữa
cảnh đời, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn. Cuốn Mùa lá rụng trong vườn đƣợc giải
thƣởng Hội nhà văn năm 1986. Cùng với cuốn Đồng bạc trắng hoa xòe và tập
truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ, cuốn này nằm trong cụm 3 tác phẩm đƣợc nhà
nƣớc về VHNT đợt I năm 2001. Mới đây nhất cuốn tiểu thuyết Chuyện của
Lý đƣợc xuất bản năm 2013 đƣợc giải thƣởng VHNT năm 2013 của hội
VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Đặc biệt coi trọng vị trí của tiểu thuyết trong sự nghiệp sáng tác của ngƣời
cầm bút, Ma Văn Kháng, bằng vốn kinh nghiệp tích lũy bản thân và sức sáng
15
tạo không mệt mỏi, ông đã chỉ ra những yêu cầu gắt gao với một ngƣời muốn
thành công ở thể loại này. Theo ông khi nói đến tiểu thuyết, ngƣời ta biết đấy
là cái gì, nhƣng để tìm hiểu nó đã đƣợc làm ra nhƣ thế nào, thì có ngƣời đã vỡ
cả mặt, và không gì vô bổ bằng cứ muốn giải thích điều khó lí giải đó bằng cú
pháp. Vì vậy khi bàn về tiểu thuyết Ma Văn Kháng đã dẫn lời của Garcia
Marquez “Viết tiểu thuyết là xây các viên gạch, viết truyện ngắn là chuẩn bị
hồ và vữa. Truyện ngắn là mũi tên cắm vào bia. Tiểu thuyết là cuộc đi săn thỉ.
Truyện ngắn là quãng nghỉ xả hơi, là bƣớc thực tập. Diễn giải sự khác nhau
giữa truyện ngắn và tiểu thuyết, Maquez cho rằng đọc xong một truyện ngắn,
ngƣời đọc có thể nghĩ đến khúc trƣớc và khúc sau của câu chuyện. Còn tiểu
thuyết tất cả đã ở trong nó rồi ! Tiểu thuyết là cuộc sống toàn vẹn” [35 -Tr
232]
Cuốn tiểu thuyết Cối cút giữa cảnh đời đƣợc Ma Văn Kháng sáng tác
1989 là một cuốn tiểu thuyết hay, để lại nhiều ấn tƣợng trong lòng bạn đọc
nhiều thế hệ. Thấm đẫm trong hơn 200 trang sách là nỗi buồn của những số
phận bị xô đẩy vùi dập trong hoàn cảnh ngặt nghèo. Nhƣng nó không làm cho
ngƣời đọc cảm thấy bi quan mà ngƣợc lại nó cổ vũ, động viên con ngƣời biết
đứng dậy, vƣơn lên trong cuộc sống. Mới đây nhất năm 2013 cuốn tiểu thuyết
Chuyện của Lý ra đời đƣợc coi nhƣ thứ “quả ngọt cuối mùa” mà nhà văn gửi
tới bạn đọc. Đƣợc viết bằng bút pháp hiện thực - lãng mạn, tiểu thuyết có khả
năng là một bức tranh sinh động và đặc sắc với nhiều mảng màu độc đáo
trong bối cảnh một địa bàn miền núi thơ mộng và giàu tính thẩm mĩ.
1.3.1. Điểm nhìn bên trong
Nói về điểm nhìn bên trong hay bên ngoài thực tế là xã định chỗ đứng và
vị thế của ngƣời kể chuyện trong tác phẩm. Điểm nhìn bên trong cho phép
ngƣời trần thuật nhìn thấy đối tƣợng qua lăng kính của một tâm trạng cụ thể,
dễ dàng tái hiện diễn biến trong tâm hồn nhân vật. Điểm nhìn bên trong giúp
16
ngƣời kể chuyện dẫn dắt ngƣời đọc vào trạng thái tâm tình, khiến học có cảm
giác đƣợc thấy cuộc sống qua tâm hồn ngƣời trong cuộc nên những gì họ nói,
họ biết đều rất tin cậy, đáng nhớ. Điểm nhìn bên trong giúp ngƣời đọc dễ
dàng tái hiện các quá trình trong tâm hồn nhân vật.
Tìm hiểu về điểm nhìn trong 2 cuốn tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và
Chuyện của Lý chúng tôi nhận thấy trong cuốn tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh
đời tác giả sử dụng điểm nhìn bên trong là chủ yếu, đến tiểu thuyết Chuyện
của Lý điểm nhìn bên ngoài là chủ yếu. Tuy nhiên trong cả hai cuốn tiểu
thuyết này có cả sự luân phiên điểm nhìn.
