Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Kinh tế xã hội thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.09 KB, 15 trang )

CÂU HỎI ĐỊA LÍ KINH TẾ XÃ HỘI THẾ GIỚI
Câu 1: CMCN lần thứ I: nguyên nhân, thành tựu, ý nghĩa
CMCN là cuộc cách mạng trong kĩ thuật sản xuất, chuyển từ lao động thủ công
sang lao động máy móc. Diễn ra đầu tiên tại nước Anh (nữa cuối TK XVIII).
• Nguyên nhân :
- Có các mỏ than, sắt nằm gần nhau
- Nguồn long cừu trong nước và bông nhập khẩu từ Mĩ
- Hải cảng Anh thuận lợi vận chuyển hàng hóa
- Nguồn tích lũy tư bản lớn
- Lực lượng lao động thủ công lớn
• Thành tựu:
- Máy kéo sợi Jenny
- Máy hơi nước của James Watt
- Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước
- Tuyến đường sắt đầu tiên nối liền Liverpool đến Manchecto
• Kết quả:
- Đưa nước Anh trở thành nước công nghiệp hàng đầu trên thế giới
+ “công xưởng thế giới” chiếm 45% sản phẩm
+ “Bá chủ mặt biển thế giới” chiếm 60%tổng trọng tải đường biển thế giới
+ “Đế quốc mặt trời không bao giờ lặn”
- Các nước tư bản khác tiến hành CMCN muộn hơn: Pháp (1794) Hoa Kì (1776)
Nga (1830) Đức (1848) Nhật Bản (1868)
• Ý nghĩa:
- Kinh tế các nước tư bản có sự phát triển vượt bậc so với giai đoạn trước
+ Sản xuất CN tăng nhanh
+ Giao thông mở rộng
+ Hệ thống ngân hàng tín dụng được thiết lập
- Đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, xuất hiện nhiều đô thị lớn
- Thay đổi phương thức sản xuất
- Hình thành tác phong CN trong sản xuất
- Nhiều thành tựu về khoa học kĩ thuật và văn học nghệ thuật


- Hình thành hai giai cấp cơ bản: Giai cấp tư sản >< giai cấp vô sản
- Phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội
- Giai cấp vô sản bị bần cùng hóa, bốc lột sức lao động nặng nề, luôn phải đấu
tranh bền bỉ để cai thiện đời sống và điều kiện làm việc của mình
=> Mặt trái của nền văn minh công nghiệp
Câu 2: Cuộc đại khủng hoảng kinh tế giai đoạn 1929 – 1933
• Nguyên nhân:
- Sản xuất tư bản chủ nghĩa tăng lên quá nhanh, sản xuất ồ ạt chạy theo lợi nhuận
- Nhu cầu và sưc mua không có sự tăng lên tương ứng
- Hàng hóa giảm giá trở nên ế thừa => sản xuất khủng hoảng thừa
• Diễn biến khủng hoảng:
- 9/1929 cuộc khủng hoảng bắt đầu có dấu hiệu ở Mĩ
- 29/10/1929 thị trường chứng khóang phố Wall => cuộc khủng hoảng bùng nổ
- Cuộc khủng hoảng lan rộng ra các nước tư bản khác
- Cuộc khủng hoảng kết thúc ở Mĩ năm 1933
=> Cuộc khủng hoảng được coi là đêm trước của Chiến tranh thế giới thứ 2
• Hậu quả:
- Toàn nước Mĩ u ám sau phố Wall sụp đổ, mở đầu kỉ nguyên người Mĩ thất
nghiệp, nghèo đói
- 75% nông trại bị phá sản
- Hàng nghìn ngân hàng bị đóng băng
- Năm 1932 sản lượng công nghiệp giảm còn 53,8% (so với năm 1929)
- 11,5 vạn công ty thương nghiệp, 58 công ty đường sắt bị phá sản
- 10 ngân hàng bị đóng cửa
- Hàng chục triệu người thất nghiệp
- Đời sống người lao động hết sức cùng cực, không có bảo hiểm, không được viện
trợ thất nghiệp
- Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 – 1933 làm suy thoái nghiêm
trọng nền kinh tế của nhiều nước tư bản
- Làm cho hệ thống tư bản thêm suy thoái => mâu thuẫn giữa các nước tư bản ngày

