Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

LƯỢNG GIÁ GIÁ TRỊ DU LỊCH của KHU dự TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP mặn cần GIỜ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.89 KB, 7 trang )


Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 367

LƯỢNG GIÁ GIÁ TRỊ DU LỊCH CỦA KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN
RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ
Đinh Đức Trường
(1)
, Lê Hà Thanh
(1)
, Phan Thị Anh Đào
(2)
, Lê Xuân Tuấn
(3)
(1)
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân;
(2)
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi
trường;
(3)
Tổng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam

Đất ngập nước (ĐNN) là một tài nguyên quan trọng cung cấp nhiều giá trị trực tiếp
và gián tiếp cho cộng đồng, xã hội trong đó có du lịch. Đánh giá giá trị du lịch của của ĐNN
là yếu tố quan trọng nhằm xây dựng các chương trình phát triển hiệu quả. Mục đích của
nghiên cứu này là xác định giá trị du lịch của rừng ngập mặn Cần Giờ bằng phương pháp chi
phí du lịch. Kết quả ước tính cho thấy giá trị du lịch của rừng ngập mặn Cần Giờ có thể đạt
mức 67 tỷ đồng/năm.

1. Mở đầu


Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (DTSQ) hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển
hình của vùng ngập mặn được UNESCO đã công nhận. Nơi đây là một trong các khu
du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam. Trong những năm qua, hoạt động du lịch đã
phát triển mạnh mẽ tại Cần Giờ cùng với quá trình đầu tư và phát triển của thành phố.
Tuy nhiên, phát triển du lịch cũng đang bị đe dọa bởi những vấn đề môi trường. Đánh
giá giá trị du lịch của của ĐNN là yếu tố quan trọng nhằm xây dựng các chương trình
phát triển hiệu quả [1,3]. Mục đích của nghiên cứu này là xác định giá trị du lịch của
rừng ngập mặn Cần Giờ bằng phương pháp chi phí du lịch với mong muốn góp phần
đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN tại Việt Nam.
Cần Giờ là một trong 5 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh nằm ở
vùng cửa biển phía Đông Nam của thành phố, cách trung tâm thành phố khoảng 50
km. Diện tích tự nhiên của huyện Cần Giờ là 71.361 ha (chiếm trên 30% diện tích của
toàn thành phố) với dân số khoảng 65.000 người (2010). Cần Giờ có mạng lưới sông
rạch chằng chịt cùng với ảnh hưởng chế độ bán nhật triều của biển Đông đã tạo nên
chế độ thủy văn phức tạp và các vùng giáp nước, gây bất lợi cho việc tiêu thoát nước
và khả năng tự làm sạch của các dòng chảy. Địa hình vùng này nhìn chung trũng thấp,
cao độ chung dao động trong khoảng từ 0.0m đến 2.5m (trừ khối Giồng Chùa, xã
Thạnh An – cao 10.1m), được phân chia theo mức độ ngập triều. Phần lớn diện tích
nền đất của vùng được tạo bằng các vật liệu trầm tích đầm lầy và đầm lầy-biển rất giàu
vật liệu hữu cơ, cùng với các trầm tích sông biển hỗn hợp (có tỷ lệ ít hơn) và một ít các
thành tạo trầm tích biển và trầm tích sông. Đây là kiểu cấu tạo của nhóm nền đất yếu,
ít thuận lợi cho việc xây dựng. Toàn bộ hệ thống nước mặt và hầu hết nước dưới đất
đều bị mặn không thể sử dụng cho sinh hoạt. Nguồn nước cấp tại chỗ chỉ phân bố giới
hạn trong các giồng cát ở Long Hòa và Cần Thạnh.
2. Phương pháp và quy trình nghiên cứu
2.1. Mô hình chi phí du lịch
Phương pháp phổ biến được sử dụng để đánh giá giá trị của một điểm giải trí du
lịch giải trí trong kinh tế là chi phí du lịch (TCM). TCM sử dụng thông tin về sự lựa
chọn và các hành vi du lịch của du khách để ước lượng đường cầu đối với các nơi vui
chơi giải trí, từ đó đánh giá giá trị cho các cảnh quan này. Giả thiết cơ bản của TCM là


Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

368 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường

chi phí phải bỏ ra để tham quan một điểm du lịch giải trí, phần nào phản ánh được giá
trị giải trí của nơi đó [2,4]. Đối với một cá nhân, hàm lợi ích có dạng : Max U (x, n,
q) với ràng buộc: M + (w.T) = x + (pn.n). Trong đó :
U : hàm lợi ích cá nhân
x : chi tiêu cho các hàng hóa khác
n : số lần đi tham quan, du lịch
M : thu nhập ngoài lao động
T : tổng quĩ thời gian
q : chất lượng nơi du lịch
w : tiền lương
Pn : tổng chi phí cho một lần tham
quan
Bài toán hàm mục tiêu trên khi giải sẽ cho hàm cầu có dạng : n* (pn, M, q)
Về thực nghiệm, có thể ước lượng được hàm cầu cá nhân trực tiếp, trong đó số
lần tham quan là một hàm số phụ thuộc vào các biến độc lập như chi phí du lịch, sở
thích, giới tính, thu nhập. Hàm cầu cá nhân tuyến tính có dạng:
n = B0 pn + B1x1 + B2x2 + +Bmxm
Trong đó n là số lần tham quan của một du khách, n phụ thuộc vào chi phí du
lịch và các biến kinh tế - xã hội của cá nhân.
Khi số lần đi tham quan của cá nhân đến điểm tham quan là không nhiều trong
một khoảng thời gian nào đó thì có thể ước lượng hàm cầu du lịch theo vùng (ZTCM).
Cách tiếp cận này xác định mối quan hệ giữa tỷ lệ tham quan của vùng xuất phát tới vị
trí nghiên cứu với tổng chi phí du lịch của vùng xuất phát: Vi = V(TCi, POPi, Si)
Trong đó : Vi: Số lần viếng thăm từ vùng i tới điểm du lịch; POPi: Dân số của vùng
I; Si: Các biến kinh tế xã hội của mỗi vùng.

2.2. Thu thập dữ liệu
Để đánh giá giá trị du lịch giải trí của khu DTSQ Cần Giờ, nghiên cứu đã sử
dụng phương pháp chi phí du lịch theo vùng. Nhằm thu thập thông tin về hành vi du
lịch của du khách, một cuộc điều tra các du khách đã được tiến hành trong tháng 6 và 7
năm 2012 tại Cần Giờ. Các du khách được hỏi chủ yếu là nội địa. Bảng hỏi phỏng vấn
du khách được thiết kế gồm ba phần. Phần 1 giới thiệu mục đích của cuộc điều tra với
du khách và nêu khái quát một số giá trị sinh thái và du lịch tại Cần Giờ. Phần 2 tập
trung vào các thông tin về chuyến đi của du khách bao gồm số lần tham quan tới Cần
Giờ, các hoạt động tham quan, phương tiện đi lại và đặc biệt là các thông tin về chi phí
du lịch. Phần 3 bao gồm các câu hỏi cá nhân của du khách như tuổi, trình độ giáo dục,
thu nhập. Đã có 150 phiếu điều tra được phát ra và 100 phiếu thu về. Các cuộc phỏng
vấn được tiến hành bởi nhóm nghiên cứu và cán bộ quản lý du lịch tại Cần Giờ.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Đặc điểm mẫu điều tra
Bảng 1 cho thấy, trung bình mỗi khách du lịch đến Cần Giờ 2.83 lần/ năm.
Thông tin thu thập cho thấy thu nhập bình quân của khách du lịch nội địa
khoảng 8.15 triệu đồng/ tháng, cao hơn mức thu nhập bình quân đầu người của cả
nước.


Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 369

Bảng 1. Đặc điểm của du khách tới Cần Giờ
Đặc điểm
Trung bình
Số lần tham quan (lần)
2,83
Thời gian tham quan (ngày)

1,81
Số người trong nhóm
6,5
Khoảng cách từ nơi xuất phát tới Cần Giờ (km)
125
Thu nhập trung bình (đồng)
8.125.000
Tuổi
36,2
Trình độ giáo dục (số năm học qua trường lớp)
15,36
Giới tính (Nam=1; Nữ=0)
0,52
Tình trạng hôn nhân
(Có gia đình=1; Độc thân=0)
0,65
Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra (2012)
Điều này cũng dễ hiểu vì du lịch giải trí là hàng hoá xa xỉ và chỉ những người
có thu nhập vừa hoặc cao mới có đủ khả năng cho sở thích giải trí của họ. Trình độ
giáo dục của khách du lịch nội địa trung bình là 15,36 số năm học qua trường lớp. Độ
tuổi của khách du lịch hầu hết nằm trong nhóm thuộc độ tuổi lao động với mức tuổi
trung bình là 36.2. Khoảng 52% khách du lịch trong mẫu nghiên cứu là nam và 65%
đã có gia đình. Với du khách, các hoạt động chính chủ yếu là tham quan rừng ngập
mặn (Đầm Dơi, Đảo Khỉ), tắm biển, tìm hiểu các di tích lịch sử, nghiên cứu khoa học,
tập huấn, hội thảo.
3.2. Vùng xuất phát của du khách và tỷ lệ du lịch (visitation rate)
Thông tin thu thập được qua bảng phỏng vấn, nghiên cứu chia du khách thành 3
vùng xuất phát tùy thuộc vào khoảng cách trung bình từ điểm xuất phát tới Cần Giờ
theo các tuyến đường bộ. Tỷ lệ du lịch rõ ràng đã giảm theo chiều tăng lên của khoảng
cách trung bình, từ 33.23 lần/1.000 người dân của vùng có khoảng cách gần nhất đến

1.085/1.000 người dân của vùng có khoảng cách xa nhất.
Bảng 2. Một số đặc điểm của các vùng xuất phát của du khách nội địa
Vùng
Khoảng
cách
trung
bình (km)
Tỉnh thành
Số du
khách
trong mẫu
(người)
Dân số
vùng
(người)
Tỷ lệ du lịch
(số lần du
lịch/1.000
người dân)
1
60
TPHCM
68
7162684
33,23
2
90
Các tỉnh lân cận TPHCM
Bình Dương, Tây Ninh,
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng

Tàu, Long An và Tiền
Giang


17
7839236
7,59
3
200
Các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long: Đồng Tháp,
Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu
Giang, Sóc Trăng, Bến




1281402
3
2,458

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

370 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường

Vùng
Khoảng
cách
trung
bình (km)

Tỉnh thành
Số du
khách
trong mẫu
(người)
Dân số
vùng
(người)
Tỷ lệ du lịch
(số lần du
lịch/1.000
người dân)
Tre, An Giang, Kiên
Giang, Bạc Liêu, Cà Mau
và thành phố Cần Thơ.
9
4
450
Đà Nẵng, Khánh Hòa,
Bình Thuận, Ninh Thuận

