Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG mô HÌNH số THÍCH hợp dự báo tài NGUYÊN nước mặt CHO lưu vực SÔNG BA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.02 KB, 10 trang )


Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 57

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SỐ THÍCH HỢP DỰ BÁO
TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT CHO LƯU VỰC SÔNG BA
Thân Văn Đón
(1)
, Dương Văn Khánh
(2)
(1)
Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước,
(2)
Trung tâm Mạng lưới KTTV&MT, Trung tâm KTTV quốc gia

Dự báo tài nguyên nước mặt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý và
quy hoạch tài nguyên nước (phục vụ phân bổ, chia sẻ tài nguyên nước, bảo vệ và phòng
chống tác hại do nước gây ra). Hiện nay dự báo thủy văn chỉ cho phép chúng ta đánh giá,
nhận định về tiềm năng nguồn nước tự nhiên (lượng dòng chảy), mà chưa xét đến một cách
toàn diện tác động hay nhu cầu dùng nước của các hộ khai thác sử dụng nước trên lưu vực
sông. Trong nghiên cứu dự báotài nguyên nước mặt (về mặt số lượng) nhóm tác giả có xem
xét việc phân tích, tính toán và cung cấp các thông tin về khả năng đáp ứng của nguồn nước
đối với các nhu cầu khác nhau của các hộ, ngành dùng nước dưới tác động của các hoạt động
khai thác sử dụng cụ thể của các hộ, ngành dùng nước; giữa thượng và hạ lưu trên lưu vực
sông Ba.

1. Đặt vấn đề
Mặc dù là tài nguyên có thể tái tạo, song tài nguyên nước của mỗi quốc gia vẫn
chỉ là hữu hạn; trong khi nhu cầu sử dụng nước của các ngành kinh tế - xã hội không
ngừng gia tăng; tình trạng khai thác quá mức đang làm cho tài nguyên nước ở nhiều


lưu vực sông của nước ta đứng trước nguy cơ suy thoái, cạn kiệt. Tình trạng đó cũng là
nguyên nhân tiềm ẩn các mâu thuẫn về lợi ích trong khai thác sử dụng tài nguyên nước
giữa các hộ, ngành dùng nước, giữa thượng lưu và hạ lưu…
Việc xác định và dự báo được số lượng tài nguyên nước mặt theo tháng, mùa,
năm để phân bổ, chia sẻ nguồn nước là một bài toán khó, phức tạp, mối liên quan chặt
chẽ giữa các yếu tố khí tượng, khí hậu, khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt với
nguồn nước mặt.
Các phương pháp xác định tài nguyên nước mặt được dùng phổ biến hiện nay
gồm: nhóm phương pháp dựa trên định luật bảo toàn vật chất, phương pháp tương tự,
phương pháp thống kê, xây dựng tương quan, phương pháp ứng dụng mô hình toán.
Trong khuôn khổ báo cáo này nhóm tác giả trình bày ứng dụng mô hình toán để
dự báo tài nguyên nước mặt (về mặt số lượng) cho lưu vực sông Ba bao gồm: dự báo
lượng mưa tháng sử dụng phương pháp hồi qui từng bước, tuy nhiên các nhân tố đầu
vào là đa nhân tố, lấy từ bộ số liệu quá khứ trên trang web GPV (grid point value) của
Nhật, dự báo mưa - dòng chảy trên các tiểu lưu vực sử dụng mô hình Tank, dự báo
lượng dòng chảy tại các nút dự báo, có xét đến nhu cầu dùng nước của các hộ dùng
nước sử dụng mô hình Mike Basin.
2. Ứng dụng mô hình số dự báo số lượng tài nguyên nước mặt
2.1. Ứng dụng mô hình dự báo lượng mưa tháng
Để dự báo tài nguyên nước mặtcần phải có giá trị dự báo lượng mưa trong từng
tháng, từng mùa, từng năm cụ thể. Để đơn giản và hiệu quả cao, trong báo cáo
này,nhóm tác giả vẫn lựa chọn phương pháp pháp hồi qui từng bước, tuy nhiên các
nhân tố đầu vào là đa nhân tố, lấy từ bộ số liệu quá khứ trên trang web GPV (grid