càng gay gắt
- Bùng nổ phong trào đấu tranh quần chúng nhân dân
• Con đường giải quyết khủng hoảng:
- Các nước có nhiều thuộc địa, vốn và thị trường
+ tiến hành cải cách kinh tế xã hội để thích nghi điều kiện
+ tăng cường vai trò của nhà nước
+ đưa hàng sang các nước khác
- Các nước ít thuộc địa:
+ tìm cách “phát xít hóa” bộ máy chính quyền để đàn áp phong trào cải cách
trong nước
+ tăng cường chạy đua vũ trang gây lại CTTG để giành giật thị trường
Câu 3: Sự ra đời và sụp đổ của hệ thống XHCN
• Sự ra đời và phát triển của XHCN:
- Trước chiến tranh thế giới, LX là nước duy nhất trên thế giới đi theo con đường
XHCN
- Trong và sau chiến tranh, hàng loạt các nước ở châu Âu và châu Á đi theo con
đường XHCN
Tại châu Âu:
+ Những năm 1948 – 1949, các nước Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungari, Bungari,
Rumani, Anbanni, Nam Tư công cuộc xây dựng XHCN tiến hành.
+ Tháng 10 – 1949, nước CHDC Đức tham gia
Tại Châu Á:
+ 1940 Mổng Cổ phát triển theo con đường XHCN
+ 1945 Việt Nam gia nhập
+ 1948 CHDCND Triều Tiên đi theo CNXH
+ 1949 Trung Quốc ra đời và đi theo XHCN
Tại Mĩ Latinh
+ Cu Ba là nước duy nhất đi theo CNXH
- Đầu thập niên 60, hệ thống XHCN thế giới bao gồm 14 nước tại châu Âu và châu
Á, Mĩ Latinh chiếm ¼ diện tích (khoảng 1,2 triệu dân) và 30% giá trị sản lượng

công nghiệp của toàn thế giới
• Ý nghĩa của việc hình thành CNXH
- Gíup đỡ các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa
- Hình thành một thế lực quân sự đối đầu với Mĩ
- Lần đầu tiên trên thế giới xuất hiện việc nhân dân làm chủ một đất nước
• Sự sụp đổ của chê độ XHCN
- Bước vào thập niên 70 của thế kỉ XX, tình hình thế giới có nhiều biến động, báo
hiệu cuộc khủng hoảng chung mang tính toàn cầu (không trừ một quốc gia nào).
+ Mở đầu là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về năng lượng dầu mỏ năm 1973,
chứng tỏ sự khan hiếm và thiếu hụt của nguồn năng lượng dầu mỏ, dẫn tới giá cả
tăng cao, kéo theo là hàng loạt các cuộc khủng hoảng khác về kinh tế, và chính trị.
+ Sau cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới năm 1973, các nước TBCN đã nhanh
chóng tiến hành nhiều cải cách, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, chính trị, xã hội, hình
thức quản lí, đi sâu vào khoa học – kĩ thuật, đổi mới công nghệ, nên đã vượt qua
được khủng hoảng và tiếp tục đi lên.
- Bắt đầu từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa ở Đông Âu đi vào thời kì khủng hoảng. Từ tháng 4/1989 đến tháng 9/1991,
chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô lần lượt sụp đổ.
- Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu là do nhiều nguyên nhân.
+ Nguyên nhân sâu xa: nằm trong mô hình xây dựng CNXH theo kiểu cơ chế tập
trung, quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường, kế hoạch hóa cao độ, sự thiếu
tôn trọng các quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, chủ quan, duy ý
chí, làm nảy sinh tình trạng thụ động xã hội, thiếu dân chủ và công bằng, vi phạm
pháp chế xã hội chủ nghĩa.
+ Nguyên nhân trực tiếp: do yếu kém về năng lực, sự thoái hóa, biến chất của một
bộ phận cán bộ, đảng viên đã làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào đảng, vào
chế độ.
+ Sự tan rã của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu còn do những hoạt động chống phá
của các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước, đặc biệt là âm
mưu “diễn biến hòa bình”, “cách mạng nhung”, “chiến thắng không cần chiến

