Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Đánh giá và tuyển chọn một số dòng giống lúa thuần thích ứng với điều kiện ngập úng tại hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




PHẠM VĂN TÍNH



ðÁNH GIÁ VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ DÒNG
GIỐNG LÚA THUẦN THÍCH ỨNG VỚI ðIỀU KIỆN
NGẬP ÚNG TẠI HẢI DƯƠNG



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số : 60 62 01


Người hướng dẫn khoa học: TS.TRẦN VĂN QUANG


HÀ NỘI - 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan công trình nghiên cứu của tôi. Toàn bộ số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng ñược công bố
trong bất kỳ nghiên cứu nào.
Tôi xin cam ñoan, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2012
Tác giả



Phạm Văn Tính
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


ii
LỜI CẢM ƠN


Nhân dịp hoàn thành luận văn này, cho phép tôi ñược bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc nhất ñến T.S. Trần Văn Quang, người hướng dẫn khoa học ñã giúp ñỡ
nhiệt tình và có trách nhiệm ñối với tôi trong suốt quá trình thực hiện ñề tài và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Di truyền và Chọn
giống cây trồng – Khoa Nông học, Viện ðào tạo Sau ñại học, Trường ðại học
Nông nghiệp Hà Nội ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi, giúp ñỡ tôi hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám ñốc Trung tâm Nghiên cứu và phát

triển lúa thuần, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, các bạn ñồng nghiệp
cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên các ñơn vị và cá nhân ñã giúp ñỡ tôi thực
hiện luận văn này.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi cũng xin ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới Nhà trường, các thầy cô, gia ñình cùng bạn bè ñã giúp ñỡ, ñộng viên tôi
trong suốt thời gian qua.

Tác giả luận văn





Phạm Văn Tính
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ðOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC ðỒ THỊ viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ix

PHẦN I .MỞ ðẦU 1

1.1. ðặt vấn ñề 1

1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 2

1.3. Mục ñích, yêu cầu của ñề tài 3

1.3.1. Mục ñích 3

1.3.2. Yêu cầu 3

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1. Nghiên cứu cơ bản về cây lúa 4

2.1.1. Nguồn gốc cây lúa 4

2.1.2. Phân loại lúa trồng 5

2.1.3. Nghiên cứu về ñặc ñiểm hình thái của cây lúa 7

2.2. Nguồn gốc lúa nước sâu 10

2.3. Khái niệm về mức nước sâu và sự phân bố vùng lúa nước sâu 12

2.3.1. Khái niệm về mức nước sâu 12


2.3.2. Sự phân bố vùng lúa nước sâu 13

2.4. Những vấn ñề ñặt ra ñối với loại hình canh tác lúa nước sâu và
hướng giải quyết 16

2.5. Nghiên cứu trong và ngoài nước về lúa nước sâu 17

2.5.1. Nghiên cứu ngoài nước 17

2.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 30

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


iv

PHẦN III .VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

3.1. Vật liệu nghiên cứu 34

3.2. Nội dung nghiên cứu 35

3.3. Phương pháp nghiên cứu 36

3.3.1. Thời gian và ñịa ñiểm thí nghiệm 36

3.3.2. Bố trí thí nghiệm 36

3.3.3. Liều lượng và cách bón phân 39


3.3.4. Phương pháp làm ñất 40

3.3.5. Phân tích và xử lý số liệu theo: 40

3.4. ðặc ñiểm thời tiết khí hậu khu vục Hải Dương 40

3.4.1. Khu vục Hải Dương 40

3.4.2. Khu vục Gia Lộc - Hải Dương 41

PHẦN IV.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42

4.1. Một số ñặc ñiểm sinh trưởng phát triển trong giai ñoạn mạ của
các dòng, giống tham gia thí nghiệm 42

4.2. Một số ñặc ñiểm nông sinh học của các dòng, giống tham gia
thí nghiệm trong vụ Mùa 2011 44

4.2.1. Thời gian sinh trưởng và chiều cao cây của các dòng, giống 44

4.2.2. Khả năng ñẻ nhánh và kiểu ñẻ nhánh của các dòng, giống 48

4.3. Một số ñặc ñiểm hình thái của các dòng, giống tham gia thí
nghiệm 51

4.4. Mức ñộ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống ñổ của các
dòng, giống tham gia thí nghiệm 55

4.5. Khả năng chịu ngập của các dòng, giống tham gia thí nghiệm 58


4.5.1. Giai ñoạn 7 ngày sau cấy 59

4.5.2. Giai ñoạn 15 ngày sau cấy 61

4.5.3. Giai ñoạn 21 ngày sau cấy 62

4.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 65

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


v

4.6.1. Trong ñiều kiện bình thường 65

4.6.2. Trong ñiều kiện ngập úng tại giai ñoạn 7 ngày sau cấy 68

4.7. Nghiên cứu gián tiếp khả năng vươn lóng bằng phương pháp
gieo hạt trong ñất ở các ñộ sâu khác nhau 71

4.8. Kết quả thí nghiệm “Thử nghiệm phản ứng của giống thông qua
các phương thức làm mạ” 74

4.8.1. Chiều cao cây mạ 74

4.8.2. Khả năng ñẻ nhánh giai ñoạn mạ 76

4.8.3. Khả năng hình thành nhánh hữu hiệu 77


4.8.4. Ảnh hưởng của môi trường ngập úng ñến sự hình thành nhánh
hữu hiệu của các dòng, giống tham gia thí nghiệm ở các phương
thức làm mạ 79

4.8.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống trong
các phương thức làm mạ 83

