Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Số phận nhân vật đồng tính trong tác phẩm Dorian Gray

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.07 KB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM
Khoa Ngữ Văn

Đề tài:
Số phận nhân vật đồng tính trong
tác phẩm
“Chân dung Dorian Gray”
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 1 năm 2013

MỤC LỤC
Chương 1. Đôi nét về Chân dung Dorian Gray và văn học đồng tính 2
1.1. Vài nét khái quát về tác giả, tác phẩm 2
1.1.1. Chân dung Dorian Gray 2
1.1.2. Oscar Wilde
1.1.2.1. Cuộc đời 3
1.1.2.2. Ẩn ức về khao khát đồng giới 5
1.1.3. Oscar Wilde và những định kiến độc ác của xã hội với đồng giới……………… 7
1.2. Vài nét về nhân vật đồng tính trong văn học 9
Chương 2. Số phận bi kịch của nhân vật đồng tính nam trong Chân dung Dorian Gray13
2.3.1. Basil Hallward – một tình yêu “lương thiện” và kết thúc bất hạnh 13
2.3.1.1. Basil Hallward – họa sĩ yêu nghề 12
2.3.1.2. Basil Hallward với tình yêu đồng tính và bức chân dung tử nghiệp 14
2.3.2. Henry – người khơi nguồn và bắt đầu cho tội ác 21
2.3.2.1. Henry – người thử nghiệm những lý thuyết lạ lùng 22
2.3.2.2. Henry - người “giúp” Dorian kí hợp đồng với quỷ 23
2.3.3. Dorian Gray trong cuộc tìm đường tới bi kịch số phận 26
2.3.3.1. Dorian Gray – những khao khát bản năng 27
2.3.3.2. Dorian Gray – cám dỗ nhục thể và sự kháng cự tinh thần 28
2.3.3.3. Dorian Gray – những cú trượt ngã không phanh 31
Chương 3. Chân dung Dorian Gray với nghệ thuật thể hiện độc đáo 35


3.1. Dorian Gray với hình tượng đậm chất Gothic 36
3.1.1. Không gian…………………………………………………………………….… … 36
3.1.2. Thời gian…………………………………………………………………….…
…….39
3.2. Ý nghĩa biểu tượng trong “Bức chân dung” kì dị………………………….….… ……42
TỔNG KẾT………………………………………………………………………………… 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………… …….…50
Trang 2
Chương 1. Đôi nét về Chân dung Dorian Gray và văn học đồng tính
1.1. Vài nét khái quát về tác giả, tác phẩm
1.1.1. Chân dung Dorian Gray
Tác phẩm kể về cuộc đời của một chàng trai trẻ, đẹp là Dorian Gray. Câu
chuyện được bắt đầu từ sự gặp gỡ
của anh với người đàn ông là họa sĩ
tên Basil. Basil đã yêu Dorian và
mời anh ta làm người mẫu cho mình.
Khi Henry, bạn của Basil đến thăm
anh thì đã gặp Dorian, Henry đóng
một vai trò quan trọng trong sự thay
đổi của Dorian sau đó.
Trong một lần Dorian ngồi
mẫu, Basil đã vẽ được một bức chân
dung Dorian rất đẹp. Trước khi đem
bức chân dung ấy về nhà, Dorian
thầm nguyện cho bức chân dung sẽ
xấu xí, già nua theo năm tháng; còn con người ngoài đời của anh sẽ vĩnh viễn
không già. Lời nguyền ấy đã ứng nghiệm với Dorian, và chỉ duy nhất mình anh ta
biết. Vì thế sau mỗi lần anh phạm phải sai lầm nào đó thì khuôn mặt Dorian trong
bức chân dung lại trở nên xấu xí. Bí mật đó được Dorian tiết lộ với họa sĩ Basil,
và kết thúc tác phẩm là cái chết đau đớn của người họa sĩ này vì anh ta đã biết về

Trang 3
bí mật phía sau bức chân dung ấy – một con quỷ dữ, xấu xa, kinh tởm đến rợn
người
1
.
Tiểu thuyết “Chân dung Dorian Gray” đã đưa người đọc đến với những
chiều kích sâu lắng, phức tạp và thiêng liêng hơn của thân phận con người. Tác
phẩm thể hiện những khát khao ích kỷ của bản năng cũng như những trăn trở và
nhiều sự cám dỗ của cuộc sống. Đó là cuốn tiểu thuyết viết về hành trình đi tìm
lương tâm của một chàng trai trẻ. Đây là một hành trình của những cung bậc cảm
xúc: tâm tư giằng xé, trượt qua những dằn vặt tàn khốc, giãy dụa vật vã của nhân
vật trước cuộc đời, trước số phận mà trên lộ trình dài ấy, mỗi con người phải tự
mình chọn lựa; anh ta phải kháng cự hay chấp nhận, hài lòng hay phẫn nộ, dường
như vẫn là một câu hỏi lớn.
1.1.2. Oscar Wilde
1.1.2.1. Cuộc đời
Oscar Wilde sinh ngày 16
tháng 10 năm 1854 tại Dublin,
là nhà thơ và cũng là nhà soạn
kịch người Ái Nhĩ Lan. Cha
mẹ ông là người đã có những
ảnh hưởng đặc biệt lên sự
nghiệp sáng tác của ông sau
này. Mẹ ông là phu nhân Jane
Wilde sinh năm 1820 mất
năm 1986. Bà là một thi sĩ và cũng là một nhà báo, bà từng xuất bản hàng trăm bài
thơ rực lửa cổ vũ ý chí đấu tranh của người Ireland chống lại kẻ thù đàn áp. Wilde
1 Theo một số nguồn tư liệu mà người viết cập nhật và tìm hiểu thì tác phẩm chưa dừng lại ở cái chết
của người họa sĩ, mà cuối cùng Dorian đã hủy diệt bức chân dung ma quái của anh, người ta tìm thấy
anh trên sân thượng với một con dao và hiện hữu lúc đó là một người đàn ông nhăn nheo, già nua và

xấu xí. Tuy nhiên, người viết chỉ xin khảo sát và tìm hiểu tác phẩm trên phần văn bản mà người viết có
trong tay, đó là bản dịch của tác giả Nguyễn Thơ Sinh, do nhà xuất bản Văn nghệ phát hành năm 2008.
Trang 4
rõ ràng là được thừa hưởng từ mẹ ông tinh thần đấu tranh đó nhưng trên một "mặt
trận" hoàn toàn khác. Ông sống trong một thời đại mà châu Âu lần đầu tiên được
chứng kiến những thách thức của những luận điểm khoa học chống lại sự dị nghị
của giáo hội và nhà thờ đối với tình yêu đồng giới. Cha Oscar Wilde là một nhà
sưu tập đồ cổ, một nhà văn, và cũng là một bác sĩ chuyên khoa về mắt và tai.
Oscar Wilde theo học tại trường Portora Royal, thuộc thành phố Enniskillen quận
Fermanagh từ năm 1864 đến năm 1871. Sau đó, ông theo học tại Đại học Trinity
của thành phố Dublin vào những năm 1871 đến hết năm 1874, và sau khi học ở
đây xong Oscar Wilde đã theo học tại Đại học Magdalen tại thành phố Oxford
cho đến khi tốt nghiệp cử nhân và đến sống tại London năm 1878.
Năm 1884 ông lấy vợ là nữ bá tước Lloyd. Để trang trải những chi phí sinh hoạt
gia đình, Oscar Wilde trở thành biên tập viên thường trực cho Phụ nữ Thế giới
trong khoảng thời gian từ năm 1887 đến năm 1889. Năm 1888, ông cho ra đời tập
truyện Hoàng tử hạnh phúc và những câu chuyện cổ tích, đặc biệt viết cho hai
cậu con trai của mình. Đây là một tác phẩm có giá trị nhân văn thâm thúy sâu sắc.
Cuộc hôn nhân của ông đổ vỡ vào năm 1893. Sau đó, ông gặp một nhà qúy
tộc trẻ tên là Alfred Douglas. Nhà quý tộc này vốn là một nhà thể thao và cũng là
một nhà thơ. Sau đó họ trở thành tình nhân của nhau trong một quan hệ đồng
tính. Đây chính là nguyên nhân vừa phá hủy vừa để lại dấu ấn đôc đáo trong cuộc
đời và sự nghiệp văn chương của ông.
Chính mối quan hệ tình cảm này đã dẫn đến việc ông phải ra tòa về tội danh
quan hệ đồng tính (lúc đó vẫn còn được coi là một tội phạm hình sự ở Anh
Quốc). Sau đó ông phải lãnh án 2 năm tù lao động với tội danh quan hệ tình dục
đồng tính, được coi là phản lại các giá trị thuần phong mỹ tục.
Ông bị giam tại nhà Wandsworth ở London và kế đó được được chuyển đến nhà
tù Reading Gaol. Trong thời gian nàyong viết tác phẩm De Profund (1905). Đây
là tác phẩm Oscar Wilde viết riêng cho người bạn tình Alfred Douglas của mình