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

58 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường

point value) của Nhật. Bộ số liệu này là số liệu chạy lại từ các mô hình nghiệp vụ của
Nhật với đầu ra là hầu hết các biến khí quyển trên các tầng bao gồm: nhiệt độ, độ cao

địa thế vị, tốc độ gió kinh hướng, vĩ hướng, hàm dòng, xoáy thế các mực 200mb,
300mb, 500mb, 700mb, 850mb, 1000mb và lượng giáng thủy mặt đất. Bảo đảm các
nhân tố đầu vào là đa nhân tố tại các điểm nút lưới trên toàn cầu.
Để dự báo lượng mưa tháng cho lưu vực sông Ba, số liệu mưa quan trắc tại đây
sẽ được lấy theo số liệu trạm khí tượng phát báo Synop. Như đã biết, chế độ dòng chảy
tại lưu vực sông Ba có liên quan đến 2 khu vực lớn thuộc Nam Trung Bộ và bắc Tây
Nguyên gồm các tỉnh KonTum, Gia Lai, Đắc Lắc và Phú Yên.
Để xây dựng phương trình dự báo, chúng tôi chia bộ số liệu ra hai phần: phần 1
gồm số liệu từ năm 1981 đến năm 2005 dùng để xây dựng phương trình dự báo; phần
2 từ năm 2006 đến 2010 dùng để kiểm nghiệm phương trình dự báo.
Ở đây để thuận tiện, chúng tôi ký hiệu các nhân tố: độ cao địa thế vị mực
500mb, nhiệt độ mực 850mb,khí áp mực mặt biển, mưa mô hình, độ ẩm tương đối
mực 850mb lần lượt là: H, T, P, R và RH.
Bảng 1.Hệ số tương quan của các trạm khí tượng trong khu vực nghiên cứu
Trạm
Tháng
Tuy Hòa
Kon Tum
PleiKu
An Khê
Ayunpa
Buôn Hồ
BuônMa
Thuột
1
0.61
0.46
0.24
0.63
0.48

0.36
0.24
2
0.52
0.33
0.56
0.44
0.34
0.64
0.66
3
0.38
0.63
0.52
0.31
0.44
0.43
0.54
4
0.55
0.50
0.54
0.35
0.53
0.50
0.54
5
0.59
0.57
0.59

0.52
0.55
0.62
0.44
6
0.42
0.62
0.54
0.52
0.58
0.47
0.42
7
0.44
0.48
0.39
0.45
0.50
0.51
0.45
8
0.41
0.41
0.46
0.46
0.54
0.44
0.31
9
0.31

0.57
0.51
0.36
0.32
0.36
0.52
10
0.47
0.46
0.52
0.37
0.54
0.55
0.71
11
0.70
0.64
0.63
0.69
0.72
0.70
0.72
12
0.73
0.48
0.40
0.68
0.58
0.63
0.59

Hầu hết hệ số tương quan bội của các trạm trong các tháng dao động từ 0.33
đến 0.86. Giá trị như vậy là khá tốt đối với một bài toán thống kê.
Trong báo cáo này nhóm tác giả đã xây dựng được phương trình dự báo lượng
mưa tháng (từ tháng 1 đến tháng 12) của 6 trạm đặc trưng. Tổng cộng có 72 phương
trình dự báo. Chương trình tính được viết bằng ngôn ngữ fortran với hệ điều hành
linux nên đảm bảo tính ổn định, độ chính xác và bảo mật cao.
Trong 5 năm dự báo thử nghiệm từ năm 2006 đến năm 2010 đã đánh giá mức
độ sai số theo từng tháng. Kết quả nhận được, phương trình có độ ổn định cao và sai
khác so với thực tế ít hơn trong hầu hết các tháng là AyunPa và An Khê. Trong khi đó,
phương trình dự báo của trạm Tuy Hòa có độ ổn định thấp và sai số trung bình cao