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 87

5.1. Kết luận 87

5.2. ðề nghị 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

PHỤ LỤC 99



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


vi

DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 3.1. Danh sách các dòng, giống lúa thuần tham gia thí nghiệm 35
Bảng 4.1. Một số ñặc ñiểm giai ñoạn mạ của các dòng, giống tham gia
thí nghiệm (vụ Mùa 2011) 43

Bảng 4.2. Thời gian sinh trưởng và chiều cao cây của các dòng, giống
tham gia thí nghiệm (vụ Mùa 2011) 45
Bảng 4.3. Khả năng ñẻ nhánh và kiểu ñẻ ñẻ nhánh của các dòng, giống
tham gia thí nghiệm (vụ Mùa 2011) 50
Bảng 4.4. Một số ñặc ñiểm hình thái của các dòng, giống tham giathí
nghiệm (vụ Mùa 2011) 53
Bảng 4.5. Mức ñộ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống ñổ của các
dòng giống tham gia thí nghiệm (vụ Mùa 2011) 56
Bảng 4.6. Khả năng chịu ngập của các dòng, giống tham gia thí
nghiệm ở giai ñoạn 7 ngày sau cấy (vụ Mùa 2011) 60
Bảng 4.7. Khả năng chịu ngập của các dòng, giống tham gia thí
nghiệm ở giai ñoạn 15 ngày sau cấy (vụ Mùa 2011) 61
Bảng 4.8. Khả năng chịu ngập của các dòng, giống tham gia thí
nghiệmở giai ñoạn 21 ngày sau cấy (vụ Mùa 2011) 63
Bảng 4.9. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng,
giống tham gia thí nghiệm trong ñiều kiện bình thường (vụ
Mùa 2011) 67
Bảng 4.10. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng,
giống tham gia thí nghiệm trong ñiều kiện ngập úng (vụ
Mùa 2011) 70
Bảng 4.11. Khả năng vươn lóng trong ñất ở các ñộ sâu khác nhau của
các dòng, giống (vụ Mùa 2011) 72
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


vii

Bảng 4.12. Mối tương quan giữa khả năng chịu ngập úng và số cây mọc
ở các ñộ sâu gieo hạt 73
Bảng 4.13. Chiều cao cây mạ của các dòng giống trong các phương

thức làm mạ (vụ Mùa 2011) 75
Bảng 4.14. Số nhánh mạ trước cấy của các dòng giống trong cácphương
thức làm mạ (vụ Mùa 2011) 77
Bảng 4.15. Khả năng ñẻ nhánh của các dòng giống trong cácphương
thức làm mạ (vụ Mùa 2011) 78
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của môi trường ngập úng ñến sự hình thành nhánh
hữu hiệu của các dòng, giống trong phương thức làm mạ 1 79
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của môi trường ngập úng ñến sự hình thành nhánh
hữu hiệu của các dòng, giống trong phương thức làm mạ 2 80
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của môi trường ngập úng ñến sự hình thành nhánh
hữu hiệu của các dòng, giống trong phương thức làm mạ 3 81
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của môi trường ngập úng ñến sự hình thành
nhánh hữu hiệu của các dòng, giống trong phương thức làm
mạ giâm 82
Bảng 4.20. Số bông/m
2
của các dòng giống ở các phương thức làm mạ
khác nhau trong ñiều kiện ngập úng (vụ Mùa 2011) 84
Bảng 4.21. Số hạt/bông của các dòng giống ở các phương thức làm mạ
khác nhau trong ñiều kiện ngập úng (vụ Mùa 2011) 85
Bảng 4.22. Khối lượng 1000 hạt, tỷ lệ lép và năng suất lý thuyết của
các dòng giống ở các phương thức làm mạ khác nhau trong
ñiều kiện ngập úng (vụ Mùa 2011) 85
Bảng 4.23. Năng suất thực thu của các dòng giống ở các phương thức
làm mạ khác nhau trong ñiều kiện ngập úng (vụ Mùa 2011) 86
Bảng 4.9. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng,
giống tham gia thí nghiệm trong ñiều kiện bình thường (vụ
Mùa 2011) 99
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………



viii
DANH MỤC ðỒ THỊ

Trang

ðồ thị 4.1. Ảnh hưởng của ñiều kiện ngập úng ñến TGST của các dòng,
giống tham gia thí nghiệm (vụ Mùa 2011) 46
ðồ thị 4.2. Phản ứng của giống với ñiều kiện ngập úng ở tính trạng tỷ lệ
cây sống sót sau ngập 7 ngày 60
ðồ thị 4.3. Phản ứng của giống với ñiều kiện ngập úng ở tính trạng tỷ lệ
sống sót sau ngập 15 ngày 62
ðồ thị 4.4. Phản ứng của giống với ñiều kiện ngập úng ở tính trạng tỷ lệ
sống sót sau ngập 21 ngày 63
ðồ thị 4.5. Tỷ lệ sống của các dòng, giống tham gia thí nghiệm so với
U17 và P6 64
ðồ thị 4.6. Sự suy giảm số bông/m
2
của giống tham gia thí nghiệm so
với U17(ñ/c1) và P6(ñ/c2) trong ñiều kiện ngập úng giai
ñoạn 7 ngày sau cấy 69
ðồ thị 4.7. Sự suy giảm số hạt/bông của giống tham gia thí nghiệm
so với các giống U17(ñ/c1) và P6(ñ/c2) trong ñiều kiện
ngập úng tại giai ñoạn 7 ngày sau cấy 69
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


