Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

MỘT số THÁCH THỨC TRONG CÔNG tác QUẢN lý tài NGUYÊN nước TỈNH tây NINH và NHU cầu QUẢN lý THÍCH ỨNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.28 MB, 9 trang )


Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 173

MỘT SỐ THÁCH THỨC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
NƯỚC TỈNH TÂY NINH VÀ NHU CẦU QUẢN LÝ THÍCH ỨNG
Đặng Hồ Phương Thảo
(1)
, Nguyễn Hồng Quân
(2)

(1)
Học viên cao học
(2)
Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG-HCM

Quản lý tài nguyên nước ở tỉnh Tây Ninh đang phải đối mặt với nhiều thách thức do
điều kiện kinh tế - xã hội và đe dọa của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Hạn chế trong
việc kiểm soát các nguồn thải phát sinh quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa là những
nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng (ví dụ như Rạch
Tây Ninh, sông Vàm Cỏ). Bên cạnh đó, trong những năm qua, mực nước ở các sông ở Tây
Ninh có xu hướng gia tăng so với trung bình nhiều năm, gây ngập lụt tại một số khu vực, điều
này cũng được dự đoán sẽ tăng trong tương lai. Hiện tại, phương pháp quản lý tài nguyên
nước truyền thống không thực sự hiệu quả tính liên kết lẫn nhau còn hạn chế và sẽ không
thích hợp để giải quyết các vấn đề trong tương lai. Hơn thế nữa, tính bất định về sự thay đổi
môi trường trong tình trạng hiện tại và tương lai còn rất cao làm hạn chế khả năng hiểu biết
của chúng ta.Vì vậy công tác quản lý tài nguyên nước đòi hỏi phải linh hoạt hơn và đáp ứng
với thay đổi trong điều kiện tính bất định ngày càng tăng. Bài báo tập trung bàn luận về một
số thách thức trong quản lý tài nguyên nước ở tỉnh Tây Ninh và các yếu tố bất định có liên
quan, từ đó định hướng xây dựng khung quản lý thích ứng (bao gồm các bước tiến hành)


nhằm giải quyết một số vấn đề liên quan đến công quản lý tài nguyên nước đặc biệt là ô
nhiễm nguồn nước mặt, tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.

1. Giới thiệu
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, phần lớn công tác quản lý TNN được tiến hành
trong địa giới hành chính của từng địa phương và trong phạm vi trách nhiệm của từng
ngành riêng lẻ dưới sự chỉ đạo, điều phối chung của các Bộ/ngành ở trung ương, chưa
có sự phối hợp hoạt động nào thực sự có hiệu quả giữa các địa phương, cũng như giữa
một số ngành có liên quan với nhau. Trong khi, nước hầu như không có biên giới rõ
ràng. Nguồn nước di chuyển theo dòng chảy tự nhiên từ địa phương này sang địa
phương khác, nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở địa phương này có thể ảnh hưởng
đến địa phương khác, việc khai thác và sử dụng tài nguyên của ngành này có thể làm
ảnh hưởng tới việc khai thác tài nguyên của một hay nhiều ngành khác. Do vậy, với cơ
chế quản lý như hiện nay, khó có thể đạt được các mục tiêu mong muốn về phát triển
bền vững.
Trong thời gian qua, phần lớn các nước trên thế giới đều trong tiến trình thực
hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước (IWRM) trên cơ sở quy hoạch lưu vực sông
(LVS) để nâng cao hiệu quả sử dụng nước. Tuy nhiên, hiện nay cách quản lý này đang
gặp phải một số khó khăn, phức tạp như biến đổi khí hậu (BĐKH), tính bất định về
các quá trình tự nhiên, xã hội rất cao. Những dự báo nhằm mục tiêu quản lý thống nhất
và tổng hợp còn nhiều sai sót gây khó khăn cho việc điều phối phát triển, quản lý và
sử dụng hiệu quả nguồn nước.
Để giảm nhẹ các thiệt hại nặng nề do BĐKH gây ra đối với TNN, người ta
nghiên cứu tổng hợp các biện pháp, trong đó hướng căn bản con người hiện nay đang
hướng tới là sống chung với BĐKH và nỗ lực thích ứng với chúng. Vì vậy, quản lý

