Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tuần 2: Bác Hồ của bé

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.8 KB, 15 trang )

KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRONG TUẦN
CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÁC HỒ KÍNH YÊU
Tuần thứ II: Thực hiện từ ngày 09 /05/2011 đến ngày 15/05/2011
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA CHỦ ĐỀ NHÁNH
LĨNH VỰC
PHÁT TRIỂN
MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
THỂ
CHẤT
- Trẻ có kỹ năng thực hiện các vận động cơ bản, biết phối hợp
vận động các giác quan.
- Biêt đi, chạy, bò theo yêu cầu trong bài tập.
- Biết giữ gìn vệ sinh thân thể, ăn uống hợp vệ sinh.
NGÔN
NGỮ
- Dạy trẻ đọc thơ ca ngợi Bác Hồ: “Bác Hồ của em”.
- Nghe kể chuyện về Bác Hồ.
- Trẻ nói lên những gì trẻ biết về Bác Hồ.
NHẬN
THỨC
- Nhận biết sự khác biệt rõ nét về chiều dài 2 đối tượng.
- Nhận biết sự khác biệt rõ nét về số lượng giữa hai nhóm đối
tượng. Biết sử dụng đúng từ: Nhiều hơn – ít
THẨM
MỸ
- Dạy trẻ kỹ năng dán, biết sử dụng các đường nét đã học để
dán trang trí ảnh Bác.Dạy trẻ hát và vận động minh họa theo
nhạc các bài hát: Em mơ gặp Bác Hồ.
- Nghe hát những bài hát về Bác. Hiểu nội dung và biết hưởng
ứng cùng cô.
TÌNH CẢM


XÃ HỘI
- Biết thể hiện tình cảm, lòng biết ơn Bác Hồ và các anh hùng
-Tích cực tham gia các trò chơi và biết chuẩn bị đón mừng
ngày sinh nhật Bác.
- Biết nhận vai chơi ở các góc chơi và biết thể hiện vai chơi
của mình
II. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN
TÊN HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Đón trẻ, trò
chuyện với trẻ.
Trao đổi với phụ
huynh
- Cô đón trẻ vào lớp, cho trẻ xem tranh, ảnh về Bác Hồ.
- Trò chuyện với trẻ về Bác Hồ, trẻ đã thấy Bác Hồ ở
đâu chưa? Thấy Bác Hồ đang làm gì?
2.
THỂ
DỤC
BUỔI
SÁNG
HÔ HẤP
TAY VAI
BỤNG
CHÂN
BẬT
- Thổi bóng.
- Đứng đưa tay ra trước lên cao
- Đứng đan tay sau lưng cúi gập người về phía trước.
- Ngồi khụy gối tay đưa ra trước

- Bật tách chân khép chân.
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ
NĂM HỌC 2010 -2011
CHỦ ĐỀ CHÍNH: QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC – BÁC HỒ
CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÁC HỒ KÍNH YÊU
Tuần I: Từ ngày 09/05/2011 đến ngày 15/05/2011
THỨ TÊN
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
2 KHÁM PHÁ
KHOA HỌC
- Bác Hồ của bé
3

THỂ DỤC

- Hội khỏe phù đổng
TẠO HÌNH
- Dán trang trí ảnh Bác
4
GIÁO DỤC
ÂM NHẠC
- Em mơ gặp Bác Hồ
5 LÀM QUEN
VỚI TOÁN
- Nhận biết khác biệt về số lượng giữa 2 nhóm.
6 LÀM QUEN
VĂN HỌC
- Thơ: “Bác Hồ của em”
HOẠT
ĐỘNG

NGOÀI
TRỜI
THỨ 2 THỨ 3 THỨ 4 THỨ5 THỨ 6
- Tổ chức
cho trẻ đi
thăm quan
lăng Bác.
- Xem
tranh
ảnh triễn
lãm nói
về Bác
Hồ
- Xem tranh
quan sát nhà
sàn và ao cá
của Bác Hồ.
Kể chuyện
theo tranh
- Xem
tranh ảnh
về Bác Hồ
và trò
chuyện về
ngày sinh
nhật Bác.
- Trò
chuyện
về Bác
Hồ- Hát,

múa, đọc
thơ, kể
chuyện
về Bác.
Chi chi
chành chành
- Chơi:
“Chèo
thuyền
- Chơi:
“Câu cá”
- Chơi:
“Lộn cầu
vồng”
- Chơi:
“Chuyền
thuyền”
Trẻ chơi tự do,cô quản lý.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 2 ngày 9 tháng 05 năm 2011
CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÁC HỒ KÍNH YÊU
HOẠT ĐỘNG CHUNG: KHÁM PHÁ KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: BÁC HỒ CỦA BÉ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết Bác Hồ là vị lãnh tụ cao nhất của nước việt Nam. Khi còn sống
Bác luôn yêu thương các cháu thiếu niên và nhi đồng.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định, sự nhạy cảm của các giác quan.
- Rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