ix

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


ðKBT

: ðiều kiện bình thường

ðKNU

: ðiều kiện ngập úng

M1000

: Khối lượng 1000 hạt

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

R

: Hệ số tương quan

TSC

: Tuần sau cấy

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………



1

PHẦN I
MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Cây lúa (Oryra sativaL.) là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên
thế giới (Lúa gạo, lúa mỳ và ngô). Sản phẩm lúa gạo là nguồn lương thực
nuôi sống hơn một nửa dân số trên thế giới nhất là ở các nước châu Á, châu
Phi và châu Mỹ La tinh.
Ở Việt Nam sản xuất lúa nước vẫn là một ngành quan trọng, truyền
thống trong nền nông nghiệp. Sản xuất lúa gạo ñã, ñang và sẽ tiếp tục là một
trong những trụ cột của an ninh lương thực.
Cây lúa phù hợp với ñiều kiện ñất ñai, khí hậu của Việt Nam và là cây
trồng chính trong hệ thống canh tác của hầu hết các vùng trong cả nước. Sản
xuất lúa gạo cũng là nghề truyền thống của nông dân Việt Nam. Tầm quan
trọng của nó ñược ghi nhận thông qua các nghi lễ và lễ hội truyền thống ñậm
ñà bản sắc dân tộc của các vùng quê Việt Nam.
Cho ñến nay ngành sản xuất lúa của nước ta ñã có những bộ giống lúa
thích hợp cho từng vùng sinh thái khác nhau. Việc sản xuất lúa gạo không chỉ
tập trung ở các vùng có ñiều kiện sinh thái thuận lợi mà còn ñược gieo trồng ở
cả những vùng sinh thái khó khăn như: chua, mặn, phèn, hạn, úng… Tuy
nhiên, thực tiễn sản xuất lúa trong những năm qua cho thấy vấn ñề hạn, úng
ngập… vẫn là những nhân tố hạn chế sự mở rộng diện tích gieo trồng và tăng
năng suất, sản lượng lúa nói chung.
Hàng năm, nước ta có khoảng 40-50 vạn ha bị úng ngập, khô hạn. ðiều
kiện thời tiết mưa gió, úng ngập bất thường ñã gây nhiều trở ngại cho sản xuất
lúa. Vụ Mùa ở các tỉnh phía Bắc diện tích trũng thấp có mức nước thường
xuyên trên ruộng từ 35-50 cm khoảng 10-12 vạn ha. Nếu gặp những trận mưa

từ 200-300 mm/lần thì diện tích ngập úng có thể tới 20 vạn ha (Tiểu ban
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


2

nghiên cứu chiến lược phát triển KHKT liên nhóm nghiên cứu chiến lược
KHKT về lương thực-thực phẩm Việt Nam ñến năm 2000. Tập 1, Hà Nội
3/1986). Các giống lúa mùa ñịa phương và các giống lúa Mộc tuyền ñang
gieo trồng ở các vùng trũng, hầu hết ñều yếu cây, dễ ñổ, cho năng suất thấp.
Tỷ lệ thiệt hại hàng năm do mưa lũ bị ñổ non và nảy mầm trên bông của
giống lúa Mộc tuyền lên tới 20% sản lượng. ðặc biệt những năm mưa to gió
lớn, lúa ñổ nhiều tỷ lệ thiệt hại lên ñến 40-60%. Công tác lựa chọn và áp dụng
những giống lúa có chiều cao cây mạ 35-50 cm ñể khi cấy không bị ngập
nước, cây cao trung bình 120-135 cm, cứng cây, vươn cao trung bình, có khả
năng chịu ngập từ 5-10 ngày, cho năng suất trên 5,0 tấn/ha là yêu cầu của sản
xuất ở những vùng trũng, nước sâu trung bình. Xuất phát từ những yêu cầu
trên chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài: “ðánh giá và tuyển chọn một số
dòng giống lúa thuần thích ứng với ñiều kiện ngập úng tại Hải Dương”.
1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
* Ý nghĩa khoa học của ñề tài
Việc nghiên cứu một số ñặc ñiểm cơ bản về nông sinh học của các
dòng, giống lúa có khả năng chịu ngập góp phần trong việc tìm ra các giống
lúa chịu ngập, có triển vọng phù hợp với ñiều kiện canh tác, ñất ñai và khí hậu
của tỉnh Hải Dương.
* Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
+ Kết quả nghiên cứu sẽ xác ñịnh ñược một số dòng, giống mới có khả
năng chịu ngập, cho năng suất khá ñể làm vật liệu phục vụ cho công tác chọn
tạo giống lúa vùng thấp trũng bị ngập nước theo mùa.
+ Qua kết quả của ñề tài ñã tuyển ñược một số dòng, giống có khả năng

thích ứng với ñiều kiện ngập úng và cho năng suất khá ñể ñưa vào sản suất tại
huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. ðồng thời bổ sung thêm nguồn giống cho
sản xuất ở ñịa phương.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


3

1.3. Mục ñích, yêu cầu của ñề tài
1.3.1. Mục ñích
ðánh giá và tuyển chọn ñược một số dòng, giống có năng suất cao, khả
năng chịu ngập và phục hồi sau ngập tốt nhằm làm phong phú cho bộ giống
lúa chịu ngập úng, ñáp ứng nhu cầu sản xuất.
1.3.2. Yêu cầu
+ ðánh giá ñược ñặc ñiểm sinh trưởng, phát triển, ñặc ñiểm nông sinh
học, hình thái của các dòng giống lúa chịu ngập úng.
+ ðánh giá ñược mức ñộ nhiễm sâu bệnh, năng suất và khả năng chịu
ngập úng của các dòng, giống.
+ Chọn ñược một 1-2 dòng, giống chịu ngập có năng suất cao, chất
lượng tốt và nhiễm nhẹ với sâu bệnh.
















