Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tiểu luận tội “cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.89 KB, 17 trang )


Tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán”

1
Mục lục Trang
1. Lời nói đầu 2
2. Chương I: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM 3
1. CƠ SỞ PHÁP LÝ 3
2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM 4
2.1 Khái niệm tình hình tội phạm 4
2.2 Tình hình tội phạm “Cố ý công ……….trong hoạt động chứng khoán” 5
2.3 Đặt điểm tội phạm học của tình hình tội phạm 7
2.3.1 Chủ thể tạo nên tình hình tội phạm 8
2.3.2 Địa bàn hoạt động 8
2.3.3 Diễn biến phức tạp, tinh vi và khó xử lý 8
2.3.4 Gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế. 9
3. Chương II: NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ
HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM CỤ THỂ 10
1. Khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm. 10
2. Nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm 11
2.1 Nguyên nhân và điều kiện kinh tế xã hội 11
2.2 Nguyên nhân và điều kiện về nhân thân và tâm lý người phạm tội. 12
2.3 Nguyên nhân và điều kiện về tổ chức, quản lý kinh tế trong lĩnh vực chứng
khoán 12
2.4 Nguyên nhân và điều kiện thuộc về chính sách pháp luật và công tác phòng
chống tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán 13
3. Hệ thống các giải pháp phòng ngừa tội phạm cụ thể 13
4. Kết luận 16
5. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
6. GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ 17


Tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán”

2
Lời nói đầu
Tác giả tiếp cận, nghiên cứu và bàn về vấn đề tội phạm cụ thể đối với tội“Cố ý
công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán”. Đây là
một tội phạm mới được Luật hình sự sửa đổi năm 2009 quy định, việc quy định hành vi
cấu thành đối với tội phạm này còn quá chung chung, chưa rõ ràng chính vì thế trong
một thời gian dài từ khi Luật hình sự sửa đổi năm 2009 có hiệu lực cho đến nay, cơ
quan tố tụng chưa khởi tố vụ án nào về tội này. Nếu có hành vi vi phạm nhưng để có cơ
sở xem xét hành vi như thế nào để đủ yếu tố để khởi tố về tội này thì chưa quy định
cũng như chưa có văn bản nào giải thích rõ, đây là một khó khăn, bất cấp và còn mang
tính chất dự báo cho đến khi Thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT – BTP – BCA –
TANDTC – VKSNDTC – BTC, ngày 26 tháng 6 năm 2013, hướng dẫn xử lý đối với tội
pham này. Có thể nói đây là một cơ sở pháp lý vững chắc để đấu tranh, xử lý đối với
tội phạm này.
Thông qua đó tác giả sẽ trình bày quan điểm về tội phạm “Cố ý công bố thông
tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán” ở các khía cạnh tổng
quan về tình hình tội phạm, đặc điểm tội phạm học của tình hình tội phạm, nguyên
nhân điều kiện của tình hình tội phạm và hệ thống các giải pháp phòng ngừa tội phạm.
Cụ thể bài viết này bao gồm những nội dung sau:
Chương 1: Cơ sở pháp lý và tình hình tội phạm.
Chương 2: Nguyên nhân, điều kiện tình hình tội phạm và hệ thống các giải
pháp phòng ngừa tội phạm cụ thể.
Một vấn đề mà chắc chắn rằng không thể tránh khỏi đó là: Quan điểm của tác
giả và quý thầy cô có thể không thống nhất với nhau nên nhiều vấn đề vẫn còn tranh
cải. Đồng thời, bài viết này không thể tránh khỏi những sai sót về cách hiểu cũng như
về kỹ thuật trình bài… Rất mong được quý thầy cô góp ý để cho bài viết này hoàn thiện
hơn.


Tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán”

3
Chương I

CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM

1. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Hiện nay, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, hội nhập một cách xâu
rộng vào sân chơi chung của thế giới, phát triển kinh tế, đẫy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế là một mục tiêu quan trọng của
chính sách nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với phát triển nền kinh tế của đất
nước, hành vi vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
quản lý kinh tế nói riêng đang diễn biết hết sức phức tạp. Bên cạnh đó, một số hành
vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mới xuất hiện. Đặt biệt, trong lĩnh vực kinh
doanh chứng khoán. Chính vì lẽ đó, Luật hình sự sửa đổi năm 2009 ghi nhận một số
tội phạm mới để điều chỉnh hành vi, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán
là hết sức cần thiết. Do vậy, Luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009, sửa đổi theo
hướng điều chỉnh những hành vi phạm pháp luật của các chủ thể hoạt động trong
lĩnh vực chứng khoán một cách phù hợp với tình hình thực tế để kiệp thời can thiệp,
xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này đang diễn ra. Bộ luật hình năm 1999(sự
sửa đổi bổ sung năm 2009) đã quy định mới một số tội phạm mới trong “Chương
XVI: Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”. Một trong những tội phạm mới
được Bộ luật hình sự năm 1999(sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định đó là: “Tội cố
ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán”
được quy định tại Điều 181a “ 1. Người nào cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc
che giấu sự thật liên quan đến việc chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh
doanh chứng khoán, tổ chức thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toán
chứng khoán gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ một trăm triệu đồng đến
năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng

đến hai năm…”.
Hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán được xem là tội
phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 181a được hướng dẫn tại thông tư liên tịch
số10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC, ngày 26 tháng 6 năm
2013, hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong

Tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán”

4
lĩnh vực thuế, tài chính – kế toán và chứng khoán thì hành vi cố ý công bố thông tin
lệch trong hoạt động chứng khoán và hành vi che dấu được hiểu như sau:
“ Cố ý công bố thông tin sai lệch trong hoạt động chứng khoán là việc người
phạm tội đã công bố thông tin sai sự thật liên quan đến hoạt động của công ty đại
chúng, tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch, công ty chứng
khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán công bố thông tin không
đúng với các thông tin trong hồ sơ chào bán chứng khoán, hồ sơ đăng ký niêm yết,
giao dịch chứng khoán, hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt
động của các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, hồ sơ
đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán”;
“Che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán là việc người phạm tội
không công bố hoặc cố ý công bố không đầy đủ các thông tin trong hồ sơ chào bán
chứng khoán, hồ sơ đăng ký niêm yết, giao dịch chứng khoán, hồ sơ đề nghị cấp, bổ
sung Giấy phép thành lập và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực chứng khoán; hồ sơ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng
khoán”.
Tóm lại: Đây là một trong những tội phạm mới được Luật hình sự sửa đổi
ghi nhận trong lĩnh vực quản kinh tế mà các Bộ luật hình sự 1985 và Bộ luật hình
sự năm 1999 của Việt Nam chưa đề cập đến. Từ đó cho thấy rằng phát triển kinh tế,
cạnh tranh và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu là một tất yếu nhưng phải cạnh
tranh và hội nhập một cách công bằng theo quy định pháp luật. Cho nên Luật hình

sự sửa đổi bổ sung năm 2009 ghi nhận tội phạm mới này là phù hợp với tình hình
phát triển kinh tế của đất nước.
2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
2.1 Khái niệm tình hình tội phạm.
Tình hình tội phạm vừa là thuật ngữ thông thường dùng để chỉ sự hiện diện
tội phạm trong xã hội, đồng thời cũng là khái niệm có tính khoa học. Ở góc độ khoa
học, khái niệm tình hình tội phạm cần được phân tích ở nhiều khía cạnh để có thể
hiểu đúng bản chất của nó. Khoa học pháp lý hình sự nhận thức khái niệm tình hình
tội phạm ở mức độ sự kiện, hành vi thì tội phạm học nhận thức tình hình tội phạm ở
mức độ khái quát, trừu tượng: hiện tượng xã hội được tạo thành từ những tội phạm

Tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán”

5
cụ thể. Với tư cách là hiện tượng xã hội tồn tại khách quan, tình hình tội phạm chứa
đựng những thuộc tính, đặc điểm riêng của nó.
Ở góc độ xã hội, tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội được hình
thành từ những hành vi xã hội.
Ở góc độ pháp lý, tình hình tội phạm được tạo thành từ những tội phạm cụ
thể. Việc hiểu đúng và nắm bắt được tình hình tội phạm một cách chính xác, ta có
thể đưa ra các biện pháp phòng chống tội phạm một cách kịp thời và có hiệu quả.
Như vậy, ta có thể hiểu tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội trái pháp
luật hình sự mang tính giai cấp, luôn thay đổi theo quá trình lịch sử, được thể hiện
bằng tổng thể thống nhất các tội phạm xảy ra trong một không gian, thời gian xác
đinh
1
.
2.2 Tình hình tội phạm “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự
thật trong hoạt động chứng khoán”.
2.2.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán: Nhìn chung thị trường chứng