3. Thái độ:
- Tuy Bác đã không còn nữa nhưng trẻ vẫn tỏ lòng biết ơn và kính yêu Bác.
II. CHUẨN BỊ:
- Máy vi tính (Slide) cảnh Bác Hồ với các cháu thiếu nhi.
- Bài hát “Em mơ gặp Bác Hồ”, “Nhớ ơn Bác”.
- Trang trí lớp có nhiều tranh ảnh về Bác Hồ.
- Một số hoa dây cho trẻ đeo tay.
- Một số cành hoa.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1.Ôn định
2. Giới thiệu
3. Vào bài
a. Quan sát
tranh
- Cho trẻ chơi “Dung dăng dung dẻ”
- Cô cho trẻ cùng quan sát và nhận xét xem lớp mình hôm
nay có gì khác? ( lớp trang trí nhiều ảnh Bác, hoa và bóng)
- Các con có biết vì sao lớp mình lại trang trí trang hoàng
đẹp vậy không? (trẻ trả lời theo hiểu biêt của trẻ).
- Vì sắp đến ngày sinh nhật Bác rồi đấy! Đó là ngày 19/5.
Khi còn sống Bác Hồ là vị lãnh tụ cao nhất của nước Việt
Nam Bác đã dành những tình cảm của mình cho các cháu
thiếu niên và nhi đồng Vì vậy ai ai cũng kính trọng và biết
ơn Bác Hồ.
- Muốn biết Bác đã dành nhũng tình cảm như thế nào đối
với thiếu nhi thì lớp mình cùng xem đoạn băng với cô nhé!
+ Quan sát tranh:
- Tranh 1: Bác Hồ bế em bé.
- Đây là hình ảnh của ai? các con có nhận xét gì về hình ảnh

này? (Trẻ xung phong nhận xét)
Trò chơi
4. Kết thúc
- Cô hỏi Bác đang làm gì với em bé?
+ Cô tóm ý: Bác Hồ rất yêu quí các em nhỏ lúc nào Bác
cũng dành tình cảm cho các em thiếu niên nhi đồng.
“Trẻ em như búp trên cành.
Biêt ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
+ Tranh 2: Bác Hồ đang chia kẹo cho các cháu.
- Bức tranh này có những ai?
- Bác Hồ đang làm gì? (Trẻ xung phong trả lời)
- Cô nhắc lại ý trẻ và cho trẻ biết. Bác Hồ là người luôn
quan tâm đến các cháu, Bác chia kẹo cho các cháu trong
ngày 1/6, ngày tết trung thu. Nếu Bác không tới thăm được,
Bác lại viết thư thăm hỏi các cháu thiếu niên và nhi đồng.
+ Tranh 3: Bác Hồ đang múa hát với các cháu thiếu nhi.
- Cô hỏi trẻ: trong tranh có nhũng ai?
- Bác Hồ đang làm gì?
- Cô giới thiệu khi còn sống, Bác là vị lãnh tụ cao nhất của
nước ta, dù bận trăm công nghìn việc Bác vẫn quan tâm đến
các cháu thiếu niên, nhi đồng. Vì vậy, ai ai cũng yêu mến và
kính trọng Bác Hồ. (Giáo dục trẻ).
+ Làm quà mừng sinh nhật Bác:
- Để tỏ lòng yêu mến và kính trọng bác, hôm nay lớp mình
làm quà gì để dâng lên Bác Hồ kính yêu? (Trẻ nêu ý tưởng)
+ Cho trẻ kết thành bó hoa.
- Cách chơi: Cô chuẩn bị các vật liệu sẵn, cho từng nhóm,
các con chia lớp mình cho cô thành 6 nhóm để kết hoa.
- Cô đi từng nhóm gợi ý cho trẻ làm.
- Hết giờ cô cùng trẻ nhận xét tuyên dương.

