Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của vi khuẩn salmonella SPP gây tiêu chảy trên đàn chim trĩ nuôi tại một số nông hộ thuộc huyện hoành bồ quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 94 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





NGUYỄN THỊ HƯƠNG LAN


PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC
CỦA VI KHUẨN Salmonella SPP. GÂY TIÊU CHẢY TRÊN
ĐÀN CHIM TRĨ NUÔI TẠI MỘT SỐ NÔNG HỘ THUỘC
HUYỆN HOÀNH BỒ - QUẢNG NINH


CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ SỐ : 60.64.01.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHẠM NGỌC THẠCH




HÀ NỘI - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực và chưa hề được bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2014
TÁC GIẢ



Nguyễn Thị Hương Lan
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi
còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài
trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn
Nội chẩn – Dược - Độc chất; Bộ môn Vi sinh vật – Truyền nhiễm, Khoa Thú
y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Bộ môn Vi trùng của Viện Thú y Quốc
Gia đã hết lòng giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong
suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy hướng dẫn khoa
học PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch, giảng viên Bộ môn Nội chẩn – Dược - Độc
chất, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ
bảo tận tình để tôi hoàn thành tốt công trình nghiên cứu khoa học của mình.

Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các cán bộ, chính quyền địa
phương và các hộ nông dân huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2014
Tác giả



Nguyễn Thị Hương Lan
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC


Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Những từ viết tắt trong luận văn vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình ix
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục đích của đề tài: 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Một số đặc điểm về chim Trĩ 3
1.1.1 Trĩ đỏ hay trĩ đỏ khoang cổ (Phasianus colchicus) 3

1.1.2 Trĩ sao (Rheinardia ocellata) 4
1.2 Lịch sử nghiên cứu về Salmonella. 5
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 5
1.2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam. 8
1.3 Vi khuẩn Salmonella và bệnh do chúng gây ra. 11
1.3.1 Vi khuẩn Salmonella. 11
1.3.2 Bệnh do Salmonella gây ra. 26
1.3.3 Các biện pháp phòng trị bệnh. 29
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1 Nội dung nghiên cứu. 33
2.2 Đối tượng nghiên cứu: 33
2.3 Địa điểm nghiên cứu: 33
2.4 Nguyên liệu nghiên cứu. 33
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.4.1 Mẫu nghiên cứu. 33
2.4.2 Kháng huyết thanh chẩn đoán. 33
2.4.3 Môi trường phân lập. 34
2.4.4 Trang thiết bị dụng cụ phòng thí nghiệm. 34
2.4.5 Động vật thí nghiệm. 34
2.5 Phương pháp nghiên cứu. 34
2.5.1 Phương pháp lấy mẫu. 34
2.5.2 Phương pháp phân lập vi khuẩn theo quy trình, tiêu chuẩn ISO
6579 – 1993E có cải tiến vì lý do kỹ thuật hoặc thiếu môi trường. 35
2.5.3 Phương pháp định typ Salmonella bằng phản ứng ngưng kết
nhanh trên phiến kính. 36
2.5.4 Phương pháp xác định độc lực của các chủng vi khuẩn
Salmonella phân lập được trên chuột bạch. 39
2.6 Phương pháp xử lý số liệu. 40

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 41
3.1 Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella 41
3.1.1 Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella ở một số cơ quan của đàn
chim Trĩ nuôi tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. 43
3.1.2 Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella ở các mẫu có tỷ lệ nhiễm
từ mẹ. 46
3.2 Kết quả giám định một số đặc tính nuôi cấy và sinh hóa của các
chủng Salmonella phân lập được trên chim Trĩ nuôi tại Hoành Bồ 48
3.3 Kết quả xác định serotyp của các chủng vi khuẩn Salmonella
phân lập được ở chim Trĩ nuôi tại Hoành Bồ 53
3.4 Kết quả xác định độc lực của một số chủng vi khuẩn Salmonella
phân lập trên đàn chim Trĩ nuôi tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng
Ninh trên chuột nhắt trắng. 55
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.5 Kết quả gây bệnh thực nghiệm trên gà bằng các chủng
Salmonella phân lập trên đàn chim Trĩ nuôi tại huyện Hoành Bồ,
tỉnh Quảng Ninh. 57
3.6 Bệnh tích đại thể của các gà gây bệnh thực nghiệm. 60
3.7 Kết quả kiểm tra mức độ mẫn cảm của các chủng Salmonella
phân lập được trên đàn chim Trĩ nuôi tại huyện Hoành Bồ, tỉnh
Quảng Ninh trên chuột trắng với một số loại kháng sinh. 61
3.8 Đề xuất các biện pháp phòng Salmonellosis trên đàn chim Trĩ
nuôi tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. 66
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 71
1 Kết luận. 71
2 Đề nghị. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI 78


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BHI : Brain Heart Infusion
CFA : Colonization Factor Antigen
CFU : Colony Forming Unit
CHO : Chinese Hamster ovry cells
Cs : Cộng sự
DPF : Delayed permeability factor
E.coli : Escherichia coli
LPS : Lipopolysaccharide
MR : Metyl-Red
mt : môi trường
RV : Rappaport-vassiliadis
RPF : Rapid Permeability Factor
S. : Salmonella
SPV : Salmonella Plasmid Virulence
TSI : Triple Sugan Iron
VP : Voges-proskauer
XLD : Xylose lysine Deoxycholate Agar
% : Phần trăm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG


