Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh viêm phổi trên đàn bê hf f2 tại huyện ba vì hà nội và biện pháp điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 71 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




TĂNG MẠNH HÙNG



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ BỆNH VIÊM
PHỔI TRÊN ĐÀN BÊ HF.F2 TẠI HUYỆN BA VÌ- HÀ NỘI
VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ




CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ SỐ : 60.64.01.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS CHU ĐỨC THẮNG



HÀ NỘI – 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà nội, tháng 01 năm 2015
Tác giả luận văn



Tăng Mạnh Hùng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, ngoài những cố gắng của bản thân tôi còn nhận
được sự giúp đỡ rất nhiều của các tổ chức, cá nhân trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn Nội chẩn – Dược lý –
Độc chất, Khoa Thú y, Viện đào tạo sau đại học (nay thuộc Ban quản lý đào tạo)-
Học viện Nông nghiệp Việt Nam, trung tâm xét nghiệm Medlatec đã tận tình giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Chu Đức Thắng –
người đã trực tiếp tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Qua đây, cho phép tôi gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã
động viên, giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình thực hiện
luận văn.


Hà nội, tháng 01 năm 2015
Tác giả luận văn



Tăng Mạnh Hùng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng vi
Danh mục hình vii
Danh mục các chữ viết tắt viii
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Khái quát cơ quan hô hấp 3
2.2 Một số đặc điểm giải phẫu và cấu trúc của phổi bê 4
2.3 Các nguyên nhân gây viêm phổi trên bê 7
2.4 Bệnh viêm phổi trên bê 12
2.4.1 Viêm phế quản phổi (Viêm phổi đốm - Broncho pneumonia catarrhalis) 12
2.4.2 Viêm phổi thùy (Pneumonia crouposa) 13
2.4.3 Viêm phổi hoại thư hóa mủ (Gangacna pulmorum et abscesus pulmorum) 16

2.4.4 Các thể viêm phổi khác 16
2.4.5 Cơ chế sinh bệnh 16
2.4.6 Triệu chứng lâm sàng 19
2.4.7 Tổn thương bệnh lý khi viêm phổi 22
2.5 Biện pháp phòng và điều trị bệnh viêm phổi bê 23
2.5.1 Biện pháp phòng bệnh viêm phổi 23
2.5.2 Điều trị bệnh viêm phổi 24
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 26
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

3.1 Đối tượng nghiên cứu 26
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26
3.3 Nội dung 26
3.3.1 Tình hình mắc bệnh viêm phổi ở bê HF.F2 nuôi tại Ba Vì – Hà Nội. 26
3.3.2 Đặc điểm bệnh lý bệnh viêm phổi ở bê HF.F2 nuôi tại huyện Ba Vì –
Hà Nội. 26
3.3.3 Một số chỉ tiêu sinh lý máu của bê HF.F2 mắc bệnh viêm phổi tại
huyện Ba Vì – Hà Nội. 26
3.3.4 Một số chỉ tiêu sinh hóa máu của bê HF.F2 mắc bệnh viêm phổi tại
huyện Ba Vì – Hà Nội. 26
3.3.5 Điều trị thử nghiệm 27
3.4 Phương pháp nghiên cứu 27
3.4.1 Điều tra tình hình mắc bệnh viêm phổi ở bê HF.F2 trên địa bàn huyện
Ba Vì – Hà Nôi. 27
3.4.2 Điều tra đặc điểm bệnh lý bệnh viêm phổi ở bê HF.F2 trên địa bàn
huyện Ba Vì – Hà Nôi. 27
3.4.3 Phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý máu ở bê HF.F2 mắc bệnh
viêm phổi tại huyện Ba Vì – Hà Nội. 27

3.4.4 Phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu sinh hóa máu ở bê HF.F2 mắc bệnh
viêm phổi tại huyện Ba Vì – Hà Nội. 28
3.4.5 Điều trị thử nghiệm 29
3.5 Phương pháp xử lý số liệu 30
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32
4.1 Tình hình mắc bệnh viêm phổi ở bê HF.F2 nuôi tại Ba Vì – Hà Nội 32
4.2 Đặc điểm bệnh lý bệnh viêm phổi ở bê HF.F2 nuôi tại huyện Ba Vì –
Hà Nội. 35
4.2.1 Biểu hiện lâm sàng ở bê HF.F2 mắc bệnh viêm phổi. 36
4.2.2 Thân nhiệt, tần số tim đập và tần số hô hấp ở bê HF.F2 bị viêm phổi
trên địa bàn huyện Ba Vì – Hà Nội. 37
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

4.2.3 Tổn thương đại thể bệnh viêm phổi ở bê HF.F2 40
4.3 Một số chỉ tiêu sinh lý máu của bê HF.F2 mắc bệnh viêm phổi tại
huyện Ba Vì – Hà Nội 40
4.3.1 Nghiên cứu sự biến đổi số lượng hồng cầu và một số chỉ tiêu của hệ
hồng cầu trên bê HF.F2 mắc bệnh viêm phổi 40
4.3.2 Nghiên cứu số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu trên bê HF.F2
mắc bệnh viêm phổi. 43
4.4 Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh hóa máu của bê HF.F2 mắc
bệnh viêm phổi tại huyện Ba Vì – Hà Nội 46
4.4.1 Protein huyết thanh tổng số và các tiểu phần protein huyết thanh 46
4.4.2 Hàm lượng đường huyết và chức năng trao đổi protit của gan 49
4.5 Một số chỉ tiêu về sắc tố mật 52
4.6 Thử nghiệm các phác đồ điều trị bệnh viêm phổi ở bê HF.F2 nuôi tại
Ba Vì – Hà Nội. 55
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 58
5.1 KẾT LUẬN. 58

5.2 Đề nghị 596
TÀI LIỆU THAM KHẢO 607
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT TÊN BẢNG TRANG

4.1 Tình hình mắc bệnh viêm phổi bò và bê HF.F2 nuôi tại Ba Vì – Hà Nội 32
4.2.1 Một số triệu chứng thường gặp ở bê HF.F2 mắc bệnh viêm phổi 36
4.2.2 Thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim ở bê HF.F2 bị viêm phổi 39
4.3.1 Một số chỉ tiêu của hệ hồng cầu bê HF.F2 khỏe mạnh và bê HF.F2
mắc bệnh viêm phổi 42
4.3.2 Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu ở bê HF.F2 mắc bệnh viêm phổi 44
4.4.1 Hàm lượng Protein và tỷ lệ các tiểu phần Protein huyết thanh ở bê
HF.F2 viêm phổi 48
4.4.2 Hàm lượng đường huyết và chức năng trao đổi protit của gan 51
4.5 Hàm lượng Sterkobilin trong phân, Urobilin trong nước tiểu và
Bilirubin trong huyết thanh 54
4.6 Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều bệnh viêm phổi trên bê HF.F2 56












Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC HÌNH

STT TÊN BẢNG TRANG

4.1.a Tình hình mắc bệnh viêm phổi bê HF.F2 qua các tháng trong năm
(2011 – 2014) 35
4.1.b Tình hình mắc bệnh viêm phổi bò qua các tháng trong năm (2011 – 2014) 35
4.2.1a Bê chảy nước mũi đặc 37
4.2.1.b Bê khó thở 37
4.2.3 Viêm hoại tử và viêm màng phổi 40
4.3.2a Tỷ lệ các loại bạch cầu trong công thức bạch cầu máu bê HF.F2 khỏe 45
4.3.2b Tỷ lệ các loại bạch cầu trong công thức bạch cầu máu bê HF.F2 mắc
bệnh viêm phổi 46



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BC Bạch cầu
CS Cộng sự
Hb Hemoglobin
HF Holstein Friesian

sGOT Serum Glutamat – Oxalaxetat – Transaminaza
sGPT Serum Glutamat – Pyruvat – Transaminaza


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

PHẦN I
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong xu thế phát triển hiện nay, ngành chăn nuôi vẫn luôn là hướng phát
triển kinh tế chủ đạo của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt là ngành
chăn nuôi bò sữa đang có được sự quan tâm, đầu tư đúng đắn và phát triển mạnh mẽ
cả về số lượng cũng như chất lượng. Các vùng chăn nuôi bò sữa tập trung theo mô
hình nông hộ đang ngày càng được mở rộng tại nhiều địa phương trên cả nước.
Để phát triển chất lượng đàn bò sữa, ngoài các yếu tố chọn giống, thức ăn
thì các biện pháp thú y nhằm bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh tật là rất quan
trọng.
Cùng với việc tăng nhanh về số lượng đàn bò thì dịch bệnh cũng xảy ra
nhiều, gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi bò sữa. Một trong những bệnh
thường gặp và gây ra những thiệt hại đáng kể phải kể đến bệnh viêm phổi. Bệnh xảy
ra nhiều khi thời tiết giao mùa chuyển giá rét và bê là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn.
Bê bị bệnh có tỷ lệ chết cao, ảnh hưởng lớn tới tốc độ phát triển đàn và kinh tế trong
chăn nuôi. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Mặc dù vậy, các nghiên
cứu về bệnh viêm phổi trên bê sữa tại Việt Nam còn nhiều hạn chế.
Xuất phát từ thực tế trên nhằm mục đích làm rõ đặc điểm bệnh lý bệnh viêm
phổi ở bê. Từ đó có cơ sở xây dựng biện pháp phòng và trị bệnh một cách có hiệu
quả, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý
bệnh viêm phổi trên đàn bê HF.F2 tại huyện Ba Vì- Hà Nội và biện pháp điều trị”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Xác định rõ biểu hiện lâm sàng của bê HF.F2 mắc bệnh.
- Xác định rõ đặc điểm bệnh lý, sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa
máu của bê HF.F2 bệnh.
- Xác định mức độ tổn thương ở phổi bê HF.F2 mắc bệnh.
- Điều trị thử nghiệm, từ đó lựa chọn phác đồ điều trị có hiệu quả.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2


1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu này đã chỉ ra tương đối đầy đủ về: Đặc điểm bệnh lý, các biến
đổi lâm sàng, một số biến đổi về sinh lý, sinh hóa máu, cũng như tổn thương bệnh
lý của phổi bê HF.F2 mắc bệnh và thử nghiệm phác đồ điều trị.
Đã đưa ra được phác đồ điều trị có hiệu quả giúp thú y cơ sở và các hộ chăn
nuôi tham khảo trong việc điều trị bệnh viêm phổi trên bê.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp
theo, đồng thời đóng góp tư liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu thú y và người
chăn nuôi.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Khái quát cơ quan hô hấp
Cơ quan hô hấp tiếp xúc trực tiếp với không khí cũng chính là tiếp xúc với

các tác nhân gây ô nhiễm (vi sinh vật, bụi, khí thải ).
Hô hấp là một quá trình trao đổi khí của sinh vật với môi trường bên ngoài
nhằm cung cấp O
2
và đào thải CO
2
khỏi cơ thể.
Để đảm nhận chức năng hô hấp của gia súc, bộ máy hô hấp của gia súc bao
gồm đường dẫn khí và phổi. Trong niêm mạc đường ống dẫn khí, nhất là ở niêm
mạc mũi, xoang mũi có hệ thống mạch quản phân bố dày đặc có tác dụng sưởi ấm
không khí trước khi đưa vào các phế nang. Một trong những đặc điểm cấu tạo quan
trọng của đường hô hấp đó là hệ thống lông rung, các tuyến nhờn tiết chất nhầy và hệ
thống lâm ba nằm dọc theo đường hô hấp giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đường
hô hấp trước các yếu tố gây hại như vi sinh vật, bụi. Sự kết hợp nhu động của lông rung
cùng với niêm dịch đường hô hấp tạo ra một làn sóng cuộn các chất bẩn lên họng, khi
đưa lên cổ thường có phản xạ ho tống ra ngoài. Những lông rung của ống khí quản trên
có thể bị vi rút cúm làm giảm mất tính nhu động và do đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự
bội nhiễm với những vi khuẩn khác như phế cầu khuẩn hay Hemophilus influenza (Vũ
Triệu An và CS, 2001; Blowey R. W., 1999).
Ngoài tác dụng cơ giới của chất nhầy, sự rung động của lông rung và phản xạ
ho đẩy vật lạ ra khỏi đường hô hấp, hệ thống đường hô hấp còn có những cấu tạo
lympho, tế bào tiết enzym, kháng thể có tác dụng bảo vệ sự xâm nhập của vi sinh vật,
chất lạ. Có nhiều cấu tạo lympho nằm rải rác suốt dọc đường hô hấp: hạch lympho,
hòn và đám lympho cũng như mô lympho rải rác trải rộng đến sát biểu mô phế quản.
ở đó, có nhiều tế bào có chức năng miễn dịch khác nhau như bạch cầu trung tính,
lympho T, lympho B, tương bào và đại thực bào (Vũ Triệu An và CS, 2001).
Dịch tiết của các tuyến nhờn có chứa nhiều lysozyme có tác dụng phá vỡ
vỏ của vi khuẩn; chất BPI (Bacteria permeabitily increasing proteine) có thể liên kết

