Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

W bài 32 Địa lý các ngành công nghiệp (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.3 KB, 8 trang )

Học phần:
THỰC HÀNH SƯ PHẠM THPT 3
GIÁO ÁN
BÀI 32. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi bài học HS cần:
1. Về kiến thức
- Biết được vai trò, đặc điểm sản xuất và phân bố của ngành công nghiệp cơ
khí, điện tử - tin học và công nghiệp hóa chất.
- Hiểu được vai trò của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nói chung, công
nghiệp dệt – may nói riêng; công nghiệp thực phẩm cũng như đặc điểm phân
bố của chúng.
2. Về kĩ năng
- Phân biệt được các ngành công nghiệp cơ khí, điện tử - tin học, công nghiệp
hóa chất cũng như công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực
phẩm.
- Biết phân tích và nhận xét lược đồ sản xuất ô tô và máy thu hình.
3. Về thái độ
- Nhận thức được tầm quan trọng của các ngành công nghiệp cơ khí, điện tử -
tin học, hóa chất, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực
phẩm trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
- Thấy được những thuận lợi và khó khăn của các ngành này ở nước ta và địa
phương.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp
- Đàm thoại gợi mở
- Thảo luận theo nhóm
- Sử dụng đồ dùng trực quan: sơ đồ, lược đồ
2. Phương tiện
- Các hình ảnh về hoạt động sản xuất của các ngành công nghiệp cơ khí, điện
tử - tin học, hóa chất, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp


thực phẩm.
- Sơ đồ công nghiệp cơ khí, hóa chất trong SGK (phóng to).
- Máy tính và máy chiếu
3. Trọng tâm bài học
- Vai trò, các phân ngành và đặc điểm phân bố của các ngành công nghiệp
điện tử - tin học, sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Kiểm tra bài cũ
3. Mở bài (3 phút)
Trong tiết trước các em đã tìm hiểu 2 ngành công nghiệp đầu tiên là ngành
công nghệp năng lượng và công nghiệp luyện kim (giảm tải). Ở tiết này
chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu một số ngành công nghiệp quan trọng: công
nghiệp cơ khí (giảm tải), công nghiệp điện tử - tin học, công nghiệp hóa chất
(giảm tải), công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm.
4. Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
Hoạt động 1: Cả lớp. Tìm
hiểu ngành công nghiệp
điện tử - tin học
Bước 1: GV yêu cầu HS
tìm hiểu nội dung mục IV,
SGK trang 127, kết hợp
với hiểu biết của bản thân,
trả lời các câu hỏi sau:
- Công nghiệp điện tử-tin
học có vai trò như thế nào
đối với sự phát triển kinh
tế, xã hội?
- Đặc điểm kinh tế của

ngành công nghiệp điện tử
III. Công nghiệp cơ khí (giảm tải)
IV.Công nghiệp điện tử-tin học (10ph)
- Là một trong bốn ngành công nghiệp trụ cột.
(4 ngành CN trụ cột: năng lượng, vật liệu, sinh
học, điện tử-tin học)
1.Vai trò
- Là thước đo trình độ phát triển kinh tế-kĩ thuật
của mọi quốc gia.
- Là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước.
- Thúc đẩy các ngành khác phát triển.
- tin học? Gồm mấy phân
ngành?
- CN điện tử-tin học phát
triển mạnh ở những nước
nào? Tại sao?
- Ngành công nghiệp điện
tử - tin học ở nước ta phát
triển như thế nào?
Bước 2: HS trả lời, các học
sinh khác bổ sung.
Bước 3: GV chuẩn kiến
thức.
Chuyển ý: Trong cuộc
sống hằng ngày con người
có thể không đi du lịch,
không hút thuốc, chơi
game nhưng không thể
nhịn ăn, nhịn uống, không
thể không mặt quần áo.