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 59

hơn, đó có thể lý giải là do những năm gần đây, giá trị mưa tại Tuy Hòa cao hơn hẳn
giá trị trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Ngoài ra cũng đã tiến hành dự báo thử
nghiệm cho các tháng gần đây, cụ thể từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2011 và từ tháng
1 đến tháng 7 năm 2012.
0
100
200
300
400
500
600
Tuy Hòa
Kon Tum
PlâyCu
An Khê

Ayunpa
Buôn Hồ
B.M.Thuột
Trạm
Tổng lượng mưa (mm)
Obs
Fore

Hình 1. Biểu đồ so sánh giá trị obs quan
trắc và dự báo tháng 6/2012
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
500
Tuy Hòa
Kon Tum
PlâyCu
An Khê
Ayunpa
Buôn Hồ
B.M.Thuột
Trạm
Tổng lượng mưa (mm)

Obs
Fore

Hình 2. Biểu đồ so sánh giá trị Obs quan
trắc và dự báo tháng 7/2012
2.2. Ứng dụng mô hình TANK dự báo số lượng tài nguyên nước mặt theo tháng
Tài liệu đầu vào cơ bản cho mô hình bao gồm: diện tích lưu vực, mưa (Kon
Tum, An Khê, PleiKu, Ayunpa, Buôn Hồ, Buôn Ma Thuột, Tuy Hòa), bốc hơi (Kon
Tum, An Khê, PleiKu, Buôn Ma Thuột, Tuy Hòa) và tài liệu lưu lượng thực đo (An
Khê, Sông Hinh và Củng Sơn ) để hiệu chỉnh và kiểm nghiệm mô hình.
2.2.1. Hiệu chỉnh và xác định bộ thông số mô hình
Với mục đích xác định bộ thông số của mô hình cho việc mô phỏng dòng chảy
cho các tiểu lưu vực sông Ba, mô hình mưa rào - dòng chảy Tank được hiệu chỉnh theo
không gian và thời gian.
* Hiệu chỉnh và kiểm định bộ thông số mô hình Tank tại trạm An Khê
Sử dụng lưu lượng trung bình tháng thực đo tại trạm thủy văn An Khê hiệu
chỉnh mô hình cho tiểu lưu vực Bắc-Nam An Khê;
- Giai đoạn hiệu chỉnh: sử dụng số liệu thời kỳ từ năm 1980 - 1994 (15 năm tìm
bộ thông số), với chỉ tiêu đánh giá NASH -SUTCLIFFE đạt: 84,1 %.
- Giai đoạn kiểm nghiệm: sử dụng số liệu thời kỳ từ năm 1995 - 1999, kết quả
chỉ tiêu đánh giá NASH - SUTCLIFFE đạt 83.7%.

Hình 3. Quá trình lưu lượng trung bình
tháng thực đo và tính toán (1980 - 1994)

Hình 4. Quá trình lưu lượng trung bình
tháng thực đo và mô phỏng (1995 - 1999)
* Hiệu chỉnh và kiểm định bộ thông số mô hình TANK tại trạm Sông Hinh

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI


60 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường

Sử dụng lưu lượng trung bình tháng thực đo tại trạm thủy văn sông Hinh hiệu
chỉnh mô hình cho tiểu lưu vực sông Hinh:
- Giai đoạn hiệu chỉnh: sử dụng số liệu thời kỳ 1979 - 1986 (8 năm tìm bộ thông
số), với chỉ tiêu đánh giá NASH - SUTCLIFFE đạt: 87,4 %.
- Giai đoạn kiểm nghiệm: sử dụng số liệu thời kỳ 1987 - 1991, kết quả chỉ
tiêu đánh giá NASH - SUTCLIFFE đạt 80.7%.