STT Tên bảng Trang

2.1 Bảng định typ huyết thanh học (serotyp) của vi khuẩn Salmonella
– theo Kauffmann (1972) 38
3.1 Kết qủa phân lập vi khuẩn Salmonella từ các mẫu phân, trứng, chim
con chết, phủ tạng (gan, lách, phổi, chất chứa ruột non) của chim Trĩ 42
3.2 Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella ở một số cơ quan của
chim Trĩ nuôi tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh 44
3.3 Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella ở các mẫu có tỷ lệ lây
nhiễm từ chim mẹ (trứng đẻ sau 1 ngày, trứng ấp chết phôi, chim
con chết) trên đàn chim Trĩ nuôi tại huyện Hoành Bồ, tỉnh
Quảng Ninh. 47
3.4 Kết quả kiểm tra một số đặc tính nuôi cấy của các chủng vi
khuẩn Salmonela phân lập được trên đàn chim Trĩ nuôi tại huyện
Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. 49
3.5 Kết quả giám định một số đặc tính sinh hóa của các chủng vi
khuẩn Salmonella phân lập được trên chim Trĩ nuôi tại huyện
Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. 50
3.6 Kết quả xác định serotyp của các chủng vi khuẩn Salmonella
phân lập được trên đàn chim Trĩ nuôi tại huyện Hoành Bồ, tỉnh
Quảng Ninh. 53
3.7 Kết quả kiểm tra độc lực của một số chủng Salmonella phân lập
được từ đàn chim Trĩ nuôi tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. 56
3.8 Kết quả gây bệnh thực nghiệm Salmonella trên gà 20 ngày tuổi. 59
3.9 Bệnh tích đại thể các gà gây bệnh thực nghiệm. 61
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

3.10 Kết quả kiểm tra mức độ mẫn cảm với một số loại kháng sinh
của các chủng vi khuẩn Salmonella phân lập được trên đàn Chim

Trĩ nuôi tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh 63
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC HÌNH


STT Tên hình Trang

3.1 Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella trên các mẫu bệnh phẩm
thu được ở chim trĩ nuôi tại huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh. 43
3.2 Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella ở một số cơ quan phủ tạng
của chim trĩ bệnh . 44
3.3 Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella ở các mẫu bị lây nhiễm từ
chim trĩ mẹ. 47
3.4 Khuẩn lạc Salmonella trên môi trường DHL. 51
3.5 Khuẩn lạc Salmonella trên môi trường CHROM. 52
3.6 Vi khuẩn Salmonella trên môi trường thạch TSI, thạch LIM, môi
trường Manonate. 52
3.7 Phản ứng lên men sinh hơi các loại đường của vi khuẩn
Salmonella phân lập được trên đàn chim Trĩ 53
3.8 Kết quả định typ vi khuẩn Salmonella 54
3.9 Kết quả thử kháng sinh đồ của các chủng Salmonella phân
lập được trên đàn chim Trĩ nuôi tại huyện Hoành Bồ, tỉnh
Quảng Ninh. 66


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1


MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Với những lợi thế như vốn đầu tư thấp, chu kỳ sản xuất ngắn, tạo ra sản
phẩm, thực phẩm giàu dinh dưỡng phù hợp với xu thế tiêu dùng hiện nay. Ngành
chăn nuôi nước ta ngày càng phát triển, chiếm vị trí quan trọng trọng của ngành
Nông nghiệp Việt Nam. Đặc biệt trong xã hội hiện nay khi nhu cầu lương thực
và thực phẩm ngày càng cần thiết và đa dạng. Xã hội ngày càng phát triển thì
nhu cầu của con người cũng càng được nâng cao, nhu cầu xã hội không chỉ dừng
lại ở những thực phẩm thông thường mà được nâng lên thành nhũng thực phẩm
chất lượng cao, đặc sản thơm ngon, bổ dưỡng, an toàn và mới lạ.
Trong những năm gần đây, ở nước ta việc chăn nuôi một số động vật
hoang dã diễn ra khá sôi động, mang lại lợi ích kinh tế cao hơn so với các vật
nuôi truyền thống. Mặt khác, việc chăn nuôi nhân tạo sẽ làm giảm áp lực săn bắn
trong tự nhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học.
Chim trĩ đỏ khoang cổ được biết đến là một loài mang lại giá trị kinh tế
cao cho người chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu thực phẩm chất lượng của người tiêu
dùng. Việc đi sâu nghiên cứu chim trĩ đỏ khoang cổ là vấn đề cần thiết. Tuy
nhiên, chim trĩ cổ khoang đỏ là động vật mới, việc nuôi dưỡng và chăm sóc
chúng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề dịch bệnh và một trong những
bệnh gây thiệt hại đáng kể cho công tác chăn nuôi chim trĩ là bệnh do
Salmonella gây nên.
Salmonella spp. thuộc họ vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae.
Salmonella spp gây bệnh cho hầu hết các loài gia súc, gia cầm, động vật máu
nóng, máu lạnh, các loài gặm nhấm, côn trùng và người. Bệnh do Salmonella
gây ra phổ biến khắp các châu lục. Salmonella đã được phát hiện từ cuối thế
kỷ 18 và được nghiên cứu từ hơn 100 năm nay. Song những vấn đề về
Salmonella ngày càng trở nên quan trọng, lôi cuốn sự chú ý của các nhà
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2


