Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.96 KB, 29 trang )

GVHD: Phạm Nguyễn Hòa An Lớp KDXN3_7
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Đề tài:
CÁC NGHIỆP VỤ CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH
NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TRONG NGOẠI THƯƠNG VÀ
LIÊN HỆ CÔNG TY THUẬN HÀO
Giáo viên hướng dẫn : Phạm Nguyễn Hòa An
Lớp : KDXN3_7
Nhóm thực hiện : NHÓM HiHi
MỤC LỤC
NHÓM HiHi Page 1
GVHD: Phạm Nguyễn Hòa An Lớp KDXN3_7
A/ CÁC NGHIỆP VỤ CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH NHẬP KHẨU
TRONG NGOẠI THƯƠNG
1. Xin giấy phép nhập khẩu :
Theo nội dung Nghị định 89/CP ngày 15/12/1995, Bộ Thương mại bãi bỏ thủ
tục cấp giấy phép nhập khẩu chuyển hàng ( lô hàng) kể từ ngày 01/1/1996 ,
các thủ tục nhập khẩu phần lớn được tiến hành tại cơ Quan hải quan
2. Nghiệp vụ yêu cầu mở thư tín dụng ( nếu thanh toán bằng L/C).
2.1 : Các vấn đề cơ bản :
Trước khi đến hạn giao hàng , hoặc đến thời gian thỏa thuận trong hợp đồng
mua bán ngoại thương , bên nhập khẩu tiến hành các thủ tục thiết yếu để yêu
cầu Ngân hàng phát hành một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng lợi .
Theo tinh thần Nghị định 57/CP-1998 về hoạt động xuất nhập khẩu , gia công
và đại lý mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài và Thông tư hướng
dẫn 18 của Bộ thương mại , các doanh nghiệp (DN) được xuất khẩu hàng hóa
theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau khi đã đăng ký mã số tại Cục
Hải Quan tỉnh, TP mà không phải xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tại
Bộ TM.


2.2 : Cách thức yêu cầu Ngân hàng phát hành thư tín dụng :
Bộ phận nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu điền vào mẫu Giấy yêu cầu mở
L/C (Application for Credits) của Ngân hàng . Mỗi ngân hàng đều có mẫu
giấy yêu cầu riêng của mình và sẽ cấp cho các doanh nghiệp Nhập khẩu khi có
yêu cầu .
Căn cứ để lập Giấy yêu cầu mở L/C là hợp đồng MBNT , các thỏa thuận,
hướng dẫn của các bên giao dịch về thủ tục thanh toán và các tập quán và quy
định của Ngân hàng về việc mở Thư tín dụng .
Bên cạnh đó cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau , khi làm thủ tục yêu cầu mở
thư tín dụng ( L/C ) tại ngân hàng :
• Hợp đồng nhập khẩu
• Giấy yêu cầu mở thư tín dụng ( Application for Credit ) theo mẫu qui
định chung của mỗi Ngân hàng nhất định
• Đơn vị yêu cầu vay ngoại tệ , Đơn đề nghị mua ngoại tệ…
• Các bản cam kết
• Phương án kinh doanh và tiêu thụ hàng nhập khẩu
• Đơn yêu cầu bảo lãnh
NHÓM HiHi Page 2
GVHD: Phạm Nguyễn Hòa An Lớp KDXN3_7
Sau đó, toàn bộ hồ sơ được chuyển sang Phòng kế toán . Bộ phận kế
toán sẽ cân đối dòng tiền , số dư ngoại tệ trên tài khoản ở Ngân hàng và
kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ về mặt con số .
Bộ phận Kế toán cũng tiến hành lập 2 Uỷ nhiệm chi :
Một Uỷ nhiệm chi để ký quỹ cho Ngân hàng về việc mở L/C : số phần
trăm nhất định ( 0-100%) trị giá của L/C (tùy theo quy định của Ngân
hàng )và một Uỷ nhiệm chi trả lệ phí Ngân hàng về việc mở L/C : 0,25-
0,25 % trị giá L/C
2.3 : Các yêu cầu của Ngân hàng đối với người nhập khẩu :
• Các Ngân hàng thương mại thông thường yêu cầu các doanh nghiệp :
• Phải có những chứng từ xác nhận tính hợp pháp của việc yêu cầu mở

L/C của người yêu cầu
• Phải có đủ điều kiện uy tín và tài chính
• Ký quỹ mở thư tín dụng
Sau khi đã hoàn thành thủ tục ký quỹ, Ngân hàng sẽ phát hành L/C cho
người xuất khẩu hưởng theo các yêu cầu và đề nghị đã ghi trong giấy yêu cầu mở
L/C
3.Đôn đốc người bán giao hàng :
Sau khi đã yêu cầu Ngân hàng và được chấp nhận về yêu cầu mở L/C , bên
nhập khẩu phải tiến hành nhắc nhở đôn đốc người bán giao hàng bằng các cách
sau :
• Fax nội dung thu tín dụng đã phát hành trực tiếp cho người xuất khẩu
• Thông báo chỉ định người chuyên chở đến nhận hàng nếu trách nhiệm thuê
phương tiện chuyên chở thuộc về người nhập khẩu
• Yêu cầu thông báo chính thức số lượng hàng hóa dự kiến giao, thời gian
dự định bốc hàng lên tàu để người nhập khẩu lo liệu thu xếp phương tiện
chuyên chở
• Fax giấy yêu cầu mở L/C đã gửi cho Ngân hàng giao dịch của mình và
đưa ra điều kiện ràng buộc cho việc chính thức yêu cầu Ngân hàng mở thư
tín dụng
Tùy thuộc vào mối quan hệ giữa hai bên buôn bán mà bên nhập khẩu sẽ
biết cách đôn đốc , nhắc nhở người bán giao hàng khi thời hạn giao hàng
đến gần.
NHÓM HiHi Page 3
GVHD: Phạm Nguyễn Hòa An Lớp KDXN3_7
4.Thuê phương tiện vận tải
Việc thuê phương tiện vận tải của người nhập khẩu:
a) Căn cứ để tiến hành thuê phương tiện vận tải
- Đối tượng mua bán: hàng rời, hàng có bao bì, hàng container …
- Điều khoản số lượng/trọng lượng có trong hợp đồng
- Điêù khoản giao nhận hàng: điều kiện cơ sở giao hàng, thời gian giao

hàng, địa điểm giao hàng, nơi hàng đến…
- Điều khoản vận tải: yêu cầu về loại tàu chuyên chở, mức xếp, dỡ hàng…
b) Các phương thức thuê tàu
• Phương thức thuê tàu chợ
- Tàu chạy thường xuyên trên những tuyến nhất định, ghé vào những cảng
nhất định theo một lịch trình định sẵn
- Ưu điểm: thủ tục đơn giản cước phí định sẵn, chạy theo một lịch trình
nhất định đã được công bố nên dễ dàng cho việc thuê tàu và chủ động về
thời gian.
- Nhược điểm: cước phí thường cao, tốc độ chậm
• Phương thức thuê tàu chuyến
- Chủ tàu hay người chuyên chở cho chủ hàng thuê toàn bộ hay một phần
chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa không định kỳ, không theo một lịch
trình định trước.
- Ưu điểm: năng lực chuyên chở lớn cước phí rẻ.
- Nhược điểm: thủ tục thuê tương đối phức tạp, cước phí thường xuyên
biến động, dễ bị thujddoongj về thời gian do lịch chạy không ổn định.
• Phương thức thuê tàu định hạn
- Chủ tàu cho chủ hàng thuê hẳn một con tàu để vận chuyển hàng hóa
trong một khoản thời gian nhất định, trong thời gian này quyền sỡ hữu
vẫn thuộc về chủ tàu nhưng quyền sử dụng lại thuộc về người thuê.
c) Trình tự thuê tàu
• Trình tự thuê tàu chợ
- Chủ hàng giao dịch với hãng tàu hoặc đại lý cuaả hãng tàu để nắm thông
tin về lịch trình tàu chạy, cước phí chuyên chở và tiến hành đăng ký thuê
một khoang chở hàng trên tàu.
- Đại diện hãng tàu hoặc công ty đại lý đồng ý cho thuê nhận chuyên chở
lô hàng theo yêu cầu, hai bên giao dịch đàm phán và ký vào bảng
Booking Note.
- Đến thời gian giao hàng chủ hàng tiến hành giao hàng và nhận “Biên lai