Trang 5
dưới dạng độc thoại và đã tiết lộ khá nhiều khía cạnh đời sống riêng tư của mình
như một tác phẩm hồi ký.
Năm 1987, ông được trả tự do và sống tại Berneval. Ông đã viết tác phẩm
Vũ khúc Ballad tại nhà tù Reading Gaol,trình bày một cách chi tiết những điều
kiện đối xử khắc nghiệt của nhà tù này. Osar Wild qua đời tại một khách sạn
hạng tồi ở Paris năm ông 46 tuổi vì căn bệnh viêm màng não trong lúc ông nghèo
xác xơ không còn một xu nào dính túi.
Sinh thời, Oscar Wilde từng nói: “Một nụ hôn có thể hủy hoại một cuộc
đời”. Câu này ứng với ông cả khi sống lẫn sau khi chết. Oscar Wilde qua đời tại
Pháp năm 1908, cái chết của ông đến nay vẫn là một bí ẩn. Nhà điêu khắc Jacob
Epstein (1880-1959) đã dựng bia mộ cho ông ở Paris với một bức tượng con nhân
sư có cánh. Những người hâm mộ Oscar Wilde mỗi khi đến “thăm” ông đều để lại
những nụ hôn. Những vệt son môi cứ chồng lên chi chít, che phủ hết mặt đá của
bia mộ và bắt đầu hủy hoại pho tượng.
Trong bài báo có tiêu đề "Khi Oscar Wilde gặp Giáo Hoàng Pius IX", tác
giả Monda viết: "Wilde là một thiên tài vĩ đại, người của những cảm xúc lớn, mà
đằng sau ánh sáng của những trang viết, đằng sau tấm mặt nạ của sự phù phiếm
là sự am hiểu sâu sắc về những giá trị bí ẩn của cuộc sống".
Và thật thiếu sót khi nhắc đến Oscar Wilde mà không điểm qua về những
“nỗi niềm” đồng giới của nhà văn. Bởi lẽ, theo Freud, nghệ sĩ giống như người
mắc bệnh tâm thần, rời bỏ cái thực tế để đi vào thế giới tưởng tượng và hình thức
nghệ thuật biểu hiện cái thế giới tưởng tượng. Trong đó, những dục vọng thầm
kín của nghệ sĩ cho phép nghệ sĩ nhất thời sống bằng những ảo tưởng dục vọng,
mà những ẩn ức ấy trong Oscar là nỗi niềm về đồng giới.
1.1.2.2. Ẩn ức về khao khát đồng giới
Bên cạnh những thành công về sự nghiệp, Oscar Wilde có một cuộc sống
riêng tư đầy bi kịch.
Trang 6
Những vở kịch của Oscar Wilde, đặc biệt là "The Importance Of Being Earnest" đã

đem lại cho tác giả người Ireland này một vị trí vững chắc trên văn đàn Anh quốc.
Đó cũng là lý do khiến mà các nhà viết tiểu sử trước đây thường chỉ tập trung vào
văn nghiệp của ông. Tuy nhiên, những biểu hiện không bình thường về giới tính đã
đem đến cho ông một cuộc đời đầy kịch tính. Dựa trên những tư liệu ghi lại những
cuộc phỏng vấn và nhiều cuốn hồi ký và nhật ký chưa xuất bản của nhà văn, tác giả
Neil McKenna đã xây dựng nên bức chân dung mới của một trong những nhà văn
có cuộc sống bi kịch nhất thế kỷ 19.
Neil McKenna bắt đầu bằng một sự thật gây shock: “Ít ai biết được rằng Oscar
Wilde có mặt trong một nhóm nhỏ gồm những người đàn ông đấu tranh cho sự
chấp nhận về mặt luật pháp cũng như về mặt đạo đức xã hội tình yêu của những
người đồng giới”. Thông tin này đã làm đảo ngược những điều mà trước đây người
ta từng biết về nhà văn, đồng thời đặt ông vào vị trí trung tâm của cuộc đấu tranh
của những người đồng tính.
Wilde sinh năm 1854 ở Bublin (Ireland). Ông sống trọn cuộc đời dưới triều đại của
Nữ hoàng Victoria - một triều đại đặc trưng bởi những quan niệm đạo đức chặt chẽ
và cực kỳ bảo thủ, trong đó quan hệ đồng giới được coi là tội ác nghiêm trọng hơn
cả tội giết người. Tuy nhiên ở thời đó, giới gay xuất hiện khá nhiều trong tầng lớp
thượng lưu ở Anh.
Theo John Addington Symonds, một nhà thơ đồng tính, từng học tập tại trường
Trung học Harrow thì hầu như "những cậu bé có gương mặt xinh xắn ở đây đều có
một cái tên con gái và ít hay nhiều đều có những biểu hiện đồng tính", trong khi
Lord Alfred Douglas, "bạn" sau này của Wilde (thường được biết đến với cái tên là
Bosie), ước tính "có khoảng 90% bạn bè cùng tuổi ông tại Winchester có quan hệ
tình dục đồng tính".
Trang 7
Nếu những ai đã đọc "Nhà giả kim" của Paulo Coelho chắc không quên được phần
dẫn nhập với câu chuyện về chàng Narziss được Oscar Wilde viết lại đầy thi vị.
Trong các ẩn ức, thì mặc cảm Narziss được lý giải cho những ẩn ức đồng giới:
Truyền thuyết về chàng Narziss xinh trai, ngày ngày soi mặt trên hồ nước để tự
chiêm ngưỡng sắc đẹp của mình. Chàng say mê chính mình đến nỗi một ngày kia