Hình 5. Quá trình lưu lượng trung bình
tháng thực đo và tính toán (1979 - 1986)

Hình 6. Quá trình lưu lượng trung bình
tháng thực đo và tính toán (1987 - 1991)
* Hiệu chỉnh và kiểm định bộ thông số mô hình Tank tại trạm Củng Sơn
Sử dụng lưu lượng trung bình tháng thực đo tại trạm thủy văn Củng Sơn hiệu
chỉnh mô hình cho lưu vực sông Ba tính đến trạm Củng Sơn.
- Giai đoạn hiệu chỉnh: sử dụng số liệu thời đoạn 1992 - 2001 (10 năm tìm bộ
thông số), với chỉ tiêu đánh giá NASH - SUTCLIFFE đạt: 85,4 %.
- Giai đoạn kiểm nghiệm: sử dụng số liệu thời đoạn 2002 - 2006, kết quả chỉ
tiêu đánh giá NASH - SUTCLIFFE đạt 78.5%.
2.2.2. Kết quả dự báo thử nghiệm cho năm 2011, 2012
Với bộ thông số đã tìm được ở trên và kết quả kiểm định ta có thể sử dụng mô
hình TANK với bộ thông số đó để dự báo dòng chảy từ mưa tại các nút đầu vào cho
mô hình Mike Basin tại các tiểu lưu vực như sau:
+ Thượng lưu sông Ba, lưu sông Iayun và Khu giữa 1: lấy bộ thông số trạm
thủy văn An Khê;
+ Lưu vực sông Krông H’năng: lấy bộ thông số của trạm thủy văn Sông Hinh;
Khu giữa 2, Khu giữa 3, Khu giữa 4: lấy bộ thông số của trạm thủy văn Củng Sơn đã

được kiểm định để để dự báo dòng chảy;
Kết quả dự báo tại các tiểu lưu vực được thể hiện trong Hình 6.



Tiểu lưu vực thượng nguồn
sông Ba từ tháng 2/ 2011 đến
tháng 7/2012
Tiểu lưu vực sông Iayun từ
tháng 2/ 2011 - 7/2012
Khu giữa 1 từ tháng
2/2011 -7/2012)

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 61




Khu giữa 2 từ tháng 2/ 2011-
7/2012)
Tiểu lưu vực sông Krông
H’năng từ tháng 2/ 2011 -
7/2012
Tiểu lưu vực sông Hinh
từ tháng 2/ 2011 - 7/2012
Hình 7. Kết quả dự báo tại các tiểu lưu vực
2.3. Ứng dụng mô hình cân bằng nước - Mike Basin trong dự báo số lượng tài
nguyên nước mặt theo tháng

2.3.1 Phân chia tiểu lưu vực trên lưu vực sông Ba:
Căn cứ vào 8 vùng sử dụng nước trên lưu vực sông Ba có thể phân chia thành 8
vùng cân bằng nước như sau:
Thượng lưu sông Ba: nút cân bằng nước tại
điểm trên dòng chính sông Ba trước nhập lưu sông
nhánh Iayun với diện tích lưu vực khống chế là 3856
km
2
; Lưu sông Iayun: với nút cân bằng nước tại cửa
ra sông Iayun với diện tích khống chế là 2850 km
2
;
Khu giữa 1: với nút cân bằng nước theo lượng nước
nhập lưu sông Iayun đến nhập lưu sông Krông
H’năng với diện tích không chế là 2283 km
2
; Lưu
vực sông Krông H’năng: nút cân bằng nước tại cửa
sông Krông Hnăng với diện tích lưu vực khống chế
là 1780 km
2
; Khu giữa 2: nút cân bằng nước theo
lượng nước nhập lưu sông Krông H’năng đến nhập
lưu sông Hinh với diện tích là 464 km
2
; Lưu vực
sông Hinh: nút cân bằng nước tại cửa sông với diện
tích khống chế là 1040 km
2
; Khu giữa 3: nút cân

bằng nước theo lượng nước đến từ nhập lưu sông
Hinh đến thượng lưu đập Đồng Cam với diện tích là
389km
2
; Khu giữa 4: nút cân bằng từ đập Đồng Cam
đến cửa sông với diện tích lưu vực là 561 km
2
;
2.3.2 Tài liệu đầu vào của mô hình Mike Basin bao gồm
Lưu lượng dòng chảy mô phỏng từ mô hình Tank và đã được xử lý thống kê
theo từng tiểu lưu vực theo tháng; Nhu cầu dùng nước hiện tại của các hộ dùng nước:
thủy điện, tưới, chuyển nước, công nghiệp… Các thông số hồ chứa: đường quan hệ
cao độ - diện tích - dung tích, thông số vận hành hồ chứa.