thuyền phó”
- Thanh toán tiền cước và lấy vận đơn đường biển
NHÓM HiHi Page 4
GVHD: Phạm Nguyễn Hòa An Lớp KDXN3_7
• Thuê tàu chuyến
- Chủ hàng hỏi thông tin về gia cước và mọi điều kiện giao dịch liên quan
đến việc thuê tàu tại hãng tàu
- Bên cho thuê tàu tiến hành chào giá cước và các điều kiện chuyên chở
có liên quan
- Chủ hàng và các chủ tàu giao dịch đàm phán các vấn đề liên quan
- Ký hợp đồng chuyên chở
- Khi tàu đến chủ hàng bốc hàng lên tàu
- Thanh toán tiền cước phí chuyên chở và nhận vận đơn
Tuy nhiên để giao hàng chính xác thuận lợi và tiếc kiệm chi phí, rủi
ro… người NK phải liên hệ với người XK để nắm vững các thông tin về
ngày giờ, khối lượng, địa điểm giao hàng và các thông tin cần thiết khác
cho việc thuê phương tiện vận chuyển.
5. Mua bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu
Nếu người nhập khẩu ký kết hợp đồng thỏa thuận theo giá FOB hoặc
CFR thì người NK phải quan tâm đến việc mua bảo hiểm cho hàng hóa trong quá trình
chuyên chở một cách kịp thời.
Trong thực tế, khi tiến hành làm thủ tục mua bảo hiểm và điền vào giấy
yêu cầu bảo hiểm cho lô hàng NK người mua chưa có đầy đủ thông tin chi tiết để
cung cấp cho người bảo hiểm. Cụ thể là các thông tin về số lượng hàng chuyên chở,
tên tàu chở hàng và ngày tàu khởi hành tại cảng bốc hàng, những chi tiết này người
mua bảo hiểm( người NK) chỉ có thể biết sau khi người xuất khẩu thực sự giao hàng.
Do vậy, người NK cần quy định rõ trong hợpđồng hoặc yêu cầu người
XK sau khi giao hàng không chậm trễ thông báo bằng telex hoặc fax toàn bộ những
chi tiết liện quan đến lô hàng đã giao, các thông tin này cần thiết cho người NK mua
bảo hiểm.

Mặt khác, người NK sẽ thỏa thuận với công ty bảo hiện về các thông tin
cụ thể sẽ thông báo sau. Tuy vậy, khi lập giấy yêu cầu bảo hiểm,bên NK cần phải khai
báo trước những thông tin cần thiết liên quan đến đối tượng bảo hiểm: trị giá bảo
hiểm, hàng hóa bảo hiểm, cảng đi và cảng đến, điều kiện bảo hiểm thỏa thuận. Mọi
thông tin chính xác ghi trên đơn bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm sẽ được
thông báo ngay sau khi người XK giao hàng trong thời gian nhanh nhất.
NHÓM HiHi Page 5
GVHD: Phạm Nguyễn Hòa An Lớp KDXN3_7
6. Làm thủ tục hải quan
a) Địa điểm làm thủ tục hải quan
Doanh nghiệp NK có thể đến một trong các địa điểm sau để đăng ký hồ sơ Hải
quan cho lô hàng:
- Hải quan cửa khẩu nhập hàng
- Phòng Giám sát Quản lý trực thuộc Cục hải quan Tỉnh/Thành phố trực
thuộc Trung ương
- Các địa điểm làm thủ tục Hải quan khác ngoài cửa khẩu do Thủ tướng
Chính phủ quyết địnhtheo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải
quan. Các địa điểm này có tổ chức bộ máy hải quan hoạt động như một
đơn vị hải quan cửa khẩu và được phép làm thủ tục hải quan cho tất cả
các loại hàng hóa nhập khẩu.
b) Thời điểm và thời hạn làm thủ tục hải quan
- Đối với hàng hóa thuộc diện được miễn thuế, hàng không có thuế hoặc
thuế suất bằng không theo quy định doanh nghiệp được khai báo đăng kí
tờ khai trước khi hàng đến cửa khẩu 7 ngày.
- Hàng có thuế: DN được đăng kí tờ khai khi hàng dã về đến cửa khẩu dỡ
hàng
- Hàng NK bằng đường biển, hàng không, đường sắt: trong thời hạn 30
ngày kể từ ngày hàng đến cửa khẩu dỡ hàng ghi trên vận tải đơn, người
làm TTHQ phải đến CQHQ làm thủ tục.
- Hàng NK bằng đường bộ, đường song: ngày hàng đến cửa khẩu nhập

đầu tiên là ngày HQ cửa khẩu tiếp nhận và đăng ký hồ sơ cho người làm
TTHQ nộp và xuất trình.
c) Người ký tên trên tờ khai hải quan
- Người đại diện hợp pháp( giám đốc, phó giám đốc hoặc người được
giám đốc ủy quyền bằng văn bản) cho doanh nghiệp XNK.
- Người đại diện hợp pháp( giám đốc, phó giám đốc hoặc người được
giám đốc ủy quyền bằng văn bản) cho doanh nghiệp XNK ủy thác.
- Người đại diện hợp pháp( giám đốc, phó giám đốc hoặc người được
giám đốc ủy quyền bằng văn bản) cho doanh nghiệp làm dịch vụ thủ tục
hải quan.
d) Hồ sơ hải quan nộp và xuất trình khi làm thủ tục hải quan
- Giấy tờ phải xuất trình: Văn bản cho phép của bộ TM hoặc bộ QLCN 01
bản chính để đối chiếu với bản sao đã nộp.
- Giấy tờ phải nộp:
+ Tờ khai hải quan hàng XK: 3 bản chính
NHÓM HiHi Page 6
GVHD: Phạm Nguyễn Hòa An Lớp KDXN3_7
+ HĐMBNT hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như HĐ: 2 bản sao
+ Vận tải đơn: 1 bản sao
+ Hóa đơ thương mại: 1 bản chính và 2 bản sao
+ Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và giấy chứng nhận mã số doanh
nghiệp( chỉ nộp một lầm khi đăng ký TTHQ cho lô hàng đầu tiên tại mỗi
điểm làm TTHQ): 1 bản sao
- Đối với các trường hợp sau đây thì phải nộp thêm
+ Hàng NK có điều kiện: 1 Bản sao văn bản cho phép của bộ TM hoặc
bộ QLCN
+ Hàng không đồng nhất: 1 bản chính và 2 bản sao kê chi tiết hàng hóa
+ Đối với hàng hóa cua nước được VN cho ưu đãi theo xuất xứ: 1 bản
chính giấy xuất xứ hàng hóa
+ Hàng hóa mà VN quy định kiểm tra về chất lượng: 1 bản chính giấy

