Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Đề kiểm tra văn 1 tiết lớp 11 Trường THPT Cái Bè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (870.29 KB, 15 trang )


MÃ ĐỀ 115
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11
Trường THPT Cái Bè
Thời gian:….

ĐỀ:
"Một quyển sách tốt là một người bạn hiền"
Hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN VẢ BIỂU ĐIỂM:
I . YÊU CẦU CHUNG
1 .Về kĩ năng:
- Làm đúng một bài kiểu nghị luận xã hội giải thích và chứng minh, bài viết có kết cấu
chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
- Bài viết cần phải liên hệ thực tế, có thể là một câu chuyện có thật trong cuộc sống hoặc
câu chuyện từ bản thân mà giá trị của một quyển sách tốt mang lại.
2. Về nội dung :
- Đề bài yêu cầu học giải thích và chứng minh “một quyển sách tốt là một người bạn
hiền.
- Bài viết cần nêu được giá trị của một quyển sách tốt, giải thích “sách tốt là bạn hiền”,
qua đó nêu được ý nghĩa, bài học mà sách tốt đem lại cho bản thân.
II. YÊU CẦU CỤ THỂ: Bài làm phải đảm bảo ba phần cơ bản đưới đây:
1. Mở bài:
Sách là một phương tiện quan trọng giúp ta rất nhiều trong quá trình học tập và rèn luyện,
giúp ta giải đáp thắc mắc, giải trí Do đó, có nhận định" Một quyển sách tốt là người bạn
hiền”.

2.Thân bài



a. Giải thích Thế nào là sách tốt và tại sao ví sách tốt là người bạn hiền
+ Sách tốt là loại sách mở ra co ta chân trời mới, giúp ta mở mang kiến thức về nhiều
mặt: cuộc sống, con người, trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay, thậm chí cả những dự
định tương lai, khoa học viễn tưởng.
+ Bạn hiền đó là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc sống, giúp
ta vươn lên trong học tập, cuộc sống. Do tác dụng tốt đẹp như nhau mà có nhận định ví
von "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền".
b. Phân tích, chứng minh vấn đề
+ Sách tốt là người bạn hiển kể cho ta bao điều thương, bao kiếp người điêu linh đói khổ
mà vẫn giữ trọn vẹn nghĩa tình:
- Ví dụ để hiểu được số phận người nông dân trước cách mạng không gì bằng đọc tác
phẩm tắt đèn của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao.
- Sách cho ta hiểu và cảm thông với bao kiếp người, với những mảnh đời ở những nơi xa
xôi, giúp ta vươn tới chân trời của ước mơ, ước mơ một xã hội tốt đẹp.
+ Sách giúp ta chia sẻ, an ủi những lúc buồn chán: Truyện cổ tích, thần thoại,
c.Bàn bạc, mở rộng vấn đề
+ Trong xã hội có sách tốt và sách xấu, bạn tốt và bạn xấu.
+ Liên hệ với thực tế, bản thân:
3. Kết luận
- Khẳng định, suy nghĩ, cảm xúc rút ra bài học cho bản thân.
III. BIỂU ĐIỂM
- Điểm 9 – 10: - Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên.
- Bố cục hợp lí, nội dung chặt chẽ, phong phú, giàu s
ức thuyết phục.
- Diễn đạt tốt, có cảm xúc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 7 – 8: - Đáp ứng 2/3 những yêu cầu nêu trên.
- Bố cục và nội dung hợp lí, có sức thuyết phục.
- Diễn đạt trôi chảy, có thể mắc một ít lỗi diễn đạt.
- Điểm 5 – 6: - Đáp ứng ½ những yêu cầu nêu trên.


- Bố cục và nội dung hợp lí, có sức thuyết phục.
- Văn chưa trôi chảy nhưng diễn đạt được ý.
- Không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 3 – 4: - Có chỗ hiểu chưa đúng đề bài, bài viết còn sơ lược.
- Văn chưa trôi chảy, một số chỗ diễn đạt được ý.
- Còn mắc khá nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 1 – 2: - Còn lúng túng trong phương pháp. Nội dung sơ sài.
- Bố cục lộn xộn. Văn viết lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: - Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
- Lạc đề
* Giám khảo dựa vào những tiêu chuẩn trên để cho các điểm còn lại.


MÃ ĐỀ 114
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11
Trường THPT Cái Bè
Thời gian:….

Đề: Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về “bệnh vô cảm” trong xã hội hiện nay.