nghiêng quá đà, ngã xuống hồ và chết đuối. Thế là từ nơi đó mọc lên một bông
hoa đẹp, mang tên chàng Narziss nọ. Nhưng Oscar Wilde không kết thúc câu
chuyện như thế mà kể rằng sau khi chàng chết, những nàng tiên trong rừng hiện
ra, thấy hồ nước ngọt kia giờ đã biến thành một đầm lầy mặn vì nước mắt.
“Vì sao em khóc ?” – các nàng tiên hỏi.
“Vì em thương tiếc chàng Narziss”, hồ nước đáp.
“Phải rồi. Các chị chẳng ngạc nhiên tí nào. Và tuy tất cả chúng ta đều theo đuổi
chàng nhưng chỉ mình em được chiêm ngưỡng sắc đẹp tuyệt vời ấy”.
“Chàng xinh trai đến thế ư ?”, hồ nước ngơ ngác hỏi.
“Còn ai biết điều này rõ hơn là em chứ ?” – các nàng tiên ngạc nhiên – “ngày
nào mà chàng chẳng cúi người soi mình trên mặt hồ”.
Nghe thế, hồ nước im lăng hồi lâu rồi mới đáp : “Đúng là em khóc chàng Narziss,
nhưng em chưa bao giờ để ý rằng chàng đẹp trai đến thế. Em khóc chàng vì mỗi
lần chàng soi người trên mặt hồ thì em mới thấy được sắc đẹp của chính em hiện
lên rõ trong đôi mắt chàng”
2
.
Cũng theo Freud, mọi sự tưởng tượng phóng túng và nghệ thuật nảy sinh
trên sự tưởng tượng đó là lối thoát duy nhất để nghệ sĩ vượt lên trên mâu thuẫn
không hòa giải được giữa ham muốn bản năng và những quy tắc luân lý xã hội.
Và rõ ràng rằng, xã hội mà tác giả của bức “Chân dung Dorian Gray” luôn có
những hình thức cấm đoán, đầy định kiến với thế giới thứ ba này.
2 Trích đoạn "Nhà giả kim" - Paulo Coelho.
Trang 8
1.1.3. Oscar Wilde với những định kiến độc ác của xã hội với đồng giới
Trong thập kỷ 60 của thế kỷ 19, Karl Heinrich Ulrichs, một luật sư người
Đức, được coi là người đầu tiên ở châu Âu công khai trạng thái giới tính "hai pha"
của mình. Ulrichs đã viết đến hàng chục cuốn sách dẫn đến những cuộc tranh cãi
trên những vấn đề chủ yếu như: Sự ham muốn đồng giới có phải là một căn bệnh di
truyền và nếu như thế thì nó không thể bị coi là tội ác. Ông dùng khái niệm

"Uranian" với nghĩa như "Tình dục đồng giới" như bây giờ và ngay từ thời đó ông
đã đề nghị luật pháp cho phép những người đồng giới được cưới nhau. Dần dà
những nhà tư tưởng cấp tiến ở Đức, Áo và Pháp bắt đầu bị thuyết phục bởi luận
điểm: tình dục đồng giới là một loại bệnh lý và cần được điều trị bởi các bác sĩ tâm
lý chứ không phải bởi sự trừng phạt của giáo hội và tòa án. Từ đó, Wilde và những
bạn bè cùng "cảnh ngộ" với ông thường sử dụng khái niệm "psychological" để chỉ
chung cho tất cả những hiện tượng liên quan tới giới đồng tính.
Cũng giống như những người đồng tính cùng thời với ông, Wilde tìm cách
trốn chạy "căn bệnh" của mình bằng một đám cưới năm 1884 với Constance Mary
Lloyd, cuộc hôn nhân nhanh chóng cho ra đời hai đứa con trai vào năm 1885 và
1886. Nhưng việc áp dụng cuộc hôn nhân như một phương thuốc chữa bệnh của
nhà văn đã hoàn toàn thất bại.
Vào khoảng năm 1887, trong thời gian làm việc cho tạp chí Society
Magazines ở London (Anh), Oscar Wilde phải lòng một biên tập viên trẻ tên là
Alsager Vian. Nhà thơ thường xuyên viết thư cho Vian, mời mọc anh đến nhà ông
để "hút thuốc và uống rượu Italy".
Theo Telegraph, trong những bức thư gửi người tình, Wilde thường thẳng
thắn: "Tôi sẽ ở nhà vào chiều mai, rất vui nếu cậu đến uống trà"; "Chúng ta sẽ có
buổi tối tuyệt vời cùng nhau, sau khi hoàn thành xong các bài báo" hay "Hãy đến
vào ăn tối vào lúc 7h30 thứ sáu nhé. Không quần áo, chỉ có chúng ta và một chai
rượu Italy".
Trang 9
Tác giả McKenna cũng viết: "Nhân vật nam trong tác phẩm mang tâm hồn
và tình yêu của một người đàn ông dành cho những người đàn ông khác". Một năm
sau đó, Wilde cho xuất bản The Picture of Dorian Gray, trong đó nhân vật của ông
đã có một tuyên bố đã trở thành câu trích dẫn cửa miệng cho giới gay cả thế kỷ sau
đó: "Cách duy nhất để loại bỏ sự cám dỗ đó là khuất phục nó".
1.2. Vài nét về nhân vật đồng tính trong văn học
Dù thích hay không thích, ủng hộ hay phản đối, người ta cũng không thể phủ
nhận một thực tế là xã hội từ xưa đến nay luôn có những con người đồng tính.

Đồng thời với điều đó, việc những người đồng tính chịu sự kỳ thị nhất định cũng
là một thực tế khác. Họ phải tự ẩn mình, giấu đi danh tính thực sự của mình để
hòa chung vào cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên, dấu ấn về sự hiện diện của
người đồng tính vẫn thể hiện đâu đó qua những tác phẩm văn chương.
Tại Việt Nam, văn học đồng tính xuất hiện khá muộn so với thế giới. Thời kỳ
trước, tác phẩm hiếm hoi ám chỉ đồng tính có lẽ là bài thơ Tình trai của Xuân
Diệu. Tuy nhiên, trong khoảng nhiều năm trở lại đây, đề tài đồng tính đã bắt đầu
được khai thác một cách khá mạnh dạn. Nhiều tác giả đã chọn đề tài gai góc này
để thử bút. Không ít người đã thành công và gây được những tiếng vang nhất
định. Có thể kể ra ở đây những tác phẩm như Một thế giới không có đàn bà, Les
- Vòng tay không đàn ông (Bùi Anh Tấn), Song song (Vũ Đình Giang), Nháp
(Nguyễn Đình Tú), Thành phố không lạc loài (Phạm Thành Trung)…
Việc đề tài đồng tính được các nhà văn khai thác thể hiện sự biến chuyển lớn.
Thứ nhất, đồng tính đã được coi là một hiện tượng tự nhiên, một thực thể tồn tại
trong xã hội. Một chức năng quan trọng của văn học là phản ánh cuộc sống, vậy
nên đề tài đồng tính được đề cập đến trong tác phẩm văn chương âu cũng là điều
hết sức bình thường. Thứ hai, không thể phủ nhận sự phát triển mạnh mẽ của đề tài
đồng tính của văn học Việt Nam phát triển cùng với sự mở rộng giao lưu với văn
Trang 10
học thế giới ở thời điểm sự đấu tranh cho quyền tự do, bình đẳng cho giới tính thứ
ba được phổ rộng ở cấp độ toàn cầu.
Khá nhiều huyền thoại trên thế giới đã từng đề cập đến chuyện đồng tính hoặc
quan hệ của những người cùng giới. Đây được coi là những biểu hiện của hiện
tượng đồng tính trong xã hội cổ đại. Thần thoại Hy Lạp đã từng đề cập đến nhân
vật Thần gió Tây Zephyrus. Mặc dù đã có nhiều vợ và nhiều con nhưng Zephyrus
vẫn say mê chàng hoàng tử Hyacinth người Spartan. Tuy nhiên, Hyacinth lại tôn
thờ thần Apollo. Quá tức giận và ghen tuông, Zephyrus đã dùng đĩa ném vỡ đầu
Hyacinth. Khi chết đi, máu của Hyacinth biến thành cây hoa dạ hương.Trong tác
phẩm Lịch sử có thật - True History của nhà văn người Hy Lạp Lucian (120-185)
được coi là tác phẩm đầu tiên đề cập đến chuyện tình yêu của những người nam

