Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu phân lập các hợp chất lignan từ cây bục bạc (mallotus paniculatus) (KL03494)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 71 trang )

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa Lu
ận Tốt Nghiệp
Nguyễn Anh Hưng K33A-Khoa Hóa Học
i
LỜI CẢM ƠN

Khóa luận này được hoàn thành dưới sự giúp đỡ tận tình của thầy (cô)
khoa Hóa học trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 cùng cán bộ Viện Hóa sinh
biển - Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam. Em xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành và sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Bằng đã chỉ bảo, định hướng cho
em từ những bước đi đầu tiên, hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình nghiên
cứu để em hoàn thành được khóa luận.
Với lòng biết ơn sâu sắc, xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Phan Văn
Kiệm, (Cô) Phạm Hải Yến cùng cán bộ phòng nghiên cứu cấu trúc đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình làm thực nghiệm để hoàn thành khóa
luận này.
Em xin gửi tới các thầy (cô) khoa Hóa học trường Đại Học Sư Phạm
Hà Nội 2 đã giúp đỡ em trong thời gian học tập, tu dưỡng tại trường.
Bản thân em đã cố gắng để hoàn thành khóa luận, nhưng cũng không
tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy, em kính mong sự đóng góp ý kiến quý
báu của thầy (cô) và các bạn đọc để khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn.


Hà Nội, tháng 5 năm 2011
Sinh Viên

Nguyễn Anh Hưng
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa Lu
ận Tốt Nghiệp
Nguyễn Anh Hưng K33A-Khoa Hóa Học
ii


LỜI CAM ĐOAN


Khóa luận “nghiên cứu thành phần lignan của Ficus Callosa” được
hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Văn Bằng. Tôi xin
cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
trong khóa luận là trung thực không trùng với các kết quả đã được công bố.
Nếu có gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.


Hà Nội, tháng 5 năm 2011
Sinh Viên


Nguyễn Anh Hưng



Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa Lu
ận Tốt Nghiệp
Nguyễn Anh Hưng K33A-Khoa Hóa Học
iii
MỤC LỤC
TRANG
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Vài nét họ Dâu tằm và chi sung và cây Gào 3
1.1.1. Cây Gào (Ficus callosa) 3
1.1.1.1. Mô tả 3
1.1.1.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái học và phân bố địa lí 4
1.1.1.3. Bộ phận dùng 4
1.1.2. Chi Sung (Ficus) 4
1.1.3. Họ Dâu tằm (Moraceae) 5
1.2. Công dụng và hoạt tính sinh học của các loài Ficus - Vài nét về thành
phần hóa học chi Ficus 5
1.2.1. Một số kết quả nghiên cứu thành phần hóa học của chi Ficus 5
1.2.2. Một số kết quả nghiên cứu về hoạt tính sinh học của chi Ficus 5
1.2.2.1. Hoạt tính chống viêm và làm liền vết thương 5
1.2.2.2. Hoạt tính chống ung thư, chống oxy hóa và chống đột biến.
6
1.2.2.3. Các loài Ficus của Việt Nam được sử dụng trong y học dân
tộc 8
1.2.3. Vài nét về lớp chất Lignan 9
1.2.3.1. Đại cương và phân loại 9
1.2.3.2. Các dẫn xuất quan trọng của Lignan 12
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa Lu
ận Tốt Nghiệp
Nguyễn Anh Hưng K33A-Khoa Hóa Học
iv
1.2.3.3. Tổng hợp Lignan 14
1.3. Các phương pháp chiết mẫu thực vật 20
1.3.1. Chọn dung môi chiết 20
1.3.2. Quá trình chiết 23
1.4. Các phương pháp sắc kí trong phân lập các hợp chất hữu cơ 24
1.4.1. Đặc điểm chung của phương pháp sắc kí 24
1.4.2. Cơ sở của phương pháp sắc kí 25

