UBND TP HÀ NỘI
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC
LÀM VIỆC TẠI CÁC TRƯỜNG THCS NĂM 2013
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI SOẠN BỘ MÔN
TIẾNG ANH
Thời gian: 60 phút
Thang điểm: 100
TÊN BÀI SOẠN: UNIT 8 – COUNTRY LIFE AND CITY LIFE
LESSON 4 - WRITE
A/ HƯỚNG DẪN CHUNG
- Giám khảo phải nắm bắt được nội dung trình bày toàn bài soạn của thí sinh để đánh giá
được một cách tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.
- Khuyến khích những bài soạn có sáng tạo, diễn đạt gãy gọn, trình bày cẩn thận, đáp ứng
được yêu cầu đổi mới dạy học. Thí sinh có thể trình bày bài soạn theo các cách khác nhau nhưng
đáp ứng được các yêu cầu cơ bản vẫn cho đủ điểm.
- Việc chi tiết hoá điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng
dẫn chấm và được thống nhất trong Hội đồng chấm. Điểm toàn bài là số nguyên, tối đa 100 điểm.
- Điểm cuối cùng của bài là điểm thống nhất của hai giám khảo.
B/ ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
PHẦN I: MỤC TIÊU VÀ CHUẨN BỊ ( 20 điểm)
1/ Xác định mục tiêu của tiết học 15 điểm
- Xác định đúng mục tiêu tiết dạy, xác định rõ mức độ từng yêu cầu của đơn vị kiến thức
(biết, hiểu, vận dụng). ( được 15 điểm)
Về kiến thức: HS tiếp tục mở rộng chủ đề về thành thị và nông thôn qua cấu trúc và nội dung một bức
thư viết cho bạn kể về nơi mình ở.
Về kĩ năng: HS nâng cao kỹ năng viết một bức thư qua các hoạt động thiết kế trong bài.
Về thái độ: Viết thư cho bạn với tình cảm bạn bè thân mật.
- Xác định được mục tiêu của tiết học nhưng chưa thật rõ mức độ yêu cầu của bài viết thư.
(tối đa 10 điểm)
- Xác định mục tiêu không rõ ràng hoặc còn thiếu, còn nhầm lẫn. ( tối đa 5 điểm)
1
2/ Chuẩn bị của thày và trò 5 điểm
Xác định được những nội dung cần chuẩn bị của thày, trò phù hợp với yêu cầu của tiết dạy.
Thày: SGK, Sách GV, giấy khổ A1 (posters), bút dạ. (4đ)
Thiết bị dạy học hiện đại (Computer, Projector, máy đa vật thể nêú có)
Trò: SGK, vở hoặc giấy viết thư. (1đ)
PHẦN II: CẤU TRÚC - NỘI DUNG ( 35 điểm)
1/ Cấu trúc 5 điểm
Cấu trúc nội dung giờ dạy tốt, phân bố thời gian giữa các phần hợp lý
2/ Nội dung bài dạy 30 điểm
- Nội dung truyền đạt kiến thức mới được trình bày logic, chính xác, đủ nội dung, khai thác
kiến thức tốt, làm rõ những nội dung cơ bản, trọng tâm của tiết dạy
(được 30 điểm)
GV ôn lại cho HS về cấu trúc của một bức thư.
Hướng dẫn HS sắp xếp lại các phần của bức thư theo thứ tự. (Write 1)
GV giải thích yêu cầu của bài viết cho HS, gợi ý bài viết bằng cách hỏi các câu hỏi trong phần
Write 2.
Yêu cầu HS viết thư cho bạn kể về nơi mình ở (HS sử dụng các câu trả lời của các câu hỏi trong
phần Write 2); Sắp xếp lại, sử dụng thêm các từ nối để tạo thành một bức thư hoàn chỉnh hoặc mở rộng
thêm tùy khả năng của HS.
