Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong một số trang trại chăn nuôi vịt, ngan tại một số tỉnh miền bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.81 MB, 79 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






ðỖ THỊ QUÝ



ðÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ðỀ XUẤT GIẢI PHÁP
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG MỘT
SỐ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI VỊT, NGAN TẠI MỘT SỐ
TỈNH MIỀN BẮC



LUẬN VĂN THẠC SĨ









HÀ NỘI -2015




















BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





ðỖ THỊ QUÝ



ðÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ðỀ XUẤT GIẢI PHÁP
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG MỘT
SỐ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI VỊT, NGAN TẠI MỘT SỐ
TỈNH MIỀN BẮC


CHUYÊN NGÀNH: THÚ Y
MÃ SỐ: 60.64.01.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LẠI THỊ LAN HƯƠNG
TS. NGUYỄN THỊ NGA




HÀ NỘI, 2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn
toàn trung thực và chưa hề sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài liệu
ñược trích dẫn trình bày trong luận văn ñều ñược nghi rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn


ðỗ Thị Quý













Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm học tập và nghiên cứu, ñến nay tôi ñã hoàn thành chương trình
luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Thú y với tên ñề tài “ðánh giá thực trạng và ñề
xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong một số trang trại chăn nuôi
vịt, ngan tại một số tỉnh miền bắc”
ðể hoàn thành khóa luận và công trình nghiên cứu này, tôi ñã nhận ñược sự dạy
bảo tận tình và ñịnh hướng của giảng viên hướng dẫn TS. Lại Thị Lan Hương, TS.

Nguyễn Thị Nga, sự quan tâm giúp ñỡ và tạo mọi ñiều kiện thuận lợi của tập thể
giảng viên khoa Thú y - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu
gia cầm Thụy phương và Bộ môn vệ sinh thú y - Viện thú y Quốc Gia.
Nhân dịp này cho phép tôi ñược trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến sự
quan tâm giúp ñỡ tận tình, quý báu ñó.
Qua ñây tôi cũng xin ñược cảm ơn gia ñình, ñồng nghiệp và bạn bè ñã ñộng
viên, tạo ñiều kiện về thời gian, vật chất cũng như tinh thần ñể tôi hoàn thành tốt
bản luận văn.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!












Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii

Mục lục iii
Danh mục viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình viii
MỞ ðẦU 1
1 ðặt vấn ñề 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Khái quát tình hình chăn nuôi vịt, ngan 3
1.1.1 Tình hình chăn nuôi vịt, ngan tại Việt Nam 3
1.1.2 ðặc ñiểm chất thải chăn nuôi vịt, ngan 5
1.2 Tác ñộng của chất thải chăn nuôi vịt, ngan ñến vấn ñề ô nhiễm môi trường 7
1.3 Tác ñộng của chất thải chăn nuôi vịt, ngan ñến vấn ñề dịch bệnh 13
1.4 Tình hình nghiên cứu về các biện pháp xử lý chất thải trong chăn
nuôi vịt, ngan 15
1.4.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 15
1.4.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước 23
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1 ðối tượng, thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu 28
2.2 Nội dung nghiên cứu 28
2.2.1 Nội dung 1: ðiều tra thực trạng ô nhiễm môi trường và xử lý chất thải
trong chăn nuôi vịt, ngan. 28
2.2.2 Phân tích nồng ñộ khí thải , vi sinh vật trong chuồng nuôi vịt ngan và
các chỉ tiêu về nước thải 28

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv


2.2.3 ðề xuất một số giải pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi vịt, ngan tập
trung góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 28
2.3 Phương pháp nghiên cứu 29
2.3.1 ðiều tra thực trạng ô nhiễm môi trường và xử lý chất thải trong chăn
nuôi vịt, ngan. 29
2.3.2 ðề xuất giải pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi vịt, ngan tập trung
nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường 33
2.4 Phương pháp xử lý số liệu 33
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1 Kết quả ñiều tra thực trạng ô nhiễm môi trường và xử lý chất thải
trong chăn nuôi vịt, ngan. 34
3.1.1 Tổng hợp số lượng và các phương thức chăn nuôi vịt, ngan tại các tỉnh
Bắc Ninh, Bắc Giang và Hải Dương. 34
3.1.2 Trình ñộ của người chăn nuôi vịt, ngan 35
3.1.3 Số lượng vịt, ngan của các trang trại ñiều tra (Trung bình/trang trại) 37
3.1.4 ðặc ñiểm chuồng trại và sử dụng nước trong chăn nuôi vịt, ngan 38
3.1.5 Cách xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi vịt, ngan 40
3.1.6 Cách xử lý chất thải rắn trong chăn nuôi vịt, ngan 43
3.1.7 Tình hình xử lý vịt, ngan ốm, chết 46
3.1.8 Nhận thức của người chăn nuôi vịt, ngan về ô nhiễm môi trường 47
3.2 Kết quả phân tích nồng ñộ khí thải , vi sinh vật trong chuồng nuôi vịt
ngan và các chỉ tiêu về nước thải 49
3.2.1 Kết quả nồng ñộ khí NH
3
và H
2
S chuồng nuôi vịt, ngan 49
3.2.2 Kết quả phân tích vi sinh vật trong chuồng nuôi vịt, ngan 50
3.2.3 Kết quả ñánh giá mức ñộ ô nhiễm nước thải trong chăn nuôi vịt, ngan 51
3.2.4 Kết quả ñánh giá mức ñộ ô nhiễm vi sinh vật trong nước thải 53

3.3 ðề xuất giải pháp xử lý chất thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường
trong chăn nuôi vịt, ngan 55
3.3.1 Giải pháp về kỹ thuật 55
3.3.2 Giải pháp về quản lý 56

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.3.3 Giải pháp về cơ chế chính sách 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
1 Kết luận 59
2 Kiến nghị 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
PHỤ LỤC 65

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC VIẾT TẮT

FAO Tổ chức Lương thực & Nông nghiệp của liên hợp quốc
( Food and Agriculture Organization)
COD Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học
BOD Biochemical Oxygen Demand – nhu cầu ô xi sinh học
N2O Ni tơ ô xít
CH Khí methane

