Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đề vào 10 môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.75 KB, 12 trang )

Đề khảo sát chất lợng ôn vào 10 năm 2011-2012
( thời gian làm bài 120 phút)
Cõu 1: (3.5 im)
Nm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
Bố ở chiến khu bố còn việc bố,
Mày có viết th chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn đợc bình yên!

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
1. Những câu thơ trên trích trong bài thơ nào? của ai ? ho n cảnh sáng tác?
2. So sánh sự việc xảy ra với lời bà dặn cháu trong đoạn thơ, ta thấy một phơng
châm hội thoại bị vi phạm. Đó là phơng châm nào ? Sự không tuân thủ phơng châm
ấy có ý nghĩa gì?
3. Hai câu cuối đoạn thơ không nhắc lại bếp lửa mà thay bằng ngọn lửa. điều
đó có ý nghĩa gì?
4. Viết đoạn văn 10 câu cảm nhận của em về hình ảnh ngời bà trong đoạn thơ
đã trích theo cách lập luận tổng- phân hợp. Trong đoạn có một câu dùng phụ
chú, một câu dùng phần tình thái.
Cõu 2 (2 im): Vit mt bi vn ngn (khong 01 trang giy thi) trỡnh
by suy ngh ca em v cỏch ng x tt p trong quan h bn bố.
Cõu 3: (4.5 im)
Có ý kiến nhận xét về Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến
Duật nh sau: Bài thơ đã sự sáng tạo một hình ảnh độc đáo những chiếc xe không
kính, qua đó khắc họa nổi bật hình ảnh những ngời lính lái xe ở Trờng Sơn
trong thời kì khắng chiến chống Mĩ cứu nớc, với t thế hiên ngang, tinh thần
dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ và ý chí


chiến đấu giải phóng miền Nam.
Hãy phân tích bài thơ để làm rõ nhận xét trên.

Hớng dẫn chấm
Cõu 1: (3.5 im)
1. Bếp lửa 0.25đ Bằng Việt 0.25đ - sáng tác năm 1963 khi tác giả đang là
sinh viên học ở nớc ngoài (0.5 điểm)
2. Phơng châm về chất 0.25đ - bà không muốn cha mẹ cháu biết khó khăn ở
nhà để yên tâm công tác 0.25đ - bà là ngời giàu đức hi sinh yêu con cháu vàyêu
quê hơng đất nớc o.25đ.
3. Bếp lửa thay bằng ngọn lửa mang ý nghĩa trìu tợng khái quát:Bà không chỉ là
ngời nhóm lửa,giữ lửa mà còn là ngời truyền lửa 0.25đ
- Ngọn lửa lòng bà là ẩn dụ chỉ niềm tin, tình yêu của bà với con cháu và
đất nớc với kháng chiến.0.25đ
4. a. Đoạn văn (1đ) cần nêu các ý :
- Nỗi vất vả
- Tình yêu thơng đức hi sinh sủa bà
- Niềm tin vào kháng chiến
* Diễn đạt mạch lạc bố cục hợp lí Nếu không đúng hình thức đoạn văn nh yêu
cầu trừ 0,25đ
b. viết đúng câu có thành phần phụ chú và tình thái (0.25đ)
Cõu 2 (2 im)
a.Yờu cu v k nng
- Nm phng phỏp lm bi ngh lun xó hi.
- B cc v h thng ý sỏng rừ.
- Bit vn dng phi hp nhiu thao tỏc ngh lun (gii thớch, chng
minh, bỡnh lun ).
- Vn trụi chy, lp lun cht ch, dn chng thuyt phc. Khụng mc
li din t; khụng sai li chớnh t, dựng t, ng phỏp; trỡnh by bi rừ rng.
b. Yờu cu v kin thc