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4

với vách lipopolysacharid của vi khuẩn làm thủng màng của chúng và phong bế các
men vi khuẩn; protein C phản ứng (C - reactive proteine) nó liên kết với phosphoryl
cholin trong cacbonhydrat C của phế cầu và tăng nhiều trong viêm cấp. Những vật
thể lạ hoặc các vi khuẩn nếu qua được hàng rào bảo vệ niêm mạc sẽ bị tiêu diệt bởi
các đại thực bào. Đối với những hạt rất nhỏ dưới 3µm chúng có thể theo không khí
vào sâu tận phế nang, khi đó chúng sẽ bị các đại thực bào phổi ăn và tiêu (Vũ Triệu
An và CS, 2001; Kelley K. W., 1980).
Trong máu, chất bổ thể của huyết thanh cơ thể làm tăng cường chức năng
chống nhiễm trùng ở bộ máy hô hấp, tham gia vào quá trình miễn dịch thể đặc hiệu là
các kháng thể Ig A, Ig M, Ig G. Các tế bào vách phế quản tiết ra các kháng thể nói trên
phủ trên bề mặt đường hô hấp (Nielsen R. và CS, 1990).
Phổi không có cấu tạo cơ nên nó không thể tự co dãn, mà phổi co dãn một
cách thụ động nhờ các cơ hô hấp gồm cơ hoành và cơ gian sườn. Các cơ này đóng
vai trò động lực chính cho động tác hô hấp, làm cho lồng ngực mở rộng hay thu hẹp
dẫn đến làm biến đổi áp lực âm xoang màng ngực, kéo theo vận động của phổi. Khi
lồng ngực mở rộng phổi nở ra theo, áp lực trong phổi giảm do đó không khí đi vào
phổi gây động tác hít vào, khi lồng ngực thu hẹp phổi xẹp xuống đẩy không khí
thoát ra ngoài, gây động tác thở ra.
Chất khí khuyếch tán từ nơi có áp suất riêng phần (phân áp) cao đến nơi áp
suất riêng phần thấp. Do sự chênh lệch về phân áp nên O
2
trong phế bào sẽ khuyếch
tán qua màng phế bào và thành mao mạch vào máu, còn CO
2

thì ngược lại khuyếch
tán từ máu sang phế bào. Quá trình khuyếch tán này tiến hành tương đối chậm
nhưng nhờ bề mặt tiếp xúc rộng lớn của phổi nên vẫn đảm bảo được yêu cầu về trao

đổi khí của cơ thể. O
2
từ máu có phân áp cao sẽ khuyếch tán vào tổ chức nơi có
phân áp O
2
thấp, ngược lại CO
2

từ tổ chức có phân áp cao sẽ khuyếch tán sang máu.
2.2. Một số đặc điểm giải phẫu và cấu trúc của phổi bê
* Đặc điểm giải phẫu
Bê có hai lá phổi phải và trái nằm trong xoang ngực. Mỗi lá phổi có 3 mặt
và đỉnh trên: Mặt ngoài của phổi áp sát vào thành trong của lồng ngực; mặt trong có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

rốn phổi và các thành phần của phế quản gốc, động mạch, tĩnh mạch chui vào phổi;
mặt sau lõm và úp đúng vào vòm cơ hoành nên liên quan chặt chẽ đến các tạng ở ổ
bụng, đặc biệt là mặt trước gan. Phổi được bao bọc bởi 2 lá: Lá thành là lớp màng
lót mặt trong của xoang ngực, lá tạng bao phủ sát trên bề mặt phổi. Khoảng trống
giữa lá thành và lá tạng gọi là xoang màng ngực trong đó có chứa chất dịch làm
giảm ma sát khi phổi co giãn.
Khi kiểm tra chẩn đoán bệnh ở phổi cần xác định vị trí vùng phổi: vùng phổi
là một hình tam giác, cạnh trước có vùng cơ khuỷu làm ranh giới, cạnh trên cách
sống lưng một bàn tay, cạnh sau là một đường cong bắt đầu từ gốc sườn 12 qua các
giao điểm của đường ngang bắt đầu từ góc hông xương cánh chậu đến sườn 11, giao
điểm của đường ngang bắt đầu từ khớp bả vai đến sườn 8 và nối các điểm kéo dài
đến sườn 4 (Hồ Văn Nam và cs, 1997).
* Cấu trúc đại thể

Hai lá phổi trái và phải ngăn cách nhau bởi màng trung thất. Lá phổi trái
phân thành 3 thùy: thùy đỉnh, thùy tim và thùy hoành; Lá phổi phải có 5 thùy: thùy
đỉnh, thùy tim trên, thùy tim dưới, thùy hoành và một thùy phụ ở mặt trong của lá
phổi (Phạm Thị Xuân Vân, 1982).
Phổi được cấu tạo bởi cây phế quản, các mạch quản, các sợi thần kinh và các
tổ hức liên kết ở xung quanh các thành phần trên. Phổi bê có một hệ thống phân
nhánh liên tiếp bắt đầu từ mỗi phế quản gốc sau khi đi qua rốn phổi, hệ thống này
phân nhánh theo kiểu cành cây, các đơn vị phân chia cuối cùng là các phế quản trên
tiểu thùy, phế quản trong tiểu thùy, tiểu phế quản và phế quản tận, ở cuối mỗi phế
quản tận lại phình ra thành chùm phế nang, bề mặt của phế nang ở mỗi bê có thể tới
500 – 600 m
2
. Phế nang chỉ là lớp nội mạc xảy ra sự trao đổi giữa CO
2
của máu và
O
2
của không khí (Phạm Thị Xuân Vân, 1982; Nguyễn Xuân Hoạt và Phạm Đức
Lộ, 1971).
* Cấu trúc vi thể
Các tế bào biểu mô đường hô hấp trên: Ngay từ đầu phân khí của khí quản
đến các phế quản tận có lớp tế bào phủ ngoài (tế bào liên hợp) hình trụ cao, ở đầu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

có các lông rung. Một tế bào có 250 – 300 lông rung, các lông rung này luôn vận
động theo chiều ngược với chiều vào của không khí với tốc độ 20 – 24 lần/ giây.
Lông rung có tác dụng giữ và chuyển ra ngoài các dị vật đã hút vào theo
không khí, rung động của lông rung chuyển về hầu và miệng các dị vật đã thu được