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

174 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường


TNN phải linh hoạt hơn, ứng phó với sự thay đổi và nắm bắt các kiến thức mới. Quản
lý bền vững nguồn TNN không thể thực hiện trừ khi chế độ quản lý nước hiện nay trải
qua một quá trình chuyển đổi theo hướng quản lý nước thích ứng hơn. Việc nghiên
cứu ứng dụng phương pháp quản lý thích ứng (QLTƯ) TNN trên thế giới đã và đang
được tiến hành nhằm bổ sung cho phương thức quản lý tổng hợp, tuy nhiên ở Việt
Nam vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào hoàn chỉnh được tiến hành. Hiện nay các
nghiên cứu chủ yếu ở Việt Nam là tiếp cận với quản lý tổng hợp TNN, đặc biệt là
quản lý tổng hợp LVS. Các nghiên cứu về thích ứng với BĐKH ở các địa phương còn
nhỏ bé, chủ yếu là thông các chương trình mục tiêu quốc gia. Việt Nam đã xây dựng
các kịch bản về BĐKH. Trên cơ sở đó, xác định tầm quan trọng của thích ứng BĐKH
và giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Ở các địa phương, trong đó có Tây
Ninh, việc tìm hiểu các yếu tố bất định trong quản lý TNN và đưa QLTƯ ứng dụng
vào thực tế chưa được nghiên cứu và triển khai do những hạn chế về kinh phí, dữ liệu
đầu vào cho mô hình không liên tục… Do vậy, để khai thác và sử dụng hợp lý TNN ở
Việt Nam nói chung, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nói riêng, việc nghiên cứu tiếp cận
phương pháp QLTƯ là hết sức cần thiết.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
 Về phương pháp luận: cách tiếp cận QLTƯ TNN.
 Về địa bàn áp dụng: Áp dụng cách tiếp cận QLTƯ trong quản lý TNN cho thị
xã Tây Ninh, thuộc tỉnh Tây Ninh.
2.2. Các phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp tài liệu
Do đặc trưng của nghiên cứu liên quan nhiều đến khía cạnh lý thuyết quản lý nên
việc tham khảo các tài liệu nước ngoài về lý thuyết là hết sức cần thiết. Ngoài ra,
thông qua việc tiếp xúc, làm việc với các cơ quan địa phương để thu thập các tài liệu,
số liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu.
 Phương pháp khảo sát thực địa
Giúp thu thập, bổ sung số liệu về tự nhiên-kinh tế-xã hội và hiện trạng môi
trường ở Tây Ninh.

 Phương pháp điều tra phỏng vấn và thu thập thông tin
Phương pháp điều tra sẽ sử dụng bảng câu hỏi được thiết kế sẵn để phục vụ việc
phỏng vấn trực tiếp trong quá trình điều tra thực tế.Đối tượng phỏng vấn bao gồm cán
bộ các Sở, ban ngành liên quan ở Tây Ninh và người dân địa phương.
3. Hiện trạng về công tác quản lý tài nguyên nước và khả năng thích ứng trên
địa bàn tỉnh Tây Ninh
3.1. Hiện trạng về công tác quản lý tài nguyên nước
Trên cơ sở kết quả khảo sát, phân tích các tài liệu thu thập có thể đánh giá sơ bộ
về hiện trạng công tác quản lý TNN mặt hiện nay tại Tây Ninhnhư sau:
 Bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi
trường LVS nói riêng tuy đã được tăng cường nhưng còn thiếu về số lượng (đặc biệt ở