- Gii thiu c vn ngh lun
- Cỏch ng x tt p l thỏi giao tip, cỏch i ói, i x õn tỡnh,
yờu thng, trõn trng i vi bn bố.
- Ngi i x tt p vi bn bố l ngi bit trõn trng bn, yờu
thng bn, trong nhng va chm thỡ luụn v tha, nhõn hu, giỳp bn nhn ra
khuyt im v sa cha hc sinh cn cú dn chng lm ni bt ý
- Lờn ỏn, phờ phỏn nhng hin tng tiờu cc: khụng bit trõn trng,
yờu thng bn, i x thụ bo vi bn
- Rốn li sng, cỏch ng x tt p vi bn bố.
Cõu 3: (4.5 im)
Bài làm đạt các yêu cầu sau:
- Hình thức: Kiểu bài nghị luận văn học phân tích bài thơ đẻ chúng minh làm
rõ một nhận xét. Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng. Biết vận dụng các thao tác
phân tích, giải thích để chứng minh làm rõ vấn đề. Lập luận chặt chẽ, logic. Biết
dựng đoạn, liên kết câu đoạn. Lời văn nghị luận kết hợp các yếu tự sự, miêu tả, biểu
cảm tạo cách lập luận chặt chẽ và có sức lôi cuốn.
- Nội dung: Làm rõ nội dung nhận xét về bài thơ của Phạm Tiến Duật: Bài thơ
đã sự sáng tạo một hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính, qua đó khắc
họa nổi bật hình ảnh những ngời lính lái xe ở Trờng Sơn trong thời kì khắng
chiến chống Mĩ cứu nớc, với t thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó
khăn nguy hiểm, niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ và ý chí chiến đấu giải phóng
miền Nam. Từ đó phân tích làm rõ các luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm: Phân tích
hình ảnh những chiếc xe không kính độc đáo để từ đó phân tích làm rõ hình ảnh
những chiến sĩ lái xe trên tuyến đờng Trờng Sơn hiên ngang, dũng cảm. Trong quá
trình phân tích làm rõ nhận xét về cần kết hợp đa ra những nhận xét, đánh giá, bình
luận về cách xây dựng hình ảnh thơ của tác giả. Có thể căn cứ theo gợi ý từng phần
trong dàn bài sau, tơng ứng với một số điểm tối đa để chấm điểm bài văn:
A. Mở bài. - 0,25 điểm
- Dẫn dắt vấn đề:
- Nêu vấn đề, trích dẫn nhận xét.

B. Thân bài: - 4 điểm
* Khái quát làm rõ tính độc đáo trong xây dựng hình ảnh thơ của tác giả -
Giải thích, nêu nội dung nhận xét: - đ ợc 0.5 điẻm
- Hình ảnh độc đáo của những chiếc xe không kính:
- Hình ảnh những chiến sĩ láI xe Trờng Sơn với t thế hiên ngang, tinh thần dũng
cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ và ý chí chiến đấu
giải phóng miền Nam.
* Lần lợt phân tích hình ảnh chiếc xe không kính, hình ảnh những chiến sĩ
lái xe để làm rõ nhận xét - đ ợc 3.5 điểm
+ Phân tích hình ảnh những chiếc xe không kính trong khổ thơ đầu và khổ
thơ cuối.
=> Làm rõ mức độ khốc liệt của chiến tranh qua hình ảnh chiếc xe qua việc phân
tích từ ngữ, chi tiết về hình ảnh chiếc xe.
+ Phân tích làm rõ vẻ đẹp của hình ảnh ngời lính lái xe trên tuyến đờng Tr-
ờng Sơn.
- Phân tích làm rõ t thế của ngời lính lái xe:
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
- Phân tích làm rõ tinh thần lạc quan, tin tởng vào chiến thắng của ngời lính lái
xe:
Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phụ tóc trắng nh ngời già
Cha cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cời ha ha
Không có kính, ừ thì ớt áo
Ma tuôn ma xối nh ngoài trời
Cha cần thay, gió lùa khô mau thôi.
- Phân tích hình ảnh ngời lính lái xe trong khổ thơ cuối để làm rõ điều đã làm
nên sức mạnh để ngời lính lái xe vợt qua khó khăn, gian khổ là gì?
Không có kính, rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xớc,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trớc:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
=> Từ việc phân tích có thể bàn luận, mở rộng vấn đề: Ngợi ca tinh thần yêu nớc, lí
tởng sống của thanh niên khi đất nớc có chiến tranh,
C. Kết bài: - đ ợc 0,25 điểm
Khẳng định vấn đề; Bày tỏ tình cảm, suy ghĩ về vấn đề phân tích.
* Biểu điểm: Chấm theo thang điểm 4.5, dựa vào mức điểm tối đa của từng phần
và các yêu cầu cần đạt về nội dung, hình thức nêu trên cùng các gợi ý trong dàn
bài, giáo viên chấm điểm thành phần sau đó tổng điểm. Mỗi ý có thể chấm dến
điểm lẻ 0,25đ. Những ý văn hay, độc đáo hợp với với đề tài đợc bàn có thể cho
điểm cộng (không quá 0,25/ý). Học sinh có thể phân tích theo những cách lập luận
khác nhng đảm bảo liên kết chủ đề, logíc và hợp lí về hình thức vẫn chấm theo mức
diểm qui định.
Lu ý: Trờn õy ch l nhng nh hng, khi chm giỏo viờn cn khuyn khớch
nhng bi vn cú cm xỳc v bi lm sỏng to ca hc sinh