với vận tốc 4 – 15 mm/ phút (Done, 1988; trích dẫn theo Đỗ Văn Được, 2003).
Lông rung tới phế quản giảm dần, lòng phế quản trong tiểu thùy không còn lông
rung nữa, xen kẽ giữa các tế bào biểu mô của phế quản trong tiểu thùy có những tế
bào hình đài để tiết ra chất nhờn thay thế cho tuyến nhờn giảm đi (Nguyễn Xuân
Hoạt và Phạm Đức Lộ, 1971).
Cấu trúc hệ thống phế nang như các hốc tổ ong ngăn cách với nhau bởi vách
phế nang. Mặt trong của phế nang được cấu tạo bằng 3 loại tế bào chính: tế bào phủ,
tế bào tự do, tế bào phân tiết. Tế bào phủ chiến tỷ lệ nhiều nhất (97%) thường có
hình đa giác; các tế bào tự do có nhiều hình dạng khác nhau, thường nổi lên bên
trong lòng phế nang, bào tương của nó bắt màu kiềm. Ngoài ra, ở vách các phế nang
còn có tế bào tổ chức liên kết làm nhiệm vụ chống đỡ cho vách, trong vách phế
nang có rất nhiều mao mạch và sợi hồ (collagen), sợi chun (elastiq) (Nguyễn Xuân
Hoạt và Phạm Đức Lộ, 1971).
* Các mạch quản và thần kinh phổi
Mạch quản của phổi bao gồm động mạch phổi và tĩnh mạch phổi. Động
mạch phổi sau khi đi qua rốn phổi phân nhánh và chia nhỏ dần như cây phế quản,
khi tới phế nang tạo thành một mạng lưới mao mạch dày đặc bao quanh phế nang để
thực hiện chức năng trao đổi khí. Các động mạch nuôi dưỡng bao gồm các động
mạch phế quản và tĩnh mạch phế quản để duy trì hoạt động của phổi.
Hệ mạch bạch huyết bắt đầu từ các mạch quanh tiểu thùy rồi đổ vào các hạch
và mạch lớn hơn, cuối cùng đổ vào các hạch phổi trái và hạch phổi phải nằm xung
quanh phế quản gốc và rốn phổi.
Thần kinh đến phổi là một nhánh đến từ đám rối phổi, nó do các nhánh giao
cảm từ hạch sao, hạch cổ giữa và các nhánh của thần kinh phế vị tạo nên. Những sợi
thần kinh của đám rối phổi thường tập trung thành 2 đám rối đan ở trước và sau

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

cuống phổi (Phạm Thị Xuân Vân, 1982).

Cơ trơn phế quản, nhánh phế quản nhỏ chịu sự điều hóa của hệ thần kinh
thực vật. Thần kinh phó giao cảm tiết acetylcholin làm co phế quản. Thần kinh giao
cảm tiết adrenalin và noradrenalin làm giãn phế quản. Vì vậy, lúc khó thở tiêm
adrenalin hoặc uống ephedrin sẽ có tác dụng tốt hoặc tiêm atropin để ức chế thần
kinh phó giao cảm cũng có hiệu quả (Cù Xuân Dần và cs, 1996).
2.3. Các nguyên nhân gây viêm phổi trên bê
Theo Leroy-G Bicht (1982), bệnh viêm phổi bê là bệnh phổ biến trên thế
giới, thường phát sinh khi thời tiết thay đổi từ ấm sang lạnh. Bê non dưới 1 năm tuổi
thường mắc bệnh với tỷ lệ cao và nặng hơn bê trưởng thành (Phạm Sỹ Lăng và
Phan Địch Lan, 1997).
Theo Manninge (1982), súc vật thường hay bị viêm phổi khi điều kiện ngoại
cảnh không thuận lợi, sức đề kháng của cơ thể giảm thấp. Bình thường người ta vẫn
phân lập được vi sinh vật gây bệnh trong đường hô hấp của bê như virus Adeno,
Mycoplasma, Pasteuralla, Streptococcus, Staphylococcus Nhưng chúng chỉ gây
bệnh khi thời tiết chuyển lạnh và chăm sóc nuôi dưỡng kém (Phạm Sỹ Lăng và
Phan Địch Lan, 1997).
Blowey R. W. (1999) cho rằng yếu tố stress như nhiệt độ tăng đột ngột hay
sự thay đổi của môi trường cùng với sự nhiễm trùng là nguyên nhân gây viêm phổi.
Bệnh sốt vận chuyển (Shipping fever) do Pasteurella haemolytica gây ra sau quá
trình vận chuyển thời gian dài. Bệnh do Pasteurella haemolytica týp A, T hay gặp
trong các trường hợp do bê bị stress như vận chuyển xa, nóng, gia súc làm việc quá
sức, nhốt đông gây nên bệnh ở bê từ 6 tháng đến 2 năm tuổi và phổ biến ở thể viêm
phổi (Archie Hunter, 2001).
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng môi trường không khí và khí hậu tác động rất lớn
tới hoạt động hô hấp của sinh vật như yếu tố nhiệt độ, ẩm độ, gió. Sự ô nhiễm môi
trường không khí đã ảnh hưởng không nhỏ tới tính chất và mức độ bệnh phổi trên đàn
gia súc (Khoo Teng Huat, 1995; Blowey R. W, 1999). Yếu tố stress, nhất là ở những
cơ sở chăn nuôi công nghiệp và ảnh hưởng của điều kiện đất đai, khí hậu của vùng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8