HƯỚNG DẪN CHẤM
I. YÊU CẦU CHUNG:
- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Xác định được các luận điểm đúng đắn, luận cứ
xác thực và biết lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp: phân tích, so sánh, bác bỏ….
- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, dẫn chứng chính xác, bố cục hợp lí…
II. YÊU CẦU CỤ THỂ:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần phải đảm bảo được những ý cơ bản
sau:

1. Mở bài:
- “Bệnh vô cảm” là một trong những căn bệnh tinh thần đáng lo ngại trong xã hội hiện
nay.
- “Bệnh vô cảm” là biểu hiện cao độ của lối sống cá nhân ích kỉ, đáng phê phán và lên
án.
2. Thân bài:
* Giải thích thế nào là “bệnh vô cảm”?
- Vô cảm là thái độ dửng dưng, không có cảm xúc trước các sự vật, hiện tượng xung
quanh mình.
- Vô cảm vốn là một trạng thái tâm lí, nhưng hiện nay nó đã trở thành một căn bệnh tinh
thần bởi mức độ trầm trọng và tính xã hội khá phổ biến của nó.
- “Bệnh vô cảm” là thái độ thờ ơ, lạnh lùng trước các sự kiện, sự việc xảy ra hằng ngày
và trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác.

* Nguyên nhân của “bệnh vô cảm”.
- Xã hội ngày càng phát triển, sự đầy đủ về vật chất đi đối với sự phát triển của nhu cầu
cá nhân làm cho con người ngày càng trở nên ích kỉ, chỉ lo vun vén cho bản thân mà ít
nghĩ đến người khác.
- Không ít cá nhân có tầm nhận thức hạn hẹp do chưa được giáo dục chu đáo.
* Những biểu hiện của “bệnh vô cảm”.
- “Bệnh vô cảm” biểu hiện dưới hình thức, mức độ khác nhau. Ở mức độ cao, “bệnh vô
cảm” đồng nghĩa với sự nhẫn tâm, thở ơ trước nỗi đau khổ của người khác, vô trách
nhiệm trước con người và cuộc đời.
- Ví dụ: Người vô cảm có thái độ dửng dưng, không quan tâm khi nghe một câu chuyện
đau lòng, khi chứng kiến một vụ tai nạn hoặc trước những cảnh đời bất hạnh…
- Ở mức độ thấp, người vô cảm khó hào nhập với mọi người trong gia đình và ngoài xã
hội.
* Những tác hại của “bệnh vô cảm”.
- Người mắc “bệnh vô cảm” ngày càng bị cô lập với xã hội, tự đánh mất mình, tự giết
chết tâm hồn mình.

- Đánh mất truyền thống tương thân tương ái, truyền thống đoàn kết tốt đẹp của dân tộc.
- Ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, làm rạn vỡ các mối quan hệ xã hội.
- Ranh giới giữa “bệnh vô cảm” và sự tàn nhẫn, độc ác là rất mong manh.
* Những biện pháp khắc phục “bệnh vô cảm”.
- Mỗi người cần làm giàu tâm hồn mình bằng nhiều cách như thưởng thức văn chương,
nghệ thuật, tham gia các hoạt động có tính chất cộng đồng xã hội như giúp đỡ trẻ em bất
hạnh, người gìa, cứu trợ đồng bào các vùng bị thiên tai…
- Mọi người cần quan tâm. Giúp đỡ những người có dấu hiệu của “bệnh vô cảm”, đưa họ
trở về hòa nhập với cộng đồng.
3. Kết bài:
- Khẳng định “bệnh vô cảm” là đáng phê phán, chúng ta không nên mắc phải.
- Cái thiện, điều hay, điều tốt cần được nhân rộng để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
- Dù cuộc sống có phát triển đến đâu chăng nữa thì mỗi người cũng phải cố gắng giữ đạo
lí và quan niệm sống thương người như thể thương thân của dân tộc.

III. BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 9 –10:

+ Đáp ứng tốt những yêu cầu trên
+ Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chính xác
+ Liên hệ thực tế phù hợp, văn có cảm xúc.
+ Diễn đạt tốt, có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 7 – 8:
+ Đáp ứng phần lớn những yêu cầu trên
+ Bố cục , lập luận rõ ràng, dẫn chứng chính xác
+ Liên hệ thực tế phù hợp, văn có cảm xúc nhưng chưa nhiều.
+ Diễn đạt trôi chảy, có thể mắc một ít lỗi diễn đạt.
- Điểm 5 – 6:
+ Hiểu đúng bài thơ, đáp ứng khoảng nửa những yêu cầu trên
+ Bố cục hợp lí, dẫn chứng chính xác