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


4

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Nghiên cứu cơ bản về cây lúa
2.1.1. Nguồn gốc cây lúa
Lúa là cây trồng có lịch sử lâu dài, không thể biết một cách chắc chắn
và ñầy ñủ thời gian và ñịa ñiểm phát sinh của nó. Nhưng có thể chắc chắn
rằng sự tiến hoá của cây lúa là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong
lịch sử nông nghiệp của nhiều quốc gia [13]. Tại Việt Nam, theo truyền thuyết
ñể lại, cây lúa ñã trở thành món ăn chủ yếu và là biểu tượng của tâm hồn Việt
Nam từ thời ñại các vua Hùng với câu truyện về chàng Lang Liêu và sự tích
bánh chưng bánh dày.
Bắt ñầu từ những cây lúa hoang dại con người ñã thuần hoá, chọn lọc
ñể phục vụ các nhu cầu cuộc sống và dần có ñược cây lúa trồng hiện nay.
Xác ñịnh tổ tiên trực tiếp của lúa trồng châu Á Oryza sativa vẫn còn
nhiều ý kiến khác nhau. Một số tác giả: Sampath và Rao (1951), Sampath và
Govidaswani (1958) cho rằng: O.sativa có nguồn gốc từ lúa dại lâu năm
O.rufipogon. Tác giả Chatterjee (1951) cho rằng: O.sativa tiến hoá từ lúa dại
hàng năm O.nivara. Theo Sano và cộng sự (1958), Oka (1998), Mirshima và
cộng sự (1992) cho rằng: kiểu trung gian giữa O.rufipogon và O.nivara giống

với tổ tiên lúa trồng hiên ñại hơn cả [13].
Theo các nghiên cứu của Ting (1933) Sampath và Rao (1951) về
xuất xứ của lúa trồng châu Á cho rằng: O.sativa có nguồn gốc xuất phát từ
Trung Quốc và Ấn ðộ. Theo kết luận của Chang (1976) thì O.sativa xuất
hiện ñầu tiên tại Himalaya, Miến ðiện, Bắc Lào, Bắc Việt Nam và nam
Trung Quốc [5].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


5

Từ các trung tâm này lúa Indica phát tán lên ñến lưu vực sông Hoàng
Hà và Dương Tử rồi sang Nhật Bản, Triều Tiên và từ ñó biến dị hình thành
chủng Japonica(sinica). Lúa Javanica ñược hình thành ở Inñonesia là một sản
phẩm của quá trình chọn lọc từ Indica [5].
Theo Nguyễn Thị Trâm (1988) [5] tại Việt Nam qua khảo sát về nguồn
gen cây lúa cho thấy có 5 loài lúa dại mọc ở các vùng Tây Bắc, Nam Trung
Bộ, Tây Nguyên và vùng ñồng bằng sông Cửu Long, ñó là các loài
O.granulata, O.nivara, O.offcilalis, O.rufipogon, O.ridleyi.
2.1.2. Phân loại lúa trồng
Về phân loại lúa trồng O.sativa cũng còn tồn tạo nhiều quan ñiểm khác
nhau:
Theo quan ñiểm sinh thái học, Morinaga (1954) chia O.sativa thành 5
kiểu sinh thái là Aus, Boro, Bulu, Aman và Tjereh. Theo ñó loài phụ
Japonicagần gũi với nhóm Aus, Bulu.
Theo Kato và cộng sự (1928) thì lúa trồng châu Á ñược chia thành hai
loài phụ là Indicavà Japonica.
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu trước ñây, các nhà khoa học tại
Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) ñã thống nhất chia giống lúa trồng châu Á
thành 3 kiểu sinh thái ñịa lý hoặc 3 loài phụ là Indica,Japonica và Javanica

[40]. Theo quan ñiểm canh tác học, cây lúa trồng trải qua quá trình thuần hoá
của người nông dân sẽ thích nghi dần với từng vùng sinh thái cụ thể mà nó
ñược gieo trồng, ñồng thời cũng xuất hiện các biến dị do ñiều kiện canh tác
gây nên. Từ ñó hình thành nên các nhóm lúa ñặc trưng cho từng vùng sinh
thái nhất ñịnh.
Theo quan ñiểm này có 4 nhóm lúa chính yếu sau:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


6

- Lúa cạn: ðược trồng trên ñất cao, không giữ ñược nước, cây lúa hoàn
toàn nhờ vào nước trời trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển.
- Lúa có tưới: ðược trồng trên những cánh ñồng có hệ thống thuỷ lợi
nhưng chưa chủ ñộng về nước trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển
của cây lúa.
- Lúa nước sâu: Lúa ñược canh tác trên những cánh ñồng thấp trũng,
không có khả năng rút nước khi gặp mưa lớn hoặc lũ. Tuy nhiên, thời gian
ngập không quá 10 ngày và mức nước ngập không quá 50cm.
- Lúa nổi: Lúa ñược gieo trồng trước mùa mưa, khi mưa lớn lúa ñã ñẻ
nhánh, nước dâng cao lúa vươn nhánh khoảng 10cm/ngày ñể ngoi theo, vươn
lên trên mặt nước (Nguyễn Thị Trâm, 1998).
Tại Việt Nam có tồn tại cả 4 nhóm lúa với các ñặc trưng chủ yếu nêu
trên. Nhóm lúa cạn tồn tại nhiều tại vùng núi và trung du Bắc Bộ, Trung Bộ,
Tây nguyên. Lúa có tưới ñược canh tác chủ yếu tại ðồng bằng sông Hồng,
ñồng bằng ven biển miền Trung và ñồng bằng sông Cửu Long. Lúa nước sâu
phổ biến tại các vùng úng, trũng ở ðồng bằng Bắc Bộ, các thung lũng khó
thoát nước tại các vùng trung du và miền núi phía Bắc. Lúa nổi chỉ còn tồn tại
rất ít ở khu vực Tháp Mười thuộc ðồng bằng sông Cửu Long.
Ngoài 4 nhóm trên ở Việt Nam còn có một số giống thích nghi với các

tiểu vùng sinh thái chuyên biệt khác như: Các giống lúa chịu mặn, ñược trồng
chủ yếu tại các vùng duyên hải Bắc, Trung và Nam Bộ. Các vùng này thường
xuyên bị nước biển xâm nhập nhưng cũng ñược nguồn nước ngọt thau chua
rửa mặn nên vẫn có thể canh tác ñược.
Lê Huy Bá [1] cho rằng: Các giống lúa chịu chua phèn ñược canh tác
chủ yếu tại các vùng ñất nhiễm phèn (acid sulphate soid) của ðồng bằng sông
Cửu Long (ðồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên ). ðặc trưng của các
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