khoán trong chín tháng đầu năm 2013, có nhiều khởi sắc và đây là thị trường đầu tư
có lợi nhuận cao. Tính đến thứng 9/2013:
Về số lượng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ (gọi chung là CP) niêm yết trên thị
trường chứng khoán có 825, bao gồm 304 trên HOSE, 383 trên HNX và 138 trên
UPCOM.
Số CP niêm yết đã tăng khá trong 13 năm qua (từ 41 cuối năm 2005 lên 825
cuối tháng 9/2013). Tuy nhiên, phần nhiều doanh nghiệp niêm yết có quy mô nhỏ,
quan trọng hơn là chất lượng của không ít doanh nghiệp trên sàn còn yếu kém kể cả
về hiệu quả hoạt động, cả về công tác hạch toán, cung cấp công khai, minh bạch
thông tin…
Về giá trị vốn hoá thị trường: tính đến hết tháng 9/2013 đạt khoảng 27,9%
GDP năm 2012, đã được Tổng cục Thống kê tính lại và tính đầy đủ hơn đối với bất
động sản.
Từ đó cho thấy rằng, thị trường chứng khoán của Việt Nam không ngừng
phát triển cả về số lượng lẩn chất lượng. Đây là thị trường đầu tư sôi động và có tỷ
lệ lợi nhuận cao nhất so với các thị trường khác trong nền kinh tế.
1. Đề cương bài giảng tội phạm học của trường ĐH luật Tp. Hồ Chí Minh, xb 2007, tr 37 - 37

Tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán”

6
2.2.2 Tình hình tội phạm: Cùng với việc thị trường chứng khoán đang trên
đà phát triển nhanh và mạnh. Vậy thì tình hình tội phạm trong lĩnh vức chứng
khoán nói chung và tình hình tội phạm “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che
dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán” nói riêng hiện nay diễn biết thế nào?
Nhìn một cách tổng thể thì tình hình tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán
nói chung và tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt
đống chứng khoán” nói riêng đang diến biết hết sức phức tạp, tin vi và khó xử lý.
Trong năm 2102, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã tổ chức 7
đoàn thanh tra và 60 đoàn kiểm tra đối với các công ty chứng khoán, công ty quản

lý quỹ, công ty đại chúng, ngân hàng giám sát, công ty kiểm toán; chấp hành quy
định về giao dịch ký quỹ. UBCKNN đã ban hành 180 quyết định xử phạt vi phạm
hành chính đối với các tổ chức và cá nhân, với tổng số tiền phạt 11 tỷ đồng. Bên
cạnh đó, tăng cường công tác quản lý, giám sát, xử lý vi phạm về công bố thông tin
cổ phiếu, giá cổ phiếu, … Đã triển khai 6 đoàn kiểm tra giao dịch đối với các cổ
phiếu có nghi vấn và chuyển hồ sơ 4 vụ việc liên quan đến bán khống cho cơ quan
công an xử lý.
Trong năm 2013, tính đến ngày 31-7-2013, UBCKNN đã xử phạt 110 trường
hợp vi phạm của công ty đại chúng, công ty niêm yết, công ty chứng khoán, công ty
quản lý quỹ, cổ đông lớn, cổ đông nội bộ, cá nhân thao túng giao dịch tạo cung cầu
giả đối với cổ phiếu niêm yết
1
.
Đồng thời, trong 9 tháng đầu năm 2013, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã
ra quyết định xử phạt 23 cá nhân, với tổng số tiền là 1,721 tỷ đồng và xử phạt 48 tổ
chức, với tổng số tiền là 3,447 tỷ đồng. Các vi phạm chủ yếu tập trung về chế độ
báo cáo, công bố thông tin của công ty đại chúng, công ty niêm yết; Vi phạm về báo
cáo giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ, cổ đông lớn; hành vi thao túng cổ phiếu;
hoạt động không đúng nội dung quy định trong giấy phép
2

Tuy nhiên, tính đến nay, số vụ việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh
doanh chứng khoán nói chung để chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra khởi tố xử lý
về mặt hình sự đối với tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật
trong hoạt động chứng khoán” có thể nói rằng tính đến tháng 9/2013 thì chưa có vụ
án nào bị cơ quan điều tra khởi tố về tội này.
1. />chung-khoan.htm.

Tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán”