tranh” của chủ nghĩa đế quốc.
Câu 4: Cuộc CMKHKT hiện đại
a) Khái quát cuộc CMKHKT:
- Cuộc CMKH lần thứ nhất gắn liền cuộc CMCN vào thế kỉ XVIII – XIX
- Diễn ra đầu tiên tại nước Anh với sự ra đời của những chiếc máy dệt, máy hơi
nước, đầu máy xe lửa….đưa nước Anh trở thành “công xưởng thế giới”
- Cuộc CMKHKT lần thứ 2 diễn ra từ năm 1940 – nay
- Cuộc CMKHKT hiện đại diễn ra trong 2 giai đoạn:
• Giai đoạn 1940 – 1970
+ Tăng cường khai thác các nguồn năng lượng, mở rộng cơ sở nguyên liệu
+ Tăng cường cơ khí hóa, nâng cao năng suất lao động
+ Chú trọng phát triển ngành truyền thống sử dụng nhiều nguyên liệu như: luyện
kim, cơ khí, hóa chất, dệt….
+ Mở rộng phạm vi nghiên cứu ra đại dương và khoảng không vũ trụ
+ Nghiên cứu ứng dụng di truyền học để nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi
• Giai đoạn 1970 – nay
+ Tăng cường tự động hóa trong SXCN và nhiều ngành kinh tế
+ Phát triển nhanh và không ngừng hoàn thiện kĩ thuật điện tử và tin học viễn
thông
+ Phát triển các ngành công nghệ sinh học để có được những sản phẩm mới, năng
suất cao, chất lượng tốt
+ Phát triển công nghệ môi trường
- Thời kì khôi phục và phát triển kinh tế sau CTTG thứ 2 (1940 – 1970)
- Những thành tựu khoa học nghiên cứu phát minh để sản xuaastra nhiều của cảu
bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra
b) Đặc điểm:
- Mọi phát minh về KHKT đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học
- KHCN trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
- Mở đầu thời đại tự động hóa toàn bộ nền văn minh hậu công nghiệp
- Hậu quả kinh tế ngày càng tăng cao trong nghiên cứu khoa học

c) Nguyên nhân:
- Do nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng tăng cao
- Sự bùng nổ dân số trong khi TNTN đang cạn kiệt
- Do nhu cầu phục vụ chiến tranh, các cường quốc đều muốn phát minh mới nhất
để chiến thắng
- Cuộc chạy đua vũ trang giữa các siêu cường quốc sau CTTG thứ 2
- Những thành tựu KHKT cuối TK 19 đầu TK 20 tạo tiền đề cho cuộc cách mạng
khoa học kĩ thuật hiện đại
d) Tác động của cuộc CMKHKT hiện đại:
- Cuộc CMKHKT hiện đại đã và đang đưa loài nười chuyển sang một nền văn
minh mới, “nền văn minh hậu công nghiệp”.
- Cuộc CMKHKT hiện đại đã làm thay đổi phương thức lao động của con người
- Làm thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân
+ Thay đổi cơ cấu các ngành kinh tế
+ Thay đổi hình thức và cơ chế tổ chức sản xuất
+ Thay đổi cơ cấu lao động
- Làm thay đổi phân bố sản xuất
- Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ở nhiều quốc gia trên quy
mô toàn cầu
- Làm các nước ngày càng bị phụ thuộc vào nhau về vốn, nguyên, nhiên liệu, lao
động và khoa học công nghệ
Câu 5: sự khác biết giữa 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển
a) Sự tương phản về khía cạnh kinh tế:
Nhóm nước phát triển Nhóm nước đang phát triển
Các nước có thời kì CNH lâu dài, nền
kinh tế phát triển cao, vd: Anh, Pháp,
Đức, Mĩ, Nhật Bản, Nga…
Trước kia là thuộc địa của các nước đế
quốc, đã giành được độc lập và đang
tiến hành CNH, vd: VN, TL, Malysia