S Lưu huỳnh
H2S Hydrogen sulfide
NO3 Ni trát
P Phospho
N Ni tơ
VSV Vi sinh vật
Cs Cộng sự
TCN Tiêu chuẩn ngành
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
VAC Vườn ao chuồng
KHCN Khoa học công nghệ
BVMT Bảo vệ môi trường
VFA Các hợp chất acid béo bay hơi (Volatile fatty acids)
EC Cộng ñồng Châu Âu
CFU Colony forming unit
E.coli Escherichia coli
TCVS Tiêu chuẩn vệ sinh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang
3.1 Số lượng và các phương thức chăn nuôi vịt, ngan tại các tỉnh ñiều tra 34
3.2 Trình ñộ của người chăn nuôi vịt, ngan 36
3.3 Số lượng vịt, ngan của các trang trại ñiều tra (Trung bình/trang trại) 37
3.4 ðặc ñiểm chuồng trại và sử dụng nước trong chăn nuôi vịt, ngan

(trung bình/hộ) 39
3.5 Cách xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi vịt, ngan 40
3.6 Cách xử lý chất thải rắn trong chăn nuôi vịt, ngan 43
3.7 Tình hình xử lý vịt, ngan ốm, chết 46
3.8 Nhận thức của người chăn nuôi vịt, ngan về ô nhiễm môi trường 47
3.9 Kết quả nồng ñộ khí NH3 và H2S chuồng nuôi vịt, ngan 49
3.10 Kết quả phân tích vi sinh vật trong chuồng nuôi vịt, ngan 51
3.11 Kết quả phân tích nước thải trong chăn nuôi vịt, ngan 52
3.12 Kết quả phân tích vi sinh vật trong nước thải ở các trang trại chăn nuôi
vịt, ngan 54


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình

Trang
1.1 Dòng chảy nguy cơ ô nhiễm chất thải tại trang trại nuôi vịt, ngan ñiển
hình ở Việt Nam (De Wilde, W. và Geenens, D, 2003) 5
2.1 Buồng lấy mẫu không khí phát thải từ phân vịt, ngan 30
2.2 Thiết bị lấy mẫu khí SKD PCXR4 30
2.3 Thiết bị gia nhiệt ñể phân tích COD DRB200 31
3.1 Số lượng vịt, ngan tại các trang trai 37
3.2 Tình hình xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi vịt, ngan 42
3.3 Cách xử lý chất thải rắn trong chăn nuôi vịt, ngan 45

3.4 Nhận thức của người chăn nuôi vịt, ngan về ô nhiễm môi trường 48


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ðẦU

1. ðặt vấn ñề
Chăn nuôi là một trong hai lĩnh vực quan trọng trong nền nông nghiệp (chăn
nuôi, trồng trọt) nó không những ñáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng hàng
ngày của con người trong xã hội mà còn là nguồn thu nhập quan trọng của hàng
triệu người dân hiện nay. ðặc biệt nông nghiệp lại có ý nghĩa quan trọng ñối với
nước ta khi có tới hơn 70% dân cư sống dựa vào nông nghiệp.
Tuy nhiên, phát triển bền vững ngành chăn nuôi vịt, ngan hiện nay ñang gặp
phải những rào cản lớn, khi cuộc sống của phần lớn các hộ nông dân còn chật vật,
khó khăn, ñại bộ phận người dân chăn nuôi theo kinh nghiệm, thiếu kiến thức
chuyên môn, ít quan tâm về thông tin thị trường, nếu có thì thiếu cụ thể, hiểu biết về
sản xuất hàng hóa chưa trở thành tiềm thức, kinh tế phát triển chưa ñồng ñều giữa
các vùng,
Công nghiệp hóa chăn nuôi cộng với sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng ñàn gia
súc, gia cầm thì chất thải từ hoạt ñộng chăn nuôi của các trang trại, gia trại ñã làm
cho môi trường chăn nuôi ñặc biệt là môi trường xung quanh bị ô nhiễm trầm trọng,
nó ñã gây nên một làn sóng mới phản ñối các trang trại chăn nuôi từ phía người dân .
Theo báo cáo tổng kết của viện chăn nuôi, hầu hết các hộ chăn nuôi ñều ñể chất thải
tự do ra môi trường xung quanh gây mùi hôi thối nồng nặc, ñặc biệt là vào những
ngày oi bức. Nồng ñộ khí H
2

S và NH
3
cao hơn mức cho phép khoảng 30 - 40 lần.
Tổng số VSV và bào tử nấm cũng cao hơn mức cho phép rất nhiều lần. Ngoài ra
nước thải chăn nuôi còn có chứa coliform, e.coli, COD , và trứng giun sán cao hơn
rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép (Nguyễn Xuân Thành, 2003).
Hiện nay với sự hội nhập quốc tế cùng với sự gia tăng những quy ñịnh về bảo
vệ môi trường, ý thức ngày càng ñược nâng cao của cộng ñồng về môi trường thì
vấn ñề môi trường nói chung và môi trường chăn nuôi nói riêng ñã nhận ñược nhiều
sự quan tâm của cộng ñồng. Trên thế giới môi trường chăn nuôi ñã ñược ñánh giá
một cách khá toàn diện, một trong số ñó là các nghiên cứu về xử lý chất thải chăn
nuôi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

Tại Việt Nam, mặc dù ñã phần nào cảm nhận ñược tác hại về môi trường do
chăn nuôi gây ra xong gần như chưa có một nghiên cứu ñầy ñủ nào về quản lý, xử
lý chất thải trong chăn nuôi ñặt biệt là trong nuôi vịt, ngan.
Do vậy cần phải ñưa ra những số liệu cụ thể về việc xử lý chất thải, ô nhiễm
môi trường và ñưa ra giải pháp, quy trình hợp lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, tăng năng suất vật nuôi, giảm thiểu dịch bệnh, tăng hiệu quả cho người chăn
nuôi vịt, ngan. Xuất phát từ yêu cầu trên của thực tiễn, tôi tiến hành thực hiện ñề tài:
“ðánh giá thực trạng và ñề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong
một số trang trại chăn nuôi vịt, ngan tại một số tỉnh miền bắc”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- ðánh giá ñược thực trạng ô nhiễm môi trường và việc xử lý chất thải trong
trang trại chăn nuôi vịt, ngan tại một số tỉnh miền bắc.

- ðề xuất ñược một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong
chăn nuôi vịt, ngan.