1.4.3. Phân loại các phương pháp sắc kí 25
1.4.3.1. Sắc kí cột (C.C) 28
1.4.3.2. Sắc kí lớp mỏng 29
1.5. Một số phương pháp hoá lý xác định cấu trúc của các hợp chất hữu cơ 30
1.5.1. Phổ hồng ngoại (Infrared spectroscopy, IR) 30
1.5.2. Phổ khối lượng (Mass spectroscopy, MS) 30
1.5.3. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (Nuclear Magnetic Resonance
Spectroscopy NMR) 31
1.5.3.1. Phổ
1
H-NMR 32
1.5.3.2. Phổ
13
C-NMR 32
1.5.3.3. Phổ DEPT (Distortionless Enhancement by Polarisation
Transfer) 32
1.5.3.4. Phổ 2D-NMR 32
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mẫu thực vật 35
2.2. Phương pháp phân lập các hợp chất 35
2.2.1. Sắc ký lớp mỏng (TLC) 35
2.2.2. Sắc kí lớp mỏng điều chế 35
2.2.3. Sắc ký cột (CC) 35
2.3. Phương pháp xác định cấu trúc hoá học các hợp chất 36
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa Lu
ận Tốt Nghiệp
Nguyễn Anh Hưng K33A-Khoa Hóa Học
v
2.3.1. Điểm nóng chảy (Mp) 36
2.3.2. Phổ khối lượng (ESI-MS) 36

2.3.3. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) 36
2.3.4. Độ quay cực [α]
D
36
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
3.1. Chiết phân đoạn và phân lập các hợp chất 37
3.1.1. Xử lý mẫu 37
3.1.2. Chiết tách và phân lập các hợp chất 37
3.2. Hằng số vật lí và dữ kiện phổ của các hợp chất 39
3.2.1. Hợp chất 1 (Pinoresinol di-O--D-glucopyranoside) 39
3.2.2. Hợp chất 2 ( Syringaresinol mono--D-glucopyranoside) 39
CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN
4.1. Xác định cấu trúc hóa học của hợp chất 1 (Pinoresinol Di-O--D-
glucopyranoside) 41
4.2. Xác định cấu trúc hóa học của hợp chất 2 (Syringaresinol mono--D-
glucopyranoside) 48
KẾT LUẬN 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
PHỤ LỤC 61








Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa Lu
ận Tốt Nghiệp
Nguyễn Anh Hưng K33A-Khoa Hóa Học

vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

[α]
D
Độ quay cực Specific Optical Rotation
C
13
NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân cacbon 13
Carbon-13 Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy
H
1
- NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton
Proton Magnetic Resonance Spectroscopy
HH
11

COSY
HH
11

chemical shift correlation Spectroscopy
2D-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân hai chiều
Two-Dimensional NMR
CC Sắc ký cột column chromatography
DEPT Distortionless Enhancement by polarisation Transfer
EI-MS Phổ khối lượng va chạm electron
Electron Impact Mass Spectrometry
FAB-MS Phổ khối lượng bắn phá nguyên tử nhanh
Fast Atom 13 om bardment Mass Spectrometry

HMBC Heteronuclear Multiple Quantum coherence
HR-FAB-MS Phổ khối lượng bắn phá nguyên tử nhanh phân giải cao
Hight Resolution Fast Atom Bombardment Mass
Spectrometry
IR Phổ hồng ngoại Infrared Spectroscopy
Me Nhóm Metyl
MS Phổ khối lượng Mass Spectroscopy
NOSY Nucler Overhauser Effect Spectroscopy
TLC Sắc ký lớp mỏng Thin Layer chromatography

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa Lu
ận Tốt Nghiệp
Nguyễn Anh Hưng K33A-Khoa Hóa Học
vii
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU
TRANG

Hình 1.1. Cây Gào (Ficus callosa) 3
Hình 1.2. Quả cây Gào 3
Hình 4.1.a. Phổ
1
H-NMR của hợp chất 1 41
Hình 4.1.b Phổ Dept của hợp chất 1 42
Hình 4.1.c. Phổ
13
C-NMR của hợp chất 1 43
Hình 4.1.d. Phổ HSQC của hợp chất 1 43
Hình 4.1.e. Phổ HMBC của hợp chất 1 44
Hình 4.1.f. Phổ ESI-MS của hợp chất 1 45
Hình 4.1.g. Cấu trúc hóa học của hợp chất 1 46