- Cô nói các con đã làm được nhiều quà để dâng lên Bác và
cũng sắp đến ngày 19/5 ngày sinh nhật Bác hôm nay lớp
mình sẽ tổ chức 1 chương trình văn nghệ đặc biệt để dâng
lên Bác Hồ kính yêu mừng ngày sinh nhật Bác các con có
đồng ý không nào!
+ Cô là người giới thiệu chương trình cho các cháu lần lượt
múa hát kết hợp với nhạc đệm với các bài hát: “Em mơ gặp
bác Hồ”. “Nhớ ơn Bác” và các bài thơ: “Bác Hồ của em”
“Ảnh Bác”
- Cứ sau mỗi lần trẻ biểu diễn nhận xét khen trẻ.
+ Kêt thúc: Cho trẻ cùng hát múa bài “ Nhớ giọng hát Bác
Hồ” và chuyển hoạt động.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 3 ngày 10 tháng 05 năm 2011
CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÁC HỒ KÍNH YÊU
HOẠT ĐỘNG CHUNG: THỂ DỤC
ĐỀ TÀI: HỘI KHOẺ PHÙ ĐỔNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết thực hiện đúng các động tác và biết thi đua với nhau.
- Cũng cố lại các vận động đã học.
- Trẻ biết trật tự trong khi học và biết thi đua với nhau.
- Biết ích lợi của việc tập thể dục
II. CHUẨN BỊ:
- Nơi tập rộng thoáng.
- Túi cát đủ cho trẻ
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1. Khởi động

- Cho trẻ hát múa bài: “Em mơ gặp Bác Hồ”

- Hỏi trẻ: Bài hát nói về ai?
- Các con đã nhìn thấy Bác Hồ chưa? Thấy Bác Hồ ở đâu?
- Cô nói: Bác Hồ là một vị lãnh tụ của nước ta. Khi Bác còn
sống, Bác luôn quan tâm chăm sóc cho các cháu thiếu niên
nhi đồng, ngày quốc tế thiếu nhi nào Bác cũng gửi thư và quà
cho các cháu.
- Thế các con có kính yêu Bác Hồ không? Kính yêu Bác Hồ
thì các con phải như thế nào? (Trẻ trả lời)
- Đúng rồi! Các con phải chăm ngoan học giỏi, biết vâng lời
người lớn như: Ông bà, ba mẹ, cô giáo, mới xứng đáng là
cháu ngoan của Bác Hồ. Các con có đồng ý không nào?
- Các con có biết sắp đến ngày gì rồi không?
- Vậy ngày sinh nhật của Bác Hồ là ngày tháng năm nào?
- Hôm nay cô cùng các con đi xem triển lãm tranh về Bác,
các con có thích không? Đường đi đến xem triển lãm tranh rất
xa và lại khó đi, cho nên các con phải đi trật tự, đi theo tín
hiệu của cô, Nào cô cháu mình cùng đi.
- Trẻ đi bình thường, đã đến dốc rồi cô cháu ta cùng leo dốc
nào! (Trẻ đi bằng mũi bàn chân) Xuống dốc (Trẻ đi bằng gót
chân) Đường còn rất xa chúng ta phải chạy thôi (Trẻ chạy
nhanh, chậm) Sắp đến nơi rồi đó (trẻ dừng lại).
- Hỏi trẻ: Các con đi bộ có mỏi chân không?
- Để hết mỏi chân chúng ta phải làm gì? (Trẻ xung phong trả
2.Trọng động
a.Bài tập phát
triển chung:
b.Vận động
cơ bản:
3. Hồi tĩnh
lời).

- Vậy cô cháu ta cùng tập thể dục kết hợp với bài hát “Nhớ
ơn Bác” Cô mời các con, (Trẻ về 3 hàng ngang và tập kết hợp
với bài hát: 2 lần.
- Các con thấy đã khoẻ chưa? Thế cô cháu ta cùng vào xem
triển lãm tranh nhé!
- Cô giới thiệu: Đây là một số hình ảnh về những hoạt động
của Bác khi Bác còn sống.
- Trẻ xem tranh: - Các con nhìn xem bức tranh này Bác Hồ
đang làm gì? (Trẻ nhìn tranh trả lời). Tương tự hỏi từng tranh.
- Cô tóm ý: Mặc dù Bác bận rất nhiều công việc, nhưng Bác
luôn luôn chăm lo cho các cháu thiếu niên nhi đồng
- Để kỷ niệm ngày sinh nhật Bác. Hôm nay lớp mình sẽ tổ
chức hội thi: “Hội khoẻ phù đổng”
- Hội thi gồm có 2 phần: “Bật xa”, “ném xa”.
- Để đi vào hội thi cho trẻ chia thành 2 đội.
+ Phần thi thứ nhất có tên gọi: “Bật xa”
- Cách thực hiện: Lần lượt từng trẻ của 2 đội lên thi bật xa,
nhún bật bằng 2 chân.
- Luật chơi: Đội nào bật đúng không chạm vào vạch đội đó
thắng.
- Hết phần thi thứ nhất, cô nhận xét tuyên dương đội thắng
+ Phần thi thứ 2 có tên gọi: “Ném xa”
- Cách chơi: Cũng lần lượt từng bạn của 2 đội lên thi ném xa.
- Cô mời 2 bạn lên thực hiện trước cho cả lớp xem: Đứng
chân trước chân sau, tay cầm túi cát cùng phía với chân sau.
Đưa tay từ trước, xuống dưới, ra sau, lên cao và ném mạnh túi
cát về phía trước.
- Luật chơi: Đội nào ném đúng động tác, ném được nhiều túi
cát đi xa thì đội đó thắng.
- Hết giờ kiểm tra tuyên dương.