Đề khảo sát chất lợng ôn vào 10 năm 2011-2012
( thêi gian lµm bµi 120 phót)
Câu 2 : (2 điểm)
Suy nghĩ của em từ ý nghĩa câu chuyện sau:
Diễn giả Le-o Bu-sca-gli-a lần nọ kể về một cuộc thi mà ông làm giám
khảo. Mục đích của cuộc thi là tìm ra đứa trẻ biết quan tâm nhất. Người thắng
cuộc là một em bé bốn tuổi.
Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc,
cậu bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế.
Khi mẹ em bé hỏi em đã trò chuyện những gì với ông ấy, cậu bé trả lời: "Không có
gì đâu ạ. Con chỉ để ông ấy khóc."
(Theo "Phép màu nhiệm của đời" - NXB Trẻ, 2005)
Câu 3 : (2 điểm)

A- Yêu cầu:
I/ Về kĩ năng: HS trình bày dưới dạng bài văn nghị luận xã hội, có hệ thống luận
điểm rõ ràng, chính xác, khoa học.
Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng
từ, đặt câu.
II/ Về kiến thức:
1. Giải thích được nội dung cơ bản của chuyện: .( 0.5 điểm)
- Em bé đạt giải trong cuộc thi vì em là người biết quan tâm, chia sẻ nỗi đau
với người khác.
- Người được chia sẻ không đòi hỏi gì, chỉ cần một chỗ dựa trong lúc đau đớn
cũng là quá đủ.
- Cách em bé quan tâm đến người khác cũng rất "trẻ con": ngồi vào lòng
người hàng xóm. Thế nhưng đó là cách chia sẻ hiệu quả nhất ngay trong tình
huống ấy.
2. Chứng minh, bình luận về nội dung câu chuyện: .( 0.5 điểm)
- Trong cuộc sống, đôi khi con người gặp phải những mất mát, đau thương,
cần có một mối đồng cảm từ những người xung quanh. (dẫn chứng)
- Biết quan tâm, sẻ chia với người khác là một hành động đẹp. Nhưng cách
thể hiện sự quan tâm đó như thế nào còn tuỳ thuộc ở mỗi người. (dẫn chứng)
3. Bài học cho bản thân. .( 0.5điểm)
- Trong cuộc sống, có những bài học vô cùng quý giá mà ta học được từ
những điều hết sức bất ngờ. Những em bé đôi khi cũng có những việc làm mà mọi
người phải suy ngẫm.
- Thấu hiểu và chia sẻ với nỗi đau của người khác là mình đã làm được một
việc ý nghĩa.
- Sống đẹp sẽ nhận được cái đẹp từ cuộc sống
*Mở b i - Kà ết b i.(à 0.5điểm)
Câu 2: (2 điểm) Cho đoạn văn:
“ Tôi rất khiêm tốn nhưng cũng rất kiên quyết đề nghị mở ra một nhà băng
lưu trũ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân. Để cho nhân loại tương

