Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng và năng suất một số giống ngô vụ đông năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.11 MB, 131 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
= = = = = = = =





GIÁP XUÂN CẢNH


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ
ðẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT MỘT SỐ
GIỐNG NGÔ VỤ ðÔNG NĂM 2013

















CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

MÃ SỐ: 60.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THẾ HÙNG




HÀ NỘI – 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng, ñây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi trực
tiếp thực hiện trong vụ ðông năm 2013 tại 2 ñịa ñiểm: Gia Lâm – Hà Nội và xã
Song Mai – thành phố Bắc Giang. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn
là trung thực, chưa từng ñược công bố và sử dụng trong một Luận văn nào
trong và ngoài nước.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự trích dẫn và giúp ñỡ trong Luận văn này
ñã ñược thông tin ñầy ñủ, trích dẫn chi tiết và chỉ rõ nguồn gốc.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN




Giáp Xuân Cảnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới các thầy cô Ban Quản lý đào tạo, các thầy cô
giáo trong bộ môn Cây lương thực – Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam, thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thế Hùng - người đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và trong quá trình
hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
Cho phép tôi cảm ơn Lãnh đạo UBND xã Song Mai – nơi tôi thực hiện
Luận văn đã tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thành công việc.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn. Một lần nữa, tôi xin tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến tất cả các thành viên với sự giúp đỡ này.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN



Giáp Xuân Cảnh


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
PHẦN I: ðẶT VẤN ðỀ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu của đề tài 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Vai trò của cây ngô đối với nền nông nghiệp 3
2.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô trên thế giới và Việt Nam 5
2.2.1 Tình hình sản xuất và sử dụng ngô trên thế giới 5
2.2.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô ở Việt Nam 10
2.3 Cơ sở khoa học đề tài 13
2.4. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và sử dụng các chế phẩm phân bón
qua lá trên thế giới và Việt Nam. 14
2.4.1 Một số thông tin về phân bón lá 14
2.4.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng các chế phẩm phân bón qua lá
trên thế giới và Việt Nam. 17
2.4.3 Cơ chế và nguyên tắc sử dụng phân bón lá 20
2.4.4 Hiệu quả của một số loại phân bón lá 23
PHẦN III: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.1. Vật liệu nghiên cứu 25
3.1.1 Giống ngô 25
3.1.2 Phân bón lá 25
3.2 Địa điểm và thời gian bố trí thí nghiệm. 26

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

3.3. Nội dung nghiên cứu 27

3.4. Phương pháp thí nghiệm 27
3.4.1. Sơ đồ thí nghiệm và phương pháp bố trí thí nghệm 27
3.4.2 Kỹ thuật canh tác 29
3.5. Các chỉ tiêu theo dõi: 30
3.6 Xử lý số liệu 33
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
4.1. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái sinh trưởng và
phát triển của 2 giống ngô lai đơn. 34
4.1.1. Ảnh hưởng của các loại phân qua lá đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây của 2 giống ngô 34
4.1.2. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng số lá
của 2 giống ngô. 36
4.2. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến diện tích lá (m2 lá/cây) và
chỉ số diện tích lá (LAI). 39
4.3 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến chỉ số màu xanh (chỉ số
SPAD) của lá ngô 44
4.4 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến đặc trưng hình thái cây ngô 46
4.4.1. Chiều cao cây cuối cùng của 2 giống ngô khi sử dụng các loại phân
bón lá khác nhau trong thí nghiệm 47
4.4.2. Chiều cao đóng bắp của 2 giống ngô khi sử dụng các loại phân bón
lá khác nhau trong thí nghiệm 47
4.5 Một số chỉ tiêu về bắp của 2 giống ngô khi sử dụng các loại phân bón
lá khác nhau 49
4.6 Nhận xét và đánh giá về dạng hạt, màu sắc hạt của 2 giống ngô với
các loại phân bón lá khác nhau trong thí nghiệm 51

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

4.7 Khả năng chống chịu của 2 giống ngô khi sử dụng các loại phân

bón lá khác nhau trong thí nghiệm 51
4.7.1 Khả năng chống chịu sâu bệnh của 2 giống ngô khi sử dụng các loại
phân bón lá khác nhau trong thí nghiệm 51
4.7.2 Khả năng chống đổ, gẫy của 2 giống ngô khi sử dụng các loại
phân bón lá khác nhau trong thí nghiệm. 57
4.8 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 2 giống ngô khi
sử dụng các loại phân bón lá khác nhau trong thí nghiệm vụ Đông
năm 2013 57
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 64
5.1. Kết luận 64
5.2. Đề nghị 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020 3
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô giai đoạn 1961 – 2012 6
Bảng 2.3 Sản xuất ngô ở một số châu lục trên thế giới năm 2012 7
Bảng 2.4: Một số nước sản xuất nhiều ngô trên thế giới năm 2010 9
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Việt Nam giai đoạn 2006
-2011 11
Bảng 2.6: Hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng trong một số chế phẩm phân
bón qua lá. 19
Bảng 4.1a Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng
chiều cao của 2 giống ngô thí nghiệm 34
Bảng 4.1.b Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều

cao của 2 giống ngô thí nghiệm 35
Bảng 4.2a Ảnh hưởng của loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng số lá của
2 giống ngô thí nghiệm 37
Bảng 4.2b Ảnh hưởng của loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng số lá của
2 giống ngô thí nghiệm 38
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá tới diện tích lá và chỉ số diện
tích lá của 2 giống ngô thí nghiệm 41
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến chỉ số màu xanh 45
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của loại phân bón lá đến đặc trưng hình thái cây ngô thí
nghiệm 46
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá tới một số chỉ tiêu về bắp của 2
giống ngô thí nghiệm 50
Bảng 4.7: Ảnh hưởng loại phân bón tới mức nhiễm sâu bệnh và khả năng
chống đổ gẫy của 2 giống ngô thí nghiệm 53
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của loại phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất
lý thuyết và năng suất thực thu của 2 giống ngô thí nghiệm 59

