Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi HSG huyện Hoài Đức Lịch Sử 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.85 KB, 3 trang )

PHÒNG GD&ĐT HOÀI ĐỨC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
(ĐỀ CHÍNH THỨC) NĂM HỌC 2009-2010
MÔN: LỊCH SỬ

( Thời gian làm bài 150 phút, không tính thời gian giao đề )
Câu 1 : 5 điểm
Em hãy nêu những thành tựu của công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978
đến nay và cho biết ý nghĩa của những thành tựu đó ?
Câu 2 : 3 điểm
Hãy nêu các chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai ? Em có
nhận xét gì về chính sách đối nội và đối ngoại đó của Mĩ?
Câu 3 : 6 điểm
Em hãy trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm
1958 đến 1873. Cho biết ý nghĩa của những cuộc kháng chiến đó ?
Câu 4 : 6 điểm
Em hãy nêu những nội dung chính trong những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế
kỉ XIX. Kết quả của những đề nghị cải cách ra sao ? Nguyên nhân nào dẫn đến những kết quả đó ?
HẾT

( Cán bộ coi thi không giải thích bất cứ điều gì )
PHÒNG GD&ĐT HOÀI ĐỨC ĐÁP ÁN THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2009-2010
MÔN: LỊCH SỬ
Câu 1: 5 điểm
Em hãy nêu những thành tựu của công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 đến
nay và cho biết ý nghĩa của những thành tựu đó ?
- Tháng 12 năm 1978, Trung ương ĐCS Trung Quốc đề ra đường lối cải cách mới với chủ
trương xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc: lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện
cải cách và mở cửa nhằm hiện đại hoá đất nước, xây dựng Trung Quốc thành một quốc gia văn
minh, giàu mạnh. (1 điểm )
- Sau hơn 20 năm cải cách Trung Quốc đã thu được những thành tựu hết sức to lớn: nền kinh


tế phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Tổng sản phẩm trong nước
(GDP) tăng trung bình hàng năm 9,6 %, đạt giá trị 8740,4 tỉ nhân dân tệ, đứng thứ bảy thế giới.
Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 1997 đạt 325,06 tỉ USD, tăng gấp 15 lần so với năm 1978 là 20,6 tỉ
USD. Năm 1997 có 145 nghìn doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động ở Trung Quốc và đầu tư vào
Trung Quốc 521 tỉ USD. Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt, từ năm 1978 - l997 thu nhập bình
quân đầu người ở nông thôn tăng từ 133,6 lên 2090,1 nhân dân tệ, thành phố là 343,4 lên 5160,3
nhân dân tệ. Năm 2003 phóng tầu Thần Châu V có người lái vào vũ trụ ( 2 điểm )
Về đối ngoại, Trung Quốc đã bình thường quan hệ hoá với nhiều nước, mở

rộng quan hệ hợp
tác với hầu hết các nước trên toàn thế giới. Tháng 7 năm 1997 thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công,
tháng 12 năm 1999 thu hồi chủ quyền đối với Ma Cao. ( 1 điểm )
- Những thành tựu trên là bước nhảy vọt trong lịch sử Trung Quốc, đã góp phần ổn định xã
hội, đời sống nhân dân được nâng cao, đoàn kết được dân tộc, tạo được một đường lối chính trị
thông thoáng, đặc biệt là góp phần làm cho địa vị của Trung Quốc được đề cao trên trường Quốc tế.
( 1 điểm )
Câu 2: 3 điểm
Hãy nêu các chính sách đối nội và đối ngoại cửa M sau chiến tranh thế giới thứ hai ? Em có
nhận xét gì về chính sách đối nội và đối ngoại đó của M ?
Đối nội: Chính phủ M đã ban hành một loạt các đạo luật phản động: cấm ĐCS Mĩ hoạt động,
chống lại phong trào đình công và loại bỏ những tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy nhà nước, thực
hiện chính sách ngăn cản phong trào công nhân, phân biệt chủng tộc. ( 1 điểm )
Đối ngoại: Chính phủ Mĩ đã đề ra
chiến lược toàn cầu
nhằm chống lại các nước XHCN, đẩy
lùi phong trào giải phóng dân tộc, thống trị thế giới, tiến hành viện trợ để lôi kéo, khống chế các
nước nhận viện trợ thực hiện mưu đồ của Mĩ, lập các khối quân sự gây nhiều cuộc chiến tranh xâm
lược. Mĩ đã gặp nhiều thất bại; tiêu biểu là cuộc chiến ở Việt Nam, Cu Ba. Từ sau 1 99 1, M ráo riết
xác lập thế giới
đơn


cực
( 1 điểm )
- Nhận xét: chính sách đối nội và đối ngoại của mĩ rất nhất quán. Đó đối nội thì hết sức phản
động còn đối ngoại thì bành trướng, xâm lược với mưu đồ bá chủ thống trị toàn thế giới. ( 1 điểm )
Câu 3: 6 điểm
Em hãy trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm
1858 đến 1873. Cho biết ý nghĩa của những cuộc kháng chiến đó ?
- Những nét chính: Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Quân và dân ta đã anh
dũng chiến đấu để bảo vệ đất nước, làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh cửa chúng. ( 5
điểm, mỗi ý 1 điểm )
+