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Khái quát tình hình chăn nuôi vịt, ngan
1.1.1. Tình hình chăn nuôi vịt, ngan tại Việt Nam
Theo ñánh giá của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO): Châu Á sẽ trở thành
khu vực sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi lớn nhất. Chăn nuôi Việt
Nam, giống như các nước trong khu vực phải duy trì mức tăng trưởng cao nhằm ñáp
ứng ñủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và từng bước hướng tới xuất khẩu. Trong thời
gian qua, ngành chăn nuôi của nước ta phát triển với tốc ñộ nhanh, bình quân ñạt
8,9% (Viện kinh tế nông nghiệp Việt Nam, 2013).
Trong những năm gần ñây xu hướng chăn nuôi nhỏ lẻ ñã giảm ñi ñáng kể, quy
mô phát triển chăn nuôi của các hộ ñã lớn hơn nhưng vẫn còn nhỏ, tính chuyên môn
hoá chưa cao.
Trong xu thế chuyên môn hóa sản xuất, hình thức chăn nuôi tập trung ngày càng
phổ biến ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Hiện nay, số lượng trại chăn
nuôi quy mô lớn ngày càng tăng. Các trại chăn nuôi thủy cầm tập trung có trên 1000 -
3000 ñầu vịt, ngan có mặt thường xuyên trong chuồng nuôi. Tính ñến năm 2013 cả
nước có: 17.721 trang trại, chưa kể các trang trại chăn nuôi các loại vật nuôi khác như
thỏ, lợn rừng, nhím và các loại ñộng vật sống trong nước (cá sấu, ). Trong ñó: có

7.475 trang trại chăn nuôi lợn, (miền Bắc: 3.069, miền Nam: 4.406); Số trang trại
chăn nuôi thủy cầm là 2.837, (miền Bắc: 1.273, miền Nam: 1.564); Số trang trại chăn
nuôi bò là 6.405, (miền Bắc: 3.069. miền Nam: 3.336); Số trang trại chăn nuôi trâu là:
247,0, (miền Bắc: 222, miền Nam: 25); Số trang trại chăn nuôi dê là: 757,0 (miền Bắc:
201, miền Nam: 556) (Viện kinh tế nông nghiệp Việt Nam, 2013).

Tốc ñộ tăng trưởng bình quân hàng năm về số ñầu con vịt, ngan khá cao và ổn
ñịnh. Tuy nhiên, với quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún chưa có quy hoạch nên
các hình thức chăn nuôi vịt, ngan tại các hộ rất phong phú, ñặc biệt tại các tỉnh miền
bắc. Có thể tóm lược các hình thức chăn nuôi thủy cầm phổ biến hiện nay tại miền
Bắc bao gồm:
- Chăn nuôi nhỏ lẻ: Mỗi hộ nuôi khoảng 10-20 con, thả rông trong sân, vườn,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

ao, hồ và tận dụng thức ăn thừa. ðây là hình thức chăn nuôi tự cung tự cấp trong gia
ñình và ngày càng giảm dần trước nguy cơ tình hình dịch bệnh, nhất là dịch cúm gia
cầm xảy ra ñe dọa tính mạng người chăn nuôi.
- Chăn nuôi vịt chạy ñồng: Gồm hai hình thức chăn nuôi chạy ñồng gần và
chạy ñồng xa:
+ Nuôi vịt chạy ñồng gần: Chủ yếu vịt ñược thả trên các cánh ñồng lân cận
trong ấp, xã. ðây là phương thức chăn nuôi rất phổ biến do tận dụng ñược nguồn
thóc rơi vãi sau khi thu hoạch. Tuy nhiên, phương thức chăn nuôi này chứa nhiều
yếu tố rủi ro khi dịch bệnh xảy ra và là phương thức chăn nuôi gây ô nhiễm môi
trường rất khó kiểm soát.
+ Nuôi vịt chạy ñồng xa: ðây là hình thức chăn nuôi có quy mô lớn hơn, phổ
biến từ 600-700 cho ñến 10.000 con/hộ. Vịt thường ñược vận chuyển từ tỉnh này

sang tỉnh khác bằng tàu, xe. Mặc dù nhà nước ñã có những hình thức quản lý ñối
với vịt chạy ñồng qua sổ sách kiểm soát dịch bệnh nhưng vấn ñề ngây ô nhiễm môi
trường do phương thức chăn nuôi này chưa ñược nghiên cứu sâu và chưa có biện
pháp xử lý cụ thể.
- Chăn nuôi vịt, ngan trong ao hồ có kiểm soát: Mô hình chăn nuôi này có ưu
ñiểm dễ kiểm soát dịch bệnh và xử lý chất thải ñể bảo vệ môi trường nhưng ñòi hỏi
người chăn nuôi phải có ñất ñào ao và vốn ñầu tư vào thức ăn, chuồng trại.
Hiện nay, tại nhiều tỉnh miền Bắc, có nhiều trang trại nuôi vịt bố mẹ hình thức
nuôi nhốt mang lại hiệu quả về kinh tế cao, tuy nhiên, chất thải chăn nuôi vịt, ñặc
biệt nước thải, chưa ñược nghiên cứu xử lý, là nguồn gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng, nguồn tàng trữ các mầm bệnh nguy hiểm cho người và vật nuôi.
- Chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp: Quy mô chăn nuôi này thường
từ 1.000-5.000 con/hộ. Vịt, ngan ñược nuôi nhốt trên nền hoặc trên sàn, sử dụng
thức ăn công nghiệp. Cách nuôi này dễ kiểm soát dịch bệnh nhưng giá thành cao
cần vốn ñầu tư lớn nên chưa thực sự phổ biến. Xét từ góc nhìn bảo vệ môi trường,
phương thức chăn nuôi này mang những ñặc ñiểm thuận lợi hơn cho việc xử lý chất
thải ñể giảm thiểu ô nhiễm (ðinh Xuân Tùng, 2008)


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

1.1.2. ðặc ñiểm chất thải chăn nuôi vịt, ngan
* Khái niệm cơ bản về chất thải chăn nuôi vịt, ngan
- Chất thải chăn nuôi vịt, ngan: Chất thải chăn nuôi vịt, ngan là sản phẩm
phụ không mong muốn của quá trình sản xuất chăn nuôi. Thông thường lượng chất
thải này có thể ñược ñược sử dụng một cách hợp lý, nhưng với kích thước và quy
mô trang trại ngày càng tăng lên, lượng chất thải vượt quá mức có thể gây ô nhiễm

môi trường. Các loại chất thải chăn nuôi quan trọng nhất là phân vịt, ngan, nước
thải, khí thải và thức ăn. Tất cả chất thải từ chăn nuôi ñều có chứa các hợp chất
có giá trị tiềm năng cho các hoạt ñộng khác trong nông nghiệp và cho xã hội. Tuy
nhiên, ñể tận dụng tiềm năng này một cách có lợi thường gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, trong thực tế, người ta thường chú ý ñến việc giảm lượng chất thải chăn
nuôi vào môi trường hơn là tận dụng chúng vào nhiều mục ñích khác nhau (
Chang
J J và Stomp A M, 2009
).
Sự phát thải các hiểm họa từ chăn nuôi ñến môi trường xung quanh ở một trang trại
chăn nuôi ñược phác họa trong hình 1.1. Có thể thấy rõ rằng các chất thải từ trang trại
chăn nuôi có ñủ cả 3 nhóm là rắn, lỏng và khí. Các nguồn phát thải này không chỉ ñến
từ khu vực chuồng trại chăn nuôi vịt, ngan, khu vực lưu trữ và xử lý chất thải mà còn
tác ñộng ñến môi trường cả trong quá trình vận chuyển và bón ra ngoài ñồng.


