Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hà Tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.98 KB, 60 trang )

chuyên đề tốt nghiệp
lời mở đầu
Việt Nam là một nước đông dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh
trong khi hệ thống NHTM lại mới phát triển, tiềm lực còn yếu, nguồn vốn
nhàn rỗi trong dân cư còn lớn, đây là thị trường hấp dẫn với các nhà đầu tư
nước ngoài. Đồng thời, theo cam kết khi gia nhập WTO, đến năm 2010 nước
ta sẽ mở cửa nền kinh tế về mọi mặt đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà
đầu tư nước ngoài, các Ngân Hàng lớn trên thế giới hoạt động tại Việt Nam,
tạo môi trưòng cạnh tranh bình đẳng giữa các Ngân Hàng trong và ngoài
nước.
Vì vậy, mỗi Ngân Hàng cần phải xây dựng cho mình chính sách phát
triển tối ưu trong thời gian tới. Đặc biệt là giải pháp để khai thác hiệu quả
nguồn vốn trong nước, tăng cường khả năng cạnh tranh cũng như góp phần
thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Trong xu hướng đó, đề tài: “Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh
Ngân hàng Công Thương Hà Tây” được lựa chọn.
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về vốn và nghiệp vụ huy
động vốn của NHTM
Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn tại NHCT Hà Tây giai
đoạn 2005 – 2007
Chương 3: Giải pháp nhằm tăng khả năng huy động vốn tại NHCT Hà
Tây
SVTH: Dương thị huyền Lớp: TCDN – 46QN
1
chuyên đề tốt nghiệp
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về vốn và nghiệp vụ huy
động vốn của NHTM
1.1. Vốn và vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của
NHTM
1.1.1. khái niệm


Vốn là một loại hàng hóa đặc biệt, đối với hàng hóa thông thường được
lưu thông trên thị trường, người sở hữu hàng hóa bán quyền sở hữu hàng hóa
của mình, còn “hàng hóa” vốn thì được lưu thông, mua bán trên thị trường
vốn và người sở hữu vốn không bán quyền sở hữu mà bán quyền sử dụng
vốn. Sau một thời gian nhất định, người mua quyền sử dụng vốn phải trả cho
người sở hữu vốn một khoản tiền nhất định.
Đối với ngân hàng, vốn là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tự tạo lập
hoặc từ đi vay, từ huy động,.. được dùng vào haọt động cho vay, đầu tư hoặc
thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác.
1.1.2.Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM
Đặc trưng của hoạt động Ngân hàng là “Kinh doanh tiền tệ”, vì thế
nguồn vốn kinh doanh không chỉ là phương tiện kinh doanh mà còn là đối
tượng kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng. Một ngân hàng không có vốn thì
không thể thực hiện được các nghiệp vụ kinh doanh của mình. Nó quyết định
đến quy mô hoạt động tầm cỡ của một ngân hàng, vốn lớn là lợi thế đầu tiên
trong việc chấp hành luật pháp, tạo thế mạnh và thuận lợi trong kinh doanh
tiền tệ. Ngân hàng có lượng vốn lớn thể hiện khả năng thanh toán tốt, tạo
được niềm tin của khách hàng, vốn lớn là điệu kiện để gây dựng vị thế của
SVTH: Dương thị huyền Lớp: TCDN – 46QN
2
chuyên đề tốt nghiệp
ngân hàng trên thị trường, tạo khả năng cạnh tranh. Vốn lớn và đa dạng tạo
sự thuận lợi cho việc sử dụng tổng hòa các loại vốn.
Hiện nay, theo ước tính của các chuyên gia kinh tế tài chính, nguồn
vốn trong dân cư có khoảng 6 tỷ USD chưa được sử dụng, theo điều tra của
tổng cục thuế và Bộ kế hoạch và đầu tư thì:
- 40% lượng vốn nhàn rỗi trong dân là để mua vàng và ngoại tệ
hoặc cất giữ dưới dạng tiền mặt.
- 20% để mua nhà đất và của cải đời sống sinh hoạt chưa được
chuyển thành vốn đầu tư kinh doanh.

- Ngoài ra, còn lượng lớn kiều hối hàng năm gửi về nước theo
nhiều con đường khác nhau chưa được tận dụng khai thác triệt để.
Vì vậy, ngân hàng đóng vai trò quan trọng, giữ trọng trách lớn trong
việc huy động tiền nhàn rỗi để đưa vào sử dụng có hiệu quả. Nền kinh tế có
thể phát triển nhanh chóng nếu có một hệ thống ngân hàng đủ mạnh. Như vậy
đòi hỏi hệ thống ngân hàng của Việt nam phải kiện toàn bộ máy và hoạt động
có hiệu quả trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ.
1.2. Nghiệp vụ huy động vốn của NHTM
Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư
và cung cấp các dịch vụ khác. Huy động vốn – hoạt động tạo nguồn vốn cho
ngân hàng thương mại – đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng
hoạt động của ngân hàng.
1.2.1. Vốn chủ sở hữu
Để bắt đầu hoạt động ngân hàng (được pháp luật cho phép) chủ ngân
hàng phải có lượng vốn nhất định. Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng
lâu dài, hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng. Nguồn hình
SVTH: Dương thị huyền Lớp: TCDN – 46QN
3
chuyên đề tốt nghiệp
thành loại vốn này rất đa dạng tùy theo tính chất sở hữu, năng lực tài chính
của chủ ngân hàng, yêu cầu và sự phát triển của thị trường.
 Nguồn hình thành ban đầu
Tùy theo tính chất của mỗi ngân hàng ma nguồn hình thành vốn ban
đầu khác nhau. Nếu là ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước, ngân sách Nhà
nước cấp (vốn của Nhà nước).. Nếu là ngân hàng cổ phần, các cổ đông đóng
góp thông qua mua cổ phần hoặc cổ phiếu. Ngân hàng liên doanh do các bên
liên doanh góp, ngân hàng tư nhân là vốn thuộc sở hữu tư nhân.
 Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động
Trong quá trình hoạt động, ngân hàng gia tăng vốn của chủ theo nhiều
phương thức khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể:

