Tải bản đầy đủ (.docx) (129 trang)

Giáo án ngữ văn 12 ban cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.05 KB, 129 trang )

Ngày soạn:
Tiết 1,2,3
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM
1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
A. Mục tiêu cần đạt :
+ Kiến thức: Nắm được những đặc điểm của một nền văn học song hành cùng lịch
sử đất nước. Thấy được những thành tựu của văn học cách mạng Việt Nam.
+ Kĩ năng : Khái quát vấn đề
+ Thái độ : Cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống.
B. Chuẩn bị :
- HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
- GV cho HS thảo luận một số câu hỏi, sau đó nhấn mạnh những điểm quan trọng.
E. Phương pháp : Gợi mở nêu vấn đề
D. Tiến trình tổ chức:
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Tiết1:
Cách mạng tháng Tám vĩ đại đã
mở ra kỉ nguyên mới cho dân
tộc ta. Từ đây, một nền văn học
mới gắn liền với lí tưởng độc lập,
tự do và CNXH được khai sinh.
Nền văn học mới đã phát triển
qua hai giai đoạn: 1945-1975,
1975 đến hết thế kỉ XX.
?Em hãy nêu những nét chính về
tình hình lịch sử, xã hội, văn hoá
có ảnh hưởng tới sự hình thành
và phát triển của văn học Việt
Nam từ cách mạng tháng Tám
1945 đến 1975?
?Văn học giai đoạn 1945 đến


1975 phát triển qua mấy chặng?
GV chia HS thành 3 nhóm lớn (6
nhóm nhỏ) thảo luận về những
thành tựu chủ yếu của mỗi
chặng.
HS cử đại diện nhóm trình bày ý
cơ bản. GV nhắc lại và yêu cầu
HS theo dõi SGK, sau đó tự ghi
vào vở.
I. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng năm
1945 đến năm 1975:
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá:
- Đường lối văn nghệ của Đảng Cộng sản đã góp phần
tạo nên một nền văn học thống nhất trên đất nước.
- Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã tác
động sâu sắc, mạnh mẽ tới văn học nghệ thuật.
- Nền kinh tế còn nghèo nàn và chậm phát triển. Từ
năm 1945 đến năm 1975, điều kiện giao lưu bị hạn
chế, văn hoá nước ta chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh
hưởng văn hoá các nước xã hội chủ nghĩa (Liên Xô,
Trung Quốc…)
2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ
yếu:
a. Những chặng đường phát triển:
* 1945 - 1954: Văn học thời kì kháng chiến chống
Pháp
* 1955 - 1964: Văn học trong những năm xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất
đất nước ở miền Nam.
* 1965 -1975: Văn học thời kì chống Mỹ cứu nước.

b. Những thành tựu và hạn chế:
- Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó, thể
hiện hình ảnh con người Việt Nam trong chiến đấu và
lao động.
GV gợi ý: mỗi chặng cần trình
bày:
- Đặc điểm chung.
- Đặc điểm của từng thể loại.
- Kể tên những tác phẩm tiêu
biểu.
Tiết 2:
?Hãy nêu những đặc điểm cơ
bản của văn học Việt Nam từ
cách mạng tháng Tám năm 1945
đến 1975?
- Khuynh hướng sử thi: nhân vật
chính thường là những con người
đại diện cho tinh hoa và khí
phách, phẩm chất và ý chí của
dân tộc, tiêu biểu là cho lí tưởng
của cộng đồng hơn là lợi ích và
khát vọng cá nhân Lời văn sử
thi thường mang giọng điệu ngợi
ca, trang trọng và đẹp một cách
- Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn
của dân tộc: truyền thống yêu nước, truyền thống nhân
đạo và chủ nghĩa anh hùng.
- Những thành tựu nghệ thuật lớn về thể loại, về khuynh
hướng thẩm mĩ, về đội ngũ sáng tác, đặc biệt là sự xuất
hiện những tác phẩm lớn mang tầm thời đại.

- Tuy vậy, văn học thời kì này vẫn có những hạn chế
nhất định: giản đơn, phiến diện, công thức,…
3. Những đặc điểm cơ bản:
a. Nền văn học chủ yếu vận động theo khuynh
hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh
chung của đất nước:
- Văn học trước hết phải là một thứ vũ khí phục vụ cho
sự nghiệp cách mạng.
- Hiện thực đời sống cách mạng và kháng chiến đã
đem đến cho văn học những nguồn cảm hứng lớn,
những phẩm chất mới cho văn học.
- Quá trình vận động, phát triển của nền văn học mới
ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của dân tộc, theo
sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước. Tập trung
vào hai đề tài: đấu tranh thống nhất đất nước và xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
b. Nền văn học hướng về đại chúng: Đại chúng vừa là
đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là
nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng sáng tác cho văn
học.
- Cảm hứng chủ đạo, chủ đề của nhiều tác phẩm là đất
nước của nhân dân.
- Văn học quan tâm tới đời sống của nhân dân lao
động.
- Tác phẩm thường ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề
rõ ràng, hình thức nghệ thuật quen thuộc, ngôn ngữ
bình dị , trong sáng, dễ hiểu.
c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hưởng sử thi
và cảm hứng lãng mạn:
- Khuynh hướng sử thi đề cập đến những vấn đề có ý

nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc.
- Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi
đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng. Cảm
hứng lãng mạn đã nâng đỡ con người Việt Nam có thể
vượt lên mọi thử thách trong máu lửa chiến tranh.
- Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn
làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần
lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh
tráng lệ, hào hùng.
- Cảm hứng lãng mạn khẳng định
phương diện lí tưởng của cuộc
sống mới và vẻ đẹp của con
người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh
hùng cách mạng và tin tưởng vào
tương lai tươi sáng của dân tộc.
Tiết 3:
?Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử,
xã hội và văn hoá, hãy giải thích
vì sao văn học Việt Nam từ năm
1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi
mới?
?Nêu những thành tựu ban đầu
của văn học Việt Nam từ năm
1975 đến hết thế kỉ XX.
Một số tác phẩm đã được đổi
mới của các tác giả (SGK)
?Hãy nhận xét chung về văn học
giai đoạn 1945 đến hết thế kỉ XX.
hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát
triển cách mạng.

II. Vài nét khái quát văn học Việt Nam từ năm 1975
đến hết thế kỉ XX:
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá:
- Với chiến thắng 1975, lịch sử dân tộc ta mở ra một
thời kì mới- thời kì tự do, độc lập và thống nhất đất
nước. Tuy nhiên, từ năm 1975 đến 1985, đất nước lại
gặp những khó khăn thử thách mới.
- Từ 1986, với công cuộc đổi mới của Đảng, kinh tế
nước ta từng bước chuyển sang kinh tế thị trường, văn
hoá nước ta có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nhiều
nước trên thế giới. Văn học dịch, báo chí và các
phương tiện truyền thông khác phát triển mạnh mẽ.
Đất nước bước vào công cuộc đổi mới phù hợp với
nguyện vọng của nhà văn và người đọc cũng như qui
luật phát triển khách quan của nền văn học.
2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban
đầu:
- Từ sau năm 1975, thơ không tạo được sự lôi cuốn hấp
dẫn như ở giai đoạn trước. Tuy nhiên vẫn có những tác
phẩm ít nhiều tạo được sự chú ý của người đọc.
- Từ sau năm 1975, văn xuôi có nhiều khởi sắc hơn thơ
ca. Một số cây bút đã bộc lộ ý thức muốn đổi mới cách
viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống.
- Từ năm 1986, văn học chính thức bước vào chặng
đường đổi mới. Văn học gắn bó hơn, cập nhật hơn
những vấn đề của đời sống hàng ngày. Phóng sự xuất
hiện, đề cập đến những vấn đề bức xúc của đời sống.
- Từ sau năm 1975, kịch nói phát triển mạnh mẽ. Lí
luận, nghiên cứu, phê bình văn học cũng có sự đổi mới.
III. Kết luận:

- Văn học từ 1945 đến 1975 đã kế thừa và phát huy
mạnh mẽ những truyền thống tư tưởng lớn của văn học
dân tộc: CN nhân đạo, CN yêu nước và CN anh hùng
cách mạng. Văn học giai đoạn này cũng đạt được nhiều
thành tựu về nghệ thuật ở nhiều thể loại. Văn học phát
triển trong hoàn cảnh hết sức khó khăn nên bên cạnh
những thành tựu to lớn cũng còn một số hạn chế.
- Từ năm 1975, nhất là từ năm 1986 văn học Việt Nam
bước vào công cuộc đổi mới.Văn học vận động theo
hướng dân chủ, mang tính nhân bản và nhân văn sâu
sắc.
IV. Luyện tập: Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập tới mối quan hệ giữa văn nghệ
và kháng chiến. Một mặt, văn nghệ phụng sự kháng chiến- đó là mục đích của nền
văn nghệ mới trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Mặt khác, chính hiện thực
cách mạng và kháng chiến đã đem đến cho văn nghệ một sức sống mới, tạo nên
nguồn cam hứng sáng tạo mới cho văn nghệ.
Dặn dò: Chuẩn bị bài "Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí".
F. Đánh giá - Rút kinh nghiệm:



Ngày soạn:
Tiết 4: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ
A. Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức :Giúp HS: Nắm được cách viết bài nghị luận về một tư tưỏng, đạo lí.
- Kĩ năng : Lựa chọn được vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề nghị luận về một
tư tưởng, đạo lí một cách đúng đắn, phù hợp.
-Thái độ : Từ nhận thức về những vấn đề tư tưởng đạo lí, có ý thức tiếp thu những
quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm.
B. Chuẩn bị :

- HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
- GV cho HS thảo luận một số câu hỏi, sau đó nhấn mạnh những điểm quan trọng.
C. Phương tiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học
D. Phương pháp:
- Chủ yếu dùng phương pháp đàm thoại, thảo luận để giúp HS giải quyết yêu cầu của đề
bài trong SGK, từ đó củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về tư
tưởng đạo lí.
- Tích hợp với làm văn THCS.
E. Tiến trình tổ chức:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ
HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
GV cùng HS cho ví dụ một số đề
văn thuộc đề tài nghị luận về tư
tưởng, đạo lí.
? Đề tài nghị luận về tư tưởng,
đạo lí bao gồm những vấn đề
nào?
GV chia HS thành 4 nhóm thảo
luận các câu hỏi nêu trong phần
gợi ý thảo luận. Sau đó, nhóm cử
đại diện trình bày trước lớp, GV
nhận xét, HS theo dõi ghi bà vào
vở.
?Câu thơ trên Tố Hữu nêu lên
vấn đề gì?
I. Đề tài nghị luận về tư tưởng, đạo lí: vô cùng

phong phú, bao gồm các vấn đề:
- Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống).
- Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng
nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung
thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hoà
nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi,…).
- Về các quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh
em,…); về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình
thây trò, tình bạn,…).
- Về cách ứng xử, những hành động của mỗi
người trong cuộc sống,…
II. Tìm hiểu đề và lập dàn ý:
Đề bài: Em hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ
Tố Hữu: Ôi, Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn ?
a. Tìm hiểu đề:
- Câu thơ viết dưới dạng câu hỏi, nêu lên vấn đề
“sống đẹp” trong đời sống của mỗi người muốn
xứng đáng là “con người” cần nhận thức đúng và
rèn luyện tích cực.
?Với thanh niên, HS ngày nay,
sống thế nào được coi là sống
đẹp. Để sống đẹp, con người cần
rèn luyện những phẩm chất nào?
? Với đề bài trên có thể sử dụng
những thao tác lập luận nào?
? Bài viết này cần sử dụng các
tư liệu thuộc lĩnh vực nào trong
cuộc sống để làm dẫn chứng?
Có thể nêu các dẫn chứng trong
văn học được không? Vì sao?

GV hướng dẫn HS lập dàn ý
theo gợi ý trong SGK.
?Từ kết quả thảo luận trên, em
hãy phát biểu nhận thức của
mình về cách làm bài nghị luận
về một tư tưởng, đạo lí?
GV hướng dẫn HS củng cố kiến
thức qua phần ghi nhớ và giải
các bài tập.
Chia HS thành 2 nhóm giải 2
bài tập.
- Để sống đẹp, mỗi người cần xác định: lí tưởng
(mục đích sống) đúng đắn, cao đẹp; tâm hồn,
tình cảm lành mạnh, nhân hậu; trí tuệ (kiến thức)
mỗi ngày thêm mở rộng, sáng suốt; hành động
tích cực, lương thiện…Với thanh niên, HS,
muốn trở thành người sống đẹp, cần thường
xuyên học tập và rèn luyện để từng bước hoàn
thiện nhân cách.
- Như vậy, bài làm có thể hình thành 4 nội dung
để trả lời câu hỏi cả Tố Hữu: lí tưởng đúng đắn;
tâm hồn lành mạnh; trí tuệ sáng suốt; hành động
tích cực.
- Với đề văn này, có thể sử dụng các thao tác lập
luận như: giải thích (sống đẹp); phân tích (các
khía cạnh biểu hiện của sống đẹp); chứng minh,
bình luận (nêu những tấm gương người tốt, bàn
cách thức rèn luyện để sống đẹp,; phê phán lối
sống ích kỉ, vô trách nhiệm, thiếu ý chí, nghị lực,
…).

- Dẫn chứng chủ yếu dùng tư liệu thực tế, có thể
lấy dẫn chứng trong thơ văn nhưng không cần
nhiều.
b. Lập dàn ý: (dựa vào phần tìm hiểu đề).
A. Mở bài:
- Giới thiệu về cách sống của thanh niên hiện
nay.
- Dẫn câu thơ của Tố Hữu.
B. Thân bài:
- Giải thích thế nào là sống đẹp?
- Các biểu hiện của sống đẹp:
+ lí tưởng (mục đích sống) đúng đắn, cao đẹp.
+ tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu.
+ trí tuệ (kiến thức) mỗi ngày thêm mở rộng,
sáng suốt.
+ hành động tích cực, lương thiện…
Với thanh niên, HS, muốn trở thành người sống
đẹp, cần thường xuyên học tập và rèn luyện để
từng bước hoàn thiện nhân cách.
C. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của sống đẹp.
II. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng,
đạo lí:
Ghi nhớ: (SGK).
1. Mở bài: Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn
luận, trích dẫn (nếu đề đưa ý kiến, nhận định).
2. Thân bài:
a. Giải thích, nêu nội dung vấn đề cần bàn luận.
Trong trường hợp cần thiết, người viết chú ý giải
thích các khái niệm, các vế và rút ra ý khái quát
của vấn đề.

* Lưu ý: Cần giới thiệu vấn đề một cách ngắn
gọn, rõ ràng, tránh trình bày chung chung. Khâu
này rất quan trọng, có ý nghĩa định hướng cho
toàn bài.
b. Phân tích vấn đề trên nhiều khía cạnh, chỉ ra
biểu hiện cụ thể.
c. Chứng minh: Dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ
vấn đề.
d. Bàn bạc vấn đề trên các phương diện, khía
cạnh: đúng- sai, tốt- xấu, tích cực- tiêu cực, đóng
góp- hạn chế,…
* Lưu ý: Sự bàn bạc cần khách quan, toàn diện,
khoa học, cụ thể, chân thực, sáng tạo của người
viết.
e. Khẳng định ý nghĩa của vấn đề trong lí luận và
thực tiễn đời sống.
3. Kết bài: Liên hệ, rút ra bài học nhận thức và
hoạt động về tư tưởng đạo lí (trong gia đình, nhà
trường, ngoài xã hội)
IV. Luyện tập:
Bài tập 1:
a. Vấn đề mà Gi. Nê-ru bàn luận là phẩm chất văn hoá trong nhân cách của mỗi con
người. Căn cứ vào nội dung cơ bản và một số từ ngữ then chốt, ta có thể đặt tên cho
văn bản ấy là: “Thế nào là con người có văn hoá?”, “Một trí tuệ có văn hoá”,…
b. Để nghị luận, tác giả sử dụng các thao tác lập luận: giải thích (đoạn 1: Văn hoá- đó
có phải là sự phát triển nội tại…; Văn hoá nghĩa là…); phân tích (đoạn 2: Một trí tuệ
có văn hoá…); bình luận (đoạn 3: Đến đây, tôi sẽ để các bạn…).
c. Cách diễn đạt trong văn bản khá sinh động. Trong phần giải thích, tác giả đưa ra
nhiều câu hỏi rồi tự trả lời, câu nọ nối câu kia, nhằm lôi cuốn người đọc suy nghĩ theo
gợi ý của mình. Trong phần phân tích và bình luận, tác giả trực tiếp đối thoại với người