Đặc biệt với nền kinh tế
phát triển như vũ bão hiện
nay, thì nhu cầu đó ngày
càng tăng lên. Con người
không còn ăn no, mặt ấm
nữa; mà là ăn sang, mặt
đẹp. Và nhằm mục đích
giải phóng người phụ nữ
khỏi cảnh bếp núc, tề gia
nội trợ, nên ngành CNTP
đã ra đời ngày càng phát
triển.
2. Đặc điểm
- Ít ô nhiễm môi trường, không chiếm nhiều diện
tích.
- Tốn ít nhiên liệu: nước và kim loại
- Yêu cầu lao động trẻ có trình độ chuyên môn kĩ
thuật cao.
- Gồm 4 nhóm ngành: máy tính, thiết bị điện tử,
điện tử tiêu dùng, thiết bị viễn thông.
3. Phân bố
- Các nước phát triển như: Hoa Kì, Nhật Bản,
EU….
4. Liên hệ Việt Nam
- Cho đến nay, ngành điện tử - tin học của nước ta
vẫn còn nhỏ bé, chỉ chiếm 3% giá trị sản xuất
công nghiệp. Các công ty chủ chốt trong ngành
vẫn thuộc loại nhỏ, chưa có khả năng cạnh tranh
với các nước trong khu vực.
V. Công nghiệp hóa chất (giảm tải)

Hoạt động 2: Thảo luận
nhóm. (30 phút)
Bước 1: GV chia lớp
thành 4 nhóm, các nhóm
hoàn thiện phiếu học tập
theo sự phân công sau:
- Nhóm 1,2: Tìm hiểu nội
dung mục VI, SGK trang
129, nêu vai trò, đặc điểm
kinh tế và phân bố của
công nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng.
- Nhóm 3,4: Tìm hiểu nội
dung mục VII, SGK trang
129, nêu vai trò, đặc điểm
kinh tế và phân bố của
công nghiệp thực phẩm.
Bước 2: Nhóm 1 và 3,
nhóm 2 và 4 nhận xét bổ
sung.
Bước 3: GV nhận xét và
chuẩn kiến thức.
+ Kể tên các sản phẩm của
ngành CNSXHTD?
+ Trong hệ thống CN
SXHTD ngành nào quan
trọng nhất? tại sao?
VI. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
(15 phút)
GV kẻ bảng như sau:

Vai trò - Sản xuất sản phẩm tiêu dùng phục
vụ đời sống.
Đặc điểm - Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Cần nhiều lao động, đặc biệt là
lao động nữ.
- Ít ô nhiễm môi trường, sử dụng
điện và nước ở mức vừa phải.
- Vốn đầu tư ít, quay vòng vốn
nhanh, thu được lợi nhuận dễ dàng,
khả năng xuất khẩu cao.
- Thời gian xây dựng tương đối
ngắn, quy trình sản xuất tương đối
đơn giản.
Phân
ngành
- Gồm nhiều nhóm ngành: dệt may,
giày da, sành, sứ, thủy tinh, nhựa,
giấy in, văn phòng phẩm….
- Ngành dệt may giữ vai trò chủ
đạo.
Phân bố - Rộng khắp trên thế giới.
- Các nước có ngành dệt may phát
triển: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật
Bản, Hoa Kì…
+ Những nước nào trên thế
giới phát triển công nghiệp
dệt may?
+ Em hãy cho biết một số
công ty dệt may nổi tiếng
ở nước ta?

- Một số sản phẩm của ngành này: quần áo,
giày dép, túi sách….
- Ngành dệt may giữ vai trò chủ đạo. Nó
giải quyết nhu cầu về may mặc, sinh hoạt
cho hơn 6 tỉ người trên Trái Đất và một
phần nguyên liệu cho CN nặng. Phát triển
CN dệt may có tác dụng thúc đẩy nông
nghiệp và các ngành CN nặng, đặc biệt là
CN hóa chất, giải quyết công ăn việc làm
cho lao động nữ.
- Những nước có ngành dệt may phát triển
và là thị trường xuất khẩu chủ yếu: Trung
Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan,….
- Những nước vừa có ngành dệt may phát
triển, vừa là thị trường nhập khẩu và tiêu
thụ hàng dệt may lớn:
+ Các nước EU, mức tiêu thụ sản phẩm dệt
may rất cao 18kg/người/năm, hằng năm EU
nhập khẩu 63 tỉ USD với yêu cầu chất
lượng cao.
+ Nhật Bản, nhập khẩu hàng dệt may
khoảng 30 tỉ USD (quần áo chiếm 67%).
+ Hoa Kì, mức tiêu thụ hàng dệt may cao
1,5 lần EU (27kg/người/năm), với giá trị
nhập khẩu 50 tỉ USD.
- Liên hệ Việt Nam: CNSXHTD là ngành CN
trọng điểm của nước ta. Sau khi xóa bỏ cơ chế
quan liêu bao cấp, nhu cầu về hàng tiêu dùng của
nhân dân tăng lên rõ rệt về số lượng và chất lượng