Côi cút giữa cảnh đời không khai thác những tình huống phiêu lƣu, mạo
hiểm kích thích tính hiếu kì, không đề cập đến những lời giáo huấn, không lơ
lửng bay trong những giấc mộng cao xa, không quẩn quanh phản ánh những
sinh hoạt tẻ nhạt, thuận chiều. Cuốn sách đặt con ngƣời vào dòng đời đƣơng
đại trong một hiện thực gay gắt và không ít buồn phiền đau đớn.Côi cút giữa
cảnh đời bắt đầu bằng lời kể của Duy tuổi mƣời lăm, lứa tuổi đủ độ chín để
suy ngẫm về những hồi ức “Thật tình tôi không hiểu rằng đời mình sẽ ra sao,
nếu như cách đây mười năm, khi tôi lên năm tuổi tôi không có bà nội tôi”. [29
- Tr5]
Gắn với điểm nhìn bên trong, ngƣời kể chuyện chuyển điểm nhìn vào bên
trong nhân vật để tái hiện sinh động thế giới tâm hồn của họ. Côi cút giữa
cảnh đời đƣợc kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật xƣng “tôi” là cậu bé Duy, là nhân
vật đƣợc chứng kiến từ đầu đến cuối những biến cố trong cuộc sống của các
nhân vật khác trong truyện. Duy kể lại những biến cố trong cuộc sống, những
biến cố khiến cho tuổi thơ của em và gia đình rơi vào bế tắc. Mở đầu câu
chuyện là một tiếng kếu não lòng: “Thụy ơi, thật không ai như con đâu , con
ạ!
17
Thụy là tên mẹ tôi. Tiếng kêu ấy là khúc mở đầu cho một đoạn đời bi đát
khốn khổ của bà nội tôi và tôi. Tôi có thể nói như thế vì cho đến hôm nay, khi
tôi đã bước vào tuổi thiếu niên, trí nhớ tuổi thơ đậm đà ấn tượng của tôi đã
được rọi chiếu bằng hiểu biết của tuổi mười lăm biết thao thức, nghĩ ngợi.
Tưởi mười lăm cố gắng dựng lại thiên hồi ức ở thời đoạn tôi chập chững
bước vào cuộc sống trẻ thơ trong bàn tay dắt dìu, cưu mang của bà tôi” [29 -
Tr 6,7]
Biến cố của gia đình Duy bắt dầu từ đây, mẹ cậu không biết ăn phải bùa
mê thuốc lú gì mà mà bỗng nhiên bỏ cậu lại cho bà nội để theo ngƣời tình.
Còn cha cậu thì vào Nam chiến đấu từ ngày cậu mới sinh, từ bấy vẫn bặt tin
về. Chú Dũng và cô Quỳnh của Duy cũng đi biệt, một ngƣời theo đoàn địa
chất lên Thái Nguyên tìm quặng sắt rồi vào lính đặc công, một ngƣời lại lên
mãi tận Lao Cai khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới. Thế là từ ngày mẹ bỏ
đi cuộc sống của hai bà cháu ngày càng khốn khó. Và cuộc sống có lẽ thật
không hề đơn giản, mƣợn cái cớ cô Thụy bỏ đi giữa lúc cuộc chiến đấu bảo vệ
biên giới phía bắc đang hồi gay go phức tạp, ông Luông chủ tịch phƣờng đã
ghép việc đó với hai tên họ giống họ Trung Quốc là Lã và Đổng của cha mẹ
Duy để lấy cớ nghi ngờ, gièm pha mà bóp nặn. Rồi hàng loạt những khó khăn
cứ chồng chất lên đôi vai gầy của hai bà cháu, ngay cả đến việc xin cho Duy
đi học mẫu giáo, cái quyền lợi mà bất cứ đứa trẻ nào sống trên đất nƣớc này
cũng đƣợc nhận, ông Luông cũng gây khó khăn và yêu cầu giáo viên phải có
hình thức phân biệt đối xử.
