Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Những bài văn hay kể về người thân yêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.03 KB, 8 trang )

BÀI VĂN KỂ VỀ BỐ
Tôi còn nhớ ngày bé, cô giáo hay ra đề tập làm văn: "Hãy viết về một thành viên mà em
yêu quý trong gia đình". Tôi, một con bé 10 tuổi, nằm bệt ra bàn, còng lưng, hí hoáy viết.
Bao giờ tôi cũng sẽ viết về mẹ (các bài văn mẫu mà tôi đọc đều là về mẹ cả): "Mẹ em da
trắng ngần, mắt bồ câu lấp lánh. Tóc mẹ dài, đen nhanh nhánh. Em yêu nhất là đôi bàn
tay búp măng của mẹ. Tay mẹ mịn màng hay xoa xoa má em mỗi lúc em ngoan ”.
Tôi nhớ tôi thường được điểm cao ngất ngưởng, những bài văn của tôi cô còn xin giữ lại
để làm mẫu cho lớp sau. Tôi chưa bao giờ nghi ngờ về độ "hoàn hảo" của những tác
phẩm đầu tay của mình.
Năm nay, tôi 24 tuổi. Thật buồn cười là tự nhiên tôi muốn viết lại cái đề tập làm văn ngày
ấy. Xem thời gian có làm cho bài văn "điểm A" của tôi bớt "hoàn hảo" đi nhiều không.
Nhưng tôi sẽ bắt đầu với bố tôi. Vì hồi 10 tuổi, tôi chẳng biết viết gì về bố cả. Chả nhẽ lại
khoe: "Mọi người bảo em giống bố, giống từ cái mũi tẹt lét trở đi đến nước da đen sì sì
trở lại. Em sợ nhất là mỗi khi bố thơm lên má em, vì râu của bố rất cứng. Em cũng sợ bố
vì nhiều điều khác nữa. Bằng chứng là, bình thường trông bố hiền vậy thôi chứ lúc bố
cáu, bố hét to lắm làm em giật cả mình"?
Tôi nhớ, một lần cả lớp phải giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ, bạn nào cũng hồ hởi
khoe: "Bố em làm bác sĩ, bố em làm giáo viên, bố em làm giám đốc công ty này công ty
kia " Oa, tôi thấy những ông bố ấy mới "oách" làm sao, còn bố tôi?
Suốt ngày thấy bố lọ mọ với dầu nhớt và đống máy cày, máy kéo. Tôi chuẩn bị mấy ngày
liền, nghĩ nát óc mà vẫn không biết phải "khoe" về bố như thế nào. Cuối cùng, mẹ cũng
giúp cho, mẹ bảo: "Bố là kỹ sư cơ khí". Tôi như gỡ đi được một cục đá to chảng trong
lòng
Bây giờ tôi sẽ không buồn thiu khi viết: "Kỹ sư bố phải về hưu sớm và ra Bắc vào Nam
trên những chiếc xe tải cũ kỹ. Sau khi nghỉ việc, bố buôn bán phụ tùng máy kéo để nuôi
chúng em ăn học".
Từ những giọt mồ hôi của bố, chúng tôi đã lớn lên. Chưa bao giờ bố để cho chúng tôi
chậm tiền học phí, chưa bao giờ bố bắt các con chỉ thi đại học ở Cần Thơ để đỡ tiền trọ
xa nhà. Chưa bao giờ bố để cho chúng tôi thua bè kém bạn.
Ra Hà Nội, bố bắt tôi đi tàu cho đỡ mệt còn bố vẫn cặm cụi xe khách, xe đò. Tôi chạy xe
tay ga, tôi diện quần áo đẹp, bố vẫn cọc cạch chiếc xe 50 cà tàng không chịu thay Tôi


nghĩ, tôi đã đủ lớn khôn để có thể viết một bài văn đầy tự hào: Bố là bố tôi.
Tôi cũng sẽ viết về mẹ, bởi mẹ là cả tuổi thơ của tôi. Mẹ là bố - răn đe, la mắng tôi những
lúc bố xa nhà. Mẹ là mẹ - khâu vá từng tấm áo manh quần cho tôi đến lớp. Da mẹ không
trắng ngần như tuyết, mắt mẹ cũng không đen như than, đôi tay mẹ thô ráp. Nhưng mẹ
đẹp chính trong sự tảo tần, lo toan, bảo bọc, che chở cho chúng tôi. Tôi nhớ hè nào mẹ
cũng ngồi kèm cho chúng tôi học: làm trước những bài toán của năm sau và đọc sách văn
học đến khi thuộc làu làu. Đi chợ, mẹ chỉ mang một số tiền ít ỏi theo người vì sợ mua
những thứ "linh tinh không cần thiết".