- Nguồn từ lợi nhuận: Trong điều kiện thu nhập ròng lớn hơn
không, chủ ngân hàng có xu hướng gia tăng vốn của chủ bằng cách chuyển
một phần thu nhập ròng thành vốn đầu tư. Tỷ lệ tích lũy tùy thuộc vào cân
nhắc của chủ ngân hàng về tích lũy và tiêu dung. Những ngân hàng lâu năm,
thu nhập ròng lớn, nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuân sẽ cao so với vốn của chủ
hình thành ban đầu.
- Nguồn bổ sung từ phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp
thêm… để mở rộng quy mô hoạt động, hoặc để đổi mới trang thiết bị, hoặc để
đáp ứng yêu cầu gia tăng vốn của chủ do Ngân hàng Nhà nước quy định…
Đặc điểm của hình thức huy động này là không thường xuyên, song giúp cho
ngân hàng có được lượng vốn sở hữu lớn vào lúc cần thiết.
 Các quỹ
SVTH: Dương thị huyền Lớp: TCDN – 46QN
4
chuyên đề tốt nghiệp
Ngân hàng có nhiều quỹ. Mỗi quỹ có mục đích riêng. Trước hết là quỹ
dự phòng tổn thất. quỹ này được trích lập hàng năm và được tích lũy lại nhằm
bù đắp tổn thất có thể xảy ra. Quỹ bảo toàn vốn nhằm bù đắp hao mòn của
vốn dưới tác động của lạm phát. Quỹ thặng dư là phần đánh giá lại tài sản của
ngân hàng và chênh lệch giữa mệnh giá và thị giá cổ phiếu khi phát hành cổ
phiếu mới. Theo quy định cụ thể của từng nước, các ngân hàng còn có thể có
quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ giám đốc…
Các quỹ của ngân hàng thuộc sở hữu của chủ ngân hàng. Nguồn hình
thành cac quỹ này là từ thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên khả năng sử dụng
các quỹ này vào kinh doanh tùy thuộc vào mục đích sử dụng của quỹ.
 Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần
Các khoản vay trung và dài hạn của ngân hàng thương mại mà có khả
năng chuyển đổi thành vốn cổ phần có thể coi là một bộ phận vốn sở hữu của
ngân hàng (vốn bổ sung) do nguồn này có một số đặc điểm như sử dụng lâu
dài, có thể đầu tư vào nhà cửa, đất đai và có thể không phải hoàn trả khi đến

hạn.
1.2.2. Nguồn tiền gửi và các nghiệp vụ huy động tiền gửi
Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân
hàng thương mại. Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên
là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng, bằng
cách đó ngân hàng huy động tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức và
dân cư.
Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn
tiền cuẩ ngân hàng. Đặc điểm chung của tiền gửi là chúng phải được thanh
toán khi khách hàng yêu cầu ngay cả khi đó là tiền gửi có kỳ hạn chưa đến
SVTH: Dương thị huyền Lớp: TCDN – 46QN
5
chuyên đề tốt nghiệp
hạn. Sự thay đổi, đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn, làm thay đổi cầu thanh khoản
của ngân hàng.
Qui mô tiền gửi rất lớn so với các nguồn khác. Thông thường nguồn
này chiếm hơn 50% tổng nguồn vốn và là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của
các ngân hàng.
Tiền gửi là đối tượng phải dự trữ bắt buộc, do vậy chi phí tiền gửi
thường cao hơn lãi trả cho tiền gửi. Ở nhiều nước, ngân hàng phải mua bảo
hiểm cho tiền gửi.
Để gia tăng tiền gửi tong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn
tiền có chất lượng ngày càng cao, các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều
hình thức huy động khác nhau.
 Tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch hoặc tiền gửi thanh toán)
Đây là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ
ngân hàng giữ và thanh toán hộ. trong phạm vi số dư cho phép, các nhu cầu
chi trả của doanh nghiệp và cá nhân đều được ngân hàng thực hiện. Các
khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và cá nhân đều có thể được nhập vào
tiền gửi thanh toán theo yêu cầu. Nhìn chung, lãi suất của khoản tiền này rất

thấp (hoặc bằng không), thay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởng các
dịch vụ ngân hàng với mức phí thấp. Ngân hàng mở tài khoản tiền gửi thanh
toán ( tài khoản có thể phát séc) cho khách hàng. Thủ tục mở rất đơn giản.
yêu cầu của ngân hàng là khách hàng phải có tiền và chỉ thanh toán trong
phạm vi số dư. Một số ngân hàng kết hợp tài khoản tiền gửi thanh toán với tài
khoản cho vay (thấu chi – chi trội trên số dư có của tài khoản tiền gửi thanh
toán). Một số ngân hàng sử dụng nhiều hình thức “biến tướng” của tài khoản
thanh toán để nâng mức lãi suất loại tiền gửi này nhằm cạnh tranh với các tổ
chức tín dụng khác.
SVTH: Dương thị huyền Lớp: TCDN – 46QN
6
chuyên đề tốt nghiệp
 Tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội
Nhiều khoản thu bằng tiền của các doanh nghiệp và tổ chức xã hội sẽ
được chi trả sau một khoảng thời gian xác định. Tiền gửi thanh toán tuy rất
thuận tiện cho hoạt động thanh toán song lãi suất lại thấp. Để đáp ứng nhu
cầu tăng thu của người gửi tiền, ngân hàng đã đưa ra hình thức tiền gửi có kỳ
hạn. Người gửi không được sử dụng các hình thức thanh toán đối với tiền gửi
thanh toán để đáp dụng đối với loại tiền gửi này. Nếu cần chi tiêu, người gửi
tiền phải đến ngân hàng để rút tiền ra. Tuy không thuận lợi cho tiêu dung
bằng hình thức tiền gửi thanh toán, song tiền gửi có kỳ hạn được hưởng lãi
suất cao hơn tùy theo độ dài của kỳ hạn.
 Tiền gửi tiết kiệm của dân cư
Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng
(các khoản tiết kiệm). Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với ngân hàng,
họ đều có thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời
đối với các khoản tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu bảo toàn. Nhằm thu hút ngày
càng nhiều tiết kiệm, các ngân hàng đều cố gắng khuyến khích dân cư thay
đổi thói quen giữ vàng vầ tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy
động, đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn

(ví dụ như tiền gửi với các kỳ hạn khác nhau, tiết kiệm bằng ngoại tệ, bằng
vàng..). Ngân hàng có thể mở cho mỗi người tiết kiệm nhiều chương mục tiết
kiệm (hoặc là sổ tiết kiệm) cho mỗi kỳ hạn và mỗi lần gửi khác nhau. Sổ tiết
kiệm này không dung để thanh toán tiền hàng và dịch vụ song có thể thế chấp
để vay vốn nếu được ngân hàng cho phép.
 Tiền gửi của các ngân hàng khác
SVTH: Dương thị huyền Lớp: TCDN – 46QN
7
chuyên đề tốt nghiệp
Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và một số mục đích khác, ngân
hàng thương mại này có thể gửi tiền tại ngân hàng khác. Tuy nhiên, quy mô
nguồn này thường không lớn.
Đặc điểm nguồn tiền gửi:
Đặc điểm chung của tiền gửi là chúng phải được thanh toán khi khách
hàng yêu cầu ngay cả khi đó là tiền gửi có kỳ hạn nhưng chưa đến hạn. Sự
thay đổi, đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn làm thay đổi cầu thanh khoản của ngân
hàng.
Qui mô của tiền gửi rất lớn so với các nguồn khác. Thông thường
nguồn này chiếm trên 50% tổng nguồn vốn và là mục tiêu tăng trưởng hàng
năm của các ngân hàng.
Tiền gửi là đối tượng phải chịu dự trữ bắt buộc, do vậy chi phí tiền gửi
thường cao hơn trả lãi cho tiền gửi. Ở nhiều nước, ngân hàng phải mua bảo
hiểm cho tiền gửi.
Một đặc điểm ưu việt của loại hình tiết kiệm là phát hành thường
xuyên và khách hàng không bắt buộc phải đến ngân hàng làm thủ tục đổi sổ
mà khi hết hạn sẽ tự động nhập gốc và ngân hàng sẽ tính lãi kỳ hạn tiếp theo
cho khách hàng. Hiện nay, để giảm bớt thiệt thòi cho khách hàng rút tiền khi
thời gian đã quá nửa kỳ hạn, nhiều ngân hàng áp dụng lãi suất bậc thang cho
khách hàng, nếu khách hàng gửi kỳ hạn một năm nhưng đã quá ba tháng thì
sẽ được hưởng lãi suất kỳ hạn ba tháng cho đến sáu tháng, chín tháng... như

vậy khách hàng sẽ không cần phải làm thủ tục vay chiết khấu hoặc không bị
áp dụng lãi suất không kỳ hạn khi rút trước hạn.
1.2.3. Nguồn đi vay và nghiệp vụ đi vay của ngân hàng thương
mại.
SVTH: Dương thị huyền Lớp: TCDN – 46QN
8
chuyên đề tốt nghiệp
Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Tuy
nhiên, khi cần, ngân hàng thường vay mượn thêm. Tại nhiều nước, ngân
hàng trung ương thường quy định tỷ lệ giữa nguồn tiền huy động và vốn
của chủ. Do vậy nhiều ngân hàng vào những giai đoạn cụ thể, thì ngân
hàng phải vay mượn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả khi khả năng huy
động bị hạn chế. Các ngân hàng thương mại có thể vay bằng nhiều cách
khác nhau như:
a. Vay ngân hàng nhà nước (vay ngân hàng trung ương)
Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của
ngân hàng thương mại. Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ (dự trữ ,
dự trữ thanh toán), ngân hàng thương mại thường vay ngân hàng nhà nước.
Hình thức cho vay chủ yếu của ngân hàng nhà nước là tái chiết khấu (hoặc
tái cấp vốn).Các thương phiếu đã được ngân hàng thương mại chiết khấu
hoặc tái chiết khấu trở thành tài sản của ngân hàng. Khi cần tiền, ngân hàng
mang những thương phiếu này lên tái chiết khấu tại ngân hàng nhà nước.
Nghiệp vụ này làm thương phiếu của ngân hàng thương mại giảm đi và dự
trữ (tiền mặt hpặc tiền gửi tại ngân hàng nhà nước) tăng lên .
Việc tái chiết khấu này có thể làm lượng tiền trong lưu thông
tăng lên trong
khi ngân hàng nhà nước không muốn tiền đưa vào lưu thông quá
nhiều sẽ gây tình trạng lạm phát, do đó ngân hangnf nhà nước điều hành
việc vay mượn này một cách chặt chẽ, ngân hàng thương mại phải thực
hiện các điều kiện đảm bảo và kiểm soát nhất định. Thông thường ngân

hàng nhà nước chỉ tái chiết khấu cho những trái phiếu có chất lượng (thời
gian đáo hạn ngắn, khả năng trả nợ cao) phù hợp với muc tiêu của ngân
hàng nhà nước trong từng thời kỳ. Trong diều kiện chưa có thương phiếu,
SVTH: Dương thị huyền Lớp: TCDN – 46QN
9
chuyên đề tốt nghiệp
ngân hàng nhà nước cho ngân hàng thương mại vay dưới hình thức tái cấp
vốn theo hạn mức tín dụng nhất định.
b.Vay các tổ chức tài chính khác
Đây là nguồn các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các
ngân hàng khác trên thị trường liên ngân hàng. Các ngân hàng đang có dự
trữ vượt yêu cầu do có kết dư gia tăng bất ngờ về các khoản tiền huy động
hoặc giảm cho vay sẽ có thể sẵn sàng cho các ngân hàng khác vay để tìm
kiếm lãi suất cao hơn. Ngược lại, các ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ có
nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo thanh khoản. Như vậy nguồn vay
mượn tưừ các ngân hàng khác là để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp
bách và trong nhiều trường hợp nó bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vay
mượn từ ngân hàng nhà nước. Quá trình vay mượn rất đơn giản. Ngân hàng
chỉ cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng cho vay hoặc thông qua ngân hàng
đại lý ( hoặc ngân hàng nhà nước) .Khoản cho vay có thể không cần đảm
bảo hoặc không được đảm bảo bằng các chứng khoán của kho bạc. Kết quả
là dự trữ của ngân hàng cho vay giảm đi và của ngân hàng đi vay tăng lên.
Hoạt động này giúp ngân hàng đi vay giảm thiểu chi phí so với đi vay ngân
hàng nhà nước mà vẫn đảm bảo mở rộng thị trường đầu ra trong điều kiện
đầu vào còn bị hạn chế, còn ngân hàng cho vay thu được một khoản lợi
nhuận (tiền lãi) từ việc cho vay.
c.Vay trên thị trường vốn
Giống như các doanh nghiệp khác, các ngân hàng cũng vay mượn
bằng cách phát hành các giấy nợ (kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu) trên thị
trường vốn.