lai biết rằng sự sống đã từng tồn tại ở đây, bị chi phối bởi đau khổ và bất công
nhưng cũng đã từng biết đến tình yêu và biết hình dung ra hạnh phúc. Để cho nhân
loại tuơng lại hiểu điều đó và làm sao cho ở mọi thời đại, người ta đều biết tên
những thủ phạm đã gây ra những lo sợ, đau khổ cho chúng ta đã giả điếc làm ngơ
trước những khẩn cầu hòa bình, những lời kêu gọi làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn,
để mọi người biết rằng những phát minh dã man nào, nhân danh những lợi ích ti
tiện nào, cuộc sống đó đã bị xóa bỏ khỏi vũ trụ này.”
( Trích “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” - G.G Mác-két)
Bằng văn bản (dài không quá một trang giấy thi) trong đó có sử dụng lời
dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp, em hãy trình bày cảm nhận của em về suy nghĩ,
thái độ và cách nói của tác giả trong đoạn văn trên.
Câu 2: Những gợi ý và biểu điểm:
1) Hình thức văn bản: (1 điểm)
- Bảo đảm các yêu cầu của văn bản nghị luận với hệ thống lý lẽ, dẫn chứng
lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục - dựa vào đoạn văn để dùng lời dẫn chứng
trực tiếp, lời dẫn gián tiếp (bảo đảm số dòng đến mức tối đa là trong một trang giấy
thi)
2) Yêu cầu nội dung: (2 điểm)
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn văn. Giá trị đoạn văn là lời kêu gọi,
bức thông điệp.
- Thấy được suy nghĩ, thái độ của Mác-két qua sáng kiến đề nghị “Mở ra
một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau tai hoạn hạt nhân”.
- Thái độ đấu tranh của tác giả quyết liệt thể hiện qua cách lập luận đanh
thép nhằm tố cáo những kẻ “giả điếc làm ngơ trước những lời khẩn cầu hòa bình”,
“những lời kêu gọi làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn”
- Lối nói, lối viết độc đáo, cách sử dụng các điệp từ, điệp ngữ linh hoạt.
- Đoạn văn đã làm rực sáng trí tuệ vầ tâm hồn nhà hoạt động xã hội lỗi lạc,
nhà đấu tranh cho các dân tộc trên hành tinh.
Câu 3: (6 điểm)
Phân tích hình tượng các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện

Những ngôi sao xa xôi của tác giả Lê Minh Khuê.Qua truyện ngắn này và những
tác phẩm khác đã học cũng viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ, em hình dung và
hiểu biết được gì về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ ấy ?
Câu 3: 6,0 điểm
a/ Kỹ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận văn học; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát,
không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b/ Kiến thức:
HS có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý
chính sau:
-Hoàn cảnh sống và chiến đấu rất gian khổ, hiểm nguy của cá nhân vật nữ
thanh niên xung phong
-Mặc dú thế , họ vẫn có tinh thần tự nguyện đón nhận trách nhiệm đối với
cuộc chiến khốc liệt.Đó cũng chính là tinh thần và ý chí của các thề hệ trẻ trong
thời kháng chiến chống Mỹ
-Những nữ thanh niên xung phong trong truyện mang trong mình những
phẩm chất , tính cách cao đẹp và đáng yêu đầy nữ tính .Họ sẵn sàng “Xẻ dọc
Trường Sơn đi cứu nước ; Mà lòng phơi phới dậy tương lai.”
-Ở những nhân vật nữ thanh niên xung phong còn hấp dẫn người đọc với sự
cống hiến, hy sinh, của cách sống đẹp và hết sức trong sáng, hồn nhiên.đó cũng là
nét tính cách tiêu biểu của thế hệ trẻ trong thời ký kháng chiến chống Mỹ.
-Truyện sử dụng vai kể là nhận vật chính , có cách kể chuyện tự nhiên, ngôn
ngữ sinh động, trẻ trung và đặc biệt thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân
vật
*HS cần mở rộng ra các nhân vật trong những tác phẩm cũng viết về đề tài
chống Mỹ cứu nước để làm rõ những phẩm chất tốt đẹp của thế hệ trẻ trong một
thời oanh liệt đấy máu và nước mắt .Thông qua một số tác phẩm tiêu biểu cũng
viết về đề tài chống Mỹ cứu nước như :Ánh trăng;Bài thơ về tiểu đội xe không
kính; Chiếc lược ngà; Lặng lẽ SaPa… cần làm sáng tỏ những phẩm chất tốt đẹpcảu
thế hệ trẻ thời chống Mỹ cứu nước như: Yêu nước, căm thù giặc, chiến đấu dũng