+ Trẻ tập trung lại gần cô và cho trẻ nhận xét các trò chơi vừa
rồi của 2 đội chơi.
- Cô nhận xét tuyên dương phát quà.
- Cho trẻ vung tay hít thở nhẹ nhàng xung quanh lớp.

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 3 ngày 10 tháng 05 năm 2011
CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÁC HỒ KÍNH YÊU
HOẠT ĐỘNG CHUNG: TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI: DÁN TRANG TRÍ ẢNH BÁC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết Bác Hồ là vị lãnh tụ cao nhất của nước việt Nam. Khi còn sống
Bác luôn yêu thương các cháu thiếu niên và nhi đồng.
- Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định, sự nhạy cảm của các giác quan.
- Rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Tuy Bác đã đi xa nhưng trẻ vẫn tỏ lòng biết ơn và kính yêu Bác Hồ.
II. CHUẨN BỊ:
- Máy vi tính (Slide) cảnh Bác Hồ với các cháu thiếu nhi.
- Bài hát “Em mơ gặp Bác Hồ”, “Nhớ ơn Bác”.
- Trang trí lớp có nhiều tranh ảnh về Bác Hồ.
- Một số hoa dây cho trẻ đeo tay.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1. Ổn định
2.Giới thiệu
a.Quan sát
đoạn băng:
b. Quan sát
tranh
- Cho trẻ chơi: “Dung dăng dung dẻ”

- Cô cho trẻ cùng quan sát và nhận xét xem lớp mình hôm
nay có gì khác? ( lớp trang trí nhiều ảnh Bác, hoa và bóng)
- Các con có biết vì sao lớp mình lại trang trí trang hoàng
đẹp vậy không? (trẻ trả lời theo hiểu biêt của trẻ)
- Vì sắp đến ngày sinh nhật Bác rồi đấy! Đó là ngày 19/5.
Khi còn sống Bác Hồ là vị lãnh tụ cao nhất của nước Việt
Nam Bác đã dành những tình cảm của mình cho các cháu
thiếu niên và nhi đồng Vì vậy ai ai cũng kính trọng và
biết ơn Bác Hồ.
- Muốn biết Bác đã dành nhũng tình cảm như thế nào đối
với thiếu nhi thì lớp mình cùng xem đoạn băng với cô nhé!
+ Quan sát tranh
+ Tranh 1: Bác Hồ bế em bé.
- Đây là hình ảnh của ai? các con có nhận xét gì về hình
ảnh này? (trẻ xung phong nhận xét)
- Cô hỏi Bác đang làm gì với em bé?
+ Cô tóm ý: Bác Hồ rất yêu quí các em nhỏ lúc nào Bác
cũng dành tình cảm cho các em thiếu niên nhi đồng.
“Trẻ em như búp trên cành.
Biêt ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
+ Tranh 2: Bác Hồ đang chia kẹo cho các cháu.
c. Trẻ thực
hiện:
d. Nhận xét
sản phẩm:
3. Kêt thúc:
- Bức tranh này có những ai?
- Bác Hồ đang làm gì? (trẻ xung phong trả lời)
- Cô nhắc lại ý trẻ và cho trẻ biết. Bác Hồ là người luôn
quan tâm đến các cháu, Bác chia kẹo cho các cháu trong

ngày 1/6, ngày tết trung thu. nếu không tới thăm được, Bác
lại viết thư thăm hỏi các cháu thiếu niên và nhi đồng.
+ Tranh 3: Bác Hồ đang múa hát với các cháu thiếu nhi.
- Cô hỏi trẻ: Trong tranh có nhũng ai?
- Bác Hồ đang làm gì?
- Cô giới thiệu khi còn sống, Bác là vị lãnh tụ cao nhất
của nước ta, dù bận trăm công nghìn việc Bác vẫn quan
tâm đến các cháu thiếu niên, nhi đồng. Vì vậy, ai ai cũng
yêu mến và kính trọng Bác Hồ.
+ Làm quà mừng sinh nhật Bác
- Để tỏ lòng yêu mến và kính trọng bác, hôm nay lớp
mình làm quà gì để dâng lên Bác Hồ kính yêu? (trẻ nêu ý
tưởng)
+ Cho trẻ dán trang trí ảnh Bác, dán hoa:
- Cách chơi: cô chuẩn bị các vật liệu sẵn, cho trẻ về nhóm
nhỏ để thực hiện.
- Cô đi từng nhóm gợi ý cho trẻ làm.
- Hết giờ cô cùng trẻ nhận xét tuyên dương.
- Cô nói các con đã làm được nhiều quà để dâng lên Bác
và cũng sắp đến ngày 19/5 ngày sinh nhật Bác hôm nay
lớp mình sẽ tổ chức 1 chương trình văn nghệ đặc biệt để
dâng lên Bác Hồ kính yêu mừng ngày sinh nhật Bác các
con có đồng ý không nào!
+ Cô là người giới thiệu chương trình cho các cháu lần
lượt múa hát kết hợp với nhạc đệm với các bài hát: “Em
mơ gặp bác Hồ”, “Nhớ ơn Bác” và các bài thơ: “Bác Hồ
của em”, “Ảnh Bác” Khen trẻ
- Cho trẻ cùng hát múa bài; “Nhớ giọng hát Bác Hồ” và
chuyển hoạt động.
HOẠT ĐỘNG HỌC