7
Bởi lẽ, các vi phạm trên thị trường ngày càng tinh vi, phức tạp, khó phát hiện
và xử lý; Việc giám sát, phát hiện, kiểm tra và đặc biệt là chứng minh hành vi vi
phạm gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong việc xác định mối quan hệ giữa các đối
tượng nghi vấn do các đối tượng có thể sử dụng phương thức, thông qua nhiều tài
khoản dưới nhiều tên khác nhau và sử dụng giao dịch trực tuyến mà không cần phải
thực hiện ủy quyền. Đồng thời, đây là một tội phạm mới chưa có cách hiểu thống
nhất về hành vi, một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thế
nào cho đúng theo quy định tại điều 181a của Luật hình sự sửa đổi năm 2009 có
hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2010, nhưng đến ngày 26 tháng 6 năm 2013 mới có
thông tư liên tịch số10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC, ngày
26 tháng 6 năm 2013, hướng dẫn áp dụng. Chính điều đó, tạo nên tình trạng mặc dù
vụ việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán rất là nhiều nhưng để khởi tố
hình sự về tôi “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoạt che dấu sự thật trong hoạt động
chứng khoán” rất là khó khăn thậm chí không có khởi tố vụ án nào về tội này.
Tóm lại: Tình hình tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán nói chung và tình
hình tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong lĩnh vực chứng
khoán” nói riêng đang diễn ra hết sức phức tạp, tinh vi, khó phát hiện và xử lý. Đây
được xem là một trong ba tội phạm nguy hiểm nhất trong hoạt động chứng khoán
và thị trường chứng khoán hiện nay.
2. 3 Đặc điểm tội phạm học của tình hình tội phạm.
Tình hình tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán nói chung và tình hình tội
phạm tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động
chứng khoán” nói riêng, nó có đầy đủ đặc điểm chung của tình hình tội phạm được
tội pham học nghiên cứu như: là hiện tượng xã hội; hiện tượng trái pháp luật hình
sự; mang tính giai cấp; thay đổi theo quá trình lịch sử; là hiện tượng tiêu cự và nguy
hiểm cao trong xã hội và là hiện tượng tồn tại trong một không gian, thời gian nhất
định. Tuy nhiên tình hình tội phạm của tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc
che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán” có những đặc điểm tội phạm học đặc
thù của nó mà tình hình tội phạm khác không có được như:



2.


Tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán”

8
2.3.1 Chủ thể tạo nên tình hình tội phạm.
Chủ thể thực hiện hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán được
xem là tội phạm “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt
động chứng khoán” được Luật hình sự sửa đổi năm 2009 quy định và được thông tư
liên tịch số 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC, ngày 26 tháng
6 năm 2013, hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm
trong lĩnh vực thuế, tài chính – kế toán và chứng khoán, thì chủ thể thực hiện tội
phạm này bao gồm những đối tượng sau: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng
thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc tài
chính hoặc Kế toán trưởng của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng
ký giao dịch, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán;
người đại diện theo pháp luật của tổ chức tư vấn phát hành, tổ chức bảo lãnh phát
hành, tổ chức kiểm toán được chấp thuận, những người trực tiếp thực hiện tư vấn
phát hành, niêm yết bảo lãnh phát hành, thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính,
người được ủy quyền công bố thông tin; Người đại diện theo pháp luật của tổ chức
đăng ký, lưu ký chứng khoán và những người khác có thể là đồng phạm của tội này.
Chính những chủ thể này tao nên tình hình tội phạm “Cố ý công bố thông tin
sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán”. Với việc nhận thức
được điểm này của tình hình tội phạm sẽ có chính sách phòng chống tội phạm có
hiệu quả và áp dụng tổng thể các biện pháp để phát huy được hiệu quả cao nhất.
Vì vậy, có thể nói rằng chủ thể thực hiện tội phạm cũng chính là chủ thể tạo
nên tình hình tội phạm của tội này.

2.3.2 Địa bàn hoạt động.
Địa bàn hoạt động của tội phạm thực hiện tập trung ở các thành phố lớn của
Việt Nam như thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội … nó luôn gắn liền với
các sàn giao dịch, các trung tâm giao dịch chứng khoán đồng thời đã và đang diễn
ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
2.3.3 Diễn biến phức tạp, tinh vi và khó xử lý.
Tình hình tội phạm này diễn biến khá phức tạp, tinh vi và khó xử lí thể hiện
ở chổ các chủ thể tham gia thị trường có hành vi vi phạm pháp luật ngày càng tăng,
năm sau cao hơn năm trước, tinh vi và phức tạp hơn nên việc giám sát, phát hiện,

Tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán”

9
kiểm tra và chứng minh của UBCKNN, cũng như cơ quan tố tụng đối với các vi
phạm gặp nhiều khó khăn do một số chủ thể thực hiện hành vi, vi phạm không thể
hiện rõ ràng. Việc cơ quan tố tụng tiếp cận với thông tin ngân hàng, kiểm tra, thu
thập bằng chứng qua email, điện thoại còn hạn chế cho nên để xử lý một hành vi
vi phạm về tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt
động chứng khoán” con hạn chế và khó khăn nhất định.
2.3.4 Gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế.
Việc công bố thông tin sai lệch hoặc che dậu sự thật trong hoạt động chứng
khoán có thể dẫn đến hàng loạt cá nhân, tổ chức thua lổ dẫn đến phá sản, gây rói
loạn thị trường chứng khoán nói riêng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà đầu
tư trong và ngoài nước cũng như nền kinh tế quốc dân của một quốc gia nói chung.
Hiện tại, tội phạm “ Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt
động chứng khoán” được xem là một trong những tội phạm nguy hiểm nhất trong
lĩnh vực kinh doanh chứng khoán và đối với nền kinh tế quốc dân hiện nay.



















Tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán”

10
Chương II

NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
VÀ HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM CỤ THỂ

1. Khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm.
Tình hình tội phạm là một hiện tượng tiêu cực và nguy hiểm, nó tồn tại trong
xã hội dưới những điều kiện cụ thể và mang tính khách quan. Theo phép biện
chứng duy vật của chủ nghĩa Mác thì một hiện tượng tồn tại trong xã hội bao giờ
cũng có nguồn gốc phát sinh và có những điều kiện cho nó tồn tại, tuy nhiên một
hiện tượng muốn phát sinh phải có sự tác động qua lại của nhiều hiện tượng cùng
tồn tại. Sự tác động qua lại của các hiện tượng để làm phát sinh một hiện tượng

khác được gọi là sự tương tác, vì vậy mà chúng ta có thể hiểu nguyên nhân bao giờ
cũng là sự tương tác giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau
gây ra những biến đổi nhất định, kết quả là những biến đổi xuất hiện do sự tác động
lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau
1
Vì vậy có thể hiểu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm tội “Cố
ý công bố thông tinh sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khóa” là
những hiện tượng và quá trình xã hội có trước tình hình tội phạm về mặt thời gian
và chúng là những hiện tượng có khã năng làm phát sinh tình hình tội phạm trong
thực tế. Nguyên nhân của tình hình tội phạm là những nhân tố trực tiếp làm phát
sinh tình hình tội phạm, thể hiển mâu thuẩn trong lĩnh vực chứng khoán. Đây là
những mâu thuẫn, những nhân tố khách quan trong quá trình phát triển thị trường
chứng khoán và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Khác với nguyên nhân tình hình tội phạm, điều kiện tình hình tội phạm tội
“Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng
khoán” là những nhân tố không có khã năng trực tiếp làm phát sinh tình hình tội
phạm, điều kiện chỉ đóng vai trò tạo ra môi trường thuận lợi để tình hình tội phạm
có thể phát sinh, phát triển.


1. Triết học Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, 1997, tr 83- 84.




Tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán”

11
Điều kiện không làm phát sinh tình hình tội phạm mà nó chỉ tạo ra những
hoàn cảnh, khã năng thuận lợi để nguyên nhân làm phát sinh tình hình tội phạm.

Đồng thời nó được coi là chất “xúc tác” cần thiết để nhanh chóng làm hình thành
tình hình tội phạm cụ thể trong xã hội. Vì vậy, có thể khái quát nguyên nhân và điều
kiện tình hình tội phạm tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật
trong hoạt động chứng khoán” là những đặt điểm cá nhân của người phạm tội và
những tình huống, hoàn cảnh khách quan bên ngoài, trong sự tác động lẫn nhau
dẫn đến việc thực hiện một tội phạm.
2. Nội dung nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm.
Khi đi xâu vào nghiên cứu tội phạm “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc
che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán” một trong những tội phạm mới được
Luật hình sự sửa đổi năm 2009 quy định. Qua đó nhận thấy có những nguyên nhân
và điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm này trong xã hội Việt Nam một cách
rõ nét. Không chỉ vậy, mà những nguyên nhân và điều kiện này nó còn làm cho tình
hình tội phạm này diễn biến hết sức phức tạp và ngày càng nguy hiểm, nó bao gồm
những nguyên nhân và điều kiện cụ thể như sau:
2.1 Nguyên nhân và điều kiện kinh tế xã hội.
So với khu vực và thế giới, Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển,
kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán nói chung mới bắt đầu từ năm 2000, và
cụm từ “thị trường chứng khoán” của Việt Nam mới thật sự bắt đầu từ năm 2007,
khi mà Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, kinh doanh trong thị
trường này ngày một mạnh mẽ vào những năm 2010, 2011 và những năm gần đây.
Chính vì vậy, xét về tổ chức, tuổi đời của thị trường có thể nói thị trường chứng
khoán của Việt Nam còn khá là mới mẽ, non trẽ và năng động so với khu vực và thế
giới. Cùng với việc Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, bên
cạnh những thuận lợi, cơ hội lớn thì bên cạnh đó cũng đối mặt với nhiều thách thức
lớn đến từ các công ty đến từ nước ngoài khi tham gia kinh doanh, đầu tư trong lĩnh
vực này.
Thị trường chứng khoán là một kênh huy động vốn lớn, dày hạn, là chỉ báo
quan trọng của nền kinh tế vĩ mô, có tác động lớn đến sự ổn định của nền kinh tế vĩ
mô. Tuy nhiên, phần nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán ở Việt


Tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán”

12
Nam là những doanh nghiệp niêm yết có quy mô nhỏ, quan trọng hơn là chất lượng
của không ít doanh nghiệp trên sàn còn yếu kém kể cả về hiệu quả hoạt động, cả về
công tác hạch toán, cung cấp công khai, minh bạch thông tin Từ đó các tổ chức,
cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán lợi dụng công bố thông tin sai lệch
hoặc che dấu sự thật trong lĩnh vực chứng khoán nhằm thu lợi cho bản thân mình
một cách bất hợp pháp và làm lũng đoạn thị trường chứng khoán, vi phạm pháp
luật. Chính từ những nguyên nhân và điều kiện này làm cho tình hình tội phạm “ Cố
ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán phát
sinh.
2.2 Nguyên nhân và điều kiện về nhân thân và tâm lý người phạm tội.
Ngày nay khi mà Việt Nam hội nhập một cách xâu rộng vào nền kinh tế thế
giới, trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, du lịch … đi liền với đó là sự du nhập của các
nền văn hóa có yếu tố nước ngoài, xa lạ và trong kinh doanh luôn đặt vấn đề lợi ích,
lợi nhuận lên hàng đầu. Thông thường chủ thể thực hiện tội phạm này là người có
tri thức và có trình độ cao nhưng do ảnh hưởng của lối sống thực dụng của các nền
văn hóa phương tây nên số đông các chủ thể thực hiện tội phạm này có nhu cầu,
định hướng giá trị, các lợi ích và mục đích, kế hoạch trong đời sống cá nhân bị lệch
lạc, ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp còn có nhiều yếu kém. Việc chạy theo lợi
nhuận và đặt lợi nhuân lên hàng đầu, tâm lý xem thường pháp luật và bất chấp pháp
luật. Đây cũng là một trong những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội
phạm.
2.3 Nguyên nhân và điều kiện tổ chức, quản lý kinh tế trong lĩnh vực
chứng khoán.
Thị trường chứng khoán là thị trường khá mới mẽ, có thể nói là một thị
trường non trẻ. Vì vậy mà việc tổ chức quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng
khoán rất là yếu kem, bất hợp lí không nói là trong một thời gian dài nhà nước ta đã
không đánh giá đúng vị trí, vai trò của thị trường chứng khoán, các tội phạm có thể

phát sinh trong lĩnh vực này. Chính vì vậy mà trong một thời gian dài (2000 –
2009) nhà nước có sự buôn lỏng trong việc quản lý các doanh nghiệp tham gia thị
trường chứng khoán muốn làm gì thì làm, muôn công bố thông tin về cổ phiếu như
thế nào thì công bố mà không quản lý và điều chỉnh một cách phù hợp, không đánh

Tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán”

13
giá đúng sự nguy hiểm của hành vi công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật
trong hoạt động chứng khoán. Trong những năm 2011, 2012 và 9 tháng đầu năm
2013, hành vi vi phạm phát luật trong lĩnh vực này tăng một cách nhanh chống, tội
phạm “ Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng
khoán” có xu hướng phát sinh ngày một nguy hiểm hơn.
2.4 Nguyên nhân và điều kiện thuộc về chính sách pháp luật và công tác
phòng chống tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán.
Chính sách ngoại giao đa phương và hội nhập, có sự giao lưu rộng rãi về
kinh tế, từ đó hành vi vi phạm pháp luật mới xuất hiện cho nên Luật hình sự sửa đổi
năm 2009, quy định hành vi “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật
trong hoạt động chứng khoán” là tội phạm nhưng nhà nước nhà nước không quy
định cơ chế bảo đảm thực hiện, quy định này còn máng tính chất dự báo hơn là để
điều chỉnh, xử lý đối với hành vi cấu thành tội phạm này trong thực tế. Đồng thời
hoạt động phòng chống tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán chưa đầu tư và chú ý
đúng mức. Bên cạnh đó, Cơ quan tố tụng và UBCKNN còn yếu kém trong việc
phát hiện, xử lí tội phạm và người phạm tôi trong lĩnh vực này; chưa phát huy được
vai trò của mọi chủ thể khi tham gia vào hoạt động phòng ngừa, tư tưởng xác định
hành vi cấu thành tội phạm chưa rõ ràng, nếu phát hiện thì không đủ năng lực
chứng minh hành vi phạm tội đối với tội phạm này.
Công tác phòng chống tội phạm chưa hiệu quả, phương tiện kỉ thuật phục vụ
cho hoạt động này còn nhiều thiếu thốn và chưa phù hợp với thực tế của tình hình.
Có thể nói đây chính là những nguyên nhân giải thích vì sao hành vi vi phạm pháp