đọc (tôi sẽ để các bạn quyết định lấy…Chúng ta tiến bộ nhờ…Chúng ta bị tràn ngập…
Trong tương lai sắp tới, liệu chúng ta có thể…), tạo quan hệ gần gũi, thân mật thẳng
thắn với người viết (Thủ tướng của một quốc gia) với người đọc (nhất là thanh niên). Ở
đoạn cuối, tác giả viện dẫn đoạn thơ cua một nhà thơ Hi Lạp, vừa tóm lược các luận
điểm nói trên, vừa gây ấn tượng nhẹ nhàng, dễ nhớ và hấp dẫn.
Bài tập 2: SGK đã nêu những gợi ý cụ thể. GV nhắc HS luyện tập ở nhà (lập dàn ý
hoặc viết bài). GV có thể hiểm tra, chấm điểm để động viên, nhất là đối với những HS
chăm chỉ, tự giác học tập.
Bài tập về nhà: Trình bày trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) suy nghĩ của em
về ý kiến của Gi. Nê-ru, lãnh tụ cách mạng Ấn Độ: Một trí tuệ có văn hoá, có cội
nguồn từ chính nó, cần phải có những cánh cửa mở rộng.
Gợi ý: Cần nêu được các ý sau:
- Phẩm chất văn hoá được biểu hiện trong chính nhân cách của con người.
- Một trí tuệ có văn hoá không phải chỉ bằng việc học tập, tiếp thu tri thức, tích luỹ vốn
cho bản thân mà co bản cần phải mở rộng cánh cửa của đời sống tâm hồn để hoà nhập,
nắm bắt để am hiểu thấu đáo thế giới xung quanh.
Dặn dò: Chuẩn bị bài Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh.
F. Đánh giá - Rút kinh nghiệm:


Ngày soạn:
Tiết 5:
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
HỒ CHÍ MINH
PHẦN MỘT: TÁC GIẢ
A . Mục tiêu bài học:
+ Kiến thức: Nắm được những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ Chí
Minh.Quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Vận dụng
những tri thức đó để phân tích văn thơ của Người.
+ Kĩ năng: Phân tích tác giả văn học

+ Thái độ : Giáo dục cho các em có thái độ đúng đắn và tinh thần học tập lối sống
của Người
A. Chuẩn bị :
- HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
- GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học
C. Phương pháp: GV hướng dẫn HS trước khi đến lớp đọc kĩ SGK và trả lời câu hỏi
trong phần Hướng dẫn học bài. GV nêu câu hỏi, HS trả lời và thảo luận; sau đó, GV
nhấn mạnh, khắc sâu những ý chính.
E. Tiến trình tổ chức:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
- Đặt vấn đề :
- Nội dung bài :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Chia HS thành 4 nhóm thảo luận 5
phút. Sau đó trình bày những nét
chính, GV nhắc lại những mốc thời
gian chính. HS tự ghi vào vở.
? Hãy trình bày những nét cơ bản về
tiểu sử HCM.
(An Nam cộng sản Đảng, Đông
dương cộng sản đảng, Đông Dương
CS liên đoàn)
- Năm 1940 Unesco đã ghi nhận và
suy tôn Người “anh hùng giải
phóng dân tộc, danh nhân văn hoá
thế giới”.
? Hãy trình bày quan điểm sáng tác
của HCM?

GV chỉ cho HS thấy 3 quan điểm
sáng tác của Hồ Chí Minh trong
SGK rồi tự ghi vào vở, GV phân
tích các đặc điểm,HS theo dõi SGK.
Liên hệ thơ Nguyễn Đình Chiểu,
Sóng Hồng.
? Hãy nêu những nét khái quát nhất
về sự nghiệp văn học của Hồ Chí
Minh?
? Sự nghiệp văn học của Người
được chia làm mấy bộ phận?
Chia HS thành 3 nhóm thảo luận 3
nhóm thể loại. Sau đó đại diện trình
bày, Gv nhấn mạnh lại những ý cơ
bản, HS theo dõi SGK rồi chép lại
vào vở.
? Mục đích của việc viết văn chính
luận? Nghệ thuật?
? Hãy kể tên những tác phẩm văn
chính luận?
I. Vài nét về tiểu sử: Hồ Chí Minh sinh ngày
19-5-1890 tại Kim Liên- Nam Đàn- Nghệ An
trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước,
cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị
Loan.
-1911 từ bến Nhà Rồng, Người ra đi tìm
đường cứu nước
-1923-1941: Bác họat động cách mạng ở
Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan…
-2/1941: Bác về nước lãnh đạo phong trào

cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa giành
chính quyền.
-8/1942-9/1943: Bác bị chính quyền Tưởng
Giới Thạch bắt giam khi Người sang Trung
Quốc tranh thủ sự viện trợ quốc tế.
-2-9-1945: Bác đọc “Tuyên ngôn Độc lập”
khai sinh nước Việt Nam DCCH.
-1946-1969: làm Chủ tịch nước, tiếp tục lãnh
đạo nhân dân ta đánh thắng giặc Pháp, Mĩ.
-2-9-1969: Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời.
* Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Hồ
Chí Minh còn để lại một di sản văn học quí
giá. Hồ Chí Minh là một nhà văn, nhà thơ lớn
của dân tộc.
II. Sự nghiệp văn học:
1. Quan điểm sáng tác
a. Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí
chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp
cách mạng. Nhà văn cũng phải có tinh thần
xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt
trận.
b. Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân
thực và tính dân tộc của văn học.
c. Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng
xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để
quyết địng nội dung và hình thưc của tác
phẩm.
2. Di sản văn học: Lớn lao về tầm vóc tư
tưởng, phong phú về thể loại và đa dạng về
phong cách nghệ thuật.

a. Văn chính luận: chiếm khối lượng khá
lớn.
- Mục đích: đấu tranh chính trị, tiến công
trực diện kẻ thù, thức tỉnh và giác ngộ quần
chúng hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách
mạng của dân tộc qua những chặng đường
lịch sử phục vụ trực tiếp công khai cuộc đấu
tranh CM.
- Các tác phẩm tiêu biểu:
IV. Luyện tập:
1. Bài tập 1: Biểu hiện của sự hài hoà độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện đại trong
bài Chiều tối:
- Bút pháp cổ điển:
+ Trước hết thể hiện qua cách miêu tả khung cảnh thiên nhiên. Thiên nhiên được nhìn
từ xa, được khắc hoạ bằng những nét chấm phá, không nhằm ghi lại hình xác mà chỉ
cốt truyền lại linh hồn của tạo vật.
+ Thể hiện ở phong thái ung dung của nhân vật trữ tình.
- Bút pháp hiện đại:
+ Thiên nhiên trong bài không tĩnh lặng mà vận động một cách khoẻ khoắn, hướng tới
sự sống, ánh sáng, tương lai.
+ Nhân vật trữ tình không phải ẩn sĩ mà là chiến sĩ, luôn ở trong tư thế làm chủ hoàn
cảnh, không bị chìm đi mà nổi bật hẳn lên giữa bức tranh thiên nhiên,…
Nhiều chi tiết và hình ảnh thuộc về sinh hoạt đời thường được đưa vào bài thơ một
cách tự nhiên nên sống động và làm cho thi phẩm toát lên màu sắc hiện đại.
2. Bài tập 2: Qua tập thơ Nhật kí trong tù, người đọc có thể thấy nhiều bài học thấm thía
và sâu sắc.
Dặn dò: Trả lời câu hỏi phần Hướng dẫn học bài trong SGK.
Chuẩn bị bài mới: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
F. Đánh giá - Rút kinh nghiệm:



Ngày soạn:
Tiết 6
GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu cần đạt :
- Kiến thức : Giúp HS: Nắm được những biểu hiện chủ yếu của sự trong sáng của
tiếng Việt và trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Kĩ năng: Biết phân biệt sự trong sáng và hiện tượng sử dụng tiếng Việt không trong
sáng trong lời nói, câu văn, biết phân tích và sửa chữa những hiện tượng không trong
sáng, đồng thời có kĩ năng cảm thụ, đánh giá cái hay, cái đẹp của những lời nói, câu
văn trong sáng.
- Thái độ : Nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nói, viết) để đạt được yêu cầu trong
sáng.
Trao đổi, tìm hiểu về đặc điểm về khả năng biểu đạt của tiếng Việt.
Tự nhận thức về rách nhiệm của cá nhân trong việc trau dồi ngôn ngữ trong giao tiếp,
góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B. Chuẩn bị :
+GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học
+HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
B. Phương tiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
C. Phương pháp:
GV hướng dẫn HS xác định nội dung sự trong sáng của tiếng Việt và những biểu
hiện của sự trong sáng, nên xuất phát từ những ngữ liệu thực tế. Ngoài các ngữ liệu
trong SGK, GV có thể tham khảo thêm các tài liệu khác về việc giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt. Từ các ngữ liệu đó dẫn đến nội dung việc giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt. HS thảo luận, nhận xét, GV hướng dẫn và tổng kết thành nội dung của phần
Ghi nhớ.
E. Tiến trình tổ chức:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Trải qua hàng ngàn năm tồn tại
và phát triển, tiếng Việt đã đạt
được phẩm chất trong sáng,
nhưng yêu cầu giữ gìn sự trong
sáng vẫn luôn luôn cần đặt ra.
?Sự trong sáng của tiếng Việt
được biểu hiện qua những
phương diện cơ bản nào?
Minh hoạ bằng những ví dụ
trong SGK.
I. Sự trong sáng của tiếng Việt:
1. Tiếng Việt có hệ thống chuẩn mực, qui tắc
chung về phát âm, chữ viết, về dùng từ, đặt câu,
về cấu tạo lời nói, bài văn,…
- Những chuẩn mực, qui tắc đó là cơ sở cho việc thể
hiện rõ ràng, mạch lạc nội dung tư tưởng, tình cảm
của mỗi người và cho việc lĩnh hội được đầy đủ,
chính xác những nội dung truyền đạt của người
khác.
- Hệ thống chuẩn mực và qui tắc đó có tính đặc thù
của tiếng Việt, mang bản sắc và tinh hoa của tiếng
Việt.
?Em hãy tìm những ví dụ để
minh hoạ tiếng Việt bị ảnh
hưởng từ những "tạp chất".
Tìm hiểu ví dụ trong SGK.
?Sự trong sáng là phẩm chất
của tiếng Việt. Vậy chúng ta

phải làm gì để giữ gìn sự trong
sáng đó?

Những biểu hiện cụ thể của việc
giữ gìn sự trong sáng? Liên hệ
bản thân.
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Trao đổi, tìm hiểu về đặc điểm
và khả năng biểu đạt của tiếng
Việt, yêu cầu giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt.
- Tự nhận thức về trách nhiệm
của cá nhân trong việc trau dồi
ngôn ngữ trong giao tiếp, góp
phần giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt.
- Nói hoặc viết đúng chuẩn mực, đúng qui tắc của
tiếng Việt sẽ đảm bảo được sự trong sáng của lời
nói.
Ví dụ: (SGK).
2. Sự trong sáng của tiếng Việt không dung nạp
tạp chất, không cho phép pha tạp, lai căng, nghĩa
là không cho phép sử dụng tuỳ tiện, không cần
thiết những yếu tố ngôn ngữ khác.
Tuy nhiên, nếu trong tiếng Việt không có yếu tố
nào biểu hiện thì có thể vay mượn từ tiếng nước
ngoài. Sự vay mượn như thế thường diễn ra ở mọi
ngôn ngữ và là cần thiết vì nó làm phong phú cho
từng ngôn ngữ.
Ví dụ: SGK.

3. Sự trong sáng của tiếng Việt còn được biểu
hiện ở tính văn hoá, lịch sự của lời nói.
Ví dụ: (SGK).
* Ghi nhớ: (SGK)
II. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt:
1. Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trước
hết đòi hỏi phải có tình cảm yêu mến và ý thức
qúi trọng tiếng Việt.
Mỗi âm thanh, mỗi từ ngữ, mỗi qui tắc trong tiếng
Việt, đều là di sản quí báu mà bao đời cha ông ta
đã để lại. Nó giúp cho chúng ta có hiểu biết, có nhân
cách, đồng thời nuôi dưỡng cả dân tộc trường tồn và
phát triển.
2. Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng
đòi hỏi mỗi người cần có những hiểu biết cần
thiết về tiếng Việt.
Đó là những hiểu biết về chuẩn mực và qui tắc
của tiếng Việt ở các phương diện phát âm, chữ viết,
dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản,tiến hành giao tiếp.
Muốn hiểu biết, cần tích luỹ kinh nghiệm từ thực
tế giao tiếp, từ sự trau dồi vốn ngôn ngữ qua sách
báo hoặc qua việc học tập ở nhà trường.
3. Công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
đòi hỏi trách nhiệm cao của mỗi người trong
chính hoạt động sử dụng tiếng Việtkhi giao tiếp.
* Ghi nhớ: (SGK).
III. Luyện tập:
F. Đánh giá - Rút kinh nghiệm:



Ngày soạn
Tiết 7
BÀI LÀM VĂN SỐ 1
(NGHỊ LUẬN XÃ HỘI)
A. Mục tiêu cần đạt :
+ Kiến thức : Giúp HS:
- Vận dụng kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận đã học để viết được bài nghị luận xã
hội bàn về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
+ Kĩ năng : Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và các thao tác lập
luận trong bài nghị luận xã hội như giải thích, phân tích, bác bỏ, so sánh, bình luận,…
+ Thái độ : Nâng cao nhận thức về lí tưởng, cách sống của bản thân trong học tập và
rèn luyện.
Suy nghĩ về vấn đề nghị luận, lựa chọn cách giải quyết đúng đắn, lập luận chặt chẽ,
logic để triển khai một vấn đề xã hội. Tự nhận thức, xác định được các giá trị trong
cuộc sống mà mỗi con người cần hướng tới.
B. Chuẩn bị :
+GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học
+HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
C. Phương tiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
D. Phương pháp:
GV có thể chọn đề trong SGK hoặc ra đề khác cho phù hợp với trình độ HS. Đề tài
nghị luận nên tập trung vào những quan niệm về đạo lí, những vấn đề tư tưởng phổ
biến trong HS như: ước mơ, quan hệ gia đình,bạn bè, lối sống,…
E. Tiến trình tổ chức:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra :
Đề 1: “Đường đi khó không phải vì ngăn sông, cách núi mà khó vì lòng người ngại núi, e
sông” (Nguyễn Bá Học).
Hãy phát biểu suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề này.

Đề 2: Suy nghĩ của em về câu nói của A. Lin-côn:
Xin hãy dạy cho con tôi chấp nhận: thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong thi cử.
Gợi ý: Bài làm cần nêu được các ý chính sau đây:
- Trong cuộc sống, con người ta đôi khi phải biết chấp nhận để có thể đem lại nhiều điều tốt
đẹp cho cuộc sống.
- Câu nói của A. Lin-côn, lãnh tụ vĩ đại của cách mạng giải phóng dân tộc Mĩ hướng con
người (đặc biệt là thế hệ học sinh) đến sự trung thực trong học tập và thi cử.
- Làm một người trung thực, dù bị trượt trong thi cử anh ta vẫn có thể học lại để có thể có
kiến thức thật sự cho mình.
- Gian lận trong thi cử giúp anh ta đỗ trong kì thi nào đó nhưng anh ta lại không có kiến
thức và đến lúc nào đó anh ta sẽ bị đào thải.
- Trình bày suy nghĩ và thái độ của bản thân.
F . Đánh giá - Rút kinh nghiệm:


Ngày soạn
Tiết : 8, 9
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
HỒ CHÍ MINH
PHẦN HAI: TÁC PHẨM.
A. Mục tiêu cần đạt :
+ Kiến thức : Giúp HS: Thấy được gía trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của bản Tuyên
ngôn Độc lập.Hiểu vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả qua bản Tuyên ngôn Độc
lập.
+Kĩ năng : Phân tích, bình luận về ý nghĩa lịch sử và nghệ thuật chính luận của Tuyên
ngôn Độc lập
+ Thái độ : Giáo dục lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm công dân.
B. Chuẩn bị :
+GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học
+HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.