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 175

cấp địa phương), hạn chế về năng lực và không đồng đều giữa các địa phương. Hiện
tại sở Tài Nguyên Môi Trường của Tây Ninh có phòng tài nguyên và môi trường trong
đó có người làm công tác quản lý TNN. Tại các huyện thường có 1 cán bộ chuyên
trách, nhưng nhiều huyện đến nay vẫn chưa phân công cán bộ, trong số những cán bộ
đang làm việc, có nhiều cán bộ chuyên trách lại không có chuyên môn phù hợp.
 Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15/09/2008 của chính phủ về việc thu
thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường là văn bản
cung cấp cơ sở pháp lý cho việc phát triển các mô hình quản lý dữ liệu về tài nguyên
nước cùng với việc xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong
việc quản lý số liệu. Hiện tại, Tây Ninh đã và đang triển khai và thực hiện các nhiệm
vụ, dự án về điều tra cơ bản, quan trắc và thông tin môi trường về LVS. Tuy nhiên,
chưacó hệ thống thông tin dữ liệu về môi trường nước.
 Ở cấp độ địa phương, công tác quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên và bảo
vệ môi trường nước có khá nhiều cơ quan chịu trách nhiệm, tuy nhiên sự phối hợp

giữa các cơ quan này với nhau ngay trong cùng một địa phương cũng còn nhiều vấn đề
phải xem xét. Hơn thế nữa, việc phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý còn chưa rõ
ràng, dẫn đến việc đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan với nhau.
 Kết quả từ các buổi phỏng vấn với các Sở ban ngành liên quan cho thấy vẫn
chưa có nhiều hoạt động liên quan đến quản lý tổng hợp TNN ở cấp độ LVS cũng như
nghiên cứu kế hoạch liên quan đến thích ứng BĐKH được tiến hành thực hiện trên địa
bàn tỉnh. Thay vào đó, Tỉnh phần lớn tập trung vào các kế hoạch hoạt động quan trắc ô
nhiễm môi trường nước; tìm hiểu đặc điểm khí hậu, thủy văn khu vực.
3.2. Các nguy cơ tác động đến tài nguyên nước mặt trước nguy cơ BĐKH và tai biến
môi trường
Trong thời gian tới, TNN mặt trên địa bàn tỉnh Tây Ninh chắc chắn sẽ có
những diễn biến phức tạp ví dụ: do BĐKH làm suy giảm nguồn nước cấp, thay đổi
trong công tác điều tiết nước từ hồ Dầu Tiếng, do nhu cầu khai thác, sử dụng nước tại
địa phương cũng như vấn đề ô nhiễm môi trường nước không ngừng gia tăng trên
sông Sài Gòn, rạch Tây Ninh. Các vấn đề này hết sức phức tạp, cần phải có những
nghiên cứu thật chi tiết mới có thể đưa ra những dự báo xác thực.
Trong các cuộc phỏng vấn với những cơ quan ban ngành liên quan trong tỉnh
cho thấy rằng vấn đề quan tâm nhất liên quan đến TNN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là ô
nhiễm môi trường nước mặt, kế đến là năng lực quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực tài
nguyên và môi trường nước, tiếp đến là biến đổi khí hậu với sự gia tăng ngập lụt ở một
số khu vực. Ngoài ra, kết quả bảng hỏi tại đối với người dân cho thấy rằng vấn đề
người dân quan tâm nhất là ô nhiễm môi trường nước mặt. Kế đến là tình trạng ngập
lụt cục bộ ở một số khu vực khi có mưa lớn xảy ra. Tiếp đến là thay đổi mục đích sử
dụng đất (ví dụ chuyển đổi từ trồng trọt sang chăn nuôi) cho phù hợp với điều kiện khí
hậu.Như vậy, tổng hợp kết quả thu thập được cho thấy 2 vấn đề chính liên quan đến
TNN được xác định ưu tiên ở Tây Ninh là ô nhiễm môi trường nước mặt và nguy cơ
ngập lụt trong điều kiện BĐKH (Hình ).