Rạng sáng 1 - 9 - 1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam. Quân dân ta
dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chống trả. Sau 5 tháng Pháp chỉ chiếm được
bán đảo Sơn Trà
+

Ngày 17 - 2 - 1 959, Pháp tấn công thành Gia Định, quân triều đình chống cự một cách
yếu ớt rồi tan rã nhưng nhân dân địa phương vẫn tự động nổi dậy đánh giặc khiến chúng gặp rất
nhiều khó khăn.
+

Rạng sáng 24 - 2 - 1 861 , Pháp tấn công vào Đại đồn Chí Hoà, quân ta chống trả quyết liệt
nhưng vẫn thất bại, thừa thắng Pháp chiến các tỉnh Tường Định, Biên Hoà, Vinh Long
+

Tại Đà Nẵng nhiều toán nghĩa binh đã nổi lên phối hợp với quân của triều đình để chống
Pháp. Ngày 10 - 12 - 1861, nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Et-pê-răng của Pháp
trên sông Vàm Cỏ. Trương Định đã không hạ vũ khí theo lệnh của triều đình mà lãnh đạo nghĩa quân

cùng nhân dân đánh giặc và đã làm cho Pháp phải thất điên bát đảo. Sau khi Trương Định tự sát,
Trương Quyền, con trai Trương Định tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến.
+

Từ ngày 20 đến ngày 26 - 6 - 1867, lơi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế, Pháp chiếm
các tỉnh miền Tây: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Nhân dân Nam Kì đã nổi dậy chống Pháp ở khắp
mọi nơi, nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập Ví dụ : Ở Đồng Tháp Mười, Tây Ninh ( do
Trương Quyền lãnh đạo), Ở Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh ( do Phan Tam, Phan Ngũ lãnh đạo
), Ở Rạch Giá ( do Nguyễn Trung Trực lãnh đạo ), Ở Mĩ Tho ( do Nguyễn Hữu Huân lãnh đạo ) . . .
Từ 1867 đến 1875 , hàng loạt các cuộc khởi nhựa chống Pháp liên tiếp nổ ra.
- Ý nghĩa : Các cuộc khởi nghĩa của quân dân ta tuy bị thất bại nhưng cũng đã thể hiện được
tinh thần bất khuất, đoàn kết, yêu nước chống giặc ngoại xâm để bảo vệ tổ quốc; làm thất bại kế
hoạch đánh nhanh thắng nhanh của kẻ thù; tiếp tục là nguồn cổ vũ cho phong trào đánh Pháp để
bảo vệ đất nước trong những giai đoạn sau này. ( 1 điểm )
Câu 4: 6 điểm
Em hãy nêu những nội dung chính trong những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế
kỉ XIX. Kết quả của những đề nghị cải cách ra sao ? Nguyên nhân nào dẫn đến những kết quả đó ?
Nội dung đề nghị cải cách: ( 4 điểm, mỗi ý cho 1 điểm )
+

Năm 1868, Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí. Đinh Văn Điền xin đẩy
mạnh khai khẩn đất hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
+

Năm 1872 Viện Thương Bạc xin mở ba cửa biển Ở miền Bắc, miền Trung để thông thương
với bên ngoài
+ Từ 1 863 đến 1 87 1 , Nguyễn Trường Tộ gửi 30 điều trần đề cập tới một loạt các vấn đề
như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở
rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục . . .
+ Từ 1877 đến 1 882, Nguyễn Lộ Trạch dân hai bản Thời vụ sách đề nghị chấn hưng dân khí,

khai thông dân trí, bảo vệ đất nước
+ Kết quả: Triều đình nhà Nguyễn đã cự tuyệt, không chấp nhận các đề nghị cải cách. ( 0.5
điểm )
Nguyên nhân:
.
( 1.5 điểm)
+

Các đề nghị cải cách còn có một số hạn chế. mang tính chất rời rạc, chưa giải quyết được
mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc đó. ( 0.5 điểm }
+

Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh nên đã không
chấp nhận và từ chối mọi sự cải cách ( 1 điểm)

×