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu
62 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường

2.3.3.Dự báo thử nghiệm mô hình Mike Basin (cho năm 2011, 2012)
b. Nút tưới
Tiểu Lv
Ký hiệu nút
Tháng
I
Tháng
II
Tháng
III
Tháng
IV
Tháng

V
Tháng
VI
Thánh
VII
Tháng
VIII
Tháng
IX
Tháng
X
Tháng
XI
Tháng
XII
Trung
Bình
Kbang
IRR1
3.48
1.79
0.22
2.07
2.63
2.01
0.88
0.33
0.03
0.12
1.47

3.74
3.80
An Khê
IRR2
4.91
2.52
0.31
2.92
3.71
2.84
1.24
0.46
0.05
0.17
2.06
5.26
5.35
Kông Chro
IRR3
2.09
1.07
0.13
1.24
1.58
1.21
0.53
0.20
0.02
0.07
0.88

2.24
2.28
MangYang
IRR4
0.59
0.39
0.03
1.75
0.40
0.03
0.33
0.08
0.35
0.05
0.48
0.65
0.65
Chư Sê
IRR5
0.93
0.61
0.04
2.74
0.62
0.05
0.52
0.13
0.55
0.08
0.75

1.02
1.01
AyunPa
IRR6
4.19
3.71
0.93
11.15
0.37
4.11
4.23
0.31
1.08
0.53
4.65
4.31
4.57
EaH’Leo
IRR7
1.04
0.92
0.23
2.77
0.09
1.02
1.05
0.08
0.27
0.13
1.15

1.07
1.13
Krông Pa
IRR8
2.00
0.72
1.06
1.94
2.12
10.10
6.16
0.60
1.75
0.91
1.36
1.97
2.18
K. HNăng
IRR9
4.48
1.96
0.29
0.86
1.55
5.44
12.92
0.73
0.26
1.44
1.56

3.29
4.89
Ea Kar
IRR10
3.09
1.35
0.20
0.59
1.07
3.75
8.90
0.50
0.18
0.99
1.08
2.27
3.37
M' Đrăk
IRR11
1.60
0.70
0.10
0.31
0.56
1.95
4.63
0.26
0.09
0.51
0.56

1.18
1.75
Sông Hinh

1.64
2.46
2.49
0.59
0.51
0.53
1.44
0.37
0.06
0.24
0.69
1.10
1.79
Sơn Hoà
IRR12
2.11
3.16
3.20
0.76
0.65
0.68
1.85
0.47
0.07
0.30
0.89

1.42
2.30
Đồng Xuân
IRR13
0.02
0.03
0.03
0.01
0.01
0.01
0.02
0.00
0.00
0.00
0.01
0.01
0.02
TP. Tuy Hoà
IRR14
4.14
5.30
6.70
13.71
3.65
4.53
3.14
0.40
0.05
2.30
1.16

4.11
4.52
Phú Hoà
IRR16
1.35
1.73
2.18
4.47
1.19
1.48
1.02
0.13
0.02
0.75
0.38
1.34
1.47
Tây Hoà
IRR17
1.56
2.00
2.52
5.17
1.38
1.71
1.18
0.15
0.02
0.87
0.44

1.55
1.70
Đông Hoà
IRR18
1.50
1.92
2.42
4.96
1.32
1.64
1.14
0.15
0.02
0.83
0.42
1.49
1.63
Tuy An
IRR19
0.27
0.35
0.44
0.89
0.24
0.30
0.21
0.03
0.00
0.15
0.08

0.27
0.29

c. Nút cấp nước dân sinh, kinh tế
TT
Tiểu lưu vực
Ký hiệu nút
Nhu cầu dùng nước 2/2011-
7/2012
1
Thượng nguồn sông Ba
SH1
10.40
2
Sông Iayun
SH2
6.76
3
Khu giữa I
SH3
8.00
4
Khu giữa II
SH4
4.35
5
Sông Krông HNăng
SH5
9.85
6