luật trong lĩnh vực chứng khoán đã tăng lên hàng năm nhưng để khởi tố hành vi vi
phạm về tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động
chứng khoán” thì chưa xử lý được.
3. Hệ thống các giải pháp phòng ngừa tội phạm cụ thể.
Vấn đề đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và đối với tội “Cố ý công
bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán” nói riêng
là một vấn đề lầu dài, khó khăn, nhưng để từng bước hạn chế và loại bỏ tội phạm
này ra khỏi đời sống xã hội thì ta cần có những giải pháp căn cơ, mang tính trước
mắt và lâu dài, mang tính chất phòng ngừa và xử lý nghiêm đối tội phạm này trong

Tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán”

14
đời sống xã hội. Vì lẽ đó để phòng ngừa đối với tội phạm này cần áp dụng tổng hợp
tất cả các biện pháp sau đây:
Một là, tăng cường phói hợp chặc chẽ giữa UBCKNN với Cơ quan Cảnh sát
điều tra, Cục Cảnh sát kinh tế, Cục An ninh tài chính tiền tệ thực hiện giám sát,
phát hiện, điều tra làm rõ và xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
chứng khoán. Đồng thời các bên thường xuyên trao đổi thông tin về thị trường
chứng khoán, tài chính, ngân hàng, kinh tế vĩ mô liên quan đến thị trường chứng
khoán; Kịp thời cung cấp thông tin tình hình vi phạm hành chính và tội phạm trong
lĩnh vực chứng khoán để các bên có thể nắm bắt và có kế hoạch phòng ngừa, điều
tra và xử lý nghiêm từng vi phạm theo đúng trình tự thủ tục theo quy định pháp luật
nhằm đảm bảo tính giáo dục và răn đe đối với đối tượng vi phạm.
Hai là, tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến các tổ chức cá nhân tham gia thị
trường chứng khoán. Bởi lẽ các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường chứng khoán
còn khá là mới mẽ, am hiểu pháp luật về lĩnh vực chứng khoán còn hạn chế, cho
nên để phòng ngừa vi phạm trong lĩnh vục chứng khoán và thị trường chứng khoán
của các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường nói chung, UBCKNN nên tổ chức
nhiều hội nghị tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đối tượng

quản lý của UBCKNN, văn bản mới được ban hành và giả thích rõ hành vi nào bị
cắm được Bộ luật hình sự quy định là tội phạm, nhằm phổ biến kiến thức trong lĩnh
vực chứng khoán cho các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường được hiểu rõ hơn.
Ba là, tăng cường hệ thống giám sát và tiếp nhận thông tin tố giác tội phạm.
Hành vi công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động
chứng khoán của chủ thể thực hiện tội phạm rất tinh vi khó phát hiện và xử lý. Do
vây, UBCKNN cần tăng cường hệ thống giám sát đối với các hoạt động giao dịch
trên thị trường chứng khoán để kịp thời phát hiện tội phạm, và có các biện pháp xử
lý kịp thời nhằm răn đe và phòng ngừa chung. Đồng thời, tổ chức thực hiện nghiêm
việc tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo, tố giác tội phạm thông qua nhiều hình thức
như qua website, qua email, đường dây nóng Việc tiếp nhận đánh giá thông tin đã
hỗ trợ hiệu quả cho công tác giám sát, quản lý của UBCKNN và tăng cường hiệu
quả công tác thanh, kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh

Tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán”

15
vực chứng khoán và thị trường chứng khoán nói chung và đối với tội phạm này nói
riêng.
Bốn là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Với việc Thông tư liên tịch
số 10, đã nêu cụ thể một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt đối
tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng
khoán” đã tạo một cơ sở pháp lý vững chắc để xử lý đối với tội phạm này. Vấn đề
còn lại là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện các tổ chức, cá nhân
thực hiện các hành vi vi phạm phát luật có đủ yếu tố cấu thành tội này để khởi tố và
xử lý nhanh chống, chính xác và kịp thời, không vì tình cảm cá nhân nễ nang nhau
mà không xử lý có như vậy mới đạt được mục đích phòng ngừa, răn đe và từng
bước lọai bỏ tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội.
Năm là, nên trao quyền khởi tố, điều tra đối với tội phạm “Cố ý công bố
thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán” cho cơ quan