Hình 4.2.a. Phổ
1
H-NMR của hợp chất 2 48
Hình 4.2.b. Phổ Dept của hợp chất 2 48
Hình 4.2.c. Phổ
13
C-NMR của hợp chất 2 50
Hình 4.2.d. Cấu trúc hóa học của hợp chất 2 50
Hình 4.2.e. Phổ ESI-MS của hợp chất 2 51
Bảng 1.2.2.3 8
Bảng 4.1 46
Bảng 4.2 52








Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa Lu
ận Tốt Nghiệp
Nguyễn Anh Hưng K33A-Khoa Hóa Học
viii
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa Lu
ận Tốt Nghiệp
Nguyễn Anh Hưng K33A-Khoa Hóa Học
1
MỞ ĐẦU
Các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên ngày càng được con người

quan tâm và ứng dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế quốc dân bởi đặc tính
ít độc, dễ hấp thụ và không làm tổn hại đến môi trường. Theo các tài liệu [2]
công bố hiện nay, có khoảng 60 - 70% các loại thuốc chữa bệnh đang được
lưu hành hoặc trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng có nguồn gốc thiên nhiên.
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, lượng mưa tương đối
lớn, độ ẩm cao (khoảng trên 80 %), Việt Nam hiện có một hệ thực vật rất
phong phú với khoảng 12000 loài thực vật bậc cao, không kể đến các loại tảo
và nấm trong đó có tới 4000 loài được nhân dân ta dùng làm thảo dược [1].
Điều này thực sự có ý nghĩa to lớn cho sự phát triển của ngành y tế, ngành
hóa học và một số ngành khác. Hệ thực vật phong phú như vậy được coi là
tiền đề quan trọng cho sự phát triển ngành hóa học các hợp chất thiên nhiên ở
nước ta.
Nghiên cứu, tìm kiếm các hợp chất có nguồn gốc thiên nhiên có hoạt
tính sinh học cao để ứng dụng trong y học, nông nghiệp và các mục đích khác
trong đời sống con người là một trong những nhiệm vụ đã và đang được các
nhà khoa học trong và ngoài nước hết sức quan tâm.
Với sự phát hiện ra nhiều chất có hoạt tính sinh học có giá trị từ thiên
nhiên, các nhà khoa học đã có những đóng góp đáng kể trong việc tạo ra các
loại thuốc điều trị những bệnh nhiệt đới và bệnh hiểm nghèo như: penicilin
(1941), artemisini (những năm 1970)…để kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất
lượng cuộc sống của con người. Thiên nhiên không chỉ là nguồn nguyên liệu
cung cấp các hoạt tính sinh học quý hiếm để tạo ra các biệt dược mà còn tạo
cơ sở để tổng hợp ra các loại thuốc mới. Từ những tiền chất được phân lập
thiên nhiên, các nhà khoa học đã chuyển hóa chúng thành những hoạt chất có
khả năng trị bệnh rất cao.
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa Lu
ận Tốt Nghiệp
Nguyễn Anh Hưng K33A-Khoa Hóa Học
2
Cây Gào (Ficus callosa) thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), là một cây đã

được sử dụng từ lâu trong dân gian để làm thuốc chữa một số bệnh như:
chống tiêu chảy, chống đái tháo đường, chống sốt rét, lợi tiểu…Đây là cây
thuốc quý, cần được nghiên cứu để giải thích tác dụng chữa bệnh của cây, tạo
cơ sở để tìm kiếm phương thuốc điều trị bệnh.
Từ các công dụng dân gian và các nghiên cứu của các nhà khoa học về
hoạt tính sinh học của loài Ficus callosa…tôi đã lựa chọn loài này làm đối
tượng nghiên cứu. Mục đích của khóa luận là “nghiên cứu thành phần
lignan từ cây Ficus callosa” để tìm tác dụng của cây.
Từ mục đích trên, tôi đưa ra nhiệm vụ đề tài:
- Nghiên cứu thành phần hóa học lignan của cây Ficus callosa
- Chiết tách, xác định cấu trúc các hợp chất trong loài này
- Nghiên cứu hoạt tính sinh học các chất phân lập được














Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa Lu
ận Tốt Nghiệp
Nguyễn Anh Hưng K33A-Khoa Hóa Học
3

Chương 1: Tổng Quan
1.1. Vài nét về họ Dâu tằm, chi sung và cây Gào
1.1.1. Cây Gào (Ficus callosa)
1.1.1.1. Mô tả
Tên khoa học: Ficus callosa, với tên đồng danh là Ficus malunuensis.
Tên tiếng việt: Đa chai, Gào
Họ: Dâu tằm (Moraceae)
Cây thường xanh. Thân hình trụ
thẳng, có bạnh lớn, cao đến 40m, đường
kính 80 - 200cm. Vỏ màu xám nâu, nứt
dọc rất nhẹ, thịt vỏ vàng. Cành hơi thô, có
lông ngắn lúc non. Lá non rất lớn, dài 50 -
60cm, chia thùy.
Khi trưởng thành hình bầu dục,
nguyên, gốc tròn hay hình tim, đỉnh tròn,
dài 15 - 25cm, rộng 8 - 14cm. Gân gốc 3 -
5, gân bên 7 - 9 đôi. Cuống lá dài 3 - 7cm,
nhẵn. Lá đa hình, có thùy, hơi có lông.
Hình 1.1. Cây Gào (Ficus callosa)
Cụm hoa đơn độc ở nách lá gần hình cầu, đường kính 15 - 18mm. Hoa
đực có cuống, 5 cánh đài, 1 – 2 nhị, bao
phấn gần hình tròn. Hoa cái, 3 - 4 cánh đài
hình mác thuôn, bầu hình trứng, vòi dính
gần bên, hình sơi đầu chia hai; quả gần
hình cầu, đường kính 25mm, màu lục. Hoa
tháng 4 - 5. Quả tháng 6-7

Hình 1.2. Quả cây G
ào
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa Lu

ận Tốt Nghiệp
Nguyễn Anh Hưng K33A-Khoa Hóa Học
4
1.1.1.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái học và phân bố địa lí
- Đặc điểm sinh học, sinh thái học
Do phân bố khắp các vùng ôn đới và nhiệt đới Châu Á, bao gồm Việt
Nam, Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Ấn Độ, Sri Lanka, Indonesia,
Malaysia, Philippines, nên nó mang khá nhiều tên địa phương như kalukoi,
hindang, taloot, ilat-ilatan…
Đây là một loài đa có hình thái đặc trưng, khác với nhiều loài đa khác ở
điểm là, nó không có rễ phụ, cành nhánh ngắn, mọc chếch, tạo tán gọn hình
trứng, khi trưởng thành có bạnh lớn, quả giả to đến vài cm, có cuống, thân
hình trụ rất thẳng, cây cao 15 đến trên 20 m.
- Phân bố địa lý
Thế giới: Lào, Campuchia, Mianma, Ấn Độ, Inđônêxia
Việt Nam: cây mọc ở hầu hết các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng.
Một cây Gào tọa lạc ở một góc đình, chùa, miếu cổ hay một công trình kiến
trúc cổ kính sẽ làm tăng vẻ uy nghi, hoành tráng cho cảnh quan ở đó.
- Giá trị
Gỗ màu trắng hay nâu xám, mềm, thớ hơi thô. Có thể dùng làm các đồ
đạc kém giá trị.
- Tính vị và tác dụng: Khả năng chống viêm làm liền vết thương, hoạt
tính gây độc tế bào và ức chế sự phát triển khối u, hoạt tính chống oxi hóa,
hoạt tính chống kháng vi sinh vật, hoạt tính chống tiêu chảy, chống đái tháo
đường, chống sốt rét…
1.1.1.3. Bộ phận dùng: rễ, lõi, cành, lá, quả, nhựa
1.1.2. Chi sung (chi Ficus)
Ficus là một chi lớn của họ Dâu tằm (Moraceae) bao gồm khoảng 800
loài. Các loài trong chi Ficus thường cho nhựa mủ màu trắng như sữa, nhiều
cây có tua rễ mọc từ cành cắm xuống đất. Nhiều loài Ficus đã được sử dụng

