Tải bản đầy đủ (.pptx) (57 trang)

nhom piston 6635 động cơ đốt trong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.41 MB, 57 trang )

3.2 NHÓM PISTON:
3.2.1 PISTON :
3.2.1.1. NHIỆM VỤ, ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC,
YÊU CẦU VÀ VẬT LIỆU CHẾ TẠO:
a. NHIỆM VỤ:
¾ Piston cùng với các chi tiết trong nhóm piston, lót
xylanh, nắp xylanh tạo thành không gian công tác của
động cơ.
¾ Piston nhận áp lực khí thể từ phía đỉnh truyền tới trục
khuỷu qua thanh truyền và ngược lại.
¾ Piston hút khí mới vào không gian công tác của động cơ,
nén hỗn hợp môi chất công tác và xả khí cháy ra ngoài.
¾ Truyền nhiệt khí cháy qua vòng găng đến xylanh và truyền
ra môi trường.
¾ Động cơ hai kỳ piston còn có vai trò đóng mở cửa nạp,
cửa xả.
b. ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC.
 Lựckhí cháy,lựcquántính củabảnthân.
 Nhiệt độ cao của buồng đốt.
 Chịu ma sát,mài mòn với xylanh trong điều kiện bôi trơn
kém.
 Chịu áp lực va đập của chốt piston vào bệ chốt và va đập
của vòng găng vào rãnh vòng găng.
 Piston còn bị ăn mòn do tạp chất và các hóa chất có trong
khí cháy gây nên.
c. YÊU CẦU.
 Piston phải chịu được ứng suất cơ và ứng suất nhiệt, không
bị biến dạng, chịu được ma sát và mài mòn.
 Hệ số dãn nở vì nhiệt nhỏ,truyền nhiệt nhanh.
 Khe hở nắp ráp chính xác, độ cứng, độ bóng cao.
 Khi nắp ráp đường tâm xylanh và piston phải trùng nhau,


đường tâm này phải vuông góc với đường tâm chốt piston.
d. VẬT LIỆU CHẾ TẠO.
 Vật liệu chế tạo hiện nay thường dùng: Gang và hợp kim
nhôm , ngoài ra còn dùng thép.
 Nhưng chủ yếu vẫn là hợp kim nhôm nhằm giảm lực quán
tính do nhôm nhẹ và tăng sự truyền nhiệt từ đỉnh piston ra
thành xylanh do dẫn nhiệt tốt.
3.2.1.2 PHÂN LOẠI VÀ CẤU TẠO.
a. CẤU TẠO NHÓM
PISTON
 Đỉnh piston (đ)
 Đầu piston (1)
 Phần dẫn hướng (h)
 Các rãnh đặt
xecmang và
xecmang (2,3,4,5)
 Chốt piston (6)
 Vòng hãm chốt (7)
 Ổđặtchốt(8)
b. CẤU TẠO PISTON:
 Là bộ phận chuyển động trong lòng xylanh. Nó nhận áp
lực từ môi chất công tác rồi truyền cho trục khuỷu qua
thanh truyền.
 Ngoài ra còn có tác dụng trong việc nạp, nén khí mới và
đẩy khí thải ra khỏi không gian công tác của xylanh.
b.1. Đầu Piston.
 Phía trong đầu piston và phần dẫn hướng được bố trí các
gân chịu lực và tạo các hốc để chứa dầu bôi trơn.
 Vật liệu chế tạo piston có hệ số dãn nở vì nhiệt cao thì
người ta thường vát bớt một phần ở phía đầu của lỗ chốt

piston. Mục đích giảm khối lượng của piston và bù lại
phần giãn nở vì nhiệt giúp cho piston không bị bó kẹt
trong xylanh.
Cách bố trí gân chịu lực
và hốc chứa dầu:
1: Đầu piston
2: Gân
3: Tăng bền chốt
piston
4: Lỗ xả dầu
5: Rãnh vòng găng
6: Tăng bền
7: Lỗ chốt piston
b.2. Đỉnh Piston.
Tùy vào đặc điểm tổ chức quá trình cháy và quá trình
nạp
xả mà ta có các hình dạng đỉnh piston khác nhau:
- Piston đỉnh bằng.
- Piston đỉnh lồi.
- Piston đỉnh lõm.
 Piston đỉnh bằng: Là loại
phổ biến nhất. Có diện tích
chịu nhiệt là nhỏ nhất, kết
cấu đơn giản dễ chế tạo,
được dùng trong độngcơ
xăng, động cơ diezel có
buồng cháy dự bị và xoáy
lốc.
• Piston đỉnh lồi: Có độ cứng vững cao, thường không bố trí