Tôi nhớ có lần chị ốm trong bệnh viện, mẹ đi chăm bị ngất xỉu mới biết là mẹ bị bệnh
tim. Lần đó, bố chưa kịp về, anh ở xa, còn tôi đi du học. Nhà neo người nên cũng lại mẹ
một tay gắng gượng lo cho chị tôi. Sinh nhật mẹ, định rủ mẹ ra ngoài ăn cơm, uống trà
hoa thì mẹ nằng nặc đòi ăn chè cho đỡ tốn kém. Không lo được đám cưới đàng hoàng
cho anh, mẹ tủi thân khóc tấm tức
Nhiều lúc, thấy giận mẹ - hay lo nghĩ những chuyện tận đẩu tận đâu - nhưng tôi biết, mẹ
là người yêu chúng tôi nhất trên thế giới này. Mẹ như cái cây, dồn hết tình thương và
nhựa sống cho chúng tôi. Tôi ước gì lúc nào tôi có thể viết những bài văn về mẹ của tôi
chứ không phải là một hình mẫu "điểm A" xa xôi nào đó
Tôi muốn viết về bà tôi, dù ngày bé nhà tôi ở rất rất xa bà, và tôi chỉ mới được gần gũi bà
mấy năm gần đây Dù bà đã hơn 80 tuổi rồi, và đã "lầm cà lẩm cẩm" như người ta nói.
Tôi thương bà quá những lúc bà lọ mọ đi hái rau muống ngoài ao, hay trẩy bưởi cho tôi
ăn. Có bó rau má bằng nắm tay, bà cũng dúi cho mẹ tôi: "Mang lên mà xay cho chúng nó
uống cho mát". Mỗi lần về quê, bà lại gói ghém tất tần tật "gia tài" của bà cho chúng tôi:
khi thì là cuộn chỉ thêu màu xanh đỏ, khi là hai quả ớt chín, khi thì mấy quả cà chua
Tôi thương bà quá, những lúc bà nói chuyện lầu bầu một mình, những buổi sáng sớm bà
còng lưng ở một góc chợ bán mớ rau hái được trên đồng. Tôi thương bà tóc bạc da mồi
rồi vẫn giữ nếp sống lo toan hôm sớm của những ngày xưa Tôi thương bà lúc bà lọ mọ
nhóm bếp rơm, vì bà không biết dùng cái bếp ga "hiện đại" của ông mua về.
Tôi thương bà hay cằn nhằn bố vì ăn ít cơm, và giành ngồi đầu nồi để xới cho bố "hai xìa
một bát" vì "bố mày không chịu ăn đến bát thứ hai cho đâu". Tôi thương bà những lúc bà
tẩn mẩn bổ xoài cho tôi ăn, nhìn tôi nhăn mặt vì chua, bà cười móm mém. Tôi mong

mình đủ yêu thương để cảm nhận hết những chăm lo của bà cho chúng tôi Dù tuổi già
đã làm bà quên trước quên sau, dù bà hay cư xử như "trẻ con" như lời các cô và ông hay
chọc Tôi mong tôi có thể sống hết mình vì con, vì cháu được như bà tôi.
Tôi sẽ viết về cô tôi. Ngày còn bé tôi nhớ mang máng tôi thương cô nhất. Vì cô hay dong
tôi trên chiếc xe đạp đi học, và mua cho tôi chiếc vòng cổ trong veo, lấp lánh. Lần nào
các cháu về, cô cũng lo từ miếng ăn, giấc ngủ. Lọc cọc đạp xe ra đồng bắt ngan về thổi
cơm, bỏ cả buổi gặt để đỡ đần việc nhà
Trưa trà trưa trật, cô mới tất tả dọn cơm cho hai đứa nhóc ở nhà: bữa cơm đạm bạc chỉ
ruốc và bát canh rau luộc. Chưa bao giờ tôi thấy cô than phiền, trách móc điều gì. Chưa
bao giờ thấy cô không chu toàn mọi việc cho ông bà và các cháu. Tôi mong tôi có thể trở
thành một người phụ nữ nhân từ, hiền hậu, và giàu đức hy sinh như cô.