Thứ 4 ngày 11 tháng 05 năm 2011
CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÁC HỒ KÍNH YÊU
HOẠT ĐỘNG CHUNG: GIÁO DỤC ÂM NHẠC
ĐỀ TÀI: EM MƠ GẶP BÁC HỒ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc bài hát, nhớ tên bái hát và tên tác giả.
- Trẻ hát đúng lời, đúng giai điệu của bài hát, biết kết hợp động tác minh
họa cho bài hát.
- Chú ý nghe cô hát, nhận ra giai điệu của bài hát, biết hưởng ứng cảm xúc
âm nhạc cùng cô.
2. Kỹ năng:
- Trẻ chơi thành thạo trò chơi, phản ứng linh hoạt với âm nhạc.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu thương và kính trọng Bác Hồ.
II. CHUẨN BỊ:
- Đàn ghi nhạc đệm “Em mơ gặp Bác Hồ” nhạc và lời của Xuân Giao
- Băng nhạc bài hát “Nhớ giọng hát Bác Hồ”
- Máy vi tính. Hình ảnh Bác Hồ trong máy.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1.Ôn định
2. Giới thiệu
3. Vào bài
a. Quan sát
tranh
- Cho trẻ cùng đọc bài thơ: “Bác Hồ của em”
- Hỏi trẻ: Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Các con đã thấy Bác Hồ bao giờ chưa? Thấy bác Hồ ở
đâu? (Trẻ trả lời theo ý trẻ)

- Cô cũng có một số tranh ảnh Bác Hồ lúc còn sống các con
cùng xem nhé!
- Trẻ xem tranh Bác Hồ trong máy và cùng trò chuyện về
nội dung tranh (Bức tranh Bác Hồ đang làm việc, Bác Hồ
đang tưới cây, Bác Hồ đang múa hát cùng các bạn thiếu
nhi…)
- Nhìn những hình ảnh lúc Bác còn sống chúng ta vô cùng
xúc động, Bác luôn quan tâm chăm lo đến mọi người, và
nhất là đối với các cháu thiếu niên nhi đồng, Bác luôn yêu
thương quý mến các cháu… Bác Hồ tuy không còn nữa
nhưng hình ảnh của Bác luôn rất gần với chúng ta và cũng
có bài hát nói về Bác các con có biết đó là bài hát gì không?
( Trẻ xung phong trả lời).
- Đúng rồi đó là bài hát: “Em mơ gặp Bác Hồ”. Được nhạc
b. Dạy vận
động
c. Nghe hát
d. Trò chơi
4. Kết thúc
sĩ Xuân Giao sáng tác rất hay về tấm lòng của Bác đối với
các bạn nhỏ và tình cảm của các bạn nhỏ dành cho Bác đấy.
+ Dạy vận động:
- Cô mở nhạc trẻ hát vận động tự do 2 lần.
- Cho trẻ chọn vận động:
- Cho trẻ hát chuyển về 3 hàng ngang xem cô múa mẫu.
- Cô múa lần 1 soi gương.
- Cô múa lần 2 cùng chiều.
- Dạy trẻ múa theo cô từng câu cho đến hết bài hát cô kết
hợp giải thích.
- Cho trẻ hát múa cùng cô 3 lần.