có ảnh hưởng rõ rệt tới tỉ lệ mắc bệnh viêm phổi ở gia súc (Niconxki V. V., 1986).
Do chuồng không được che chắn kín dễ gây gió lùa, bê, nghé lạnh dẫn đến
viêm phổi (Huỳnh Văn Kháng, 2006; Phan Địch Lân và Phạm sĩ Lăng, 2002).
Bê khi bị stress như nuôi dưỡng hay làm việc nặng nhọc nhất là với gia súc cày
kéo gầy yếu dễ bị mắc bệnh tụ huyết trùng dẫn tới viêm phổi (Archie Hunter, 2001).
Huỳnh Văn Kháng (2006) cho rằng khi đỡ đẻ cho bò cần chú ý không để nước
ối, đờm dãi lọt vào khí quản, phổi gây viêm phế quản, viêm phổi.
Ngoài ra, một số bệnh không được tiêm phòng như viêm phổi - màng phổi,
bệnh tụ huyết trùng hay các bệnh do virus gây bệnh đường hô hấp có thể gây nên
các bệnh viêm phổi.
Theo Cuningham (1982), các kí sinh trùng như ấu trùng giun đũa, giun phổi
thường vào cơ thể qua đường tiêu hoá ăn, uống, xâm nhập vào máu rồi di hành lên
phổi súc vật. Nó là nguyên nhân cơ giới tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn thứ phát
(Phạm Sĩ Lăng và Phan Dịch Lân, 1997).
Giun Dictyocanlus viviparus sống ở đường hô hấp, như: khí quản, phế
quản bê. Ở phổi trứng của chúng qua đờm dãi khi ho, sau đó vào đường tiêu
hoá khi bê nuốt xuống và ra phân thải ra môi trường, nở thành ấu trùng sau đó
ấu trùng theo thức ăn (rơm, cỏ ) vào đường tiêu hoá, ấu trùng di hành từ ruột
lên phổi gây viêm (Blowey R. W., 1999; Archie Hunter, 2001; Phạm Văn Khuê
và Phan Lục, 1996).
Theo Walter J. Gibbons và cộng sự (1971), ấu trùng giun đũa Toxocara
vitulorum gây ra chủ yếu ở bê nghé dưới 6 tháng tuổi, trong quá trình di hành lên phổi
cũng gây tổn thương và viêm phổi (trích dẫn theo Đỗ Văn Được, 2003).
David H. Ellis (1994) cho biết các loại nấm Aspergillus fumigatus, Candida
blabrata, Cryptococus neoformans cũng gặp nhiều trong trường hợp viêm phổi ở bê,
nhất là bê non. Bê thường bị viêm phổi khi ăn cỏ dự trữ có chứa nấm mốc, khi bê mắc
bệnh dấu hiệu lâm sàng thường là ho, khó thở, tần số hô hấp tăng và có tiếng ran, sốt
vừa phải, ăn ít và giảm sản lượng sữa (Blood D. C. và cs, 1985; Russell A. Runnells và

cs, 1991).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân tiên phát của bệnh viêm phổi là do
vi rút, nguyên nhân thứ phát là do vi khuẩn; vi khuẩn làm cho bệnh phát triển mạnh
hơn (Blood D. C. và CS, 1985; Niconxki V. V., 1986; Russell A. Runnells và CS,
1991; Blowey R. W., 1999).
Dưới tác động của các yếu tố như vi sinh vật (virus cúm, mycoplasma) tác
động vào niêm mạc đường hô hấp; các loại khí NO
2
, H
2
S, CH
4
, NH
3
với nồng độ
cao tác động vào tế bào biểu mô phế quản, khí quản làm ảnh hưởng tới hoạt động
của lông rung trong việc đẩy các dị vật ra khỏi lòng đường hô hấp của gia súc. Mặt
khác, do tác động bất lợi của các yếu tố như nhiệt độ, ẩm độ không thích hợp. Khi
đó hoạt động của lông rung cũng như chức năng bảo vệ của biểu mô đường hô hấp
giảm đã dẫn đến sự xâm nhập của các vi khuẩn như Pasteurella, Staphyloccocus, ,
gây ra phản ứng viêm (Blowey R. W., 1999).
Trong các trường hợp khi thời tiết có sương mù, ẩm độ không khí cao cộng với
thời tiết lạnh hay nhiệt độ thấp, ẩm độ thấp chuyển sang nóng ấm, ẩm độ cao là những
yếu tố làm tăng sự nhiễm trùng vào phổi (Blowey R. W., 1999).
* Các vi khuẩn thường gặp ở đường hô hấp
Nhiều loại vi khuẩn có mặt trong đường hô hấp liên quan trực tiếp đến địa

dư sống của gia súc, tình trạng vệ sinh. Trong nghiên cứu người ta thấy số lượng vi
sinh vật ở đường hô hấp biến đổi theo mùa và trong ngày đêm và thấy cả những
biến đổi có quan hệ tới điều kiện dinh dưỡng. Ngay từ những ngày đầu khi gia súc
mới sinh ra đường hô hấp đã bắt đầu nhiễm vi sinh vật do tiếp xúc với động vật
trưởng thành và qua thai khi sinh.
Phần đầu hô hấp, nhất là niêm mạc mũi có nhiều vi khuẩn, càng đi sâu vào
trong khí quản thì số lượng vi sinh vật càng ít. Đã có nhiều tư liệu nói về hệ vi
khuẩn trên đường hô hấp loài nhai lại, nhưng chủ yếu là trên bê.
Theo Walter J.Gibbous.et.al (1971); Russell A Runnell.et,al (1991), trong
đường hô hấp của bê khỏe những vi khuẩn thường gặp là: Pasteurella. sp,
Streptococcus. sp, Staphylococcus. sp, thỉnh thoảng có Corynebacteium pyogenes,
rất ít gặp Pseudomanas aeruginosa, E.coli, Aspergillus fumigatus.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Theo Heddleston, K.L et.al (1962), những vi khuẩn thường gặp ở đường hô
hấp của bê là: Pasteurella sp, Streptococcus. sp, Staphylococcus. sp, Klebsiella
pneumonia và Mycoplasma. sp, còn vi khuẩn Salmonella, Pseudomonas, Proteus,
Bacillus subtilis là những vi khuẩn vãng lai.
* Vi khuẩn Pasteurella
Vi khuẩn Pasteurella là vi khuẩn thường gặp và gây bệnh trên đường hô
hấp động vật. Pasteurella multocida là vi khuẩn thuộc vi sinh vật yếm khí tùy tiện,
có dạng cầu trực khuẩn, bắt màu gram âm, kích thước 0,25- 0,4×0,4-1.5µm. Vi
khuẩn có vỏ giáp mô, không sinh nha bào và bắt màu lưỡng cực. Vi khuẩn có thể
đứng riêng thành đôi hay thành chuỗi. Kích thước và hình thái vi khuẩn có sự thay
đổi phụ thuộc vào nguồn gốc của chúng, vi khuẩn phân lập từ lợn có dạng tròn hơn
0,8 - 1 µm. Tính đa dạng của vi khuẩn phụ thuộc rất nhiều đến điều kiện thiếu oxy;
vi khuẩn thường đồng nhất trong máu động vật, còn trong môi trường nhân tạo vi
khuẩn nuôi cấy thường đa hình dạng; có vi khuẩn hình trứng, có vi khuẩn hình cầu,