Hình 1.1. Dòng chảy nguy cơ ô nhiễm chất thải tại trang trại nuôi vịt, ngan
ñiển hình ở Việt Nam (De Wilde, W. và Geenens, D, 2003)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

* Tính chất và ñặc ñiểm chung của từng loại chất thải trong trang trại chăn nuôi
vịt, ngan:
- Chất thải rắn: chủ yếu là các thành phần không ñược hấp thu của thức ăn còn
dư thừa và ñược ñào thải ra ngoài theo phân, bao gồm: Phân, thức ăn thừa, xác vịt,
ngan, dụng cụ thú y ðây là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho vi sinh vật phân giải
lên men hình thành nhiều loại khí và khoáng chất. Những chất khoáng này rất cần

thiết cho cây trồng. Chất thải rắn bào gồm phân, thức ăn thừa, xác ñộng vật chết, phủ
tạng không ñược sử dụng, một số vật dụng nhỏ trong chăn nuôi (Bùi Xuân An, 2007).
Tỷ lệ các chất hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật trong chất thải rắn phụ thuộc vào khẩu phần
ăn, giống, loài gia súc và cách dọn vệ sinh. Trong chất thải rắn chứa 56-83% nước,
1-26% chất hữu cơ, 0,32-1,6% nitơ, 0,25-1,4% phospho, 0,15-0,95% kali và nhiều
loài vi khuẩn, virus, trứng kí sinh trùng gây bệnh cho người và ñộng vật.
- Chất thải lỏng: bao gồm nước phân, nước tiểu, nước rửa chuồng trại, thuốc
thú y, hóa chất lỏng, dung dịch xử lý chuồng trại. Nước phân là nước từ ñống phân
chuồng chảy ra, phần lớn từ nước uống, nước tắm, nước rửa chuồng vịt, ngan.
Thành phần nước thải từ các trang trại chăn nuôi vịt, ngan gồm chất hữu cơ chủ yếu
là cellulose, protein, acid béo, carbonhydrate hầu hết ñều là những chất dễ phân hủy,
vi sinh vật E. coli, Salmonella, giun sán và chất vô cơ chiếm 20-30% gồm cát, ñất,
muối Thành phần chất thải lỏng từ chăn nuôi ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố quy mô
chăn nuôi, phương pháp vệ sinh, kiểu chuồng
- Chất thải khí: Bao gồm CO
2
, CH
4,
NO
2.
Trong quá trình sinh trưởng và phát
triển vịt, ngan ñã thải ra lượng lớn chất thải khí gây nguy hại một trong số ñó là khí
methane. Sau khi thải ra ngoài môi trường chất thải rắn và chất thải lỏng tiếp tục
ñược lên men phân giải thành nhiều chất khí khác nhau. Từ chất thải chăn nuôi tạo
ra khoảng 65% lượng khí nitơ oxit (N
2
O) trong không khí. ðây là loại khí có khả
năng hấp thụ năng lượng mặt trời cao gấp 296 lần so với khí CO
2
. Theo nghiên cứu

của (
Haustein AT, Gilman RH và Ventura G, 1987)
thì trong chất thải của chăn
nuôi vịt, ngan chứa tới 9% lượng khí CO
2
, 37% lượng khí methane (CH) - khí có
khả năng giữ nhiệt cao gấp 23 lần khí CO
2
. ðiều này cho thấy chất thải chăn nuôi là
một yếu tố quan trọng làm tăng hiệu ứng nhà kính.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Haustein AT và cs, (1990)
ñã phát hiện ñược 331 hợp chất mùi khác nhau từ
chất thải của vịt, ngan. Thông thường người ta phân chia các chất gây mùi ra làm
bốn nhóm chính:
- Các hợp chất có chứa S
- Các hợp chất phenol và indol
- Các hợp chất acid béo bay hơi (VFA)
- Ammonia và các amine bay hơi (
Jongbloed và cs
, 1998).
Các hợp chất mùi chủ yếu ñược sinh ra do quá trình chuyển hóa vi sinh vật các
thành phần thức ăn trong ruột của vịt, ngan và chuyển hóa vi sinh vật các hợp chất
trong phân. Ngoài ra trong phân còn chứa một lượng lớn các vi sinh vật, trứng các
ký sinh trùng có thể gây bệnh cho người và vật nuôi, trong ñó vi khuẩn thuộc họ

Enterobacteriacea chiếm ña số với các giống ñiển hình như Escherichia,
Salmonella, Shigella, Proteus, Klebsiella. Trong 1 kg phân có chứa 2000-5000
trứng giun sán gồm chủ yếu các loại: Ascaris suum, Oesophagostomum,
Trichocephalus (Nguyễn Thị Hoa Lý và cs, 2004).
Theo ðào Lệ Hằng, 2009 lượng phân thải ra trong một ngày ñêm của vật nuôi
tùy thuộc vào giống, loài, tuổi và khẩu phần ăn. Lượng phân vịt, ngan thải ra mỗi
ngày có thể ước tính 2-3% trọng lượng của vật nuôi.
1.2. Tác ñộng của chất thải chăn nuôi vịt, ngan ñến vấn ñề ô nhiễm môi trường
Bên cạnh sự phát triển vượt bật của ngành chăn nuôi ở nước ta trong thời gian
gần ñây thì tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn là bài toán nan giải, ñe dọa sức khỏe
con người và cả sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi. Có nhiều trang trại
chăn nuôi gia súc, gia cầm và các cơ sở ấp nở gia cầm ñua nhau phát triển ñã vô
tình thải ra môi trường nhiều loại chất thải mà chưa ñược xử lý, ñã gây ảnh hưởng
xấu ñến sức khỏe cộng ñồng.
Theo kết quả phân tích của Hồ Kim Hoa và cs (2005), nhiều loại vi khuẩn có
khả năng gây bệnh và tồn tại từ 5 – 15 ngày trong phân và ñất.
- Ô nhiễm không khí, và mùi:
Chất gây mùi sinh ra trong chăn nuôi vịt, ngan xuất phát từ: thức ăn, cơ thể vịt,
ngan, phân. Phần lớn nguồn gốc của chất gây mùi xuất phát từ phân (Le,P.D, 2005).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