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa Lu
ận Tốt Nghiệp
Nguyễn Anh Hưng K33A-Khoa Hóa Học
5
làm thuốc chữa bệnh trong dân gian ở các nước Đông Dương [4]. Ở Việt
Nam, các loài Ficus mọc phổ biến ở cả ba miền. Theo thống kê của Phạm
Hoàng Hộ thì ở Việt Nam có khoảng 122 loài Ficus [5], trong khi Trung Quốc
chỉ có 99 loài [6].
1.1.3. Họ Dâu tằm (Moraceae)
Họ Dâu tằm (Moraceae) là một trong số các họ thực vật có hoa, được
sắp xếp vào lớp Hai lá mầm ( hay còn gọi lớp Ngọc Lan, Magnoliophyta).
Trong hệ thống phân loại thực vật theo Cronquist, họ Moraceae được xếp vào
bộ Gai (Urticales). Bộ này trong các hệ thống phân loại khác được coi là phân
bộ của bộ Hoa hồng (Rosales) [7]. Đây là một họ lớn có từ 40 đến 60 chi và
khoảng 1000 đến 1500 loài thực vật phân bố rộng rãi ở khu vực nhiệt đới và
cận nhiệt đới, ít phổ biến ở các vùng ôn đới. Ở Việt Nam, họ Moraceae hiện
biết có khoảng trên 10 chi với gần 140 loài được phân bố rộng rãi khắp nước,
bao gồm cả cây trồng và cây mọc dại, nhiều loài có giá trị kinh tế cao [8].
1.2. Công dụng và hoạt tính sinh học của các loài Ficus
1.2.1. Một số kết quả nghiên cứu thành phần hóa học của chi Ficus
Thành phần hóa học của một số loài Ficus đã được nghiên cứu trên thế
giới cũng như ở Việt Nam. Theo từ điển hóa học các hợp chất thiên nhiên cho
đến năm 2008, đã có 167 chất được phân lập từ chi Ficus [23].
Các hợp chất phân lập được từ chi Ficus (phụ lục)
1.2.2. Một số kết quả nghiên cứu về hoạt tính sinh học của chi Ficus
1.2.2.1. Hoạt tính chống viêm và làm liền vết thương
Nghiên cứu về các loài thuốc làm liền vết thương là một lĩnh vực đang
được phát triển trong ngành y sinh hiện đại. Các nhà khoa học đã nghiên cứu
Ayurveda (hệ thống y học cổ truyền Ấn Độ) trong đó có một vài loài thuốc có
mô tả là có đặc tính làm liền vết thương được gọi là Vranaropaka. Các kết quả

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa Lu
ận Tốt Nghiệp
Nguyễn Anh Hưng K33A-Khoa Hóa Học
6
đã cho thấy loài F. Bengalenis (cây da xoan) thể hiện hoạt tính làm liền vết
thương rất tốt [10].
Dịch chiết lá của loài F. racemosa cũng được các nhà khoa học tại khoa
Công nghệ Dược, trường Đại học Tổng hợp Iadavpur (Ấn Độ) thử hoạt tính
kháng viêm trên mô hình phù gan bàn chân sau ở chuột do carrgeenin,
serotonin, histamin và dextran gây ra. Kết quả cho thấy hiệu quả của dịch
chiết từ cây F. racemosa có thể so sánh với tác nhân chống kháng viêm không
steroit hay dùng là Phenylbutazon [11].
Dịch chiết từ loài F. Septica (sung trái, sung ngọt) thể hiện khả năng ức
chế sự sản sinh nito oxit và không gây độc đối với các tế bào. Chất tylophorin
còn có tác dụng chống kháng viêm nhờ ức chế sự biểu hiện của các yếu tố gây
viêm [12].
1.2.2.2. Hoạt tính chống ung thư, chống oxy hóa và chống đột biến
 Hoạt tính gây độc tế bào, chống khối u
Hoạt tính gây độc tế bào, chống khối u của các dịch chiết và các chất
phân lập từ các loài Ficus được quan tâm và nghiên cứu rất nhiều, nhất là
trong những năm gần đây. Dưới đây là một số loài Ficus đã được nghiên cứu
hoạt tính ngăn ngừa và chống ung thư:
Dịch chiết từ cành cây F. carica (Sung trái) cho thấy hoạt tính chống
đột biến [13,14,15].
Các ancaloid trong cây F. hispida (cây ngái) có tác dụng gây độc tế
bào, đối với một số dòng tế bào ung thư người [16].
Dịch chiết etanol trong cây F. racemosa (cây sung) có tác dụng gây
độc trên một số dòng tế bào, chống oxy hóa [17].
Chất flavon glucozit trong cây F. bengalenis (cây da xoan) có tác
dụng chống oxy hóa ở chuột tăng mỡ máu [18,9].