Có nhiều điều mà tôi - mười - tuổi có lẽ sẽ không bao giờ nhận ra trong bài tập làm văn
của mình. Không biết, hai - mươi - bốn năm sau nữa, tôi có viết thêm nhiều điều khác về
gia đình của mình không. Nhưng tôi mong tôi lúc nào cũng đủ yêu thương để hiểu rằng
tôi còn mải mê kiếm tìm điều gì ở đâu xa, mà quên rằng hạnh phúc đến từ những người
rất bình thường sống quanh tôi?
Tôi mong mình có thể là một người như họ, đem yêu thương cho đi mà chưa một lần
đòi hỏi được nhận về.
KỂ VỀ BÀ Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu
thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì
điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn
khắc sâu trong trái tim tôi. Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như
những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với
nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya
dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng
cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi
suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con. Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong
vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm
nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: "Cháu ơi,
dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi" luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa

tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều,
vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp
vô cùng. Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: "Con lật đật
luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu
được như con lật đật là bà rất vui". Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười
móm mém "Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào". Những hôm học khuya, buồn
ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang
đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn
gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi. Bà luôn chăm lo việc
nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn
thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi
mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà
nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng
yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà.
Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng
giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau
chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà. Hãy
kể về người bà kính yêu của em Bà là người bà tuyệt vời nhất Bà thích chăm sóc cây
cảnh, Sáng sáng, bà dậy sớm tưới cây trên sân thượng. Những chồi non, nụ hoa không
phụ công chăm sóc của bà, luôn tưng bừng khoe sắc thắm. Những lúc rảnh rỗi, bà ngồi
ngắm không biết chán những cái cây đang dần dần lớn lên. Tối tối, khi đi ngủ, bà
thường kể chuyện cho tôi. Nghe các câu chuyện của bà, tôi như được hoá thân vào các
nhân vật, khi thì là cô Tấm dịu hiền, khi lại là cô tiên tốt bụng. Bà mua cho tôi rất nhiều
sách, nhờ đó kiến thức của tôi được rộng mở hơn. Giờ đây, khi Hà Nội vào đông lạnh
giá, ở nơi xa, tôi luôn lo bà có mặc đủ ấm không, bà ngủ có ngon giấc không… Tôi mong
bà sống mãi bên tôi. Bà ơi, cháu yêu bà nhất trên thế gian này. Bà là người bà tuyệt vời
nhất.
Đề bài: Mẹ – người thầy đầu tiên của tôi. Em hãy viết một bài văn kể về người mẹ kính
yêu của em. Hồi nhỏ, nếu có ai hỏi thương bố hay thương mẹ nhiều hơn thì tôi trả lời
ngay là thương bố nhiều hơn. Chẳng phải là mẹ ít thương tôi mà vì mẹ rất nghiêm khắc

trong việc dạy dỗ con cái. Bố tôi là kĩ sư thủy điện, quanh năm vắng nhà, rong ruổi khắp
các công trường từ Bắc vào Nam. Cho nên, việc nuôi dạy các con đều do mẹ đảm nhiệm.