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI


176 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường



Hình 1: Bản đồ ngập lụt tỉnh Tây Ninh trong trường hợp chỉ do mực nước biển dâng
9,0 cm Kịch bản B2, năm 2020 (hình trái) và trường hợp kết hợp mực nước lũ năm
2000 (hình phải) (CEFINEA, 2012)
3.3. Khả năng thích ứng của người dân, chính quyền địa phương khi có những tác
động đến Tài nguyên nước
Về bản chất, các hệ thống tự nhiên nói chung và của chính con người nói riêng
- trong quá trình tiến hóa - cũng đã có những khả năng tự thích nghi với những thay
đổi trong điều kiện sống với môi trường xung quanh. Tuy nhiên, khả năng tự thích
nghi này có thể được phát huy hoặc bị hạn chế còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, đặc
biệt là trong điều kiện khoa học - công nghệ và mức sống phát triển cao như hiện
nay.Trên thực tế, dưới tác động của các loại hình thiên tai như lũ lụt, bão…xảy ra hàng
năm, gây tác động đến TNN, người dân đã có những bài học kinh nghiệm để thích
ứng, trong đó có vai trò quan trọng của chính quyền và sự đóng góp to lớn của cộng
đồng dân cư.
a. Khả năng thích ứng của chính quyền địa phương
Trong các cuộc phỏng vấn với những cơ quan ban ngành liên quan trong tỉnh
cho thấy vẫn còn một số hạn chế mặc dù các cán bộ chính quyền đã quan sát được
những thay đổivề điều kiện khí hậu và thời tiết. Theo những người được phỏng vấn
cần có kế hoạch cụ thể để thích ứng với BĐKH. Kế hoạch hành động nên tập trung
vào việc nâng cao nhận thức cho người dân về BĐKH và xây dựng năng lực về thích
ứng với BĐKH đối với cả các cán bộ các cấp, các ban ngành và cả người dân địa
phương. Ngoài ra, một số giải pháp giúp chính quyền địa phương chủ động trong
phòng chống thiên tai và tác hại do nước gây ra như: Tăng cường, phát triển hệ thống
cảnh báo thiên tai lũ lụt, xây dựng kế hoạch, biện pháp phòng chống lụt, bão và giảm
nhẹ thiệt hại; Chủ động chống hạn: tăng cường, phát triển hệ thống thủy lợi, trữ nước
trong mùa mưa để cấp nước trong mùa khô; Nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề

BĐKH, ô nhiễm môi trường và tác động của nó đến con người, đến sức khỏe cộng
đồng.


Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 177

b. Khả năng thích ứng của người dân
Kết quả từ phỏng vấn, bảng hỏi cho thấyrằng người dân địa phương đã nhận
thấy được những biến đổi thời tiết trong những năm gần đây. Một số biểu hiện như
nhiệt độ tăng, xuất hiện thường xuyên các đợt mưa to, dông mạnh, lốc xoáy, sét.
Lượng mưa tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô. Mùa mưa đến sớm hơn trung bình
nhiều năm, xuất hiện nhiều cơn mưa trái mùa.Với các hiện tượng thời tiết nguy hiểm
như dông, lốc xoáy với cường độ mạnh, có sét và mưa lớn gây ngập úng cục bộ xảy ra
trên diện rộng (đặc biệt là giông, lốc xoáy) gây thiệt hại đến tính mạng và tài sản của
nhân dân.Theo khảo sát, ghi nhận một số biện pháp người dân đã sử dụng để bảo vệ
môi trường nước và ứng phó với biến đổi của thời tiết (Bảng 1).
Bảng 12: Tác động và biện pháp thích ứng với BĐKH
Chỉ số
Tác động
Biện pháp thích ứng
Nhiệt độ
tăng
- Sâu bệnh phát sinh nhiều
- Sức khỏe con người bị giảm sút,
giảm năng suất lao động
- Hạn hán, thiếu nước
- Đất cằn cỗi, cây cối phát triển
chậm