đồng tính. Cốt truyện kể về nhân vật chính, bị cơn bão cuốn lên mặt trăng và chứng
kiến cuộc chiến tranh giữa cư dân mặt trăng và cư dân mặt trời. Nhân vật chính
(nam giới) sau những chiến công trên chiến trường đã được vua mặt trăng chọn
làm con rể bằng cách cho lấy… con trai của nhà vua. Tuy nhiên, trong suốt thời kỳ
Trung Cổ, đồng tính bị coi là chủ đề cấm kỵ nghiêm ngặt. Mãi sau này, hiện tượng
đồng tính mới xuất hiện trở lại một cách dè dặt trong các tác phẩm văn học.
Carmilla (Sheridan Le Fanu) là tác phẩm đề cập đến quan hệ đồng tính nữ đầu tiên,
thể hiện ở hình tượng những cô gái bị biến thành ma cà rồng và có hành vi sex với
người đồng giới. Tiểu thuyết Tiếng trống khác - A Different Drum (Chris
Davidson) cũng kể về tình yêu phát sinh giữa 2 chàng lính Yankee và lính Liên
Bang ở 2 chiến tuyến trong cuộc nội chiến Mỹ. Những tác phẩm đồng tính có thể
gây ra vô số rắc rối cho tác giả. Nhà văn Radclyffe Hall, người viết cuốn sách đồng
tính nữ đầu tiên có tên Giếng cô đơn - The Well of Loneliness (1928). Sau đó, ông
đã phải hầu tòa vì đã viết nên những hành động trái tự nhiên giữa nữ giới -
unnatural practices between women. Cuốn sách bị cấm tại Anh hàng thập kỷ sau
Trang 11
đó. Trong khi ở Mỹ, cuốn sách thoát khỏi kiểm duyệt, trở thành cuốn sách dẫn đầu
cho làn sóng viết về đồng tính nữ sau này.
Cho đến giữa thế kỷ 28, đề tài đồng tính vẫn chỉ được đề cập đến một các
khá dè dặt. Tuy nhiên, không ít tác giả cũng đã bắt đầu có những tác phẩm chất
lượng về đề tài này. Tác phẩm Doanh trại Nữ - Women’s Barracks (Tereska
Torres) lấy đề tài là một nhóm nữ binh sĩ có quan hệ trên mức tình cảm với nhau
tại London trong Thế chiến II. Cuốn sách đã được bán ra hơn 4 triệu bản, trở
thành cuốn sách bán chạy nhất năm 1952 tại Anh. Tuy nhận khá nhiều lời chỉ
trích nhưng chất lượng cuốn sách đã khiến giới phê bình không thể phủ nhận giá
trị của tác phẩm. Nhà phê bình Donna Allegra đã phát biểu: “Tại sao phải ngại
ngùng khi đó là một phần hiện thực xã hội?”.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của những hoạt động vì nhân quyền,
người đồng tính dần được sự chấp nhận mạnh mẽ hơn từ xã hội và dư luận. Cùng
với đó, văn học với đề tài đồng tính đã trở thành một trào lưu khá mạnh mẽ, đồng

thời nó cũng gây ra không ít tranh cãi…
Theo tác giả Kilian Meloy trong bài viết Ảnh hưởng của những nhân vật
đồng tính trong Văn học - Influential Gay Characters in Literature thì: “Sự phát
triển của đề tài đồng tính trong văn học nghệ thuật liên quan mật thiết đến những
phong trào đấu tranh vì quyền con người, trong số đó có việc đấu tranh đòi bình
đẳng cho người đồng tính. Những tác phẩm văn chương đồng tính trên một góc
độ nào đó đã thu hút được sự chú ý của dư luận, tạo nên cái nhìn cảm thông hơn
của xã hội với giới tính thứ ba”.
Nửa đầu của thế kỷ 28, rất ít NXB dám xuất bản những tiểu thuyết đồng
tính. Chính vì thế, thể loại văn học đồng tính đã tìm các ẩn mình ở dòng văn học
như văn học viễn tưởng. Nhà phê bình văn học Darko Suvin viết: “Văn học viễn
tưởng có thể thoải mái chỉ ra những mối quan hệ đồng tính vì nó đề cập đến
Trang 12
những thế giới khác với nơi ta đang sống, buộc người đọc phải theo luật chơi
của tác giả”. Nhiều hình tượng đồng tính hoặc hàm ý đồng tính đã được xây
dựng.
Quan hệ đồng tính manh nha xuất hiện trong một số truyện tranh của các
công ty truyện tranh danh tiếng như Marvel Comics hay DC Comics. Thế giới
truyện tranh Nhật thậm chí còn có dòng truyện tranh đồng tính nam - yaoi và
truyện tranh đồng tính nữ - yuri. Nhà phê bình văn học Nicola Griffith nhận định:
“Hình tượng những dị nhân phải che giấu thân phận của mình chính là nỗi niềm
của những người đồng tính”. Tác phẩm truyện tranh Sự quyến rũ của Trinh
nguyên - Seduction of the Innocent của Fredric Wertham được coi là khuyến
khích quan hệ đồng giới. Nhân vật Sao phương bắc - Northstar thuộc nhóm anh
hùng Alpha Flight là nhân vật siêu anh hùng đồng tính đầu tiên của hãng Marvel
Comics. Hãng truyện tranh DC Comics cho nhân vật siêu anh hùng trong nhóm
The Authority là Midnighter và Apollo cưới nhau, nhận 1 đứa bé gái làm con.
Chính vì sự phát triển của những mối quan hệ đồng tính xuất hiện trong
một số truyện tranh, Bộ Văn hóa Mỹ đã phải cho ra đời Bộ Quy tắc Tài liệu dành
cho Truyện tranh - Comics Code Authority (CCA) trong đó có giới hạn khá

nghiêm ngặt đối với chủ đề đồng tính, ngăn cản việc hàm ý quan hệ đồng tính ẩn
trong nội dung truyện. Tuy nhiên, bộ luật này chỉ áp dụng được với những tác
phẩm được xuất bản qua con đường chính thống. Những truyện tranh không xuất
xứ - underground comics sử dụng hình tượng của những người nổi tiếng, chính
trị gia vào vai người đồng tính nhằm thu hút độc giả trong giới đồng tính. Điều
này gây ra không ít phiền toái cho thể tài đồng tính trong văn học.
Tuy nhiên, với sự phát triển của các hoạt động đấu tranh vì con người, từ
những năm 80 trở lại đây, văn học đồng tính đã nhận được sự thừa nhận như là
một dòng văn học chủ lưu - mainstream, nghĩa là đây là một chủ đề có thể khai
thác với sự cấm kỵ ngày càng giới hạn. Sự phát triển đó còn lan ra những ngành
Trang 13
nghệ thuật khác như điện ảnh, kịch nghệ khiến sự chấp nhận của xã hội ngày
càng lớn hơn. Tác phẩm Annie trong tâm trí tôi - Annie on My Mind (Nancy
Garden) xuất bản năm 1982 kể về 2 cô gái trung học yêu nhau được chào đón
nồng nhiệt. Năm 2008, Tập san Thư viện trường học - School Library Journal đã
coi Annie trong tâm trí tôi nằm trong top 100 cuốn sách định hình văn học thế kỷ
20
3
.
Như vậy, vấn đề đồng tính dường như đã hòa chung vào dòng chảy của đời
sống văn học, chúng ta không có quyền chối bỏ dòng văn học ấy. Nó mang lại
cho cuộc đời những mảnh ghép hiện thực phong phú và đa dạng, đồng thời cũng
là tiếng nói cần phải được nói và chúng ta thì cần phải lắng nghe. Tác phẩm
“Chân dung Dorian Gray” là một trong những tiếng nói như thế. Không giống
những tác phẩm khác khi viết về “đồng tính”, Oscar Wilde đưa người đọc lần đến
với số phận của nhân vật, ở đó tình yêu đồng tính trỗi dậy có lúc nhẹ nhàng, cũng
có lúc mãnh liệt buộc người đọc phải tò mò tìm đến hết tác phẩm. Dù đi ngược
lại với xu hướng sáng tác văn học đồng tính. Tác giả không hề thể hiện bất cứ
một cảnh “quan hệ” nóng bỏng nào trong các trang viết của mình, mọi con chữ
trong tác phẩm là sự cựa quậy của sự sống, nó tinh tế và sâu sắc mà người đọc