chuyên môn bởi sự gia tăng nhanh chóng của chúng cũng như diễn biến phức
tạp về dịch tễ học của bệnh do chúng gây ra.
Salmonella là một trong những chủng vi khuẩn nguy hiểm nhất hiện
nay. Vi khuẩn này phân bố rộng khắp trong tự nhiên, có thể xâm nhiễm và
gây bệnh cho người, động vật máu nóng, động vật máu lạnh dưới nước và
trên cạn.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, đồng thời để đưa ra biện pháp
phòng bệnh góp phần làm giảm tổn thất cho người chăn nuôi chim Trĩ, chúng
tôi thực hiện để tài:
“Phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của vi khuẩn
Salmonella spp. gây tiêu chảy trên đàn chim trĩ nuôi tại một số nông hộ
thuộc huyện Hoành Bồ - Quảng Ninh”
2. Mục đích của đề tài:
- Đánh giá được tình hình nhiễm Salmonella spp. trên đàn chim trĩ nuôi
tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
- Xác định được một số đặc tính sinh học của các chủng Salmonella
phân lập được trên đàn chim trĩ nuôi tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
- Biết được thực trạng tiêu chảy do Salmonella gây ra trên đàn chim trĩ
nuôi tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
- Đề ra biện pháp phòng bệnh cho đàn chim trĩ nuôi tại huyện Hoành
Bồ, tỉnh Quảng Ninh.



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Một số đặc điểm về chim Trĩ
Trĩ (pheasant) bao gồm các loài thuộc phân họ Phasianinae, họ
Phasianidae, bộ Galliformes. Các loài như công (peacock), gà rừng
(junglefowl), cút (quail) và gà gô (partridge) cũng thuộc họ trĩ Phasianidae,
nhưng được xếp vào các phân họ khác.
Trên thế giới, có tổng cộng 35 loài trĩ phân bổ trong 11 chi. Ở Việt
Nam, đến nay phát hiện được 10 loài trĩ phân bố trong 5 chi, trong đó có đến
4 loài đặc hữu (gà lôi lam mào trắng, gà lôi lam mào đen, gà lôi lam đuôi
trắng, gà tiền mặt đỏ) và 2 phân loài đặc hữu (gà sao, gà lôi vằn). Một số loài
ở Việt Nam tuy được gọi là “gà” chẳng hạn như “gà lôi”, “gà tía”, "gà tiền"
nhưng về phân loại, chúng thuộc về nhóm trĩ (pheasant). Tất cả các loài trĩ ở
Việt Nam đều được bảo vệ và có tên trong sách đỏ.
Đặc điểm giới tính của trĩ phân hóa rất mạnh, con trống có màu lông
sặc sỡ, đuôi dài, đa số có mặt và tích đỏ tươi. Trĩ trống to hơn nhiều so với trĩ
mái và không tham gia vào việc nuôi con. Chúng ăn các loại hạt và côn trùng.
Rất nhiều loài trĩ được người nuôi gia cầm ở khắp nơi trên thế giới ưa chuộng
nhờ màu lông sặc sỡ của chúng. Ở Việt Nam, có một số người đã thành công
trong việc nuôi chim trĩ đỏ để làm cảnh cũng như lấy thịt. Kỹ thuật nuôi chim
trĩ cũng tương tự như nuôi gà nhưng chuồng trại phải rộng và bao kín để chim
khỏi bay mất.
1.1.1 Trĩ đỏ hay trĩ đỏ khoang cổ (Phasianus colchicus)
Loài này phân bố rất rộng trong hầu hết các quốc gia ở châu Á, chúng
còn thâm nhập vào các nơi khác như Bắc Mỹ, châu Âu, Chi Lê, Hawaii, New
Zealand và Tasmania. Tên được đặt theo thành phố cổ Colchis ở miền tây
Georgia (tức nước cộng hòa Gruzia trong Liên Bang Xô-Viết cũ). Phân hóa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

hình thái rất mạnh với hơn 30 phân loài chia thành 5 (hay 6) nhóm dựa vào một

số đặc điểm như sự hiện diện của vòng cổ màu trắng, màu lông ở gốc đuôi, và
lông bao cánh. Nhóm trĩ vòng cổ trung hoa (chinese ring-necked pheasant) bao
gồm những phân loài ở Trung Quốc, Đài Loan và miền Bắc Việt Nam.
Phân loài ở Việt Nam là trĩ đỏ khoang cổ Bắc Bộ Phasianus colchicus
takatsukasae (tonkinese ring-necked pheasant) phân bố ở các tỉnh phía Bắc
như Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh và Yên Bái. Trĩ đỏ
có đuôi dài và nhỏ, bộ lông có nhiều màu sặc sỡ; kích thước 60 - 80 cm. Trĩ
trống trưởng thành có đầu, gáy màu nâu. Cằm, họng và cổ đen ánh xanh, mỗi
lông có nhiều vằn ngang nhỏ, màu đen. Cánh nâu. Đuôi vàng phớt xanh với
các vằn ngang rộng, màu đen ở giữa và màu tím ở hai đầu. Bụng nâu thẫm
ánh đỏ. Sườn vàng cam óng ánh. Chim mái nhỏ hơn chim trống. Đầu và cổ
nâu thẫm. Vai, lưng hung đỏ phớt nâu tím. Cằm và họng vàng xám có vạch
nâu. Ngực, bụng và sườn xám hung.
Chim trĩ đỏ thường sống ở vùng đồi núi thấp, độ cao 800 m so với mực
nước biển, nơi có nhiều cỏ, cây bụi và rừng thông. Không sống trong rừng rậm.
Kiếm ăn lúc sáng sớm hay xế chiều. Vùng kiếm ăn thay đổi. Tối ngủ trong các
lùm cây thưa. Trĩ đỏ bắt đầu sinh sản từ tháng 3. Chim trống gáy to, khàn khàn “
korrk-kok”. Tổ làm trên mặt đất. Mỗi lứa đẻ từ 10 – 16 trứng, ấp trong 26 ngày.
Trĩ con sau 10 tháng có thể trưởng thành sinh dục. Thức ăn bao gồm hạt cỏ, cây
lương thực, giun đất, mối, kiến và nhiều loại côn trùng khác.
1.1.2. Trĩ sao (Rheinardia ocellata)
Loài này phân bố từ Hà Tĩnh đến Bình Định trong các rừng kín thường
xanh trên núi đất. Loài định cư, được phát hiện ở nhiều nơi trong vùng phân
bố như vườn quốc gia Bạch Mã, rừng vùng đèo 41 ở A Lưới, khu bảo tồn
thiên nhiên Kẻ Gỗ. Có hai phân loài, phân loài ở Việt Nam và trung Lào
là Rheinartia ocellata ocellata, phân loài ở Mã Lai là Rheinartia ocellata
nigrescens. Phân loài ở Mã Lai có mào dài và đốm sao rõ hơn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5


