Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

Bài giảng phân loại học thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 206 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

HÀ MINH TÂM










BÀI GIẢNG
PHÂN LOẠI HỌC THỰC VẬT



















Hà Nội - 2013

2
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ PHÂN LOẠI HỌC THỰC VẬT 7
1. 1. Khái niệm 7
1. 2. Đối tượng, nhiệm vụ và vai trò của phân loại học thực vật 8
1. 3. Lược sử nghiên cứu 8
1. 4. Một số quy định trong phân loại học thực vật 11
1. 5. Phương pháp nghiên cứu 17
1. 6. Vị trí và giới hạn của giới Thực vật trong sinh giới 20
CHƯƠNG 2. GIỚI NẤM (FUNGI) 27
2. 1. NGÀNH NẤM NHẦY (PHYXOPHYTA) 28
2. 2. NGÀNH NẤM (MYCOPHYTA) 29
2. 2. 1. Lớp Nấm cổ (Chytridiomycetes) 32
2. 2. 2. Lớp Nấm trứng (Oomycetes) 32
2. 2. 3. Lớp Nấm tiếp hợp (Zygomycetes) 32
2. 2. 4. Lớp Nấm túi (Ascomycetes) 33
2. 2. 5. Lớp Nấm đảm (Basidiomycetes) 36
2. 2. 6. Lớp Nấm bất toàn (Deuteromycetes) 39
CHƯƠNG 3. GIỚI THỰC VẬT (PLANTAE) 41
3. 1. PHÂN GIỚI THỰC VẬT BẬC THẤP (THALLOBIONTA) 43
3. 1. 1. NGÀNH TẢO ĐỎ (RHODOPHYTA) 47
3. 1. 2. NGÀNH TẢO MỘT ROI (EUSTIGMATOPHYTA) 49
3. 1. 3. NGÀNH TẢO HAI ROI LÔNG (CRYPTOPHYTA) 49

3. 1. 4. NGÀNH TẢO HAI RÃNH (DINOPHYTA) 50
3. 1. 5. NGÀNH TẢO CÓ PHẦN PHỤ (HAPTOPHYTA) 50
3. 1. 6. NGÀNH TẢO SILÍC (BACILLARIOPHYTA) 51
3. 1. 7. NGÀNH TẢO VÀNG (XANTHOPHYTA) 52
3. 1. 8. NGÀNH TẢO VÀNG ÁNH (CHRYSOPHYTA) 53
3. 1. 9. NGÀNH TẢO NÂU (PHAEOPHYTA) 54
3. 1. 10. NGÀNH TẢO MẮT (EUGLENNOPHYTA) 55
3. 1. 11. NGÀNH TẢO LỤC (CHLOROPHYTA) 56
3. 1. 12. NGÀNH TẢO VÒNG (CHAROPHYTA) 59
3. 1. 13. ĐỊA Y (LICHENES) 59
3. 2. PHÂN GIỚI THỰC VẬT BẬC CAO (CORMOBIONTA) ……………………………… 62
3. 2. 1. NGÀNH RÊU (BRYOPHYTA) 64
3. 2. 2. NGÀNH DƯƠNG XỈ TRẦN (RHYNIOPHYTA) 67

3
3. 2. 3. NGÀNH LÁ THÔNG (PSILOTOPHYTA) 68
3. 2. 4. NGÀNH THÔNG ĐẤT (LYCOPODIOPHYTA) 68
3. 2. 5. NGÀNH CỎ THÁP BÚT (EQUISETOPHYTA) 70
3. 2. 6. NGÀNH DƯƠNG XỈ (POLYPODIOPHYTA) 71
3. 2. 7. NGÀNH THÔNG (PINOPHYTA) 76
3. 2. 8. NGÀNH NGỌC LAN (MAGOLIOPHYTA) 84



4

5
MỞ ĐẦU
Từ xa xưa, khi thuật ngữ Phân loại thực vật còn chưa ra đời, con người đã biết phân biệt
và sử dụng các thực vật khác nhau, để phục vụ các nhu cầu của cuộc sống. Trải qua nhiều biến

cố trong lịch sử (thiên tai, chiến tranh, bệnh tật, ), nhưng vượt qua mọi hoàn cảnh, con người
vẫn cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu thế giới xung quanh, nhằm đi tìm lời giải cho việc sắp xếp
vị trí các sinh vật sao cho vừa phù hợp với trật tự của tự nhiên lại vừa thuận lợi cho việc sử
dụng của mình. Cùng với thời gian, các kiến thức về lĩnh vực này được hình thành và phát
triển, gắn liền với sự phát triển của các ngành khoa học khác nhau và sự phát triển của nền văn
minh nhân loại. Cho đến ngày nay, Phân loại học nói chung và Phân loại học thực vật nói riêng
đã trở thành một trong những ngành khoa học quan trọng trong sinh học. Kết quả của phân loại
thực vật không chỉ vẽ nên bức tranh về sự đa dạng của sinh giới nói chung và giới thực vật nói
riêng, cung cấp dữ liệu cho việc xác định nguồn gốc và quá trình tiến hoá của thực vật, mà còn
là cơ sở quan trọng cho nhiều ngành khoa học khác nhau trong sinh học.
Bài giảng được biên soạn theo yêu cầu đổi mới nội dung giáo dục học đại học hiện nay.
Nội dung kiến thức được kế thừa có chọn lọc từ các giáo trình phân loại học thực vật trong và
ngoài nước, từ kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở các viện nghiên cứu, trường đại học
và của bản thân tác giả. Các ví dụ minh hoạ được chọn lọc đảm bảo tính khoa học và thực tiễn,
đồng thời phù hợp với người học và làm cơ sở cho việc học các môn tiếp theo. Nội dung cụ thể
được trình bày trong 3 chương:
Chương 1. Đại cương về phân loại học thực vật: Bao gồm các khái niệm cơ bản trong
phân loại thực vật; một số quy định của của luật danh pháp quốc tế; các phương pháp phân
loại; cách tra cứu trong phân loại; các quan điểm về việc phân chia sinh giới và hệ thống các
giới sinh vật trong sinh giới.
Chương 2. Giới Nấm: Giới thiệu đặc điểm đặc trưng của giới Nấm về cấu tạo, sinh sản,
phương thức sống, khác biệt so với các giới sinh vật khác, hệ thống phân loại và giá trị của
Nấm.
Chương 3. Giới Thực vật: Cung cấp những thông tin tổng quát nhất về giới Thực vật, bao
gồm Thực vật bậc thấp (12 ngành) và Thực vật bậc cao (8 ngành). Trong mỗi ngành, gồm các
thông tin đặc trưng nhất về tổ chức cơ thể, sinh sản, phương thức sống, phân bố và vai trò,
nguồn gốc tiến hóa, một số thông tin về phân loại và giới thiệu một số loài điển hình theo trật
tự của hệ thống phân loại. Riêng ngành Hạt kín, do có tầm quan trọng đặc biệt, cho nên sẽ
được giới thiệu chi tiết đến các bộ và họ điển hình của các phân lớp, mỗi họ giới thiệu một số
loài điển hình.

Nhờ sự phát triển của khoa học và công nghệ, lượng thông tin phục phụ công tác phân
loại ngày càng nhiều, trong đó có những thông tin làm thay đổi một số quan niệm trước kia.
Cho nên, để thuận lợi cho người đọc, chúng tôi chỉ chọn lọc những thông tin quan trọng nhất
để phân biệt các taxon. Hy vọng rằng, những kiến thức này giúp cho người đọc nắm được
những nét khái quát nhất về giới Thực vật, giới Nấm và con đường tiến hóa của sinh giới.
Đồng thời giải thích một cách thỏa đáng các kiến thức có liên quan trong chương trình sinh học
ở trường phổ thông và biết vận dụng kiến thức môn học vào các môn học khác có liên quan,
như: Đa dạng sinh học, Sinh thái học, Sinh lý học thực vật, Tài nguyên sinh vật,
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ban Chủ nhiệm khoa Sinh - KTNN,
phòng Khoa học công nghệ, các đồng nghiệp ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Phó giáo sư
Nguyễn Khắc Khôi và các nhà khoa học tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, các giáo sư
và đồng nghiệp tại Đại học quốc gia Hà Nội và trường Đại học sư phạm Hà Nội.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng bài giảng không thể tránh được những thiếu sót. Tác
giả mong nhận được sự góp ý chân thành từ bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn

6

7
CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ PHÂN LOẠI HỌC THỰC VẬT
Mục tiêu:
 Nắm được các khái niệm và thuật ngữ cơ bản trong phân loại.
 Nắm được các bậc phân loại chính và tên khoa học của các bậc phân loại này.
 Biết cách đọc và trích dẫn tên gọi của các đơn vị phân loại.
 Hiểu được phương pháp nghiên cứu và biết cách sử dụng khóa định loại để tra cứu các
taxon thực vật.
 Xác định được giới hạn và vị trí của giới Thực vật trong sinh giới.
1.1. KHÁI NIỆM
Phân loại học (classification, taxonomy): Theo tiếng Hy Lạp: taxis – cách thức, nomos –
quy luật. Thuật ngữ này được De Candoll đề xướng năm 1813): Là lý thuyết và thực hành phân

loại các sinh vật.
Theo cách nói thông thường Phân loại học thực vật là khoa học nghiên cứu sắp xếp các
thực vật vào một hệ thống, theo một trật tự tự nhiên.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của phân loại học là tạo ra một hệ thống thang chia bậc để
phân chia các cá thể (trên cơ sở hệ thống thang chia bậc này phân biệt và nhận biết được các cá
thể – tức định loại được mẫu vật). Đây không chỉ là công việc cụ thể (định loại) mà còn là lý
thuyết về phân loại (bao gồm nguyên tắc, phương pháp và quy tắc phân loại).
Do mục đích xây dựng hệ thống làm sao để dễ phân biệt nhất, Nhà phân loại học dựa vào
những đặc điểm dễ nhận biết nhất, cho nên hệ thống này có thể không phản ánh chiều hướng
tiến hoá của sinh vật, nhưng việc tra cứu rất thuận tiện.
Hệ thống học (system): “Hệ thống học là khoa học nghiên cứu chủng loại, tính đa dạng
và tất cả các mối quan hệ giữa các sinh vật” – Simpson (1961). Đơn giản hơn “Hệ thống học
là khoa học về sự đa dạng của sinh vật”.
Hệ thống học sử dụng tất cả các thông tin của nhiều ngành khoa học khác như: Hình thái
học, Sinh thái học, Sinh lý học, Di truyền học, Địa lý sinh vật, để xây dựng hệ thống phân
loại. Nhiệm vụ của Hệ thống học là lập ra một hệ thống thang chia bậc cho tất cả các sinh vật
theo chiều hướng tiến hoá từ nguyên thuỷ đến tiến bộ và xếp chúng vào hệ thống đó. Kết quả là
đưa ra được sơ đồ mối quan hệ và liên kết các taxon.
Hệ thống học bao trùm cả phép phân loại và phân loại học, vì hệ thống học không những
định loại được mẫu vật (định loại), đề ra được các tiêu chuẩn định loại và xây dựng hệ thống
thang chia bậc (phân loại học), mà còn phải chứng minh được các mối quan hệ giữa các taxon
trong hệ thống (cái ở bậc trên được sinh ra từ cái ở bậc dưới, cái gì có họ hàng gần với cái
gì, ). Chính vì mục đích xây dựng hệ thống phải phản ánh chiều hướng tiến hoá của sinh vật,
cho nên đôi khi việc nhận biết chúng rất khó khăn (vì các đặc điểm để phân biệt có khi rất khó
nhìn thấy, ví dụ: ADN, đặc điểm hạt phấn, các hoạt chất sinh học, ).
Định loại (identification): Còn gọi là giám định hay phép phân loại, là quá trình phân
tích và loại trừ một mẫu vật (được tiến hành song song) để xác định vật đó thuộc đơn vị phân
loại (taxon) nào. Đây là công việc cụ thể (định loại). Quá trình này chỉ thực hiện được khi đã
có các tiêu chuẩn định trước (các tiêu chuẩn này là kết quả của phân loại học và hệ thống học).
Ví dụ: khi có mẫu vật ta tiến hành phân tích các đặc điểm, sau đó so sánh với khoá định loại và