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

PHẦN I: ðẶT VẤN ðỀ

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Cây ngô (Zea mays) thuộc chi Maydeae, họ Hòa thảo Gramineae, có
nguồn gốc từ Trung Mỹ, là cây lương thực quan trọng thứ 3 trên thế giới sau lúa
mì và lúa gạo. Ở các nước Trung Mỹ, Nam Á và châu Phi, người ta sử dụng ngô
làm cây lương thực chính với phương thức rất đa dạng theo vùng địa lý và tập
quán từng nơi. Ngô là cây thức ăn chăn nuôi quan trọng nhất hiện nay: 70% chất
tinh trong thức ăn tổng hợp là từ ngô. Ngô còn là thức ăn xanh ủ chua lý tưởng
cho đại gia súc, đặc biệt là bò sữa. Những năm gần đây, ngô còn là thực phẩm,

người ta dùng bắp ngô bao tử làm rau vì nó cung cấp hàm lượng dinh dưỡng
cao. Cây ngô không chỉ cung cấp lương thực cho con người, phát triển chăn
nuôi, còn là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến trên toàn thế giới. Hiện
nay, 66% sản lượng ngô của thế giới được dùng làm thức ăn cho chăn nuôi,
trong đó các nước phát triển là 76% và các nước đang phát triển là 57%. Nhiều
nước trên thế giới vẫn coi ngô là cây lương thực chính như: Ấn Độ có tới 90%
sản lượng ngô, ở Philippin 66% được dùng làm lương thực cho con người.
Trong những năm đầu thập kỷ 80 thế kỷ XX đã có trên 800 sản phẩm được sản
xuất từ ngô. Cây ngô đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới nên diện
tích trồng ngô tăng không ngừng. Năm 1987 diện tích trồng ngô chỉ đạt khoảng
127 triệu ha với tổng sản lượng là 475.4 triệu tấn, đến năm 2010 diện tích trồng
ngô đạt 161.82 triệu ha với sản lượng 844.35 triệu tấn (theo số liệu thống kê của
FAO, 2011). Ngày nay nhu cầu về ngô ngày càng tăng ở quy mô toàn cầu, bởi lẽ
ngô không chỉ được dùng làm lương thực thực phẩm cho con người và thức ăn
trong chăn nuôi mà ngô còn dùng để chế biến nhiên liệu sinh học (ethanol) đang
ngày một tăng nhanh. Nếu vào năm 1990, lượng ngô xuất nhập khẩu trên thế

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

giới là trên 66 triệu tấn, đến năm 2000 đã tăng lên 90 triệu tấn và đạt trên 100
triệu tấn vào năm 2005.
Ở Việt Nam, ngô được coi là cây lương thực thứ hai sau lúa nước và là cây
màu chính trong sản xuất nông nghiệp nước ta. Trong những năm qua, cây ngô
đã được quan tâm cả về bề rộng lẫn chiều sâu, có sự chuyển biến rõ rệt về diện
tích, năng suất và sản lượng. Gần 30 năm qua, nhất là từ những năm sau 1990,
sản xuất ngô nước ta đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Năm 2010 là
năm đạt diện tích (1126.9 nghìn ha), năng suất (40.9 tạ/ha) và sản lượng (4606.9
nghìn tấn) cao nhất từ trước đến nay. So với năm 1990, diện tích và năng suất
tăng 2.7 lần, còn sản lượng tăng 7 lần (Tổng cục Thống kê, 2011). Tuy vậy, cho

đến nay sản xuất ngô ở nước ta phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của
nó. Sản lượng ngô chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, hàng năm
nước ta vẫn phải nhập khẩu từ trên dưới 1 triệu tấn ngô hạt.
Hiện nay, để tăng năng suất và chất lượng của cây ngô người ta sử dụng
nhiều giống mới năng suất cao, trồng với thời vụ thích hợp, đồng thời cũng lưu
ý đến các loại phân bón cho cây vừa tiết kiệm chi phí, giảm ô nhiễm môi trường
vừa giúp cây sinh trưởng phát triển cho năng suất cao. Khoa học công nghệ phát
triển, theo đó nhiều loại phân bón lá được sản xuất ra. Sử dụng phân bón lá mang
lại năng suất cao, chất lượng nông sản tốt, tăng lợi nhuận, giảm chi phí đầu tư,
mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, mỗi loại phân bón lá phù hợp với từng loại
cây trồng khác nhau. Vậy, loại phân bón lá nào thích hợp cho cây ngô sinh trưởng
phát triển và tăng năng suất?
Để trả lời câu hỏi trên, tôi tiến hành đề tài : “Nghiên cứu ảnh hưởng của
phân bón lá ñến sinh trưởng và năng suất một số giống ngô vụ ðông năm 2013”.

1.2. Mục tiêu của ñề tài
• Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất của 2 giống ngô NK4300 và LVN99 .
• Lựa chọn loại phân bón lá thích hợp nhất sử dụng cho các giống ngô lai
tại các vùng nghiên cứu .