Chim trống trưởng thành có bộ lông màu vàng da bò điểm các đốm
trắng, nâu sẫm và đen, lông mày rộng màu trắng, mào dài màu trắng, đầu nhỏ,
họng trắng nhạt, da mặt hồng, mống mắt nâu với lớp da màu xanh lam xung
quanh mắt, mỏ đỏ, chân nâu. Đuôi thuôn và rộng bản (12 cm) với 12 lông vũ
dài gần 2 mét (trong một thời gian dài, chúng được coi là loại lông vũ dài nhất
trong số các loài chim hoang dã). Chim trống trổ mã vào năm thứ 3 nhưng
đuôi chỉ đạt kích thước tối đa vào năm thứ 6.
Trĩ sao mái có bề ngoài tương tự nhưng mào và đuôi ngắn hơn. Cả
chim trống lẫn chim mái đều không có cựa.
Chim trống cất tiếng gáy hùa uối gọi mái từ tháng 3 đến tháng 6 hàng
năm. Tiếng gáy rất to, vang xa và cất lên từng chập.
Trĩ sao sinh sản khoảng từ tháng 4 – 8. Sở thú Sài Gòn lai tạo thành
công trĩ sao lần đầu tiên vào năm 1996, được biết không nơi nào khác trên thế
giới sở hữu phân loài trĩ xinh đẹp và quý hiếm này. Thức ăn của chúng chủ
yếu là lá cây, hoa quả, sâu bọ, dòi, nhộng và các động vật nhỏ.
1.2. Lịch sử nghiên cứu về Salmonella.
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Vi khuẩn Salmonella lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1885 do D.E
Salmon cùng T.smith từ ổ dịch tả lợn, đó chính là Salmonella choleraesuis
(S.choleraesuis) và mãi đến năm 1900, Lignieres đặt tên là để kỷ niệm người
đầu tiên phát hiện ra vi khuẩn này. Đến năm 1934 vi khuẩn Salmonella mới
chính thức được công nhận do các công trình nghiên cứu của White và
Kauffmann về cấu trúc kháng nguyên của Salmonella (Sam và cs, 1970) –
Trích theo Trần Quang Diên (2001).
Trên người và động vật, các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn
Salmonella, vi khuẩn lao, nhiệt thán,… đã được nghiên cứu và phát hiện hơn
100 năm nay. Năm 1880, Eberth lần đầu tiên quan sát thấy vi khuẩn trên kính
hiển vi. Năm 1884, Gaffky nuôi cấy thành công vi khuẩn. Loài vi khuẩn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6


Salmonella typhi lúc đầu được gọi với các tên gọi khác nhau như: Bacillus
typhosa, Bacterium typhi, Eberthella typhi hay Eberthella typhi typhosa.
Tên gọi S.choleraesuis lần đầu tiên xuất hiện trong báo cáo của phòng
chăn nuôi công nghiệp Mỹ vào năm 1885. Năm 1888, Gartner đã xác định
được nguyên nhân gây viêm ruột của người do ăn phải thịt bò chết ở
Frankenhausen là vi khuẩn Bacillus enteritidis (nay là S.enteritidis).
Năm 1891, Jensen C.O đã phân lập được S.dublin từ bệnh phẩm bê bị
tiêu chảy. Cùng năm đó S.typhimurium được phát hiện ở vùng Greiswald và
Breslau. Hai năm sau đó, năm 1893 chính tại Breslau đã xảy ra một vụ ngộ
độc thực phẩm do ăn phải thịt bò ốm đem giết mổ đột xuất, tuy đã được bác
sỹ Thú y phê chuẩn “không được làm thực phẩm” song thịt bị đánh cắp và sử
dụng, kết quả là bệnh xảy ra ở người. Kaensche là người tìm thấy vi khuẩn vì
vậy vi khuẩn được đặt tên là trực khuẩn Kaensche (Selbitz H-J và cs, 1995)
Năm 1896, Archard và Bensaude tìm ra S.paratyphi B, khi đó gọi là
Paratyphique và Paratyphus bacillus.
Năm 1914-1918, Neukirch phát hiện ra S.paratyphi C tại Tusniavoiws
tên là Bacterium erzindian.
Đến năm 1933, hội nghị các nhà vi sinh vật Quốc tế chính thức đặt tên
cho vi khuẩn là Salmonella.
Tất cả các căn bệnh do Salmonella gây ra lúc đầu được đặt tên chung là
Phó thương hàn “Para-typhus”. Cho đến năm 1914 có tổng cộng 12 loài vi
khuẩn được mô tả xếp vào giống Salmonella. Trong những năm 30, số lượng
loài đã tăng lên nhanh chóng.
Năm 1926 với những công trình nghiên cứu của White về cấu trúc
kháng nguyên của Salmonella đã bắt đầu một thời kỳ khoa học mới về giống
vi khuẩn này. Sau đó Kauffmann tiếp tục thành công trong lĩnh vực nghiên
cứu về Salmonella (Selbitz H-J và cs, 1995).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7