bản mô tả để xác định xem nó thuộc ngành nào, lớp nào, họ nào, và loài nào. Như vậy kết
quả của định loại là xác định được mẫu vật thuộc loài nào.

8
1.2. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ VAI TRÒ CỦA PHÂN LOẠI HỌC THỰC VẬT
Đối tượng: Giới thực vật, bao gồm các cá thể và các quần thể thực vật.
Nhiệm vụ: Thống kê thực vật trên trái đất; mô tả, xây dựng bảng phân loại để nhận biết
các taxon thực vật; sắp xếp các thực vật vào một hệ thống, theo trật tự tự nhiên, từ thấp đến cao
phản ánh quá trình tiến hoá của thực vật.
Vai trò: Giúp chúng ta nhận biết và phân biệt được các thực vật khác nhau; cho ta thấy
tính đa dạng của sự sống nói chung và thực vật nói riêng; cung cấp những thông tin cơ bản nhất
(danh pháp, mô tả, phân bố, sinh thái, giá trị ) cho tất cả các đơn vị phân loại từ bậc giới cho
đến từng đối tượng cụ thể. Căn cứ vào kết quả phân loại, đánh giá được sự đa dạng và nguồn
tài nguyên thực vật, đánh giá được hệ sinh thái, phân biệt được các thực vật khác nhau (cây có
ích, cây có hại) từ đó đề ra các biện pháp để sử dụng chúng có hiệu quả, cung cấp một phần
thông tin cho việc xây dựng chủng loại phát sinh của sự sống, Đây là môn khoa học cơ sở
cho nhiều ngành khoa học khác nhau trong sinh học, như: Sinh thái học, Tài nguyên sinh vật,
Nông học, Tiến hoá,
Phân loại học vừa là phần cơ bản nhất (vì không thể nghiên cứu các sinh vật khi chưa
phân loại được chúng) vừa là phần tổng quát nhất (vì cho ta biết những kiến thức cơ bản nhất
về hình thái, sinh thái, tài nguyên ). Theo E. Mayr “Phân loại học là một trong những nhánh
quan trọng và có ích lợi nhất của khoa học sinh vật. Không có một môn học nào khác có thể
dạy chúng ta nhiều hơn thế về thế giới mà chúng ta đang sống”.
1.3. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI HỌC THỰC VẬT
1.3.1. Trên thế giới
Ngay từ lúc xuất hiện, để sinh tồn con người đã phải tìm cách tìm hiểu thế giới xung
quanh, trong đó có thực vật, những hiểu biết này được truyền từ đời này sang đời khác, càng
ngày các kiến thức về phân loại thực vật được tích luỹ càng nhiều. Có thể nói, sự phát triển của
phân loại thực vật gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người. Ta có thể chia thành 3 thời
kỳ chính như sau:

Thời kỳ phân loại nhân tạo (từ thời nguyên thủy - cuối thế kỷ 18)
Các hệ thống phân loại thời kỳ này mang tính nhân tạo vì việc xây dựng hệ thống chỉ dựa
vào 1-2 tính chất (đặc điểm) được lựa chọn tùy ý của từng tác giả. Dưới đây là một số công
trình nổi tiếng:
Công trình đầu tiên xuất hiện ở Ai Cập (3000 năm TCN) Và Trung Quốc (2200 năm
TCN). Các tác giả mô tả một số cây lương thực và cây thuốc.
Aristot (384-322 TCN) chia thế giới sống thành động vật và thực vật, ông đã viết một số
cuốn sách về thực vật và được coi là người đặt nền móng cho môn Phân loại động vật.
Theophrastus (371-286 TCN) - học trò của Plato và bạn Aristot, là người đầu tiên đề
xướng phương pháp phân loại và một số tính chất cơ bản trong cấu tạo cơ thể thực vật, vì vậy
ông được coi là người sáng lập khoa học về thực vật. Trong các công trình “Historia
plantarium” và “Causae plantarium”, tác giả đã dựa vào nguyên tắc sinh thái (cây to, nhỏ,
thường xanh, rụng lá, ) để lập bảng và mô tả 445 loài cây.
Plinus (79-23 TCN) trong “Historia naturalis” đã dùng nguyên tắc sinh thái để mô tả
1000 cây (chủ yếu là cây thuốc và ăn quả).
Dioscoride (60-20) trong “Materia medica” đã mô tả 500 loài.
Trong suốt một thời gian dài của thời Trung cổ, do sự thống trị của các giáo hội, các
ngành khoa học bị kìm hãm. Sang thời kỳ Phục hưng (thế kỷ 15-17), nhờ sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản, xuất hiện nhiều nhà khoa học về thực vật, những kiến thức về lĩnh vực này được

9
tăng lên nhanh chóng và nhờ việc mở rộng trao đổi giữa các quốc gia, các nhà khoa học có
điều kiện để hợp tác trong nghiên cứu.
Caesalpino (1583) trong công trình “De Plantis” đã cho rằng cơ quan sinh sản là quan
trọng trong phân loại nên đã lấy hạt làm tiêu chuẩn, nhưng chỉ một số nhóm thể hiện được tính
tự nhiên còn lại phần lớn mang tính nhân tạo.
John Ray (1686,1688,1704) trong “Historia Plantarium” là người đầu tiên đưa khái niệm
“loài” vào môn khoa học này. Ông đã mô tả 18000 loài và chia thành 2 nhóm: Bất toàn (Nấm,
Rêu, Dương xỉ, Thực vật thủy sinh) và Có hoa.
Camerarius (1694) trong “De sexu plantarum Epistola” là người đầu tiên chứng minh rằng

thực vật có giới tính. Ông cho rằng phấn hoa là cần thiết cho sự thụ tinh và hình thành hạt.
Tournefort (1702) trong công trình “Institutiones Rei Herbarriae” đã lấy tràng hoa làm cơ
sở để chia thực vật thành 22 lớp, sau chia thành bộ,
C. Linnaeus (1753) trong “Species Plantarum” đã căn cứ vào bộ nhị để chia thực vật
thành 24 lớp, trong đó 23 lớp thuộc thực vật có hoa, lớp 24 là Thực vật không có hoa (Tảo,
Nấm, Địa y, Dương xỉ), dưới lớp có 116 bộ, 1000 chi và mô tả 10000 loài. Ông là người đầu
tiên đề xuất gọi tên loài bằng 2 từ Latinh và sử dụng khóa định loại để phân biệt các taxon.
Tuy nhiên, do cho rằng loài là bất biến, sự giống nhau giữa các taxon là ngẫu nhiên chứ không
phải là từ một tổ tiên chung, cho nên hệ thống của ông vẫn mang tính nhân tạo.
Thời kỳ phân loại tự nhiên (từ sau Linnaeus - trước khi học thuyết Lamark ra đời): Các
hệ thống được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ tự nhiên của thực vật (mối quan hệ di truyền).
Sau Linnaeus, các nhà thực vật học đã không chỉ dựa vào một số đặc điểm chủ quan của
mình mà dựa vào toàn bộ các đặc điểm chính của thực vật do đó kết quả thu được chính xác
hơn. Dần dần, họ đã lập được các nhóm thực vật tự nhiên. Tuy nhiên, do quan điểm coi loài là
bất biến, cho nên mặc dù đã coi các đơn vị phân loại giống nhau là do bản chất tự nhiên (chứ
không phải ngẫu nhiên), thấy được mức độ khác biệt về cấu trúc giữa các đơn vị phân loại và
thứ bậc phân loại, nhưng họ không thấy được mối liên hệ giữa chúng là kết quả của quá trình
tiến hoá. Trong thời gian này, có nhiều hệ thống ra đời, đáng kể nhất là một số công trình sau:
Bernad Jussieu (1759) chia thực vật thành 14 lớp, 65 bộ và xếp chúng theo trình tự tiến
hoá bắt đầu từ thực vật bậc thấp đến thực vật có hoa.
A. Jussieu (1789) trong “Genera Plantarum” là người đầu tiên nhóm các chi vào các họ
riêng biệt, giữa các họ đều có dạng chuyển tiếp. Ông chia thực vật thành Thực vật không có lá
mầm (Tảo, Nấm, Rêu, Dương xỉ) và Thực vật có lá mầm (Tùng bách, Một lá mầm, Hai lá
mầm) và công bố rất nhiều họ thực vật. Đây là công trình đầu tiên sắp xếp thực vật theo mối
quan hệ họ hàng của quá trình tiến hoá. Do đó, công trình này được nhiều nhà thực vật thừa
nhận và nghiên cứu tiếp để hoàn thiện.
De Candolle (1813) đã đưa phân loại thành môn học “Taxonomia”– Phân loại học, nhằm
dạy cách định loại thực vật dựa trên các đặc điểm chính và chung nhất, đặt tên, mô tả chúng
bằng tiếng La tinh và sắp xếp chúng vào các bậc phân loại (bộ, họ, chi, ). Ông đã chia thành
Thực vật không mạch và Thực vật có mạch, công bố thêm một số họ thực vật, nâng tổng số

đến 161 họ.
Robert Brown (1814) đã tách Hạt trần khỏi Hạt kín, phân biệt được nội nhũ và ngoại nhũ.
Brongniart (1843) chia thực vật thành Thực vật ẩn hoa (Cryptogamae) và Thực vật có
hoa (Phanerogamae).
Hofmeister (1847-1860) đã lấp được lỗ hổng phân cách (mối quan hệ-dạng trung gian)
giữa Thực vật không hoa và Thực vật có hoa, xác định được vị trí của Hạt trần nằm giữa Quyết
thực vật và Hạt kín.