C. Phương tiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
D. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, gợi mở, phát vấn, đàm thoại kết hợp với diễn giảng.
- Hoạt động song phương giữa GV và HS trong quá trình tiếp cận, tìm hiểu và nhận
biết những phương diện đặc sắc của văn bản.
E. Tiến trình tổ chức:
Tiết 8:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh.
- Nêu những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh.
- Những đặc điểm cơ bản của phong cách nhệ thuật Hồ Chí Minh.
3. Bài mới:
+ Đặt vấn đề :Suốt bốn ngàn năm lịch sử, dân tộc Việt nam luôn phải chiến đấu quyết
liệt để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Một số áng văn ra đời vào những thời điểm trọng
đại của lịch sử được coi như những Tuyên ngôn Độc lập mang dấu ấn một thời và có
giá trị trường tồn cùng dân tộc: thế kỉ XI có Nam quốc sơn hà (tương truyền của Lí
Thường Kiệt), thế kỉ XV có Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), nhưng mãi đến thế kỉ
XIX, một văn bản thực sự mang tên Tuyên ngôn Độc lập mới chính thức ra đời và
được Hồ Chí Minh đọc trước toàn dân. Sau này, có lần Bác tâm sự “Trong đời tôi, tuy
viết nhiều nhưng chưa bao giờ tôi viết được một bài hữu ích như lần này”. Vậy bảng
tuyên ngôn này có gì đặc sắc mà Bác tâm đắc đến vậy? chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu…
+ Nội dung vấn đề :
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
? Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của
Tuyên ngôn Độc lập ?
Tuyên ngôn Độc lập được công bố
trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt,
I. Tìm hiểu tiểu dẫn:
1. Hoàn cảnh ra đời:

- Ngày 19-8-1945: CM tháng Tám thành công,
chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân.
hướng vào những đối tượng cụ thể.
Trước khi viết Người luôn đặt ra câu
hỏi…
? Bác viết Tuyên ngôn Độc lập nhằm
mục đích gì?
- Tuyên bố trước toàn dân, đồng bào,
nhân dân thế giới những trước hết là
bọn đế quốc Anh, Pháp, Mĩ- những
kẻ lăm le xâm lược Việt Nam.
- Ngăn chặn, đập tan âm mưu xâm
lược của Pháp, Mỹ.(Bác thừa biết
mâu thuẫn giữa A,P,M vớiLiên Xô
;thậm chí Bác biết A,M nhân nhượng
để Pháp quay lại Đông Dương)
? Nêu giá trị của bản tuyên ngôn.
-Đặc điểm của văn chính luận?
? Phân chia bố cục ?
Mở băng Bác đọc tuyên ngôn.
? Em có nhận xét gì về lời mở đầu
của bản tuyên ngôn?
- Em nhận xét gì về câu mở đầu của
bản tuyên ngôn?
- Khép lại phần mở đầu của bản tuyên
ngôn, Hồ Chí Minh khẳng định: “ Đó
là lẽ phải không ai chối cãi được”. Lẽ
phải mà Bác muốn nói đến ở đây là
gì?
Trong 2 lời trích dẫn trên, Bác đã

phát hiện một vấn đề chung mang
tính trọng đại và vô cùng cần thiết
cho dân tộc Việt Nam. Đó là quyền
con người (Nhân quyền).Cụ thể là
quyền được sinh ra, quyền được sống
- Ngày 26-8-1945: Bác Hồ từ chiến khu Việt
Bắc về Hà Nội. Tại căn nhà số 48 Hàng Ngang
Hà Nội Bác đã viết TNĐL.
- Ngày 2-9-1945: Tại Quảng trường Ba Đình
Bác đã đọc tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt
Nam DCCH.
- Bản tuyên ngôn ra đời trong tình thế vô cùng
cấp bách, nền độc lập vừa mới giành được đã
bị đe dọa bởi các thế lực phản động (Tàu,
Tưởng, Anh, Pháp, Mĩ).
2. Đối tượng :
- Nhân dân trong nước.
- Nhân dân thế giới.
- Các nước trong phe đồng minh (Anh, Pháp,
Mĩ).
3. Mục đích sáng tác:
-Tuyên bố nền độc lập tự do của dân tộc, chấm
dứt chế độ phong kiến.
-Ngăn chặn âm mưu tái xâm, lược Việt Nam
của thực dân Pháp và âm mưu xâm lược của
các nước Đế quốc khác.
-Bác bỏ lí lẽ, luận điệu xảo trá của thực dân- kẻ
kể công khai hoá và bảo hộ Việt Nam.
- Giải thích cho nhân dân thế giới biết dân tộc
Việt Nam chống thực dân Pháp chứ không

chống Đồng minh để tranh thủ sự đồng tình của
dư luận quốc tế.
4. Thể loại: Văn chính luận.
- Hồ Chí Minh chọn thể loại này vì văn phong
phù hợp với tính chất trang trọng , trang nghiêm
của bản tuyên ngôn.
- Văn chính luận của Hồ Chí Minh luôn gắn lí
luận với thực tiễn, lập luận chặt chẽ, logic; lí lẽ
mạch lạc, bằng chứng xác đáng; giọng văn hùng
hồn, giàu tính luận chiến; chất trí tuề uyên thâm
và giàu cảm xúc, sức thuyết phục rất cao.
=> Tuyên ngôn Độc lập mang đầy đủ những đặc
điểm này của văn chính luận Hồ Chí Minh.
5. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Từ đầu chối cãi được: cơ sở pháp lý
và chính nghĩa của bản tuyên ngôn.
- Phần 2: Tiếp theo phải được độc lập: cơ sở
thực tế của tuyên ngôn độc lập.
- Phần 3: còn lại: Lời tuyên bố độc lập và quyết
tâm bảo vệ độc lập tự do của dân tộc VN.
tự do, bình đắng sung sướng và
quyền mưu cầu hạnh phúc.
- Người ta nói rằng, Bác đã rất khôn
khéo và kiên quyết khi chọn lời 2 bản
Tuyên ngôn của M&P để làm cơ sở.
Vì sao?
- Vậy tác giả đã lập luận như thế nào
trong phần mở đầu để ngăn chặn âm
mưu toan tính ấy?
Liên hệ BNĐC của Nguyễn Trãi: Từ

Triệu, Đinh, Lí, Trần
? Từ 2 bản tuyên ngôn của Pháp và
Mỹ Bác đã suy ra điều gì ?
Diễn giảng:Hoặc như, Người phát
triển quan điểm tôn giáo từ “tạo
hóa” thành qui luật duy vật biện
chứng: “Đó là những lẽ phải không
ai chối cãi được”. Đây là sự đóng
góp đầy ý nghĩa của Bác đối với
phong trào giải phóng các dân tộc
trên thế giới. Nó được xem là “phát
súng lệnh” mở đầu cho cơn bão táp
cách mạng làm sụp đổ chủ nghĩa
thực dân, giành lại độc lập ở các
nước thuộc địa Á, Phi và Mĩ La-tinh.
Vì vậy, có một nhà văn hóa nước
ngoài đã nhận định: “ Cống hiến nổi
tiếng của cụ Hồ Chí Minh là ở chỗ
người đã phát triển quyền lợi con
người thành quyền lợi dân tộc”. Nói
như người, tất cả các người dân đều
có quyền quyết định vận mệnh của
mình.
- Song, nếu chỉ như vậy, Bác hoàn
toàn có thể lựa chọn câu văn: Đó là
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Cơ sở pháp lý và chính nghĩa của bản
tuyên ngôn:
a. Mở đầu bản tuyên ngôn, Bác đã đưa ra 2
căn cứ để làm cơ sở pháp lí:

- Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ (1776 )
- Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của
Pháp ( 1791 )
=>Khẳng định quyền con người (Nhân
quyền): quyền bình đẳng, quyền sống tự do,
sung sướng, hạnh phúc của mỗi con người.
* Ý nghĩa của viện trích dẫn:
- Cách lập luận chặt chẽ, logic theo kiểu tam
đoạn luận ấy làm cho hai bản tuyên ngôn trở
thành hàng rào pháp lí vừa khéo léo, mềm
mỏng, vừa cứng cỏi, kiên quyết.
+ Khéo léo, mềm mỏng vì việc trích dẫn ấy đã
đề cao giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân đạo
và của văn minh nhân loại, thể hiện sự tôn
trọng của Việt Nam, của Bác đối với những
tuyên ngôn bất hủ của người Pháp và người Mĩ.
Từ đó, buộc Pháp và Mĩ phải thừa nhận tuyên
ngôn của Việt Nam.
+ Kiên quyết, cứng cỏi vì việc trích dẫn ấy còn
nhắc nhở họ đừng phản bội tổ tiên mình, nhằm
chặn đứng âm mưu xâm lược của thực dân
Pháp và Đế quốc Mĩ. Người viết đã dùng lí lẽ
của đối thủ để bác bỏ chính đối thủ ấy. Đó là
chiến thuật “gậy ông đập lưng ông”.
- Tranh luận ngầm với Pháp, Mĩ: đặt 3 cuộc
cách mạng, 3 nền độc lập, 3 bản tuyên ngôn
ngang hàng nhau gợi ra một cách kín đáo niềm
tự hào dân tộc.
(Từ quyền con người, Bác đã có sự sáng tạo
trong việc “ suy rộng ra” quyền độc lập tự do

của các dân tộc).
b. Luận điểm “suy rộng ra”:
- Trong hai bản tuyên ngôn ấy, quyền tự do,
bình đẳng, hạnh phúc… được khẳng định và
bảo vệ cho từng cá nhân cụ thể => quyền con
người.
- Hồ Chí Minh đã phát triển thành luận điểm
“suy rộng ra” thành quyền dân tộc (quyền
những lẽ phải đã được khẳng định.
- Gắn với hoàn cảnh ra đời của bản
tuyên ngôn, từ sự phân tích tình hình
thực tiễn, Người đã tiên cảm thấy có
những kẻ đang cố tình toan tính, dã
tâm tìm cách chối cãi, chà đạp lên “lẽ
phải”, chân lí. Kẻ đó là thực dân
Pháp với luận điệu xảo trá, lừa bịp dư
luận thế giới để quay lại đặt ách nô
dịch. Kẻ đó là đế quốc Mĩ đang núp
sau lưng quân Tưởng âm mưu nhòm
ngó, can thiệp sâu vào Đông Dương.
? Qua phần 1, ta có thể rút ra những
nhận định đánh giá gì?
Tiết 9:
? Trong phần 2, tác giả đã lập luận
như thế nào để khẳng định quyền tự
do độc lập của dân tộc ta?
* GV giới thiệu: Trong tình hình thực
tế lúc bấy giờ, Bác đã xác định kẻ thù
nguy hiểm nhất trực tiếp gây ra sự
mất ổn định của nền độc lập dân tộc

VN là thực dân Pháp. Vì vậy Người
đã sử dụng một hệ thống lập luận chặt
chẽ và đanh thép vừa để kết tội thực
dân Pháp, vừa tranh thủ sự ủng hộ
đồng tình của nhân loại tiến bộ trên
cơ sở tố cáo tội ác của kẻ thù là thực
dân Pháp trong 2 khoảng thời gian cụ
thể:80 năm qua và trong 5 năm gần
đây.
? Trong suốt 80 năm qua, thực dân
Pháp luôn khoe khoang công bảo hộ,
trước luận điệu ấy, Bác đã chỉ rõ tội
ác của Pháp như thế nào ?
GV chia HS 2 nhóm lớn để bác bỏ 2
luận điệu xảo trá của Pháp: kể công
khai hoá và bảo hộ Việt Nam.
Phần luận tội này còn mang một sức
mạnh lớn lao của sự thật, đã bác bỏ
một cách đầy hiệu lực những luận
điệu dối trá của chúng về công lao
“khai hoá” và “bảo hộ” Đông Dương
sống, quyền tự do)
=> đóng góp lớn của Hồ Chí Minh vào phong
trào giải phóng dân tộc trên thế giới tạo nên cơ
sở pháp lí quan trọng bậc nhất của bản tuyên
ngôn.
* Tóm lại:
- Đoạn mở đầu ngắn gọn, súc tích, hệ thống
lập luận chặt chẽ, logíc, xác đáng, cách dùng
văn chương đánh địch rất khéo.

- Toàn bộ phần một đã chứa đựng một tư tưởng
lớn có nhiều ý nghĩa sâu sắc, mang sức thuyết
phục mạnh mẽ thể hiện rõ nét sự thông minh,
uyên bác trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Cơ sở thực tế của tuyên ngôn:
a. Cơ sở thực tế khách quan: (đối với Pháp)
Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và
chính nghĩa.
- Thực dân Pháp rêu rao khai hoá: Trong 80
năm thống trị nước ta:
+ Về chính trị: thủ tiêu mọi quyền tự do dân
chủ, ngăn cản sự đoàn kết và thống nhất nước
nhà, lập nhà tù nhiều hơn trường học, chém
giết người yêu nước, tắm các cuộc khởi nghĩa
trong bể máu, thi hành chính sách ngu dân, đầu
độc nhân dân ta bằng rượu cồn và thuốc phiện.
+ Về kinh tế: bóc lột vơ vét nhân dân ta đến
xương tuỷ, cướp ruộng đất, hầm mỏ nguyên
liệu, độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập
cảng, đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí . Gần đây
nhất là gây ra nạn đói khiến từ Quảng Trị đến
Bắc Kì hơn 2 triệu đồng bào bị chết đói.
Nghệ thuật: liệt kê.
=> Pháp không phải là kẻ khai hoá Việt Nam.
- Thực dân Pháp muốn kể công bảo hộ: Bác đã
chỉ rõ không phải là công mà là tội:
+ Trong 5 năm: bán nước ta 2 lần cho Nhật.
+ Khủng bố Việt Minh.
+ Giết tù chính trị.
=> Không phải bảo hộ Việt Nam.

- Bản tuyên ngôn còn kể tội Pháp phản bội
Đồng minh, đầu hàng Nhật, khủng bố cách
mạng Việt Nam đánh Nhật cứu nước. Bản
được phát ra từ Văn phòng Tổng
thống Sác-lơ đơ Gôn, đăng tải ầm ỉ
trên các báo ở Pa-ri, tạo một sự nhận
thức mơ hồ về tình hình chính trị ở
VN lúc bấy giờ trước dư luận của
quốc tế
Thực dân Pháp rêu rao Đông Dương
là của Pháp, Bác chỉ rõ " Từ mùa thu
năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa
của Nhật chứ không còn là thuộc địa
của Pháp. Và chúng ta giành độc lập
từ tay Nhật
“ Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo
Đại thoái vị”
Tóm lại: Đây là đoạn văn gây xúc
động hàng triệu con tim, khơi dậy
lòng phẫn nộ. Bởi, dù rất ngắn gọn
nhưng giá trị nổi bật của đoạn văn là
ở những lí lẽ xác đáng, bằng chứng
xác thực không thể chối cãi, và đặc
biệt là đoạn văn được diễn đạt bằng
một ngôn ngữ sắc sảo, gợi cảm, hùng
hồn để bác bỏ một cách đầy hiệu lực
những luận điểm xảo trá đang phát đi
từ Văn phòng Tổng thống Sác- lơ đơ
Gôn (Sharles de Gaulle), đăng tải ầm
ĩ trên các báo Pa-ri, tạo ra mộ sự nhận

thức mơ hồ về tình hình chính trị ở
Việt Nam lúc bấy giờ trước dư luận
quốc tế.
? Cơ sở chủ quan của bản tuyên ngôn
? Điệp ngữ “sự thật là” như một điệp
khúc khẳng định sức mạnh của sự
thật, góp phần tăng âm hưởng hùng
biện cho bản tuyên ngôn. Góp phần
bác bỏ mọi luận điệu của kẻ thù, đồng
thời khẳng đinh một điều dân tộc VN
có quyền làm chủ đất nước và được
hưởng độc lập, tự do.
?Dựa vào cơ sở thực tế khách quan
và chủ quan, Bác đã khẳng định điều
gì?
Điều kiện để một dân tộc tuyên bố
nền độc lập trước cộng đồng quốc tế
là phải phù hợp với công ước quốc tế:
tuyên ngôn nói rõ: dân tộc Việt Nam giành lại
độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ tay
Pháp.
* Nghệ thuật:
- “Thế mà”: vừa có tác dụng liên kết đoạn vừa
làm nổi bật quan hẹ tương phản giữa “lí lẽ” tốt
đẹp ở phần mở đầu với những hành động trắng
trợn được trình bày ở phần nội dung.
- Liệt kê: kể tội thực dân Pháp trên mọi lĩnh
vực, tội ác chồng chất.
- So sánh, ẩn dụ, điệp từ “chúng” được sử dụng
liên tiếp; nhiều từ ngữ: dã man, thẳng tay, bể