Tiềm lực kinh tế, KHKT lớn, nguồn
vốn, CSVCKT, kết cấu hạ tầng
Trình độ sản xuất và công nghệ còn thấp
Nhiều trung tâm thương mại, ngân hàng,
tài chính, hệ thống bảo hiểm, phương
tiện GTVT, TTLL dày đăc…
CSVC, kết cấu hạ tầng còn nhiêu yếu
kém, lạc hậu, quá tải, ô nhiễm môi
trường
Các ngành KV I giảm tỉ trọng, chỉ
chiếm 1 – 4% nguồn lao động, các
ngành KV II có hàm lượng công nghệ
cao, phát triển nhanh, KV III chiếm hơn
70% lđ, 72% GDP
Các ngành KV I, II chiếm ½ giá trị
GDP, tỉ lệ lao động KV I chiếm 50%
NN chủ yếu được tổ chức theo hình thức
trang trại, quy mô lớn, cơ giới hóa, công
nghệ hóa
NN quy mô nhỏ, thiếu vật tư kĩ thuật,
sản xuất lệ thuộc vào tự nhiên
NN sử dụng ít lđ, năng suất cao, sản
phẩm có chất luợng tốt
Sử dụng nhiều lđ, trình độ lđ lạc hậu,
sản lượng, chất luợng sản phẩm, năng
suất thấp
Ngành chăn nuôi có giá trị thu nhập cao
hơn trồng trọt, chiếm 2/3 GTSXNN ở
Mĩ, 80% ở Anh, 60% ở Pháp
Trồng trọt là ngành chính chiếm 70%

GTSXNN, chăn nuôi chỉ cung cấp chất
đạm và sức kéo
Bình quân sản lượng NN đầu người cao,
800-1000 kg/ng/năm
Bình quân lương thực đầu người chỉ
đảm bảo đủ no, đạt trên dưới 400
kg/ng/năm
Gía trị nhập khẩu cao, chiếm 60% của
TG, tỉ lệ hàng hóa trong tổng kim ngạch
xuất khẩu là các mặt hàng chế tạo
Mức tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu
khá cao, phát triển nền kinh tế hướng ra
xuất khẩu, hàng hóa XK chủ yếu là CN
chế biến và nguyên liệu dưới dạng thô
b) Sự tương phản về khía cạnh dân cư – xã hội:
Nhóm nước phát triển Nhóm nước đang phát triển
DS khá ổn định, tỉ lệ gia tăng DS tự
nhiên thấp (0 – 6%)
Mức độ tăng DSTN cao khoảng 2%,
châu Phi khoảng 3%
Chất lượng cuộc sống người dân cao,
GDP/người cao
Thu nhập bình quân đầu người thấp,
GDP/người thấp
DS trên 10 tuổi biết chữ từ 98 – 100%
mức đàu tư cho GD từ 6 – 8% GDP,
mức đầu tư cho MT 8% GDP
Tỉ lệ mù chữ gần 50% DS, chi phí cho
GD , y tế, MT chỉ khoảng 2% GDP
Tỉ lệ dân số sử dụng nước sạch từ 98 –

100%
Hơn 50% trong 6 tỷ người ko được sử
dụng nước sạch, đặc biệt châu Phi & Mĩ
Latinh
Tuổi thọ trung bình khoảng 77-83 tuổi Tuổi thọ trung bình khoảng 60 tuổi
Lạm phát thấp, hệ thống bảo đảm xã hội
ở mức cao
Lạm phát cao,tỉ lệ chết ở trẻ em cao,
trên 40%, châu Phi 100%
Mức độ ĐTH mạnh, hình thành nhiều
đô thị vệ tinh, dải đô thị, tỉ lệ dân thành
thị chiếm trên 70%, ĐTH gắn liền với
CNH => khoảng cách giàu nghèo lớn
Quá trình ĐTH diễn ra chậm, tỉ lệ dân
sông ở nông thôn trên 75%, hệ thống
ĐTH rất ít phát triển, mang tính tự phát,
ko đi cùng CNH
Câu 6: Khái niệm và nguyên nhân phát triển bền vững. lấy ví dụ phân tích
VN hiện nay đang phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường.
a) Khái niệm:
- Theo Tổ chức ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): “Phát triển bền vững là một
loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và
nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu
của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các
nhu cầu của thế hệ trong tương lai”.
- Phát triển bền vững là sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế
với phát triển xã hooijvaf bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống hiện
tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai.
b) Nguyên nhân: Do một thời gian dài trong quá trình phát triển các quốc gia trên thế
giới chỉ chú trọng thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế, nhưng