10
Từ 1825-1845 còn có khoảng 20 hệ thống phân loại của các tác giả khác nhau nhưng vẫn
đồng quan điểm với A. Jussieu, De Candolle và Brown.
Trong suốt thời kỳ phân loại tự nhiên, một khối lượng lớn công việc phân loại đã được
hoàn thành (như việc mô tả và sắp xếp rất nhiều loài vào hệ thống phân loại). Tuy nhiên, các hệ
thống chỉ thực hiện việc sắp xếp các thực vật giống nhau về bản chất chứ chưa phản ánh được
quan hệ tiến hoá và nguồn gốc chung của chúng. Nguyên nhân của hạn chế đó là do quan niệm
loài là bất biến vẫn thắng thế, các tác giả tuy thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa các
loài là bản chất tự nhiên, nhưng không thấy được mối liên hệ giữa chúng là kết quả của quá
trình tiến hoá.
Thời kỳ xây dựng hệ thống phát sinh hay phân loại tiến hoá (từ khi học thuyết của
Lamark ra đời): Các hệ thống phân loại được xây dựng không chỉ dựa vào đặc điểm hình thái
mà còn phản ánh được quá trình tiến hóa của thực vật.
Ngay trong thời kỳ mà quan điểm loài là bất biến đang thắng thế thì Lamark (1809) trong
“Triết học của động vật” đã phủ nhận nguyên lý bất biến của loài. Ông coi loài là kết quả của
sự phát triển tiến hoá tự nhiên và sinh vật tiến hoá từ những tổ chức đơn giản đến phức tạp, cho
nên ông được coi là người mở đầu thời kỳ xây dựng hệ thống phát sinh. Công trình của ông đã
đóng vai trò to lớn trong việc phân loại học tự nhiên, nhưng đến khi Dawin (1859) trong “The
Origin of Species” đưa ra thuyết tiến hóa thì khoa học mới công nhận quá trình tiến hoá của
sinh vật nói chung và thực vật nói riêng. Kể từ đây, các nhà thực vật học đã cố gắng tìm hiểu
và khám phá bí mật của giới thực vật nhằm xây dựng được một hệ thống phát sinh phản ánh
đúng quá trình tiến hoá của chúng dựa trên cơ sở dữ liệu về cổ thực vật, giải phẫu so sánh, mô

phôi, sinh lý, sinh hoá, di truyền phân tử, di truyền quần thể, địa lý thực vật, tiêu biểu có các
các công trình của Gôbi, Kuznetxov, Bouch, Kursanov, Grosseim, Takhtajan, (Nga); Engler,
Metz (Đức); Hutchinson, Rendle (Anh); Bessey, Pulle (Mỹ); Weistei (Áo); Pul (Hà Lan);
Các tác giả đều thống nhất giới thực vật là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài từ đơn giản
đến phức tạp, từ thấp lên cao.
Tuy nhiên, do thực vật đã trải qua quá trình tiến hoá lâu dài với nhiều biến cố lớn, nhiều
dạng chuyển tiếp bị xoá dấu vết. Cho nên, dù đã có thêm các dẫn liệu từ các môn khoa học
khác (nhất là Di truyền học) hé mở một cách nhìn mới về quá trình tiến hoá của sinh vật,
nhưng cho đến nay vẫn chưa có một hệ thống nào tỏ ra hoàn hảo. Đây là một nhiệm vụ đầy khó
khăn của khoa học nói chung và phân loại thực vật nói riêng.
1.3.2. Ở Việt Nam
Lịch sử phát triển môn phân loại học và các công trình nghiên cứu về thực vật ở nước ta
còn chưa được tập hợp đầy đủ, dưới đây là một số công trình nổi tiếng:
Tuệ Tĩnh (thế kỷ 14) đã viết cuốn “Nam dược thần hiệu” năm 1417, mô tả 579 cây làm
thuốc; Lê Quý Đôn (thế kỷ 17) trong “Vân đài loại ngữ” chia thực vật thành cây cho hoa, quả,
cây ngũ cốc, rau, cây mọc theo các mùa khác nhau, Nguyễn Trữ (đời nhà Lê) trong “Việt
Nam thực vật học” đã mô tả nhiều cây; Loureiro (1790) trong “Flora Cochinchinensis” đã mô
tả 700 loài cây, trong đó công bố nhiều loài mới; Pierre (1879) trong “Flore Forestiere de la
Cochinchine” đã mô tả 800 loài cây gỗ. Công trình lớn nhất là của Lecomte và cs. (1907-1952)
trong “Flore Générale de l'.Indo-Chine”, gồm 7 tập đã mô tả các thực vật từ Dương xỉ tới hạt
trần và hạt kín của toàn Đông Dương;…
Các công trình nêu trên chủ yếu tập trung vào thực vật bậc cao. Từ 1954 đến nay, do thấy
được tầm quan trọng của việc phân loại thực vật, cho nên công việc này mới thật sự được đầu
tư. Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về thực vật như: Lê Khả Kế & cs. (1974)
trong Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam đã giới thiệu các loài thực vật phổ biến ở nước ta được
trích dịch từ “Thực vật chí đại cương Đông Dương” của Lecomte và cs.; các công trình của
Phạm Hoàng Hộ: Cây cỏ miền Nam Việt Nam (1970-1975), Cây cỏ Việt Nam (1990-1993),
Cây cỏ Việt Nam (1999-2001) đã giới thiệu đặc điểm nhận biết hầu hết các loài cây trong hệ

11

thực vật Việt Nam; Trần Đình Lý (1993) trong “1900 loài cây có ích” đã giới thiệu về danh
pháp, sinh thái, phân bố và giá trị sử dụng cho các loài cây này ở Việt Nam; Nguyễn Tiến Bân
(1997) trong “Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam” đã giới thiệu
đặc điểm nhận biết và xây dựng bảng khoá mở cho 265 họ trong ngành thực vật hạt kín ở nước
ta; Nguyễn Tiến Bân & cs. (2001-2005) trong “Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam” đã đề
cập đến danh pháp, phân bố, sinh thái, giá trị sử dụng của hơn 14.000 loài thực vật hiện biết ở
nước ta, từ Tảo đến Hạt trần (tập 1) và Hạt kín (tập 2-3). Đây là công trình được hoàn thành
với sự tham gia của hơn 40 nhà khoa học thực vật trong và ngoài nước.
Song song với các công trình mang tính khái quát về phân loại nêu trên, để đáp ứng yêu
cầu nghiên cứu đánh giá về hệ thực vật của quốc gia, đòi hỏi phải có các công trình nghiên cứu
chuyên sâu về các họ, cho đến nay đã hoàn thành việc xuất bản 11 tập Thực vật chí Việt Nam
về các họ: họ Na – Annonaceae của Nguyễn Tiến Bân (2000), họ Bạc hà – Lamiaceae của Vũ
Xuân Phương (2002), họ Cói – Cyperaceae của Nguyễn Khắc Khôi (2003), Đến nay đã xuất
bản được 11 tập, sắp tới sẽ xuất bản 10 tập và khoảng 30 tập đang ở dạng bản thảo.
Về giá trị tài nguyên: tiêu biểu là các công trình của các tác giả người Pháp Crevost,
Lemarie & Petelot (1917-1935) trong “Catalogues des produits de l’Indochine”, gồm 5 tập đã
đề cập đến nhiều loài cây có ích ở Đông Dương; Crevost & A. Petelot (1953), trong “Les
Plants medicinales du Cambodge du Laos et Vietnam” đã giới thiệu về cây thuốc ở các nước
Đông Dương; Nhiều tác giả (1971-1982) trong “Cây gỗ rừng miền Bắc Việt Nam” và “Cây gỗ
rừng Việt Nam” gồm 8 tập đã giới thiệu đặc điểm nhận biết và giá trị làm gỗ của các loài cây
gỗ; tương tự là công trình của Vũ Văn Dũng (chủ biên) và cs. (1996) trong “Vietnam Forest
Trees”; Nguyễn Tiến Bân & cs. trong Sách đỏ Việt Nam (1996, 2007) đã giới thiệu 6 loài nấm
và 442 loài thực vật quý hiếm ở Việt Nam. Bên cạnh đó là các công trình chuyên về việc sử
dụng thực vật làm thuốc như các công trình Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (1977,
1995, 2003) của Đỗ Tất lợi; Từ điển cây thuốc Việt Nam (1997) và Từ điển thực vật thông
dụng (2003) của Võ Văn Chi; Cây thuốc Việt Nam của Lê Trần Đức (1997),
Về giáo trình: được sử dụng rộng rãi là công trình Phân loại học thực vật của Võ Văn Chi
& Dương Đức Tiến (1971-tái bản 1978); Những họ thực vật có hoa của Nguyễn Thạch Bích và
cs. (1975); Thực vật học của Vũ Văn Chuyên (1976); Phân loại học thực vật của Hoàng Thị
Sản & Phan Nguyên Hồng (1986); Phân loại học thực vật của Hoàng Thị Sản (1999, tái bản

năm 2003); Hình Thái học thực vật của Nguyễn Bá (1974-tái bản 2004); Hệ thống học thực vật
của Nguyễn Nghĩa Thìn & Đặng Thị Sy (2004),
1.4. MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG PHÂN LOẠI HỌC THỰC VẬT
Từ nửa sau thế kỷ 19, việc nghiên cứu phân loại thực vật phát triển mạnh, cần có sự hợp
tác và trao đổi trên toàn thế giới, do vậy cần có sự thống nhất về phương pháp nghiên cứu, cách
mô tả và danh pháp dùng trong hệ thống học thực vật. Do đó, hội nghị quốc tế về thực vật đã
được thành lập và tổ chức lần thứ nhất tại Pari năm 1867. Cho đến nay, đã tổ chức hội nghị 18
lần (theo định kỳ 5 năm). Trong các hội nghị, các Nhà thực vật học thảo luận nhằm hoàn thiện
một bộ luật chung trên toàn thế giới, gọi là Luật danh pháp thực vật (International Code of
Botanical Nomenclature, viết tắt là ICBN). Có rất nhiều điều khoản cụ thể, như thang bậc phân
loại, danh pháp, Dưới đây là một số quy định cơ bản.
1.4.1. Đơn vị phân loại (Taxon)
Đơn vị phân loại (Taxon, số nhiều là taxa)
1
)
: Là một nhóm sinh vật cụ thể, (được chấp
nhận là đơn vị chính thức) ở bất cứ bậc phân loại nào trong thang phân loại. Mỗi cá thể sinh vật
được coi là một trong vô số các thành viên của một đơn vị phân loại (giới, ngành, lớp, bộ, họ,