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3



PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Vai trò của cây ngô ñối với nền nông nghiệp
Ngô là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Về diện tích

chỉ đứng thứ 3 (sau lúa nước và lúa mỳ) nhưng cây ngô có năng suất và sản
lượng cao nhất trong các cây ngũ cốc. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, năm
2009, diện tích ngô thế giới là 155,492 triệu ha, năng suất 5,2 tấn/ha và cho tổng
sản lượng 808,448 triệu tấn, trong khi lúa mỳ diện tích là 225,623 triệu ha, năng
suất 3,02 tấn/ha, sản lượng 680,297 triệu tấn. Mức tăng trưởng bình quân hàng
năm của cây ngô trên toàn thế giới giai đoạn 1990-2010 về diện tích là 1,02%,
năng suất là 1,97% và sản lượng là 3,39% [24].
Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Chương trình Lương thực Thế giới
(IFPRI) vào năm 2020, nhu cầu ngô thế giới là 15% dùng làm lương thực, 69%
dùng làm thức ăn chăn nuôi, 16% dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp. Ở các
nước phát triển chỉ dùng 5% sản lượng ngô làm lương thực, với các nước đang
phát triển sử dụng 22% sản lượng ngô làm lương thực (IFPRI,2003) [25].

Bảng 2.1. Dự báo nhu cầu ngô thế giới ñến năm 2020

Vùng 1997 (triệu tấn)

2020 (triệu tấn) % thay ñổi
Thế giới
586 1020 45
Các nước ñang phát triển
295 551 72
ðông Á
136 252 85
Mỹ Latinh
75 118 57
Cận Saha – Châu Phi
29 52 79
Tây và Bắc Phi
18 28 56


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Nam Á
14 19 36
Nguồn : (IFPRI, 2003).
Như vậy, nhu cầu về ngô trên thế giới ngày càng tăng từ năm 1997
đến
2020 nhu cầu cần tăng thêm 45%, trong đó số lượng tăng nhiều ở các
nước
đang phát triển (năm 1997 nhu cầu 295 triệu tấn lên 551 triệu tấn vào năm
2020), sự thay đổi lớn nhất thuộc về các nước Đông Á với sự tăng thêm 85% vào
năm 2020.
Dân số thế giới ngày càng tăng nhanh, trong khi đó diện tích đất canh tác
ngày càng thu hẹp do sa mạc hóa và xu thế đô thị hóa. Nền nông nghiệp thế giới
ngày nay luôn phải trả lời làm thế nào để giải quyết đủ năng lượng cho 8 tỷ người
vào năm 2021 và 16 tỷ người vào năm 2030. Để giải quyết được câu hỏi này,
ngoài biện pháp phát triển nền nông nghiệp nói chung thì phải nhanh
chóng chọn
ra những giống cây trồng trong đó có các giống ngô năng suất
cao, ổn định có
khả năng chống chịu tốt với điều kiện khí hậu ngày càng biến đổi phức tạp; đồng
thời nghiên cứu các loại phân bón có chất lượng tốt, phương pháp bón hợp lý nhằm
cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng, tăng năng suất, bảo vệ môi trường.
Cây ngô được đưa vào trồng ở Việt nam cách đây khoảng 300 năm và được
coi là cây màu chính, thích ứng rộng, chịu thâm canh cao, là loại cây đứng đầu về
năng suất trong các loại cây lương thực (Cao Đắc Điểm, 1988)[8].
Cây ngô được mở rộng diện tích gieo trồng nhanh chóng do mang nhiều
đặc điểm quý như hiệu suất quang hợp cao, sử dụng nước tiết kiệm mà cây ngô

sớm được đưa vào trồng với diện tích lớn và được coi là cây lương thực chính
quan trọng nhất là ở những vùng núi cao nơi có tỷ lệ dân nghèo và sản xuất chủ
yếu dựa vào nước trời.
Trong những năm gần đây nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng cao,
cùng với sự phát triển cao của nền chăn nuôi đại công nghiệp đòi hỏi một khối
lượng lớn ngô dùng cho chế biến thức ăn gia súc. Do đó, diện tích trồng ngô

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

không ngừng được mở rộng và sản lượng không ngừng tăng lên. Để đạt được
năng suất và sản lượng ngô đáp ứng được nhu cầu thực tế thì không thể không
nói tới ngô lai. Với những ưu thế về năng suất, hàm lượng dinh dưỡng cao hơn
rất nhiều so với các giống ngô truyền thống và các giống ngô thụ phấn tự do.
Các giống ngô lai ngày càng được sử dụng rộng rãi và ngày càng được phổ biến
nhiều trong sản xuất. Năm 1991 diện tích ngô lai mới chỉ có 500 ha, đến năm
2005 diện tích ngô lai đã tăng 840.000 ha (Viện nghiên cứu ngô, 2005)[21].
Diện tích gieo trồng và năng suất, sản lượng ngô cũng tăng mạnh, từ hơn
200 ngàn ha với năng suất 1 tấn/ha (năm 1960), đến năm 2009 đã vượt ngưỡng 1
triệu ha với năng suất 43 tạ/ha. So với các nước khác thì năng suất ngô ở nước ta
vẫn thuộc loại khá thấp. Đặc biệt tại một số địa phương miền núi vùng sâu, vùng
xa của các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa, Quảng Nam, Lâm Đồng, một số
đồng bào dân tộc thiểu số dử dụng ngô là nguồn lương thực, thực phẩm chính,
sử dụng các giống ngô địa phương và tập quán canh tác lạc hậu nên năng suất
ngô ở đây chỉ đạt trên dưới 1 tấn/ha. Sản lượng ngô trong nước vẫn chưa đáp
ứng đủ nhu cầu mà hàng năm chúng ta còn phải nhập khẩu khá nhiều ngô hạt (trị
giá trên 500 triệu USD) để sản xuất thức ăn gia súc. Trong những năm tới, ngô
vẫn và sẽ là cây ngũ cốc có vai trò quan trọng ở nước ta.
2.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Tình hình sản xuất và sử dụng ngô trên thế giới