trong một canh khuẩn nuôi cấy có thể thấy một số vi khuẩn hình que, một số hình
trứng hoặc hình cầu cùng tồn tại. Khi nuôi cấy trên môi trường nhân tạo chiều dài
của vi khuẩn tăng lên.
Tất cả các loại Pasteurella gây bệnh cho gia súc, gia cầm đều thuộc một
giống duy nhất, có đặc tính căn bản giống nhau về mặt hình thái nuôi cấy, nhưng
khác nhau ở tính thích nghi gây bệnh đối với các loài vật.
Dựa vào đó người ta chia P.multocida làm các loại sau:
- P. aviseptica gây bệnh tụ huyết trùng gà
- P. boviseptica gây bệnh tụ huyết trùng trâu bê
- P. suiseptica gây bệnh tụ huyết trùng lợn
- P. oviseptica gây bệnh cho cừu
P. multocida tồn tại trong thiên nhiên rất rộng rãi: trong đất, nước, cây cỏ,…
đặc biệt nó cư trú ở niêm mạc đường hô hấp trên của động vật, những động vật này
là nguồn mang trùng: Ở lợn có 40% mang vi khuẩn, ở bê có 80%, ở cừu có 50%. ở
ngựa có 60%, ở chó có 30%. Những vi khuẩn này kí sinh không gây bệnh nhưng nó

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

có thể trở thành bệnh khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút do gia súc mắc một số
bệnh khác, hoặc do dinh dưỡng kém, điều kiện thời tiết khắc nghiệt,… Theo
Nguyễn Vĩnh Phước (1978), mùa nóng, mưa rào đột ngột là điều kiện thuận lợi cho
vi khuẩn tồn tại trong thiên nhiên để sinh sản và xâm nhập vào cơ thể động vật qua
đường tiêu hóa, vết sây sát. Vi khuẩn thường cư trú ở đường hô hấp và tiêu hóa
động vật khỏe hay trong cơ thể bệnh. Khi điều kiện thời tiết thay đổi làm cho con
vật mệt mỏi, sức đề kháng giảm do các nguyên nhân khác nhau tạo cơ hội cho vi
khuẩn sinh sôi phát triển.
* Vi khuẩn Streptococcus
Giống Streptococcus có dạng hình cầu, đường kính có khi đến 1 µm được
xếp thành chuỗi như chuỗi hạt có độ dài ngắn không đều, có thể từ 2 vi khuẩn tạo

thành song cầu khuẩn cho đến chuỗi 6 - 8 vi khuẩn. Trên môi trường đặc có chuỗi
ngắn, bắt màu gram dương, không di động, đa số không có giáp mô, vi khuẩn yếm
khí hay hiếu khí tùy tiện. Khả năng gây bệnh có thể là một mình hoặc kết hợp với
các vi khuẩn khác. Streptococcus sinh ra ngoại độc tố và nội độc tố: các liên cầu
gây bệnh có khả năng làm tan máu, khả năng này có được là do vi khuẩn có loại độc
tố gọi là dung huyết tố (Streptolyzin).
Ngoài khả năng gây bệnh của liên cầu có vai trò của các emzim ngoại bào.
Các enzym này có khả năng làm tan tơ huyết nhờ men làm tan tơ huyết
(Streptokinaza) hay làm lớp mủ đặc (Streptodornaza), hay thủy phân axit hyaluronic
(mem Hyaluronidaza). Men thủy phân protein (Proteinaza) men làm chết bạch cầu
(diphotpho- pyridin- nucletidaza)
* Vi khuẩn Staphylococcus
Staphylococcus là một loại cầu khuẩn, thường xếp với nhau thành hình
chùm nho, có hình tròn đường kính 0,7- 1µm bắt màu gram dương, không di động,
không sinh nha bào, là vi khuẩn hiếu khí hay yếm khí không bắt buộc, mọc trên tất
cả các môi trường. Khi nuôi cấy trên thạch máu, phần lớn Staphylococcus có động
lực cao gây dung huyết, có loại dung huyết hoàn toàn (∝) hoặc dung huyết không

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

hoàn toàn( β-hemolysis).
Tụ cầu khuẩn và các biến chủng của nó thường gặp trong thiên nhiên, phần
lớn trong đất, cát, nước, không khí, trên da động vật và trong thức ăn thực vật. Da
và niêm mạc là chỗ ở chủ yếu của các tụ cầu khuẩn. Ngoài ra còn ở các tổ chức
khác như lông, máu, tuyến mồ hôi, tuyến mỡ, lỗ lông chân, mắt, mũi, họng, niêm
mạc đường tiêu hóa. Thực tế người ta có thể gọi tụ cầu khuẩn là vi khuẩn ký sinh
của da và niêm mạc. Staphylococcus còn được phân lập từ dịch ngoáy mũi và từ
họng, dịch khí quản và dịch phổi của một số gia súc khỏe, khi điều kiện thuận lợi nó
phát triển và sẽ phát triển thành bệnh.

2.4. Bệnh viêm phổi trên bê
2.4.1. Viêm phế quản phổi (Viêm phổi đốm - Broncho pneumonia catarrhalis)
Là quá trình ở viêm niêm mạc và từng thùy phổi riêng biệt. Trong phế quản
và phế nang dịch viêm gồm huyết tương, các bạch cầu, một số ít hồng cầu và những
tế bào biều bì tróc ra. Viêm bắt đầu từ màng niêm mạc các phế quản sau đó lan sang
các tổ chức nhu mô của phổi. Quá trình viêm trong bệnh viêm phế quản phổi bao
giờ cũng có tính giới hạn (Pijoan, 1992).
Đặc trưng của bệnh viêm phế quản phổi ở gia súc là diễn biến chậm so với
viêm phổi thùy (Niconxki V.V 1986). Các triệu chứng viêm phế quản phổi rất đa
dạng và phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân (Russell A.Runnell.et.al, 1991).
Niconxki V.V (1986) khi phân biệt các loại bệnh viêm phổi đã đề nghị đến quá trình
diễn biến bệnh và mức độ nhiễm bệnh của mô phổi. Ông phân biệt viêm phế quản -
cấp với những tổn thương vùng phổi hẹp và viêm phế quản - phổi mãn tính với
những thương tổn lan tỏa của phổi.
Nhiều tư liệu cho rằng khi viêm phế quản - phổi cấp tính, nhiệt độ cơ thể
tăng, chảy nước mũi, ho, thoạt đầu ho khan, đau, về sau ho ướt. Khi nghe phổi có
tiếng ran, bệnh ở những ngày đầu thì có âm ran khô, những ngày sau có âm ran ướt.
Thể cấp tính, đa số các trường hợp sau 7-12 ngày thì gia súc khỏe hoặc truyền sang
thể mãn tính.
Ở thể mãn tính, triệu chứng viêm phế quản - phổi biểu hiện không rõ. Nhiệt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