1
) Nếu so sánh đơn vị phân loại trong hệ thống phân loại học với đơn vị trong hệ thống hành chính, chẳng hạn
ngành Giáo dục & Đào tạo, thì Bộ Giáo dục & Đào tạo được coi là một đơn vị cụ thể, bao gồm tất cả các đơn vị ở
cấp dưới, trong đó có các trường đại học A, B, C, cụ thể); trường đại học A là 1 đơn vị cụ thể, bao gồm các đơn
vị cấp dưới (các phòng D, E, F ; các khoa G, H, K, là những đơn vị cụ thể)

12
chi, loài, ). Nói cách khác, một nhóm sinh vật ở bất cứ một bậc nào cũng được coi là một đơn
vị phân loại (1 giới được gọi là 1 đơn vị phân loại, 1 bộ được gọi là 1 đơn vị phân loại, 1 loài
cũng được gọi là 1 đơn vị phân loại). Mỗi đơn vị phân loại bao gồm tất cả các đơn vị phân loại

thấp hơn và các cá thể thuộc đơn vị phân loại đó. Ví dụ:
– Bộ Loa kèn (Liliales) là 1 đơn vị phân loại bậc bộ, trong đó các thành viên của nó là các
họ, chi, loài trong bộ.
– Họ Loa kèn (Liliaceae) là 1 đơn vị phân loại bậc họ, trong đó các thành viên của nó là
các chi và loài trong họ.
– Chi Loa kèn (Lilium) là 1 đơn vị phân loại bậc chi, thành viên của nó là các loài trong chi.
– Loài Loa kèn (Lilium longiflorum) là 1 đơn vị phân loại bậc loài, thành viên của nó là
tất cả các cá thể thuộc loài này,
Đơn vị phân loại cơ sở của hệ thống phân loại là loài (species). Vì loài là có thực với
bộ mã di truyền ổn định, khó bị thay đổi bởi các tác nhân ngoại cảnh hoặc lai với loài khác.
Bất kỳ 1 sinh vật nào cũng phải thuộc 1 loài nào đó. Những loài có tính chất giống nhau,
có cùng tổ tiên, tập hợp thành chi (genus). Cũng theo nguyên tắc này, các chi tập hợp thành
họ (familia), họ thành bộ (ordo), bộ tập hợp thành lớp (classis), lớp tập hợp thành ngành
(phylum), ngành tập hợp thành giới (regnum). Do đó, giới được xem như đơn vị phân loại lớn
nhất, bao gồm những sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
1.4.2. Mẫu chuẩn (Typus)
Mẫu chuẩn, còn gọi là mẫu chuẩn tên gọi, týp danh pháp, mẫu chuẩn danh pháp hay mẫu
chuẩn của tên các taxon là căn cứ (hay tiêu chuẩn) để công bố tên gọi của một taxon. Khi công bố
một taxon mới (từ bậc họ trở xuống) người công bố phải chỉ rõ mẫu chuẩn của taxon.
1.4.2.1. Mẫu chuẩn của loài và dưới loài
Mẫu chuẩn của loài và các taxon dưới loài là mẫu vật cụ thể hoặc một hình minh hoạ
(nếu tên gọi được công bố trước ngày 1/1/1935). Đây chính là cơ sở để công bố tên khoa học,
nó được bảo quản ở trạng thái cố định.
1.4.2.2. Mẫu chuẩn của các taxon bậc trên loài
Mẫu chuẩn của các taxon bậc trên loài là 1 taxon, khi trích dẫn chỉ cần trích dẫn tên của
nó là đủ.
– Mẫu chuẩn của các taxon trên loài (từ phân loạt – subseries đến phân chi – subgenus) đến chi
là loài chuẩn, ví dụ: Chi Ngọc lan (Magnolia) có nhiều loài, nhưng mẫu chuẩn của chi này là
loài Magnolia virginiana L. 1753. Khi cần trích dẫn, thì chỉ cần trích dẫn tên loài này là đủ.
– Mẫu chuẩn của tất cả các taxon trên bậc chi là chi chuẩn, ví dụ:

Họ Ngọc lan (Magnoliaceae Juss.) có 13 chi, nhưng chỉ có chi Magnolia L. là mẫu chuẩn
của họ này.
Bộ Ngọc lan (Magnoliales) có nhiều họ và chi, những chỉ chi Magnolia L. là mẫu chuẩn
của bộ. Tương tự như vậy, mẫu chuẩn của phân lớp Ngọc lan (Magnoliidae), lớp ngọc lan
(Magnoliopsida), đều là chi Magnolia L.
1.4.3. Bậc phân loại
Bậc phân loại hay thứ hạng phân loại (category)
1
)
: Là cấp bậc trong thang phân loại sinh
vật, thành viên của mỗi bậc gồm tất cả các đơn vị phân loại ở cùng 1 cấp. Nói cách khác, bậc


1
) Nếu so sánh bậc phân loại trong hệ thống phân loại học với cấp bậc trong hệ thống hành chính, chẳng hạn
ngành Giáo dục & Đào tạo: Nếu các cấp bộ, trường, khoa, là các cấp trong hệ thống, thì các trường A, B, C,
khoa D, E, G, là các đơn vị cụ thể.

13
phân loại là một tập hợp mà các thành viên của nó là các đơn vị phân loại ở bậc đó (bậc phân
loại là khái niệm chung cho nhiều vật cụ thể khác nhau trong cùng bậc).
Ví dụ: Ở bậc bộ trong lớp 2 lá mầm có rất nhiều thành viên, như bộ Đậu, bộ Hoa tán, bộ
Hoa hồng, bộ Bồ hòn, Ở bậc họ trong bộ Bồ hòn có họ Bồ hòn, họ Thích, họ Kẹn, họ Chuông
đài, Ở bậc loài, bao gồm gần 500.000 loài thực vật,
Hệ thống phân loại sinh vật thường được gọi là Thang phân loại Linnaeus, ban đầu
gồm 5 bậc, theo thứ tự giảm dần là: Lớp (Classis)  Bộ (Ordo)  Chi (Genus)  Loài
(Species)  Thứ (varietas).
Đến nay, thang phân loại này đã được bổ sung thêm nhiều bậc. Trong đó có 7 bậc phân
loại cơ bản là: Giới (Regnum)  Ngành (Phylum)  Lớp (Classis)  Bộ (Ordo)  họ
(Familia)  chi (Genus)  Loài (Species).

Ngoài 7 bậc cơ bản nêu trên, khi cần người ta còn dùng thêm các bậc phân loại trung
gian (tông, nhánh, loạt, thứ, dạng) và thêm các tiếp đầu ngữ super (liên), sub (phân). Như vậy,
bậc phân loại trong giới thực vật gồm 25 bậc, theo thứ tự từ cao xuống thấp như sau:
Bảng 1. Các bậc phân loại trong phân loại thực vật

STT
TIẾNG VIỆT NAM
TIẾNG TIẾNG ANH
TIẾNG LA TINH
1
Giới
Kingdom
Regnum
2
Phân giới
Subkingdom
Subregnum
3
Ngành
Division
Phylum
4
Phân ngành
Subdivision
Subphylum
5
Lớp
Class
Classis
6

Phân lớp
Subclass
Subclassis
7
Liên bộ
Superorder
Superordo
8
Bộ
Order
Ordo
9
Phân bộ
Suborder
Subordo
10
Họ
Family
Familia
11
Phân họ
Subfamily
Subfamilia
12
Tông
Tribe
Tribus
13
Phân tông
Subtribe

Subtribus
14
Chi
Genus
Genus
15
Phân chi
Subgenus
Subgenus
16
Nhánh
Section
Sectio
17
Phân nhánh
Subsection
Subsectio
18
Loạt
Series
Series
19
Phân loạt
Subseries
Subseries
20
Loài
Species
Species
21

Phân loài
Subspecies
Subspecies
22
Thứ
Variety
Varietas
23
Phân thứ
Subvariety
Subvarietas
24
Dạng
Form
Forme
25
Phân dạng
Subform
Subforma

14
1.4.4. Tên khoa học của các bậc phân loại
Giới Thực vật có khoảng 500.000 loài, nhiều loài phân bố khắp mọi nơi. Để phân biệt
chúng, con người đã đặt cho mỗi loài một tên gọi, cùng một loài ở mỗi vùng khác nhau lại có
tên gọi khác nhau. Trong một số trường hợp, 2 (hoặc nhiều hơn) loài khác nhau có khi lại được
gọi cùng một tên gọi, ví dụ: Ageratum conizoides (họ Cúc) và Lantana camara (họ Bạc hà) đều
được gọi là cây “cứt lợn”. Cách gọi tên như vậy chỉ có giá trị đối với từng vùng, gây khó khăn
cho việc nghiên cứu và sử dụng,
Chính vì những lý do trên, các nhà thực vật học đã đề ra một quy tắc để thống nhất cách
gọi tên trên phạm vi toàn thế giới. Theo luật danh pháp thực vật, tên khoa học của các đơn vị

phân loại (taxon) có ba tính chất cơ bản là: 1) Tính duy nhất: tất cả các taxon chỉ có một tên
đúng, trừ một số nấm, một số thực vật hoá thạch và 8 họ thực vật: Cau (Arecaceae = Palmae),
Hoà thảo (Poaceae = Graminae), Cải (Brassicaceae = Crusiferae), Đậu (Fabaceae =
Leguminosae = Papilionaceae), Bứa (Clusiaceae = Guttiferae), Hoa tán (Apiaceae =
Umbelliferae), Bạc hà (Lamiaceae = Labiatae), Cúc (Asteraceae = Compositae); 2) Tính phổ
cập: tên gọi của tất cả các taxon đều là tên Latinh và 3) Tính ổn định: tất cả các tên gọi
đúng với luật danh pháp quốc tế đều không được thay đổi.
1.4.4.1. Tên của các taxon bậc trên loài
Tên chi (Genus): Là 1 từ (danh từ số ít hoặc được coi là danh từ), có thể lấy tùy ý, sau đó
được Latinh hóa, chữ cái đầu phải viết Hoa. Ví dụ:
Từ tên cây có sẵn: Rosa (từ cây Hoa hồng), Quercus (cây Sồi), Piper (cây Hồ tiêu),
Từ tên một người: Begonia (từ tên Michel Bégon), Caesalpinia (từ tên riêng Caesalpin),
Blumea (từ tên Blume), Tournefortia (từ tên riêng Tournefort),
Từ địa danh: Washingtonia (từ địa danh Washington), Taiwania (từ địa danh Taiwan),
Từ lời nhắc nhở hay cảnh báo: Convolvulus (đừng sờ mó),
Tên chi không được trùng với danh từ kỹ thuật (Radix – rễ, Caulis – thân, Folium – lá, ), trừ
khi nó được công bố trước 1/1/1912. Nếu gồm 2 từ thì phải viết liền hoặc có gạch nối, ví dụ:
Sapindus (Bồ hòn; tên ghép 2 từ Saponin – xà phòng và Indian – người da đỏ),
Tên của các taxon trên bậc chi (từ tông

ngành): Đặt theo nguyên tắc lấy thân từ (tức
bỏ đuôi) của tên chi chuẩn (typus, còn gọi là “chi điển hình”), sau đó thêm phần đuôi chỉ
bậc phân loại, chữ cái đầu tên phải viết Hoa, ví dụ:
Tên chi
Thân từ
Tên họ
Magnolia
Magnoli
Magnoliaceae
Pinus

Pin
Pinaceae
Podocarpus
Podocarp
Podocarpaceae
Tên của họ: đuôi là –aceae. Ví dụ: Magnoliaceae (họ Ngọc lan) lấy từ tên chi Magnolia
(chi được coi là mẫu chuẩn của họ này).
Tên của bộ: đuôi là –ales. Ví dụ: Magnolia  Magnoliaceae  Magnoliales. (hoặc lấy
từ họ “điển hình”, sau đó thay – aceae = –ales).
Tên của lớp: đuôi là –opsida hoặc –atae, ví dụ: Magnolia  Magnoliales 
Magnoliopsida hoặc Magnoliatae (lớp Ngọc lan). Nhưng ở Tảo, đuôi là –phyceae
(Volvocophyceae – Lớp Tảo lục chuyển động), còn ở Nấm, đuôi là –mycetes (Basidiomycetes
– Lớp Nấm đảm).
Tên của ngành: đuôi là –ophyta đối với Thực vật và –omycota đối với Nấm. Ví dụ:
Magnolia  Magnoliopsida  Magnoliophyta (ngành Ngọc lan hay Hạt kín).