lại xem nhẹ hoặc không thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững cề vấn đề xã
hội cũng như môi trường.
VD: Việt Nam phát triển bền vững
- Bền vững về môi trường:
+ sử dụng các nguồn năng lượng sạch và có thế tái tạo được (gió, mặt trời, thủy
triều, địa nhiệt…) để thay thế cho các nguồn năng lượng truyền thống.
+ thực hiện cách mạng xanh trong nông nghiệp như Ấn Độ đã từng thực hiện, giảm
thiểu các tác hại từ thuốc trừ sâu, phân bón, hóa chất.
+ nâng cao chất lượng tài nguyên môi trường
+ giảm tiêu thụ những nguồn tài nguyên phi tái tạo
- Bền vững về kinh tế:
+ Lợi ích phải lớn hơn hoặc cân bằng với chi phí
+ phát triển các ngành kinh tế cao, ổn định cả về số lượng về số lượng và chất
lượng sản phẩm, đảm bảo mức tăng trưởng
- Bền vững về xã hội:
+ xóa đói, giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo trong xã hội
+ đô thị hóa gắn liền với vấn đề giải quyết việc làm, đảm bảo sự công bằng về thu
nhập giữa nam – nữ
+ chi phí phúc lợi cho dân, nâng cao chất lượng y tế, giáo dục
+ con người có môi trường sống hài hòa, công bằng và văn minh
Câu 7: khái niệm TCH, phân tích tác động tích cực và tiêu cực của TCH đến
kinh tế, văn hóa, xã hội của VN
a) Khái niệm: “TCH là quá trình trong đó thị trường và sản phẩm của các quốc gia
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau phụ thuộc vào sự trao đổi năng động về hàng
hóa, dịch vụ, tài chính và công nghệ”.
b) Tích cực:
- Kinh tế:
+ Mở rộng thị trường, được hưởng quyền ưu đãi quốc tế và hàng hóa được xuất
khẩu thuận lợi sang các nước thành viên khác. Vd: hàng hóa của các nước nhập
khẩu vào VN hoặc từ VN sang các nước sẽ được lưu thông rộng rãi, dề dàng.

+ Việt Nam được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành
viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ, không bị
phân biệt đối xử. Vd: hàng giày da của Việt Nam khi xuất khẩu sang các nước EU
sẽ được giảm 5% giá trị thuế nhập khẩu.
+ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp nhận và trao đổi trang thiết bị cũng như
khoa học công nghệ. VD: vốn đầu tư vào các ngành kinh tế của nước ta không
ngừng tăng lên. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của nước ta từ 2,23 tỷ
USD (năm 2006) tăng lên 5,56 tỷ USD (năm 2012). Doanh nghiệp trong nước tăng
chậm từ 1,27 tỷ USD (năm 2006) lên 1,70 tỷ USD ( năm 2012).
+ 10 nước có vốn đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam năm 2010 (đơn vị tỷ USD):
Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapo, Anh, Hồng Kông, Malaysia, Mỹ,
Cayman Ilands, Thái Lan.
+ Tạo điều kiện áp dụng công nghệ sinh học, hóa học vào trong sản sản xuất,
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vd: tạo giống cây trồng mới, sử dụng đèn điện
trong chăn nuôi lợn, hệ thống phun sương trong trồng hoa Lan, trồng rau salad
trong nhà kính, tưới nước tự động cho cây trồng,….
+ Thay thế công cụ lao động thô sơ bằng những phương tiện hiện đại trong nông
nghiệp => năng suất và sản lượng tăng lên => tăng thu nhập. Vd: trước đây gặt lúa
bằng lưỡi liềm nhưng ngày nay gặt lúa bằng máy gặt, đập liên hợp.
+ Tạo điều kiện phát huy nội lực, hình thành sự phân công lao động và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế mới trên nhiều lĩnh vực => tăng lực lượng lao động, thay đổi cơ cấu
GDP. Vd: nguồn lao động trong độ tuổi 15 đến 55 tuổi tăng nhanh từ 1,83% (6
tháng đầu năm 2010) lên 3,36% (6 tháng đầu năm 2012).
+ Trong bối cảnh toàn cầu hóa các nước ta có thể nhanh chóng đón đầu được công
nghệ hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển KT-XH. Vd: áp dụng công
nghệ trong quy trình lắp ráp ôtô, sản xuất sữa chua….
+ Tối ưu hóa hoạt động, giúp nước ta tiết kiệm chi phí sản xuất, tạo sản phẩm có
chất lượng, tăng sự hài lòng của khách hàng, tăng lợi nhuận.
- Lĩnh vực chính trị:
+ Nước ta được Liên Hợp Quốc và các quốc gia trên thế giới thừa nhận về độc lập

chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia
+ Được hưởng các ưu đãi trong vấn đề đàm phán thương lượng quốc tế
- Lĩnh vực xã hội:
+ Cải thiện vật chất, cơ sở hạ tầng, chất lượng môi trường, hệ thống giao thông
+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chống tham nhũng, thay đổi cơ cấu kinh tế theo
hướng phù hợp, hiệu quả hơn.
+ Giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống
- Lĩnh vực văn hóa:
+ Giao lưu và hợp tác quốc tế, trao đổi văn hóa với các nước trong khu vực và trên
thế giới. vd: tuần lễ giao lưu văn hóa VN – Lào – Campuchia, giao lưu văn hóa
VN – NB được tổ chức tạo Hội An (Quảng Nam).
+ Có điều kiện trao đổi, tiếp thu được tinh hoa văn hóa của nhân loại
+ Phát huy truyền thống quý báu của dân tộc VN
c) Tiêu cực:
- Lĩnh vực kinh tế:
+ Cạnh tranh diễn ra gay gắt hơn, trên phạm vi rộng hơn và sâu hơn => Sản phẩm
làm ra không đủ sức cạnh tranh được với thế giới . vd: gạo VN so về chất lượng
thì ngon hơn gạo Thái Lan nhưng trong quá trình sản xuất gạo nước ta có lân
nhiều tạp chất (cát, sỏi, cám….) làm cho hạt gạo xấu, còn gạo TL được sử dụng
máy móc vào tất cả các khâu sản xuất tạo ra hạt gạo đẹp hơn => gạo TL có tính
cạnh tranh cao hơn gạo nước ta.
+ Chuyển đổi kinh tế còn chậm, sử dụng các nguồn vốn còn kém hiệu quả, trình
độ quản lý còn thấp.
+ Lạm phát gia tăng, giá hàng hóa leo thang
+ Các công trình, dự án đầu tư chưa được giải quyết thỏa đán, thi công trì trệ, mất
lòng tin của nhà đầu tư.
- Lĩnh vực chính trị:
+ Thách thức mới đối với nền độc lập, chủ quyền quốc gia, làm xói mòn vai trò,
quyền lãnh đạo của Nhà nước, dân tộc. vd: vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ
trên biển Đông giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.

- Lĩnh vực xã hội:
+ Toàn cầu hóa kinh tế, khoa học và công nghệ cũng kéo theo những tội phạm
xuyên quốc gia, truyền bá văn hóa phi nhân bản, không lành mạnh, băng hoại đạo
đức, xâm hại bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Nguy cơ thất nghiệp cao => tình trạng trộm, cướp, buôn bán ma túy, giết người
cướp của….vd: buôn bán ma túy ở biên giới Việt – Trung, chặt tay một phũ nữ để
cướp xe SH trên cầu Tân Thuận, q7, HCM, giết người tình vì ghen tuông….
+ Đòi hỏi chính sách phúc lợi và an ninh xã hội đúng đắn, sự phân hóa giàu nghèo
sâu sắc, người giàu quá người thì nghèo quá không có cái ăn….
+ Vấn đề bảo vệ môi trường, giải quyết rác thải còn yếu kém => đe dọa cuộc sống
con người và sinh vật. vd: rác thải có mặt ở khắp nơi, trên bờ ruộng, bến cảng,
cửa sông, trước cổng trường, ngay trong lớp học…
- Lĩnh vực văn hóa:
+ Toàn cầu hóa - làm suy thoái đạo đức con người, nảy sinh lối sống thực dụng
chạy theo đồng tiền. vd: lãng phí ngân sách quốc gia, lấy của công làm của tư, hôi
của, sống chỉ biết đến bản thân không biết đến người khác….
+ Giá trị đạo đức dân tộc bị xói mòn, thanh niên chạy theo xu hướng Âu hóa, Mỹ
hóa, Hàn hóa…vd: thanh niên tụ tập trong quán bar chơi bời, thay đổi cách ăn
mặc, sử dụng ngôn ngữ nữa tây nữa ta,…
 Hòa nhập nhưng đùng hòa tan bản sắc văn hóa dân tộc
Câu 8: Phân tích quá trình ĐTH của nhóm nước phát triển và đang phát triển
• NHÓM NƯỚC PHÁT TRIỂN
- Mức độ ĐTH mạnh, tốc độ đô thị hóa chậm lại
VD: Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển….
- Qúa trình đô thị hóa đi cùng với quá trình phát triển kinh tế và công nghiệp hóa
- Hình thành nhiều đô thị vệ tinh, các dải siêu đô thị nên
- Hạn chế được những tác động tiêu cực của các thành phố lớn như: ách tắc giao
thông, ô nhiễm môi trường, sử dụng nước sạch….
- Tỷ lệ dân thành thị thường chiếm trên 70%.
=> Tuy nhên, vẫn còn một bộ phận số dân nghèo khổ, khoảng cách giàu nghèo