Mẹ tôi là giáo viên Tiểu học. Tôi còn nhớ như in khi tôi mới lên năm tuổi, mẹ đã dạy tôi
tập nhận mặt chữ cái, tập đánh vần. Mẹ bảo tôi lặp đi lặp lại nhiều lần từng chữ một, cho
đến khi nhớ thật chính xác. Rồi mẹ dạy đánh vần từ dễ đến khó. Dần dần, tôi tự đánh vần
và đọc được cuốn Tiếng Việt lớp 1 mà bố mua cho. Vì thế hồi lớp 1, tôi học rất giỏi. kể
về người mẹ kính yêu của em Mẹ sắp xếp thời gian biểu cho tôi và em Mai rất sít sao, giờ
nào việc nấy. Dù bận rộn thế nào đi nữa, cứ tối đến là mẹ ngồi học cùng và kiểm tra bài
vở của các con. Có lần, trong lúc mẹ đi thăm một học sinh bị ốm, anh em tôi trùm chăn
học bài cho đỡ lạnh rồi ngủ thiếp đi, mẹ về lúc nào không hay. Mẹ bắt hai đứa phải thức
dậy học bài tiếp. Tôi năn nỉ mẹ để sáng mai dậy sớm học nhưng mẹ bảo việc hôm nay
chớ để ngày mai. Mẹ rửa mặt cho hai anh em tỉnh ngủ rồi hướng dẫn cách giải những bài
toán khó. Lòng con trẻ lúc ấy nào có hiểu hết được tình thương sâu xa của mẹ cho nên tôi
cứ ngầm oán trách là mẹ chẳng thương con. Có lần tôi mê chơi đá bóng, để nồi cơm bị
khê, sợ mẹ đánh đòn, tôi vội đổ đi, nấu nồi khác. Biết chuyện, mẹ bắt tôi nằm sấp xuống
giường, quất cho một roi khá đau. Mẹ dạy tôi rằng làm việc gì cũng phải cẩn thận. Làm
việc nhỏ không xong thì sau này sao làm nổi việc lớn? Tôi là con trai duy nhất nhưng
mẹ chẳng cưng chiều mà còn dạy dỗ nghiêm khắc hơn. Từ động tác quét nhà phải cúi
khom lưng để moi móc hết bụi, rác trong gầm tủ, gầm bàn… cho đến cách ăn nói, cư xử
đối với người trên, người dưới sao cho đúng phép. Nhiều khi ham chơi, bị mẹ rầy la, tôi
tủi thân bật khóc tức tưởi vì nghĩ rằng mẹ ghét mình. Lên lớp Sáu, tôi thi đỗ vào trường
chuyên của tỉnh, cách xa nhà mấy chục cây số. Mỗi tuần, mẹ đều đạp xe đến thăm và
mang cho tôi những món ăn mà tôi thích. Mẹ lo từng lọ dầu, viên thuốc, hộp kem đánh
răng… cho đến chiếc khăn mặt, bộ quần áo… Lúc ấy, tôi mới rưng rưng xúc động, nhận
ra rằng mẹ thương mình biết chừng nào! Không ít lần, tôi nản lòng trước những bài Toán
khó. Những lúc ấy, lời mẹ dạy lại văng vẳng bên tai, thúc giục, động viên tôi cố gắng:
“Có công mài sắt có ngày nên kim”. “Trong thành công, chỉ có 1% là sự thông minh, còn
99% là mồ hôi và nước mắt”. “Chiến thắng bản thân mình là khó nhất”. “Kiên trì, nhẫn
nại là mẹ thành công”… Xa nhà, tôi mới thấu hiểu nỗi vất vả ghê gớm của mẹ. Mẹ
không chỉ sinh ra và nuôi tôi khôn lớn nên người mà mẹ còn là người thầy đầu tiên của

tôi. Một người thầy vừa nghiêm khắc, tận tụy, vừa độ lượng, yêu thương mà suốt đời, tôi
không thể nào quên!
KỂ VỀ ÔNG
Mỗi lần về thăm ông, lòng tôi lại dâng trào một tình cảm yêu thương đặc biệt mà tôi
chưa bao giờ khám phá được. Ông đã ngoài bảy mươi nhưng nhìn ông vẫn còn nhanh
nhẹn lắm. Vóc dáng ông bây giờ khác hẳn với hồi ông còn là một chiến sỹ trẻ. Chắc hẳn
đồng đội của ông ngày ấy khó mà tin được ông chính là anh Thu, một thanh niên xung
phong được xếp vào hạng dẻo dai nhất toàn tiểu đội. Giờ đây, mái tóc xanh của ông đã bị
thời gian chiếm đoạt, thay thế vào đó là một màu trắng như những đám mây hiền hoà.