15
Tên khoa học của giới thực vật là Plantae (Vegetabilia).
Ngoài tên gọi của các bậc cơ bản trên, còn có nhiều các bậc phân loại phụ. Tất cả các bậc
phân loại từ bậc chi trở lên đều theo nguyên tắc lấy thân của tên chi chuẩn cộng thêm đuôi để
chỉ các bậc phân loại. Đuôi của các bậc phân loại được tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 2. Tên gọi của các bậc phân loại trên bậc chi trong phân loại thực vật và nấm
1
)



Ngành
(divisio)
Phân ngành

(subdivisio)
Lớp
(classis)
Phân lớp
(subclasis)
Liên bộ
(superordo)
Bộ (ordo)
Phân bộ
(subordo)
Họ (familia)
Phân họ
(subfamilia)
Tông
(tribus)
Phân tông
(subtribus)
TVBC
(-ophyta)
(-ophytina)
(-opsida/
-atae)
(-idae)
-anae
-ales
-ineae
-aceae
-oideae
-eae
-inae

TẢO


(-phyceae)
(-phycidae)







NẤM
(-omycota)
(-omycotina)
(-mycetes)
(-mycetidae)







1.4.4.2. Tên của loài
Tên khoa học của một loài do Linnaeus đề xướng năm 1753, được thế giới công nhận
thông qua hội nghị quốc tế về thực vật học họp lần thứ nhất ở Paris năm 1867, là một tổ hợp
gồm 2 từ Latinh là tên chi và tính ngữ loài.
Tính ngữ loài là 1 từ (danh từ hoặc tính từ) để phân biệt các loài trong 1 chi, có thể lấy từ
nguồn bất kỳ, sau đó được Latinh hóa, viết thường và không được lặp lại tên chi (từ thứ nhất)

2
)
.
Ví dụ: loài Lúa có tên khoa học là Oryza sativa L. (Oryza là tên chi, sativa là tính ngữ loài, L.
là tên viết tắt của Linnaeus – tác giả công bố tên gọi cho loài này).
Nếu phần tính ngữ gồm nhiều từ thì các từ phải gắn liền nhau hoặc nối với nhau bằng dấu
gạch ngang, ví dụ: Ý dĩ (Coix lachryma-job), Râm bụt (Hibiscus rosa-sinensis),
1.4.4.3. Tên của các taxon dưới loài
Nếu như thang phân loại động vật và vi khuẩn chỉ có 1 bậc phân loại dưới loài là phân
loài (subspecies) hoặc thứ (varietas), thì trong thang phân loại thực vật, bậc phân loại dưới loài
gồm nhiều bậc nhỏ nữa như phân loài, thứ, phân thứ, Cho nên, tên của 1 taxon thực vật bậc
dưới loài là tên ghép (combination) của tên loài và tên của taxon dưới loài, được nối với nhau
bằng từ chỉ bậc phân loại của taxon đó.
Công thức chung: Tên loài + chữ viết tắt của bậc phân loại + một tính ngữ + chữ viết tắt
của bậc phân loại + một tính ngữ + Tuy nhiên, thường rút gọn bằng cách chỉ ghi tên loài và
taxon bậc cuối cùng. Ví dụ:
– ssp. = subspecies (phân loài): Dimocarpus fumatus ssp. indochinensis Leenh. (phân loài
Nhãn đông dương).
– var. = varietas (thứ): Lúa nếp (Oryza sativa var. glutinosa Tanaka) và Lúa tẻ (Oryza
sativa var. utilissima A. Camus), cả 2 thứ đều thuộc loài Lúa.
Một số lưu ý về tên gọi:
– Một loài nào đó được xác định là có thực nhưng chưa được giám định chính xác, chưa thể
công bố tên thì người ta viết tên chi kèm chữ sp. (viết đứng và có dấu chấm ở sau), ví dụ:
Dimocarpus sp. (một mẫu vật được xác định thuộc chi Dimocarpus có thể là loài mới).


1
) Các ô có đuôi đặt trong dấu ngoặc đơn ( ) không phải là quy định chính thức, mà chỉ là khuyến nghị (tốt nhất)
nên dùng như vậy; các ô có dấu gạch ngang ( – ), cần hiểu là có đuôi giống với bậc tương ứng của ô bên cạnh (tức
luật giống nhau).

2
) Trong Danh pháp động vật thì tính ngữ loài có thể lặp lại tên chi, ví dụ: Rắn hổ mang (Naja naja), Tôm sông
(Astacus astacus), Gà (Gallus gallus),

16
– Khi muốn ám chỉ nhiều loài cùng chi nào đó người ta ghi tên chi kèm chữ spp. (species
plural, viết đứng và có dấu chấm ở sau), ví dụ: Citrus spp. (hiểu là nhiều loài thuộc chi Nhãn).
– Tên gọi của Nấm: Được điều khiển bởi luật danh pháp thực vật (nhưng tính ngữ loài có khi
lặp lại tên chi).
– Tên gọi của Địa y: Được điều khiển bởi luật danh pháp thực vật.
– Tên gọi của Vi khuẩn: Từ bậc loài trở lên giống với luật danh pháp thực vật; bậc dưới loài
giống với luật danh pháp động vật.
1.4.5. Cách trích dẫn tên khoa học
Tên khoa học (scientific name): Tên khoa học là tên được đặt cho các đơn vị phân loại
bằng tiếng Latinh, thường gặp là:
Tên chính thức hay tên hợp pháp (nom. leg. = nomen legitimum): Tên được đặt phù hợp
với luật danh pháp và được dùng làm tên chính thức cho 1 taxon. Ngược lại là tên bất hợp pháp
(nom. illeg. = nomen illegality).
Tên đồng nghĩa (syn. = nomen synonym): gồm 2 hoặc nhiều tên gọi được đặt phù hợp
với luật danh pháp, để chỉ 1 taxon.
Tên trần (nom. nud. = nomen nudum): Tên được công bố không có bản mô tả kèm theo.
Tên bảo tồn (nom. cons. = nomen conservandum): Tên không hợp lệ nhưng được Ủy ban
danh pháp cho phép sử dụng như 1 tên hợp lệ.
Tên loài mới (sp. nov. = species novum): Tên của loài lần đầu tiên được công bố.
Tác giả và cách trích dẫn
Tác giả (hoặc các tác giả) là người (hoặc nhiều người) công bố tên gọi của taxon nào đó.
Tên tác giả không tính là thành phần của tên khoa học, nhưng để việc làm tăng tính chính xác
củachúng, người ta thường trích dẫn tên tác giả công bố tên gọi kèm theo tên khoa học. Tên tác
giả thường được viết tắt (thường theo hướng dẫn của R. K. Brummitt,1992), ví dụ: Rosaceae
Juss., Rosa L., Dimocarpus longan Lour., Nếu viết đầy đủ thì sau tên tác giả không có dấu

chấm.
– Nếu tên gọi do 2 tác giả công bố, thì tên của 2 tác giả nối với nhau bằng từ (et) hoặc (&):
Camellia longicaudata Chang et Liang hoặc Camellia longicaudata Chang & Liang.
– Nếu tên gọi do 3 người trở lên công bố, thì chỉ trích dẫn tên tác giả chính và các tác giả khác
được thay bằng từ (al.): Camellia phelloderma Chang et al.
– Nếu tên 2 tác giả nối với nhau bằng từ “in” – một từ Latinh (có nghĩa là trong), thì có nghĩa là tác
giả trước công bố tên gọi trong công trình của tác giả sau, ví dụ: Viburnum tenatum Rehden in
Sargent. Nếu cần rút gọn thì chỉ giữ lại tên tác giả trước (Viburnum tenatum Rehden).
– Nếu tên 2 tác giả nối với nhau bằng từ “ex” – một từ Latinh (có nghĩa là: từ, theo), thì có
nghĩa là tác giả trước đặt tên nhưng không công bố hợp pháp, tác giả sau là người công bố, ví
dụ: Gossypium tomentosum Nutt. ex Seem. (Nuttall đặt tên trên nhãn của mẫu vật còn Seemann
là người công bố)
1
)
. Nếu cần rút gọn thì chỉ giữ lại tên của tác giả sau (Gossypium tomentosum
Seem.).
– Nếu tên 2 tác giả cùng được trích dẫn nhưng tác giả trước nằm trong dấu ngoặc đơn (gọi là
trích dẫn kép), thì có nghĩa là tác giả sau công bố tên mới dựa vào mẫu chuẩn (typus) và bản
mô tả của tên cũ do tác giả nằm trong dấu ngoặc đơn công bố. Việc trích dẫn kép này xảy ra
khi có sự thay đổi về vị trí phân loại hoặc bậc phân loại.


1
) Đối với luật danh pháp động vật và vi khuẩn, thì tên ngược lại, tác giả trước từ “ex” là người công bố, còn tên
tác giả sau là người đặt tên nhưng không công bố hợp pháp.

17
– Trong một số trường hợp, sau tên của tác giả có chữ “f.”, điều đó có nghĩa là con của tác giả
là người công bố (f. là chữ viết tắt của filius – con), ví dụ: Si (Ficus microcarpa L. f. 1781)
(con của Linnê hay Linnê con là người công bố).