độ cơ thể phần lớn nằm trong giới hạn sinh lý, gia súc ăn uống bình thường hoặc ăn
giảm chút ít. Khi thời tiết thay đổi gia súc ho, nghe vùng ngực có tiếng ran hỗn hợp.
Ở thể mãn tính với những tổn thương rộng của phổi thì gia súc hầu như bỏ ăn, gầy
sút nhanh, xanh tím các niêm mạc mắt và gốc tai. Triệu chứng đặc trưng là ho, khó
thở, nghe vùng ngực có tiếng ran. Khi gõ vùng phổi gia súc có cảm giác đau và có
phản xạ ho; vùng âm đục của phổi phân tán, xung quanh vùng này có âm bùng hơi.

Về mặt lâm sàng, bệnh viêm phế quản - phổi gia súc trong một số trường
hợp còn có đặc điểm không chỉ tổn thương đường hô hấp mà còn có các triệu chứng
ỉa chảy xen lẫn táo bón. Khi xét nghiệm máu thấy bạch cầu trung tính non tăng,
bạch cầu ái toan và đơn nhân giảm. (Walter J.Gibbous.et.al, 1971; Niconxki, V.V
1986; Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch, 1997).
Khi mổ xác chết do bệnh viêm phế quản - phổi thấy có những thương tổn
đặc trưng cho bệnh viêm phế quản - phổi. Thường các thùy phụ, thùy giữa (thùy
tim) và thùy trước (thùy đỉnh) bị tổn thương nhiều hơn. Độ lớn và mức độ bệnh của
mô phổi thường không đồng đều và phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân (Russell
A.Runnell.et.al 1991). Nhiều tài liệu cho rằng: Đa số các trường hợp, phổi bị viêm ở
vùng rìa và thường hình thành các ổ viêm nhày. Bỏ một miếng phổi vào nước thấy
chìm xuống hay nằm lơ lửng. Những miếng phổi bị viêm có màu xanh hay màu
xám đỏ khác hẳn với màu phổi của gia súc khỏe. Khi ấn tay vào phổi từ các phế
quản chảy ra dịch viêm.
Thường thấy màng phổi bị viêm dính và một phần phổi hay màng phổi dính
vào phần tiếp giáp xương sườn. Đa số các trường hợp trong bệnh viêm phế quản -
phổi thấy những bệnh lý trong dạ dầy, gan, thận. Trên các tiêu bản tổ chức học thấy
phổi bị xung huyết, các phế nang đầy thanh dịch trong đó có các bạch cầu, các tế
bào biểu mô bị tróc ra. Các phế quản nhỏ cũng đầy dịch rỉ, vách phế quản xung
huyết, biểu mô long ra (Cao Xuân Ngọc, 1997; Russell A.Runnell.et.al, 1991;
Blood, Dcet.al, 1985).
2.4.2. Viêm phổi thùy (Pneumonia crouposa)
Đặc trưng của bệnh viêm phổi thùy ở gia súc là viêm cấp tính, quá trình

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

viêm xảy ra trên thùy lớn của phổi và có xu hướng dính vào khu vùng viêm. Nhiều
tài liệu cho rằng: Viêm phổi thùy ở gia súc là kết quả của sự phát triển và xâm nhập
mạnh của một viêm phế quản - phổi do độc tính của vi khuẩn tăng trong đó sức đề

kháng của phổi bị suy giảm nặng hoặc do vi khuẩn vào phổi qua đường máu gây
nên (Russell A.Runnell.et.al, 1991). Bệnh xảy ra đột ngột, gia súc mệt mỏi, kém ăn,
run rẩy, con vật đứng mõm chũi xuống đất, niên mạc xung huyết, con vật ho ít, ho
ngắn, khi ho có cảm giác đau, nhiệt độ cơ thể cao từ 39,5
0
C đến 42
0
C trong vòng 5 -
7 ngày, tần số mạch đập từ 60 - 90 lần/phút và tần số hô hấp từ 40 - 80 lần/phút.
Dịch viêm chảy ra hai lỗ mũi lúc đầu trong sau đó xanh đặc hoặc màu đỏ, màu rỉ
sắt. Hiện tượng khó thở xuất hiện rõ rệt có những trường hợp thở kiểu “chó ngồi”
hoặc nằm dài cổ ra để thở, há miệng ra để thở, lưỡi thè ra khỏi miệng với nhiều bọt
khí. Các triệu chứng viêm phổi thùy rất đa dạng và phụ thuộc rất nhiều nguyên
nhân, giai đoạn phát triển của bệnh. Nghe phổi thời kỳ đầu thấy âm phế nang thô
mạnh, âm ran ướt lép bép, thời kỳ sau có âm vùng phế nang tăng có tiếng cọ của
màng phổi. Một số con có triệu chứng ỉa chảy và viêm tai có mủ (Walter
J.Gibbous.et.al, 1971; Blood, D.C.et.al, 1985).
Viêm phổi thùy là một bệnh viêm phổi cấp tính gây quá trình tổn thương
đồng đều, lan rộng rất nhanh một phần hay các thùy phổi, có khi cả hai bên phổi
hoặc cả 2 buồng phổi. Bệnh còn được gọi là phế viêm tơ huyết hay viêm màng giả.
Nhiều tác giả cho rằng: Ở gia súc không xảy ra viêm phổi thùy rõ như ở người, sự
biến đổi xen kẽ các giai đoạn không rõ ràng và thành phần dịch rỉ viêm trong các
phế nang thường là bạch cầu nhiều hơn là tơ huyết. Tổn thương viêm phổi thùy
thường thấy ở các phần trước của phổi hầu hết các thùy đỉnh, thùy tim, và một phần
thùy hoành. Vùng viêm phổi có màu đỏ, xám hoặc xanh phụ thuộc vào quá trình
phát triển của bệnh. Vùng viêm phổi chắc do trong phế quản, phế nang chứa đầy
fibrin, trên mặt phổi thường có một lớp mỏng fibrin (Russell A.Runnell.et.al, 1991).
Vùng viêm phổi thùy gia súc có thể đối xứng ở các thùy của phổi hoặc không đối
xứng ở các thùy của phổi (Nguyễn Vĩnh Phước,1970). Dựa vào đặc điểm của từng
giai đoạn của viêm phổi thùy ở người, nhiều tư liệu đã phân viêm phổi thùy ở gia