Sông Hinh
SH6
4.50
7
Khu giữa III
SH7
7.29
8
Khu giữa IV
SH8
20.30

d. Nút tưới cấp nước công nghiệp
TT
Tiểu lưu vực
Ký hiệu Nút
Nhu cầu dùng nước2/2011-
7/2012
1
Thượng nguồn sông Ba
WS1
2.56
2
Sông Iayun
WS2
2.36
3
Khu giữa I
WS3
2.59

4
Khu giữa II
WS4
0.96
5
Sông Krông HNăng
WS5
3.66
6
Sông Hinh
WS6
2.15
7
Khu giữa III
WS7
1.40
8
Khu giữa IV
WS8
16.96


Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI
Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 63

d. Nút hồ chứa
Thông số
F
Ký hiệu nút
MNDBT

MNC
Vtb
Vhi
Đơn vị
Km
2


m
m
tr.m
3

tr.m
3

An Khê-Kanak
An Khê
1236
R1
429
427
15.9
5.6
Kanak
833
R2
515
485
313.7

285.5
AYun hạ
1670
R3
204
195
253
201
Krông H’Năng
1196
R4
255
242.5
165.78
108.5
Sông Ba Hạ
11115
R5
105
101
349.7
165.9
Sông Hinh
772
R6
209
196
357
323
e. Kết quả dự bảo thử nghiệm từ tháng 2 năm 2011 đến tháng 7 năm 2012



Quá trình mô phỏng dòng chảy tính toán và dòng chảy thực đo tại trạm
An Khê từ tháng 2/2011 đến tháng 7 năm 2012
Quá trình mô phỏng dòng chảy tính toán và dòng chảy thực đo tại trạm
Củng Sơn từ tháng 2/2011 đến tháng 7 năm 2012


Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu
64 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường


Bảng 2. So sánh dòng chảy trung bình tháng thực đo và tính toán tại trạm thủy văn An Khê và Củng Sơn năm 2011-2012
Năm
Tháng
An Khê
Củng Sơn
Qthực
đo
Wthực
đo
Qtính
toán
Wtính
toán
Wtt-Wtđ
Đánh giá
Qthực đo
Wthực đo
Qtính

toán
Wtính
toán
Wtt-Wtđ
Đánh giá
(m
3
/s)
10
6
m
3

(m
3
/s)
10
6
m
3

10
6
m
3


(m
3
/s)

10
6
m
3

(m
3
/s)
10
6
m
3

10
6
m
3


2011
2
15.1
36.5
14.7
35.6
-1.0
Đ
91.0
220.1
105.3

254.7
34.6
Đ
3
11.8
31.6
10.5
28.1
-3.5
Đ
82.8
221.8
91.6
245.3
23.6
Đ
4
9.2
23.8
6.9
17.9
-6.0
S
71.7
185.8
76.8
199.1
13.2
Đ
5

11.9
31.9
11.1
29.7
-2.1
Đ
63.5
170.1
60.1
161.0
-9.1
Đ
6
15.9
41.2
56.7
147.0
105.8
S
61.2
158.6
62.2
161.2
2.6
Đ
7
17.2
46.1
57.1
152.9

106.9
S
117.0
313.4
182.2
488.0
174.6
Đ
8
31.1
83.3
58.8
157.5
74.2
S
210.5
563.8
363.1
972.5
408.7
Đ
9
40.9
106.0
48.9
126.7
20.7
Đ
610.4
1582.2

580.2
1503.9
-78.3
Đ
10
112.3
300.8
186.5
499.5
198.7
Đ
786.7
2107.1
982.3
2631.0
523.9
S
11
50.1
129.9
280.5
727.1
597.2
S
350.0
907.2
744
1928.4
1021.2
S

12
33.4
89.5
95.1
254.7
165.3
Đ
264.6
708.7
261.2
699.6
-9.1
Đ
2012
1
19.8
53.0
13.2
35.4
-17.7
Đ
166.4
445.7
156
417.8
-27.9
Đ
2
13.2
31.9

10.3
24.9
-7.0
Đ
91.9
222.3
106.3
257.2
34.8
Đ
3
9.4
25.2
10.1
27.1
1.9
Đ
53.6
143.6
40.8
109.3
-34.3
Đ
4
7.2
18.7
8.5
22.0
3.4
Đ