Thông thường tên khoa học của các taxon từ bậc họ trở lên thì viết đứng, các taxon dưới
họ thì viết nghiêng, tên tác giả công bố và năm công bố tên gọi luôn viết đứng.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp phân loại đều dựa trên nguyên tắc: những thực vật có chung nguồn gốc
thì có tính chất giống nhau. Các loài càng gần nhau thì càng có nhiều tính chất giống nhau. Sự
giống nhau đó có thể là đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lý, sinh hoá, Do đó có nhiều
phương pháp nghiên cứu khác nhau.
1.5.1. Phương pháp hình thái so sánh
Đây là phương pháp cổ điển nhưng cho tới nay vẫn là phương pháp chính và phổ biến
nhất. Phương pháp này dựa trên đặc điểm cấu tạo bên ngoài các cơ quan của thực vật (hình thái
lớn - Macromorphologie), quan trọng nhất là cơ quan sinh sản vì đặc điểm của nó liên quan
chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít biến đổi bởi tác động của môi trường. Việc so sánh dựa trên
nguyên tắc chỉ so sánh các cơ quan tương ứng với nhau trong cùng một giai đoạn phát triển.
Từ thế kỷ 18, nhờ sự phát triển của kính hiển vi, ngoài đặc điểm hình thái bên ngoài, các
nhà thực vật học còn dùng cả những đặc điểm hình thái nhỏ (micromorphologie) hay còn gọi là
phương pháp giải phẫu so sánh, như: hình thái cấu trúc tế bào, mô, Các đặc điểm trên giúp
cho việc phân loại được chính xác hơn đồng thời góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu cho việc xác
lập mối quan hệ thân cận giữa các taxon.
Để làm tốt phương pháp nghiên cứu hình thái so sánh, cần tiến hành đồng thời cả 2 công
tác là ngoại nghiệp và nội nghiệp.
Công tác ngoại nghiệp: Được thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm thu thập mẫu
vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu ở trạng thái sống, quan sát về phân
bố, môi trường sống và các đặc điểm khác.
Công tác nội nghiệp: Bao gồm việc xử lý và bảo quản mẫu vật; sau đó các mẫu vật được
phân tích, chụp ảnh, vẽ hình và mô tả; dựa vào các bản mô tả gốc và mẫu vật chuẩn, các
chuyên khảo, các bộ thực vật chí để phân tích, so sánh và định loại; cuối cùng là việc tổng hợp
dữ liệu để mô tả và xây dựng khóa định loại các taxon.
1.5.2. Các phương pháp khác
Để có được một hệ thống sinh thực vật hoàn chỉnh, phản ánh đúng quá trình tiến hoá.
Các nhà thực vật học đã sử dụng thành tựu của nhiều ngành khoa học khác nhằm tìm ra các

bằng chứng chứng minh cho hệ thống của mình, vì vậy đã xuất hiện nhiều phương pháp mới hỗ
trợ cho phương pháp hình thái so sánh.
Phương pháp tế bào học (bao gồm cả phương pháp di truyền): dựa trên hình thái và cấu
tạo bộ nhiễm sắc thể, hiện tượng đa bội thể, di truyền quần thể, Hiện nay, việc dùng hình thái
và cấu tạo bộ nhiễm sắc thể đã hỗ trợ đắc lực cho nghiên cứu phân loại, nhất là để xây dựng
các hệ thống phân loại, định loại những mẫu không đủ tiêu chuẩn hình thái hoặc còn gây tranh
cãi
Phương pháp bào tử phấn hoa: Dựa vào hình thái và cấu tạo của bào tử và hạt phấn.
Phương pháp cổ thực vật: Dựa vào hoá thạch (mẫu hoá đá) của thực vật để tìm quan hệ
giữa các nhóm mà dạng trung gian đã tuyệt chủng. Thực tế ta thấy trong tự nhiên sự tách biệt
các taxon có thể rất rõ vì các dạng trung gian đã tuyệt diệt.
Phương pháp hoá sinh: Dựa trên nguyên tắc các loài gần nhau thường chứa các hợp
chất hoá học gần nhau.

18
Phương pháp địa lý thực vật: Dựa trên nguyên tắc mỗi taxon chỉ phân bố ở một vùng
nhất định, vì vậy nghiên cứu khu phân bố có thể xác định được mức độ gần gũi.
Phương pháp phát triển cá thể: Trong quá trình phát triển, mỗi cá thể đều lặp lại những
giai đoạn (hình thức) chính mà tổ tiên chúng trải qua. Theo dõi quá trình này có thể xem xét
quan hệ và nguồn gốc của nó. Ví dụ: họ Đậu có lá kép, nhưng các loài thuộc chi Keo (Acasia)
có lá đơn, cây mới nảy mầm có lá kép.
Phương pháp miễn dịch: Tính miễn dịch ở một mức độ nào đó được kế thừa qua các thế
hệ và là một đặc điểm quan trọng của một họ hoặc chi nhất định.
Phương pháp chuẩn đoán huyết thanh: Dựa trên phản ứng máu của động vật máu nóng
với chất ngoại lai, ví dụ: lấy dịch chiết của 2 loài cho vào máu của cùng một loài động vật, nếu
phản ứng máu giống nhau có thể suy ra 2 loài thực vật trên gần nhau.
Phương pháp lai ghép: Dựa trên nguyên tắc các loài càng gần nhau thì càng dễ lai ghép
với nhau.
Phương pháp thống kê: Dựa trên nguyên tắc thống kê các chỉ tiêu so sánh (lá, hoa
quả, ), các loài càng gần nhau thì sai khác càng nhỏ, những sai khác không có ý nghĩa (<

0,5%) thì chứng tỏ cùng loài…
Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học và công nghệ, ngày càng có nhiều phương
pháp nghiên cứu ra đời, trong đó có việc áp dụng toán học và các phần mềm tin học để tìm
hiểu mối quan hệ giữa các taxon. Các phương pháp này góp phần cung cấp những dẫn liệu
chính xác giúp cho việc xây dựng hệ thống thực vật trên trái đất.
1.5.3. Cách xây dựng và sử dụng khóa định loại
Khoá định loại là công cụ (chìa khoá) để tra cứu tên khoa học của một taxon. Nhờ khoá
này, người ta dễ dàng xác định mẫu vật thuộc taxon nào (giới nào, họ nào, loài nào ). Xây
dựng khoá phân loại là một trong những nhiệm vụ quan trọng của phân loại học.
Khoá định loại gồm những đặc điểm chuẩn loại, được các nhà phân loại học lựa chọn từ
một hệ thống phân loại đã được công bố hợp lệ. Các đặc điểm này được mô tả chính xác, ngắn
gọn và xếp thành những cặp dữ liệu đối lập nhau. Có 2 kiểu khoá là: Khoá số tổng hợp (xem
Nguyễn Tiến Bân, 1997: 80-161) và khoá lưỡng phân. Mỗi loại khoá có những lợi thế riêng,
nhưng khoá lưỡng phân vẫn được sử dụng nhiều hơn.
1.5.3.1. Cách xây dựng khoá định loại
Các bước tiến hành xây dựng một khoá định loại theo kiểu lưỡng phân:
1) Xây dựng bản mô tả các taxon cần làm khoá.
2) Lựa chọn những đặc điểm đặc trưng cho mỗi taxon để lập bảng phân tích các đặc điểm
phân loại của các taxon cần làm khoá (xem Bảng 3). Các đặc điểm đó phải ổn định, dễ quan
sát, đo đếm được, nếu đối lập một cách tuyệt đối với các taxon khác thì càng tốt.
3) Từ tập hợp đặc điểm trong bảng, chọn ra cặp các đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai
nhóm. Trong mỗi nhóm, lại tiếp tục chọn ra cặp đặc điểm đối lập và xếp vào hai nhóm khác, cứ
tiếp tục như vậy đến khi phân biệt hết các taxon (cách làm này dựa trên nguyên tắc: dựa vào sự
giống nhau để gộp thành nhóm lớn và dựa vào sự khác nhau để tách ra các nhóm nhỏ).
Ví dụ: Xây dựng khoá định loại các giới sinh vật theo quan điểm 4 giới. Ta coi như đã có
bản mô tả 4 giới sinh vật, từ đó ta chọn ra các đặc điểm đặc trưng nhất để lập bảng so sánh các
đặc điểm, ta được bảng sau:

19
Bảng 3. Tóm tắt đặc điểm các giới sinh vật (theo quan điểm 4 giới)

1
)
Đặc điểm


Tên giới
Tế bào
Kiểu
dinh
dưỡng
Khả
năng vận
động
Kích thước
cơ thể
Sinh sản
Hệ thần
kinh &
phản ứng
thần kinh
Màng
nhân &
bào
quan
Số
nhiễm
sắc thể
Diệp lục
Tiền nhân
không

1

dị dưỡng,
tự dưỡng

hiển vi
không có
bào tử
không
Thực vật

> 1

tự dưỡng
(quang hợp)
không
hiển vi-hàng
trăm m
có bào tử
không
Nấm

> 1
không
dị dưỡng
(hấp thụ)
không
hiển vi-hàng
chục cm
có bào tử

không
Động vật

> 1
không
dị dưỡng
(tiêu hóa)

hiển vi-hàng
chục m
không có
bào tử

– Từ bảng trên ta dễ dàng nhận thấy đặc điểm “Tế bào chưa có nhân chính thức ” và “Tế bào có
nhân chính thức ” đối lập nhau. Căn cứ vào đặc điểm này ta đã tách sinh giới thành 2 nhóm lớn là
Prokaryota và Eukaryota. Trong nhóm Prokaryota chỉ có 1 giới là Tiền nhân – Monera.
– Tiếp theo, trong nhóm Eukaryota, căn cứ vào đặc điểm “Cơ thể sống cố định ” ta tách ra
được nhóm thứ 2 (gồm Thực vật và Nấm) và “Cơ thể có khả năng vận động ” ta tách được
nhóm thứ 3 (giới Động vật).
– Trong nhóm thứ 2, căn cứ vào đặc điểm “Dinh dưỡng tự dưỡng bằng quang hợp ” và “Dinh
dưỡng dị dưỡng kiểu hấp thụ ” ta tách ra được 2 giới còn lại là Nấm và Thực vật.
Có 2 kiểu khoá lưỡng phân là kiểu bậc thang (zích zắc, răng cưa) và kiểu song song (còn
gọi là kiểu có dấu ngoặc hay kiểu chuyển tiếp). Ưu nhược điểm của các kiểu khóa này là hoàn
toàn trái ngược nhau. Kiểu bậc thang thường được sử dụng trong trường hợp có ít taxon, còn
kiểu song song dùng trong trường hợp có nhiều taxon trong một khoá. Dưới đây là khóa định
loại các giới sinh vật theo kiểu bạc thang:
KHOÁ ĐỊNH LOẠI CÁC GIỚI SINH VẬT
(Theo quan điểm 4 giới)
1A. Tế bào chưa có nhân chính thức (không có màng nhân), bào quan không có màng bọc. Cơ
thể luôn có kích thước hiển vi. (trên giới PROKARYOTA) 1. giới Tiền nhân – Monera