Chất gây mùi phát tán trong không khí từ chuồng nuôi, các hố phân hoặc từ phân
bón trên ñồng ruộng gây nên hiện tượng mùi và ô nhiễm môi trường. Ngày nay
người ta ñã xác ñịnh ñược một số lượng rất lớn các hợp chất gây mùi từ chăn nuôi
vịt, ngan.
Mackie, R.I., Stroot, P.G. & Varel, V.H. (1998)

tổng hợp 168 hợp chất gây
mùi khác nhau từ các nghiên cứu về mùi và phát xạ mùi trong chăn nuôi vịt, ngan.
Theo
Phùng ðức Tiến và cs (2009),
Ammonia phát xạ từ phân vịt, ngan ñã ñược
quan tâm từ lâu (trước các hợp chất gây mùi khác) do những tác ñộng của nó ñến
môi trường không khí, ñất và nước. Ảnh hưởng của ammonia ñến môi trường có thể
phân ra thành ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp. Phát xạ ammonia từ các
cơ sở chăn nuôi gây nên tích tụ ammonia trong khí quyển tạo nên hiện tượng mưa
acid làm ảnh hưởng ñến hệ sinh vật. Tuy nhiên, ảnh hưởng trực tiếp này ít nguy hại
hơn so với ảnh hưởng gián tiếp.Tích tụ ni tơ trong ñất có thể làm mất các loài
nitrophobic. Sự thay ñổi hệ vi sinh vật trong ñất có thể làm thay ñổi chất lượng ñất.
Tích tụ ni tơ trong ñất làm rửa trôi K, Mg, Ca và làm giảm tính có sẵn của các hợp
chất này cho cây trồng. Nitrous oxide và ammonia ñều có thể chuyển sang dạng
acid nitroric làm acid ñất và nước.
Ô nhiễm từ chuồng nuôi ñộng vật là một trong những thách thức lớn của chăn
nuôi công nghiệp, hoạt ñộng chăn nuôi là nguồn gốc của rất nhiều chất gây ô nhiễm
cho không khí bao gồm khí như CH4, NH3… (Aarnink và cs, 1995, bụi (Lai và cs,
2014), mùi (Gay và cs, 2002), và các vi sinh vật (Cambra-López và cs. 2010;
Aarnink và cs. 1999; Aarnink và cs, 2004). Các chất gây ô nhiễm này không những
có khả năng ảnh hưởng ñến sức khỏe của người chăn nuôi của ñộng vật mà còn gây
mùi hôi thối và ô nhiễm môi trường.
Schiffman, S.S., và cs (2001)
ñã ñề xuất sử dụng p-cresol và VFA như là chất
chỉ thị của mùi từ chăn nuôi vịt, ngan; EAS - Manure management technologies
(2007) ñưa ra các chất VFA, phenol, p-cresol và 3-methyl indol như là những mùi
chỉ thị chính, trong khi ñó Hammer, D.A (1989) cho rằng VFA, NH
3
và H
2

S là mùi
chỉ thị chính từ chăn nuôi vịt, ngan. Theo N. Cicek (2003) nguồn gốc của các hợp
chất gây mùi hôi thối từ chăn nuôi vịt, ngan ñều có mối liên hệ với VFA, phenol,
p-cresol, indol, và 3-methyl indol. Greg Johnsona, Dr và cs (2003) ñã ñưa ra danh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

sách 4 nhóm gây mùi chính: VFA, các indol, phenol và các hợp chất có chứa S.
Theo Sebastià Puig Broch (2008), các nhóm gây mùi là ammonia và amin bay hơi,
các hợp chất có chứa S, VFA, indol và phenol, alcohol và carbonyl. Theo Nguyễn
Văn Hải và cs (2001) các VFA, NH
3
, các hợp chất indol và phenol không phải là
chất chỉ thị mùi nhưng những hợp chất có chứa lưu huỳnh, ñặc biệt là hydrogen
sulfide (H
2
S) và methyl mercaptan là những chất chỉ thị mùi. ðiều này rất có ý
nghĩa trong trường hợp giảm thiểu ñơn chất hoặc một nhóm hợp chất ñược nhận ra
như là một chất chỉ thị mùi trong hệ thống chăn nuôi vịt, ngan. Tuy nhiên, những
nghiên cứu nói trên ñã không nhất quán các chất chỉ thị mùi. ðiều này có thể do
trong các ñiều kiện khác nhau hàm lượng các chất gây mùi sinh ra khác nhau.
Thêm vào ñó, không chỉ là nồng ñộ của từng hợp chất mùi mà quan trọng hơn
là sự tương tác giữa các hợp chất ñó. Khoảng 60% trong tổng số VFA có trong phân
(w/w) biểu hiện dưới dạng acetic acid (Le và cs, 2005). Các acid béo bay hơi chiếm
phổ biến tiếp theo là propionic, butyric (n-butyric), 2-methylpropionic (iso-butyric),
3-methylbutyric (iso-valeric), pentanoic (n-valeric), và các capric acid Liangwei
Deng, và cs (2007). Mùi tự nhiên của VFA thay ñổi từ mùi hăng của acetic acid cho

ñến mùi khó chịu của valeric và caproic acid và cs
, 1993
). Nồng ñộ VFA cao trong
phân vịt, ngan có thể không gây nên mùi hôi thối khó chịu bởi vì phần lớn chúng là
các VFA mạch ngắn và thường là những chất ít gây mùi.
Một số tác giả ñã báo cáo rằng hợp chất có chứa S ñóng vai trò quan trọng trong
việc tạo mùi trong phân vịt, ngan (A.C.Van Haandel, G.Lettinga, 2002). Trong 1000
kg phân tươi do vịt, ngan thải ra hàng ngày có chứa khoảng 76 và 51g lưu huỳnh (S).
Hàm lượng lưu huỳnh thải ra trong phân và nước tiểu là tương ñương nhau. Trong
tổng số 10 hợp chất có ngưỡng xác ñịnh mùi thấp có chứa S. Hơn nữa, mùi tự nhiên
của các hợp chất có chứa S do sự phân hủy của dimethyl disulfide và methanethiol
hình thành mùi trứng thối do hydrogen sulfide (H
2
S).
Dawkins, M.S
và cs (2004) ñã báo cáo rằng H
2
S trong không khí thông thóang
có nồng ñộ 4 µg m
-3
.
Iverson, M.,
và cs (2000) ñã quan sát thấy tỷ lệ phát xạ ñã
giảm từ 100 xuống 28 g m
-2
d
-1
trong suốt 112 ngày nghiên cứu phân trong hố chứa.
Các tác gả cũng chỉ ra mối tương quan giữa nồng ñộ H
2