- Mất năng suất cây trồng
- Trồng thêm nhiều cây, để lấy
bóng mát khi nắng nóng.
- Thay đổi mùa vụ
- Thay đổi giống mới
Lượng mưa
tăng vào
mùa mưa,
giảm vào
mùa khô
- Ngập úng, gây khó khăn trong đi
lại
- Nảy sinh dịch bệnh
- Ô nhiễm môi trường sau lũ lụt do
mưa
- Độ ẩm lớn, cây cối úng, mùa
màng thất bát
- Xây nhà cao hơn để tránh bị
ngập
- Xây dựng hệ thống cống rãnh
thoát nước
- Thay đổi mùa vụ
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật nuôi
4. Đề xuất mô hình quản lý thích ứng TNN tỉnh Tây Ninh
4.1. Khái niệm về quản lý thích ứng
Ý tưởng về QLTƯ đã được thảo luận trong quản lý hệ sinh thái trong một thời
gian (Holling, 1978; Walters, 1986; Pahl-Wostl, 1995; Lee, 1999). Nó được dựa trên
sự thấu hiểu rằng khả năng dự đoán tương lai ảnh hưởng quan trọng đến hệ sinh thái,
cũng như hệ thống hành vi và phản ứng, vốn bị hạn chế. Cho đến nay, có rất ít sự

tương tác lẫn nhau giữa cộng đồng khoa học và các tổ chức có liên quan trong việc
quản lý các hệ sinh thái. Bên cạnh sự thiếu hợp tác nghiên cứu giữa khoa học và quản
lý, trong quá khứ tập trung vào các chính sách quản lý ngắn hạn và bị phân mảnh
(Walters và Holling, 1990).
Cách tiếp cận QLTƯ bắt nguồn từ việc công nhận rằng hệ thống tự nhiên và
sự tương tác giữa con người với hệ sinh thái là không thể đoán trước (Gunderson và
ctv, 1995). Tuy nhiên, hoạt động quản lý vẫn phải tiến hành ngay cả nếu sự hiểu biết
của chúng ta về hệ thống và những tác động của quản lý trên một hệ thống là không
đầy đủ (Johnson, 1999). Vì vậy, các chính sách thích ứng được thiết kế để kiểm tra giả
thuyết về phản ứng của hệ thống khi con người can thiệp. Nói cách khác, hoạt động

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

178 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường

quản lý được thực hiện không chỉ để quản lý, mà còn để tìm hiểu về các quy trình quản
lý hệ thống.
Mục đính chính của cách tiếp cận thích ứng là tăng cường khả năng của hệ
thống theo một phạm vi biến đổi môi trường rộng hơn. Trong điều kiện hạ tầng kỹ
thuật không được thiết kế hoàn toàn để bảo vệ hệ thống từ biến đổi môi trường nhưng
các phương tiện kỹ thuật-xã hội khác cho phép duy trì chức năng của một hệ thống
trong điều kiện thay đổi môi trường. Ví dụ mặc dù không thể xây dựng các hồ chứa
lớn để duy trì cung cấp nước trong trường hợp hạn hán, người ta quản lý nhu cầu sử
dụng bằng cách tiết kiệm hoặc thay đổi nguồn nước sử dụng. Trong việc quản lý ứng
phó lâu dài, cần phải thiết lập khả năng thay đổi cấu trúc hệ thống - ví dụ như thay đổi
các loại cây trồng và thay đổi lối sống hoặc phân bổ hạn ngạch nước sử dụng nhất
định.
Đối với một hệ thống để có thể thích ứng với thay đổi hoặc phải được chuẩn bị
cho sự thay đổi tính bất định trong tương lai, hai yêu cầu quan trọng sau đây: (1)
Thông tin phảicósẵn cho hệ thốngvà hệ thốngphải có khả năngxửlýthông tin này; (2)

Hệ thống phải có khả năng thay đổi trên cơ sở xử lý thông tin mới.
Gleick (2003) xây dựng một giải pháp mềm linh hoạt hơn trong quản lý nước
khi tính bất định gia tăng (ví dụ: tính bất định từ các mô hình dự báo biến đổi khí hậu
toàn cầu). Với giả định các yếu tố của một chế độ quản lý nước được liên kết chặt chẽ
trong nội bộ, một thay đổi cơ bản trong mô hình quản lý nước so với mô hình quản lý
kiểm soát là “ học cách quản lý bằng cách quản lý học tập – learning to manage by
manage to learn”.Hơn nữa cần có các điều tra chuyên sâu cung cấp chi tiết các đặc
điểm điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, công nghệ và môi trường trong một chế độ
thích nghi hơn.
QLTƯ làm tăng khả năng thích ứng thông qua một quá trình nghiên cứu theo
chu kỳ bao gồm xây dựng chính sách, thực hiện và đánh giá cũng như sửa đổi các khái
niệm dựa trên kết quả của việc đánh giá chính sách. Chu trình học tập này cho thấy
rằng hành động có mục đích bắt nguồn từ kiến thức dựa trên kinh nghiệm của chính nó
sẽ dẫn đếnkiến thức mới (Checkland vàScholes,1990). Nhiều nhà nghiên cứu đã nhấn
mạnh tầm quan trọng củasự tham gia của các bên liên quan trong suốt quá trình này để
nâng cao chất lượng và nhận thức của các quyết định được thực hiện tại mỗi bước.Các
bước tiến hành trong quá trình QLTƯ thể hiện trong Hình 2.