(100.000 loài)
1B. Tế bào có nhân chính thức (có màng nhân), bào quan có màng bọc. Cơ thể có kích thước từ
hiển vi đến hàng trăm mét. (trên giới EUKARYOTA).
2A. Cơ thể sống cố định. Dinh dưỡng kiểu dị dưỡng hấp thụ hoặc tự dưỡng quang hợp. Vách
tế bào vững chắc.
3A. Dinh dưỡng tự dưỡng bằng quang hợp. Vách tế bào bằng xenlulo, hiếm khi bằng kitin
(một số tảo) 2. giới Thực vật – Plantae


1
) Trong bảng này, chúng tôi chỉ chọn lọc những đặc điểm đặc trưng nhất từ các giới, tạm thời bỏ qua các taxon có
vị trí chưa rõ ràng như: Nấm nhầy (Myxophyta) trong giới Nấm được xếp cả vào giới Động vật trong nhóm “Nấm
nhầy” (Eumycetozoa); Tảo 2 rãnh (Dinophyta) trong giới Thực vật, được xếp vào giới Động vật với tên gọi là
Trùng roi giáp (Dinozoa); Tảo lục đơn bào (Chlamydomonas) và Tảo mắt (Euglena) trong giới Thực vật được xếp
vào giới Động vật với tên gọi Trùng roi; Tập đoàn Volvox cũng được xếp cả vào giới Thực vật và Động vật. Tất
cả các đại diện này đều được xếp trong ngành Trùng roi – Chân giả (Sarcomastigophora), thuộc phân giới Động
vật nguyên sinh (Protozoa) giống như Nấm nhầy;… Thái Trần Bái (2010: 21); Nguyễn Quang Vinh (2011), Sinh
học 7: 15-19. Cũng cần hiểu rằng chỉ những động vật có cơ thể phân hoá thành cơ quan mới có hệ thần kinh. Dấu
gạch ngang (–) cần hiểu là ít khi có.

20
Hình 1. Hệ thống 2 giới
(14.850/ 500.000 loài)
1
)
3B. Dinh dưỡng dị dưỡng kiểu hấp thụ. Vách tế bào bằng kitin, hiếm khi bằng xenlulo
hoặc dạng màng 3. giới Nấm – Fungi
(2.200/ 74.000 loài)
2B. Cơ thể có khả năng vận động chủ động. Dinh dưỡng kiểu dị dưỡng tiêu hoá. Vách tế bào
không vững chắc 4. giới Động vật – Animalia

(1,5 triệu loài)
1.5.3.2. Cách sử dụng khoá định loại
Nếu như khoá được xây dựng theo nguyên tắc căn cứ vào sự giống nhau để gộp và căn
cứ vào sự khác nhau để tách, thì việc định loại tuân theo nguyên tắc loại trừ (nếu không phải
là cái này thì sẽ là cái kia).
Khi tra cứu, ta phải bắt đầu từ đầu khoá, vì vậy phải tìm đặc điểm có trong khóa ở mẫu vật
cần định loại. Sau đó, đối chiếu các đặc điểm phân loại của mẫu vật với các đặc điểm được mô tả
trong mỗi mục tương ứng trong khóa, mẫu vật nếu không nằm ở mục này (1A) thì sẽ thuộc ở mục
tương ứng kia (1B). Nếu vẫn chưa xác định được, thì phải tra tiếp (ở mục 2 xem nó thuộc mục 2A
hay 2B) Tiếp tục như vậy, ta sẽ biết được mẫu của ta thuộc taxon nào.
Ví dụ: Sau khi phân tích 1 sinh vật, ta thấy sinh vật này có các đặc điểm: Cơ thể cao 2 m,
chạy đi chạy lại liên tục, bắt và nuốt mồi, tế bào có nhân chuẩn, Để xác định sinh vật này
thuộc giới nào ta sử dụng Khoá định loại các giới sinh vật để tra cứu:
Ta thấy đầu khóa (1A, 1B) bắt đầu bằng đặc điểm “Tế bào kích thước cơ thể”, do vậy
ta cũng phải bắt đầu tra cứu bằng đặc điểm này. Trong bản mô tả sinh vật cần định loại có đặc
điểm “Tế bào có nhân chuẩn, cao 2m ” vì vậy nó không thể là Tiền nhân mà phải thuộc Sinh
vật nhân chuẩn (Động vật, Thực vật, Nấm)
2
)
.
Để xem nó thuộc giới nào trong 3 giới (Động vật, Thực vật, Nấm) ta tiếp tục tra cứu ở
mục 2 với đặc điểm là “Dinh dưỡng ”. Qua phân tích, sinh vật của ta dinh dưỡng kiểu dị
dưỡng tiêu hoá cho nên nó thuộc giới Động vật.
1.6. VỊ TRÍ VÀ GIỚI HẠN CỦA GIỚI THỰC VẬT TRONG SINH GIỚI
Ngay từ thời Aristotel (TK 4 – TCN), thế
giới sống đã được chia thành 2 giới là Thực vật và
Động vật. Cách phân chia sơ khai này đã tồn tại
đến tận Thế kỷ 18 qua công trình của Linnaeus
(1753, 1758). Theo quan điểm này: Động vật bao
gồm những sinh vật có khả năng vận động chủ

động, dinh dưỡng kiểu toàn dưỡng (dị dưỡng) và
thực vật gồm những sinh vật sống cố định, có khả
năng quang hợp (tự dưỡng), không có cảm xúc
thần kinh.
– Nấm (cơ thể sống cố định, không có khả năng
quang hợp) và vi khuẩn (một số có khả năng vận


1
) Các số liệu trong dấu ngoặc đơn là tổng số loài của mỗi giới. Đây là các số liệu đưa vào để tiện cho những
nghiên cứu khác, còn khoá định loại không cần có những dữ liệu này.
Ở một số chỗ, trong dấu ngoặc có 2 phần số liệu, phần số liệu trên là số loài có ở Việt Nam, phần số liệu dưới
là tổng số loài trên thế giới. VD: ở giới Thực vật, cần hiểu là giới Thực vật có khoảng 500.000 loài, Việt Nam có
14.850 loài.
2
) Thực ra, trong trường hợp này chỉ cần dùng đặc điểm “cơ thể cao 2 m” đã xác định được nó không thể thuộc
Tiền nhân. Vì các đại diện thuộc giới này chỉ có kích thước hiển vi (phải dùng kính hiển vi mới nhìn thấy).

21
động, một số có khả năng quang hợp) đều được xếp vào thực vật.
– Động vật đơn bào (Protozoa) có khả năng vận động và dinh dưỡng toàn dưỡng được xếp vào
động vật.
Hạn chế: 1) nhiều cơ thể đơn bào rất khó để xếp vào một trong hai giới trên; 2) sự khác
biệt giữa tiền nhân và nhân thật lớn hơn bất kỳ sự khác biệt nào giữa các nhóm sinh vật, trong
khi đó hệ thống hai giới vẫn xếp vi khuẩn và vi khuẩn lam vào thực vật là không phù hợp; 3)
nấm khác biệt với thực vật về tổ chức tế bào, kiểu dinh dưỡng, hình thức sinh sản,… nhưng
vẫn xếp vào thực vật là không phù hợp (hình 1).
Việc phát hiện ra các nhóm sinh vật mới không thể xếp vào 2 giới kể trên, đã thúc đẩy
các nhà sinh học nghiên cứu và xây dựng lại hệ thống phân chia cho phù hợp. Hệ thống 3 giới
của R. H. Haekel (1866) với sự xuất hiện của giới Protista có thể coi là một bước đột phá quan

trọng, nhưng nó vẫn chưa giải quyết hết các mâu thuẫn. Theo quan điểm này, sinh vật gồm 3
giới: Thực vật (gồm cả nấm đa bào), Động vật và Protista (gồm các sinh vật có kích thước hiển
vi gần như đơn bào (gồm cả vi khuẩn, các động vật, nấm và thực vật không điển hình) (hình 2).

Hình 2. Hệ thống 3 giới của R. H. Haekel (1866)
Hình 3. Hệ thống 4 giới của Copeland (1956)
Copeland (1956) cho rằng sự khác biệt giữa chưa có nhân và có nhân thật lớn hơn bất kỳ
sự khác biệt nào giữa các nhóm sinh vật. Cho nên ông đã đề xuất Hệ thống 4 giới với việc tách
giới Protista thành giới Tiền nhân (Monera) và Sinh vật phân cắt (Protoctista), cụ thể là (hình
3): Tiền nhân (Monera), Thực vật (Plantae), Động vật (Animalia) và giới Sinh vật phân cắt
(Protoctista: gồm các cơ thể liên kết nhân và có cấu tạo cơ thể đơn giản (đơn bào, đa bào đơn
giản: tảo, nấm thấp, Protozoa). Tuy nhiên, hệ thống này có 3 hạn chế:1) không có vị trí cho
kiểu dinh dưỡng hấp thụ (nấm); 2) Protoctista là một tập hợp các cơ thể bị loại ra từ 3 giới kể
trên hơn là một giới đích thực; 3) khó vẽ được một ranh giới tách biệt các cơ thể protoctista đa
bào với cơ thể ở thực vật và động vật. (hình 3).
Theo Whitaker (1969), nấm khác biệt với thực vật về tổ chức tế bào, kiểu dinh dưỡng,
hình thức sinh sản,… Vì thế đã xây dựng Hệ thống 5 giới với sự xuất hiện của giới Nấm
(Fungi), trên cơ sở chia ra ba kiểu dinh dưỡng cho các cơ thể có nhân bậc cao là quang hợp,
hấp thụ và tiêu hóa tương ứng với 3 nhóm sinh thái (sinh vật sản xuất – tiêu thụ – phân hủy),
cụ thể là (hình 4):

22
PROKARYOTA: Các sinh vật chưa có nhân
1. Giới Tiền nhân hay Khởi sinh (Monera): cơ thể chưa có nhân hoàn chỉnh.
EUKARYOTA: Các sinh vật có nhân thực thụ
2. Giới Sinh vật đơn bào hay giới Nguyên sinh (Protista): gồm tất cả các sinh vật đơn
bào, tập đoàn và đa bào không điển hình.
3. Giới Thực vật (Plantae): cơ thể đa bào (từ tảo đa bào trở lên), tự dưỡng quang hợp.
4. Giới Nấm (Fungi): cơ thể đa bào, dị dưỡng hấp thụ
5. Giới Động vật (Animalia): cơ thể đa bào, dị dưỡng tiêu hóa.