luôn bị ám ảnh.
Chương 2. Số phận bi kịch của nhân vật đồng tính nam trong Chân dung
Dorian Gray
2.3.1. Basil Hallward – một tình yêu “lương thiện” và kết thúc bất
hạnh
2.3.1.1. Basil Hallward – họa sĩ yêu nghề
Nhân vật Basil được giới thiệu trong phần đầu tác phẩm là một con người có
cá tính độc lập từ thuở bé. Chính bố anh đã luôn tin rằng anh sẽ phải là một sĩ
3 Hoàng Tùng (theo Sông Hương)/ Baomoi.com.
Trang 14
quan trong quân đội. Và Basil đã đòi được đi học tại Oxford nhưng bố anh bắt
anh phải vào trường Đại học Middle Temple. Nhưng “sau khi ăn chưa đầy bữa
cơm ở đó, tôi quyết định bỏ nghành Luật và nhất định sẽ trở thành một họa sĩ [8,
tr.22].
Sự cố gắng của Basil đã giúp anh trở thành một người họa sĩ được “giới hâm
mộ” xôn xao. Basil được coi là bậc thầy của những nét cọ. Người họa sĩ ấy rất
yêu nghề và được đánh giá là “một họa sĩ có tài trong lĩnh vực nghệ thuật hiện
đại” [8, tr. 13].
Basil luôn say sưa với “nghiệp vẽ” của mình, anh khám phá thế giới nghệ thuật
một cách tinh tế và ý nhị. Anh luôn suy nghĩ “chỉ có hai điều quan trọng trong
lịch sử thế giới này. Đó là tìm ra một kênh sáng tạo nghệ thuật mới. Sau đó là sự
xuất hiện những cá tính cung cấp chất liệu cho nghệ thuật” [8, tr. 29].
Và trong người họa sĩ này, luôn trăn trở cũng như chiêm nghiệm về con đường
làm ra nghệ thuật, với Basil “người nghệ sĩ phải sáng tạo ra những điều thật đẹp”
cho công chúng. Anh không cho phép “cài đặt những tình cảm cá nhân của
mình vào nghệ thuật” và khi thấy mình đã vi phạm nguyên tắc ấy khi vẽ bức
chân dung của chàng trai trẻ Dorian, thì Basil đã không đưa nó đi trưng bày cho
công chúng, cho dù đó là một bức tranh rất tuyệt vời. Và cũng chính bức chân
dung ấy cũng là bức tranh đưa tài năng Basil vào cái chết ám ảnh người đọc ở
phần cuối của tác phẩm.

2.3.1.2. Basil Hallward với tình yêu đồng tính và bức chân dung tử nghiệp
Vốn là người đồng tính, Oscar Wilde có cuộc sống khá phóng túng. Ông là
tác giả nổi tiếng của những câu nói: "Tôi có thể cưỡng lại mọi thứ, trừ sự cám dỗ"
(I can resist everything except temptation) và "Cách duy nhất để thoát khỏi sự cám
dỗ là đầu hàng nó" (The only way to get rid of a temptation is yield to it). Có lẽ
hình bóng của tác giả Oscar Wilde được phản chiếu vào nhân vật Basil. Một người
Trang 15
họa sĩ với tâm trạng ngổn ngang của người đồng tính. Basil đã bị gục ngã trước
cảm xúc của mình, vì trái tim của anh đã bị người con trai ngây thơ đốt cháy: “Bao
giờ tôi cũng muốn làm chủ mình cho đến khi tôi gặp Dorian Gray . Rồi thì – lúc đó
tôi cũng không biết giải thích như thế nào nữa. Có một thứ quyền lực nào đó khiến
tôi hoảng sợ. Tôi biết rõ mình đang đứng trên bờ vực thẳm khủng hoảng lớn nhất
của số phận cuộc đời” [8, tr.22]. Và cũng ngay lúc đó, người họa sĩ Basil có cảm
giác như số phận đã vùi anh vào những niềm vui khó tả, trộn lẫn với những nỗi đau
khó nói “Tôi biết nếu như tôi và Dorian Gray nói chuyện riêng với nhau, tôi sẽ
suốt đời phục tùng quỳ lụy cậu ấy” [8, tr. 22]. Cuộc gặp gỡ của Basil với Dorian -
chàng trai có một cá tính rất lạ lùng đã khuấy tung, đảo lộn tâm trí của Basil. “Cả
hai chúng tôi đứng rất sát, gần như là cảm giác da thịt chạm vào nhau. Ánh mắt
của chúng tôi lại bắt gặp. Chàng trai còn nói với tôi rằng: Trời đã sắp đặt để
chúng tôi không thể nào cưỡng lại được số phận. Số phận đã được an bài để
chúng tôi nhất định sẽ gặp nhau” [8, tr.24].
Cho dù trước khi gặp chàng trai Dorian ấy, với những nét cọ của mình Basil
đã khiến anh được xem là “kẻ bất tử của thế kỷ thứ 19”, nhưng chính Basil cũng
phải thú nhận rằng từ khi gặp Dorian, Basil vẽ toàn tranh đẹp, những tác phẩm
tuyệt vời nhất trong lịch sử sáng tác của riêng bản thân người họa sĩ này. Nhìn thấy
cá tính của Dorian Gray khiến Basil có một nhận thức khác hẳn về nghệ thuật, một
cách diễn đạt hoàn toàn mới mẻ. Người họa sĩ đã” nhìn mọi vật bằng con mắt mới.
Giờ thì tôi có thể tái tạo lại cuộc sống qua nét cọ mà trước đây tôi không hề có khả
năng này” [8, tr. 30].
Và tất cả những cung bậc cảm xúc của tình yêu đã giúp Basil có một tinh

thần mạnh mẽ đầy hưng phấn để vẽ, vì trong tâm hồn của Basil giờ đây là một tình
yêu chân thật dành trọn cho người con trai đã đánh thức trái tim Basil cũng như
đánh thức khả năng sáng tạo của anh. Bằng con mắt non tơ của kẻ đang yêu, Basil
Trang 16
trông Dorian thật hấp dẫn “ dù đã ngoài hai mươi nhưng Dorian với tôi chỉ là
một cậu bé… Chàng trai này khiến tôi nhận ra cả một trường phái nghệ thuật mới
qua một lối suy nghĩ hết sức vô thức – Một trường phái chỉ có cảm xúc và khát
khao tinh thần mới nhận ra, một phong cách thuần túy Hy Lạp, một sự giao hòa
tuyệt đỉnh giữa cơ thể và tâm hồn [8, tr. 30].
Với tâm hồn của người nghệ sĩ, Basil hiểu rằng Dorian Gray vô cùng quan
trọng, với Basil cảm giác mà anh dành cho Dorian là một tình yêu trọn vẹn, những
bức tranh phong cảnh của mình vẽ khi ngồi cạnh Dorian đối với Basil đó cũng là
những kỷ niệm đáng yêu, cho dù “Agnew đã trả một giá rất cao nhưng tôi vẫn
không bán được. Ông có biết vì sao không? Vì bức tranh ấy tôi đã vẽ khi Dorian
ngồi bên cạnh tôi đấy” [8, tr. 30]. Bởi lẽ, Dorian Gray đã giúp Basil “nhìn thấy
những nét cong queo trong những đường thẳng, các yếu tố tình cảm trong những
gam màu huyền diệu” [8, tr. 31].
Nhà họa sĩ điêu luyện ấy đã không đem triển lãm bức chân dung mà anh ta
vẽ chàng trai Dorian Gray. Vì đơn giản rằng trong bức chân dung đó cảm xúc của
người họa sĩ đã thể hiện rất cụ thể và rõ nét, người họa sĩ yêu nghề ấy đã có được
cảm hứng thật vi diệu để làm nên kiệt tác khi gặp Dorian, và chính Basil đã thú
nhận rằng: “có quá nhiều nét thầm kín của tôi trong bức chân dung của Dorian.
Đấy là tình yêu của tôi” [8, tr.31-32].
Cũng như quy luật cảm xúc của tình yêu, tình yêu đồng giới cũng dào dạt sự
mong mỏi đợi chờ và hi vọng sự đáp lại cảm xúc của người tình. Và khi được
Henry hỏi về cảm xúc của Dorian Gray dành cho mình ra sao thì người họa sĩ cũng
ngẫm nghĩ và nói “cậu ta thích tôi thật – Tôi biết chàng trai này thật sự thích tôi.
Thú thật tôi cũng hay nói những lời nghe dỗ ngọt với cu cậu. Tôi tìm thấy khoái
cảm rất lạ khi nói ra những điều thầm kín của mình với Dorian mà tôi biết sau này
Trang 17