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

súc thành 3 giai đoạn: Giai đoạn xung huyết, giai đoạn gan hóa, giai đoạn tiêu tan
(Graham, W.R., 1953). Trong giai đoạn sớm của thời kì gan hóa đỏ, lòng phế nang
chứa đầy nước phù lẫn bọt khí, ít hồng cầu và tơ huyết. Về sau, giai đoạn gan hóa
xám trong lòng phế nang lượng tơ huyết giảm đi, nhiều bạch cầu đa nhân trung tính
vào để thực bào. Giai đoạn tiêu tan thực ra đây là sự diễn biến tốt của bệnh lúc này
tơ huyết và hồng cầu bị các enzym của bạch cầu phân hủy đi, bản thân bạch cầu đa
nhân trung tính cũng thái hóa mỡ rồi hoại tử (Rehmtulla, A.J & Thomson, R.G,
1981). Các giai đoạn viêm phổi thùy có thể phát triển không cùng một lúc mà xen
kẽ nhau làm cho vùng viêm không đồng đều về trạng thái cũng như màu sắc, các
vách ngăn tiểu thùy không nổi rõ nên kết quả là trên mặt cắt vùng tổn thương của
phổi nổi lên hình ảnh loang lổ như “vân đá hoa”, cũng có trường hợp bệnh phát
triển nhanh toàn bộ vùng viêm xảy ra cùng một giai đoạn thì hình ảnh “vân đá hoa”
không rõ (Rusell A Runnell, et.at, 1991). Ở những gia súc mà phổi có vách ngăn
tiểu thùy rõ như bê, lợn không những phế nang mà mô kẽ quanh các phế nang và
mạch quản ngoài phế nang và cả màng phổi cũng chứa đầy dịch rỉ viêm như thanh
dịch - tơ huyết - động mạch và nhất là tĩnh mạch chảy qua vùng viêm nặng có thể bị
viêm và hình thành huyết khối. Các phế quản nhỏ vùng tổn thương chứa đầy dịch rỉ
viêm như ở phế nang (Cao Xuân Ngọc, 1997). Khi tơ huyết ra nhiều mà hoạt động
nhiều thực bào và tác dụng phân hủy kém, tơ huyết bám vào các vách phế nang để
rồi gây một thái hóa kính hoặc tổ chức hạt được hình thành và phát triển rõ vách
phế nang vào để hấp thu và thay thế đi. Kết quả vùng viêm bị xơ hóa, về mặt đại thể
phổi mất đàn hồi, dai và có màu đỏ nâu giống như thịt gọi là hiện tượng nhục hóa
(Runnell, et.al, 1991). Ở giai đoạn gan hóa xám mà con vật không chết, bạch cầu
đa nhân trung tính ra nhiều hơn và chuyển thành những tế bào mủ. Chúng phá hủy
các vách phế nang tạo thành các ổ mủ nhỏ nằm rải rác hoặc liên kết thành ổ lớn, có
khi hình thành bọc mủ có màng bọc trên phổi. Màng phổi bị tụ huyết, có dịch vàng.

Các trường hợp nặng màng phổi dính vào xoang ngực, hệ thống hạch lâm ba hầu và
phổi sưng thũng và tụ huyết. Nếu súc vật có nhiễm trùng huyết thì máu đỏ sẫm và
chậm đông. Tim sưng, trong bao tim có dịch vàng. Chuỗi hạch ruột sưng to, tụ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

huyết hoặc xuất huyết điểm. Gan, thận có hiện tượng phù thũng và xuất huyết
(Blood,D.C, 1985; Cao Xuân Ngọc, 1997).
2.4.3. Viêm phổi hoại thư hóa mủ (Gangacna pulmorum et abscesus pulmorum)
Bệnh thường phát triển dựa trên cơ sở của các loại viêm phổi khác nhau. Khi
vách phế quản, phế nang bị tổn thương, vi khuẩn hoại thư hoặc vi khuẩn sinh mủ
phát triển và hình thành các ổ hoại thư, ổ mủ làm cho tổ chức phổi bị phân hủy.
2.4.4. Các thể viêm phổi khác
Theo Cao Xuân Ngọc (1997), căn cứ vào thời gian tiến triển của viêm, sự tổn
thương của mô bào và thành phần tế bào trong phản ứng viêm, người ta chia viêm
thành các thể: mạn tính, cấp tính, quá cấp tính và á cấp tính.
* Viêm phổi cấp tính: bệnh xảy ra nhanh, kéo dài từ 24h – 3 tuần, có đủ các
triệu chứng điển hình của viêm, có hiện tượng xung huyết, dịch rỉ viêm và nhiều
bạch cầu đa nhân trung tính.
* Viêm phổi mạn tính: Bệnh xảy ra chậm, kéo dài hàng tháng, hàng năm.
Đặc điểm của loại viêm này là quá trình tăng sinh mô bào, chiếm ưu thế là các
lympho bào, tương bào và các đại thực bào.
2.4.5. Cơ chế sinh bệnh
Cơ thể luôn có những đáp ứng với tác nhân gây bệnh. Sự đáp ứng đó diễm ra
lúc mạnh mẽ, lúc thầm lặng. Tùy theo mỗi loại tác nhân gây bệnh, đường lấy
truyền, mà cơ chế gây bệnh có những đặc thù riêng. Phản ứng viêm thể hiện qua 3
hiện tượng cơ bản đồng thời liên quan chặt chẽ với nhau: rối loạn tuần hoàn, rối
loạn chuyển hóa – biến chất và tăng sinh mô bào.
Dưới tác động của các yếu tố như vi sinh vật (như: vi rút cúm),

mycoplasma, tác động vào niêm mạc đường hô hấp; các loại khí NO
2
, H
2
S, CH
4
,
NH
3
với nồng độ cao tác động vào tế bào biểu mô phế quản, khí quản làm ảnh
hưởng tới hoạt động của lông rung trong việc đẩy các dị vật ra khỏi lòng đường hô
hấp của gia súc. Mặt khác, do tác động bất lợi của các yếu tố như nhiệt độ, ẩm độ
không thích hợp. Khi đó hoạt động của lông rung cũng như chức năng bảo vệ của
biểu mô đường hô hấp giảm đã dẫn đến sự xâm nhập của các vi khuẩn như

×