- Nội dung truyền đạt kiến thức mới chính xác, đủ nội dung, có chú ý khai thác kiến thức
nhưng chưa thật tốt. (tối đa 20 điểm)
- Đủ nội dung kiến thức mới, còn đôi chỗ chưa thật chính xác, việc khai thác kiến thức mới
còn dàn trải chưa chú ý khắc sâu những nội dung chính.
(tối đa 10 điểm)
PHẦN III: HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ ( 45 điểm)
1/ Tổ chức hoạt động nhận thức: 15 điểm
- Tổ chức hoạt động của thày và trò trong các khâu hợp lý ( kiểm tra bài cũ, giảng bài mới,
củng cố) (10 điểm)
- Tổ chức hoạt động của thày, trò trong các khâu chưa thật hợp lý
(tối đa 5 điểm)
- Tổ chức hoạt động đáp ứng nhiều loại đối tượng học sinh trong lớp
(5 điểm)
2
2/ Phương pháp 15 điểm
+ Có phương pháp hợp lý với từng phần nội dung kiến thức.
(được 15 điểm)
Phần Warm up (Khởi động) ôn lại bài cũ: GV có thể đưa ra các câu hỏi để ôn lại cách viết 1 bức thư.
Phần Nội dung: GV phải dạy đúng kỹ năng bài viết gồm 3 phần: Trước, Trong và Sau khi viết.
(Pre – While – Post Writing)
Phần Pre-writing: GV yêu cầu HS nhận ra thứ tự, cấu trúc của bài viết qua sắp xếp lại phần Write 1.
GV yêu cầu học sinh thực hiện làm việc theo đôi, hoặc nhóm để trả lời các câu hỏi gợi ý phần Write 2
Phần While-writing: Viết được nội dung chính của bức thư theo đúng thể loại viết thư (cá nhân, đôi
hoặc nhóm)
- GV cho HS chữa lỗi cho nhau trước.
- GV sửa lỗi và cho nhận xét.
Phần Post-writing: Học sinh dựa vào chủ đề của bài ở sách giáo khoa và viết hoặc nói theo nhóm (sử
dụng posters)
+ Phương pháp giảng dạy chưa thật hợp lý, chưa hình thành hệ thống câu hỏi dẫn dắt nên
học sinh tiếp thu còn thụ động. (tối đa 10 điểm)
+ Nặng về thuyết trình, chưa chú ý đến việc gợi mở, nêu vấn đề hoặc chưa chú ý đến việc
khai thác kiến thức cũ, các câu hỏi còn vụ vặt (tối đa 5 điểm)
3/ Sử dụng thiết bị dạy học 5 điểm
Có chú ý đến việc sử dụng một cách hợp lý các thiết bị dạy học trong quá trình tổ chức hoạt
động nhận thức (được 5 điểm)
4/ Củng cố, đánh giá, dặn dò. 10 điểm
+ Có nội dung củng cố hợp lý, có câu hỏi, bài tập vận dụng tập trung vào những kiến thức cơ
bản của tiết dạy, quan tâm đến việc đánh giá hoạt động nhận thức của học sinh và dặn dò công việc
ở nhà. (được 10 điểm)
- Chữa lỗi cấu trúc câu, lỗi ngữ pháp, chính tả, cách viết cho HS.
- Chốt lại nội dung bài viết theo dạng viết thư cho bạn bè (informal letter)
- Học sinh tự làm bài viết ở nhà theo chủ điểm đã học.
+ Nội dung củng cố còn sơ lược, chủ yếu yêu cầu học sinh nhắc lại thuộc lòng các kiến thức,
chưa chú ý cho học sinh vận dụng, chưa quan tâm đến việc đánh giá hoạt động nhận thức của học
sinh và dặn dò công việc ở nhà.