Năm 1934, hai nhà khoa học Kauffmann và White đã thiết lập được
bảng cấu trúc kháng nguyên đầu tiên đặt tên là bảng phân loại Kauffmann-
White. Từ đó đến nay bảng cấu trúc kháng nguyên của Salmonella luôn được
bổ sung. Năm 1933 đã có 2375 serovar Salmonella được định danh (Selbitz
H-J và cs, 1995.
Đến năm 1997 con số serovar Salmonella đã lên tới 3000 (Polonait H
và Birkhadt, 1997). Năm 1998 lại thêm 14 serovar được công nhận bổ sung
vào bảng cấu trúc kháng nguyên.
Như vậy, giống Salmonella luôn thu hút được sự chú ý của các nhà
chuyên môn trong lĩnh vực sinh học.
Vi khuẩn Salmonella được tìm thấy ở tất cả các nước trên thế giới, ở
trong người và động vật khỏe cũng như ở người và động vật ốm.
Năm 1972, tại nước Anh tỷ lệ mẫu có vi khuẩn Salmonella trong phân
lợn là 9,9%. Năm 1973 cũng tại nước Anh đã phát hiện Salmonella trong hạch
ruột lợn ốm là 7,35%. Tại Mỹ đã phát hiện thấy Salmonella trong máu lợn
chết là 4,3%. Năm 1989, tại Hungary các nhà khoa học đã xét nghiệm phân
lợn và thấy tỷ lệ nhiễm Salmonella lên tới 48% (Wilock và Schwast, 1992).
Nước Anh mỗi năm tốn khoảng 25 triệu đô la Mỹ để giải quyết vấn đề
bệnh do Salmonella gây ra cho người. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực
phẩm Anh đã có công trình khống chế ô nhiễm Salmonella đối với các sản
phẩm đạm có nguồn gốc động vật và thực vật đối với tất cả các thành viên
trong khối EU.
Tỷ lệ nhiễm Salmonella trong nguyên liệu có nguồn gốc đạm động vật
dùng để chế biến thức ăn như bột thịt, bột xương, bột phế thải gia cầm, bột
cóc,… sản xuất trong nước Anh năm 1986 là 10%, trong đó có tới 105 số
chủng phân lập được là S.enteritidis.
Theo Laval A (2000), Wilcock B.P và Schwartz K.J (1992); Selbizt H-J
và cs (1995); bệnh phó thương hàn cấp tính ở lợn con do S.choleraesuis và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8

Kunzendorf bệnh viêm ruột mãn tính do S.typhimurium. Ở trâu, bò chủ yếu là
do các loài S.dubtin, S.anatum. Ở ngựa do S.abortusequi. Ở gia cầm và chim
là do S.pullorum, S.gallinarum và S.enteritidis.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam.
Ở Việt Nam, vi khuẩn Salmonella và bệnh do chúng gây ra cho người
và gia súc cũng đã được nghiên cứu từ những năm 50. Tại viện Pasteur Sài
Gòn từ những năm 1951 – 1953 đã phân lập được 6 serotype Salmonella ở
người và 35 serotype Salmonella từ 360 lợn tại lò sát sinh. Trong đó có 23
mẫu là S.choleraesuis (Nguyễn Quang Tuyên, 1996).
Năm 1963, viện Vệ sinh Dịch tễ Hà Nội đã kiểm tra tình hình nhiễm
Salmonella của 172 công nhân giết mổ gia súc, thấy 111 người bị nhiễm
Salmonella. Trong 100 mẫu thịt lợn có 22 mẫu phân lập được Salmonella
(Nguyễn Quang Tuyên, 1996).
Vi khuẩn Salmonella có thể phân lập được từ động vật máu nóng như:
người, gia súc, gia cầm, chim, từ động vật máu lạnh như các loài bò sát, từ
trong phân, nước tiểu, chất thải cũng như từ các loại thực phẩm, thức ăn chăn
nuôi gia súc khác.v.v.
Lê Văn Tạo và cs (1994) đã phân lập xác định serotype vi khuẩn
Salmonella gây bệnh ở lợn cho biết: 50% các chủng phân lập được là
S.choleraesuis, 12,5% S.enteritidis, 6,5% S.typhimurium, số còn lại thuộc các
nhóm serotype khác.
Phùng Quốc Chướng (1995) khi nghiên cứu tình hình nhiễm
Salmonella ở lợn tại vùng Tây Nguyên cho thấy: tỷ lệ nhiễm Salmonella trên
đàn lợn mùa khô là 20,03%, mùa mưa là 28,66%.
Tạ Thị Vịnh và cs (1996) cho thấy tỷ lệ nhiễm Salmonella ở lợn mắc
hội chứng tiêu chảy cao hơn lợn bình thường và tăng dần theo lứa tuổi, dao
động từ 70-90%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9