S và nồng ñộ mùi.
Kadlec

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

RH (2000)
, ñã tìm ra hệ số mối tương quan Pearson giữa nồng ñộ của mùi và nồng
ñộ của H
2
S trong không khí từ chăn nuôi vịt, ngan là 0,731; cao hơn 0,20 so với xác
ñịnh của Liangwei Deng, và cs (2007), cũng trong không khí từ chăn nuôi vịt, ngan.
Ammonia có mùi gắt và hăng. Nguồn chính tạo ra ammonia là urea. Nồng ñộ
của ammonia trong mẫu không khí thu ñược từ chuồng nuôi, hố chứa phân và trên
ñồng ruộng bón phân có mối tương quan chặt chẽ với cường ñộ mùi (r
2
= 0,72)
ñược ño lường bằng khứu giác. De Wilde, W. và Geenens, D (2003) ñã tìm ra mối
liên hệ chặt chẽ giữa ammonia và phát xạ mùi từ chăn nuôi vịt, ngan. Tuy nhiên,
Rodriguez L và PrestonT R. (1996) chỉ tìm thấy mối liên hệ yếu giữa ammonia và
phát xạ mùi từ chuồng vịt, ngan. Ammonia không phải là một hợp chất gây mùi
quan trọng. Tác giả cũng ñồng thời chỉ ra trung bình nồng ñộ của ammonia dưới 8
ppm trong chuồng trâu, giữa 5-18 ppm trong chuồng lợn và giữa 5-30 ppm ở
chuồng vịt, ngan. Những nghiên cứu ở Mỹ cho rằng, nếu nồng ñộ ammonia vượt
quá 7 ppm, công nhân chăn nuôi có thể chịu các ảnh hưởng lâm sàng, vịt, ngan giai
ñoạn giò và ñẻ trứng phản ứng mạnh với ammonia ở nồng ñộ 20 ppm và cao hơn.
ñã tìm ra mối tương quan yếu giữa nồng ñộ mùi và cường ñộ mùi, ñộ khó chịu của
mùi và sự phát xạ ammonia từ phân vịt, ngan. Các amin bay hơi từ chăn nuôi vịt,

ngan có lẽ bao gồm methylamine (mùi thối rữa), ethylamine (mùi cá),
trimethylamine (mùi giống ammoniac), cadaverine (mùi hôi thối), và putrescine
(mùi của sự thối rữa). Các amin bay hơi chiếm môt phần rất nhỏ trong các hợp chất
có chứa ni tơ bay hơi. Trong thực tế chăn nuôi, ít khi tìm thấy sự tập trung của các
amin bay hơi.
- Ô nhiễm ñất và nước:
+ Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi tới chất lượng ñất:
Khi bón phân vịt, ngan, các chất có trong phân sẽ tác ñộng vào môi trường ñất.
Lượng phân vịt, ngan thích hợp ñể bón vào trong ñất là phải ñảm bảo ñáp ứng ñược
nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng và giảm thiểu tác ñộng ñến môi trường. Bón phân
tác ñộng ñến môi trường, gây ra ô nhiễm ñất do bổ xung quá nhiều các kim loại
nặng, các hợp chất clo-hữu cơ và các loại muối có trong phân vịt, ngan vào trong
ñất. Hơn nữa hạt cỏ dại trong phân có thể ñược reo rắc trong quá trình bón phân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

Tuy nhiên, việc bón phân cũng có những tác ñộng tích cực, như tạo ra nguồn hữu cơ
trong ñất và vì thế cải tạo ñộ phì nhiêu, cũng như cấu trúc ñất.
Sau khi bón phân vào trong ñất, vi sinh vật sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ
trong phân thành carbon dioxide (CO
2
), nước và các dinh dưỡng khoáng cần thiết
cho cây trồng như N, P, S và các kim loại nặng. Quá trình này ñược gọi là quá trình
khoáng hóa. Sau khi bón một năm chất hữu cơ trong phân còn lại trong ñất sẽ tạo
thành chất hữu cơ ñất và sẽ ñược phân hủy dần dần giải phóng các chất dinh dưỡng
cho cây trồng, quá trình này tương tự như việc sử dụng phân phân giải chậm bón
cho cây trồng. ðất càng giầu chất hữu cơ, giầu dinh dưỡng thì càng cần bón ít các

loại phân khoáng. Mặt khác, sản xuất phân khoáng cần rất nhiều nguồn tài nguyên
không tái tạo như năng lượng hóa thạch, lân và kali, hơn nữa quá trình sản xuất
phân khoáng cũng tạo ra khí thải rất lớn. Vì thế, sử dụng phân chuồng ở khía cạnh
nào ñó có tác ñộng tích cực ñến môi trường. Một phần nhỏ chất hữu cơ bón vào
trong ñất, khó bị phân hủy bởi hoạt ñộng của vi sinh vật ñược gọi là humus hoặc là
chất hữu cơ bền (Lê Văn Căn, 1976).
Các kim loại nặng như Cu và Zn ñược coi là một trong các chất gây ô nhiễm
chính của việc sử dụng quá nhiều phân vịt, ngan bón vào trong ñất. Khi bón một
lượng lớn và liên tục phân vịt, ngan trên một cánh ñồng sẽ làm tăng hàm lượng Cu
và Zn trong ñất, dẫn ñến gây ñộc cho quần thể ñộng thực vật trong ñất. Từ năm
1978, ñể giảm lượng Cu và Zn trong phân vịt, ngan, cộng ñồng Châu Âu (EC) ñã
quy ñịnh lượng Cu bổ sung trong thức ăn của vịt, ngan phải giảm xuống mức 35
mg/kg thức ăn. Ở mức bổ sung này, Cu và Zn trong phân vịt, ngan ñược coi như là
không có ảnh hưởng ñến môi trường khi bón vào ñất, tuy nhiên ñiều này chỉ ñúng
trong trường hợp lượng phân lân bón vào ñất là vừa ñủ với nhu cầu của cây trồng.
Một trong những hiểm họa ñối với môi trường và sức khỏe là việc phân hủy
không hòan toàn các hợp chất clo-hữu cơ do hoạt ñộng của vi sinh vật. Khi bón
phân vịt, ngan vào ñất, các hợp chất hữu cơ này có thể bị hấp thu bởi cây trồng, tích
lũy trong chuỗi thức ăn và ñe dọa ñến sức khỏe con người. Rất nhiều quốc gia ñang
dần thay thế các hợp chất clo-hữu cơ bằng phosphates-hữu cơ, tuy nhiên những tồn
dư từ thuốc trừ sâu vẫn tiếp tục là nguồn gây nhiễm clo-hữu cơ trong thức ăn của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