máu, ngu dân, xương tủy, cướp không, tàn nhẫn,
quì gối… đã tăng cường hiệu quả diễn đạt và sức
tố cáo cho bài văn.
- Lí lẽ xác đáng, bằng chứng xác thực không
thể chối cãi, và đặc biệt là đoạn văn được diễn
đạt bằng một ngôn ngữ sắc sảo, gợi cảm, hùng
hồn
b.Cơ sở chủ quan: (nhân dân ta, tiêu biểu là Việt
Minh).
- Kêu gọi người Pháp liên minh chống Nhật
(Việt Minh đã cùng chiến tuyến với phe Đồng
minh, đây lùi thảm họa Phát xít trong cuộc
chiến tranh thế giới thứ hai).
- Việt Minh vẫn giữ thái độ khoan hồng, nhân
đạo đối với người pháp.
- Việt Minh đã lãnh đạo nhân dân cả nước
giành chính quyền lập nên nước Việt Nam
DCCH khi Nhật đầu hàng Đồng minh.
- Nhân dân lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật.
- Nhân dân ta làm cuộc cách mạng DTDC lập
nên nước Việt Nam DCCH (Đã đánh đổ…)
* Điệp ngữ “sự thật là” + lặp cú pháp đã hiển
hiện những bằng chứng thuyết phục có vai trò
bẻ gãy luận điệu xảo trá của kẻ thù trước dư
luận thế giới.
c. Lời khẳng định quyền tự do độc lập: bản
tuyên ngôn đã nhấn mạnh các thông điệp quan
trọng:
- Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với
Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí

về nước Việt Nam, xóa bỏ mọi đặc quyền của
Phápủtên đất nước Việt Nam.
- Kêu gọi toan dân Việt Nam đoàn kết chống
- Khách quan: Không lệ thuộc vào bất
cứ thế lực chính trị nào, xác định
quyền tự quyết trên mọi phương diện.
- Chủ quan: Toàn bộ cộng dồng dân
tộc phải thực sự có chung khát vọng
độc lập, tự do và ý chí bảo vệ quyền
độc lập, tự do ấy.
? Bác đã tuyên bố với nhân dân Việt
Nam và nhân dân thế giới điều gì ?
?Lời tuyên bố của bản tuyên ngôn
dựa trên cơ sở nào?
? Nêu ý nghĩa của lời tuyên bố?
? Bản tuyên ngôn có những giá trị
gì?
lại âm mưu của thực dân Pháp.
- Căn cứ vào những điều khoản qui định về
nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở Hội nghị Tê-
hê-răng và Cựu Kim Sơn, kêu gọi cộng đồng
quốc tế công nhận quyền độc lập, tự do của dân
tộc Việt Nam => cơ sở pháp lí.
- Dân tộc ta đã chống ách nô lệ của Pháp 80 năm,
đứng về phe Đồng Minh chống phát xít, nên dân
tộc đó phải được tự do, phải được độc lập => cơ
sở thực tế.
Như vậy, dân tộc ta có đủ cơ sở để hưởng tự
do và độc lập.
* Đoạn văn đã gây xúc động hàng triệu con

tim, khơi dậy lòng phẫn nộ bởi lí lẽ xác đáng,
bằng chứng xác thực, đặc biệt là đoạn văn được
diễn đạt bằng ngôn ngữ sắc sảo, gợi cảm, hùng
hồn.
3. Lời tuyên bố độc lập tự do:
- Dựa trên 2 cơ sở:
+ Xét về pháp lý: Dân tộc ta có quyền…
+ Xét về thực tế: Sự thật, dân tộc ta đã
hưởng…
=> lời tuyên bố thêm đanh thép, vững vàng.
- Tuy ên bố về ý chí kiên quyết bảo vệ quyền
tự do, độc lập của toàn dân tộc Việt Nam.
=> Câu văn có sức nén thể hiện sức mạnh đoàn
kết dân tộc, sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ
thành quả cách mạng, trở thành lời thề sắt đá,
thiêng liêng.
III. Giá trị bản tuyên ngôn:
1. Giá trị lịch sử: Đây là lời tuyên bố của một
dân tộc đứng lên đấu tranh xoá bỏ chế độ
phong kiến, thực dân, thoát khỏi thân phận
thuộc địa để hoa nhập vào cộng đồng nhân loại
với tư cách một nước độc lập, dân chủ và tự do.
2. Giá trị văn học:
- Giá trị tư tưởng: Đây là tác phẩm kết tinh lí
tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần
yêu chuộng độc lập, tự do.
- Giá trị nghệ thuật: Đây là một áng văn chính
luận mẫu mực, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh
thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết
phục, ngôn ngữ gợi cảm, hùng hồn.

IV. Tổng kết: (Ghi nhớ- SGK).
Luyện tập:
Ngoài giá trị lịch sử lớn lao, Tuyên ngôn Độc lập còn chứa đựng tình cảm yêu
nước, thương dân nồng nàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tình cảm đó được bộc lộ qua
các phương diện: lập luận, lí lẽ, bằng chứng và ngôn ngữ.
- Về lập luận: Chủ yếu dựa trên lập trường quyền lợi tối cao của các dân tộc nói
chung và của dân tộc ta nói riêng.
- Về lí lẽ: Sức mạnh của lí lẽ xuất phát từ tình yêu công lí, thái độ tôn trọng sự thật,
và trên hết, dựa vào lẽ phải và chính nghĩa của dân tộc.
- Về bằng chứng: Những bằng chứng xác thực, hùng hồn, không thể chối cãi cho
thấy một sự quan tâm sâu sắc của tác giả đến vận mệnh của dân tộc ta, hạnh phúc của
nhân dân ta.
- Về ngôn ngữ: Sử dụng từ ngữ chan chứa tình cảm ngay từ câu đầu tiên: “Hỡi
đồng bào cả nước” và những đoạn văn luôn có cách xưng hô bộc lộ tình cảm tha thiết,
gần gũi: đất nước ta, nhân dân ta, nước nhà của ta, dân tộc ta, những người yêu nước
thương nòi của ta, nòi giống ta, các nhà tư sản của ta, công nhân ta,…
4.Củng cố:
- Bản tuyên ngôn tác động đến người đọc bằng lí trí: qua cách lập luận logic 3 đoạn.
- Ngoài ra có sự phù trợ của yếu tố tình cảm: Pháp : tàn bạo >< ta: khoan hồng, nhân
đạo.
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tt).
F . Đánh giá - Rút kinh nghiệm:



Ngày soạn
Tiết 10: GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT.(T T)
A. Mục tiêu cần đạt :
- Kiến thức : Giúp HS: Nắm được những biểu hiện chủ yếu của sự trong sáng của
tiếng Việt và trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

- Kĩ năng: Biết phân biệt sự trong sáng và hiện tượng sử dụng tiếng Việt không trong
sáng trong lời nói, câu văn, biết phân tích và sửa chữa những hiện tượng không trong
sáng, đồng thời có kĩ năng cảm thụ, đánh giá cái hay, cái đẹp của những lời nói, câu
văn trong sáng.
- Thái độ : Nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nói, viết) để đạt được yêu cầu trong
sáng.
Trao đổi, tìm hiểu về đặc điểm về khả năng biểu đạt của tiếng Việt.
Tự nhận thức về rách nhiệm của cá nhân trong việc trau dồi ngôn ngữ trong giao tiếp,
góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B. Chuẩn bị :
+GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học
+HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
C.Phương tiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
D. Phương pháp:
GV hướng dẫn HS xác định nội dung sự trong sáng của tiếng Việt và những biểu
hiện của sự trong sáng, nên xuất phát từ những ngữ liệu thực tế. Ngoài các ngữ liệu
trong SGK, GV có thể tham khảo thêm các tài liệu khác về việc giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt. Từ các ngữ liệu đó dẫn đến nội dung việc giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt. HS thảo luận, nhận xét, GV hướng dẫn và tổng kết thành nội dung của phần
Ghi nhớ.
E. Tiến trình tổ chức:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:

Bài tập 1:
Bài tập yêu cầu phân tích tính chuẩn xác trong việc sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du
và Hoài Thanh. Tính chuẩn xác là một biểu hiện vê sự trong sáng của ngôn ngữ. Muốn
thấy được tính chuẩn xác, cần đặt các từ trong mục đích chỉ ra những nét tiêu biểu về
diện mạo hoặc tính cách các nhân vật trong Truyện Kiều, đồng thời so sánh, đối chiếu

với các từ gần nghĩa, đồng nghĩa cùng biểu hiện tính cách đó mà hai nha văn đã không
dùng. Các từ ngữ nói về các nhân vật mà hai nhà văn đã văn đã sử dụng:
- Kim Trọng: rất mực chung tình (yêu Thuý Kiều say đắm, không thể thay thế bằng
tình yêu của Thuý Vân).
- Thuý Vân: cô em gái ngoan
- Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghịêt
- Thúc Sinh: sợ vợ
- Từ Hải: chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ
- Tú Bà: màu da "nhờn nhợt"
- Mã Giám Sinh: "mày râu nhẵn nhụi"
- Sở Khanh: chải chuốt dịu dàng
- Bạc Bà, Bạc Hạnh: miệng thề "xoen xoét"
Các từ ngữ dùng cho mỗi nhân vật gắn với những chi tiết tiêu biểu trong truyện về
nhân vật => tạo nên độ chuẩn xác của việc dùng từ ngữ.
Bài tập 2:
Đoạn văn đã bị lược bỏ một số dấu câu, do đó, lời văn không gãy gọn, ý không
được sáng rõ. Muốn đạt được sự trong sáng, cần khôi phục lại những dấu câu cần thiết
vào các vị trí thích hợp như sau:
Tôi lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy, và phải tiếp nhận- dọc
đường đi của mình- những dòng sông khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy- một mặt nó phải
giữ bản sắc cố hữu của dân tộc, nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì
mà thời đại đem lại.
Ở một số vị trí trong đoạn văn trên có thể có những khả năng khác trong việc dùng
dấu câu nhưng vẫn đảm bảo nội dung cơ bản mà tác giả định biểu hiện.
Bài tập 3:
Từ Microsoft là tên một công ty nên cần dùng. Từ file có thể chuyển dịch thành từ
tiếng Việt là tệp tin để cho những người không chuyên làm việc với máy tính dễ hiểu hơn.
Từ hacker nên chuyển dịch là kẻ đột nhập trái phép hệ thống máy tính cho dễ hiểu. Còn
từ cocoruder là danh từ tự xưng nên có thể giữ nguyên. Như vậy, trong câu này có hai từ
nước ngoài nên dịch ra tiếng Việt.

Dặn dò: Chuẩn bị Bài viết số 1: Nghị luận xã hội.
F. Đánh giá – Rút kinh nghiệm :



Ngày soạn
Tiết 11
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG
TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC
Phạm Văn Đồng

A. Mục tiêu cần đạt :
+ Kiến thức :Giúp HS: Nắm được những kiến giải sâu sắc của tác giả về những giá trị
lớn lao của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Thấy được vẻ đẹp của áng văn nghị luận:
cách nêu vấn đề độc đáo, giọng văn hùng hồn, giàu sức biểu cảm.
+ Kĩ năng : Tự nhận thức về những giá trị lớn lao của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đối
với thời đại bấy giờ và đối với ngày nay, từ đó thêm yêu quí, trân trọng con người và
tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu.
+ Thái độ : Phân tích, bình luận về những ý kiến sâu sắc, có lí, có tình của Phạm Văn
Đồng về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu.
B. Chuẩn bị :
+GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học
+HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
C.Phương tiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
D. Phương pháp:
- Phát huy tính chủ động, tích cực, tinh thần độc lập suy nghĩ của HS giúp HS nhận ra
sự đặc sắc cả về nội dung và nghệ thuật của bài văn.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu hệ thống luận đề, luận điểm, luận cứ của bài văn; sự chính
xác, hùng hồn và gợi cảm của lời văn
- GV tái hiện lại không khí thời đại Nguyễn Đình Chiểu, thời chống Mĩ.

E. Tiến trình tổ chức:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Việc trích dẫn 2 bản tuyên ngôn trong phần mở đầu của Tuyên ngôn Độc lập của tác
giả có ý nghĩa gì?
- Trong phần 2 tác giả đã lập luận như thế nào để khẳng định quyền tự do, độc lập của
dân tộc Việt Nam?
3. Bài mới:
+ Đặt vấn đề
+ Nội dung bài
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ
TRÒ
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
?Đọc phần tiểu dẫn trong SGK,
em hãy cho biết những nét
chính về tác giả Phạm Văn
Đồng.
?Là một người con của quê
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Phạm Văn Đồng (1906-2000).
- Một nhà giáo dục tâm huyết.
- Không chuyên viết lí luận hay phê bình văn học, theo
đuổi sự nghiệp cách mạng trong các lĩnh vực chính trị,
hương Quảng Ngãi, em biết gì
thêm về Phạm Văn Đồng? Em
học tập được điều gì ở ông?
?Từ đó, em có thể rút ra bài
học gì khi viết một bài văn nghị
luận tốt?
=> Để viết một bài văn nghị

luận tốt cần phải có hiểu biết về
văn học và cuộc sống, có quan
niệm đúng đắn và sâu sắc về thế
giới cũng như về đời sống của
con người.
?Em hãy nêu những hiểu biết
của mình về thể văn nghị luận ?
?Hoàn cảnh ra đời của bài
viết?
HS trả lời. GV nhận xét, mở
rộng: tiêu biểu là phong trào bãi
công của công nhân, như xí
nghiệp Pin con ó, xưởng dệt
Vinatexco, phong trào đấu tranh
xuống đường của HS-SV, Thích
Quảng Đức ở TP Hồ Chí Minh,
Thích Thanh Huệ ở Huế, nữ
sinh Ngọc Tuyền ở Đà Lạt tự
thiêu để phản đối chính quyền
Mĩ-Diệm
?Vấn đề nổi bật trong văn nghị
luận là cách lập luận chặt chẽ.
Em hãy tìm hiểu hệ thống lập
luận trong trong bản này? Và
tìm nội dung cơ bản của mỗi
đoạn?
?Em hãy cho biết luận điểm
bao trùm toàn bài?"-Trên trời
có những vì sao có ánh sáng
khác thường, nhưng con mắt

của chúng ta phải chăm chú
nhìn thì mới thấy, và càng nhìn
thì càng thấy sáng. Văn thơ của
Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy".
?Theo em, cách sắp xếp các
luận điểm đó có theo trật tự
thông thường không?
ngoại giao.
- Có những tác phẩm quan trọng về văn học và nghệ
thuật bởi:
+ Để phục vụ cách mạng.
+ Văn học, nghệ thuật là địa hạt ông quan tâm, am
hiểu và yêu thích. Ông có vốn sống, tầm nhìn và nhân
cách =>đưa ra những ý kiến đúng đắn và mới mẻ,
thấm thía và lớn lao về những hiện tượng hoặc vấn đề
văn nghệ mà ông đề cập tới.
2. Tác phẩm:
a. Đặc trưng của văn nghị luận:
- Nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan
điểm của người viết một cách trực tiếp về văn học
hoặc chính trị, đạo đức, lối sống
- Sử dụng lí lẽ sắc sảo, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng
hùng hồn, giàu sức thuyết phục.
b. Hoàn cảnh ra đời:
- Nhân kỉ niệm ngày mất nhà thơ Nguyễn Đình
Chiểu, đăng trên tạp chí văn học 7.1963.
- Cuộc kháng chiến chống Mĩ ngày càng ác liệt.
Phong trào đấu tranh chống đế quốc Mĩ của nhân dân
miền Nam sôi nổi và rộng khắp.
=> Bài viết ra đời nhằm cổ vũ phong trào yêu nước

đang dấy lên mạnh mẽ đó.
c. Chủ đề: Ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ
yêu nước trọn đời dùng văn chương làm vũ khí chiến
đấu cho dân, cho nước, một ngôi sao sáng trong nền
văn nghệ của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời và sự
nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu không chỉ là bài học
cho hôm nay mà cho cả mai sau.
d. Bố cục:
- Đặt vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của
dân tộc.
- Giải quyết vấn đề:
+ Luận điểm 1: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu
nước.
+ Luận điểm 2: Thơ văn yêu nước chống Pháp của
Nguyễn Đình Chiểu.
+ Luận điểm 3: Lục Vân Tiên, tác phẩm lớn nhất của
Nguyễn Đình Chiểu.
- Kết thúc vấn đề: Khẳng định Nguyễn Đình Chiểu là
ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ của dân tộc.
=> Bài viết không kết cấu theo trật tự thời gian. Như
vậy, trong văn nghị luận, mục đích nghị luận quyết
định cách sắp xếp luận điểm và mức độ nặng nhẹ của

×