cảm, tinh thần lạc quan cao độ.
Như vậy, truyện Những ngôi sao xa xôi làm nổi bật tâm hồn trong sáng ,
giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh mất
mát nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên
tuyến đường Trường Sơn.Đó là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam
trong thời kháng chiến chống Mỹ.
BIỂU ĐIỂM
-Điểm 5-6:
+Bài viết đầy đủ các ý nêu trên, có nội dung phong phú, giàu cảm xúc.nêu được
những dẫn chứng tiêu biểu
+Văn viết lưu loát, có hình ảnh, biểu cảm
+Có thể còn mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
-Điểm 3-4:
Cơ bản đáp ứng yêu cầu trên, văn lưu loát, có dẫn chứng minh họa, mắc vài lỗi
chính tả, dùng từ
-Điểm 1-2:
Chưa hiểu đề, ý sơ lược, diễn đạt lủng củng, mắc nhiều lỗi các loại
-Điếm 0:
Lạc cả nội dung và phương pháp hoặc chỉ viết vài dòng không rõ nội dung
Câu 3 (3 điểm):
ĐỪNG SỢ VẤP NGÃ
Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập
chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và
suýt chết đuối phải không ? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh
trúng bóng không ? Không sao đâu vì …
(Ngữ văn 7, tập 2, trang 41)
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) để trình bày lí do vì
sao chúng ta không nên sợ vấp ngã.
Câu3:Viết bài văn ngắn trình bày lí do vì sao không nên sợ vấp ngã. (3,0)
a.Yêu cầu về kĩ năng

- Nắm phương pháp làm bài nghị luận xã hội.
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải
thích, chứng minh, bình luận… ).
- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp; trình bày bài rõ ràng.
b. Yêu cầu về kiến thức
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận 0,25
- Vấp ngã được hiểu là không đạt được điều mình muốn, không được như ý, thất
bại.
- Cuộc sống luôn có những gian truân, trở ngại mà khả năng con người có hạn nên
chúng ta thường gặp phải những việc không như ý. Tuy nhiên, thất bại có thể là
môi trường rèn luyện ý chí để trưởng thành.
- Với bản lĩnh, ý chí, ta có thể biến thất bại thành kinh nghiệm, sự trải nghiệm để
thành công sau này.
- Không nên lo sợ khi vấp ngã vì “thất bại là mẹ thành công”. Với sự nỗ lực, bản
lĩnh, ý chí, kiên trì, chúng ta sẽ vượt qua khó khăn và đạt được kết quả tốt đẹp.
- Lưu ý: học sinh cần có dẫn chứng để làm sáng tỏ. 1,75
- Phê phán những người nhụt chí khi thất bại, không dám đối đầu với thử thách …
- Rèn ý chí, thái độ sống đúng đắn.
Cho đoạn văn sau:
“Thiếp nếu đoan trang, giữ tiết, trinh bạch, gìn lòng, vào nước xin làm ngọc
Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng
dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu
khắp mọi người phỉ nhổ”.
Câu 1:(1đ)
Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào, văn bản ấy trích từ tập truyện
nào, của ai, nguyên bản được viết bằng chữ gì?
Câu 2: (1đ)