+ Liên hệ thực tế, văn ít cảm xúc.
+ Văn chưa trôi chảy nhưng cũng diễn đạt được ý, không mắc nhiều
lỗi diễn đạt.
- Điểm 3 – 4:
+ Hiểu đúng bài thơ, khai thác còn sơ lược
+ Bố cục có những chỗ chưa hợp lí, dẫn chứng có chỗ chưa chính
xác
+ Liên hệ thực tế chưa sâu sắc. Văn chưa cảm xúc.
+ Văn chưa trôi chảy nhưng cũng diễn đạt được ý, còn mắc nhiều
lỗi diễn đạt.
- Điểm 1 – 2:
+ Còn lúng túng trong phương pháp, chưa biết cách khai thác bài
thơ
+ Nội dung còn sơ sài, dẫn chứng có nhiều chỗ chưa chính xác.
+ Bố cục lộn xộn. Văn viết lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt
- Điểm 00:
Sai lạc cả nội dung và phương pháp.



MÃ ĐỀ 113
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11
Trường THPT Cái Bè
Thời gian:….

ĐỀ BÀI:
Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong 15 câu đầu bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”
của Nguyễn Đình Chiểu.


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. YÊU CẦU:
1. Về kĩ năng :
- Biết cách phân tích, cảm nhận một bài thơ.
- Biết cách trình bày các ý thành một văn bản ngắn theo yêu cầu.
2. Về nội dung :
Bài viết có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần phải nêu được các ý cơ
bản sau:
- Hình tượng người nông dân trước khi tham gia đánh Tây:
+ Họ là những người nông dân “Cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó; Chỉ biết ruộng trâu,
ở theo làng bộ”; Họ “Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung”; “Tập khiên, tập
súng, tập mác, tập cờ mắt chưa từng ngó”
+ Khi kẻ thù đến, họ chỉ biết trông chờ vào triều đình: “Trông tin quan như trời hạn
trông mưa”; chỉ mơ hồ cảm nhận đó là một lũ xấu xa, đáng ghét: “Mùi tinh chiên vấy vá
đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”
+ Và sau đó chuyển biến thành lòng căm thù sâu sắc: “Bữa thấy bòng bong che trắng
lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”
- Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân nghĩa sĩ công đồn:

+ Họ chiến đấu với tinh thần tự nguyện: “Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức
đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”; “Vốn chẳng
phải quân cơ quân vệ, theo dòng ở lính diễn chinh; Chẳng qua là dân ấp dân lân, mến
nghĩa làm quân chiêu mộ”
+ Họ chiến đấu với bản chất của người nông dân nhưng lập được những chiến công
hiển hách: “Hoả mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; Gươm đeo
dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ”
+ Họ chiến đấu với tinh thần dũng mãnh, không quản ngại hi sinh: “Kẻ đâm ngang,
người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; Bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt
tàu đồng súng nổ”
+ Họ chấp nhận cái chết vinh quang theo đạo lí ngàn đời: “Thà chết mà đặng câu địch

khái, về theo tổ phụ cũng vinh; Còn hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ”
+ Họ chọn lấy cái chết “bất tử”, cái chết để lại tiếng thơm muôn đời: “Một trận khói
tan, nghìn năm tiết rỡ; Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều
khen; Thác mà ưng đền miếu để thờ, tiếng thơm trải muôn đời ai cũng mộ”
II. BIỂU ĐIỂM :
- Điểm 10 :
+ Hiểu rõ và đáp ứng tốt, đầy đủ yêu cầu của đề bài ;
+ Có tư duy, cảm nhận riêng ;
+ Diễn đạt mạch lạc, lời văn tự nhiên, có cảm xúc ;
+ Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt.
- Điểm 8 :
+ Hiểu rõ và đáp ứng tốt yêu cầu của đề bài ;
+ Có tư duy, cảm nhận sâu sắc ;
+ Diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc ;
+ Còn vài mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 7 :
+ Hiểu và đáp ứng khá tốt yêu cầu của đề bài;
+ Bài làm có chỗ thể hiện cảm nhận tốt;
+ Diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc nhưng chưa nhiều;

+ Còn mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 5 :
+ Hiểu và đáp ứng được yêu cầu của đề bài nhưng khai thác chưa sâu các ý;
+ Cảm nhận có đôi chỗ còn sơ sài;
+ Nhiều chỗ bố cục đoạn chưa hợp lí;
+ Diễn đạt được;
+ Mắc lỗi 4 - 5 lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 3 :
+ Chưa nắm vững và chưa làm nổi rõ yêu cầu của đề bài ;
+ Có những chỗ trình bày chưa sát với yêu cầu của đề ;

+ Nhiều chỗ bố cục đoạn chưa hợp lí;
+ Diễn đạt còn lúng túng, ý rời rạc ;
+ Mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 1 :
+ Chưa nắm vững và chưa đáp ứng được 1/3 yêu cầu của đề bài ;
+ Có chỗ nhận thức chưa đúng đắn hoặc sai kiến thức, lạc đề;
+ Bố cục bài viết không đúng;
+ Không biết cách diễn đạt ý ;
+ Mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 00 : Để giấy trắng hoặc chỉ viết một vài dòng không rõ ý.