đăng kí kiểm tra về chất lượng
+Hàng hóa cần phai kiểm dịch: 1 bản chính giấy đăng ký kiểm dịch
+Hàng phải kiểm tra an toàn lao động: 1 bản chính giấy chứng nhận về
an toàn.
e) Kiểm tra sau giải phóng hàng
- DN có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ hải quan cuả những lô hàng đã giả
phóng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày giải phóng hàng và có trách
nhiệm xuất trình bộ hồ sơ cùng sổ sách, chứng từ liên quan khác cho
CQHQ khi có yêu cầu.
- Cơ quan HQ thông qua việc kiểm tra HQ lưu lại CQHQ hoặc qua các
nguồn tin khác mà phát hiện có sai lệch về số thuế phải nộp của doanh
nghiệp thì được phép kiểm tra hồ sơ lưu giữ ở doanh nghiệp cùng các sổ
sách, chứng từ khác có liên quan đến lô hàng được giải phóng.
7. Tiếp nhận hàng nhập khẩu
7.1. Những vấn đề cơ bản trong tiếp nhận hàng nhập khẩu
Để nhận hàng nhập khẩu, đơn vị kinh doanh nhập khẩu phải trực tiếp hoặc
thông qua một đơn vị nhận ủy thác giao nhận (như Vietfract, Viconchip, Vosco…) để
thực hiện. Công việc cần làm:
- Ký kết hợp đồng ủy thác cho cơ quan vận tải (ga, cảng) về việc giao nhận hàng
từ tàu ở nước ngoài về
NHÓM HiHi Page 7
GVHD: Phạm Nguyễn Hòa An Lớp KDXN3_7
- Xác nhận với cơ quan vận tải kế hoạch tiếp nhận hàng nhập khẩu từng năm,
từng quý, lịch tàu, cơ cấu mặt hàng, điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ, vận chuyển,
giao nhận…
- Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc giao nhận hàng hóa (như vận đơn, lệnh
giao hàng) nếu như tàu biển không giao những tài liệu đó cho có quan vận tải
- Thông báo cho các đơn vị trong nước đặt mua hàng nhập khẩu (nếu hàng nhập
khẩu cho một đơn vị trong nước) về dự kiến ngày hàng về, ngày thực tế tàu chở
hàng về đến cảng hoặc ngày toa xe chở hàng về sân ga giao nhận

- Thanh toán cho các cơ quan vận tải các khoản phí tổn về giao nhận, bốc xếp,
bảo quản và vận chuyển hàng nhập khẩu
- Theo dõi việc giao nhận, đôn đốc cơ quan vận tải lập biên bản (nếu cần) về
hàng hóa và giải quyết vi phạm của mình những vấn đề xảy ra trong việc giao
nhận.
• Trước khi tàu đến, đại lý tàu biển hoặc các công ty giao nhận đại diện cho
hang tàu sẽ gửi : “Giấy báo tàu đến” cho người nhận hàng, để họ biết và đến
nhận “Lệnh giao hàng” (D/O) tại đại lý/ đại diện hang tàu
• Khi đi nhận D/O cần mang theo: Vận đơn gốc và giấy giới thiệu của đơn vị.
Đại lý của hang tàu giữ lại Vận đơn gốc và giao 3 bản D/O cho chủ hàng
nhập khẩu. một số đại lý hang tàu có thu lệ phí cấp D/O. Có lệnh giao hàng
trong tay, doanh nghiệp nhập khẩu cần nhanh chóng làm thủ tục để nhận lô
hàng của mình. Nếu chậm nhân hàng , chủ hàng sẽ bị phạt lưu kho, bãi và
phải chịu mọi rủi ro tổn thất phát sinh.
- Nếu gặp trường hợp, bộ chứng từ đến chậm so với hàng hóa, bên nhập khẩu
cần suy nghĩ kỹ để chọn một trong hai giải pháp:
+ Chờ bộ chứng từ đến nếu nhu cầu nhận hàng chưa cấp bách, lô hàng được
lưu kho bãi tại cảng trong điều kiện tương đối tốt và hi vọng bộ chứng từ sẽ
nhanh chóng đến kịp thời
+ Viết công văn xin được bảo lãnh nhận hàng không có Vận đơn gốc gửi đến
ngân hàng phát hành L/C, đề nghị Ngân hàng tiến hành thủ tục cấp Bảo lãnh
nhận hàng gửi đến hãng tàu. Đồng thời cam kết thanh toán cho lô hàng trên kể
cả khi bộ chứng từ gốc đến ngân hàng có sự sai sót.
7.2. Thủ tục nhận hàng nhập khẩu
a. Đối với hàng không lưu kho, bãi tại cảng
Trong trường hợp này chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác đứng ra
giao nhận trực tiếp với tàu.
NHÓM HiHi Page 8
GVHD: Phạm Nguyễn Hòa An Lớp KDXN3_7
(1) Để cho cảng có thể tiến hành dỡ hàng, 24h trước khi tàu đến vị trí hoa

tiêu, chủ hàng phải trao cho cảng lược khai hàng hóa (2 bản), sơ đồ xếp
hàng (2 bản), chi tiết hầm hàng (2 bản), hàng hóa khổ, hàng hóa nặng
(nếu có)
(2) Xuất trình Vận đơn gốc cho đại diện của hang tàu
(3) Nhận hàng từ tàu và nhận các chứng từ cần thiết trong quá trình giao
nhận như: biên bản giám định hầm tàu, biên bản dỡ hàng, thư dự kháng,
biên bản kết toán nhận hàng với tàu, biên bản giám định, giấy chứng
nhận hàng thiếu… Các biên bản này phải lập một cách hợp lệ và trong
thời gian quy định này mới có thể khiếu nại các bên liên quan bồi
thường tổn thất
(4) Khi dỡ hàng khỏi tàu, chủ hàng có thể đưa về kho riêng để mời hải quan
kiểm hóa. Nếu hàng không có niên phong cặp thì phải mời hải quan áp
tải về kho
(5) Làm thủ tục hải quan qua các bước sau đây:
- Xuất trình và nộp các giấy tờ: tờ khai hải quan hàng nhập khẩu, giấy phép nhập
khẩu, bản kê chi tiết, lệnh giao hàng của người vận tải, hợp đồng mua bán
ngoại thương, một bản chính và một bản sao Vận đơn đường biển, giấy chứng
nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng và kiểm dịch nếu có
- Hải quan kiểm tra chứng từ
- Kiểm hóa hàng hóa
- Tính và thông báo thuế
- Chủ hàng nộp thuế và lấy giấy chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan
- Chuyên chở hoặc phân phối hàng hóa
b. Đối với hàng hóa phải lưu kho, lưu bãi tại cảng
Bước 1: cảng nhận hàng từ tàu:
(1) Dỡ hàng và nhận hàng từ tàu (do cảng làm)
(2) Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình giao nhận (cán bộ giao nhận
phải cùng lập)
(3) Đưa hàng về kho bãi cảng
Bước 2: Cảng giao hàng cho chủ hàng:

(1) Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang Vận đơn gốc,
giấy giới thiệu của cơ quan đến hang tàu để nhận lệnh giao hàng
(2) Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai
NHÓM HiHi Page 9
GVHD: Phạm Nguyễn Hòa An Lớp KDXN3_7
(3) Chủ hàng phải mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng với Invoice và
Packing lít đến văn phòng quản lý t tại cảng để xác nhận D/O và tìm vị
trí hàng, tại đây lưu một bản D/O
(4) Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu
xuất kho
(5) Chủ hàng mang phiếu xuất kho đến kho để nhận hàng và làm thủ tục hải
quan
(6) Tiến hành làm thủ tục hải quan và đưa hàng về kho riêng
c. Hàng nhập bằng container
Nếu là hàng nguyên container (FCL)
(1) Khi nhận được thông báo hàng đến , chủ hàng mang B/L gốc và giấy
giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O
(2) Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng kí kiểm hóa
(3) Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang bộ chứng từ
nhận hàng cùng D/O đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận
D/O, tại đây sẽ lưu một bản D/O
(4) Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng
Nếu hàng lẻ (LCL)
Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu
hoặc đại lý của người gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFS quy
định và làm các thủ tục như trên
8. Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu :
Theo tinh thần của Nghị định 200/CP ngày 31/12/1973 và Thông tư Liên bộ
giao thông vận tải – Ngoại thương số 52/TTLB ngày 15/1/1975 , hàng nhập khẩu khi
về qua cửa khẩu cần được kiểm tra kỹ càng, mỗi cơ quan tùy theo chức năng của mình

phải tiến hành công việc kiểm tra đó.
Cơ quan giao thông (ga, cảng ) phải kiểm tra niêm phong cặp chì trước khi dỡ
hàng ra khỏi phương tiện vận tải . Trước khi dỡ hàng ra khỏi tàu nếu phát hiện thấy
tổn thất hay nghi ngờ có tổn thất hoặc hàng hóa xếp đặt không theo lô , theo vận đơn
thì cơ quan giao thông ( ga , cảng ) mời công ty giám định lập biên bản giám định
hàng dưới tàu (Survey reports ) . Đây là biên bản mang tính chất đối tịch có chữ ký
xác nhận của 2 bên, giá trị chứng cứ hiển nhiên tuy nhiên nó chỉ nêu lên hiện tượng
chứ không xác định được mức độ và nguyên nhân gây ra tổn thất .
NHÓM HiHi Page 10
GVHD: Phạm Nguyễn Hòa An Lớp KDXN3_7
Trong khi dỡ hàng nếu phát hiện hàng hóa bị đổ vỡ hư hỏng , Cảng phải lập
biên bản hàng hư hỏng đổ vỡ với tàu .
Khi hoàn thành việc dỡ hàng ra khỏi tàu, nếu thấy hàng bị thiếu hụt , mất mát ,
thiếu nguyên kiện thì Cảng và tàu phải lập Biên bản kết toán nhận hàng với tàu
(Report on Receipt of cargo-ROROC ) và bảng kê hàng thiếu hoặc thừa so với bản
lược khai của tàu (Manifest)
Nếu tàu chở hàng đã nhổ neo rồi việc thiếu hụt mới phát hiện hay lập biên bản
thiếu hàng xong thì tàu không ký, bỏ chạy thì Cảng và chủ hàng yêu cầu Đại lý/ đại
diện của hãng tàu kiểm tra lại và cấp giấy chứng nhận thiếu
Chủ hàng XNK với tư cách là một bên đứng tên trên vận đơn cho nên có đầy
đủ tư cách để theo dõi, đôn đốc Cảng lập các biên bản cần thiết .
Trước và trong khi dỡ hàng nếu phát hiện thấy tổn thất hoặc nghi ngờ có tổn
thất thì chủ hàng phải lập Thư dự kháng (Letter of reservation ) gửi đến người chuyên
chở nhằm : bảo lưu quyền khiếu nại đối với người chuyên chở và trút gành nặng phải
chứng minh lên vai người chuyên chở
Sau khi hàng đã được dỡ ra thấy thực sự hàng có tổn thất thì phải mời Cơ quan
giám định lập biên bản giám định ( Survey Report) hay chứng thư giám định
(Certificate of Inspection)
Nếu tổn thất gây ra bởi rủi ro đã được bảo hiểm thì nên mời công ty bảo hiểm
hay đại lý công ty bảo hiểm giám định . Trường hợp còn lại mời các công ty giám

định độc lập chuyên nghiệp .
Các cơ quan kiểm dịch phải thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch nếu hàng nhập khẩu
là động vật hoặc thực vật
9. Thanh toán tiền hàng nhập khẩu.
Thanh toán là nghĩa vụ chủ yếu của người mua trong giao dịch mua hàng hóa.
Tùy theo từng phương thức thanh toán mà công việc cụ thể của mua có khác nhau.
a. Thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.
Nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng thư tín dụng khi nhận bộ chứng từ đó
bên bán chuyến tới ngân hàng mở L/C sẽ kiểm tra bộ chứng từ. nếu toàn bộ chứng từ
hoàn toàn phù hợp với yêu cầu trong L/C thì ngân hàng sẽ thanh toán (L/C at sight )
NHÓM HiHi Page 11
GVHD: Phạm Nguyễn Hòa An Lớp KDXN3_7
hoặc chấp nhận thanh toán ( Deferred pay ment L/C )và thông báo cho người nhập
khẩu. Doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu phải kiểm tra toàn bộ chứng từ rồi quyết
định thanh toán nhận hàng. Nếu chấp nhận thanh toán, người nhập khẩu còn có nhiệm
vụ chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng khi đến thời hạn thanh toán theo thỏa thuận.
Nếu bộ chứng từ xuất trình có hiện tượng “ sai biệt “ thì tùy mức độ sai biệt, người
nhập khẩu có thể từ chối thanh toán hay lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp.
b. Thanh toán theo phương thức nhờ thu.
Nếu hợp đồng nhập khẩu quy định thanh toán bằng phương thức nhờ thu thì
sau khi nhận chứng từ ở ngân hàng xuất trình, doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu
được kiểm tra chứng từ trong một thời gian nhất định, nếu trong thời gian này, doanh
nghiệp kinh doanh nhập khẩu không có lý do chính đáng từ chối thanh toán thì ngân
hàng xem như yêu cầu đòi tiền là hợp lệ. Quá thời hạn cho việc kiểm tra chứng từ ,
mọi tranh chấp giữa bên bán và bên mua về thanh toán tiền hàng sẽ được trực tiếp giải
quyết giữa các bên đó hoặc qua cơ quan trọng tài.
c. Thanh toán theo phương thức chuyển tiền.
Nếu hợp đồng nhập khẩu thảo thuận thanh toán bằng chuyển tiền sau khi nhận
hàng. Người nhập khẩu phải chuẩn bị giấy đề nghị thanh toán cho hợp đồng nhập
khẩu. Yêu cầu ngân hàng viết lệnh chuyển tiền vào tài khoản chỉ định của người xuất