Nguyễn Thị Ngọc Liên (1997), nghiên cứu bệnh phó thương hàn vịt ở
Hà Tây đã phát hiện vịt các lứa tuổi đều nhiễm Salmonella: vịt con (1-56
ngày tuổi) nhiễm cao nhất (20,97% - 25,42%); vịt đẻ nhiễm thấp hơn (8,78% -
14,40%); giống vịt nhập ngoại nhiễm cao hơn các giống địa phương.
Tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, Trần Xuân Hạnh và cs
(1997) cũng thông báo tình hình tương tự. Ngoài mẫu phân, tác giả còn xét
nghiệm các loại mẫu khác và cho kết quả đáng chú ý: tỷ lệ nhiễm Salmonella
cao nhất ở mẫu lấy trứng đã nở (64,8%), tiếp theo là trứng sát (31,7%).
Tại Cần Thơ, theo Đinh Nam Lâm và Phan Ngọc Anh (2000), đàn vịt
nhiễm Salmonella với tỷ lệ 12,7%, vịt con (dưới 1 tháng tuổi) có tỷ lệ nhiễm
cao nhất.
Trần Thị Lan Hương (1993), Dương Thị Yên (1997), Trương Quang
(1998) đã xác định tỷ lệ nhiễm S.pullorum và S.gallinarum ở giống gà Hypro,
Plymouth, ISA, AA, Lohmann, Goldline.
Trần Thị Hạnh và cs (1999) khi nghiên cứu tình trạng ô nhiễm
Salmonella tại các cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp, đã xét nghiệm vi khuẩn ở
thức ăn hỗn hợp, nước uống, nước thải, chất độn chuồng, vỏ trứng và lòng đỏ
trứng, kết quả cho thấy: tỷ lệ nhiễm cao nhất là chất độn chuồng (80%), thấp
nhất là vỏ trứng (18,29%).
Võ Thị Bích Thủy (2003) đã nghiên cứu tình hình ô nhiễm vi khuẩn
Salmonella spp trên thực phẩm tại thị trường Hà Nội cho thấy: tỷ lệ nhiễm
cao nhất ở giò sống 46,67%, tiếp theo là thịt bò 40%, thịt gà 39,29%, thấp
nhất ở thịt lợn 33,33%. Trong số các chủng Salmonella phân lập được thì
S.enteritidis chiếm 10,98%, S.typhimurium chiếm 12,20%.
Lê Minh Sơn (2003) đã nghiên cứu một số khuẩn gây ô nhiễm thịt lợn
dùng trong nội địa là 14,07% và thịt lợn xuất khẩu là 1,42%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10


Lưu Quỳnh Hương và cs (2006) đã tiến hành phân lập từ thịt gà thu
thập từ các chợ bán lẻ thuộc 5 quận nội thành Hà Nội cho kết qủa dương tính
với Salmonella và đã phân lập được 129 chủng Salmonella. Từ các chủng này
đã xác định được 12 typ huyết thanh, thuộc 5 nhóm, tập trung chủ yếu là
nhóm B (42,6%); nhóm C (27,9%) và nhóm E (25,6%). Về tỷ lệ lưu hành các
typ cho thấy, nhiều nhất là S.anoga (31,01%), S.london (18,6%) và S.emek
(17,83%). S.enteritidis và S.typhimurium cũng được tìm thấy trong nghiên
cứu này với tỷ lệ thấp.
Phạm Hồng Ngân (2008) từ các mẫu phân thu thập ở bò hướng sữa
dưới 6 tháng tuổi nuôi tại vùng phụ cận Hà Nội, đã phân lập, xác định tỷ lệ
nhiễm và số lượng Salmonella, kết quả cho thấy:
- Khi bò bị tiêu chảy, 61,35% số mẫu phân phân lập được Salmonella
với số lượng rất lớn: 26,00 – 43,70 x 10
6
CFU/g phân.
- Các serotyp chủ yếu là S.dublin (37,14%), S.typhimurium (26,85%) và
S.enteritidis (18,28%).
- Các chủng Salmonella có yếu tố bám dính rất cao: 76,92% ở hiệu giá
1/32 và S.enteritidis (18,28%).
- 52,28% số chủng sản sinh độc tố thẩm xuất nhanh; 41,62% sản sinh
độc tố thẩm xuất chậm và 36,11% sản sinh cả 2 loại độc tố.
- Các chủng Salmonella phân lập được có độc lực cao: 63,98% giết
chết 100% số chuột thí nghiệm. Trong đó 36,11% giết chết 50% chuột thí
nghiệm trong vòng 24 – 48 giờ.
Nghiên cứu về tính kháng nguyên và tính sinh miễn dịch của
Salmonella Đỗ Thị Huyền và cs (2008) cho rằng: kháng nguyên roi (flagella)
của S.typhimurium và S.enteritidis đã được chứng minh là có khả năng kích
thích cơ thể vật chủ hình thành đáp ứng miễn dịch tự nhiên và đáp ứng miễn
dịch thu được trên gà.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