- Kỳ phiếu ngân hàng: kỳ phiếu ngân hàng gần gióng như chứng chỉ
tiền gửi , đều là một loại hình phiếu nợ do ngân hàng phát hành để huy
SVTH: Dương thị huyền Lớp: TCDN – 46QN
10
chuyên đề tốt nghiệp
động vốn trên thị trường. Đối với ngân hàng thương mại, đây là hình thức
của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Cái khác nhau là ở chỗ kỳ phiếu không
phát hành thường xuyên, nên thường có lãi suất cao hơn. Do vậy, vốn thu
được từ phát hành kỳ phiếu thường nhanh, khối lượng lớn, giúp ngân hàng
sử dụng vốn vào kinh doanh ngay được so với vốn từ tiền gửi tiết kiệm có
kỳ hạncần thời gian dài.
Thực tế khi ngân hàng thương mại quyết định vay của thị trường
bằng hình thức này, bao giờ họ cũng có sẵn những kế hoạch đầu tư nhất
định và chắc chắn có hiệu quả. Do đó, nó bị khống chế về khối lượng cũng
như thời hạn.
-Trái phiếu : Trái phiếu là một công cụ vay nợ dài hạn trên thị trường
vốn dưới hình thức giấy nhận nợ để huy động vốn trong đó cam kết trả lãi
và gốc cho người mua (hoặc người sở hữu) sau một thời gian nhất định.
Về hình thức, trái phiếu có những điểm giống với kỳ phiếu nhưng
thời hạn dài hơn. Thời hạn vay nợ dài hơn là có chủ ý của ngân hàng phát
hành sau khi cân nhắc thời điểm và thời gian cần sử dụng vốn, đủ để đồng
vốn sau một quá trình được đưa vào đầu tư sinh lời có thể hoàn trả lại cho
người giữ trái phiếu.Thông thường đây là khoản vay không có bảo đảm.
Những ngân hàng có uy tín hoặc trả lãi cao sẽ vay mượn được nhiều hơn.
Các ngân hàng nhỏ thường khó vay mượn trực tiếp bằng cách này, họ
thường phải vay thông qua các ngân hàng đại lý hoặc được bảo lãnh. Khả
năng vay mượn còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của thị trường tài
chính, tạo khả năng chuyển đổi cho các công cụ nợ dài hạn của ngân hàng.
Nghiệp vụ vay mượn tương đối phức tạp. Ngân hàng cần nghiên cứu kỹ thị
trường để quyết định qui mô, mệnh giá, lãi suất và thời hạn vay mượn thích

SVTH: Dương thị huyền Lớp: TCDN – 46QN
11
chuyên đề tốt nghiệp
hợp. Các vấn đề chuyển nhượng, điều chỉnh lãi suất, bảo quản hộ cũng
được các ngân hàng quan tâm.
Về phía người mua, trái phiếu ngân hàng là giấy chứng nhận việc
đầu tư vốn và quyền được hưởng thu nhập của người mua trên số tiền
người mua trái phiếu ngân hàng.
c. Vay nợ nước ngoài
Đối với các nước có nền kinh tế phát triển cao, hoạt động ngân hàng
mang tính toàn cầu thì nguồn vốn này thường xuyên và khá quan trọng. Tuy
nhiên, đối với những nước đang phát triểnvà chậm phát triển, các ngân hàng
muốn có được nguồn vốn này phải được phép của Ngân hàng nhà nước và
được vay dưới dạng hiệp định khung. Do đó, các nước đang phát triển nguồn
này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn của các ngân hàng thương
mại.
Đặc điểm nguồn đi vay
Tỷ trọng của nguồn này thường thấp hơn nguồn tiền gửi, trừ một số
ngân hàng chuyên hoạt động bán buôn. Các khoản đi vay thường là với thời
hạn và qui mô xác định trước, do vậy tạo thành nguồn ổn định cho khách
hàng. Khác với nhận tiền gửi, ngân hàng không nhất thiết phải đi vay thường
xuyên: ngân hàng chỉ vay lúc cần thiết; ngân hàng hoàn toàn chủ động quyết
định lượng vay phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nguồn vay có thể không chịu
ddbb và bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên, do rủi ro lớn hơn nên lãi suất trả cho
tiền vay thường lớn hơn lãi suất trả cho tiền gửi với cùng kì hạn. Các khoản
vay ngân hàng nhà nước và vay ngân hàng khác tuy lãi suất thấp song thường
có thời hạn ngắn, chỉ nhằm đảm bảo thanh toán tức thời cho ngân hàng. Việc
cho vay của ngân hàng nhà nước phụ thuộc rất lớn vào chính sách tiền tệ mà
SVTH: Dương thị huyền Lớp: TCDN – 46QN
12