khẩu tại ngân hàng người bán đã hướng dẫn. Ngoài giấy đề nghị thanh toán, người
nhập khẩu còn phải xuất trình cho ngân hàng giao dịch của mình: Hợp đồng nhập
khẩu, tờ khai hải quan và biên lai nộp thuế Nk (nếu có )
d. Thanh toán theo phương thức ghi sổ.
Nếu dùng phương pháp thanh toán ghi sổ, người nhập khẩu sau khi nhận hàng
phải lập giấy tờ báo nợ ( Debit Note ) gửi cho người bán, ghi nhận khoản nợ bằng giá
trị lô hàng. Đến định kỳ thanh toán theo thỏa thuận, lập bảng thanh toán ( Statement of
account ) gửi cho bến bán ghi nhận các số dư có và số dư nợ trong kỳ.
10. Khiếu nại và giải quyết tranh chấp
a) Khiếu nại
- Phương pháp giải quyết tranh chấp trong KDNT, các bên thương lượng trực
tiếp để giải quyết tranh chấp.
- Thông qua đó đánh giá được tính ngay thẳng uy tín của đối phương, có nên tiếp
tục giao dịch hay không
NHÓM HiHi Page 12
GVHD: Phạm Nguyễn Hòa An Lớp KDXN3_7
- Hồ sơ khiếu nại gồm:
+ Đơn khiếu nại:
Tên hàng hóa bị khiếu nại
Số lượng trị giá của số hàng bị tổn thất
Tình trạng tổn thất: hư hỏng, mất mát đổ vỡ
Số hiệu hợp đồng và ngày ký
Trị giá hợp đồng và tỷ lệ tổn thất so với trị giá HĐ
Yêu cầu của bên khiếu nại
+ Các chứng từ
Tài liệu chứng minh về quan hệ hợp đồng: bản sao HĐMB và thỏa
thuận, vận đơn đường biển, đơn bảo hiểm, hợp đồng thuê tàu
Tài liệu làm chứng cho lô hàng: hóa đơn thương mại, giấy chứng nhận
số lượng, bản kê chi tiết phiếu đóng gói
Tài liệu chứng minh về tổn thất: biên bản giám định, biên bản kết toán

nhận hàng với tàu, biên bản hàng đổ vỡ.
b) Giải quyết tranh chấp:
- Khắc phục các tranh chấp đã phát sinh trong quá trình thực hiện HĐ mua bán
ngoại thương, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng bảo hiểm để khôi phục lại trình
trạng ban đầu.
- Các phương pháp thường được áp dụng: thương lượng trực tiếp giữa hai bên,
hòa giải, đi kiện.
B. THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SX-XD THUẬN HÀO
I. Giới thiệu công ty TNHH Thuận Hào
1. Giới thiệu về công ty:
Tên tổ chức: Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Sản Xuất Xây Dựng (SX-
XD) Thuận Hào
Địa chỉ: 4/7A Hậu Giang, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
Điện thoại: (08) 8115026 - 0902602356 Fax:(84-8) 62577860
Ngày thành lập: 11/11/2007
2. Lịch sử hình thành
Là một công ty thương mại dịch vụ đa nghành nghề kinh doanh với các lĩnh
vực đăng ký tham gia như: dịch vụ vận chuyển và giao nhận hàng hóa, mua bán trang
NHÓM HiHi Page 13
GVHD: Phạm Nguyễn Hòa An Lớp KDXN3_7
thiết bị nội ngoại thất, kim khí điện máy… được thành lập vào tháng 11 năm 2007,
trụ sở chính đặt tại 4/7A Hậu Giang, Phường 4, Quận Tân Bình.Tuy chỉ mới ra đời
gần 4 năm nhưng công ty đã đạt hiệu quả cao trong kinh doanh đặt biệt trong lĩnh vực
giao nhận giữa các công ty trong và ngoài nước
Công ty được thành lập dựa trên mối quan hệ giữa các cá nhân có kinh nghiệm
làm việc lâu năm trong lĩnh vực dịch vụ thương mại và có sự tín nhiệm của công ty
với các đối tác trong và ngoài nước
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty




II. Thực trạng nhập khẩu hàng hóa tại công ty Thuận Hào
1. Nhập khẩu bằng đường hàng không



NHÓM HiHi Page 14
GIÁM
ĐỐC
P.KINH
DOANH
P.KẾ
TOÁN
P.GIAO
NHẬN
P.CHỨN
G TỪ
Lấy giấy
ủy
quyền nhận
hàng
Chuẩn bị kho
bãi và phương tiện
vận tải
Nhận và
kiểm tra chứng
từ
Ký hợp
đồng giao nhận

Thanh lý
hải quan cổng
Làm thủ
tục hải quan
Lưu hồ sơ, theo dõi thanh
toán của người nhập hàng
Kiểm tra hàng nhập
Lập biên bản giao
hàng
GVHD: Phạm Nguyễn Hòa An Lớp KDXN3_7

Sơ đồ : Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không
1.1. Ký hợp đồng giao nhận
Trước khi tiến hành công việc giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường
hàng không thì công ty Thuận Hào phải ký hợp đồng giao nhận với công ty khách
hàng là An Phat Equipment & Accesssories Co.,Ltd ở 5/13B Khu Trung Yên Mới,
đường Trung Hòa, quận Cầu Giấy Hà Nội là khách hàng quen thuộc của công ty
Thuận Hào. Vào tháng 9 năm 2011 công ty An Phát đã ký hợp đồng ngoại thương với
Wilden Pump & Engineering LLC và đã nhờ Thuận Hào làm dịch vụ giao nhận.
1.2. Nhận và Kiểm tra chứng từ:
Nhận chứng từ do An Phát fax qua: sau khi nhận được giấy báo hàng đến, An
Phát đến hãng hàng không nhận giấy tờ, chứng từ có liên quan, sau đó fax bộ chứng từ
cần thiết qua cho Thuận Hào làm hàng. Bộ chứng từ gồm có:
• Hợp đồng ngoại thương (Sales contrac) 1 bản sao (có chứng thực sao y của An
Phát)
• Hóa đơn thương mại (Invoice) 1 bản chính, 1 bản sao (có chứng thực sao y của
An Phát)
• Bản kê chi tiết hàng hóa (Packing list) 1 bản chính, 1 bản sao (có chứng thực
sao y của An Phát)
• Giấy gởi hàng hàng không (Airwaybill – AWB). Bộ AWB có thể gồm từ 8 đến

14 bản, thường là 9 bản, trong đó bao gồm 3 bản gốc (original), còn lại là bản
phụ (copy) được đánh số. Bản gốc số 3 dành cho người gởi hàng, bản gốc số 1
dành cho người chuyên chở và bản gốc số 2 dành cho người nhận hàng
• Chứng từ xuất xứ (Certificate of Origin).
NHÓM HiHi Page 15
GVHD: Phạm Nguyễn Hòa An Lớp KDXN3_7
• Một số giấy tờ khác liên quan đến lô hàng như: Thông báo chuyển tiền ngân
hàng (nếu có), giấy phép nhập khẩu (nếu mặt hàng buộc phải có giấy phép)
…….
• Sau khi nhận đầy đủ chứng từ fax qua thì nhân viên chứng từ của Thuận Hào
gọi điện để xác nhận đã nhận chứng từ An Phát fax qua
Hợp đồng ngoại thương:
Hợp đồng số: 159/ WIDEN/ TRADE 2011
Ngày: 21/9/2011
Bên bán: Wilden Pump & Engineering LLC
Địa chỉ : 22069 Van Buren Street Grand Terrace, Ca 92323
Bên mua: An Phat Equipment & Accessories Co.,Ltd
Địa chỉ: 5/13B Khu Trung Yên Mới, đường Trung Hoa, quận Cầu Giấy Hà
Nội…
Hai bên đã ký kết hợp đồng với điều khoản sau:
Tên hàng: Bơm màng Widen (P2/ PKPPP/TNU/TF/PTV/04002-6239) với số
lượng 5 bộ
Bơm màng Widen (P25/PZPPP/TNL/TF/PTV/00-10001) với số
lượng 10 bộ
Nắp chụp van khí (15-2330-23) với số lượng 5 cái
- Trị giá hợp đồng: 5.169,3 USD
- Trọng lượng: 64kg
- Cảng xếp hàng: Los Angles
- Cảng dỡ hàng: Sân bay Tân Sơn Nhất (HCM- Việt Nam)
- Thanh toán: Chuyển tiền bằng điện (TTR)