Những tháng ngày phục vụ quê hương, gia đình đã để lại cho ông một làn da ngăm ngăm
đen. Không chỉ có vậy, tuổi già đã đổi làn da mềm mại của ông với những nếp nhăn và
vết đồi mồi trên bàn tay chai sạm âý. Gương mặt hiền từ như một ông bụt trong truyện
thần tiên thì có lẽ chẳng kẻ nào có thể lấy được của ông tôi cả. Đôi mắt ông luôn ánh lên
một tia sáng ấm áp, dịu ngọt, sưởi ấm biết bao tim lầm lỗi. Ông với nụ cười tinh khiết
như những đoá hoa thơm mát, đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi vượt qua khó khăn. Từng
bước đi thật dứt khoát, nhanh nhẹn giống hệt đức tính của ông, một anh thanh niên đầy
nhiẹt huyết. Ông có một vẻ giản dị, đầy phong cách của một người lao động chân chính,
với bộ quần áo nâu và đôi dép cao su. Đặc biệt thời còn trẻ, ông có năng khiếu hát nên
cũng trở thành một gương mặt quen thuộc của đoàn diễn. Bà tôi lúc đó là một cô du kích
xinh đẹp, đã có những cảm xúc đầu tiên khi nhìn thấy ông. Với giọng hát vàng của ông
và một khuôn mặt khá bảnh trai, mà ông tôi đã trở thành một thanh niên tốt số. Dù đã
sống hơn nửa đời người, nhưng ông vẫn chăm chỉ lắm. Nhất là về việc chăm sóc cây thì
ông quả là một thiên tài. Chẳng thế, mà khu vườn xinh xắn của ông lúc nào cũng tươi tốt
do bàn tay khéo kéo ấy chăm bón. Ông sống có trước có sau nên ai có tính kênh kiệu, ỷ
lại là ông ghét lắm. Biết điều đó, tôi luôn tránh xa những tính nết xấu để ông vui lòng.
Ông luôn quan tâm đến việc học hành của con cháu, thể nào mỗi lần tôi khoe điểm mười
tươi roi rói là ông lại tặng tôi một cái hôn đầy tình cảm yêu quý. Thời gian cứ trôi đi, tôi
lưu luyến chia tay ông mà lòng còn vấn vương nơi quê hương, có tình cảm trìu mến của
ông nồng nàn, tha thiết. KỂ VỀ MẸ Trong đời ai cũng có một người mẹ luôn yêu
thương, chăm sóc mình. Dù chúng ta có làm lũng, nghịch phá đi chăng nữa mẹ vẫn tha

thứ và căn dặn nhắc nhở. Tôi cũng có một người mẹ như vậy. Mẹ tôi là một người phụ nữ
đẹp, nhưng vẻ đẹp của mẹ ít ai nhìn thấy được. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô
đậm cho mẹ vẻ đẹp của người mẹ hiền từ. Làn da mẹ không còn hồng hào nữa mà hơi
nhợt nhạt đi vì thời gian. Mẹ có mái tóc xõa ngang vai, màu nâu đen và hơi xoăn. Những
cuộn tóc nhỏ cài bên vành tai nhỏ nhắn. Đôi môi mẹ không đỏ thắm như các thiếu nữ
khác mà luôn nở một nụ cười hiền dịu. Cằm mẹ có nét cương quyết nhưgn rất dịu dàng. ở
tuổi 42, trên gò má mẹ đã có nhiều nếp nhăn, Nhưng mẹ vẫn không đánh mất vẻ trẻ trung
của mình. Vàng trán cao tỏ vẻ thông minh nhanh nhẹn. Bàn tay mẹ là một bàn tay rám
nắng, những ngón tay gầy gầy. Nhưng nó cũng là một bàn tay đảm đang, khéo léo. Đôi
mắt mẹ to, sáng, long lanh và ánh lên những nét hiền dịu, trìu mến. Đối mắt ấy như biết
nói, nó an ủi, động viên lúc tôi vui buồn. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà
như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Nhưng đẹp nhất vẫn là vẻ
đẹp trong tâm hồn mẹ. Trang phục mẹ dạy của mẹ rất giản dị, thường là chiếc áo màu
vàng và chiếc quần xám đen. Khi tôi làm văn, từng hàng chữ mềm mại hiện ra với nội
dung chứa đựng một tâm hồn sâu sắc và một trí tuệ sáng suốt. Con cảm ơn mẹ, cảm ơn về