chuyên đề tốt nghiệp
ngân hàng nhà nước theo đuổi trong từng thời kì. Việc vay mượn các ngân
hàng khác trên cùng địa bàn cũng gặp khó khăn khi nhiều ngân hàng đang
thiếu phương tiện thanh toán. Muốn mở rộng qui mô vay mượn trên thị
trường liên ngân hàng, một ngân hàng cần vươn tới thị trường liên ngân hàng
quốc tế với khả năng phân tích rủi ro lãi suất và rủi ro hối đoái.
Vay thông qua phát hành các giấy nợ trung và dài hạn đóng vai trò
quan trọng trong việc tạo và gia tăng các nguồn trung và dài hạn ổn định
cao cho ngân hàng. Ngân hàng có thể sử dụng nguồn này để cho vay các dự
án, tài trợ cho trang thiết bị và bất động sản của doanh nghiệp và người tiêu
dùng. Các nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất là thu nhập của dân cư và ổn
định vĩ mô, sau đến là các kĩ thuật nghiệp vụ của ngân hàng nhằm tạo tính
thanh khoản của các giấy nợ và thuận tiện đối với người cho vay. Mặc dù
lãi suất thường cao hơn các nguồn khác, song ngân hàng vẫn phải sử dụng
phát hành giấy nợ trung và dài hạn khi tiền gửi không đáp ứng được nhũng
yêu cầu như ổn định, qui mô đủ lớn trong khoảng thời gian xác định.
1.2.4. Các nguồn khác:
Loại này bao gồm nguồn ủy thác, nguồn trong thanh toán và các
nguồn khác.
*Nguồn ủy thác:
Ngân hàng thương mại thực hiện các dịch vụ ủy thác cho vay, ủy
thác đầu tư, ủy thác cấp phát, ủy thác giải ngân và thu hộ... Các hoạt động
này tạo nên nguồn ủy thác tại ngân hàng. Cùng với sự phát triển các mối
quan hệ đa phương, rất nhiều các tổ chức kinh tế xã hội có cùng mục tiêu
phát triển như của ngân hàng, có nguồn tài chính, đã sử dụng mạng lưới
ngân hàng như các kênh dẫn vốn tới các mục tiêu. Kết quả là hình thành
nguồn ủy thác, làm gia tăng nguồn vốn của ngân hàng.
SVTH: Dương thị huyền Lớp: TCDN – 46QN
13
chuyên đề tốt nghiệp

*Nguồn trong thanh toán:
Các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có thể hình thành
nguồn trong thanh toán ( séc trong quá trình chi trả, tiền kí quĩ để mở l/c...).
Những ngân hàng là ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ có kết số dư từ
tiền của các ngân hàng thành viên chuyển về để thực hiện cho vay.
*Nguồn khác:
Các khoản nợ khác như thuế chưa nộp, lương chưa trả...phần lớn các
nguồn khác ngân hàng không phải trả lãi ( lãi suất danh nghĩa bằng không).
Tuy nhiên chi phí để có và duy trì chúng là rất đáng kể.Vd: để có các
nguồn ủy thác ngân hàng phải tìm kiếm các chủ đầu tư, tìm hiểu yêu cầu
của họ, nghiên cứu các dự án mà họ tài trợ...Nhìn chung, các nguồn khác
trong ngân hàng thường không lớn ( trừ một số ngân hàng có các dịch vụ
ủy thác cho nhà nước hoặc cho các tổ chức quốc tế). Việc gia tăng các
nguồn này nằm trong chính sách tăng nguồn thu cho ngân hàng và bị ảnh
hưởng rất lớn bởi khả năng thực hiện và mở rộng các loại hình dịch vụ
khác.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của
ngân hàng thương mại:
Nguồn tiền gửi là nguồn có tỉ trọng lớn, có thể gấp hàng chục lần
vốn tự có của ngân hàng, tạo tiền đề cho ngân hàng mở rộng nghiệp vụ tín
dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của kinh doanh ngân hàng.
Xuất phát từ vai trò của ngân hàng thương mại đối với hoạt động của
nền kinh tế và vốn đối với hoạt động ngân hàng thương mại nên vốn nói
chung và vốn huy động nói riêng phải không ngừng mở rộng qui mô, nâng
cao hiệu quả là tiền đề quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển hoạt
động ngân hàng. Vì vậy, việc tăng cường huy động vốn là sự cần thiết
SVTH: Dương thị huyền Lớp: TCDN – 46QN
14
chuyên đề tốt nghiệp
trong quá trình hoạt động của các ngân hàng thương mại. Việc huy động

vốn được nhiều hay ít của mỗi ngân hàng đều phụ thuộc vào các nhân tố
sau:
1.3.1. Nhân tố chủ quan (nhân tố thuộc về ngân hàng)
1.3.1.1. Lãi suất huy động
Người gửi tiền vào ngân hàng với nhiều mục đích khác nhau, song
rõ ràng là ngân hàng nào ra được mức lãi suất cao hơn cho người gửi thì sẽ
thu hút được nhiều khách hàng đến với mình hơn. Nhưng mức lãi suất mà
một ngân hàng đưa ra cũng phải đảm bảo nó không quá cao so với các ngân
hàng khác,vì nếu quá cao tuy rằng đồng nghĩa với người gửi tiền nhận được
nhiều tiền lãi hơn nhưng đồng thời cũng đẩy giá đầu ra lên cao, làm hạn
chế hiệu quả cho vay làm khả năng sinh lời của ngân hàng thấp hoặc không
đủ trả lãi cho nguồn huy động sẽ có thể dẫn đến ngân hàng phá sản, gây
tâm lý lo sợ cho khách hàng. Vì vậy, khi đưa ra mức lãi suất huy động cụ
thể cho từng thời kỳ, ngân hàng phải căn cứ vào tình hình nền kinh tế, váo
chính sách tín dụng và phương hướng phát triển kinh tế của nhà nước.
Ngoài ra, cách thức khác thu hút khách hàng là áp dụng phương thức
trả lãi khác nhau như trả lãi nhiều kỳ hoặc trả lãi trước, lãi suất bậc thang...
1.3.1.2. Nguồn lực của ngân hàng
Một ngân hàng tồn tại lâu năm, đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm,
trình độ cao sẽ hấp dẫn hơn ngân hàng mới thành lập, chưa khẳng định
được vị thế chỗ đứng của mình trong lòng khách hàng và trên thị trường.
Nguồn lực ngân hàng chính là yếu tố con người và cơ sở vật chất của
ngân hàng đó.
SVTH: Dương thị huyền Lớp: TCDN – 46QN
15
chuyên đề tốt nghiệp
-Khi đến một ngân hàng thực hiện giao dịch mà khách hàng nhận
được sự phục vụ chu đáo, tận tình, lịch sự, vui vẻ và tác phong làm việc
nhanh nhẹn thì ngân hàng đó đã gây được thiện cảm tốt đẹp với khàch
hàng. Nếu làm được điều đó thì sẽ là điểm mạnh trong cạnh tranh của mỗi