Ngoài hợp đồng nên đọc thêm những chứng từ khác như: Invoice, Packing list,
B/L…
• Kiểm tra chứng từ:
Sau khi nhận bộ chứng từ từ An Phát thì nhân viên Thuận Hào tiến hành kiểm
tra thật kỹ bộ chứng từ, nếu bộ chứng từ có vấn đề gì thì nhân viên Thuận Hào phải
báo lại cho An Phát để tu chỉnh kịp thời lại bộ chứng từ cho phù hợp, nếu bộ chứng từ
NHÓM HiHi Page 16
GVHD: Phạm Nguyễn Hòa An Lớp KDXN3_7
không có gì sai sót thì nhân viên Thuận Hào lên tờ khai hàng nhập khẩu, chuyển tiếp
cho An Phát kiểm tra, ký tên, đóng dấu để thực hiện quá trình làm hàng. Tiếp đến,
công ty tiến hành tạm ứng tiền trước cho nhân viên giao nhận khi họ đã tính toán số
tiền làm hàng và viết giấy tạm ứng.
1.3. Lấy giấy ủy quyền nhận hàng:
Khi nhận được thông báo hàng đến (Arrival Notice) từ đại lý hãng hàng
không thì An Phát fax qua cho Thuận Hào và nhân viên giao nhận Thuận Hào sẽ đến
đại lý hãng hàng không công ty TNHH Royyal Cargo VN (24/11 Lam Sơn, P2, Tân
Bình) để nhận giấy ủy quyền nhận hàng. Khi lấy giấy nhận hàng nhân viên giao nhận
cần mang theo:
Giấy giới thiệu công ty An Phát
-Giấy thông báo hàng đến ( Arrival Notice)
-Giấy gởi hàng đường hàng không (Airwaybill)
Đóng các phí: Bao gồm các cước phí sau:
-Thu Phí Ex-work
-Thu phí đại lý
-Thu phí chứng từ
-Thu cước vận chuyển quốc tế
Các phí trên được thanh toán ngay tại đại lý hãng hàng không, hóa đơn các
phí này sẽ xuất cho An Phát hay Thuận Hào, nhưng trong trường hợp này thì xuất hóa
đơn cho An Phát bằng chuyển khoản
Sau khi thu phí xong thì đại lý hãng hàng không sẽ cấp cho nhân viên giao

nhận giấy ủy quyền nhận hàng (giấy này cũng giống như lệnh giao hàng) để nhân viên
giao nhận làm thủ tục hải quan và nhận hàng tại cảng
1.4. Chuẩn bị kho bãi và phương tiện vận tải
Là công ty giao nhận nên phương tiện vận tải của Thuận Hào đầy đủ và nhanh
chóng. Điều này có lợi rất nhiều vì tiết kiệm được chi phí và chủ động thời gian. Tuy
nhiên do còn thiếu kinh phí nên hệ thống kho chưa rộng lớn và tiện dụng. Vì thế
Thuận Hào phải thuê thêm kho bãi ngoài để tiện việc giao nhận.
1.5. Làm thủ tục hải quan
NHÓM HiHi Page 17
GVHD: Phạm Nguyễn Hòa An Lớp KDXN3_7
a.Lên tờ khai hải quan hàng nhập
Là khâu quan trọng trong quá trình làm hàng, nếu có sai sót thì sẽ bị trả lại và
mất thời gian, ảnh hưởng đến quá trình làm hàng. Có ba cách lên tờ khai : khai miệng,
khai tay và khai điện tử. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp chọn cách khai báo điện
tử, trong đó có Thuận Hào
Căn cứ vào các chứng từ mà nhân viên Thuận Hào tiến hành lên tờ khai hàng
nhập với mẫu tờ khai do hải quan quy định:
- Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu HQ/2002-NK (2 bản chính), có màu
xanh nhạt, in chữ NK chìm, được mua ở chi cục hải quan và được lưu giữ tại công
ty để phục vụ cho việc lên tờ khai
- Tờ khai hải quan điện tử HQ/2009- TKĐNK (2 bản chính)
- Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu (2 bản chính) dành cho hàng hóa thuộc
diện phải khai tờ khai theo trị giá GATT/WTO (chủ yếu dành cho hàng nhập kinh
doanh)
b. Lập bộ chứng từ Hải quan:
Nhân viên giao nhận chuẩn bị thật kĩ bộ chứng từ để khai báo Hải quan gồm:
- Giấy giới thiệu của công ty An Phát.
- Phiếu tiếp nhận, bàn giao hồ sơ Hải quan: 01 bản
- Tờ khai Hải quan: 2 bản chính (01 bản lưu: Hải quan và 01 bản lưu: Người
khai Hải quan)

- Hợp đồng ngoại thương: 01 bản sao y.
- Hoá đơn thương mại: 01 bản chính, 01 bản sao y.
- Bản kê chi tiết hàng hoá: 01 bản chính, 01 bản sao y.
- Giấy gửi hàng đường không (Airwaybill-AWB): 01 bản chính và các bản
copy.
-Tờ khai trị giá tính thuế (GATT): 2 bản (01 bản lưu: hải quan và 01 bản lưu:
Người khai Hải Quan).
• Ngoài ra, tuỳ từng trường hợp mà bộ hồ sơ Hải quan bổ sung thêm:
- Trường hợp hàng hoá được giải phóng trên cơ sở kết quả giám định: 01 bản
chính.
NHÓM HiHi Page 18
GVHD: Phạm Nguyễn Hòa An Lớp KDXN3_7
- Trường hợp hàng hoá phải có giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp
luật: Giấy phép nhập khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền: 01 bản (là
bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc bản sao nếu nhập khẩu nhiều lần và phải xuất
bản gốc để đối chiếu).
- Trường hợp chủ hàng và hàng hoá được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt: Giấy
chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) 01 bản gốc và bản sao thứ 3. Nếu hàng hoá nhập
khẩu có tổng trị giá lô hàng (FOB) không vượt quá 200 USD thì không phải xuất trình
C/O.
- Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật liên quan: 01 bản chính.
- Trường hợp doanh nghiệp đăng ký làm thủ tục đầu tiên cần: Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh, giấy phép xuất nhập khẩu, giấy đăng ký mã số thuế và mã số
thuế xuất nhập khẩu.
- Trường hợp hàng hoá nhập khẩu là động vật, thực vật cần nộp giấy kiểm dịch
động thực.
1.6. Khai báo hải quan:
Mở tờ khai: Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ khai Hải quan, nhân viên giao
nhận Thuận Hào đến sân bay Tân Sơn Nhất để mở tờ khai. Nhân viên giao nhận đến
chỗ Hải quan đã được báo trước thông qua truyền mạng ở phần trả kết quả phân luồng