những gì mẹ đã làm cho chúng con. Mẹ là một người bạn, người thầy của tuổi thơ. Con
yêu mẹ lắm, mẹ ơi! Đề bài: Mẹ – người thầy đầu tiên của tôi. Em hãy viết một bài văn
kể về người mẹ kính yêu của em. Hồi nhỏ, nếu có ai hỏi thương bố hay thương mẹ
nhiều hơn thì tôi trả lời ngay là thương bố nhiều hơn. Chẳng phải là mẹ ít thương tôi mà
vì mẹ rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái. Bố tôi là kĩ sư thủy điện, quanh năm
vắng nhà, rong ruổi khắp các công trường từ Bắc vào Nam. Cho nên, việc nuôi dạy các
con đều do mẹ đảm nhiệm. Mẹ tôi là giáo viên Tiểu học. Tôi còn nhớ như in khi tôi mới
lên năm tuổi, mẹ đã dạy tôi tập nhận mặt chữ cái, tập đánh vần. Mẹ bảo tôi lặp đi lặp lại
nhiều lần từng chữ một, cho đến khi nhớ thật chính xác. Rồi mẹ dạy đánh vần từ dễ đến
khó. Dần dần, tôi tự đánh vần và đọc được cuốn Tiếng Việt lớp 1 mà bố mua cho. Vì thế
hồi lớp 1, tôi học rất giỏi. kể về người mẹ kính yêu của em Mẹ sắp xếp thời gian biểu cho
tôi và em Mai rất sít sao, giờ nào việc nấy. Dù bận rộn thế nào đi nữa, cứ tối đến là mẹ
ngồi học cùng và kiểm tra bài vở của các con. Có lần, trong lúc mẹ đi thăm một học sinh
bị ốm, anh em tôi trùm chăn học bài cho đỡ lạnh rồi ngủ thiếp đi, mẹ về lúc nào không
hay. Mẹ bắt hai đứa phải thức dậy học bài tiếp. Tôi năn nỉ mẹ để sáng mai dậy sớm học

nhưng mẹ bảo việc hôm nay chớ để ngày mai. Mẹ rửa mặt cho hai anh em tỉnh ngủ rồi
hướng dẫn cách giải những bài toán khó. Lòng con trẻ lúc ấy nào có hiểu hết được tình
thương sâu xa của mẹ cho nên tôi cứ ngầm oán trách là mẹ chẳng thương con. Có lần tôi
mê chơi đá bóng, để nồi cơm bị khê, sợ mẹ đánh đòn, tôi vội đổ đi, nấu nồi khác. Biết
chuyện, mẹ bắt tôi nằm sấp xuống giường, quất cho một roi khá đau. Mẹ dạy tôi rằng làm
việc gì cũng phải cẩn thận. Làm việc nhỏ không xong thì sau này sao làm nổi việc lớn?
Tôi là con trai duy nhất nhưng mẹ chẳng cưng chiều mà còn dạy dỗ nghiêm khắc hơn. Từ
động tác quét nhà phải cúi khom lưng để moi móc hết bụi, rác trong gầm tủ, gầm bàn…
cho đến cách ăn nói, cư xử đối với người trên, người dưới sao cho đúng phép. Nhiều khi
ham chơi, bị mẹ rầy la, tôi tủi thân bật khóc tức tưởi vì nghĩ rằng mẹ ghét mình. Lên lớp
Sáu, tôi thi đỗ vào trường chuyên của tỉnh, cách xa nhà mấy chục cây số. Mỗi tuần, mẹ
đều đạp xe đến thăm và mang cho tôi những món ăn mà tôi thích. Mẹ lo từng lọ dầu, viên
thuốc, hộp kem đánh răng… cho đến chiếc khăn mặt, bộ quần áo… Lúc ấy, tôi mới rưng
rưng xúc động, nhận ra rằng mẹ thương mình biết chừng nào! Không ít lần, tôi nản lòng
trước những bài Toán khó. Những lúc ấy, lời mẹ dạy lại văng vẳng bên tai, thúc giục,
động viên tôi cố gắng: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. “Trong thành công, chỉ có 1%
là sự thông minh, còn 99% là mồ hôi và nước mắt”. “Chiến thắng bản thân mình là khó
nhất”. “Kiên trì, nhẫn nại là mẹ thành công”… Xa nhà, tôi mới thấu hiểu nỗi vất vả ghê
gớm của mẹ. Mẹ không chỉ sinh ra và nuôi tôi khôn lớn nên người mà mẹ còn là người
thầy đầu tiên của tôi. Một người thầy vừa nghiêm khắc, tận tụy, vừa độ lượng, yêu
thương mà suốt đời, tôi không thể nào quên!

×