Đánh giá tính an toàn, thuần khiết, hiệu lực của vaccine tái tổ hợp
phòng S.typhimurium và S.enteritidis. Đỗ Thị Huyền và cs (2008) cũng cho
biết: vaccine với liều 40, 100, 200, 700 mg protein tái tổ hợp đã làm giảm nhẹ
trọng lượng gà được gây miễn dịch bằng đường tiêm dưới da.
Trong những năm gần đây đã có nhiều kết quả nghiên cứu về tính mẫn
cảm của vi khuẩn Salmonella đối với một số thuốc kháng sinh. Phùng Quốc
Chướng (2005) khi nghiên cứu về khả năng mẫn cảm và kháng thuốc của
Salmonella phân lập từ các vật nuôi ở Đăk Lăk (1993 – 2003) cho thấy:
Từ 1993 – 1995: Salmonella kháng với Penicillin, Streptomycin,
Sunfaquanidin.
Từ 1999 – 2003: Salmonella kháng với Ampicillin, Erythromycin,
Cefanixin.
Đỗ Trung Cứ (2004), đã phân lập và xác định yếu tố gây bệnh của
Salmonella ở lợn tại một số tỉnh miền núi phía Bắc và đề ra các biện pháp
phòng trị cho thấy: 100% chủng Salmonella được thử mẫn cảm với
Lincomycin và Gentamycin, 87,5% mẫn cảm với Kanamycin và 75% mẫn
cảm với Neomycin, trong khi đó 100% chủng thử kháng Tetracylin.
Nguyễn Cảnh Tự (2011), khi nghiên cứu vai trò của vi khuẩn
Salmonella trong hội chứng tiêu chảy ở lợn nuôi tại tỉnh Đăk Lăk, cho thấy:
Salmonella đóng vai trò quan trọng trong hội chứng tiêu chảy ở lợn nuôi tại
Đăk Lăk và khi lợn bị tiêu chảy thì tổng số vi khuẩn Salmonella tăng lên gấp
2 lần so với lợn không bị tiêu chảy.
1.3. Vi khuẩn Salmonella và bệnh do chúng gây ra.
1.3.1. Vi khuẩn Salmonella.
a. Các tính chất đặc trưng của Salmonella.
Theo Bergey’s Manual (1957), Nguyễn Vĩnh Phước (1977), vi khuẩn
Salmonella là trực khuẩn Gram âm, ngắn, hai đầu tròn, kích thước 0,7-1,5µm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

x 2,0-5,0µm. Không hình thành giáp mô và nha bào, phần lớn vi khuẩn thuộc
giống Salmonella có thể di động, có 7-12 lông xung quanh thân (trừ
S.pullorum và S.gallinarum không có lông).
Salmonella vừa hiếu khí vừa kị khí không bắt buộc, dễ nuôi cấy, nhiệt
độ thích hợp 37
0
C nhưng có thể phát triển được ở nhiệt độ 6-42
0
C, nuôi cấy ở
43
0
C có thể loại trừ tạp khuẩn mà Salmonella vẫn phát triển được (Timoney
và cs, 1988); pH thích hợp là 7, 6; phát triển được ở pH=6-9.
Nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường nước thịt, sau vài giờ đã vẩn đục,
sau 18 giờ canh trùng đục đều. Nếu nuôi lâu trong ống nghiệm thì đáy có cặn
trên mặt môi trường có màng mỏng.
Trên môi trường thạch thường, khuẩn lạc dạng S (smooth), tròn, trong
sáng hoặc xám, nhẵn bóng, rìa gọn, hơi lồi ở giữa, đường kính khoảng 1,5
mm; thỉnh thoảng thấy khuẩn lạc dạng R (rough), nhám, mặt trong mờ.
Trên môi trường Macconkey sau 18-24 giờ ở nhiệt độ 37
0
C, khuẩn lạc
không màu, hình tròn, nhẵn bóng do không lên men đường lactose.
Trên môi trường XLD sau 18-24h ở nhiệt độ 37
0
C, khuẩn lạc có màu
đen do sinh H

2
S.
Trên môi trường thạch máu: vi khuẩn không làm dung huyết.
Môi trường thạch CHROM: vi khuẩn mọc thành các khuẩn lạc tròn,
nhỏ, đứng riêng lẻ hoặc tụ thành đám, màu tím đậm, cũng hơi lồi lên.
Môi trường thạch Brilliant Green: Salmonella hình thành khuẩn lạc đỏ,
bao bọc xung quanh bởi môi trường màu hồng nhạt (do tính chất không lên
men đường lactose).
Môi trường thạch TSI (Triple Sugan Iron): khuẩn lạc của Salmonella
được cấy trích sâu ở giữa, xuống đáy ống nghiệm. Trong môi trường thạch
TSI Salmonella sản sinh ra alcaline nên tạo ra phần thạch nghiêng phía trên có
màu đỏ, dưới đáy ống nghiệm màu vàng do sút, do vi khuẩn sinh ra H
2
S làm
vòng giữa thạch đứng và thạch nghiêng có màu đen, nếu vi khuẩn chuyển hóa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

môi trường có sinh hơi thì có các bọt khí trong thạch.
Tất cả các loài Salmonella không lên men đường: lactose, saccarose,
andonitol, salicin,…
Phần lớn các loài Salmonella lên men sinh hơi các loại đường: Glucose,
Mannitol, sorbitel,…
Phản ứng Indol âm tính (-), urease âm tính (-), Voges-proskauer (VP)
âm tính (-), H
2
S dương tính (+), (trừ S.paratyphi A; S.abortusequi;
S.typhisuis) Metyl-Red (MR) dương tính (+).
Đặc tính sinh hóa có ý nghĩa lớn trong quá trình phân lập và giám định
vi khuẩn. Chính vì vậy, khi xét nghiệm mẫu vật xác định sự có mặt của

Salmonella cần thiết phải tiến hành các phản ứng sinh hóa.
Vi khuẩn Salmonella có thể tồn tại một thời gian dài trong phân, chất
độn chuồng, bùn, ao, hồ, chim hoang dại và các loài gặm nhấm như: chuột
đồng, chuột nhắt cũng là nguồn lây nhiễm cho động vật qua phân của chúng
nhiễm vào thức ăn hay chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi (James Howard
Cillespie, 1981).
Vi khuẩn Salmonella bị tiêu diệt ở 60
0
C trong 1 giờ và 75
0
C trong 5
phút. Ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp diệt vi khuẩn trong 5 giờ ở nước trong
và 9 giờ ở nước đục (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978).
Trên mặt đất S.abrortus có thể sống trong 10 ngày ở độ sâu 0,5cm
trong 2 tháng ở nơi khô ráo, ánh sáng phân tán vi khuẩn ở trong 5 tháng. Ở
sàn gỗ vi khuẩn sống 87 ngày, ở tường gỗ vi khuẩn sống 78 ngày, ở máng gỗ
vi khuẩn sống 108 ngày (Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng; 1995).
Vi khuẩn Salmonella tồn tại trong xác chết 100 ngày, trong thịt ướp
muối ở 6
0
C-12
0
C từ 4-8 tháng, thịt ướp ít có tác dụng diệt khuẩn Salmonella ở
bên trong. Vi khuẩn có sức đề kháng cao với các loại hóa chất, cho nên phải
dùng NaOH nóng 3-4%, Fomalin 2-5% thì mới tiêu diệt được chúng (Nguyễn
Vĩnh Phước, 1978).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

b. Cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn Salmonella.