Ngô là cây ngũ cốc lâu đời và phổ biến trên thế giới, không cây nào sánh kịp
với cây ngô về tiềm năng năng suất hạt, về quy mô và hiệu quả ưu thế lai. Ngô có
khả năng thích ứng rộng, được trồng từ 55
0
vĩ Bắc đến 40
0
vĩ độ Nam, thuộc 69
nước trên thế giới, đồng thời có khả năng thích ứng tốt với các điều kiện sinh
thái khác nhau, từ 1 – 2m so với mặt nước biển ở vùng Andet – Peru đến gần
4.000m (Ngô Hữu Tình, 1997)[16].
Ngành sản xuất ngô trên thế giới tăng liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay, nhất
là trong gần 50 năm trở lại đây, ngô là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

cao nhất trong các cây lương thực chủ yếu. Vào năm 1961, năng suất ngô trung
bình của thế giới chưa đến 20 tạ/ha, sản lượng chỉ vào khoảng 204 triệu tấn,
nhưng đến năm 2004 năng suất đã lên đến 49 tạ/ha và sản lượng đạt khoảng 729
triệu tấn (FAOSTAT, 2013)[34].
Năm 2007, Theo FAO, cây ngô đã vươn lên đứng thứ hai về diện tích với
khoảng 158 triệu ha, lúa nước là khoảng 155 triệu ha và lúa mì là khoảng 216
triệu ha [34].

Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô giai ñoạn 1961 – 2012
Năm
Ngô
Diện tích
(1000ha)
Năng suất

(tấn/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
1961 104,8 1,9 204,2
2004 114,5 4,9 728,9
2005 148,1 4,8 713,6
2006 146,9 4,8 706,8
2007 158,5 4,9 789,8
2008 162,8 5,0 830,2
2009 158.8 5,1 820,0
2010 163,8 5,1 849,7
2011 171,7 5,1 885,2
2012 176,9 4,9 875,1
Nguồn: FAOSTAT, 2013
Bảng số liệu 2.2 cho thấy 10 năm trở lại đây diện tích trồng ngô biến động
không đáng kể nhưng năng suất và sản lượng thì liên tục tăng. Năng suất ngô thế
giới tiếp tục tăng từ 4,9 tấn/ha (năm 2004) đến 5,1 tấn/ha năm (2011) dẫn đến sản
lượng cũng tăng từ 728,9 triệu tấn (năm 2004) đến 885,2 triệu tấn (năm 2011).
Năm 2012, năng suất và sản lượng ngô có xu hướng giảm nhẹ, tuy nhiên cây
ngô vẫn đứng đầu về cả năng suất và sản lượng trên phạm vi toàn thế giới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Quy mô của ngành sản xuất ngô liên tục được mở rộng, song tập trung và
phân bố không đều ở các khu vực và còn gặp nhiều khó khăn nhất là trong
những năm 2005 – 2007. Nguyên nhân là giảm năng suất và sản lượng ngô trong
thời kỳ này là hạn hán xảy ra trên toàn cầu.

Bảng 2.3 Sản xuất ngô ở một số châu lục trên thế giới năm 2012


Khu vực
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
( triệu tấn)
Thế giới 176,9 4,9 875,1
Châu Mỹ 67,5 6,2 422,9
Châu Á 57,4 5,0 287,9
Châu Âu 18,3 5,1 94,1
Châu Phi 33,5 2,0 69,4
Nguồn: FAOSTAT, 2013
Bảng 2.3 cho thấy ngô được trồng chủ yếu ở Châu Mỹ với diện tích 67,5
triệu ha chiếm đến 38,16% diện tích trồng ngô toàn thế giới, Châu Á 32,48%, Châu
Âu 10,34%, Châu Phi 18,95%. Với diện tích lớn thì Châu Mỹ cũng là châu lục có
sản lượng ngô cao nhất với 422,9 triệu tấn chiếm 48,33% sản lượng ngô toàn thế
giới, Châu Á chiếm 32,90%, Châu Âu chiếm 10,75% và Châu Phi chiếm 8,02%
sản lượng ngô thế giới. Năng suất ngô ở châu Mỹ đạt cao nhất với 6,2 tấn/ha, cao
hơn mức trung bình chung toàn thế giới( 4,9 tấn/ha). Châu Âu và Châu Á lần lượt
xếp thứ hai và ba về năng suất với 5,1 và 5,0 tấn/ha. Trong các khu vực trồng ngô
thì Châu Phi có năng suất thấp nhất là 2,0 tấn/ha thấp hơn trung bình thế giới và chỉ
bằng khoảng 40,8% năng suất bình quân thế giới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

Tuy nhiên thực tế cho thấy năng suất ngô cao (trên mức trung bình của thế
giới) chỉ tập trung ở những nước phát triển, vì các nước này đã sử dụng gần như

100% diện tích để gieo trồng những giống ngô lai có năng suất cao, đồng thời có
điều kiện để đầu tư thâm canh cao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