- Cô khen trẻ và nói sắp đến ngày 19/5 là ngày sinh nhật
Bác để kỷ niệm ngày sinh nhật Bác lớp mình hôm nay tổ
chức hội thi có tên gọi “ Đồ rê mí” để chọn ra những bạn hát
hay, múa đẹp để được nhận phần thưởng.
- Cho trẻ hát đi về 3 vòng tròn nhỏ.
- Cô thông báo hội thi hôm nay gồm có 3 phần.
+ Phần 1 thi đồng đội.
+ Phần 2 thi năng khiếu.
+ Phần 3 giao lưu.
- Cho 3 trẻ đại diện cho 3 đội lên oẳn tù tì để biết đội nào
thể hiện trước.
- Nhận xét: Cô thấy hội thi hôm nay 3 đội thật xuất sắc và
giao lưu với đội bạn cũng thật là vui. Cô cũng muốn tham
gia với hội thi hôm nay 1 tiết mục các con có đồng ý không?
+ Nghe hát “Nhớ giọng hát Bác Hồ”
- Cô hát lần 1: Có nhạc đệm cô kết hợp điệu bộ.
- Nội dung: Giọng hát Bác Hồ nghe rất ngọt ngào và êm
dịu, nay Bác đã đi xa nhưng giọng Bác vẫn còn vang mãi
trong lòng chúng ta đấy.
- Lần 2 mở máy hát cô múa minh họa, trẻ hưởng ứng cùng
cô.
+ Trò chơi âm nhạc “Bé cùng thi tài”
- Cách chơi: Cô chuẩn bị hình ảnh của bài hát và hát một
đoạn trẻ đoán tên bài hát và cả lớp hát thuộc bài hát đó.
- Nhận xét khen trẻ và giáo dục trẻ biết yêu quý bác Hồ.
+ Trẻ hát bài “ Nhớ ơn Bác” chuyển hoạt động
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 5 ngày 12 tháng 05 năm 2011
CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÁC HỒ KÍNH YÊU
HOẠT ĐỘNG CHUNG: LÀM QUEN VỚI TOÁN

ĐỀ TÀI: NHẬN BIẾT KHÁC BIỆT VỀ SỐ LƯỢNG GIỮA 2 NHÓM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về số lượng giữa hai nhóm đối tượng.
- Biết sử dụng đúng từ: Nhiều hơn – ít hơn.
- Trẻ tích cực tham gia trò chơi.
- Giáo dục trẻ biết chăm ngoan học giỏi, biết kính yêu Bác Hồ
II. CHUẨN BỊ:
- Cô và trẻ có một rổ đựng 5 bông hoa, Và 3 chấm tròn nhỏ màu vàng để
làm nhuỵ hoa
- Một số tranh có hai nhóm nhiều hơn – ít hơn
- Tranh vẽ hai nhóm vó số lượng nhiều hơn – ít hơn để trẻ tô màu
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1.Ôn định
2. Giới thiệu
3.Vào bài
a. Quan sát
tranh
- Cô mở nhạc cho trẻ hát múa bài: “Nhớ ơn Bác”
- Bài hát nói về ai?
- Bác Hồ là vị lãnh tụ của nước ta, lúc còn sống Bác luôn
luôn quan tâm đến mọi người nhất là các cháu thiếu niên
nhi đồng, suốt cuộc đời của Bác đã hy sinh cho dân tộc
Việt Nam đem lại hoà bình ấm no cho nhân dân.
- Vậy để tỏ lòng biết ơn công lao to lớn thì các con phải
làm gì?
- Đúng rồi các con phải chăm ngoan học giỏi, vâng lời
ông bà, cha mẹ, cô giáo, các con có đồng ý không?
- Vậy các con hãy giúp cô khám phá điều bí mật trong
chiếc hộp này nhé!

+ Quan sát nhận xét:
- Cô cho trẻ nhận xét so sánh về số lượng của bông hoa
và nhụy hoa.
- Cô lấy ra và hỏi trẻ ttrong chiếc hộp này có gì? (có nhị
hoa và bông hoa).
- Hai nhóm nhị hoa và bông hoa có điều kỳ diệu gì các
con cùng nhìn xem.
- Cô đã gắn 5 bông hoa thẳng hàng lên bảng, các con thấy
các bông hoa này như thế nào? Vậy để bông hoa đẹp hơn
thì chúng ta phải làm gì?
- Cô gắn nhị hoa vào 3 bông hoa,
b. Luyện tập
qua trò chơi
- Các con có nhận xét gì? (2 bông hoa không có nhị hoa)
- vậy nhóm hoa và nhóm nhị như thế nào với nhau?
(không bằng nhau).
- Nhóm nào nhiều hơn? Nhóm nào ít hơn?
- Vì sao con biết? (2 bông hoa không có nhị hoa vì thiếu
hai nhị hoa).
- Đúng rồi: Thừa hai bông hoa không có nhị, vì thiếu 2
nhị hoa, nên số nhị hoa ít hơn và số bông hoa nhiều hơn
(Cả lớp đọc nhóm bông hoa nhiều hơn, nhóm nhị hoa ít
hơn).
- Cho trẻ đọc từ nhiều hơn, ít hơn.
- Vậy để 2 nhóm bằng nhau thì các con phải làm gì?
(phải thêm vào 2 nhị hoa nữa.
- Cô gắn nhị hoa vào 2 bông hoa.
- Các con có nhận xét gì về 2 nhóm nhuỵ hoa và bông
hoa? (bằng nhau) vì sao con biết ? (Vì bông hoa nào cũng
có nhị hoa).