+ CN thực phẩm có gì
khác biệt so với các ngành
CN khác mà chúng ta đã
tìm hiểu?
- Kể tên những mặt hàng
của ngành công nghiệp
(mẫu mã, chủng loại). trong số các sản phẩm của
ngành CNSXHTD , dệt may đã có mặt trên thị
trường nhiều nước và đóng góp cho xuất khẩu hơn
9 tỉ USD (2009), chiếm 15,9% tổng kim ngạch
xuất khẩu của cả nước).
- Các công ty dệt may đứng đầu Việt Nam: Tập
đoàn dệt may Việt Nam (VINATEX), công ty
Phong Phú (Q.9 TPHCM), công ty cổ phần may
Nhà Bè (TP.HCM), công ty dệt may Hà Nội, công
ty cổ phần sông Hồng (Nam Định), công ty TNHH
Tainan Spinning (Biên Hòa, Đồng Nai),….
VII. Công nghiệp thực phẩm (10 phút)
GV kẻ bảng như sau:
Vai trò - Đáp ứng nhu cầu ăn uống.
- Tăng giá trị sản phẩm
nông nghiệp
- Vai trò chủ đạo đối với các
nước đang phát triển.
- Giải phóng người phụ nữ
khỏi cảnh phụ thuộc vào bếp
núc nhờ các hoạt động chế
biến sẵn, tiện cho việc sử
dụng.
Đặc điểm - Sử dụng nguyên liệu từ

nông nghiệp.
- Thị trường tiêu thụ rộng
lớn.
- Ít vốn đầu tư cho xây dựng,
quay vòng vốn nhanh.
- Tăng khả năng tích lũy cho
nền kinh tế quốc dân, góp
phần cải thiện đời sống.
Phân ngành - Gồm 3 nhóm ngành chính:
CNCB các sản phẩm từ
trồng trọt, CNCB các sản
phẩm từ chăn nuôi, CNCB
thực phẩm đang được tiêu
thụ trên thị trường Việt
Nam?
thủy hải sản
Phân bố Tương đối linh hoạt, có mặt
ở nhiều quốc gia trên thế
giới.
- Liên hệ Việt Nam: Ở nước ta, nguồn nguyên
liệu tại chỗ từ nông – ngư nghiệp tương đối phong
phú, đó là cơ sở thuận lợi đảm bảo ổn định nguyên
liệu tại chỗ thường xuyên cho CNTP. Hiện nay
nước ta tập trung vào 3 nhóm ngành chính: CBSP
trồng trọt, CBSP chăn nuôi và CBSP thủy hải sản.
- CNTP có vị trí trọng yếu trong cơ cấu công
nghiệp nước ta, chiếm 30% giá trị sản lượng công
nghiệp và 40% giá trị kim ngạch xuất khẩu. Nước
ta xuất khẩu 2,4 tỉ USD (2004).
- Các sản phẩm có mặt trên thị trường Việt Nam:

rượu, bia, nước giải khát, sữa, đường, đồ hộp,….
5. Củng cố (5 phút)
Tại sao các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm
lại có sự phân bố rộng hơn các ngành công nghiệp khác?
Gợi ý:
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của con
người.
+ Sản xuất đơn giản, nhanh thu lợi, sản phẩm có khả năng xuất khẩu cao.
+ Cần ít vốn, quay vòng vốn nhanh.
+ Do 2 ngành này có thế mạnh lâu dài, nguồn nguyên liệu phong phú.
+ Không đòi hỏi lao động có trình độ cao, đặc biệt là nguồn lao động nữ.
IV. ĐÁNH GIÁ
- Nêu vai trò của ngành công nghiệp điện tử - tin học.
- HS làm bài tập 3 SGK trang 130
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- Tìm hiểu bài 33, MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC CHỦ YẾU CỦA
LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP.
- Phân biệt một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
- Sự phát triển và đặc điểm chính của các hình thức tổ chức này.
- Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam.

×