7

giống lúa này là có khả năng chịu ñược ñộc tố Al
2
(SO
4
), Fe
2
(SO
4
) và ñộ pH
thấp (<5,0).
2.1.3. Nghiên cứu về ñặc ñiểm hình thái của cây lúa
Cây lúa là cây trồng ña dạng về hình thái. Mỗi giống có những ñặc
ñiểm hình thái riêng mà ta có thể dựa vào ñó ñể nhận biết như: kiểu cây, dạng
lá, màu sắc thân lá, dạng bông, dạng hạt, màu sắc hạt [4]. Các nhà chọn
giống trước khi chuẩn bị cho bất kỳ một chương trình chọn giống nào cũng
cần có ñầy ñủ thông tin về các ñặc trưng hình thái của nguồn vật liệu khởi
ñầu. Do vậy, việc nghiên cứu hình thái của các giống lúa ñã ñược tiến hành từ
lâu và có nhiều kết quả sâu sắc.

Nghiên cứu hình thái các giống lúa châu Á, Jenning (1979) [65] cho
rằng: các giống lúa thuộc loài phụ Indica thường cao cây, lá nhỏ màu xanh
nhạt, bông xoè, hạt dài, vỏ trấu mỏng, chịu phân kém, dễ lốp ñổ, năng suất
thấp, cơm khô, nở nhiều. Trong khi ñó, các giống lúa thuộc loài phụ
Japonicathường thấp cây, lá to màu xanh ñậm, bông chụm, hạt ngắn, vỏ trấu
dày, thích nghi với ñiều kiện thâm canh, chịu phân tốt, thường cho năng suất
cao, cơm dẻo, ít nở.
2.1.3.1. Thời gian sinh trưởng
Trong canh tác lúa hiện ñại các nhà nông học hết sức quan tâm ñến
thời gian sinh trưởng (TGST) của các giống lúa, vì ñây là yếu tố tương
quan rất chặt với năng suất lúa và liên quan ñến việc bố trí thời vụ, công
thức luân canh. Nghiên cứu về TGST của các giống lúa, Yosida (1979)
[14] cho rằng: những giống lúa có TGST quá ngắn thì không thể cho năng
suất cao vì sinh trưởng sinh dưỡng bị hạn chế. Nhưng các giống lúa có
TGST quá dài thì cũng cho năng năng suất thấp vì dễ bị lốp ñổ. Jenning và
cộng sự (1979) cho rằng TGST của lúa do nhiều gen ñiều khiển, nên phổ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


8

phân ly rất rộng, biểu hiện phức tạp ở thế hệ F2 khi lai giữa giống có TGST
ngắn với giống có TGST dài.
Nghiên cứu các giống Belle Patna, Blue Belle cho thấy tính chín sớm
ñược ñiều khiển bởi một cặp gen trội [4]. Tính cảm quang chu kỳ mạnh ñược
kiểm tra bởi một hoặc hai cặp gen (Lê Vĩnh Thảo, 1975) hoặc do hoạt ñộng
của nhóm gen II kiểm soát (Vũ Tuyên Hoàng, 1975). Cũng theo tác giả này
thì sự nhạy cảm của các giống lúa với ñộ dài ngày bị ảnh hưởng rất nhiều của
các gen khống chế hoạt ñộng của ARN-polymerase [5].
Các tác giả K.Ichitami, Y.Okumoto và T.Taisaka [20] khi nghiên cứu

trên các giống Norin 20, Kirara 397 cho rằng: gen trội Se9 kiểm soát tính mẫn
cảm với ñộ dài ngày và gen lặn se9 kiềm chế tính trạng trên.
Nguyễn Hữu Tề và cộng sự (1979) cho rằng: TGST của cây lúa ñược
tính từ khi lúa nảy mầm cho ñến khi chín thay ñổi từ 90 ñến 180 ngày tuỳ
theo giống và ñiều kiện ngoại cảnh. Các giống ngắn ngày ở nước ta có TGST
từ 90-120 ngày, trung ngày từ 140-160 ngày. Các giống lúa chiêm cũ ở miền
Bắc do ảnh hưởng của nhiệt ñộ thấp nên TGST kéo dài ñến 180-200 ngày. Tại
miền Nam, các giống lúa ñịa phương có TGST dài ñến 200-240 ngày, các
giống lúa nổi có thể lên ñến 270 ngày.
TGST của cây lúa còn phụ thuộc rất nhiều vào thời vụ và ñiều kiện
ngoại cảnh khác nhau. Trong ñiều kiện miền Bắc nước ta cùng một giống lúa
nếu ñem gieo trồng trong vụ xuân sẽ có TGST dài hơn vụ mùa.
Hiện nay, người nông dân cần các giống lúa ngắn ngày, không phản
ứng với quang chu kỳ ñể dễ dàng tăng vụ, tăng sản lượng lương thực.
2.1.3.2. Khả năng ñẻ nhánh
ðẻ nhánh là chức năng sinh trưởng của cây lúa, nó là một yếu tố quyết
ñịnh ñến năng suất lúa. Trong quá trình sinh trưởng, nhánh lúa ñược hình
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