mình sẽ phải hối tiếc. Chả khác nào tôi trao mình quá dễ dãi. Như một định luật,
Dorian luôn hấp dẫn tôi. Bọn tôi đã từng cuốc bộ từ tiệm rượu về nhà, vai khoác
vai, tay đan tay, ngồi trong phòng họa nói chuyện về cả ngàn điều khác nhau [8,
tr.33].
Nhưng với Dorian, có lẽ chỉ là thích, anh ta hoàn toàn có thể gần gũi với
Basil hàng giờ đồng hồ, nhưng cảm giác tình yêu thì không xuất hiện trong anh khi
bên cạnh Basil. Thậm chí có lúc hình như Dorian rất thích thú khi nhìn thấy Basil
đau khổ. Chính Basil cũng nhận ra được rằng, mình đã yêu Dorian trong thầm kín,
chính anh đã nhận thấy sự đau đớn trong tình yêu đơn phương ấy “tôi cảm thấy, …
tôi đã trao tất cả tâm hồn của mình cho anh ta – một người luôn coi tôi rất nhẹ.
Nhẹ như một cánh hoa cài vào áo khoác, một thứ phục sức phù phiếm, một vật
trang trí cho những ngày hè chóng qua. Cậu ta sẽ mau chóng chán ghét tôi …[8,
tr.33].
Dù tình yêu trong vô vọng, nhưng sự ích kỷ trong tình yêu đồng tính của
Basil cũng không ngừng trỗi dậy, khi Henry hỏi mình về Dorian Gray, Basil đã
không bày tỏ nhiều điều về người mình yêu, thậm chí Basil còn khẳng khái nói
với Henry rằng “tôi không muốn ông biết anh ta đâu … Khi tôi thật sự yêu mến
một người nào đó, tôi chẳng bao giờ nói về người đó với bất cứ một ai… ông biết
đấy, tôi luôn yêu thích sự kín đáo và những điều bí mật” [8, tr. 17]. Còn khi nói về
cuộc gặp gỡ của mình, Basil say sưa kể, đó là cảm giác vui vẻ và phấn khích khi
một người đang yêu nói về cuộc “lương duyên” của “ý trời” “Rồi trực giác cho
tôi biết có một người đang chăm chú nhìn tôi. Tôi xoay người lại và nhận ra
Dorian Gray. Đấy là lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau. Khi tia mắt hai chúng tôi
gặp nhau tôi bắt gặp trong cái nhìn, tôi biết rõ khuôn mặt mình đang tái xanh lại.
Một thứ bản năng hiếu kì hoàn toàn khống chế tôi. Tôi biết mình đang đối diện với
một nhân vật có sức mạnh quyến rũ thật khó diễn tả. Tôi biết nếu mình không
Trang 18
cưỡng lại, nhất là tôi buông thả theo bản năng của mình, nhân vật ấy sẽ nuốt trọn
tất cả con người tôi. Nuốt cả linh hồn tôi, nuốt cả tâm tình của một người nghệ sĩ
như tôi. Thú thật với ông, từ xưa đến nay tôi chưa bao giờ bị bất cứ một ảnh

hưởng ngoại lực nào tác động lên cảm xúc của mình đến thế [8, tr.22].
Thật vậy, không cảm giác nào hụt hẫng hơn khi người mình yêu sẽ lập gia
đình, người mình luôn nhung nhớ sẽ luôn nằm trong vòng tay kẻ khác. Tình yêu là
bản năng tự nhiên của con người, tình yêu đồng giới cũng thế, Basil đã vô cùng
buồn bã khi nghe tin Dorian sẽ kết hôn “khuôn mặt Basil chợt tái hẳn đi một
cách rõ rệt, một vẻ mặt đầy bỡ ngỡ. Một thoáng bối rối xuất hiện trong đôi mắt
của anh ta. Sau đó đôi mắt Basil u tối thật nhanh; - Dorian Gray lấy vợ à; - Vô lí
lắm. Không thể như thế được” [8, tr. 99]. Không có nỗi niềm nào xót xa hơn để có
thể diễn tả được, cảm xúc của người họa sĩ Basil khi cùng chàng trai mà anh yêu đi
xem mắt Sibyl – cô gái mà Dorian sẽ cưới làm vợ, đó là một nỗi buồn chìm sâu
dưới đáy vực của tâm hồn, nó đau khổ mà không tài nào anh có thể bật lên thành
tiếng “Basil im lặng. Trông anh có vẻ rất trầm ngâm tư lự. Thực ra nhìn anh có vẻ
rất buồn. Basil không thể chịu đựng được cuộc hôn nhân này” [8, tr. 109]. Basil
biết rõ kể từ nay đối với anh Dorian Gray sẽ không còn là Dorian Gray của những
ngày tháng cũ trong quá khứ nữa “Đôi mắt Basil tối xầm lại. Đám đông ồn ào
náo nhiệt trên đường phố nhập nhòa trong mắt anh. Khi chiếc taxi vừa đậu trên
bậc thềm của nhà hát, Basil biết rõ hình như anh đã già hơn trước rất nhiều [8, tr.
109].
Nếu như cái tin Dorian sẽ lấy vợ đã khiến Basil già đi thấy rõ, thì cái chết
của cô gái trẻ mà Dorian muốn kết hôn ấy đã vực Basil dậy và mang đến cho anh
một sức sống lạ kì, Basil vội vã đi tìm người mà anh ngày đêm mong nhớ, cái tình
yêu nồng nàn mà anh chỉ dành riêng cho Dorian Gray, anh không dám nói với
Trang 19
người mình yêu, anh cứ ngập ngừng đến nghẹn ngào“Dorian… - Hay phải đợi đến
một ngày nào đó em mới chịu nhận ra là anh đã …” [8, tr.161].
Và trong cuộc nói chuyện của mình với Dorian, anh không muốn Dorian tiếp tục
gặp và nghe theo lời Henry, thì Dorian đã thẳng thừng từ chối “lòng tốt” của
chàng, Dorian không muốn Basil khuyên cậu ta về cách sống hay bất cứ một điều
gì. Lúc này trong Basil lại xuất hiện “sự mâu thuẫn giữa cảm giác gồ ghề và trực
giác mềm nhão nơi con người của anh” ngay chính bản thân mình, Basil cũng đã