Đoạn văn trên có dùng những điển tích gì,? Nêu ý nghĩa của việc dùng điển
tích đó.
Câu 3: (1đ)
Đoạn văn trên có dùng lối văn nào? Nêu hiểu biết của em về lối văn ấy.
Câu 4: (1đ)
Nhân vật bày tỏ nỗi niềm trong đoạn văn trên là ai? Điều muốn bày tỏ là gì?
Câu 5: (3đ)
Viết một đoạn văn, có dùng câu chủ đề, nội dung nêu cảm nghĩ của em về vẻ
đẹp của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương. Nêu rõ cách trình bày
đoạn văn của em và gạch chân câu chủ đề.
Câu 6: (3đ)
Vận dụng kiến thức đã học về từ láy để nêu cái hay của việc sử dụng từ láy
trong khổ thơ sau:
“ Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nấm đất bên đường
Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng, nửa xanh”.
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Câu 1: (1đ)
- Đoạn văn trích trong văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương. (0.25đ)
- Thuộc tác phẩm: Truyền kì mạn lục. (0.25đ)
- Tác giả : Nguyễn Dữ. (0.25đ)
- Nguyên bản: Theo lối văn xuôi chữ Hán. (0.25đ)
Câu 2: (1đ)
- Đoạn văn trên có dùng điển tích: ngọc Mị Nương, cỏ Ngu Mỹ. (0.5đ)
- Ý nghĩa của việc dùng điển tích: Thể hiện sự trong sáng, chung thuỷ của Vũ
Nương. (0.5đ)
Câu 3:(1đ)
- Đoạn văn trên dùng lối văn biền ngẫu. (0.5đ)
- Nêu được nội dung và tác dụng của lối văn biền ngẫu. (0.5đ)

Câu 4:(1đ)
- Nhân vật bày tỏ nỗi niềm trong đoạn văn là Vũ Nương. (0.5đ)
- Muốn bày tỏ với trời đất về nỗi oan của mình. (0.5đ)
Câu 5:(3đ)
- Viết đúng hình thức đoạn văn (0.25đ)
- Nêu được cách trình bày nội dung khớp vị trí câu chủ đề đã gạch chân.(0.75)
- Có câu chủ đề nêu vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. (1.0đ)
- Các câu còn lại hướng tới hoặc diễn giải câu chủ đề, làm cho nội dung đoạn văn
đáp ứng yêu cầu để bài nêu ra. (1.0đ)
Câu 6: ( 3đ)
* Hình thức. (0.5đ)
+ Bài viết có bố cục rõ ràng gồm 3 phần.
+ Văn viết mạch lạc, sai không quá 5 lỗi chính tả.
* Nội dung. (2.5đ)
GV vận dụng linh hoạt, phù hợp bài cụ thể, cần đảm bảo các ý sau để cho điểm:
- Tác giả sử dụng một loạt từ láy: "Nao nao","nho nhỏ"."dầu dầu","sè sè".
+ Dùng từ tinh tếm chính xác gợi cảm xúc cho người đọc.
+ Vừa gợi tả được hình ảnh của vật, vừa thể hiện tâm trạng con người.
- Cái hay của hai từ láy "nao nao","nho nhỏ" là gợi tả cảnh sắc mùa xuân lúc chị
em Thuý Kiều du xuân trở về: Cảnh thanh tao, trong trẻo, êm dịu. Gợi tả cảm giác
bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân và linh cảm về một điều gì đó
không tốt sẽ đến trong tương lai.
- Cái hay của hai từ láy "sè sè", " dầu dầu": gợi tả hình ảnh nấm mồ nhỏ bé, lẻ loi,
đơn độc, lạc lõng giữa ngày lễ tảo mộ và bức tranh cảnh vật thê lương, ảm đạm,
nhuộm màu u ám,
(Điểm toàn bài là: 0; 0.5;1.0 9.5;10.0.)
Câu 4: (13 điểm)
Văn häc Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 bªn c¹nh h×nh ảnh người lÝnh
trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc còn cã h×nh ¶nh của con người lao động mới.
Bằng những hiểu biết về văn học giai đoạn này, em hãy làm sáng tỏ.