Hình 2: Các bước tiến hành trong QLTƯ (Nguồn: Jeffrey P. và M. Gearey, 2005)

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 179

Như vậy, chu kỳ học tập của QLTƯ bao gồm trình tự các bước, liên tục lặp đi
lặp lại. Trong thực tế, sẽ có sự chồng chéo nhất định trong một sốcác bước, một số sẽ
phải được xem xét lại, một số có thể đượcthực hiện tốt hơn. Tất cả các bước cần phải
được lên kế hoạch trước để có thể để sửa đổi sau này. Sự thay đổi, điều chỉnh nhằm
mục đích tăng cường năng lực thích ứng ở quy mô khác nhau. Vì thế, việc việc học tập
xã hội (social learning) có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý tài nguyên (Pahl-Wostl,

2006). Kết quả của quá trình học tập mang tính chu kỳ, cần xem xét các phản ứng và
xây dựng kịch bản dựa trên việc theo dõi các chỉ số của hệ thống một cách linh động
so với dự đoán dài hạn từ các bước đầu tiên hoặc từ số liệu thống kê và các thông tin
trong quá khứ. Có thể nói rằng chương trình khung của QLTƯ phụ thuộc vào chuyên
môn và thông tin để gia tăng sự hiểu biết và nhận thức trực quan cũng như nhận diện
tác động có thể xảy ra.
4.2. Đề xuất mô hình quản lý thích ứng
Để đạt được mục tiêu thực hiện quá trình chuyển đổi sang chế độ quản lý thích
ứng, cần thiết trao đổi một cách hiệu quả giữa nghiên cứu sáng tạo, tích hợp vào các
khái niệm quản lý nước ứng với chủ đề cụ thể cùng với ứng dụng và thử nghiệm thực
tế trong quá trình có sự tham gia của các bên liên quan. Hình dưới đây thể hiện một
cái nhìn tổng quan hơn các khối công việc khác nhau để chuyển đổi sang hình thức
QLTƯ TNN ở tỉnh Tây Ninh.


Tương tác chính giữa các thành phần nghiên cứu

Tương tác chính giữa nghiên cứu và phát triển công cụ

Tương tác chính giữa nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công cụ
Hình 3: Tổng quan các khối công việc khác nhau để chuyển đổi sang hình thức QLTƯ
TNN ở Tây Ninh.
Khối 1 phát triển các khái niệm và phương pháp mới để hiểu và thực hiện quá
trình chuyển đổi từ thực tiễn hiện tại sang quản lý thích ứng hơn để tăng khả năng
thích ứng của các LVS. Khối 1 tích hợp kết quả và công cụ từ khối 2 để xác định tính
bất định và khả năng thích ứng của các LVS để thiết lập cơ sở cho sự hiểu biết các ưu
tiên được giải quyết bằng các chiến lược quản lý thích ứng.Khối 3 thực hiện quy trình
của các bên liên quan và phối hợp nghiên cứu thực nghiệm để tạo ra đầu vào cho sự
phát triển của khái niệm và phương pháp mới và để cung cấp một thử nghiệm ứng
dụng trong điều kiện môi trường xã hội khác nhau.Khối 4 tiếp tục phát triển các công

cụ và hướng dẫn dựa trên những hiểu biết mới về khái niệm, kinh nghiệm thu thập

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

180 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường

được ở các lưu vực và nhu cầu từ các quá trình chính sách đang diễn ra.Cụ thể công
tác chuyển đổi sang chế độ quản lý thích ứng được thể hiện trong hình 4. Trong đó
đảm bảo sự tiếp nhận đầy đủ các thông tin, đánh giá các kịch bản chính sách quản lý
khác nhau trên cơ sở áp dụng các công cụ tính toán mô hình, đánh giá các yếu tố rủi
ro, bất định ở các quy mô bài toán khác nhau (địa phương, liên vùng …)