MÃ ĐỀ 112
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11
Trường THPT Cái Bè
Thời gian:….

ĐỀ:
Cảm nhận về bài thơ “Xuất dương lưu biệt” của Phan Bội Châu.

HƯỚNG DẪN CHẤM
I. ĐÁP ÁN:
1. Yêu cầu chung:
- Kiểu bài: Nghị luận văn học
- Các thao tác cần dùng: Phân tích, nêu cảm nghĩ….
- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, văn có cảm xúc, dẫn chứng chính xác, bố cục hợp lí…
- Nội dung: Tâm trạng và tư thế của nhà thơ lúc lên đường

2. Yêu cầu cụ thể:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách, miễn đảm bảo được những ý cơ bản sau:
- Phan Bội Châu là nhà cách mạng tiên phong trong phong trào yêu nước những năm
đầu thế kỉ XX.
- Trong bài thơ “Xuất dương lưu biệt”, ông thể hiện chí làm trai của mình bằng những
lời lẽ hùng hồn, tự tin. Cụ thể:
+ Hai câu đề: Làm trai phải tự quyết định vận mệnh của mình, không để trời đất xoay
chuyển.
+ Hai câu thực: Phải để lại dấu ấn cá nhân của mình trong cuộc đời, trong cộng đồng nói
chung.
+ Hai câu luận: Kiên quyết phủ nhận những tín điều xưa cũ trong sách vở thánh hiền.
+ Hai câu kết: Hăm hở ra đi tìm con đường mới cho đất nước, cho tổ quốc.

- Liên hệ thực tế:
+ Hiện có một bộ phận thanh niên còn lơ là, ham chơi, không chú trọng việc lập thân,
lập nghiệp, đáng bị phê phán.
+ Còn đa phần các bạn trẻ có ý thức học tập, tiếp thu tri thức để đưa đất nức hội nhập
vào nền kinh tế thế giới.
- Bản thân: đang học tập, phấn đấu… các dự định khác…
II. BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 9 – 10:

+ Đáp ứng tốt những yêu cầu trên
+ Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chính xác
+ Liên hệ thực tế phù hợp, văn có cảm xúc.
+ Diễn đạt tốt, có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 7 – 8:
+ Đáp ứng phần lớn những yêu cầu trên
+ Bố cục , lập luận rõ ràng, dẫn chứng chính xác
+ Liên hệ thực tế phù hợp, văn có cảm xúc nhưng chưa nhiều.

+ Diễn đạt trôi chảy, có thể mắc một ít lỗi diễn đạt.
- Điểm 5 – 6:
+ Hiểu đúng bài thơ, đáp ứng khoảng nửa những yêu cầu trên
+ Bố cục hợp lí, dẫn chứng chính xác
+ Liên hệ thực tế, văn ít cảm xúc.
+ Văn chưa trôi chảy nhưng cũng diễn đạt được ý, không mắc nhiều
lỗi diễn đạt.
- Điểm 3 – 4:
+ Hiểu đúng bài thơ, khai thác còn sơ lược
+ Bố cục có những chỗ chưa hợp lí, dẫn chứng có chỗ chưa chính
xác
+ Liên hệ thực tế chưa sâu sắc. Văn chưa cảm xúc.
+ Văn chưa trôi chảy nhưng cũng diễn đạt được ý, còn mắc nhiều
lỗi diễn đạt.
- Điểm 2 – 1:
+ Còn lúng túng trong phương pháp, chưa biết cách khai thác bài
thơ

+ Nội dung còn sơ sài, dẫn chứng có nhiều chỗ chưa chính xác.
+ Bố cục lộn xộn. Văn viết lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt
- Điểm 2 – 1:
Sai lạc cả nội dung và phương pháp.


1
MÃ ĐỀ 111
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11
Trường THPT Cái Bè
Thời gian:….


ĐỀ:
“Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người khác” (Đi – đơ
– rô). Suy nghĩ của em về câu nói trên?