quản lý thị trường chứng khoán. Cơ quan công an của ta hiện nay, không phải là cơ
quan trực tiếp quản lý thị trường chứng khoán, chính vì điều này mà các tổ chức, cá
nhân kinh doanh ở lĩnh vực này thực hiện các hanh vi vi phạm pháp luật trong lĩnh
vự này nói chung và phạm tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật
trong hoạt động chứng khoán” riêng rất tinh vi và phức tạp nhưng cơ quan điều tra
cua ta hiện tại đối với tội phạm này chưa đủ năng lực phát hiện và chứng minh đối
với tội phạm. Đối với cơ quan quản lý thị trường chứng khoán cụ thể là UBCKNN
thì khác họ có đủ khã năng để phát hiện và xử lý một cách nhanh chống và kịp thời
đối với tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán. Bởi lẽ, UBCKNN là cơ quan trực tiếp
giám sát và theo giỏi từng tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi công bố thông tinh
liên quan đến cổ phiếu. Chính vì lẽ đó, đối với tội phạm này nên trao quyền khởi tố,
điều tra cho cơ quan quản lý thị trường chứng khoán là phù hợp.
Tóm lại: Phòng chống tội phạm nói chung và đối với tộ phạm cụ thể tội “ Cố
ý công bố thông tinh sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán”
nói riêng là một quá trình lâu dài, khó khăn và phức tạp. Công cuộc phòng chống
tội phạm muốn đạt được hiệu quả cao thì phải sử dụng kết hợp tổng thể các biện
pháp với nhau và thực hiện một cách thường xuyên và liên tục mới đạt được hiệu
quả là nhằm hạn chế và từng bước lọai bỏ tội phạm này ra đời sống xã hội.

Tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán”

16
KẾT LUẬN

Thông qua việc nghiên cứu tội phạm “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc
che dấu sự thật trong hoạt động chứng khóan” được Luật hình sự sửa đổi năm
2009 quy định tại điều 181a. Tác giả nhận thấy rằng, đây là một tội phạm mới mà
các Bộ luât hình sự 1985, Bộ luật hình sự 1999 của Việt Nam chưa đề cặp đến.
Chính vì điều đó, Luật hình sự sửa đổi năm 2009, quy định tội phạm này mang tính
chất dự đoán, bởi lẽ trong một thời gian dài từ khi Luật hình sự sửa đổi năm 2009

có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2010, cho đến tháng 6 năm 2013 mới có văn
bản hướng dẫn áp dụng và xử lý đối với tội phạm này. Cho đến nay thì tội phạm
này được coi là một trong ba tội phạm nguy hiểm nhất trong hoạt động chứng
khoán, với Thông tư liên tịch số 10 ra đời đã đầy đủ cơ sở pháp lý để xử lý tội phạm
về hành vi công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng
khoán.
Tuy thời gian qua chưa khởi tố được vụ án nào đối với tội phạm này nhưng
bài viết đã thể hiện được đầy đủ tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng
khoán bị xử lý hình chính đối với hành vi cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che
dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán. Thống qua đó thấy được những hạn chế
yếu kém nhất định trong hoạt động quản lý kinh tế trong lĩnh vực chứng khoán,
hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm này. Tác giả đã kiến nghị một số giải
pháp phòng chống tội phạm, tránh sự bị động trước diễn biến phức tạp của tội
phạm trong tình hình mới và nhằm góp phần đấu tranh, ngăn ngừa và từng bước
lọai bỏ tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội.
Nếu làm tốt công tác phòng chống tội phạm sẽ gớp phần quan trọng trong
việc đảm bảo hoạt động đầu tư kinh doanh trên thị trường chứng khoán được ổn
định và là thị trường đầu tư an toàn, có lợi nhuận cao, đảm bảo được các doanh
nghiệp, cá nhân kinh doanh chân chính trong lĩnh vực này. Thông qua đó, đảm bảo
được thị trường chứng khoán tăng trưởng, phát triển một cách bền vững, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy nền kinh tế của đất nước hội nhập một cách
vững chắc và xâu rộng vào nền kinh tế thế giới.


Tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán”

17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật hình sự năm 1985;

2. Bộ luật hình sự năm 1999;
3. Luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009;
4. Triết học Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, 1997
5. Đề cương bài giảng tội phạm học của trường ĐH luật Tp. Hồ Chí Minh,
xb 2007;
6. />trong -linh-vuc-chung-khoan.htm;
7. />khoan-9-thang-2013.htm;
8. />pham-phap-luat-trong-linh-vuc-chung-khoan.htm;
9. />57.aspx ;
10. />bi-xu-ly-the-nao-751593.htm;
11. />tai-chinh-chung-khoan/in-547081.

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

1. Ủy ban chứng khoán nhà nước UBCKNN
2. Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ CP
3. Tòa án nhân dân tối cao TANDTC
4. Viện kiểm sát nhân dân tối cao VKSNDTC
5. Bộ công an BCA
6. Bộ tư pháp BTP
7. Bộ tài chính BTC

×