(tối đa 5 điểm)
3
UBND TP HÀ NỘI
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC
LÀM VIỆC TẠI CÁC TRƯỜNG THCS NĂM 2013
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG ANH
Thời gian: 90 phút
A/ HƯỚNG DẪN CHUNG
- Giám khảo phải nắm bắt được nội dung trình bày toàn bài soạn của thí sinh để đánh giá
được một cách tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.
- Khuyến khích những bài soạn có sáng tạo, diễn đạt gãy gọn, trình bày cẩn thận, đáp ứng
được yêu cầu đổi mới dạy học. Thí sinh có thể trình bày bài soạn theo các cách khác nhau nhưng
đáp ứng được các yêu cầu cơ bản vẫn cho đủ điểm.
- Việc chi tiết hoá điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng
dẫn chấm và được thống nhất trong Hội đồng chấm. Điểm toàn bài là số nguyên, tối đa 100 điểm.
- Điểm cuối cùng của bài là điểm thống nhất của hai giám khảo.
B/ ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu 1. Soạn giáo án (70 điểm)
PHẦN I: MỤC TIÊU VÀ CHUẨN BỊ ( 15 điểm)
1/ Xác định mục tiêu của tiết học 12 điểm
- Xác định đúng mục tiêu tiết dạy, xác định rõ mức độ từng yêu cầu của đơn vị kiến thức
(biết, hiểu, vận dụng). ( được 12 điểm)
Về kiến thức: HS tiếp tục mở rộng chủ đề về thành thị và nông thôn qua cấu trúc và nội dung một bức
thư viết cho bạn kể về nơi mình ở.
Về kĩ năng: HS nâng cao kỹ năng viết một bức thư qua các hoạt động thiết kế trong bài.
Về thái độ: Viết thư cho bạn với tình cảm bạn bè thân mật.
- Xác định được mục tiêu của tiết học nhưng chưa thật rõ mức độ yêu cầu của bài viết thư.
(tối đa 8 điểm)
- Xác định mục tiêu không rõ ràng hoặc còn thiếu, còn nhầm lẫn. ( tối đa 5 điểm)
4
2/ Chuẩn bị của thày và trò 3 điểm
Xác định được những nội dung cần chuẩn bị của thày, trò phù hợp với yêu cầu của tiết dạy.
Thày: SGK, Sách GV, giấy khổ A1 (posters), bút dạ. (2 điểm)
Thiết bị dạy học hiện đại (Computer, Projector, máy đa vật thể nêú có)
Trò: SGK, vở hoặc giấy viết thư. (1 điểm)
PHẦN II: CẤU TRÚC - NỘI DUNG ( 25 điểm)
1/ Cấu trúc 5 điểm
Cấu trúc nội dung giờ dạy tốt, phân bố thời gian giữa các phần hợp lý
2/ Nội dung bài dạy 20 điểm
- Nội dung truyền đạt kiến thức mới được trình bày logic, chính xác, đủ nội dung, khai thác
kiến thức tốt, làm rõ những nội dung cơ bản, trọng tâm của tiết dạy. (được 20 điểm)
GV ôn lại cho HS về cấu trúc của một bức thư.
Hướng dẫn HS sắp xếp lại các phần của bức thư theo thứ tự. (Write 1)
GV giải thích yêu cầu của bài viết cho HS, gợi ý bài viết bằng cách hỏi các câu hỏi trong phần
Write 2.
Yêu cầu HS viết thư cho bạn kể về nơi mình ở (HS sử dụng các câu trả lời của các câu hỏi trong
phần Write 2); Sắp xếp lại, sử dụng thêm các từ nối để tạo thành một bức thư hoàn chỉnh hoặc mở rộng
thêm tùy khả năng của HS.