Bằng việc chọn điểm nhìn từ bên trong, truyện đã tạo đƣợc ấn tƣợng sâu
sắc trong lòng ngƣời đọc về tính chân thực. Tất cả những bất công của cuộc
sống đã in hằn trong đầu óc non nớt của Duy mà nếu không có bà và những
ngƣời hàng xóm tốt bụng thì chắc Duy đã không vƣợt qua đƣợc. Phải chăng
sớm phải chịu cảnh khốn khổ, cô đơn mà Duy có những cảm nhận, nghĩ suy
18
lớn hơn so với tuổi của mình, vì thế khi cô Quỳnh mang bé Thảm về, mặc dù
chƣa biết đầu đuôi thế nào Duy đã cảm nhận thấy nỗi đau lại chồng chất nỗi
đau, “Bước vào nhà, tôi nhận ra bà tôi với nét mặt hết sức buồn bã, đang ngồi
cạnh một phụ nữ trẻ mới đẻ còn đỏ hỏn. Người phụ nữ xanh xao, tóc xõa, mắt
ậng nước. Thấy tôi vào, cô liền ngẩng lên. Tình ruột thịt là cái gi đó rất tự
nhiên. Qua ánh mắt giao hòa, tôi nhận ngay ra mối quan hệ máu mủ giữa
người nọ và tôi. Đồng thời, tôi bỗng gai người vì linh cảm thấy đã xảy ra điều
gì đó như một hiểm họa bất thường [29 - Tr 134].
Hai thứ tóc trên đầu, bỗng nhiên phải gồng mình gánh vác thay con cái,
nuôi nấng hai đứa trẻ có cha có mẹ mà thành ra côi cút, ngẫm cảnh đời cơ cực
thảm thƣơng. Bắt đầu từ đây cuộc sống của ba bà cháu mới thật là cùng quẫn.
Cái Thảm ốm hết trận này đến trận khác, có những lúc tƣởng nhƣ nó không
thể sống nổi nữa. Nhờ sự đùm bọc thƣơng yêu của những ngƣời hàng xóm tốt
bụng cái Thảm cũng qua đƣợc những cơn nguy kịch của đói khát và bệnh tật.
Đến ba tuổi nó mới hết ốm đau và dần khôn lớn. Giống nhƣ Duy, Thảm thành
đứa trẻ nhạy cảm và lớn hơn nhiều so với tuổi. Bằng việc sử dụng điểm nhìn
bên trong tác giả đã tái hiện một cách sinh động sự cô đơn, khốn khố của ba
bà cháu trong những tháng ngày khốn khổ.
Trong sáng tạo nghệ thuật điểm nhìn là yếu tố hàng đầu, điểm nhìn bên
trong cho phép trần thuật qua lăng kính của một tâm trạng cụ thể, dễ dàng tái
hiện các quá trình trong tâm hồn nhân vật. Với Côi cút giữa cảnh đời Ma Văn
Kháng đã rất thành công khi sử dụng điểm nhìn bên trong để đi sâu vào khám
phá hiện thực đời sống khi đất nƣớc vẫn chƣa tắt lửa chiến tranh ở các vùng
biên giới.Chọn lấy số phận của ba bà cháu Duy giữa bao xô đẩy của cảnh đời,
tiểu thuyết đã bóc trần bản chất cơ hội, hãnh tiến của một bộ phận ngƣời sau
chiến tranh, của những kẻ vọt lên giàu có nhờ buôn bán và làm ăn phi pháp,
đồng thời lên tiếng cảnh báo sự suy đồi về nhân cách của thế hệ trẻ trƣớc sức
19
mạnh tàn phá của đồng tiền và sự dung dƣỡng của cha mẹ. Bên cạnh cảm
hứng phê phán là cái nhìn cảm thƣơng trân trọng những con ngƣời biết vƣợt
lên hoàn cảnh để sống một cuộc đời tốt đẹp, có ích và thấm đậm tình nhân ái.