ngân hàng khi mà lãi suất huy động của các ngân hàng gần như là giống
nhau.
-Cơ sở vật chất cũng là điều hết sức quan trọng và cần thiết để đánh
giá tình hình hoạt động của mỗi ngân hàng. Một ngân hàng có trị sở được
trang trí phù hợp, khang trang, sạch sẽ, trang thiết bị hiện đại sẽ làm cho
khách hàng an tâm hơn khi đến giao dịch. Ngoài ra, địa điểm giao dịch
thuận tiện sẽ tạo thuận lợi hơn cho khách hàng khi đến với ngân hàng,
cũng như giúp ngân hàng có thể quảng bá hình ảnh của mình đến với khách
hàng một cách rộng rãi hơn, hiệu quả hơn.
1.3.1.3. Các loại hình huy động
Do nhu cầu chi tiêu của từng đối tượng khách hàng khác nhau, nên
nhu cầu gửi tiền với các kỳ hạn cũng khác nhau, vì thế mà các ngân hàng
thường đưa ra nhiều hình htức huy động dài ngắn khác nhau, từ không kỳ
hạn đến hai, ba tháng... một năm và trên một năm. Vốn huy động có thể
bằng VNĐ, USD,... theo nguyên tắc thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao.
Có thể áp dụng các hình thức tiết kiệm dự thưởng để tăng sức hấp dẫn và
trí tò mò của khách hàng hoặc chiết khấu thẻ tiết kiệm trước hạn cho khách
hàng khi cần... Mỗi sự biến động dù nhỏ về mức lãi suất hoặc hình thức
huy động đều có thể ảnh hưởng đến nguồn huy động này. Vì vậy, các ngân
hàng thương mại trước khi ra quyết định cần tính toán kỹ những rủi ro có
thể xảy ra do nguồn vốn này lớn song lại chịu ảnh hưởng cua rtâm lý người
tiêu dùng.
SVTH: Dương thị huyền Lớp: TCDN – 46QN
16
chuyên đề tốt nghiệp
1.3.1.4.Các loại dịch vụ đi kèm
Khi một ngân hàng có các dịch vụ tốt và đa dạng thì ngân hàng đó
thường có lợi thế hơn các ngân hàng khác có dịch vụ giới hạn. Vì vậy mà ở
các nước phát triển, bằng việc tạo ra các hoạt động dịch vụ (có bãi gửi xe
rộng, thuận tiện, quầy giao dịch gần đường, hệ thống ngân hàng tự động

phát triển...) đã làm cho ngân hàng của họ đến gần với người dân hơn và
một khách hàng sẽ thấy rất tiện lợi và an toàn khi mà ngân hàng có thể thay
mặt anh ta thực hiện các tài khoản thanh toán như tiền điện, nước, mua
hàng hóa dịch vụ hàng ngày mà không cần cầm tiền mặt bên mình.
1.3.2 Nhân tố khách quan
Ngoài nhân tố thuộc về ngân hàng thì những nhân tố bên ngoài cũng
có những ảnh hưởng lớn đến khả năng huy động vốn của một ngân hàng
như yếu tố tâm lý, thu nhập của người dân, môi trường.....
1.3.2.1.Tâm lý, thu nhập của khách hàng
Ngoài việc ngân hàng có thể cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tiện ích
phục vụ khách hàng thì tâm lý khách hàng cũng là một yếu tố vô cùng quan
trọng, quyết định lớn đến khả năng huy động vốn của ngân hàng. Tâm lý
người dân phụ thuộc chủ yếu vào khả năng hiểu biết của họ, nếu trình độ
hiểu biết cu rdân cao, nghĩa là trình độ văn hóa cao, sự am hiểu về hoạt
động kinh doanh ngân hàng thì ngân hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc quảng
bá , tuyên truyền các sản phẩm dịch vụ cung ứng của mình đén với khách
hàng như vậy sẽ tạo thuận lợi hơn cho cả khách hàng lẫn ngân hàng trong
việc sử dụng chúng.
Thu nhập của khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng quyết định
đến số lượng và chất lượng tiền gửi của ngân hàng. Ở những nơi mà đời
sống phát triển, người dân có thu nhập cao thì ngân hàng sẽ dễ dàng hơn để
SVTH: Dương thị huyền Lớp: TCDN – 46QN
17
chuyên đề tốt nghiệp
huy động vốn lớn mà chi phí thấp, trong khi ở những vùng kinh tế kém
phát triển, xa trung tâm thì lượng tiền nhàn rỗi trong dân thấp, ngân h àng
kó huy động vốn hơn rất nhiều.
1.3.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Để huy động được nguồn vốn lớn, mỗi ngân hàng cần có những
khách hàng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nhất định của mỗi

địa bàn như: cơ cấu dân cư, tình hình xã hội, thu nhập...
Khi nền kinh tế phát triển không ổn định, có lạm phát hoặc có nguy
cơ xảy ra lạm phát thì người dân phần lớn không thích gửi tiền tiết kiệm mà
sẽ dùng để mua vàng và ngoại tệ mạnh để tích trữ với kỳ vọng bảo toàn giá
trị trong điều kiện lạm phát xảy ra. Nếu ngân hàng không có hình thức huy
động hấp dẫn như gửi tiền tiết kiệm giá trị theo vàng, gửi tiết
kiệm có tính trượt giá, thì sẽ không huy động được tiền gửi tiết kiệm và
lạm phát có thể bị đẩy lên.
1.3.2.3.Môi trường pháp lý
Ngân hàng hoạt động trong điều kiện đất nước có môi trường pháp lý
đầy đủ, chặt chẽ sẽ giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong việc thực hiện công
tác huy động vốn của mình. Môi trường pháp lý lành mạnh sẽ giúp hoạt
động kinh doanh của ngân hàng an toàn hơn, người dân cũng được bảo vệ
quyền lợi tốt hơn, khả năng tiếp cận với ngân hàng cũng dễ dàng và an toàn
hơn. Mặt khác chính bản htân ngân hàng cũng phải đảm bảo cho các hoạt
động của mình nằm trong khuôn khổ pháp luật cho phép, như việc phân
định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của ngân hàng trong việc giữ bí mật
thông tin tài chính của người gửi tiền, giúp khách hàng tin tưởng hơn vào
các dịch vụ của ngân hàng.
SVTH: Dương thị huyền Lớp: TCDN – 46QN
18
chuyên đề tốt nghiệp
Chương II : Thực trạng hoạt động huy động vốn của ngân hàng
công thương Hà Tây giai đoạn (2005-2007)
2.1.Giới thiệu về ngân hàng công thương Hà Tây
2.1.1.Tổng quan về môi trường hoạt động
Hà Tây là một tỉnh nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của thủ đô Hà Nội,
phía Bắc giáp với tỉnh Phú Thọ, phía Tây giáp với tỉnh Hòa Bình, phía
Nam giáp với tỉnh Hà Nam, có diện tích 2147 km², dân số 2,7 triệu người,
tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 13,3%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 25%,