9

thành từ các mắt ở lách lá của mỗi ñốt trên thân chính hoặc mọc từ nhánh phụ
khác trong thời kỳ ñẻ nhánh. Cây lúa ñẻ nhánh theo quy luật chung, tuy nhiên
mỗi giống lúa khác nhau, do phản ứng của chúng với ngoại cảnh, các giống
lúa khác nhau có TGST khác nhau, thời gian ñẻ nhánh cũng khác nhau. Bùi
Huy ðáp (1970) [3] khi nghiên cứu về ñặc tính ñẻ nhánh cho biết “Nhánh
không bao giờ phát triển khi lá tương ñương với nó chưa phát triển xong.
Nhánh không phát triển nữa khi lá bị khô”.
Cũng nghiên cứu về vấn ñề này, Vũ Tuyên Hoàng, Nguyễn Thế Hiển

và Trần Thị Nhàn [8] cho biết: những giống lúa ñẻ sớm, tập trung sẽ trỗ dễ và
thường cho năng suất cao hơn. ðinh Văn Lữ (1978) [8] cho rằng: những
giống lúa ñẻ rải rác thì trỗ bông không tập trung, lúa chín không ñều, không
có lợi cho quá trình thu hoạch, dẫn ñến giảm năng suất.
Qua theo dõi các tổ hợp lai, Nguyễn Văn Hiển [4] nhận xét: kiểu ñẻ
nhánh chụm là lặn, kiểu ñẻ nhánh xoè là trội.
Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) [43] ñều nhất
trí cho rằng: tính ñẻ nhánh khoẻ di truyền số lượng, có hệ số di truyền thấp
ñến trung bình và chịu ảnh hưởng rõ rệt của ñiều kiện ngoại cảnh.
2.1.3.3. Chiều cao cây lúa
Chiều cao cây là một chỉ tiêu hình thái liên quan ñến nhiều ñặc tính
khác, ñặc biệt là tính chống ñổ. Guliaep (1975) xác ñịnh: có 4 gen kiểm tra
chiều cao cây. Khi nghiên cứu các dạng lùn tự nhiên và ñột biến, ông nhận
thấy có trường hợp tính lùn ñược kiểm tra bằng một cặp gen lặn, có trường
hợp cả hai cặp và ña số trường hợp do 8 cặp gen lặn kiểm tra là d
1
, d
2
, d
3
, 3 d
4
,
d
5
, d
6
, d
7
, d

8
.
Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) [41] khẳng
ñịnh rằng: các giống lúa lùn có nguồn gốc từ Trung Quốc (DeegeoWoogen,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


10
Igeotze ) chúng mang gen lùn, lặn nhưng không ảnh hưởng gì ñến chiều dài
bông, rất có ý nghĩa trong chọn giống.
Y.Futsharra, F.Kikuchi, N.Rutger (1977) [47] qua các nghiên cứu về cơ
chế di truyền tính trạng chiều cao cây ñã công bố danh sách khoảng 50 gen
tham gia qui ñịnh tính trạng lùn của cây lúa (d-1 ñến d-50), trong ñó có gen d-
8, d-11 và d-14, d-10, d-15 và d-16, d-18
h
, d-18
k
là alen với nhau. Sự hoạt
ñộng của phần lớn các gen này ñược kiểm soát bởi một cặp gen lặn mà gen ñó
có thể lại bị lấn át bởi gen trội D-53. Các ñột biến cực lùn phần lớn ñược kiểm
tra bằng 1 gen ñơn lặn, nhưng ñột biến nửa lùn lại ñược qui ñịnh bởi 1 gen ñơn
trội không hoàn toàn.
Theo Mackill và Ruger (1979) [48] có 4 gen qui ñịnh tính nửa lùn là
sd-1, sd-2, sd-3, sd-4. Trong ñó sd-1 là alen với gen lùn của Dee-geo-Woo-
gen, còn lại 3 gen kia không alen với nhau. Tuy nhiên trong thực tế rất khó
phân biệt sự biểu hiện khác nhau của các loại gen d và sd.
2.2. Nguồn gốc lúa nước sâu
Ngày nay, lúa trồng thuộc loài Oryza sativa L. ñược tìm thấy ở khu vực
châu Á nhiệt ñới và loài Oryza glaberrima ở vùng ñất thấp miền Tây châu
Phi. Cả hai loài này ñều có những giống lúa nước sâu thích ứng với ñiều kiện

ngập lũ, nhưng loài có nguồn gốc ở châu Á cung cấp ñược nhiều dạng hình
phong phú hơn.
Nguồn gốc các giống lúa nước sâu ñều xuất phát từ loài Oryza sativa L
ở ðông nam châu Á, ñặc biệt là ở Bangladesh, miền Tây Ấn ðộ, Miến ðiện
và Indonesia. Theo Grist.ð.H (1965), Lê Minh Phụng (1991) [49] những
vùng này có nhiều dạng lúa khác nhau, tổ tiên xa xưa của loài Oryza sativa L.
Các dạng lúa nước sâu còn tìm ñược từ loài Oryza glaberrima. Loài này có
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