và hướng dẫn làm thủ tục Hải quan, để nộp bộ chứng từ và làm thủ tục thông quan
hàng hoá. Sau đó điền đầy đủ thông tin vào phiếu tiếp nhận và bàn giao hồ sơ cho Hải
quan, rồi chờ kiểm tra bộ chứng từ. Nếu sau khi kiểm tra mà bộ hồ sơ hợp lệ thì hải
quan đóng dấu lên tờ khai và ra lệnh hình thức mức độ kiểm tra Hải quan, gồm có 3
mức:
Mức 1 (Luồng xanh): Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế
hàng hoá. Do hàng hoá được mô tả rõ rang và đúng theo danh định trong biểu thuế.
Mức 2 (Luồng vàng): Kiểm tra chi tiết hồ sơ miễn kiểm tra thực tế hàng hoá.
Do hàng hoá mô tả chưa rõ ràng, hàng có thuế suất nhập khẩu mà các doanh nghiệp
thường hay vi phạm. Hàng ở luồng này sẽ do lãnh đạo cửa khẩu Hải quan xem xét lại
mức độ chính xác rồi quyết định miễn kiểm hay chuyển sang luồng đỏ.
NHÓM HiHi Page 19
GVHD: Phạm Nguyễn Hòa An Lớp KDXN3_7
Mức 3 (luồng đỏ): Kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hoá. Hàng ở
luồng này có giấy tờ phức tạp, hàng nhập khẩu chưa rõ về chính sách, khó xác định
mã hàng, chất lượng, xuất xứ, doanh nghiệp đã từng bị xử phạt về hành vi buôn lậu
hoặc gian lận trốn thuế…
Lô hàng này thì trên máy tính xác định mức 3. Nếu bộ chứng từ sai sót như:
Áp mã thuế sai thì Hải quan yêu cầu tu chỉnh lại cho phù hợp hoặc Hải quan đối chiếu
thấy doanh nghiệp nợ thuế thì bắt đóng thuế xong mới được mở tờ khai…
Vì lô hàng này không phải nộp thuế ngay và việc nộp thuế do mở tờ khai ở đâu
thì nộp thuế ở đó và lô hàng của An Phát mở tờ khai ở sân bay Tân Sơn Nhất nên nộp
thuế ở kho bạc nhà nước quận 1. Sau khi kiểm tra không có gì sai sót, cán bộ Hải quan
sẽ trả lại tờ khai cùng với kệnh hình thức( phân luồng) và mức độ kiểm tra: Nếu hàng
thuộc luồng xanh (mức 1) thì nhân viên giao nhận chờ nhận lại tờ khai ở bộ phận trả
tờ khai khi hoàn tất lệ phí Hải quan. Nếu hàng thuộc luồng vàng (mức 2) thì tờ khai
hải quan được chuyển sang bộ phận tính thuế, sau khi tính thuế xong, tờ khai sẽ được
chuyển sang bộ phận trả tờ khai sau khi hoàn tất lệ phí hải quan. Nếu hàng thuộc
luồng đỏ thì hàng sẽ chuyển sang bộ phận kiểm hoá, nhân viên giao hàng nhận phải
mang HAWB bản gốc, CMND và giấy uỷ quyền nhận hàng sang TCS đóng tiền, TCS

sẽ trả về hoá đơn và phiếu xuất kho cùng với HWAB rồi nhân viên giao nhận qua hải
quan kho nộp phiếu xuất kho cùng với HWAB và giấy kiểm hoá thực tế hàng hoá để
lấy số mang hàng ra chờ phân người kiểm hoá.
Sau khi kiểm hoá xong thì cán bộ Hải quan sẽ lên tờ khai xác định mã thuế
xem đúng không, nếu không đúng thì Hải quan áp thuế lại nhưng nhân viên giao nhận
không nhất trí thì cán bộ kiểm hoá lập biên bản yêu cầu giám định và niêm phong
hàng để nhân viên giao nhận đến trung tâm giám đị định và niêm phong hàng để nhân
viên giao nhận đến trung tâm giám định làm thủ tục xin giám định hàng hoá. Khi có
kết quả giám định thì nhân viên giao nhận nộp cho cán bộ kiển hoá để lên tờ khai.
Đối với lô hàng An Phát thì Hải quan đưa ra lệnh hình thức và mức độ
kiểm tra ở mức 3 (kiểm tra thực tế hàng hoá), kiểm tra 10% lô hàng và kết quả kiểm
tra thực tế lô hàng và kết quả kiểm tra thực tế lô hàng mà Hải quan trả về là hàng nhập
đúng khai báo.
NHÓM HiHi Page 20
GVHD: Phạm Nguyễn Hòa An Lớp KDXN3_7
Nộp lệ phí Hải quan: Sau khi có số tờ khai trên bảng trả tờ khai thì nhân viên
giao nhận nộp lệ phí để lấy lại tờ khai (lệ phí: 20.000 VNĐ).
Trả tờ khai: sau khi cán bộ Hải quan tính thuế xong và ra thông báo thuế, rồi
ký xác nhận “ Đã làm thủ tục Hải quan” vào góc cuối bên phải của tờ khai.
Cán bộ Hải quan vào sổ theo dõi và trả tờ khai (bản lưu người khai Hải quan)
cho nhân viên giao nhận khi họ hàon tất kiểm hoá. Cuối cùng nhân viên giao nhận ký
nhận mới được rút tờ khai (có dấu: “đã làm thủ tục Hải quan”).
1.7. Thanh lý hải quan cổng:
Nhân viên giao nhận phải xuất trình: Tờ khai đã đóng dấu thông quan, tờ khai
photo cho Hải quan kho xem xét các chứng từ trên rồi đóng dấu hàng đã qua khu vực
giám sát vào tờ khai và trả lại tờ khai chính và nhân viên giao nhận mang hàng về.
1.8. Kiểm tra hàng nhập, lập biên bản và giao hàng:
Khi hàng về An Phát phải kiểm tra lô hàng nhập khẩu theo đúng quy định của
cả nước.
Nhân viên Thuận Hào lập biên bản giao hàng: 2 bản (01 bản Thuận Hào, 01

bản An Phát). Trong biên bản giao hàng phải thể hiện rõ: Tên, địa chỉ người giao và
người nhận hàng, tên hàng, số lượng, phương tiện vận tải… Sau khi bàn giao đầy đủ
thì
Thuận Hào được thanh toán đầy đủ và hoàn thành quá trình giao nhận hàng
của mình với công ty An Phát.
1.9. Lưu hồ sơ, theo dõi và thanh toán của người nhập khẩu:
Sau khi hoàn tất quy trình giao nhận, nhân viên giao nhận mang toàn bộ hồ sơ
liên quan về công ty An Phát và giao cho bộ phận phụ trách lưu giữ hồ sơ (Thuận Hào
cũng lưu giữ cho mình một bộ). Bộ hồ sơ phải được lưu trữ trong vòng 5 năm để xuất
trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra.
Bộ phận kế toán của công ty Thuận Hào kết toán và lập hoá đơn phí dịch vụ
thủ tục Hải quan, chi phí vận tải, các chi phí liên quan có hoá đơn, và các chi phí liên
quan khác không có hoá đơn như: Phí bồi dưỡng cán bộ hải quan từ khâu tiếp nhận hồ
sơ đến khâu kiểm hoá, phí bốc xếp, điều động xe nâng lay hàng ra… Những phí này
NHÓM HiHi Page 21
GVHD: Phạm Nguyễn Hòa An Lớp KDXN3_7
không thể dự đoán được vì tuỳ mức giá trị lô hàng. Công ty An Phát sẽ thanh toán tất
cả các chi phí dịch vụ và nhận lại tờ khai, hoá đơn phí dịch vụ.
2. Nhập khẩu bằng đường biển:
Quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển cũng giống như quy trình nhập khẩu
bằng đường hàng không nhưng có một số quy tắc người giao nhận cần lưu ý thêm
2.1. Nhận và kiểm tra chứng từ
Sau khi công ty Thuận Hào ký hợp đồng giao nhận với chủ hàng là An Phát
Equipment & Accessories Co., LTD, với nhiệm vụ làm thủ tục thông quan nhập khẩu,
vận chuyển hàng hóa an toàn và giao cho người nhận tại địa điểm mà người nhận
hàng chỉ rõ trong hợp đồng kinh tế đã ký. Người nhận hàng sẽ cung cấp cho phòng
giao nhận của công ty giao nhận một bộ hồ sơ gồm:
Bill of lading (1 bản gốc)
Packing list (1 bản gốc)
Commercial invoice (1 bản gốc)