Bảng 2.4: Một số nước sản xuất nhiều ngô trên thế giới năm 2010
Nước Diện tích
(triêu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
Mỹ 32,96 95,92 316,16
Trung Quốc 32,52 54,60 177,54
Brazil 12,81 43,75 56,06
Ấn Độ 7,18 19,58 14,06
Mêxicô 7,15 32,60 23,30
Indonesia 4,14 44,32 18,36
Argentina 2,90 78,12 22,68
Pháp 1,57 88,95 13,97
Hungari 1,06 65,69 6,97
Thái Lan 1,12 39,71 4,45
Chilê 0,12 110,81 1,36
Nguồn: FAOSTAT – 23/2/2012
Số liệu bảng 2.4 cho thấy: Mỹ là nước có diện tích trồng ngô nhiều nhất
trên thế giới, năm 2010 diện tích ngô của Mỹ là 32,96 triệu ha chiếm 20,37% diện
tích trồng ngô trên toàn thế giới, tiếp Mỹ là Trung Quốc với 32,52 triệu ha chiếm
20,1% diện tích trồng ngô trên thế giới, đứng thứ ba là Brazil (12,81 triệu ha).
Về năng suất thì Chi lê là nước đạt năng suất ngô cao nhất, năm 2010

năng suất ngô của Chilê đạt 110,81 tạ/ha, cao gấp 2,1 lần năng suất trung bình
của thế giới, tiếp đến là Mỹ (95,92 tạ/ha), Pháp (88,95 tạ/ha)…. Nhưng những
nước này có diện tích trồng ngô thấp, do vậy Mỹ, Trung Quốc và Brazil vẫn là 3
nước có sản lượng ngô lớn so với các nước khác trên toàn cầu.
Theo đánh giá của FAO, sự tăng trưởng về nhu cầu ngô trên thế giới giai
đoạn 2001- 2010 chậm, hàng năm tăng trưởng 1,9%. Năm 2000 lượng ngô xuất
khẩu của thế giới là 72,5 triệu tấn, giảm 0,2 triệu tấn so với năm 1996. Các nước

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

thuộc khu vực Đông Á là những nước nhập khẩu ngô chủ yếu, năm 2000 Nhật
Bản nhập khoảng 16 triệu tấn, chiếm 14% tổng lượng ngô nhập khẩu toàn thế
giới, Nam Triều Tiên nhập khẩu khoảng 8 triệu tấn và Đài Loan nhập khoảng
5,1 triệu tấn. Những nước xuất khẩu ngô chính là Mỹ, Pháp như vậy trên toàn
cầu trong những năm qua và thời kỳ sắp tới diện tích thị trường ngô không còn
nhiều biến động lớn, chỉ có năng suất ngô sẽ tăng tương đối nhanh ở nhiều quốc
gia. Năng suất ngô tăng mạnh sẽ đem lại sự tăng trưởng về sản lượng đặc biệt là
ở các nước đang phát triển.
2.2.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô ở Việt Nam
Ngô được trồng ở Việt Nam cách đây khoảng 300 năm nhưng đã nhanh
chóng trở thành một trong hai cây lương thực quan trọng nhất trong hệ thống các
cây lương thực ở Việt Nam.
Ngô là cây trồng có khả năng thích ứng rộng, trồng được nhiều vụ trong
năm, trồng được trên nhiều loại đất và địa hình khác nhau, điều kiện tự nhiên ở
nước ta rất thuận lợi cho cây ngô phát triển. Chính vì vậy, ở nước ta ngô được
trồng ở hầu hết các vùng trong cả nước, giai đoạn 1990 - 2000 tỷ lệ tăng trưởng
ngô ở nước ta khá cao đạt 3,7%/năm về diện tích, 5,5%/năm về năng suất,
9,2%/năm về sản lượng (theo số lượng thống kê năm 2000 của tổ chức
CIMMYT)[26]. Nhìn chung tiềm năng phát triển và sản xuất ngô ở nước ta còn

rất lớn cả về diện tích và thâm canh tăng năng suất.
Những năm trước đây, sản xuất ngô ở Việt Nam chưa được chú trọng
nên phát triển chậm chưa tương xứng với tiềm năng của nước ta. Theo
thống kê của những năm trước 1985 diện tích trồng ngô biến động từ
270.000 ha- 400.000 ha, năng suất khoảng 0,9 - 1,1 tấn/ha và sản lượng
không vượt quá 45 vạn tấn. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là
do tập quán canh tác lạc hậu, chưa đầu tư thích đáng cho việc phát triển sản
xuất ngô, cơ cấu mùa vụ chưa ổn định cho từng vùng sinh thái, do chưa có
chính sách của Nhà nước về đầu tư vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng còn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

thấp, tiêu thụ không ổn định. Tình hình sản xuất ngô của Việt Nam trong
những năm gần đây được thể hiện qua bảng 2.5
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Việt Nam
giai ñoạn 2006 -2011
Năm Diện tích
( 1000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
2006 1033,1 37,3 3854,6
2007 1096,1 39,3 4303,2
2008 1140,2 40,1 4573,1
2009 1089,2 40,1 4371,7
2010 1126,9 40,9 4606,9
2011 1121,3 43,1 4835,6
Nguồn: Niên giám thống kê, 2012