11
tập tính sinh trưởng theo kiểu bò và có khả năng ngóc ñầu khi nước cạn. ðây
là một trong những ñặc ñiểm của giống lúa nước sâu.
Có hai loài lúa dại là Oryza rufipigon f.spontanea và
Longistaminata, chúng có một số gen ñiều khiển sự vươn cao thân theo
mức nước tăng lên (Chang.T.T. 1976; Quat. 1977). Như vậy ñặc tính của
lúa nước sâu có ñiểm chung trong mối quan hệ giữa loài Oryza sativa và
Oryza glaberrima [22], [70].
Các giống lúa nước sâu ñều có quá trình tiến hoá từ giống lúa hoang dại
Oryza perennis moench (Choudhury.1975). Tất cả các giống lúa nổi hiện nay
ñều thuộc loại hình Indica, chưa tìm thấy giống lúa nào thuộc loại hình
Japonica, cũng như chưa truyền ñược gen nổi của Indica vào
Japonica(Oka.11975), (Bùi Chí Bửu.1987) [2]. ðể làm rõ sự khác biệt giữa
loại hình lúa nổi và không nổi, Morshima (1974) ñã thiết lập công thức với sự
phối hợp tuyến tính của 4 yếu tố [57]:
X
F
= 1,00A + 0,47B + 0,50C + 0,24D
Trong ñó:
X

F
: Là trị số nổi
A : Số lóng vươn dài hơn 3 cm
B : Chiều dài tổng cộng các lóng vươn dài
C : Số lóng có rễ phụ trên thân
D : Số chồi mắt lóng trên thân.
Khi nghiên cứu về kiểu gen ở 15 tổ hợp lai giữa lúa nổi và các dạng
trung gian, D.K.Mukherji và Roy (1977) [59] nhận thấy số lóng có rễ phụ và
số chồi mắt lóng không tương quan với khả năng nổi. Yếu tố chính có liên
quan là chiều cao cây cuối cùng. Tác giả ñề nghị một công thức mới là:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


12
F
D
= 1,00A + 0,50B + 0,20C + 1,00D + 0,25E
Ở ñây: A : Là số lóng dài hơn 3cm
B : Chiều cao cây cuối cùng trong ñiều kiện nước sâu
C : Chiều dài tổng cộng số lóng thân tăng thêm
D : Chiều dài tổng cộng số lóng thân ñược tăng thêm
ñến ngày thứ 81 (sau khi gieo)
E : Tỷ lệ vươn lóng giữa ñiều kiện nước sâu so với ñiều
kiện nước bình thường
F
D
: Khả năng nổi
2.3. Khái niệm về mức nước sâu và sự phân bố vùng lúa nước sâu
2.3.1. Khái niệm về mức nước sâu
Hầu hết cây lúa ở khu vực châu Á ñều phát triển trong mùa mưa,

mức nước trên ñồng ruộng thường quá sâu ñối với các giống lúa mới cải
tiến, năng suất cao. Bên cạnh các yếu tố hạn chế như ñất ñai, sâu bệnh
hại, khô hạn… thì ñộ sâu mức nước và TGST của giống là những yếu tố
quan trọng bậc nhất. Mức nước trên ruộng bao nhiêu ñược xem là nước
sâu? Câu hỏi này ñã ñược ñặt ra từ khi có sự hợp tác quốc tế về chương
trình nghiên cứu lúa nước sâu. Ikehashi (1981) [38] chỉ ra rằng những trở
ngại khó khăn ở vùng lúa nước sâu cũng tương tự như ở vùng ñất mặn.
Một hội thảo về kỹ thuật sản xuất lúa ở ñiều kiện ñất trũng ñã ñược tổ
chức tại Chisurah vào tháng 10 năm 1977. Hội thảo ñã tập trung thảo luận
về sản xuất vùng ñất trũng nhờ nước trời và ñã phân loại ñất trũng thấp
dựa theo ñộ sâu mức nước trên ruộng như sau:
1. Vùng nước nông: mực nước từ 5-15cm
2. Nước sâu trung bình: mực nước từ 15-60cm
3. Nước bán sâu: mực nước sâu từ 100cm trở lên (M.S.Swaminathan,1979)[84]
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


13
Othman và Ho (1977) [64] ñã phân các mức nước sâu ở Krian Malaysia
theo các mức nước từ 0-10cm (nước nông); 10-15cm (nước bình thường); từ
15-20cm (hơi sâu) và từ 20-25cm là mức nước sâu. Theo D.Hilleris Lambers
và CTV (1982) [36] thì ở Nam và ðông nam châu Á có 7 triệu ha ñất canh tác
có mức nước sâu trên 100cm và 13 triệu ha có mức nước sâu trung bình (mức
nước sâu tối ña là 100cm).
2.3.2. Sự phân bố vùng lúa nước sâu
Trên thế giới, diện tích gieo trồng lúa nước sâu còn chiếm khoảng 12,5
triệu ha (FAO, 1993) [31], phân bố chủ yếu ở Ấn ðộ, Bangladesh, Thái Lan,
Việt Nam và một số nước ở nam châu Phi. ðặc ñiểm chung về vùng lúa nước
sâu ở các nước như sau:
- Ấn ðộ: Theo tài liệu “Rice Almanac” xuất bản năm 1997, Ấn ðộ là

nước có diện tích lúa nước sâu lớn nhất trên thế giới. Trong 42 triệu ha lúa thì
có tới 4,9 triệu ha (11,4%) bị ngập lụt hàng năm [44]. ðặc biệt là ở miền ñông
Ultra Pradesh, Bihar, Tây Bengan, Orissa, Tripura và Manipur. Những trận
ngập lụt thường xảy ra từ tháng 6 ñến tháng 10. Có 2 dạng ngập lụt phổ biến
ở Ấn ðộ:
+ Những vùng bị ngập lụt kéo dài (Stagnant flood)
+ Những vùng bị ngập lũ ñột ngột (Flash flood) do những trận mưa lớn
gây ra (S.Saran và CTV. 1979) [77]. Ấn ðộ có khoảng 3 triệu ha ñược gieo
trồng bằng các giống lúa nổi. Nhìn chung năng suất lúa nước sâu của Ấn ðộ
thường rất thấp, từ 0,5-1,0 tấn/ha.
- Bangladesh: Theo S.M.H. Zama (1977) [97], lúa nước sâu ñược trồng
ở Bangladesh cách ñây hàng ngàn năm. Tổng diện tích lúa nước sâu vào
khoảng 2,5 triệu ha, chiếm 23,1% tổng diện tích lúa [44], trong ñó có 12%
diện tích gieo xạ bằng giống Aman hoặc các giống lúa nước sâu. Năng suất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