Và ở phƣơng diện này, Ma Văn Kháng đã thực sự thành công khi xây dựng
hình tƣợng nhân vật ngƣời bà. Ở đây, ngƣời bà của hai đứa trẻ côi cút không
chỉ mang vẻ đẹp của một thiên tính nữ, một ngƣời mẹ Việt Nam cần cù, lam
lũ, chịu thƣơng chịu khó và giàu lòng nhân ái mà còn là một phụ nữ hiểu biết,
kiên cƣờng, dám đứng lên đấu tranh mọi sự đè nén áp bức, mọi cái xấu, cái ác
nhƣng vẫn không mất đi vẻ đẹp cao cả bao dung. Ngay ở đầu tác phẩm chân
dung của ngƣời bà đã hiện lên một cách sinh động qua cảm nhận của Duy
“Tôi còn nhớ như in gương mặt, vóc hình bà nội tôi lúc đó. Mặt bà tròn trịa,
mảnh dẻ như phiến lá sen. Tóc bà cuộc tròn trong một mảnh khăn nhung
thanh một vành tròn nhỏ, đặt nghiêng nghiêng trên một mái đầu năng chải
hiện rõ một đường ngôi thẳng tắp chia đều mái tóc sang hai bên Trên
gương mặt mảnh mai của bà, hàm răng đen nhuộm đều tăm tắp luôn luôn
sáng lên một ánh cười ấm áp, hóm hỉnh, tỏa ra một niềm ưu ái đến độ hễ thấy
nét cười ấy, tôi lại trở lại tin cậy, dẫu đang nao núng trong mông lung” [29 -
Tr 6]. Dƣới ngòi bút của Ma Văn Kháng, dù là qua hồi ức của cậu bé Duy,
ngƣời bà vẫn hiện lên thật sống động, nhất là trong tính cách và lời ăn tiếng
nói, một cá tính thâm trầm mà sắc sảo với một ngôn ngữ nhƣ đƣợc chắt lọc từ
trí tuệ dân gian qua các lời ví von, ca dao, tục ngữ. Đó cũng là tài năng và tầm
kiến văn sâu rộng của tác giả.
Cùng một mạch với các tiểu thuyết Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn
và những truyện ngắn trong tập Ngày đẹp trời, tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh
đời đã thể hiện thành công cuộc sống đời thƣờng đa diện. Điều đó thể hiện sự
bén nhạy của Ma Văn Kháng ở mảng đề tài này. Có thể nói, đi sâu khám phá
thân phận cùng cực của con ngƣời bởi những xô đẩy của hoàn cảnh sống
20
nhƣng không nhấn mạnh ở khía cạnh bi kịch mà chủ yếu làm nổi bật lên ở giá
trị nhân văn sâu sắc, nhƣ một mạch ngầm lặng lẽ của đời sống thƣờng nhật xô
bồ ấy, cảm hứng nhân đạo là yếu tố cơ bản tạo nên giá trị của tiểu thuyết này.
1.3.2. Điểm nhìn bên ngoài
Điểm nhìn nghệ thuật là một trong những yếu tố hàng đầu của sáng tạo
nghệ thuật. Có đƣợc điểm nhìn, ngƣời kể chuyện dễ dàng giao tiếp với bạn
đọc và ngƣời tiếp nhận, có thể khám phá ra những tầng nghĩa hàm ẩn trong
tác phẩm. Nếu nhƣ điểm nhìn bên trong giúp cho câu chuyện đƣợc kể mang
đậm tính chủ quan thì điểm nhìn bên ngoài thể hiện tính khách quan tối đa
cho trần thuật. Nó giúp nhà văn bao quát nhiều phƣơng diện và góc độ của
hiện thực cuộc sống hơn. Ngƣời kể chuyện ẩn đi để câu chuyện đƣợc kể đạt
mức độ khách quan cao nhất. Cuốn tiểu thuyết Chuyện của Lý ngƣời kể đã
thuật lại những sự kiện khách quan: “Mẹ Nhu và Lý về ở với bà Pham, ông
Thòn bên Thôn Một Thèn Phàng, cách thôn trung tâm của xã Thèn Phàng,
nơi cơ quan huyện ủy sơ tán một con suối tên là suối lớn. Chả có tiền công xá
gì đâu! Mà nếu có lương thì mẹ Nhu đang là cô giáo nay hạ xuống bậc cấp
dưỡng thì lấy đâu mà trả.” [36 - Tr9]
Với điểm nhìn bên ngoài có khoảng cách với đối tƣợng trần thuật, Ma
Văn Kháng đã cho ngƣời đọc thấy đƣợc hoàn cảnh sống của hai mẹ con Lý.
Ngƣời kể chuyện đứng từ bên ngoài dẫn dắt ngƣời đọc vào không khí truyện,
hình dung ra toàn bộ câu chuyện: “Nói cho đúng thì cái Lý có cất tiếng khóc
vừa lúc lọt lòng mẹ Nhu thật! Khóc to là khác!Khổ! Mẹ nó trở dạ lúc nửa
đêm. Ông Thòn vác cây súng kíp chạy sang. Húi! Con bé này cầm tinh con
hổ, mà là hổ đêm, hổ đi kiếm mồi, rồi là gan cóc tía lắm đây! Bà Pham vội
đeo dao bao, ra sau rừng vạch lá đi lấy thêm cây thuốc trợ sức cho đàn bà đẻ.
Cơ quan huyện ủy sơ tán mỗi người một căn nhà, một góc rừng, chẳng ai biết.