Muốn xác định các loài Salmonella, ngoài việc căn cứ vào đặc tính về
sinh hóa, người ta cần nghiên cứu kỹ về cấu tạo kháng nguyên của chúng.
Cấu tạo kháng nguyên của Salmonella rất phức tạp, có nhiều kháng
nguyên chung cho nhiều loại Salmonella. Vì vậy, ngoài hiện tượng ngưng kết
đặc hiệu còn có hiện tượng ngưng kết không đặc hiệu.
- Kháng nguyên O (O-Antigen)
KN-O của vi khuẩn Salmonella không phải là đơn chất mà gồm nhiều
phần tử kháng nguyên tạo nên, nó được phân bố trên bề mặt của tế bào. Thành
phần chủ yếu của nó là phospholipit, trong đó có 60% là polysaccarit; 20-30%
là lipit và 3,5-4,5% là hescozamin, đặc tính cơ bản của KN-O trong các phản
ứng huyết thanh được tạo bởi sự có mặt của dây xích polysaccarit. Kháng
nguyên O của Salmonella rất phức tạp, hiện nay người ta thấy có 65 yếu tố
khác nhau, mỗi loài Salmonella có thể có một hoặc nhiều yếu tố, mỗi yếu tố
được ký hiệu bằng số la mã.
Do có sự khác nhau giữa các loài Salmonella về cấu trúc KN-O, người
ta chia Salmonella thành 34 nhóm ký hiệu bằng chữ số in A, B, C, C1, C2,
rồi thêm số. Mỗi nhóm huyết thanh thì có một vài loài vi khuẩn có KN-O, cấu
tạo bởi một số thành phần nhất định.
Kháng nguyên O (KN-O)-Lipopolysaccharide (LPS) là thành phần cơ
bản cấu tạo nên màng ngoài của tế bào vi khuẩn. LPS có cấu tạo phân tử lớn,
gồm 3 vùng riêng biệt: vùng ưa nước, vùng lõi và vùng lipid A.




KN-O nằm bên trong vùng ưa nước (Gyles, Thoen, 1993); gồm 2
nhóm: Polysaccharride nằm bên trong, không có nhóm hydro, không mang
O-Specific
(vùng ưa nước)
Core

(vùng lõi)

Vùng Lipit A
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

đặc trưng của kháng nguyên và chỉ tạo sự khác biệt về hình thái khuẩn lạc từ
dạng S sang dạng R. Polysaccharide nằm bên ngoài, có nhóm hydro quyết
định tính kháng nguyên và đặc hiệu cho từng chủng riêng biệt.
KN-O là loại kháng nguyên chịu nhiệt, có thể chịu được 100
0
C trong
nhiều giờ, chịu được cồn và HCl ở nồng độ 1N trong 20 giờ. KN-O do nhiều
oligosaccharide tạo thành. Các oligosaccharide kế tiếp nhau và là đơn vị cơ sở
của KN-O thuộc nhóm vi khuẩn Gram âm. Thành phần, trật tự sắp xếp các
loại đường và mối liên kết giữa chúng sẽ quyết định đặc tính kháng nguyên O,
góp phần tạo nên sự đa dạng cho các chủng Salmonella.
KN-O không phải là độc tố nhưng là yếu tố gây bệnh của vi khuẩn,
giúp vi khuẩn chống lại khả năng phòng vệ của cơ thể, chống lại hiện tượng
thực bào (Morris và cs, 1976).
- Kháng nguyên lông (H-Antigen)
Kháng nguyên H (KN-H) của Salmonella bản chất là một protein nằm
trong thành phần lông của vi khuẩn. KN-H không chịu nhiệt, rất kém bền vững
so với KN-O; bị phá hủy ở 60
0
C trong 1 giờ, dễ bị phá hủy bởi cồn, axit yếu.
KN-H không có ý nghĩa trong việc tạo ra miễn dịch phòng bệnh, nhưng có
ý nghĩa trong việc phân loại, định danh vi khuẩn (trích theo Lê Minh Sơn, 2003).
KN-H không quyết định yếu tố độc lực, không có vai trò bám dính
nhưng có tác dụng bảo vệ vi khuẩn đường ruột tránh sự tiêu diệt của đại thực

bào, giúp vi khuẩn sống và nhân lên trong tế bào gan, thận và ngay cả trong
đại thực bào (Weinstein và cs, (1984).
KN-H chia làm 2 pha:
- Pha 1 có tính chất đặc hiệu có 28 kháng nguyên lông, được biểu thị
bằng chữ La tinh thường: a, b, c, d, e, f,
- Pha 2 không có tính chất đặc hiệu, gồm 6 loại, được biểu thị bằng chữ
số Ả rập: 1, 2, 3, 4, loại này có thể ngưng kết với các loại khác, đôi khi
thành phần này có thể gặp ở Escherichia.

×