14
lúa nước sâu cũng thường rất thấp, từ 0,8-1,0 tấn/ha. Sản lượng lúa nước sâu
chiếm 12% sản lượng lúa của cả nước.
- Burma: Theo “Rice Almanac” (1997) Burma có diện tích lúa nước
sâu khoảng 11.000 ha, chiếm 42,2% tổng diện tích lúa [44]. Hầu hết diện tích
lúa nước sâu nằm ở vùng ñồng bằng, tạo thành do nhánh của sông Irrwady ở
phía nam Burma và vùng ñất thấp của Pegu và Rangoon. Trong những vùng
này, nước dâng cao dần trong suốt mùa mưa và ñạt mức nước sâu tối ña vào
tháng 8. Sự ngập lụt ở những vùng này chủ yếu thuộc loại “Stagnant flood”,
mức nước sâu trung bình từ 30 - 100cm, tối ña có thể tới 300-400cm.
- Thái Lan: Theo D.V.Sheshu và B.A.Dewan (1979) [78], Thái Lan có
khoảng 800.000 ha lúa nước sâu, tuy nhiên thực tế mới chỉ gieo trồng ñược
582.000 ha, tập trung chủ yếu ở 9 tỉnh và các ñồng bằng trung tâm. Những

trận mưa ở ñồng bằng trung tâm thường bắt ñầu từ giữa tháng 4, mức nước
cao nhất vào tháng 10. ðộ sâu mức nước từ 1-4m. Mức nước trên các cánh
ñồng bắt ñầu tăng khoảng 7-8cm /ngày trong tháng 8 và ñạt mức sâu nhất vào
tháng 10, giảm dần trong tháng 12. Tình trạng ngập lụt chủ yếu là dạng
“Stagnant flood”. Nhìn chung năng suất lúa nước sâu của Thái Lan còn thấp,
từ 1,0-1,5 tấn/ha.
- Indonesia có khoảng 7 triệu ha ñất ñầm lầy bị ảnh hưởng bởi thuỷ
triều. Khoảng 3 triệu ha nằm dọc theo bờ phía ñông của Sumatra và 2 triệu ha
ở miền Nam và trung tâm Kalimantan là thích hợp cho gieo xạ lúa. Những
vùng bị ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều cộng với mức nước dâng lên theo
mùa mưa, nhìn chung là phụ thuộc vào từng ñịa phương nằm dọc theo các con
sông (Subiganto H.Noors Sgamsi và H.M.Beachell, 1977) [81]. Lúa nước sâu
ở những vùng này chủ yếu thuộc dạng “Mixed flood”.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


15
- Châu Phi: Hầu hết diện tích lúa nước sâu nằm ở phía ñông châu Phi,
phần lớn nằm dọc theo các con sông Niger, Gambia và Hadejia. Ngoài ra
những ñồng bằng thấp trũng dọc theo bờ biển Atlantic và phần diện tích bao
bọc quanh hồ Chad ñã tạo thêm diện tích nước sâu. Diện tích lúa nước sâu
chiếm khoảng 25% tổng diện tích của châu Phi (Rice Almanac, 1997) [44].
Lượng nước mưa hàng năm cộng với tình trạng ñất bị ảnh hưởng bởi lượng
nước từ các con sông vùng Tây Phi ñã tạo nên sự ngập lụt hàng năm. Sự ngập
lụt thường bắt ñầu từ giữa tháng 8 ñến ñầu tháng 9, chủ yếu thuộc loại nước
sâu tối ña lên ñến 2,5m. Sự ngập úng có thể rút ñi sau tháng 10.
- Mali: Theo Porterses (1956) lúa ñược gieo trồng ñầu tiên ở ñồng bằng
trung tâm Niger khoảng 1500 năm trước công nguyên. Mali có khoảng
223.000 ha ñất lúa, trong ñó 70% diện tích là lúa nước sâu, chiếm khoảng
50% sản lượng lúa của cả nước. Sự ngập lụt thường bắt ñầu từ tháng 6 và ñạt

mức nước cao nhất vào giữa tháng 9. Mức nước dâng cao từ 5-10cm/ngày,
thời gian ngập lụt có thể kéo dài từ 2-4 tháng (A.I.Toure, 1978) [87].
- Việt Nam: Diện tích lúa vùng ñất thấp trũng khoảng 1,027 triệu ha,
chiếm 16,3% tổng diện tích lúa (Rice Almanac, 1997) [44]. Vụ mùa ở vùng
ñồng bằng sông Hồng và một số tỉnh phía Bắc tình trạng ngập lụt chủ yếu do
những trận mưa lớn gây ra trong tháng 7, tháng 8. Những cánh ñồng thấp
trũng nếu mưa kéo dài liên tục trong 3 ngày, lượng mưa trên 150mm/ngày sẽ
gây ra ngập lụt. Những trận ngập lụt này thường không ổn ñịnh và bất thường
qua từng năm. Như vậy lúa nước sâu cho vùng này cần phải có chiều cao cây,
có khả năng vươn cao cây trung bình, ñặc biệt là khả năng chịu ngập nước
hoàn toàn (Submergence Tolerance). Theo ðào Thế Tuấn và Nguyễn Duy
Tính, Nguyễn Hữu Thành (1978) [89], loại hình ñất thấp trũng ở ñây có thể
phân làm 3 loại khác nhau:

×