nhận ra “anh có quá nhiều nữ tínhtrong cơ thể của mình đến độ cảm giác ấy thật
quá êm ái, dịu dàng. Chàng trai trẻ kia vì đâu có thể khiến trái tim của Basil
rung động nhiều đến thế” [8, tr.165].
Và khi trái tim mình thôi thúc, không thể không nói ra, Basil đã bày tỏ tình
yêu của mình cho Dorian hiểu, dù tình cảm ấy anh sẽ không bao giờ được đáp lại,
nhưng có lẽ, nói ra sẽ khiến tâm hồn của người đàn ông ấy thanh thản và thoải
mái hơn, dù có ngập ngừng và bối rối, nhưng bằng tình yêu rạo rực, con tim cũng
cất thành lời “Thật đúng là anh đã tôn sùng em nhiều hơn là ranh giới của lãng
mạn, nhiều hơn cảm giác giữa tình tình bạn giữa hai người đàn ông thuần túy.
Em ơi. Anh không hiểu vì sao nữa, anh chẳng thể nào yêu một người phụ nữ
được… Dorian ơi. Từ khi gặp em, cá tính nhân cách của em đã hoàn toàn đánh
gục anh. Anh hoàn toàn thú nhận rằng anh đã yêu thương em gần như điên lên
được, thật ngốc nghếch, thật diệu kì. Anh ghen tị với tất cả mọi người nói chuyện
với em. Anh chỉ muốn em mãi mãi thuộc về anh. Anh chỉ thật sự hạnh phúc khi
anh được ở bên cạnh em như trong lúc này… [8, tr. 171].
Sau đó, Basil đã không gặp Dorian nữa, tình cảm của anh bị nén lại trong
phòng họa của mình, còn Dorian lại dửng dưng và vui vẻ chấp nhận những bài
học của Henry đã dạy. Càng ngày Dorian càng trở nên sa đọa trong cuộc sống
trác táng của anh, trăn trở khá lâu nhưng cuối cùng Basil cũng quyết định đến gặp
Trang 20
người mình yêu trước khi đến Pari vào một ngày đông giá, gió mạnh và rét buốt
với mong muốn “nhìn thấy linh hồn” của Dorian và khuyên bảo cậu không nên
sống một cách lầm lạc như thế nữa. Khi hiểu ý định của Basil, Dorian đã cười
khẩy một cách bất cần. Trước khi phơi bày “linh hồn” của mình, cậu đã gào lên
thảm thiết, một sự đau khổ trần trụi được bộc lộ rõ nét qua từng giọng nói phẫn
uất ở người trai trẻ. “Bàn chân Dorian giậm mạnh lên cầu thang dẫn lên căn
phòng ở trên tầng cao nhất. Dorian cảm thấy một luồng xúc động man dại khi
anh có cơ hội chia sẻ thế giới riêng của mình với người đã vẽ ra bức chân dung
khiến Dorian phải xấu hổ mỗi khi nhìn nó. Chính bức chân dung ấy đã cất giữ
tất cả những điều xấu xa bỉ ổi của Dorian, tồn tại như những ký ức ám ảnh

không thể nào gột rửa được” [8, tr.237]. Dù cho Dorian có cư xử như thế nào với
mình, người họa sĩ ấy vẫn bình tĩnh và vẫn luôn muốn người yêu của anh vui,
những gì Basil nói với Dorian cũng vì “chỉ nghĩ tốt cho em thôi. Anh biết từ
trong sâu thẳm trái tim mình, bao giờ anh cũng yêu em” [8, tr. 238].
Dorian đã nói hết tất cả sự dằn vặt của mình, và lí do vì đâu mà cậu ngày
càng thác loạn, tất cả đều do bức chân dung của Basil tặng anh ta. Mỗi lần lầm lỗi
là mỗi lần khuôn mặt trong bức chân dung trở nên méo mó. Cuối cùng thì Basil
cũng nhìn thấy bức chân dung mà chính tay anh đã vẽ, dưới cái không khí chập
chờn của ngọn nến đang cháy dở, anh đã tởm lợm khi nhìn thấy cái vẻ mặt “hết
sức quái đản đang hậm hực nhìn anh”. Basil lúc này có lẽ “đã thật sự nhập hồn
vào lời thoại của một vở kịch ma quái” [8, tr.243]; khuôn mặt Basil đã trở nên
“lịm ngất” một hồi lâu, nhưng vì vẫn còn yêu Dorian nhiều, anh đã trấn an
Dorian mà cũng như đang trấn an mình, về nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi bức
chân dung của Dorian Gray “Có lẽ căn phòng ẩm thấp nên vải canvas bị hư thôi.
Loại sơn mà anh sử dụng có nhiều chất khoáng rất độc đối với rêu mốc” [8,
tr.244] chứ không phải là do Dorian gây ra nhiều chuyện xấu. Bao giờ Basil cũng
nghĩ tốt về người mà anh yêu. Tình yêu mà Basil đã thú nhận với Dorian và cả
Trang 21
Henry là một tình yêu “lãng mạn”, khi nhìn thấy khuôn mặt của người mình yêu
trở nên thay đổi đến đau đớn thì Basil vẫn giữ tình yêu của chính mình, “Tình
yêu của anh không có gì là xấu xa và vẩn đục. Còn đây là khuôn mặt của một kẻ
chỉ biết đến những điều dâm dật bẩn thỉu …[8, tr. 244]. Anh đã van nài Basil cầu
nguyện “như hồi còn bé” với Chúa lòng lành, “Xin đừng để cho chúng con sa
chước cám dỗ - Xin tha tội cho chúng con. Hãy rửa sạch mọi tội lỗi cho chúng
con” [8, tr. 246].
Nhưng mọi thứ đó đối với Dorian là vô nghĩa, người họa sĩ hiền lành đã
chết dưới những nhát dao kinh rợn của người mà họa sĩ Basil thú nhận đã yêu,
thú nhận “tôn thờ mãi mãi”; “tôn thờ hơn tất cả mọi điều”. “Dorian bước đến
cánh cửa. Mở cửa ra và không buồn nhìn xác người đàn ông mà anh vừa giết
xong. Người bạn đã vẽ ra bức chân dung đáng nguyền rủa ấy, một bức tranh

nguy hiểm chết người đã bị anh giết” [8, tr. 249]. Và thế là người họa sĩ với tình
yêu đồng tính đã tử nghiệp bởi bức chân dung mà anh dành hết tình cảm nồng
nàn của mình để vẽ nên. Cuối cùng Basil cũng đã chết, người họa sĩ đã biến khỏi
cuộc đời Dorian Gray. Bất giác ta thấy thật nghiệt ngã cho con người ấy, sống
với lòng nhiệt thành và “tình yêu lãng mạn” chưa đủ, con người ta cần phải
có thêm nhiều nghị lực và lí trí tỉnh táo hơn trong suốt cuộc hành trình của họ.
Và khi có đủ tỉnh táo để nhận diện mình nên làm gì trong cuộc đời này, nên làm
gì trong tình yêu để không rơi vào tình trạng đau đớn mà Xuân Diệu – một nhà
thơ có án nghi đồng tính đã viết nên: “Người ta khổ vì thương không phải cách/
Yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người”.
Và người đã gián tiếp đưa đến cái chết cho người họa sĩ này, là người đang
đi tìm cái bản chất thật sự trong mỗi con người thực thụ. Đó là Henry, chính
người đàn ông này đã “dạy” cho cậu bé Dorian non nớt bước vào cuộc đời trụy
lạc đầy tăm tối.
2.3.2. Henry – người khơi nguồn và bắt đầu cho tội ác
Trang 22
2.3.2.1. Henry – người thử nghiệm những lý thuyết lạ lùng
Trong cuộc nói chuyện của mình với Basil, Henry đã thốt lên rằng “cũng
đáng buồn thật đấy. Thiên tài bao giờ cũng trường tồn so với vẻ đẹp. Đấy là lí do
tại sao chúng ta cứ phải dằn vặt rồi lao đầu vào giáo dục. Tất cả chỉ là những cố
gắng vùng vẫy để sinh tồn. Chúng ta muốn mình tồn tại càng lâu càng tốt nên
sẵn sàng nhồi nhét đủ mọi thứ dữ kiện linh tinh vào trong đầu, với một hi vọng
ngốc nghếch rằng chúng ta sẽ được sống yên ổn [8, tr.33].
Với Henry ông không thích con người cứ mãi “đưa vào đầu những dữ kiện
linh tinh”, lý thuyết mà ông theo đuổi luôn nêu cao vai trò của bản năng mỗi con
người. Henry xem việc tự chối bỏ chính mình đã làm cho con người ta tê liệt về
mặt cảm giác. Nhân vật này luôn cho độc giả thấy những sự trừng phạt của cuộc
sống đến với con người là bởi vì chính sự trốn chạy của chúng ta. Tất cả những
xung đột mà con người trong xã hội cứ cố gắng vùng vẫy trong tâm tưởng cuối
cùng quay lại đầu độc chính bản thân họ. Henry đã cho rằng chẳng còn gì tồn tại