- Nội dung truyền đạt kiến thức mới chính xác, đủ nội dung, có chú ý khai thác kiến thức
nhưng chưa thật tốt. (tối đa 15 điểm)
- Đủ nội dung kiến thức mới, còn đôi chỗ chưa thật chính xác, việc khai thác kiến thức mới
còn dàn trải chưa chú ý khắc sâu những nội dung chính. (tối đa 10 điểm)
PHẦN III: HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ ( 30 điểm)
1/ Tổ chức hoạt động nhận thức: 10 điểm
- Tổ chức hoạt động của thày và trò trong các khâu hợp lý ( kiểm tra bài cũ, giảng bài mới,
củng cố) (7 điểm)
- Tổ chức hoạt động của thày, trò trong các khâu chưa thật hợp lý (tối đa 5 điểm)
- Tổ chức hoạt động đáp ứng nhiều loại đối tượng học sinh trong lớp (3 điểm)
2/ Phương pháp 10 điểm
5
+ Có phương pháp hợp lý với từng phần nội dung kiến thức. (được 10 điểm)
Phần Warm up:
(Khởi động) ôn lại bài cũ: GV có thể đưa ra các câu hỏi để ôn lại cách viết 1 bức thư.
Phần Nội dung: GV phải dạy đúng kỹ năng bài viết gồm 3 phần: Trước, Trong và Sau khi viết.
(Pre – While – Post Writing)
Phần Pre-writing: GV yêu cầu HS nhận ra thứ tự, cấu trúc của bài viết qua sắp xếp lại phần
Write 1. GV yêu cầu học sinh thực hiện làm việc theo đôi, hoặc nhóm để trả lời các câu hỏi gợi ý phần
Write 2
Phần While-writing: Viết được nội dung chính của bức thư theo đúng thể loại viết thư (cá
nhân, đôi hoặc nhóm)
GV cho HS chữa lỗi cho nhau trước.
GV sửa lỗi và cho nhận xét.
Phần Post-writing: Học sinh dựa vào chủ đề của bài ở sách giáo khoa và viết hoặc nói theo
nhóm (sử dụng posters)
+ Phương pháp giảng dạy chưa thật hợp lý, chưa hình thành hệ thống câu hỏi dẫn dắt nên
học sinh tiếp thu còn thụ động. (tối đa 7 điểm)
+ Nặng về thuyết trình, chưa chú ý đến việc gợi mở, nêu vấn đề hoặc chưa chú ý đến việc
khai thác kiến thức cũ, các câu hỏi còn vụn vặt (tối đa 5 điểm)
3/ Sử dụng thiết bị dạy học 3 điểm
Có chú ý đến việc sử dụng một cách hợp lý các thiết bị dạy học trong quá trình tổ chức hoạt
động nhận thức (được 5 điểm)
4/ Củng cố, đánh giá, dặn dò. 7 điểm
+ Có nội dung củng cố hợp lý, có câu hỏi, bài tập vận dụng tập trung vào những kiến thức cơ
bản của tiết dạy, quan tâm đến việc đánh giá hoạt động nhận thức của học sinh và dặn dò công việc
ở nhà. (được 7 điểm)
- Chữa lỗi cấu trúc câu, lỗi ngữ pháp, chính tả, cách viết cho HS.
- Chốt lại nội dung bài viết theo dạng viết thư cho bạn bè (informal letter)
- Học sinh tự làm bài viết ở nhà theo chủ điểm đã học.
6
+ Nội dung củng cố còn sơ lược, chủ yếu yêu cầu học sinh nhắc lại thuộc lòng các kiến thức,
chưa chú ý cho học sinh vận dụng, chưa quan tâm đến việc đánh giá hoạt động nhận thức của học
sinh và dặn dò công việc ở nhà.
(tối đa 4 điểm)
Câu 2. Xử lý tình huống (30 điểm)
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về việc có giáo viên ra đề kiểm tra môn tiếng Anh bị sai kiến
thức? Theo anh (chị) để khắc phục tình trạng đó giáo viên cần làm gì?