con người và vật nuôi. Các hợp chất clo-hữu cơ này bắt nguồn từ trong các hợp chất
ñược dùng ñể sản xuất chất diệt các ký sinh trùng.
Hạt các loại cỏ dại có trong thức ăn vật nuôi ñã giảm khả năng nẩy mầm rất nhiều

thông qua quá trình tiêu hóa của vịt, ngan, tuy nhiên một số loại cỏ dại vẫn có khả
năng phát triển sau khi ñã ñược thải ra ngoài. Trong các ñống ủ phân vịt, ngan, do
hoạt ñộng của vi sinh vật phân hủy hữu cơ, nhiệt ñộ ñống ủ có thể lên trên 55
o
C với
ñiều kiện này các hạt cỏ dại sẽ bị tiêu diệt trong khoảng 3 tuần. Khả năng nẩy mầm
của các hạt cỏ dại trong phân chỉ có thể bị tiêu diệt nếu thời gian lưu trữ trên 5 tháng.
Trong chất thải chăn nuôi vịt, ngan cũng chứa khá nhiều KCl và NaCl hòa tan,
vì vậy nếu bón nhiều và liên tục phân vịt, ngan, ñặc biệt là trong ñiều kiện khí hậu
bán khô hạn, sẽ rất dễ dẫn tới nhiễm mặn ñất và gây ñộc cho cây trồng.
+ Theo Cao Trường Sơn và cs (2011) ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi tới chất
lượng nước ngầm và nước mặt:
Ảnh hưởng nguy hại nhất ñối với môi trường của việc bón chất thải chăn nuôi vào
ñất là ô nhiễm nguồn nước mặt và rửa trôi các chất như nitrate (NO
3
) và lân (P) xuống
nước ngầm. Phần lớn ñạm (N) trong phân vịt, ngan là ở dạng NH
3
dễ bay hơi. Khi bón
phân vịt, ngan vào ñất, nếu lượng N dễ tiêu trong phân không bị bay hơi, chúng sẽ
nhanh chóng bị nitrat hóa và chuyển thành dạng NO
3
. Mặt khác, lượng N khoáng hóa
từ phần N-hữu cơ trong phân vịt, ngan cũng dễ dàng và nhanh chóng bị nitrat hóa. NO
3

tồn tại ở dạng anion, không bị hấp thụ bởi các khoáng sét và chất hữu cơ trong ñất, nên
chúng dễ dàng bị rửa trôi, nhất là ở những nơi có lượng mưa lớn. ðể giữ lượng NO
3
-N

trong phân vịt, ngan không bị rửa trôi khi bón vào ñất phải bắt nguồn từ chế ñộ bón
phân khoáng và khả năng phân giải chất hữu cơ trong ñất. Nếu lượng NO
3
trong nước
ngầm cao thì không thể sử dụng nguồn nước này làm nước uống. Trong ñiều kiện nhất
ñịnh nào ñó, nước ngầm có thể chảy trên bề mặt, nếu nước mặt là nước lợ hoặc nước
mặn trong ñiều kiện giàu NO
3
sẽ phú dưỡng nguồn nước mặt. Nếu nước mặt giầu NO
3

sẽ dẫn ñến sự phát triển quá mức của các loại tảo và làm giảm lượng oxy trong nước và
làm chết cá (Cao Trường Sơn và cs, 2011)
Theo nghiên cứu của Hồ Lam Trà và cs (2008) Lân (phosphorus-P) không hoàn
toàn di ñộng trong ñất như NO
3
vì thế chúng ít bị rửa trôi hơn. Tuy nhiên, hiện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

tượng rửa trôi lân có thể xuất hiện trong những ñiều kiện nhất ñịnh nào ñó. Nhiều
ñất cát ở Hà Lan trở nên bão hòa với P
2
O
5
sau nhiều năm bón một lượng lớn phân
vật nuôi. Khi bão hòa lân, ñất mất khả năng giữ lân và vì thế rửa trôi lân xuất hiện.

Nếu lân bị rửa trôi xuống nước ngầm và sau ñó chảy trên bề mặt thì hiện tượng phú
dưỡng nguồn nước mặt cũng xảy ra, tương tự như trường hợp ô nhiễm NO
3
. Cần
ñặc biệt lưu ý là lân có thể gây phú dưỡng nước trong cơ thể ñộng vật và tác ñộng
trực tiếp ñến sức khỏe vật nuôi và con người .
1.3. Tác ñộng của chất thải chăn nuôi vịt, ngan ñến vấn ñề dịch bệnh
Phân vịt, ngan là nguồn dinh dưỡng quý giá cho cây trồng, ngoài ra trong phân
vịt, ngan còn có thể ñược dùng làm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. Tuy vậy, nếu
không ñược quản lý tốt, chất thải chăn nuôi sẽ là nguồn ô nhiễm vi sinh vật, là
nguồn lây lan dịch bệnh, có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của vật nuôi và con
người (Trịnh Quang Tuyên và cs, 2010).
Chất thải chăn nuôi chứa một lượng lớn vi sinh vật (10
8
CFU/g) có nguồn gốc
từ phân, chất ñộn chuồng, thức ăn thừa của vật nuôi,v.v Trong ñó có rất nhiều loại
vi khuẩn, virus, ký sinh trùng có khả năng gây bệnh cho người, ñộng vật khi chúng
có ñiều kiện tiếp xúc với vật nuôi mẫn cảm, nguồn nước hoặc rau quả.
Một số loại mầm bệnh có khả năng sống sót rất cao. Vi khuẩn E. Coli có khả
năng sống sót trong chất thải ñến 21 tháng. Trong chất thải có thể tìm thấy vi khuẩn E.
Coli O157 với hàm lượng từ 3 ñến 5. 10
4
(CFU/g) và chỉ với nồng ñộ 10 CFU/g vi
khuẩn E. Coli O157 ñã có thể gây bệnh cho người (Nguyễn Thị Chinh và cs, 2010) .
Vi khuẩn Salmonella có thể sống sót ñến 286 ngày trong phân ủ hoặc hồ chứa
chất thải tùy thuộc vào ñộ ẩm không khí, nhiệt ñộ và nồng ñộ ammonia. Tuy vậy, số
lượng Salmonella sẽ giảm khoảng 90% chỉ sau 30 ngày. Trong chất thải của vịt,
ngan chứa 20 - 50.10
3
CFU/g vi khuẩn Salmonella gồm 2000 giống khác nhau

nhưng chỉ một số giống có thể gây bệnh cho vật nuôi và con người (Trần Xuân
Hạnh, 1998).
Vi khuẩn Listeria có thể sống sót ở môi trường có nồng ñộ pH cao (5 - 9), ở biên
ñộ nhiệt ñộ rộng, và nồng ñộ muối cao. Cũng có thể tìm thấy vi khuẩn này ở cây
trồng hay ñất ñá. Vịt, ngan có nguy cơ cao lây nhiễm và thải qua phân vi khuẩn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