ngoài những tàn tích của lạc thú và hưởng thụ. Anh đã đưa ra một lời khuyên cho
mọi người trong xã hội này, một “cách tốt nhất để xa lánh cám dỗ là phải tự
mình đánh đu và nhập cuộc với chúng” [8, tr. 44]; với Henry, khi người ta càng
chống lại cám dỗ thì tâm hồn của họ sẽ trở nên bệnh tật vì khát khao của họ bị
ngăn cấm. Thậm chí Henry còn khẳng định rằng “Chúng ta chẳng làm gì được
để chống lại những dục vọng thú tính mà định luật tự nhiên đã tạo ra” [8, tr. 44].
Với những suy nghĩ ấy, Henry đã tâm sự và chia sẻ với Dorian những kinh
nghiệm của cuộc đời, chính Henry đã chỉ cho Gray thấy sự nhanh chóng cũng
như sức tàn phá mãnh liệt của thời gian. Henry đã cho Dorian hiểu giá trị của con
người cậu ấy, “Gray ơi, chính tuổi xuân bạn đang có và sự trong trắng của thời
trẻ. Bạn đã từng có những lần đam mê và chính bạn đã từng sợ hãi. Những tư
tưởng ám ảnh cứ bủa vây lấy bạn, những giấc mộng kinh hoàng vào ban đêm
Trang 23
cũng như những lần bạn mơ tưởng giữa ban ngày. Tất cả đều là những kí ức đã
làm cho mặt của bạn đỏ lên vì mặc cảm xấu hổ” [8, tr.44].
Đồng thời, Henry còn khẳng định giá trị của Dorian, cho cậu thanh niên
ngây thơ ấy hiểu rằng “chủ nghĩa mới mẻ về hưởng thụ…là điều mà thế kỷ của
chúng ta đang mong muốn. Bạn chính là biểu tượng mọi người khao khát” [8,
tr.53]. Từ những “lý thuyết” thực tế đến “ma quái” của mình, Henry đã nhận ra
rằng “chỉ có phương pháp thí nghiệm mới là phương pháp giúp con người có thể
rìm ra những phân tích khoa học về cấu trúc của đam mê và khao khát [8, tr. 95];
và Henry cũng thấy được nhân vật giúp ông bắt đầu thực hành những lý thuyết
của mình “Dorian sẽ là một hứa hẹn hiệu quả cho những thí nghiệm thành công
và ý nghĩa ” [8, tr. 95]. Nuôi dưỡng tư tưởng ấy, Henry đã cho Dorian lột bỏ
bản chất “ngây thơ” của anh, để linh hồn anh về với quỷ.
2.3.2.2. Henry - người “giúp” Dorian kí hợp đồng với quỷ
Khi gặp gỡ với Dorian Gray, Henry đã không ngần ngại mà cứ tự nhiên mở
lối cho khoang não của chàng trai trẻ ngây thơ ấy cứ nhảy dựng lên và choáng
ngợp đến run rẩy, dù những lời nói ấy “chỉ là những câu chữ trần trụi. Nhưng
chúng có một sức mạnh thật lớn lao. Thật rõ ràng, quá thực tế. Trần trụi đến độ

tàn nhẫn” [8, tr. 45] và chính Dorian Gray cũng đã phải khẳng định rằng “Chẳng
ai có thể thoát khỏi ma lực khỏa thân của những lời nói ấy. Nhưng lạ thật, tại
sao những câu nói ấy có đầy phép lạ. Cứ như thể những điều trừu tượng bỗng có
hình vóc, như được làm bằng nhựa, phát ra âm thanh như suối nhạc, ngọt lịm
réo rắt như tiếng kêu của một loài chim hạc” [8, tr.45-46].
Sau khi ngợi khen Dorian, Henry đã thì thầm mà nói với chàng rằng “Thần
thánh đã đối xử quá tốt với bạn. Nhưng những vị thần sẽ nhanh chóng đòi lại
những gì họ đã tặng cho bạn. Họ sẽ trơ trẽn đến độ tráo trở đòi lại những gì họ
hào phóng ban tặng cho bạn trước đây. Bạn chỉ có vài năm nữa để sống với vẻ
đẹp thời trẻ của mình. Khi tuổi trẻ ra đi vẻ đẹp của bạn cũng cuốn gói ra đi với
Trang 24
tuổi trẻ… có thể bạn sẽ bám víu vào ký ức của một dĩ vãng đầy vinh quang,
nhưng như thế sẽ càng khiến bạn cay đắng nhận ra mình đã bị đánh gục…[8, tr.
52].
Và Henry đã thúc giục Dorian hãy mạnh dạn sống giữa cuộc đời “đừng
ném tuổi xuân của mình vào tay những kẻ ngông cuồng, những kẻ tầm thường
và những kẻ chỉ biết nhìn đời bằng ánh mắt dung tục giả dối, có những châm
chọc ngu ngốc nữa… Hãy sống nhé! Hãy mạnh dạn sống một cuộc đời phong
lưu huyền diệu bạn đang có. Đừng đánh mất những gì thuộc về bạn. Hãy luôn
tìm cảm giác mới lạ. Đừng sợ hãi vì bất cứ điều gì cả” [8, tr. 52-53].
Người đàn ông lại tiếp tục ru ngủ Dorian bằng giọng nói đầy chất nhạc của
mình… Qủa thật, Henry luôn thích thú với những phương pháp nghiên cứu
khoa học, còn những chuyện vụn vặt khác của khoa học thường không khiến
anh ta chú ý đến. Henry thường mổ xẻ chính mình cũng như anh mổ xẻ người
khác. Với Henry thì đời sống con người là phạm trù duy nhất xứng đáng để ông
ta tìm hiểu. “Chẳng có gì khó khăn để tìm hiểu về con người. Sự thật thì chúng
ta luôn theo dõi cuộc sống, quan sát về những điều khó hiểu, về niềm vui và nỗi
đau…” [8, tr.91].
Qua nhiều cuộc nói chuyện cũng như cho Dorian quan sát thực tế, thì
Dorian cũng có nhiều thay đổi mới, chính Henry cũng đã thừa nhận rằng,

Dorian Gray có sự “lột xác” là do bản thân của chính Henry giúp đỡ, nói khác
đi, số phận của chàng trai trẻ này do chính Henry tạo ra. Chính Henry đã khiến
cho Dorian trở thành nông cạn. Và nông cạn ngay cả trong sự ngưỡng mộ một
cô gái mà Dorian Gray yêu, cậu mới khen cô gái như một “thiên thần” trên sàn
diễn; thì ngay sau đó cậu ta lại thốt lên rằng “cô ấy diễn quá thường, chả có gì
đặc biệt cả” [8, tr.116]. Nếu Basil đã khuyên Dorian không nên “nói như thế
với người mình yêu,…Tình yêu phải cao cả và tuyệt diệu hơn cả nghệ thuật
chứ” [8, tr. 117], thì Henry lại cho rằng “Tình yêu và nghệ thuật cả hai đều bắt
Trang 25

×