Câu 4:(13 điểm)
A. Yêu cầu.
I. Kĩ năng:
- Học sinh hiểu đúng yêu cầu đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Bố
cục rõ ràng, luận điểm khoa học, chặt chẽ, phép lập luận phù hợp.
- Lời văn chính xác, sinh động, có cảm xúc.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
II. Kiến thức:
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những cảm nhận
riêng, miễn là phù hợp yêu cầu của đề. Với đề bài này cần đảm bảo những ý sau:
1. Giải thích nhận định: ( 2 điểm)
- Hiện thực của đất nước ta từ 1945 đến 1975 là hiện thực của những cuộc
kháng chiến vệ quốc vĩ đại và công cuộc xây dựng cuộc sống mới đi lên chủ nghĩa
xã hội của. Hiện thực đó đã tạo nên cho dân tộc Việt Nam một vóc dáng nổi bật:
vóc dáng người chiến sĩ luôn trong tư thế chủ động chiến đấu chống kẻ thù, vóc
dáng của con người mới xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Hình ảnh
người chiến sĩ và người lao động mới hoà quyện tạo nên vẻ đẹp của con người dân
tộc Việt Nam. Và điều này đã làm nên hơi thở, sức sống của văn học thời kì 1945 -
1975.
2. Chứng minh. ( 9.5 điểm)
a. Hình ảnh người chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc: họ là những con
người ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi và nổi bật với lòng yêu nước, ý chí quyết tâm
chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, với tình đồng đội cao cả, sắt son, tinh thần lạc
quan .( 1 điểm)
- Họ là những con người ở mọi tầng lớp, lứa tuổi như: người nông dân mặc
áo lính (Đồng chí của Chính Hữu), những chàng trai trí thức vừa rời ghế nhà
trường (Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật), những cô thanh
niên xung phong (Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê), là em bé liên lạc
(Lượm của Tố Hữu) .( 1.5 điểm)
- Họ là những người lính, người chiến sĩ có lòng yêu nước sâu sắc, có ý chí

quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. (dẫn chứng) .( 1,5
điểm)
- Hoàn cảnh sống chiến đấu đầy khó khăn, gian khổ song họ luôn có tinh
thần lạc quan và tình đồng chí, đồng đội cao đẹp (dẫn chứng) ( 1.5 điểm)
b. Hình ảnh người lao động mới: họ xuất hiện với tư cách là những người làm
chủ cuộc sống mới, họ lao động, cống hiến một cách hăng say, hào hứng, sẵn sàng
hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình vì những lí tưởng cao cả và tương lai đất nước.
.( 1.0 điểm)
- Người lao động trong "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy cận mang nhịp thở
tươi vui, hăm hở, hoà mình cùng trời cao biển rộng: họ ra khơi với niềm hân hoan
trong câu hát, với ước mơ trong công việc, với niềm vui thắng lợi trong lao động.
Đó là những con người mang tầm vóc vũ trụ, hăm hở ra khơi bằng tất cả sức lực và
trí tụê của mình.(Dẫn chứng). .( 1,5 điểm)
- "Lặng lẽ SaPa" của Nguyễn Thành Long mang nhịp thở của người lao động
mới với cách sống đẹp, suy nghĩ đẹp, sống có lí tưởng, say mê, miệt mài trong
công việc, quên mình vì cuộc sống chung, vô tư thầm lặng cống hiến hết mình cho
đất nước. Cuộc sống của họ âm thầm, bình dị mà cao đẹp (Dẫn chứng .
(1,5 điểm)
3. Đánh giá, bình luận: .( 1,5 điểm)
Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 đã đáp ứng được những yêu cầu của
lịch sử và thời đại. Ở ngoài tiền tuyến khói lửa là hình ảnh của những người lính
dũng cảm, kiên cường. Nơi hậu phương là những người lao động bình dị mang
nhịp thở của thời đại mới. Hình ảnh người chiến sĩ và người lao động đã kết tinh
thành sức mạnh của con người và dân tộc Việt Nam thế kỉ XX. Các tác giả văn học
thời kì này họ đồng thời vừa là nhà văn, nhà thơ, vừa là người lính, người chiến sĩ,
người lao động cầm bút để ngợi ca về con người dân tộc Việt với niềm say mê và
tự hào. Họ đã làm nên vẻ đẹp và sức sống mới cho văn học Việt Nam.
1,0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×