Listeria về mùa ñông. Khi vận chuyển vật nuôi từ vùng này sang vùng khác hoặc vật
nuôi trong thời gian sinh ñẻ cũng làm tăng nguy cơ lây truyền vi khuẩn Listeria. Chất
thải tươi dùng làm phân bón cho rau quả cũng là nguồn gốc làm phát tán vi khuẩn.
Một số loại mầm bệnh nguy hiểm khác như Mycoplasma paratuberculin,
Crystosporidia and Giardia cũng có khả năng tồn tại trong chất thải chăn nuôi từ 2
tháng ñến 1 năm. Vật nuôi nhiễm Mycoplasma có khả năng ñào thải vi khuẩn qua
phân với hàm lượng khoảng 10 - 6 VK/g và trong thời gian 1 tháng ñến 1 năm trước
khi các triệu chứng lâm sàng của bệnh ñược thể hiện. ðây là mối nguy hiểm tăng
khả năng nhiễm trùng cho các vật nuôi khác trong ñàn và làm lây lan dịch bệnh.
ðồng cỏ ñược bón phân tươi cũng là nguồn gốc gây phát tán mầm bệnh cho các ñàn
vật nuôi nhỏ. Crystosporidia và Giardia dễ ñược tìm thấy trong nguồn nước bị ô
nhiễm chất thải chăn nuôi. Hai loại mầm bệnh này cũng có khả năng tồn tại lâu dài
trong chất thải (Nguyễn Ngọc Huân và cs, 2006).
Theo Nguyễn Thị Ngọc Liên (1997), khả năng sống xót của các loài vi sinh vật
và mức ñộ lây lan dịch bệnh của các loại mầm bệnh trong chất thải chăn nuôi phụ
thuộc vào nhiều yếu tố:
- Loài vi khuẩn
- ðộ pH của môi trường chất thải
- Thành phần cơ học của chất thải (chất thải rắn, lỏng hay khí)

- Tính chất của chất thải (chất thải tươi hay ñã lưu cữu)
- Thành phần hóa học của chất thải (hàm lượng chất thô, protein)
- ðặc ñiểm của mầm bệnh
- Nhiệt ñộ môi trường
Ngoài ra một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới khả năng sống xót của vi sinh vật
gây bệnh ngoài môi trường như ánh sáng mặt trời, ñộ ẩm, nhiệt ñộ môi trường, nồng
ñộ oxy và ammonia.
Bên cạnh ñó, một lượng lớn chất thải chăn nuôi vẫn hàng ngày ñược thải trực
tiếp ra ao hồ, vườn rau và ao nuôi cá. Mầm bệnh theo nguồn nước làm lây lan dịch
bệnh và có nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người.
Tại nhiều nước châu Á như Thái Lan, Việt Nam, Ấn ðộ, chất thải chăn nuôi còn
ñược dùng làm thức ăn trong chăn nuôi thủy sản, thường dùng nuôi cá nước ngọt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

Vấn ñề ô nhiễm môi trường nuôi cá và lây nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh từ chất
thải chăn nuôi ñến nước ao cá và sản phẩm cá cũng ñang ñược nhiều tác giả quan
tâm nghiên cứu.
Việc hiểu rõ ñược nguy cơ và mức ñộ ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh và khả năng
sống xót của các loại mầm bệnh trong chất thải chăn nuôi giúp các nhà khoa học và
người chăn nuôi tìm ra các giải pháp xử lý chất thải phù hợp nhằm giảm thiểu
những thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh gây ra và nâng cao hiệu quả của ngành chăn
nuôi, bảo vệ sức khỏe cho người chăn nuôi và người tiêu dùng sản phẩm ñộng vật.
Các quy trình quản lý chất thải chăn nuôi cần ñược kiểm tra về mức ñộ an toàn của
các loại mầm bệnh ñể nguồn chất thải chăn nuôi ñược dùng làm phân bón hữu ích
cho cây trồng (
Nguyễn Thị Hoa Lý, Hồ Thị Kim Hoa, 2004

).
1.4. Tình hình nghiên cứu về các biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi vịt, ngan
1.4.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Tại các nước trên thế giới nghiên cứu về các giải pháp xử lý phân và nước thải
trong chăn nuôi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ñã ñược quan tâm từ giữa thế
kỷ 19 nhưng nó chỉ ñược chú trọng nhiều từ những năm 1960 khi chăn nuôi vịt, ngan
tập trung phát triển mạnh. Có rất nhiều công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi như xử lý
bằng phương pháp vật lí ñể tách chất thải rắn-lỏng, xử lý bằng phương pháp lọc sinh
học ñể giảm mùi và khí, xử lý bằng phương pháp sinh học trong môi trường yếm khí
hoặc hiếu khí Các

công nghệ này có thể dùng riêng biệt hoặc kết hợp với nhau ñể
cải thiện hiệu quả xử lý cũng như hiệu quả kinh tế của quá trình xử lý. Các giải pháp
xử lý chất thải chăn nuôi có thể ñược phân thành các nhóm như sau:
- Xử lý bằng phương pháp vật lý
Chất thải chăn nuôi vịt, ngan là hỗn hợp của nước, chất khoáng và các chất hữu
cơ. Một số chất khoáng có thể hòa tan trong nước còn các chất khác có xu hướng
lắng ñọng hoặc nổi trên bề mặt. Sử dụng phương pháp vật lí ñể phân tách chất rắn -
lỏng là khâu ñầu tiên trong quá trình xử l í chất thải chăn nuôi. Phân tách chất rắn -
lỏng giúp làm giảm ñáng kể hàm lượng nước trong chất thải, giảm diện tích hồ ñể
chứa phân và tăng giá trị dinh dưỡng trong phân rắn. Phần chất rắn có thể tiếp tục
xử lý ñể tạo thành phân hữu cơ bón cho cây trồng hoặc dùng ñể sản sinh năng lượng.

×