HƯỚNG DẪN CHẤM
I. ĐÁP ÁN:
1. Yêu cầu chung:
- Kiểu bài: Nghị luận xã hội.
- Các thao tác cần dùng: Giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nêu cảm nghĩ….
- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, văn có cảm xúc, dẫn chứng chính xác, bố cục hợp lí…
- Nội dung: Phương châm sống để đạt được niềm hạnh phúc.
2. Yêu cầu cụ thể:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách, miễn đảm bảo được những ý cơ bản sau:
a. Mở bài:
- Hạnh phúc là mục đích mà cả nhân loại hằng ao ước muôn đời. Hạnh phúc là gì? Sống
như thế nào để có hạnh phúc.
- Đi – đơ – rô, nhà tư tưởng lớn của nước Pháp đã có câu trả lời đáng cho mọi người suy
nghĩ.
b. Thân bài:
- Luận điểm 1: Trả lời câu hỏi: Hạnh phúc là gì? Câu nói có ý nghĩa gì?
+ Có nhiều cách trả lời khác nhau: là sự thoả mãn những khao khát trong đời sống, là sự
thành công sau những thất bại để đạt được mục đích đã được đặt ra.

2
+ Điều chung nhất của hạnh phúc: sự mãn nguyện, cảm thấy mình đã sống đúng với ý
nghĩa của sự sống.
- Luận điểm 2: Đánh giá ý nghĩa câu nói.
+ Câu nói đã khẳng định một lối sống đúng đắn, tốt đẹp. Hạnh phúc của một cá nhân
phải gắn liền với hạnh phúc của người khác.

+ Đây cũng là lối sống mà các bậc hiền triết ngày xưa, dân tộc ta luôn đề cao. Dẫn
chứng: Đạo Phật khuyên người ta yêu thương muôn loài, dân tộc ta khuyên “Thương
người như thể thương thân…”; vua Lí Thánh Tôn thấy con gái minh mặc áo ấm mà
thương cho những tù nhân giá rét trong ngục…
- Luận điểm 3: Bàn bạc, nêu ý kiến bản thân: Sống như thế nào là đem đến hạnh
phúc cho nhiều người?
+ Là làm được những việc to lớn, thoả mãn niềm mong ước của nhiều người, của nhân
loại. Dẫn chứng: nhà phát minh, một bạc anh hùng giải phóng dân tộc…
+ Trong cuộc sống đời thường: hết lòng giúp đỡ người khác không chỉ một lần mà là
suốt cả cuộc đời. Dẫn chứng: Nhà bác học Pax-tơ hạnh phúc khi cứu được em bé và tìm
được thuốc chủng ngừa; một bà xơ chăm sóc những người bị bệnh phong…
+ Đạo lí của câu nói đòi hỏi hành động tích cực: không chỉ yêu thương mà còn “đem lại
hạnh phúc” cho nhiều người. Đòi hỏi sự quên mình, lấy hạnh phúc của mọi người làm
hạnh phúc của mình, có thể xả thân vì hạnh phúc của mọi người.
c. Kết bài:
- Ít nhất một lần trong đời, ai cũng đặt câu hỏi: Hạnh phúc là gì? Sống như thế nào để có
hạnh phúc?
- Hãy một lần nghĩ và làm theo phương châm của Đi – đơ – rô.
II. BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 9 – 10:

+ Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên
+ Bố cục hợp lí, lập luận (lí lẽ, dẫn chứng) chặt chẽ, chính xác,
phong phú.
+ Diễn đạt tốt, có sức thuyết phục, có cảm xúc. Có thể mắc một vài
sai sót nhỏ.
- Điểm 7 – 8:
+ Đáp ứng phần lớn những yêu cầu trên
+ Bố cục, lập luận rõ ràng, chính xác, dẫn chứng tiêu biểu, phong


3
phú
+ Diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, có thể mắc một ít lỗi diễn đạt.
- Điểm 5 – 6:
+ Hiểu đúng yêu cầu đề bài, đáp ứng khoảng nửa những yêu cầu
nêu trên
+ Bố cục hợp lí, biết lựa chọn dẫn chứng.
+ Văn chưa trôi chảy nhưng cũng diễn đạt được ý, không mắc nhiều
lỗi diễn đạt.
- Điểm 3 – 4:
+ Hiểu đúng đề bài nhưng khai thác còn sơ lược
+ Bố cục có những chỗ chưa hợp lí, dẫn chứng chưa phong phú và
tiêu biểu
+ Văn chưa trôi chảy nhưng cũng diễn đạt được ý, còn mắc khá
nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 2 – 1:
+ Còn lúng túng trong phương pháp, chưa biết cách khai thác vấn
đề.
+ Nội dung còn sơ sài, dẫn chứng chưa tiêu biểu và hợp lí.
+ Bố cục lộn xộn. Văn viết lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt
- Điểm 2 – 1:
Sai lạc cả nội dung và phương pháp.

×