gân chịu lực, diện tích chịu nhiệt lớn nên ảnh hưởng xấu tới
qúa trình làm việc của piston. Thường dùng trong các loại
động cơ xăng có buồng cháy chỏm cầu dùng xupap treo và
trong các động cơ xăng hai kì cỡ nhỏ,
• Piston đỉnh lõm: Diện tích chịu nhiệt lớn hơn đỉnh bằng
nhưng có ưu điểm là tạo ra xoáy lốc nhẹ trong quá trình nén
và qúa trình cháy.Thường dùng trong động cơ diezel 4 kì và
2 kì có buồng cháy thống nhất, một số động cơ xăng (buồng
cháy chỏm cầu) và động cơ diezel (buồng cháy dự bị và
buồng cháy xoáy lốc).
b.3. Váy piston.
 Vai trò dẫn hướng trong xylanh và chịu lực ngang, chịu
mài mòn do tiếp xúc với lót xylanh.
 Ở động cơ cao tốc váy piston thường ngắn không đặt
xecmang piston tỳ sát vào thành xylanh ở phương chuyển
động lắc của thanh truyền.
 Ở động cơ thấp tốc thì váy piston thường dài hơn. Phía
trong bố trí các ổ đỡ chốt piston, phía ngoài có thể bố trí
một vài xecmang dầu.
b.4.Rãnh xecmăng
 Là các rãnh vuông được khoét quanh phần đầu của đỉnh
piston , đây là nơi lắp các xec măng để làm kín không gian
công tác.
 Các rãnh ở gần đỉnh piston lắp xec măng khí , rãnh phía
dưới lắp xec măng dầu. Rãnh xec măng dầu thường được
khoan lỗ thông qua vách piston để dầu có thể lưu thông khi
xec măng dầu làm việc
 Đối với động cơ cao tốc trên ôtô có 3 rãnh , đối với động cơ

thấp tốc số lượng rãnh sẽ nhiều hơn dể bảo đảm cho việc
làm kín buồng đốt.
b.5 Bệ đỡ chốt piston :
 Bệ đỡ chốt là nơi lắp chốt piston.
 Bệ đỡ chốt là lỗ tròn được khoét xuyên qua piston , có vị trí
bên dưới các rãnh xec măng và lệch so với đường tâm dọc
một khoảng 1.5÷2.5mm về phía lực ngang tác dụng lên
piston lớn (nhằm giảm va đập cửa thân piston với thành
xylanh trong khi làm việc ).
 Phần thân piston có bệ chốt thường bố trí các gân chịu lực
xung quanh bệ chốt .
c. PHÂN LOẠI PISTON.
c1. THEO KẾT CẤU.
Piston được chia làm hai loại: Piston liền và piston ghép.
• Piston liền:
Chế tạo đơn giản.
vật liệu chế tạo có độ
bền và khả năng chịu
nhiệt, mài mòn tương
đối cao.
• Piston ghép: Phần đầu làm bằng vật liệu chịu nhiệt có độ
bền cao có thể thay thế sau một thời gian làm việc.
Nhược điểm là nặng, phức tạp độ chính xác khi chế tạo và
nắp ghép phải cao.
1. Đỉnh piston.
2. Đầu piston.
3. Xecmang khí .
4. Xecmang dầu.
5. Bulong.

6. Đường dẫn dầu bôi
trơn và làm mát.
7. Phần dẫn hướng.
C.2. THEO TỐC ĐỘ QUAY.
• Piston động cơ có tốc độ cao: Thường ngắn và phần dẫn
hướng không đặt xecmang hoặc là có nhưng ít từ 2÷3 vòng.
• Piston động cơ thấp tốc: Thường dài số vòng găng
nhiều (4÷6) và đặt cả ở phần dẫn hướng
1. Phần dẫn hướng.
2. Bệ chốt piston
3. Chốt piston.
4. Nắp đầu piston.
5. Xecmang khí .
6. Xecmang dầu.
7. Buồng đốt.
8. Đỉnh piston.
9. Rãnh xecmang
khí.
10. Rãnh xecmang
dầu.
3.2.1.3. HAO MÒN, HƯ HỎNG, KIỂM TRA
SỬA CHỮA.
a. HAO MÒN.
• Piston bị cào xước: Xảy ra khi động cơ khởi động, khi có ít
dầu bôi trơn thành xylanh hoặc đông cơ quá nóng khó bôi
trơn.
 Piston bị mòn: Do bị ăn mòn hóa học của khí cháy
và dầu bôi trơn. Mài mòn do ma sát giữa piston và
xylanh trong quá trình làm việc.

 Rãnh vòng găng mòn: Do ma sát khi làm việc và ăn
mòn của khí cháy.
 Váy bị bóp éo: Dom hịu lực ngangc , làm xecmang
có hình ôvan không còn khă năng gạt dầu bôi trơn.
 Piston bị cháy.
b. HƯ HỎNG.
 Các gờ rãnh xecmang bị uốn.
 Đỉnh piston và váy bị nứt, vỡ.
c. KIỂM TRA, SỬA
CHỮA.
• Piston bị cào xước: Nhẹ
thìcó thể đánh bóngvà
sử dụng lại, nặng thì
thay thế .
• Rãnh vòng găng bị
mòn: Dùng vòng găng
mới và thước lá để kiểm
tra độ mòn ở rãnh. Nếu
khe hở lớn hơn
0,012mm thì cần gia
công lại rãnh piston

×