 Hoạt tính kháng sinh và ký sinh trùng
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa Lu
ận Tốt Nghiệp
Nguyễn Anh Hưng K33A-Khoa Hóa Học
7
Theo kết quả nghiên cứu của TS. Nguyễn Văn Tuyến và các cộng sự
về tác dụng chống sốt rét của loài F. fistulosa (sung đất) Việt Nam đã thấy
hai hợp chất tritecpen được phân lập từ vỏ cây này 3ß-axetoxy- 12(13)-en-
11-ol-ursan và 3ß-axetoxy- 12(13)-en-11-ol-oleanan đều có hoạt tính chống
sốt rét, kháng lại hai dòng D-6 và W-2 của ký sinh trùng Plasmodium
falciparum với các giá trị IC
50
lần lượt là 1600 ng/ml, 940 ng/ml, 1800
ng/ml và 850 ng/ml [19].
Khả năng kháng sinh ở trong dịch chiết (ethanol) của các cây F.
officinalis, F. benghalenis, F. tisela, F. racemosa đối với các vi khuẩn P.
aeruginosa, P. mirabillis, S. aureus [20].
Dịch chiết của cây F. religiosa cũng có hoạt tính kháng sinh đối với
các vi khuẩn A. faecalis, B. cereus, S. typhimurium [20].
Hoạt tính trừ giun: dùng quả sung, quả vả ăn để trừ giun [5].
 Các hoạt tính khác
Một nghiên cứu khác cũng bắt nguồn từ các bài thuốc truyền thống
được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu khoa học tại phòng thí nghiệm
nghiên cứu và phân tích thảo dược Satsang, Ấn Độ. Họ đã nghiên cứu hoạt
tính sinh học 24 loài cây, được dùng trong y học Ấn Độ Ayurveda để chữa
bệnh đái tháo đường trong số đó có hai loài Ficus: Ficus glomerata, Ficus
benghalenis [22].
Ngoài ra, trong một nghiên cứu của mình các nhà khoa học thuộc
trường Đại học Y Khyber (Peshawar, Pakistan), cũng đã đi đến kết luận
rằng dịch chiết của cây Ficus religiosa có khả năng giải phóng insulin

trong các tế bào tuyến tụy ở thỏ [23].


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa Lu
ận Tốt Nghiệp
Nguyễn Anh Hưng K33A-Khoa Hóa Học
8
1.2.2.3. Các loài Ficus của Việt Nam được sử dụng trong y học dân
tộc
Nhiều loài Ficus từ lâu đã được sử dụng trong y học dân tộc, làm
thuốc chữa bệnh [7], [9]. Dưới đây là một số loài điển hình.
Bảng 1.2.2.3. Công dụng của một số loài Ficus được sử dụng trong
dân gian
Tên LaTinh Tên Việt Nam Công dụng
F.racemosa
F. gloerata
Sung
Ưu đàm thụ