giá trị xuất khẩu tăng 42%. Đặc biệt việc cải thiện môi trường đầu tư có sự
chuyển biến đáng kể. Hà Tây vươn lên đứng vị trí thứ 42 trong toàn quốc
về cải thiện môi trường đầu tư đã lấy lại vị thế của mình trong con mắt các
nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Hoạt động của các ngân hàng luôn gắn liền với sự phát triển kinh tế
và tình hình kinh tế xã hội. Trong bối cảnh chung đó, ngành ngân hàng đã
thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng và linh hoạt nhằm kiềm chế lạm phát
đồng thời hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Năm 2007, NHCT Hà tây gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh
doanh, sau khi thực hiện chủ trương của Ngân hàng công thương Việt nam
về chia tách và nâng cấp các chi nhánh cấp II thành cấp I phụ thuộc Ngân
hàng công thương Việt nam. Mạng lưới huy động, các khách hàng tốt,
khách hàng truyền thống bị chia sẻ cho các chi nhánh mới nâng cấp trong
năm 2006 và đầu năm 2007. Như vậy, NHCT Hà tây chỉ còn lại hội sở và
điểm giao dịch số 1 tại La phù mới thành lập tháng 11/2006. Do đó, NHCT
Hà tây lại phải sắp xếp lại tổ chức để từng bước ổn định lại kinh doanh của
chi nhánh.
2.1.1.1.Thuận lợi
SVTH: Dương thị huyền Lớp: TCDN – 46QN
19
chuyên đề tốt nghiệp
Hội sở chính của ngân hàng công thương Hà Tây đóng tại 169
Quang Trung, thành phố Hà Đông, Hà Tây trên trục đường vành đai nối thủ
đô Hà Nội với Hà Tây. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho ngân hàng trong
việc tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm quản lý kinh doanh cũng như tạo điều
kiện cho các đơn vị bạn đến giao dịch tại hội sở. Cũng do gần với thủ đô
nên ngân hàng luôn nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ và sát sao của các cấp
chủ quản, có cơ hội tiếp cận với những trang thiết bị phục vụ ngân hàng
hiện đại một cách nhanh chóng.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ tương đối cao, nhiệt tình,

sáng tạo, đam mê công việc. Tính đến nay ngân hàng có 80 cán bộ
trong đó 85% có trình độ đại học và trên đại học.
Đã xây dựng được cho mình chỗ đứng riêng vững chắc, có được
lượng khách hàng thân thiết nhất dịnh và chiếm thị phần tương đối lới
trong hoạt động kinh doanh tiền tệ tại Hà Tây.
2.1.1.2.Khó khăn
Ngoài những thuận lợi nêu trên, ngân hàng công thương Hà Tây
cũng phải đối đầu với không ít khó khăn và thử thách, cụ thể là:
- Một là: Nhu cầu về vốn kinh doanh của các doanh nghiệp hầu hết là
trong thời gian dài, lãi suất thấp nhưng việc huy động vốn trung và dài hạn
lại gặp nhiều khó khăn. Để huy động được nguồn vốn đó thì phải đảm bảo
lợi ích cho người gửi tiền (lãi suất dài hạn phải lớn hơn lãi suất tiền gửi
ngắn hạn). Huy động dài hạn với lãi suất cao nên cho vay đầu tư cũng phải
với lãi suất cao sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp và cho cả ngân
hàng.
SVTH: Dương thị huyền Lớp: TCDN – 46QN
20
chuyên đề tốt nghiệp
- Hai là: Ngân hàng công thương Hà Tây nằm ở trung tâm của tỉnh
Hà Tây, sát với thủ đô Hà Nội do vậy phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ
phía các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn Hà Nội.
- Ba là: Điều kiện kinh tế xã hội của Hà Tây còn nhiều khó khăn, thu
nhập người dân còn thấp, sức tiêu thụ không cao làm vòng quay vốn của
các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của
các doanh nghiệp đối với khoản vay ngân hàng. Mặt khác, do thu nhập
chưa cao nên lượng tiền nhàn rỗi không nhiều làm cho huy động tiết kiệm
từ dân chúng gặp nhiều khó khăn nhất định.
- Bốn là: Hệ thống chính sách của nước ta còn chưa đồng bộ, thường
xuyên sửa đổi bổ sung gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong
việc áp dụng vào hoạt động kinh doanh của mình.

2.1.2.Khái quát về ngân hàng công thương Hà Tây
Ngân hàng công thương Việt Nam được thành lập theo nghị định
53/CP và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 1988. Ngân hàng
công thương Hà Sơn Bình là một chi nhánh của ngân hàng công thương
Viêt Nam, là đơn vị hạch toán độc lập có trụ sở chính tại thị xã Hà Đông và
một chi nhánh trực thuộc tại thị xã Hòa Bình được thnàh lập và chính thức
đi vào hoạt đông từ tháng 8 năm 1988.
Ngày 9 thág 10 năm 1991, tỉnh Hà Sơn Bình được tách ra thành 2
tỉnh Hà Tây và Hòa Bình, cùng với đó là quyết định của thống đốc ngân
hàng nhà nước Việt Nam về việc giải thể ngân hàng công thương tỉnh Hà
Sơn Bình phải thành lập chi nhánh ngân hàng công thương Hà Tây, bàn
giao chi nhánh Hòa Bình cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn quản lý.
SVTH: Dương thị huyền Lớp: TCDN – 46QN
21
chuyên đề tốt nghiệp
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, ngân hàng cônh
thương Hà Tây đã có những sự đổi mới cho phù hợp:
- Tháng 12 năm 2001, hội đồng quản trị ngân hàng công thương Hà
Tây quyết định sáp nhập 2 phòng giao dịch số 2 và số 3 trực thuộc ngân
hàng công thương tỉnh Hà Tây thành chi nhánh cấp hai và chi nhánh ngân
hàng công thương Sông Nhuệ.
- Tháng 12 năm 2004, sáp nhập phòng giao dịch số 2 và số 4, nâng
cấp thành chi nhánh cấp hai Quang Trung.
- Tháng 8 nănm 2005, thực hiện hiện đại hóa ngân hàng giai đoạn
một : mọi giao dịch, bút toán... đều được hạch toán trực tiếp từ ngân hàng
công thương Việt Nam.
- Ngày 1 tháng 7 năm 2006, các chi nhánh cấp hai: Sông Nhuệ,
Quang Trung, Nguyễn Trãi được tách khỏi ngân hàng công thương Hà Tây,
trở thành ngân hàng cấp một và trực thuộc ngân hàng công thương Việt