Số liệu bảng 2.5 cho thấy, diện tích trồng ngô của Việt Nam tăng dần
trong 6 năm gần đây, biến động từ 1033,1 nghìn ha (2006) lên 1121,3 nghìn ha
(2011), năng suất tăng không đáng kể từ 37,3 tạ/ha (2006) lên 43,1 tạ/ha (2011).
Năm 2011, diện tích trồng ngô giảm 5,6 nghìn ha so với năm 2010 nhưng năng
suất vẫn cao hơn năm 2010.
Hiện nay diện tích ngô của nước ta chiếm 10% diện tích canh tác và
chiếm 0,7% diện tích ngô của thế giới. Năng suất ngô của Việt Nam cũng tăng
dần trong 6 năm qua, nhưng nếu so với năng suất trung bình của thế giới thì
năng suất ngô của nước ta còn rất thấp, năm 2010 năng suất ngô của thế giới là
52,1 tạ/ha, còn ở Việt Nam là 40,9 tạ/ha. Tuy nhiên, do người dân vẫn còn
trồng ngô, chăm sóc ngô theo các phương pháp truyền thống, chi phí đầu tư cho
trồng ngô cao nên hiệu quả kinh tế mà ngô đem lại thấp chính vì vậy chúng ta
cần tìm được những giống tốt, phân bón chất lượng, phù hợp để đem lại hiệu
quả kinh tế cao nhất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

Hiện nay, cả nước đã hình thành 8 vùng sản xuất ngô. Trong đó 5 vùng có
diện tích lớn nhất cả nước là Tây Nguyên chiếm 21,8%, Đông Bắc 21,9%, Tây
Bắc 15,35%, Bắc Trung Bộ 14,36% và Đông Nam Bộ 12,11%. Tổng diện tích 5
vùng này chiếm 84,71%. Còn lại là đồng bằng sông Hồng 7,69% duyên hải Nam
Trung Bộ 4,14% và đồng bằng sông Cửu Long 3,47%. [11]


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13


Hình 1: Các vùng trồng ngô ở Việt Nam

2.3 Cơ sở khoa học ñề tài
Cây ngô là cây lương thực phổ biến và rất gần gũi với người Việt Nam,
qua quá trình sản xuất mà trình độ kỹ thuật, tay nghề và kinh nghiệm của người
dân ngày một nâng lên. Bên cạnh giống mới có tiềm năng năng suất cao thì việc
áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh đã góp phần tăng năng suất của cây
ngô. Mặc dù vậy, trong thực tế sản xuất có những biện pháp kỹ thuật đơn giản
được người dân áp dụng thành thạo, nhưng do áp dụng không đúng đã vô tình
làm giảm năng suất của cây ngô, đặc biệt là cách sử dụng phân bón.
Đối với lá ngô, căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ của lá mà chia ra bốn
loại đó là lá mầm, lá thân, lá ngọn và lá bi. Lá mầm xuất hiện khi ngô mọc sát
mặt đất, có dạng hình loa kèn và có nhiệm vụ bảo vệ mầm; lá thân là những lá
có mầm nách ở kẽ chân lá, mỗi mầm nách có khả năng hình thành bắp ngô, tuy
vậy thường mầm nách của lá thứ 8 đến thứ 10 mới có đầy đủ chất dinh dưỡng để
hình thành bắp. Lá thân có vai trò quang hợp và tích lũy chất khô rất mạnh; lá
ngọn là những lá nằm trên lá thân, không có mầm nách ở kẽ chân lá, làm nhiệm
vụ bảo vệ bông cờ và có vai trò là lá công năng, quang hợp và tích lũy chất khô
lớn nhất; lá bi là những lá bảo vệ bắp ngô nhưng những lá ngoài vẫn có khả
năng quang hợp tạo thành chất hữu cơ nuôi hạt.
Năng suất ngô là mục đích cuối cùng, do đó yêu cầu bộ lá ngô phải được
đảm bảo nguyên vẹn cho đến khi vàng lụi hoàn toàn. Tuy nhiên để có thức ăn
thêm cho trâu bò thì nên thu dần từng lá từ dưới lên đối với từng cây và khi lá
bắt đầu ngả sang màu vàng, ít nhất cũng phải đảm bảo được từ 6 đến 8 lá trên
cùng, cụ thể từ lá có bắp trở lên. Khi phần lá trên còn lại và lá bi bắt đầu chuyển
sang màu vàng thì khi đó mới tiến hành thu hoạch hết lá. Tất cả những vấn đề
trên đều chịu ảnh hưởng của quá trình chăm sóc, bổ sung chất dinh dưỡng cho