Thông huyết, lợi tiểu, tiêu đờm, tiêu
viêm, sát trùng, bổ máu. Quả và lá non
ăn được cho lợi sữa. Quả non cầm tiêu
chảy, trị bệnh trĩ. Nhựa mủ bôi ngoài
trị chốc lở, ghẻ. Cành lá, vỏ trị phong
thấp, sốt rét. Rễ trị lỵ, đái đường
F. tinctoria F Sung bầu Chống ho, khu phong thông lạc. Vỏ rễ
làm thuốc lợi tiêu hóa. Vỏ cây trị cảm
mạo, thương hàn, tiêu chảy
F. fistulosa Sung đất Bổ khí, nhuận phế, hoạt huyết, lợi tiểu.
Lá và quả ăn được trị đau bụng. tiêu

chảy, chữa mụn, lở loét.
F. puldurata Sung lá đàn Thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, điều
kinh. Rễ trị ho gà. Lá trị đau lưng, sốt
rét, rắn cắn, đau dạ dày
F. carica Sung ngọt Thanh nhiệt, chống ho, trừ lỵ, tiêu
thũng, nhuận phế. Quả và rễ chữa bệnh
trĩ, mụn nhọt.
F. variolosa Sung rỗ Thân cây dùng làm thuốc thanh nhiệt,
lợi tiểu. Lá dùng trị đòn ngã, tổn
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa Lu
ận Tốt Nghiệp
Nguyễn Anh Hưng K33A-Khoa Hóa Học
9
thương
F. erecta T Sung thiên tiên Quả chữa bệnh trị. Rễ chữa phong
thấp, đau nhức xương.
F. ticova Bur Sung tico Điều khí huyết, tráng gân cốt, trừ thấp
F. virens Ait Sung xanh Vỏ làm thuốc chữa cốt. Vỏ thân, vỏ rễ
và lá có tác dụng hoạt huyết, trị phong
thấp, bán thân bất toại, lở ngứa ngoài
da
F. bẹnamina Cây si Nhựa cây chữa ứ huyết do bị đánh, bị
thương, chữa ho, cắt cơn hen.
F. elastica R
F. religiosa L
F. macraphlla
Cây Đa
Cây Đề
Tua rễ làm thuốc lợi tiểu
Lá tươi chũa đi ngoài, thổ tả

F. pumila Cây xộp Là vị thuốc bổ. Quả chữa di tinh, liệt
dương, đau lưng, lỵ. Cành lá chữa mụn
nhọt tiêu độc, lợi sữa, nhuận tràng.
F. heterothylla Cây vú bò Là vị thuốc bổ dùng cho hư lao, bạch
đới, khí hư, tắc tia sữa.

1.2.3. Vài nét về lớp chất Lignan.
1.2.3.1. Đại cương và phân loại.
Lignan là nhóm các sản phẩm tự nhiên có nguồn gốc từ các dẫn xuất
của các cinamic acid, cinamyl alcohol, propenyl benzene và allyl benzene có
liên quan đến sự chuyển hoá hoá sinh các phenylalanine. Cấu trúc của lignan
được chia thành các đơn vị C
6
C
3
hợp thành mà người ta phân biệt:
Lignan 2 đơn vị C
6
C
3

SecquineoLignan 3 đơn vị C
6
C
3

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa Lu
ận Tốt Nghiệp
Nguyễn Anh Hưng K33A-Khoa Hóa Học
10

DineoLignan 4 đơn vị C
6
C
3

SesterneoLignan 5 đơn vị C
6
C
3
Lignan do 2 đơn vị C
6
C
3
hợp thành. Năm 1961, Freudenberg và
Weiges đề nghị cách đánh số như sau: Nhóm C
6
C
3
đánh số từ 1-9

nhóm còn lại đánh số từ 1’-9’. Các vị trí 7, 8, 9 có thể thay tương ứng α, β, γ.
Cũng do đó, các vị trí 7’, 8’, 9’ được thay tương ứng α’, β’, γ’. Trên cơ sở đó
Haworth đề xuất nhóm hợp chất có nguồn gốc từ 2 đơn vị C
6
C
3
có liên kết β-
β’ (γ-γ’) với nhau gọi là lignan (lignane, lignans).






Nếu 2 nhóm C
6
C
3
liên kết với nhau bởi các liên kết khác, chẳng hạn
3-3’ thay cho 8-8’ta được Neolignan.