Nam.
- Ngày 1 tháng 2 năm 2007, phòng giao dịch Xuân Mai thuộc ngân
hàng công thương Hà Tây được ngân hàng công thương Việt Nam nâng
cấp thành chi nhánh cấp một.
Do quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như tình
hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng công thương Hà Tây mà quy mô
và cơ cấu tổ chức của ngân hàng thường xuyên có sự thay đổi để phù hợp
với mục tiêu phát triển của ngân hàng cũng như của địa phương.
Ngân hàng công thương Hà Tây có trụ sở chính đặt tại 269-Quang
Trung-thành phố Hà Đông, bao gồm 8 phòng ban, 1 phòng giao dịch trực
thuộc ban giám đốc và 1 điểm giao dịch thuộc phòng kế toán giao dịch,
SVTH: Dương thị huyền Lớp: TCDN – 46QN
22
chuyên đề tốt nghiệp
tổng số cán bộ công nhân viên của toàn chi nhánh là 80 người trong đó
85% có trình độ đại học và trên đại học.
• Cơ cấu bộ máy tổ chức
( Sơ đồ bộ máy tổ chúc của ngân hàng công thương Hà Tây)
• Chức năng nhiệm vụ
- Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng
và các dịch vụ ngân hàng khác đối với toàn bộ các thành phần kinh tế.
- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của các tổ chức cá
nhân, thực hiện cho vay, đầu tư bảo lãnh, thanh toán, tìa trọ thương mại và
các dịch vụ ngân hàng khác.
- NHCT Hà tây chịu sự quản lý của NHCT VN, Ngân hàng nhà
nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và UBND các
cấp theo chức năng quyền hạn theo qui định của pháp luật.
SVTH: Dương thị huyền Lớp: TCDN – 46QN
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng

kế toán
giao
dịch
Điểm
giao
dịch số
12
Phòng
tài trợ
thuong
mại
Phòng
khách
hàng
doanh
nghiệp
Phòng
khách
hàng cá
nhân
Phòng
thông
tin điên
toán
Phòng
tiền tệ
kho quỹ
Phòng
tổng
họp tiếp

thị
Phòng
tổ chức
hành
chính
Điểm
giao
dịch số
1
23
chuyên đề tốt nghiệp
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT Hà Tây giai
đoạn (2005 – 2007)
Nhờ sụ chỉ đạo của NHCT Việt nam, sự tin tưởng của khách hàng và
tinh thần trách nhiệm của cán bộ nhân viên chi nhánh nên dù còn nhiều khó
khăn nhưng chi nhánh vẫn giữ được sự tăng trưởng ổn định qua các năm,
tạo được lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng. Cụ thể, hoạt động
kinh doanh có nhiều chuyển biến tốt ở các nghiệp vụ huy động vốn, tài trợ
thuơng mại, thanh toán, dịch vụ chuyển tiền và công tác đầu tư cho vay thể
hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Hà Tây giai
đoạn
2005 – 2007 Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
năm 2005 năm 2006 năm 2007
giá trị
tỷ
trọng (%) giá trị
tỷ
trọng (%) giá trị

I. Huy động vốn 775.397 100.0 652.745 100.0 777.924
1. Huy động ngắn
hạn 265.888 34.3
350.48
2 53.7 555.600
2. Huy động trung và
dài hạn
144.07
7 18.6
149.66
1 22.9 158.065
3. Phát hành 12.092 1.6 32.602 5.0 4.259
SVTH: Dương thị huyền Lớp: TCDN – 46QN
24
chuyên đề tốt nghiệp
KP,TP,CCTG
4. Vay NHTW,
TCTD khác
353.34
0 45.6 120.000 18.4 60.000
II. Vốn và quỹ - 48 100.0 163
III. Sử dụng vốn 773.785 100.0 690.387 100.0 761.722
1. dụ trữ và thanh
toán 49.827 6.4 13.404 1.9 5.757
Tiền mặt, ngân
phiếu thanh toán 26.423 9.942 5.757
Tiền gửi NHNN 22.280 3.462 0
2. Cho vay nền kinh
tế 647.962 83.7 578.718 83.8 522.564
Cho vay ngắn hạn

271.32
0 41.9 219.532 37.9 254.710
Cho vay trung và dài
hạn
374.32
0 57.8
357.46
3 61.8 262.155
Cho vay tài trợ ủy
thác 2.322 0.4 1.723 0.3 5.699
3. Các khoản đầu tư 28.424 3.7 0 0.0 28.735
Đầu tư chứng khoán
CP 28.424 0 28.735
4. Thanh toán vốn 25.741 3.3 64.124 9.3 187.702
Điều chuyển vốn 25.741 64.124 187.702
5. Tài sản cố định 21.831 2.8 34.141 4.9 16.964
IV. Hoạt động khác
1. Giao dịch mua bán
ngoại tệ 4.198 1.266 1.602
2. Thu dịch vụ ròng 3.692,3 3.818 3.865
( Nguồn: phòng tổng hợp tiếp thị)
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động then chốt của mỗi ngân hàng, ngân hàng
thu được phần lớn lợi nhuận là thông qua “đi vay để cho vay”. Vì vậy, các
ngân hàng nói chung và NHCT Hà Tây nói riêng đều đưa nghiệp vụ huy
động vốn là nghiệp vụ chủ yếu trong quá trình hoạt động của mình.
SVTH: Dương thị huyền Lớp: TCDN – 46QN
25

×