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

cây ngô trong từng giai đoạn. Vì vậy, ngoài cách bón phân qua gốc, rễ người ta

còn sử dụng phân bón qua lá để giảm chi phí và năng suất cây trồng từ đó nâng
cao hiệu quả kinh tế cho nông dân.
Bón phân qua lá có vai trò quan trọng trong việc làm gia tăng chất dinh
dưỡng cây trồng và đã được nông dân áp dụng nhiều năm nay khắp nơi trên thế
giới, mặc dù thông tin về lĩnh vực này trên các tài liệu khoa học còn nhiều hạn
chế. Chỉ tới thời gian gần đây, các nhà khoa học mới chú tâm tới và điều này đã
được chứng kiến bởi hàng trăm chuyên gia tham dự hội nghị quốc tế chuyên đề
về Bón phân qua lá.
Bón phân qua lá là một phương pháp dễ áp dụng và hiệu quả để gia tăng
năng suất và chất lượng nông sản dẫn đến gia tăng lợi nhuận cho nhà nông nếu
được áp dụng đúng cách. Sự hiểu biết đầy đủ về Bón phân qua lá sẽ tránh được
các lầm lẫn và sẽ làm cho nông dân thỏa mãn hơn.
Mỗi loại giống ngô có yêu cầu khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng, khi
bón phân cần có các nghiên cứu khảo nghiệm, tìm loại phân bón, phân bón lá
phù hợp.
2.4. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và sử dụng các chế phẩm phân bón qua
lá trên thế giới và Việt Nam.
2.4.1 Một số thông tin về phân bón lá
- Khái niệm: Phân bón lá là các các hợp chất dinh dưỡng hòa tan trong
nước được tưới hoặc phun trực tiếp vào lá hoặc thân để cung cấp chất dinh
dưỡng cho cây trồng thông qua thân, lá.
- Tính cấp thiết: Phân bón lá cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng một cách
nhanh chóng, ngoài việc cây hấp thụ dinh dưỡng qua rễ thì việc hấp thu phân
qua lá làm cho dinh dưỡng được chuyển đến các bộ phận của cây nhanh chóng,
qua đó đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây qua các thời kỳ phát triển.
Bón phân qua lá phát huy được hiệu lực nhanh, hiệu quả, cây sử dụng chất dinh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15


dưỡng thường đạt mức cao đến 90% chất dinh dưỡng bón qua lá, trong đó khi
bón qua đất, cây chỉ sử dụng được 45-50%.
- Một số thông tin về phân bón lá : Từ lâu, khoa học đã chứng minh được
rằng, ngoài rễ, cây trồng còn có thể hấp thụ chất dinh dưỡng qua lá, thân và cành
với tốc độ khá lớn, hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng tăng một cách đáng kể,
tiếp đó những phát hiện ra các axít amin trong cây trồng, vai trò của axít amin
trong sự phát triển của cây trồng và công nghệ phân giải protein trong động vật,
thực vật thành các chất dinh dưỡng dưới dạng các axít amin đã mở ra một hướng
đi nữa nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Chỉ trong một thời gian
ngắn, các sản phẩm phân bón hữu cơ có hàm lượng ni tơ, ka li, phốt pho, vi
lượng rất nhỏ đã được phổ biến rộng rãi trong các nước nông nghiệp phát triển.
Các sản phẩm mới này đã trở thành công cụ số 1 để các nhà nông sản xuất ra các
sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao hơn rất nhiều so với trước kia.

Vào giữa những năm 1950 các nhà khoa học tại trường Đại học Michigan
Mỹ đã báo cáo trước Tiểu Ban Năng Lượng Nguyên tử của Quốc hội Mỹ về việc
cây trồng có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng qua lá với tốc độ khác nhau
và theo tất cả các hướng. Việc sử dụng phân bón phun qua lá, mặc dù với lượng
phân bón rất nhỏ nhưng có tác dụng làm tăng quá trình phát triển của cây, giảm
được lượng phân bón vào đất và còn có khả năng tăng chất lượng sản phẩm. Sau
đó, các nghiên cứu tại nhiều nơi trên thế giới đã chỉ ra rằng phun qua lá tăng
hiệu quả hơn bón qua gốc từ 8 - 10 lần và có thể cung cấp vi lượng qua lá như
phun kẽm, sắt, manhê, phốt pho, và hiệu quả của nó có thể lên tới 20:1.
Năm 1968, các nhà làm vườn Ý đã là người đầu tiên trên thế giới sử
dụng axít amin trong nông nghiệp. Sau đó đã ra đời sản phẩm thương mại và
từ đó đến nay rất nhiều sản phẩm dinh dưỡng cho cây trồng dựa trên nền axít
amin đã được nghiên cứu, phát triển và phổ biến rộng rãi. Các sản phẩm này
được bán ra với những tên gọi là phân bón hữu cơ tự nhiên, phân bón lá hữu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16

cơ hoặc chất điều hoà sinh trưởng vì các nghiên cứu phát hiện ra rằng các axít
amin có khả năng điều hoà quá trình sinh trưởng của cây trồng.Từ những phát
hiện đó đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện và đã phát hiện
ra rằng cây trồng cần 20 loại axít amin đề tổng hợp lên protein và trong cây
trồng có tới 300 loại axít amin có những vai trò khác nhau hình thành năng
suất và chất lượng nông sản.
Người ta cũng đã phát hiện ra loại axít amin có vai trò chính trong quá
trình tổng hợp protein, khả năng chịu đựng biến đổi của thời tiết và bệnh tật,
quá trình tổng hợp quang, độ mở của khí khổng, quá trình thụ phấn và hình
thành quả và nhiều quá trình quan trọng khác để tạo ra sản phẩm có chất
lượng cao, đồng đều và năng suất cao. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về
tốc độ hấp thụ và vận chuyển của axít amin trong cây trồng cũng đã được
công bố.
Hiện nay Mỹ là nước đi đầu trong việc phát triển và sử dụng phân bón
mà chất dinh dưỡng được sản xuất bằng phương pháp lên men, phương pháp
thủy phân enzyme chất hữu cơ như cá biển, rong biển, da động vật thải, khô
dầu đậu tương Phương pháp sử dụng chủ yếu là phun qua lá và đã đạt được
rất nhiều kết quả. Những kết quả đạt được trong sản xuất nông nghiệp đã tạo
ra cuộc chạy đua toàn cầu về chất lượng nông sản và các nước có khả năng
kiểm soát chất lượng nông sản là có lợi, còn lại bị thiệt hại.
Do sử dụng phân bón phun qua lá và phân bón có nguồn gốc hữu cơ
dạng lỏng cho nên đã làm tăng đáng kể sản lượng và chất lượng nông sản
đồng thời với việc giảm rất đáng kể phân bón truyền thống và thuốc BVTV
độc hại, khó phân hủy.
Về sử dụng các biện pháp phòng ngừa và diệt sâu bệnh cho nhiều loại
cây trồng bằng các sản phẩm tự nhiên như dầu đậu tương, ớt, tỏi gừng, xoan
ấn độ đã có nhiều nghiên cứu và đã có nhiều sản phẩm thương mại. Hiện nay