Hình 4: Cơ sở chuyển đổi sang chế độ quản lý thích ứng tài nguyên nướcvà tương tác
giữa các hợp phần (Pahl-Wostl và ctv, 2006)

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brugnach, M., Henriksen, H.J., and Myšiak, J. (2009), Uncertainty and Adaptive
Water Management - Concepts and Guidelines, University of Osnabrück, Institute
of Environmental Systems Research, Germany.
2. Ludwig, F., Kabat, P., Schaik, H. V., and Valk M.V.D. (2009), Climate Change
Adaptation in the Water Sector, International Institute for Environment and
Development, Lon don.
3. Medema, W. and Jeffrey, P. (2005), IWRM and Adaptive Management: Synergy or
Conflict?,Report of the NeWater project - New Approaches to Adaptive Water
Management under Uncertainty, www.newater.info.
4. Mysiak, J., Henrikson, H.J., Sullivan, C., Bromley, J. and Pahl-Wostl, C.
(2010),The Adaptive Water Resource Management Handbook, London.
5. Pahl-Wostl, C. , Möltgen, J. , Sendzimir, J. and Kabat, P. (2005), New methods
for adaptive water management under uncertainty, The NeWater project.
6. Pahl-Wostl, C. (2006), Transition toward adaptive management of water facing

climate and global change, Water Resour Manage (2007) 21:49–62
7. Pahl-Wostl, C. e. a. (2006), Framework for Adaptive Water Management Regimes
and for the Transition between Regimes, NeWater Report Series No.12 (online),

2005.

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 181

8. Trung tâm công nghệ môi trường CEFINEA (2012), Báo cáo tổng hợp dự án:
Đánh giá mức độ BĐKH, xây dựng các kịch bản BĐKH và nước biển dâng tỉnh
Tây Ninh, Viện Môi trường và tài nguyên, Tp. Hồ Chí Minh.
9. Bộ Tài nguyên và môi trường (2011), Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt
Nam, Hà Nội.
10. Cục Thống kê Tây Ninh (2011), Niên giám thống kê năm 2010, Tây Ninh.
11. Lâm Thị Thu Sửu và cộng sự (2010), Thích ứng BĐKH dựa vào cộng đồng – LVS
Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm nghiên cứu và phát triển xã hội, Huế.
12. Nguyễn Văn Thắng và cộng sự (2010), BĐKH và tác động ở Việt Nam, Viện Khoa
học Khí tượng thủy văn và môi trường, Hà Nội.

CHALLENGES IN WATER RESOURCES MANAGEMENT
IN TAY NINH: A NEED OF ADAPTIVE MANAGEMENT
Đang Ho Phuong Thao, Nguyen Hong Quan

Water management in Tay Ninh province is facing many challenges due to socio-
economic conditions and by threatening of climate change and sea level rise. A not well –
managed urbanization and industrialization processes are major causes increasing pollution
on the water resource (e.g. Rach Tay Ninh, Vam Co Dong rivers). From 2008 to now, water
levels in rivers reach higher compared to average of many years, which causing flooding in

some areas, this also is predicted to increase in the future. Current traditional management
approach is not really effective due to interconnectedness factors and will not be suitable for
future issues. In addition, given the uncertainties from different sources make our
understanding about the current and future status very limited. Therefore, it is required that
water management must be more flexible and responsive to change to be able to cope with
increasing uncertainty. Thus, adaptive water management is introduced with some basic
concepts which can be applied for improving water management in Tay Ninh province to
cope with many issues especially water pollution, climate change and sea – level – rise.

×