4
3777055
3,707
5
1700
Hà Nội
2
6451909
1,085

Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra (2012)
3.3. Xác định các chi phí du lịch
Chi phí của du khách trong một chuyến du lịch được chia thành 3 nhóm chính
là chi phí đi lại (transportation cost), chi phí cơ hội của thời gian (time cost) và các chi
phí khác (other expenditure) như thuê nhà trọ, khách sạn, ăn uống, thuê phương tiện đi
lại tại hiện trường và mua đồ lưu niệm. Có một vấn đề phải quan tâm trước khi tính
toán là việc phân bổ chi phí du lịch trong chuyến đi nhiều địa điểm (multi-purpose
trip). Một chuyến đi nhiều địa điểm là một chuyến đi mà du khách không chỉ đến một
địa điểm du lịch nhất định mà là nhiều điểm trong cả chuyến. Vì vậy, để tính chi phí
đến điểm nghiên cứu, phải sử dụng những nguyên tắc phân bổ nhất định. Với trường
hợp Cần Giờ, Các du khách từ các tỉnh không thải TPHCM thường dành một khoảng
thời gian nhất định để thăm TPHCM trước hay sau chuyến đi Cần Giờ. Spash (1993)
đưa ra ba cách để phân bổ chi phí cho du khách “nhiều địa điểm” [2]. Thứ nhất, hỏi du
khách tính điểm tương đối với từng nơi du lịch và điểm tương đối được dùng để phân
chia chi phí liên quan. Thứ hai là loại bỏ những người đi du lịch nhiều điểm ra khỏi
nghiên cứu. Thứ ba là sử dụng tỷ lệ giữa thời gian tại điểm du lịch đang xét với tổng
số thời gian sử dụng cho toàn chuyến đi (bao gồm cả đi tham quan các điểm khác) như
là trọng số để phân bổ các chi phí. Tại Cần Giờ, nghiên cứu sử dụng tỷ lệ thời gian lưu
trú, du lịch tại địa điểm nghiên cứu trong tổng số thời gian sử dụng như là hệ số để
phân bổ chi phí.
3.3.1. Chi phí đi lại
Bảng 3. Chi phí đi lại trung bình của khách nội địa tới Cần Giờ
Vùng
Khoảng cách trung bình
(km)
Chi phí đi lại trung bình (đồng)
1
60
80.600
2

90
112.700
3
200
314.000
4
450
2716000
5
1700
3.272.000
Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra (2012)

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 371

Theo Deshzazo (1997) [2], chi phí đi lại bao gồm chi phí tàu xe, máy bay, xăng
dầu và bảo dưỡng thiết bị đi lại. Như vậy, chi phí đi lại của du khách sẽ phụ thuộc vào
khoảng cách và phương tiện đi lại. Nghiên cứu này áp dụng cách tính chi phí đi lại cho
mỗi du khách bằng khoảng cách ước tính nhân với chi phí đi lại trên 1km của một
phương tiện đặc trưng để tính chi phí đi lại trung bình cho từng vùng của khách nội
địa.
3.3.2. Chi phí cơ hội của thời gian
Bảng 4. Chi phí thời gian của du khách
Vùng
Thời gian du lịch trung
bình (ngày)
Chi phí cơ hội của thời gian
(VND)

1
1,09
402.5
2
3,23
1193
3
3,37
1245
4
4.54
1677
5
5.12
1891
Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra (2012)
Thời gian là một nguồn lực có hạn và có chi phí cơ hội của việc sử dụng. Do
đó, chi phí thời gian phải được tính toán trong phân tích chi phí du lịch. Về cơ bản,
tiền lương phản ánh chi phí cơ hội của thời gian nên có thể sử dụng như là ước tính chi
phí của thời gian.
3.3.3. Các chi phí du lịch khác
Các chi phí khác bao gồm phí vào cửa, tiền khách sạn, tiền ăn, tiền hướng dẫn
du lịch, đồ lưu niệm, tiền đi lại tại nơi tham quan.
Bảng 5. Các chi phí khác trong chuyến tham quan
STT
Các loại chi phí tại địa điểm du lịch
Khách nội địa
1
Phí vào cửa
30.000 đồng

2
Tiền ăn sang
50.000 đồng/ bữa
3
Tiền ăn trưa và tối
150.000 đồng/ bữa
4
Tiền phòng
450.000 đồng/ phòng đôi 1 đêm
5
Tiền đi thuyền, xuồng
1.000.000 đồng/xuồng nhỏ
6
Tiền hướng dẫn viên
1.000.000 đồng/ngày

Trung bình 1 du khách
216.000 đồng
Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra (2012)




Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

372 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường

3.4. Đường cầu du lịch và lợi ích du lịch
Bảng 6. Tổng hợp các chi phí và tỷ lệ du lịch của khách nội địa
Vùng