44.3
114.8
47.8
123.9
9.1
Đ
5
9.7
26.0
10.1
27.1
1.1
Đ
86.2
230.9
88.6
237.3
6.4
Đ
6
13.9
36.0
14.3
37.1
1.0
Đ
187.7
486.5
368.2
954.4

467.9
S
7
18.8
50.4
18.1
48.5
-1.9
Đ
143.4
384.1
325.8
872.6
488.5
S


Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 65

3. Nhận xét đánh giá kết quả
Việc dự báo thử nghiệm tài nguyên nước mặt (về mặt số lượng) cho lưu vực
sông Ba, có xét đến nhu cầu sử dụng nước của các hộ từ tháng 2 năm 2011 đến tháng 7
năm 2012 cho kết quả khá tốt, kết quả tại các vị trí đều nằm trong sai số cho phép. Đã
xác định lượng nước trung bình tháng tại các vị trí chốt. Đây là kênh thông tin quan
trọng cho các nhà quản lý, các cấp có thẩm quyền và các hộ dùng nước trên lưu vực
sông có kế hoạch khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước trên lưu vực sông Ba.
Tại điểm chốt An Khê tổng số lần dự báo là: 18 lần, số lần đúng 13, số lần sai là
5, đạt 72,2%.

Tại điểm chốt Củng Sơn tổng số lần dự báo là: 18 lần, số lần đúng 14, số lần sai
là 4, đạt 77,78%.
Cần tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm nhiều hơn, bổ sung thêm các thông số đầu
vào cho mô hình như thông số dòng chảy ngầm, lượng nước tối đa trong bể tầng rễ
cây, các nhu cầu sử dụng nước của các hộ dùng nước riêng rẽ trong lưu vực Bổ sung
mạng lưới trạm quan trắc tài nguyên nước mặt trên các sông nhánh lưu vực sông Ba,
để nâng cao chất lượng dự báo tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông Ba nói riêng và
các lưu vực sông khác ở Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Jamieson, D.G.; Fedra, K. 1996. The ‘WaterWare’ decision support system for
river basin planning. 1. Conceptual design. Journal of Hydrology. Vol.177,
pp.163-175.
2. McDonald, A. 1988. International River Basin Negotiations: Building a Database
of Illustrative Successes. Working Paper, WP-88-096. IIASA, Laxenburg, Austria
3. Nguyễn Văn Cư, 2005, Nghiên cứu giải pháp tổng thể sử dụng hợp lý tài nguyên
và bảo vệ môi trường lưu vực sông Ba và sông Côn, Viện Địa lý. Báo cáo tổng kết
đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp nhà nước. Mã số KC.08-25.
4. Nguyễn Hữu Khải, 2010, Nghiên cứu xây dựng công nghệ điều hành hệ thống liên
hồ chứa đảm bảo ngăn lũ, chậm lũ, an toàn vận hành hồ chứa và sử dụng hợp lý tài
nguyên nước về mùa kiệt lưu vực sông Ba,Trường Đại học KHTN-Hà Nội. Báo
cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước; MS: KC.08.30/06-10.

APPLICATION OF APPROPRIATE MODELS TO FORECAST WATER
RESOURCES (QUANTITATIVELY) FOR BA RIVER BASIN
Than Van Đon
(1)
, Duong Van Khanh
(2)
(1)Center for Water Resources Planning and Investigation,

Ministry of Natural Resources and Environment,
(2)
Trung tâm Mạng lưới KTTV&MT, Trung tâm KTTV quốc gia

Surface water resources forcasting plays a particularly important role in the
management and planning of water resources (allocation and sharing of water resources,

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

66 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường

protection and prevention of damage caused by water). Currently, hydrological forecasting
allows us to assess, identify about potential sources of natural water (flow), which is not
comprehensively considered impact or demand of households in water using and exploitation
in the river basin. Therefore, in this studying, the surface water resources forecasting
(quantity) istakento analyzed, calculated and provided information on the ability of water
demand to different demands of households, water using sector under the influence of specific
mining and using of households and water using sectors between upstream and downstream
in the Ba river basin.

×