càng lớn.
VD: Nhật Bản là một trong những nước có trình độ phát triển cao, tốc độ ĐTH
mạnh mẽ, các thành phố mộc lên nhanh chóng. Tokyo – thủ đô của Nhật Bản, là
một trong những “vùng siêu đô thị” lớn nhất thế giới. Sự tăng trưởng kinh tế vượt
bậc và quá trình đô thị chóng mặt ở Nhật bản trong những thập niên 80 của thế kỷ
XX
• NHÓM NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
- Qúa trình ĐTH diễn ra chậm
- Hệ thống đô thị mới rất ít phát triển, chủ yếu phát triển lan tỏa theo các đô thị đã
có từ trước, nhất là các thành phố thủ đô, trung tâm công nghiệp.
- Tỷ lệ dân sống ở khu vực nông thôn của nhiều nước chiếm trên 75%
- Nhiều nước đang phát triển đặc biệt khu vực Mĩ Latinh đã và đang diễn ra quá
trình đô thị hóa nhanh, tỷ lệ dân thành thị chiếm trên 70% dân số.
- Qúa trình ĐTH mang tính tự phát, không đi cùng quá trình công nghiệp hóa, do
nông dân bị bần cùng hóa nên đã ra thành phố tìm việc làm.
=> Gây hậu quả nặng nề về môi trường, xã hội, kinh tế cho các thành phố, cuộc
sông của thị dân.
VD: Thái Lan: trung tâm giải trí của thế giới các nước Đông Nam Á tỉ lệ dân số
đô thị 31% thấp hơn mức trung bình của thế giới tập trung chủ yếu vào thủ đô
Băng Kóc.
Câu 9: Biến đổi khí hậu toàn cầu, phân tích vấn đề biến đổi khí hậu đến VN
- Biến đổi khí hậu toàn cầu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu bao gồm khí quyển,
thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên
nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định.
- Việt Nam là một trong những nước sẽ bị tác động lớn khi đó sẽ có đến 10,8% dân
số Việt Nam bị tác động nặng nề do có hai đồng bằng thấp chủ yếu là đồng bằng
sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
Câu 10: Giới thiệu khái quát về tổ chức WTO, phân tích các cơ hội và thách
thức khi VN gia nhập WTO.
KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC WTO:

- Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) – tiền thân của WTO. GATT
được kí kết vào năm 1947 tại Gionever, Thụy Sĩ, với sự có mặt của 23 quốc gia có
nền kinh tế phát triển. GATT chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/1948.
-Tổ chức thương mại thế giới (WTO) chính thức được thành lập và hoạt động vào
ngày 1/1/1995, với mục tiêu thiết lập và duy trì 1 nền thương mại toàn cầu tự do,
thuận lợi và minh bạch.
- Chức năng của WTO:
+ Quản lí việc thực hiện các hiệp định của WTO
+ Diễn đàn đàm phán về thương mại
+ Giải quyết các tranh chấp về thương mại
+ Giám sát chính sách thương mại của các quốc gia
+ Trợ cấp kĩ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát triển
+ Hợp tác với các tổ chức quốc tế
-Nguyên tắc của WTO:
+ Đãi ngộ quốc gia: không phân biệt đối xử hàng hóa và dịch vụ nước ngoài
cũng như những người kinh doanh các hàng hóa và dịch vụ đó kém hơn mức độ
đãi ngộ dành cho các đối tượng tương tự trong nước
+ Đãi ngộ tối huệ quốc: các ưu đãi thương mại của các thành viên dành cho một
thành viên khác cũng phải được áp dụng cho tát cả các thành viên trong WTO.
+ Mở cửa thị trường: giảm hoặc bỏ hẳn thuế quan đối với một số mặt hàng, giành
những thuận lợi và ưu đãi hơn cho các quốc gia đang phát triển trong khuôn khổ
quy định của WTO
+ Cạnh tranh công bằng: thiết lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho thương
mại giữa các nước thành viên
-Cơ cấu tổ chức:
+ Hội nghị Bộ Trưởng
+ Đại hội đồng
+ Các hội đồng thương mại
+ Các ủy ban và cơ quan
TIẾN TRÌNH VIỆT NAM GIA NHẬP WTO:

- Đàm phán đa phương: Việt Nam nộp đơn gia nhập và được công nhận là quan sát
viên của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT-tiền thân của
WTO) vào tháng 6 năm 1994. Ngày 4 tháng 1 năm 1995, ngay trong ngày đầu mở
cửa của mình, WTO đã tiếp nhận đơn xin gia nhập của Việt Nam. Kể từ đó, Việt
Nam đã chủ động tiến hành những bước đi cần thiết để gia nhập tổ chức này.
- Đàm phán song phương: Cho tới nay có 27 đối tác đặt yêu cầu đàm phán song
phương với nước ta trong cả lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ. Đến nay, Việt Nam đã
kết thúc đàm phán gia nhập WTO với 11 đối tác là EU và các nước thành viên,
Cuba, Áchentina, Braxin, Chilê, Xingapo, Uruguay, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung
Quốc và Côlômbia.
26-10-2006: Kết thúc phiên đàm phán đa phương cuối cùng, Ban Công tác chính
thức thông qua toàn bộ hồ sơ gia nhập WTO của Việt Nam. Tổng cộng đã có 14
phiên họp đa phương từ tháng 7-1998 đến tháng 10-2006.
7-11-2006: WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng tại Geneva để
chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO. Ngày 7/11/2006, Bộ trưởng Thương mại
Trương Đình Tuyển và Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
Pascal Lamy đã ký vào Nghị định thư gia nhập của Việt Nam kết thúc 11 năm tiến
hành hàng loạt các cuộc đàm phán song phương, đa phương và tham vấn kể từ khi
đệ đơn gia nhập vào năm 1995.
11-1-2007 WTO nhận được được quyết định phê chuẩn chính thức của Quốc hội
nước CHXHCN Việt Nam. Kể từ đây, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của
WTO.
CƠ HỘI ĐỐI VỚI VIỆT NAM:
- Một là: Việt Nam được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước
thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ, không
bị phân biệt đối xử.
- Hai là: Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý
theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải
thiện.

- Ba là: Việt Nam có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc
hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập
một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích
của đất nước, của doanh nghiệp.
- Bốn là: Hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình cải cách trong
nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của Việt Nam đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn.
- Năm là: Cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sau 20 năm Đổi mới,
việc gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho
Việt Nam triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại.
THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM:
- Một là: Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều "đối thủ" hơn, trên bình diện
rộng hơn, sâu hơn.
- Hai là: Trên thế giới sự "phân phối" lợi ích của toàn cầu hoá là không đồng đều.
Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn. Ở mỗi quốc gia,
sự "phân phối" lợi ích cũng không đồng đều.
- Ba là: Một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu
cực của toàn cầu hoá; nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất
nghiệp sẽ tăng lên, phân hoá giàu nghèo sẽ mạnh hơn. Điều đó đòi hỏi phải có
chính sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn; phải quán triệt và thực hiện thật tốt
chủ trương của Đảng: "Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển".
- Bốn là: Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc
lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ
thống pháp luật chưa hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa
nhiều thì đây là khó khăn không nhỏ.
- Năm là: Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi
trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×