Chi phí du lịch trung bình theo vùng (đồng)
Tỷ lệ du lịch/1.000 dân
1
699,600
33.23
2
1,521,700
7.59
3
1,775,000
3.707
4
4,609,000
2.458
5
5,379,000
1.085
Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra (2012)
Từ các kết quả nghiên cứu về chi phí và tỷ lệ du lịch, mối quan hệ giữa tỷ lệ du
lịch theo vùng và chi phí du lịch của vùng tương ứng được thiết lập và đây là cơ sở để
xây dựng đường cầu du lịch. Các số liệu đã tính toán, hàm cầu du lịch được ương
lượng và thể hiện mối quan hệ giữa chi phí du lịch và tỷ lệ du lịch cho từng nhóm du
khách. Trong đó, tỷ lệ du lịch (VR) là biến độc lập và chi phí trung bình là biến phụ
thuộc. Phương pháp hồi qui áp dụng là phương pháp bình phương nhỏ nhất. Từ số liệu
điều tra, hàm tuyến tính đã được xác định là: Ln(VR) = 3,106 – 0,0005527*(TC) với
Rsquare = 0.78.
Bảng 7. Giá trị du lịch tại khu DTQD Cần Giờ
Vùng
Tổng thặng dư tiêu dùng (tỷ đồng)
1

34,17
2
12,45
3
9,26
4
6,79
5
4,27
Tổng giá trị du lịch
66,94
Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra (2012)
Để tính lợi ích giải trí từ đường cầu, thặng dư tiêu dùng từ hoạt động du lịch
được ước lượng trên cơ sở hàm cầu và chi phí du lịch. Nghiên cứu sử dụng chi phí
trung bình và số lượt du lịch từng vùng trong năm để ước lượng thặng dư tiêu dùng
cho từng lượt du lịch từng vùng.
4. Kết luận
ĐNN là một tài nguyên quan trọng cung cấp nhiều giá trị trực tiếp và gián tiếp
cho cộng đồng, xã hội. ĐNN có vai trò quan trọng hỗ trợ các hoạt động kinh tế như
nông nghiệp, thủy sản và du lịch. Phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển đa dạng
của các dịch vụ như mua sắm, nhà hàng, khách sạn, hàng lưu niệm, tắm biển, du lịch
sinh thái. Đời sống người dân ven biển Cần Giờ sẽ được cải thiện và trình độ văn hóa
cũng sẽ được nâng cao hơn. Giá trị du lịch sinh thái của Cần Giờ đáp ứng nhu cầu về
du lịch, nghỉ ngơi, giải trí của người dân thành phố nói riêng, cả nước nói chung và du
khách nước ngoài. DTSQ Cần Giờ có giá trị du lịch tương đối lớn, khoảng 67 tỷ
đồng/năm.

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 373


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bateman, I.J. and K.G. Willis. (1999), Valuing Environmental Preferences, Oxford
University Press, UK.
2. DeShazo, J.R. 1997. Using The Single-site Travel Cost Model to Value
Recreation: An Application to Khao Yai National Park. EEPSEA Research
Report. EEPSEA, Singapore.
3. Haab, T,C. and McConnell, K,E. (2002), Valuing environmental and natural
resource-the econometrics of non-market valuation”, Edward Elgar, USA.
4. Leeworthy, V.R. and P.C. Wiley. 1991. Recreational Use Value for Island Beach
State Park. National Oceanic and Atmospheric Administration, USA.

ECONOMIC VALUATION OF RECREATIONAL VALUE OF
CANGIO MANGROVE
Dinh Đuc Truong
(1)
, Le Ha Thanh
(1)
, Phan Thi Anh Dao
(2)
, Le Xuan Tuan
(3)

(1)
The National Economics University, Ha Noi;
(2)
Vietnam Institute of Meteorology,
Hydrology and Environment;
(3)
Research Institute for the Management of Seas and

Islands, MONRE;

Wetlands provide many important ecosystem services including provisioning,
regulating, supporting and cultural services including to tourism sectors. Understanding the
recreational value of wetlands is crucial to effective development programmes. The purpose
of this research is to explore the recreational value of the Can Gio mangrove. This research
employs the travel cost method to measure the recreational value of Can Gio mangrove and
estimates the annual recreational value at approximately VND 67 bill.

×