Certificate of origin (1 bản gốc)
Contract (1 bản chính)
Khi nhận được bộ hồ sơ gốc, nhân viên giao nhận phải ký xác nhận đủ 5 chứng
từ đã nêu trên. Sau đó sẽ photo ra thành nhiều bản nhằm phục vụ công việc lúc cần
thiết, tùy theo tính chất công việc mà người chủ hàng cần chứng nhận sao y trong
trường hợp cần thiết. Khi sao y người chứng nhận sẽ ký tên, đóng dấu, chức vụ của
người chứng nhận sao y bản chính cùng với dấu sao y bản chính và con dấu của doanh
nghiệp nhập khẩu. Sau khi người nhập khẩu nhận được giấy báo hàng đến thì chuyển
cho phòng giao nhận, nhân viên giao nhận sẽ kiểm tra xem có phải lô hàng cần nhập
không bằng cách đối chiếu vận đơn.
2.2. Lấy lệnh giao hàng
Khi ngày dự kiến tàu gần đến, nhân viên giao nhận sẽ liên hệ với hãng tãu để
biết ngày tàu cập cảng dỡ. Sau khi biết tàu đã cập cảng dỡ, nhân viên giao nhận cầm
vận đơn gốc (bill of lading ) hoặc vận đơn surrender và giấy giới thiệu cùng giấy
chứng minh đến hãng tàu để lấy D/O. Trình những chứng từ mang theo cho nhân viên
hãng tàu và trả phí phải đóng. Khi nhận D/O thì trên D/O sẽ được văn phòng đại diện
đóng con dấu của hãng tàu. Nhân viên giao nhận cần kiểm tra thông tin chủ yếu như:
tên tàu, số vận đơn, tên địa chỉ người nhận hàng, người gởi hàng, tên hàng, loại hàng,
vì hàng công ty An Phát là hàng lẻ nên kiểm tra số kiện và khối lượng, nếu hàng
nguyên container thì xem số lượng container, loại container, mã số container, số seal,
NHÓM HiHi Page 22
GVHD: Phạm Nguyễn Hòa An Lớp KDXN3_7
khối lượng mỗi container và số kiện của mỗi container, cảng bốc, cảng dỡ và chú ý
thời hạn hiệu lực của D/O trong vấn đề lưu kho, lưu bãi, lưu container.
2.3. Lên tờ khai
Hiện nay hòa nhập với xu hướng hiện đại, giảm thời gian và chi phí cho công
việc, hải quan điện tử ra đời mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhập khẩu. Khi
áp dụng việc khai báo hải quan công ty Thuận Hào đã sử dụng phần mềm khai báo hải
quan do công ty THAISONSOFT cung cấp.Trình tự khai báo hải quan điện tử như
sau:

Bước 1: Công ty Thuận Hào thực hiện khai hải quan điện tử, tờ khai trị giá theo đúng
tiêu chí và khuôn dạng chuẩn gởi tới hệ thống cơ quan hải quan
Bước 2: Nhận thông tin phản hồi từ hải quan về số tờ khai hải quan, kết quả phân
luồng
Bước 4: In tờ khai trên hệ thống và nhận hàng
2.4. Đăng ký tờ khai
Việc đăng ký tờ khai hải quan điện tử tương đối đơn giản, theo mẫu sẳn có
nhưng đòi hỏi người khai phải cẩn thận và có kiến thức nghiệp vụ. Sau khi khai báo
thành công được hải quan cấp mã tờ khai, nhân viên giao nhận công ty Thuận Hào đã
tiến hành in và đến trực tiếp hải quan cảng Vict làm thủ tục hải quan.
Bộ hồ sơ hải quan điện tử hàng nhập của An Phát như sau:
- Tờ khai hải quan điện tử theo mẫu số 2095067 (2 bản chính)
- Hợp đồng mua bán hàng hóa số 07/11 AP-KUK (1 bản sao)
- Hóa đơn thương mại số A109047 ( 1 bản chính )
- Vận đơn số KBHCM -071-018-11JP (1 bản chính)
- Bản kê chi tiết hàng hóa (1 bản chính)
- Chứng nhận xuất xứ (1 bản chính)
Hải quan tiếp nhận và kiểm tra chi tiết hồ sơ thuế giá, kiểm tra hàng hóa thực
tế. Nhân viên giao nhận đóng lệ phí hải quan và nhận hồ sơ để tiến hành ra kho nhận
hàng
NHÓM HiHi Page 23
GVHD: Phạm Nguyễn Hòa An Lớp KDXN3_7
2.5. Kiểm hóa
Sau khi mở tờ khai hải quan thì Hải quan tiến hành kiểm hóa hàng hóa xem có
đúng trong hợp đồng, Invoice, Packing list hay C/O không. Nhân viên giao nhận sẽ
đến bảng phân công kiểm hóa để tìm hiểu cán bộ kiểm hóa nào sẽ kiểm tra hàng mình.
Cần nhanh chóng xác nhận lô hàng nằm vị trí nào để dẫn kiểm hóa viên đến kiểm tra
hàng hóa. Vì lô hàng của Công ty An Phát là hàng lẻ nên nhân viên giao nhận vào kho
CFS gặp thủ kho, trình D/O yêu cầu cho biết vị trí hàng để kiểm hóa.
2.6. Tính thuế

Hồ sơ sau khi ký duyệt sẽ chuyển qua đội thuế, thuế được đóng trong vòng 30
ngày kể từ ngày có thông báo thuế
2.7. Nhận và thanh lý lô hàng
Vì hàng của Công ty An Phát là hàng lẻ, tổng cộng 30 carton nên nhân viên
giao nhận sẽ cho xe vào kho CFS, trong khi chờ nhận hàng sẽ trình D/O và nhận phiếu
xuất kho. Khi cho xe tiến hành bốc hàng, thủ kho giữ 1 bản còn 2 bản phiếu xuất kho
nhân viên giao nhận giữ. Nhân viên giao nhận cầm hai phiếu xuất kho cùng một D/O
và tờ khai ra hải quan cổng thanh lý hàng, hải quan cổng đóng dấu vào hai phiếu xuất
kho, nhân viên giao nhận đưa bản màu hồng cho chủ xe để khi ra cổng xe sẽ đưa cho
hải quan cổng để được phép ra cổng, còn một bản nhân viên giao nhận giữ
NHÓM HiHi Page 24

×