3, 3’ – NeoLignan
Nếu tạo một vòng bổ sung giữa 2 nhóm C
6
C
3
gọi là cyclolignan
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa Lu
ận Tốt Nghiệp
Nguyễn Anh Hưng K33A-Khoa Hóa Học
11

2, 7’ – cyclolignan
Hai nhóm C
6
C
3
liên kết với nhau bằng các liên kết 8-8’ và một nguyên
tố O được epoxylignan.

7,7’ – epoxylignan

Tương tự có oxyneolygnan

8, 4’ - oxyneolignan
Lignan được tìm thấy chủ yếu từ rễ, lõi, cành, lá, quả, nhựa các cây
hạt trần, cây hạt kín. Theo các nghiên cứu khoa học, lignan là chất
phytoestrogens có tiềm năng chống ung thư (cancer) buồng trứng, tuyến
tuyền liệt, vú, tử cung; lignan chiết từ khoai tây kích thích hệ miễn dịch, tác
động to lớn tới bào mòn sỏi túi mật (theo bác sĩ Wilkinson-bệnh viện
Sowthompton-Anh), lignan có tác dụng ngăn chặn chu kì APM.
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa Lu
ận Tốt Nghiệp
Nguyễn Anh Hưng K33A-Khoa Hóa Học
12
Phosphodiesterase, làm nảy mầm chất ức chế; đặc biệt dẫn xuất brom của nó
với các chỉ số E C
8
50
và SI thích hợp có tác dụng chống HIV bằng cách ức
chế bản sao ngược của tế bào HIV-1 và kết hợp với DNA polymerase và
RANase.
Lignan pinoresinol và laricresnol là thành phần quan trọng trong thực
đơn ăn kiêng của bệnh nhân tiểu đường.
Đông y Trung Quốc sử dụng lignan để điều trị viêm gan và bảo vệ gan.
Dựa trên hoạt tính oxi hoá mạnh, khoa học đã tìm ra nhiều hoá chất
nguồn gốc lignan đa dạng, cộng sinh với nhiều loại virut để tạo hướng phát
triển mới trong y dược.
1.2.3.2. Các dẫn xuất quan trọng của Lignan.
 Dẫn xuất axit cacboxylic [24]Error! Reference source not found.



 Dẫn xuất lactone [25]

Hibalactone từ T.baccata
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa Lu
ận Tốt Nghiệp
Nguyễn Anh Hưng K33A-Khoa Hóa Học
13
 Dẫn xuất este [26], [27]

Chống lại tác dụng của tế bào HIV-1RT
 Dẫn xuất xeton

 Dẫn xuất ancol và phenol [28], [29]
OH
HO
HO
OH

Magnolol Honokiol
Cùng với sự tạo phức Fe
3+
-ADP-O
2
-
tác dụng oxi hoá chất béo
Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa Lu
ận Tốt Nghiệp
Nguyễn Anh Hưng K33A-Khoa Hóa Học
14
 Dẫn xuất của ete [30], [31]

OMe
OMe
O
O
H
H
OCH
3
OCH
3
OCH
3
OCH
3
OMe
OMe
H
H

Miranthin Phyllanthin
1.2.3.3. Tổng hợp Lignan.
 Theo I. Mulzer [32]


Hydroxyaldehydro


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa Lu
ận Tốt Nghiệp
Nguyễn Anh Hưng K33A-Khoa Hóa Học

15

 Theo Wikstromol

 Theo Yoda


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa Lu
ận Tốt Nghiệp
Nguyễn Anh Hưng K33A-Khoa Hóa Học
16


a: Methoxy benzyl magnes umchliride.
b, c: CuI và trimethyl silyl chloride.
d: NaBH
4
.
e, f: Sterooselective alkyllation and deprotection.
 Theo Sibi [33]

Enterolactone



Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa Lu
ận Tốt Nghiệp
Nguyễn Anh Hưng K33A-Khoa Hóa Học
17
 Theo Wirth



a: O
S
O
4
, N-mespinoline-N-oxide, acetone, t-BuOH, H
2
O, 10%.
b: H
5
IO
6
, THF, H
2
O, 13
h
.
c: 4-methoxypheryl magnesciumbromide, THF, 70
0
C, 3
h
.
 Theo Bath [34]

×