- Cô tóm lại: bây giờ bông hoa nào cũng có nhị rồi, vậy
nhóm hoa và nhóm nhị đã bằng nhau rồi đấy!
- Cho trẻ đọc nhóm hoa và nhóm nhị bằng nhau. Đọc từ
“bằng nhau”
+ Luyện tập qua trò chơi:
- Sắp đến là ngày sinh nhật Bác Hồ. Để chào mừng ngày
sinh nhật Bác hôm nay lớp chúng ta tổ chức hội thi “Bé trổ
tài”
+ Hội thi hôm nay gồm có 3 phần
- Phần thi thứ nhất có tên gọi là: “Ai nhanh hơn”
- Phần thi thứ 2: “Mắt ai tinh”
- Phần thi thứ 3: “Đôi tay khéo léo”
- Sau mỗi phần thi cô sẽ thưởng hoa cho mỗi đội, cuối
cùng đội nào có nhiều số hoa, thì đội đó thắng trong hội thi
hôm nay.
+ Hội thi xin được phép bắt đầu:
* Phần thi thứ nhất: “Ai nhanh hơn”
- Cách chơi: Cô sẽ tặng cho mỗi bạn 1 chiếc rổ, trong rổ
đựng nhiềù bông hoa và nhị hoa, các con hãy thi đua nhau
xếp và so sánh số bông hoa và số nhị hoa
- Luật chơi: Đội nào xếp nhanh, đúng, và trả lời được
câu hỏi của cô thì đội đó sẽ thắng trong trò chơi này.
- Các con hãy xếp tất cả số bông hoa ra sàn nào, (trẻ xếp )
4. Kết thúc
- Các con hãy lấy chấm tròn đặt vào giữa bông hoa để làm
nhị (trẻ lấy và đặt).
- Các con có nhận xét gì về nhóm hoa và nhóm nhị?
(Không bằng nhau)
Nhóm nào nhiều hơn? Nhóm nào ít hơn? Vì sao con biết?
- Vậy để hai nhóm bằng nhau thì chúng ta phải làm gì?

( phải thêm vào 2 nhị hoa nữa)
- Đúng rồi: bây giờ cô sẽ tặng cho mỗi bạn 2 nhị hoa để
các con thêm vào.
- Các con có nhận xét gì về nhóm bông hoa và nhóm nhị
hoa? (bằng nhau)
- Cô nhận xét trò chơi: Cho trẻ cất đồ dùng.
* Phần thi thứ 2: “Mắt ai tinh”
- Cách chơi: Cô có nhiều tranh vẽ, trong mỗi tranh vẽ có
nhóm nhiều hơn, nhóm ít hơn, bây giờ lần lượt từng bạn
chạy lên tìm nhóm nhiều hơn và dán chấm tròn vào đó.
- Luật chơi: Đội nào dán đúng được nhiều tranh đội đó
thắng trong trò chơi này.
- Trẻ chơi xong, cô nhận xét trò chơi.
+ Trò chơi 3: “Đôi tay khéo léo”
- Cách chơi: Cô phát cho mỗi bạn 1 tranh vẽ, trong tranh
vẽ có nhóm nhiều hơn và nhóm ít hơn. Bây giờ cô muốn
các con tô màu nhóm ít hơn.
- Luật chơi: Đội nào có nhiều bạn tô đúng và đẹp đội đó
sẽ thắng.
- Trẻ lấy tranh và về 3 vòng tròn để tô màu.
- Hết giờ: trẻ cầm tranh đứng 3 tổ.
- Cô nhận xét và tặng hoa cho mỗi đội.
- Hội thi hôm nay đã kết thúc rồi, cô cháu mình cùng
kiểm tra lại kết quả của 3 đội nhé!
- Cô kiểm tra kết quả và tuyên dương đội thắng.
+ Cho trẻ hát bài chuyển hoạt động.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 6 ngày 13 tháng 05 năm 2011
CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÁC HỒ KÍNH YÊU
HOẠT ĐỘNG CHUNG: LÀM QUEN VĂN HỌC