Hạn chế: 1) giới Protista là một mớ hỗn tạp các ngành (gần giống Protoctista của
Copeland), một số ngành có quan hệ gần với các giới khác hơn là các ngành cùng giới Protista;
2) không vẽ được ranh giới giữa Protista đa bào với các giới kể trên (một số tảo đa bào xếp vào
thực vật, một số nấm thật xếp vào động vật). Để khắc phục hạn chế của Whitaker, Margulis
(1973), đã chuyển các ngành đa bào bậc thấp xuống Protista. Tuy nhiên, ý kiến này thậm chí
còn làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn.

Hình 4. Hệ thống 5 giới của Whitaker (1969)
Hình 5. Hệ thống 4 giới của Gordon (1974)
Hệ thống 4 giới của Gordon (1974): Tác giả cho rằng mối quan hệ họ hàng giữa các
sinh vật cùng giới phải gần gũi hơn với các sinh vật khác giới và mỗi giới phải có một tổ tiên
chung. Theo ông, gián đoạn lớn nhất của sinh giới chính là tiền nhân và nhân chuẩn vì vậy việc
tách tiền nhân thành giới riêng là hợp lý. Đối với sinh vật nhân chuẩn, ông cho rằng sự có mặt
của Protista là không hợp lí, do đó đã chia sinh vật nhân chuẩn thành 3 giới (Thực vật, Nấm,
Động vật), mỗi giới chứa một phần của Protista – Điều đó đảm bảo mỗi giới có một tổ tiên
chung. Chính vì vậy, hệ thống 4 giới của ông đã thể hiện được mối quan hệ gần gũi nhau giữa
các sinh vật cùng giới; các ngành Tảo lục và Tảo nâu trong các hệ thống trước được xếp vào cả
Protista và thực vật nay đã được xếp hoàn toàn vào thực vật (hình 5).
Hệ thống 6 giới với 3 lĩnh vực của sự sống của Carl Woese (1980): Bằng những phát
hiện về trình tự và thành phần hoá học của ARNr. 16S & 18S ở một số vi khuẩn có sai khác rất
lớn so với đa số vi khuẩn khác, Carl Woese (1980) và sau này P. Raven (1999, 2003) cho rằng
Vi khuẩn cổ – Archebacteria (sống trong môi trường cực trị: nước nóng, mặn) rất khác biệt so
với Vi khuẩn thật – Eubacteria
1
)
do đó đã chia sinh giới thành 3 nhánh (còn gọi là 3 lĩnh vực


1
) Vi khuẩn thật (Eubacteria) khác VK cổ về cấu tạo, thành phần hoá học, trình tự đặc trưng trong ARNr và các

acid amin và tính chất sinh lý học.

23
của sự sống): Cổ khuẩn (Archebacteria hay Archaea), Vi khuẩn (Bacteria hay Eubacteria) và
sinh vật có nhân (Eukaryota hay Eukaria) từ đó đề xuất hệ thống 6 giới. Khác biệt lớn nhất của
hệ thống này so với hệ thống 5 giới là việc tách giới Cổ khuẩn từ giới Vi khuẩn (hình 6), cụ
thể là:
PROKARYOTA: Các sinh vật chưa có nhân (sinh vật không nhân)
1. Giới Vi khuẩn thật (Bacteria, Eubacteria): Cơ thể chưa có nhân hoàn chỉnh, một
số có diệp lục (sống trong môi trường bình thường).
2. Giới Cổ khuẩn hay Vi khuẩn cổ (Archaea, Archaebacteria): Cơ thể chưa có nhân
hoàn chỉnh, không có diệp lục, sống trong môi trường cực trị.
EUKARYOTA: Các sinh vật có nhân thực thụ
3. Giới Nguyên sinh (Protista)
1
)
: gần giống với Whitaker.
4. Giới Thực vật (Plantae).
5. Giới Nấm (Fungi).
6. Giới Động vật (Animalia).

Hình 6. Hệ thống 3 lĩnh vực với 6 giới
của C. Woese (1980)
Hình 7. Hệ thống 8 giới
của T. Cavalier-Smith (1993)
Hệ thống tám giới của T. Cavalier-Smith (1993): Theo R. Cavalier-Smith thì Động vật
cổ – còn gọi là Cổ trùng [(như Trùng roi – Giardia) bao gồm các cơ thể đơn bào nguyên thuỷ
có nhân thật, có ribosom 70S, chưa có bộ máy Golgi, chưa có ty thể (mitochondria) chưa có
diệp lục (Chloroplast), chưa có peroxisome] và Sinh vật đơn bào có thể màu (một số tác giả
gọi là Sắc khuẩn), bao gồm phần lớn các cơ thể quang hợp chứa diệp lục trong các phiến của

mạng lưới nội chất chứ không phải trong tế bào chất, chẳng hạn như Tảo silic, Tảo nâu, Tảo
hai roi lông. Chính vì vậy, ông đã chia Prokaryota thành 2 giới Vi khuẩn cổ và Vi khuẩn. Ở
Eukaryota, Protista được tách thành 3 giới là Động vật cổ (Archaezoa, những sinh vật có nhân,
không có thể tơ – được coi là nhóm phân ly sớm nhất của sinh vật có nhân), giới Sinh vật đơn
bào có thể màu (Chromista) và giới Động vật đơn bào (Protozoa). Các giới Thực vật, Nấm và
Động vật vẫn được giữ nguyên. Khác biệt lớn nhất của hệ thống này, so với hệ thống 6 giới
chính là sự có mặt của 2 giới Động vật cổ (Archaezoa) và Sinh vật đơn bào có thể màu
(Chromista) – tách ra từ Protista (hình 7).


1
) Cho đến nay, quan điểm về Protista còn chưa thống nhất: Whittaker (1969) coi là giới sinh vật đơn bào, nhưng
từ năm 1970-1980, dựa trên những so sánh siêu cấu trúc và các chi tiết trong chu trình sống, một số tác giả đã gộp
thêm một số ngành tảo và nấm vào giới này.

24
Hệ thống 3 nhóm giới (tổng giới) với 6 giới của Trần Thế Tương (1979): Tác giả cho
rằng sự khác nhau giữa những sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, với những sinh vật có cấu tạo tế bào
nhưng chưa có nhân và những sinh vật có cấu tạo tế bào với nhân chuẩn lớn hơn bất kỳ các tiêu
chuẩn nào. Vì vậy ông đã chia sinh vật thành 3 nhóm giới (tổng giới) với 6 giới như sau:
I. Nhóm giới Sinh vật phi bào (chưa có tế bào): cơ thể chưa có cấu tạo tế bào, có 1 giới
là Virut (Virus).
II. Nhóm giới Sinh vật nhân nguyên thủy: có cấu tạo tế bào nhưng chưa có nhân, gồm 2
giới là Vi khuẩn (Bacteria) và Vi khuẩn lam hay Tảo lam (Cyanobacteria).
III. Nhóm giới Sinh vật nhân thật: có cấu tạo tế bào và có nhân điển hình, gồm 3 giới:
Thực vật (Plantae), Nấm (Fungi) và Động vật (Animalia).
Ngoài các hệ thống nêu trên, còn một số hệ thống phân chia sinh giới của một số tác giả,
như hệ thống 19 giới của E. M. Gordon (1975), hệ thống 24 nhóm (giới) của Campbell & al.
(2008), Tất cả các hệ thống nêu trên đều được xây dựng trên cơ sở dữ liệu là mức độ tổ chức
cơ thể, cấu tạo tế bào, khả năng dinh dưỡng, đặc điểm sinh sản của sinh vật và sau này là các

dẫn liệu về bộ nhiễm sắc thể.
Nhờ sự phát triển của khoa học, ngày càng có nhiều dẫn liệu mới được đưa ra làm thay
đổi vị trí và giới hạn của các ngành, nhất là các taxon bậc thấp. Cho nên, việc phân chia sinh
giới cũng bị thay đổi, các hệ thống tưởng như đã hoàn chỉnh thì giờ đây lại trở nên không phù
hợp, mỗi tác giả có một quan điểm riêng về các giới sinh vật. Vấn đề này, cho đến nay vẫn còn
chưa ngã ngũ. Dưới đây là bảng tóm tắt các hệ thống chính đang được nhiều người sử dụng.
(Bảng 4).

25
Bảng 4. Tóm tắt các hệ thống phân chia sinh giới đang được sử dụng
Tên HT

STT
HỆ THỐNG 4 GIỚI
(E. M. Gordon,1974)
HỆ THỐNG 5 GIỚI
(Whitaker, 1969)
HỆ THỐNG 6 GIỚI – 3
LĨNH VỰC
(C. Woese, 1980)
HỆ THỐNG 8 GIỚI
(T. Cavalier-Smith,
1993)
HỆ THỐNG 6 GIỚI – 3
NHÓM GIỚI
(Trần Thế Tương, 1979)
PROKARYOTA


:

1. Giới tiền nhân
(Monera)


1. Giới tiền nhân
Lĩnh vực I:
1. Giới Vi khuẩn thật
(Bacteria, Eubacteria)


1. Giới Vi khuẩn thật



2. Giới Vi khuẩn cổ
I. Nhóm giới SV phi bào
(chưa có tế bào):
1. Giới Virut (Virus)
Lĩnh vực II:
2. Giới Vi khuẩn cổ (Archaea,
Archaebacteria)
II. Nhóm giới Sinh vật
nhân nguyên thủy:
2. Giới Vi khuẩn
3. Giới Vi khuẩn lam
(Cyanobacteria)
◘◘EUKARYOTA
:





2. Giới thực vật (Plantae)
3. Giới Nấm (Fungi)
4. Giới động vật (Animalia)


2. Giới sinh vật đơn
bào (Protista)

3. Giới thực vật
4. Giới Nấm
5. Giới động vật
Lĩnh vực III:

3. Giới sinh vật đơn bào
(Protista)

4. Giới thực vật
5. Giới Nấm
6. Giới động vật
3. Giới Động vật cổ
(Archezoa)
4. Giới SV đơn bào có thể
màu (Chromista)
5.Giới sinh vật phân cắt
(Protista-Protozoa)
6. Giới thực vật
7. Giới Nấm
8. Giới động vật

III. Nhóm giới Sinh vật
nhân thật:



4. Giới thực vật
5. Giới Nấm
6. Giới động vật
Ghi chú: – Giới Động vật cổ hay Sinh vật chưa có thể tơ (Archezoa): cơ thể đơn bào nguyên thuỷ có nhân thật, có ribosom 70S, chưa có bộ máy Golgi, chưa có ty thể,
chưa có diệp lục, Hiện giới này được xếp trong giới Động vật (ngành Động vật cổ – Archaezoa).
– Giới Sinh vật đơn bào có thể màu (Chromista): gồm phần lớn các cơ thể quang hợp chứa thể diệp lục trong các phiến của mạng lưới nội chất
nhăn chứ không phải trong tế bào chất (ví dụ: Tảo silic, Tảo nâu, Nấm noãn, ).

×