Đáp án: Ý a cho 10 điểm, ý b cho 20 điểm
a/ Đó là một lỗi cần hết sức tránh mắc phải. Vì:
- Đề kiểm tra rất quan trọng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau một quá trình tích lũy
kiến thức. Đề đúng thì đánh giá đúng, đề sai sẽ dẫn đến đánh giá sai học sinh ở bài kiểm tra cụ
thể, môn học cụ thể đến cả quá trình học tập và kết quả chung. (4đ)
- Thể hiện trình độ chuyên môn của giáo viên không vững vàng, làm học sinh và phụ huynh mất
lòng tin vào kết quả dạy học của thầy và kết quả học tập của con em họ. (3đ)
- Thể hiện phong cách làm việc chưa đúng: Thiếu cẩn thận, tùy tiện, thiếu khoa học. (3đ)
b/ Để khắc phục tình trạng trên, khi ra đề kiểm tra, cần:
- Về phía nhà trường:5đ
+ Thường xuyên quan tâm, bồi dưỡng GV
+ Xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy định về các bước ra đề, duyệt đề thông qua tổ bộ môn và
giám hiệu phụ trách, xác định rõ trách nhiệm cá nhân của người ra đề và những người tham gia
trong khâu duyệt đề.
- Về phía bản thân giáo viên: 15đ
+ Không ngừng rèn luyện, học tập, tự bồi dưỡng để ngày càng vững vàng về chuyên môn, nghiệp
vụ.
+ Rèn luyện phong cách làm việc khoa học, thái độ làm việc nghiêm túc, cẩn thận và trách nhiệm.
• Khi ra đề cần: Rà soát thật kỹ các kiến thức trong đề bài, đọc cẩn thận để chỉnh sửa các lỗi chính
tả, ngữ pháp. Những kiến thức nào mà giáo viên chưa chắc chắn là đúng thì cần phải đối chiếu
lại với các tài liệu chuyên môn đáng tin cậy.
• Trao đổi với đồng nghiệp để chắc chắn về kiến thức ngữ pháp trong đề bài. Lưu đề kiểm tra để
tránh nhầm lẫn trong in ấn và thuận tiện trong việc đối chiếu.
• Trình bày đề kiểm tra rõ ràng, rành mạch.
7
+ Nếu đến khi tổ chức kiểm tra rồi mới phát hiện đề sai (sau khi đã qua các khâu duyệt đề mà cũng
không phát hiện ra được), thì phải báo cáo ngay với tổ chuyên môn và Ban giám hiệu để xin ý kiến
cách giải quyết, tuyệt đối không giấu lỗi mà cứ cho học sinh làm bài.
Hết
8
Đề dự bị
Câu 2. (30 điểm)
Nếu trong lớp anh (chị) dạy có học sinh không yêu thích môn Tiếng Anh, anh (chị) sẽ xử
lý thế nào?
Đáp án: ý a,b,c,mỗi ý cho 10 điểm, ý d cho 20 điểm.
a. Tìm hiểu nguyên nhân? ( Có thể do học sinh hổng kiến thức, mất tập trung bởi những tác nhân
bên ngoài khác: các bạn mất trật tự hay phụ huynh học sinh không khuyến khích chú trọng môn
học Tiếng Anh, )
b. Giáo dục học sinh học tập toàn diện: Trên cơ sở giáo dục học sinh một cách toàn diện, sau khi
tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc một học sinh trong lớp không yêu thích bộ môn này thì giáo
viên cần tìm ra những giải pháp phù hợp nhưng đồng thời cũng tránh để học sinh xao lãng
những môn học khác.
c. Không được trù úm, dùng điểm để xử lý học sinh.
d. Điều chỉnh nội dung, cách dạy, phương pháp lên lớp phù hợp làm sao để học sinh yêu thích bộ
môn này hơn, VD: ( Sưu tầm tranh ảnh, kể chuyện, tổ chức thêm các trò chơi lồng ghép trong
giờ lên lớp, sử dụng đồ dùng dạy học,…) Cải tiến cách giảng dạy, đánh giá cho điểm, khuyến
khích học sinh yêu thích bộ môn.
9
10