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 17

PAN Germany (Pesticides Action Network – có thể tìm trên mạng internet)
đã công bố rất nhiều hướng dẫn chi tiết, có thể sử dụng làm cơ sở quan trọng
để thử và từ đó rút ra kinh nghiệm.
2.4.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng các chế phẩm phân bón qua lá trên
thế giới và Việt Nam.
Ngày nay người ta thường bổ sung các nguyên tố vi lượng cho cây
bằng biện pháp phun qua lá. Phương pháp bổ sung các dinh dưỡng khoáng
qua lá là phương pháp đang ngày càng được phát triển. Hiệu quả sử dụng
phân qua lá là tốt hơn qua dễ, ít gây ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng dinh
dưỡng khoáng qua lá có lợi ích đặc biệt lớn ở một số điều kiện nhất định.
Nhờ có có những tiến bộ kỹ thuật về hóa học, sinh học, các dạng phân bón
qua lá đã được cải tiến và sử dụng có hiệu quả. Phân bón lá được sử dụng như
một phương tiện cung cấp dinh dưỡng vi lượng, đa lượng, hoóc môn kích
thích sinh trưởng, và những chất cần thiết cho cây. Những ảnh hưởng quan
sát được của việc bón phân qua lá là tăng năng suất cây trồng, tăng khả năng
chịu bệnh và sâu bệnh của cây, phản ứng của cây trồng phụ thuộc vào giống,
dạng phân bón, nồng độ và số lần bón, cũng như từng giai đoạn phát triển của
cây trồng.
Người ta thường bổ sung phân bón là vào thời kỳ cây sinh trưởng và
phát triển mạnh nhất. Sự hút các chất dinh dưỡng của cây vào thời kỳ đó là
mạnh nhất nên hiệu quả của phân bón lá đạt cao. Hiện nay, việc sản xuất
phân phức hợp chứa những tỷ lệ khác nhau các nguyên tố dinh dưỡng cơ bản
NPK cũng như các nguyên tố vi lượng là một trong những lĩnh vực phát triển
mạnh mẽ nhất của Công nghiệp phân khoáng của các nước trên thế giới.
Trên thế giới, việc sử dụng các dạng phân bón lá mang lại hiệu quả đối
với cây trồng đặc biệt là với rau màu, ở nhiều nước như Đức, Mỹ, Nhật, Hà
Lan, Thái Lan, Trung Quốc người ta rất chú trọng sản xuất nhiều loại sản


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 18

phẩm phân phức hợp. Chẳng hạn, ở Mỹ đã sản xuất trên 150 hỗn hợp dinh
dưỡng có vi lượng dùng để bón thúc cho cây trồng. Ở Hà Lan đã sản xuất trên
60 loại phân phức hợp chứa vi lượng cung cấp cho ngày trồng rau. Để sản
xuất các loại phân này người ta dùng phương pháp trộn lạnh các muối kỹ
thuật chất lượng cao ((NH
4
)
2
HP
4
, KH
2
PO
4
, K
2
SO
4
…) với các chất kích thích
sinh trưởng khác nhau như: β - indolaxetic, gibberellin, cytokinnin, axit
humic, vitamin, axit amin và các chất có hoạt tính sinh học khác. Nguyên tố
vi lượng được bổ sung dưới dạng phức chelat với các hợp chất hữu cơ để
ngăn ngừa nguyên tố vi lượng chuyển sang dạng khó tiêu cho cây trồng.
Ở Việt Nam quá trình sản xuất và sử dụng phân bón lá đã và đang được
quan tâm phát triển. Sản phẩm phân bón là Pomior của Hoàng Ngọc Thuận
(Đại học Nông Nghiệp I) đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là

tiến bộ kỹ thuật năm 2005. Pomior là một dạng phức hữu cơ bao gồm các
nguyên tố đa lượng, trung lượng, vi lượng và các chất kích thích sinh trưởng
(auxin). Kết quả thử nghiệm Pomior trên cây ăn quả như xoài, vải, nhãn của
Phạm Thị Hương năm 2005 cho thấy Pomior có tác dụng cải thiện sinh
trưởng các đợt lộc, tăng khả năng đậu quả, nhờ đó cải thiện năng suất [23].
Gần đây có rất nhiều chế phẩm phân bón qua lá được các nhà khoa học
khảo nghiệm hiệu lực đối với các loại cây trồng khác nhau và trên các loại đất
khác nhau.
Kết quả khảo nghiệm các chế phẩm kích thích sinh trưởng trên một số
đất lúa tỉnh Thái Bình trong 3 năm 1992 - 1993 - 1994 của Nguyễn Kiêm Sơn
cho thấy: Chế phẩm Phitohocmon làm tăng năng suất lúa từ 4,9 - 5,4%.
Phiotohocmon + vi lượng rắn làm tăng năng suất từ 4,9 - 8,2%. Vi lượng rắn
từ 0,3 > 1,0%. vi lượng nước 2,8 - 7,9%.

×