ĐỀ TÀI: THƠ: BÁC HỒ CỦA EM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài thơ “Bác Hồ của em” của tác giả: Phan Thị Thanh Nhàn.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ, cảm nhận được âm điệu vui tươi của bài thơ.
- Trả lời được các câu hỏi theo nội dung bài thơ.
2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm và rõ ràng mạch lạc.
3. Thái độ: - Giáo dục trẻ yêu quí kính trọng Bác Hồ.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh minh họa nội dung bài thơ.
- Các (Slide) hình ảnh Bác Hồ.
- Đàn ghi nhạc các bài hát nói về Bác.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1.Ôn định
2. Giới thiệu
3. Vào bài
a. Quan sát
tranh
b. Dạy thơ
c. Trích dẫn
- Cô cùng trẻ hát minh họa bài: “Đêm qua ….Bác Hồ”
- Hỏi trẻ: Các con vừa hát bài hát gì?
- Con đã nhìn thấy Bác bao giờ chưa? Con thấy Bác ở đâu?
- Cô cũng có rất nhiều tranh về Bác Hồ các con cùng xem.
- Cho trẻ xem tranh Bác Hồ trong máy và cùng trò chuyện
về những bức tranh (Tranh Bác Hồ đang tưới cây, Bác Hồ
đang làm việc, Bác Hồ đang múa hát cùng các thiếu nhi…)
- Những lời dạy, những câu hát bài thơ của Bác Hồ vẫn còn
vang mãi trong lòng chúng ta. Vậy các con có biết bài thơ

nào nói về tình cảm các bạn đối với Bác Hồ hãy kể cho lớp
mình cùng nghe? (Trẻ xung phong)
+ Dạy thơ: “Bác hồ của em”
- Cô nói: Tuy Bác Hồ không còn nữa nhưng có rất nhiều
bài thơ, câu chuyện kể về Bác. vậy có bạn nào thuộc bài thơ
này rồi không?
- Mời 1 trẻ lên đọc thơ 1 lần.
- Các con nghe bạn đọc bài thơ như thế nào?
- Bài thơ nói về ai?
- Bài thơ nói về tình cảm của em bé đối với Bác Hồ, khi bé
ra đời Bác Hồ không còn nữa nhưng hình ảnh Bác vẫn còn
mãi trong lòng của chúng ta.
- Cô đọc bài thơ lần 2: Diễn cảm
+ Trích dẫn kết hợp cho trẻ xem tranh:
- Khi các con sinh ra Bác Hồ còn sống không?
d. Đàm thoại
c. Dạy trẻ đọc
thơ
4. Kết thúc
- Dù Bác Hồ không còn sống nhưng tiếng hát, lời ca câu
chuyện, bài thơ vẫn còn vang mãi trong lòng các cháu thiếu
niên và nhi đồng.
- Được thể hiện qua các câu thơ các con cùng đọc với cô.
- Cho trẻ đọc cùng cô “Khi em ra đời chỉ còn bài thơ”.
+ Bác Hồ không còn nữa, nhưng những lời dạy của Bác vẫn
còn vang mãi trong lòng mọi người, và những câu thơ cuối
đã nói lên điều đó.
- Cô đọc đoạn thơ cuối “Mà em ………Còn vang ngân”
+ Đàm thoại: Ô cửa bí mật
- Cô cùng trẻ đọc bài đồng dao kết hợp chuyền hoa cuối bài

đồng dao bông hoa đó rơi vào tay bạn nào thì bạn đó được
lên khám phá 1 ô cửa và trả lời câu hỏi trong ô cửa đó.
+ Câu hỏi 1: Các con vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả?
+ Câu hỏi 2: Khi con sinh ra Bác Hồ còn sống không? Câu
thơ nào nói lên điều đó.
+ Bác Hồ đã mất nhưng Bác để lại cho chúng ta những gì?
( tiếng hát, lời ca, bài thơ, câu chuyện)
+ Mọi người ai cũng kính yêu Bác Hồ, còn con thì sao?
Kính yêu Bác Hồ con phải như thế nào?.
- Bác Hồ tuy không còn nữa nhưng hình ảnh của Bác luôn
in đậm trong trái tim mỗi người Việt Nam, các bạn nhỏ ai ai
cũng muốn nhận danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ vì thế các
con phấn đấu học giỏi, ngoan ngoãn…
- Khen trẻ và tổ chức hội thi: “Đọc thơ hay”.
- Trước khi vào hội thi cô muốn nghe giọng đọc thơ của 3
đội cô nhắc trẻ đọc chậm rãi, chú ý thể hiện sự trang trọng,
vui vẻ (Cả lớp đọc 2 lần).
- Cô thông báo hội thi gồm 3 phần:
+ Phần 1: Từng đội cùng trổ tài
+ Phần 2: Bé và những người bạn.
+ Phần 3: Giao lưu
- Cho 3 bạn đại diện cho 3 đội lên oẳn tù tì xem đội nào thể
hiện trước.
- Cô dẫn chương trình hội thi cho 3 đội cùng thể hiện, cô
chú ý giúp trẻ đọc thơ rõ ràng, mạch lạc.
+ Kết thúc: Cho trẻ hát bài “ Em mơ gặp Bác hồ”.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×