Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Tuyển tập 65 dạng bài tập và lý thuyết luyện thi học sinh giỏi Hóa lớp 9 và luyện thi chuyên Hóa lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 44 trang )







Tuyển tập 65 dạng bài tập và lý thuyết
luyện thi học sinh giỏi Hóa lớp 9
và luyện thi chuyên Hóa lớp 10

BHNT













Huế, 2015
Lời mở đầu.
Thân chào quý đồng nghiệp và các em học sinh. Là 1 giáo viên dạy Hóa lớp 9, tôi
luôn trăn trở dạy những gì cho học sinh và hướng dẫn học trò mình ôn thi như thế
nào. Mỗi năm cứ đến lúc sắp thi cử tôi thấy học sinh không biết ôn luyện đúng
cách, chỉ biết giở sách giở vở làm lại bài tập cũng như làm đề thi các năm trước
một cách không có định hướng. Sau thời gian giảng dạy và nghiên cứu, tôi đã hoàn


thành được bộ sách Tuyển tập 65 dạng bài tập và lý thuyết luyện thi học sinh giỏi
Hóa lớp 9 và luyện thi chuyên Hóa lớp 10. Quyển sách này là tập hợp rất nhiều các
dạng Hóa được tôi biên soạn từ nhiều nguồn khác nhau từ thi học sinh Giỏi Tỉnh,
thành phố cũng như đề thi vào các trường chuyên trên cả nước. Không những đưa
bài tập và giải như các quyển sách khác mà tôi còn phân dạng và hướng dẫn từng
dạng riêng biệt. Bằng cách này các em sẽ không còn bị trùng lặp các dạng từ nhiều
đề khác nhau. Và tôi tin rằng trước khi thi 1 đến 2 tuần các em đọc và làm các dạng
trong quyển sách này là đủ hành trang kiến thức để thi một cách tự tin nhất.
Quyển sách được chia ra 2 phần, phần đầu là các dạng bài tập từ dễ đến rất
khó, phần sau là các dạng lý thuyết. Bên cạnh đó tôi còn biên soạn tập tài liệu
“Tuyển tập đề thi học sinh giỏi Hóa lớp 9 và thi vào chuyên Hóa lớp 10” với rất
nhiều bài tập để các em có thể ôn luyện thêm.
Ở cuối sách tôi có giới thiệu thêm cho các em về cách cân bằng phản ứng oxi
hóa khử, đây là cách giúp các em cân bằng được các phản ứng rất khó mà chỉ được
học ở cấp 3, nếu dành thời gian học cách cân bằng này tôi tin không có phương
trình nào ở lớp 9 kể cả phương trình có 2,3 ẩn (Fe
x
O
y
) có thể làm khó các em.
Đây là quyển sách đầu tay của tôi nên không thể tránh khỏi những sai sót,
mong được sự góp ý của quý đồng nghiệp cũng như các em học sinh qua email:

Chúc các em học sinh thành công trong con đường học tập của mình.

Chủ biên

BHNT







PHẦN I:
CÁC DẠNG BÀI TẬP

DẠNG 1: Cho kim loại hoá trị thay đổi (Fe) tác dụng với HCl và Cl2, sự
chênh lệch số mol nguyên tử Cl chính là số mol của Fe.

Hướng dẫn:
Ta có phương trình:
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Ta thấy 1 phân tử Fe chiếm 2 phân tử Cl khi tác dụng với HCl trong khi phản
ứng với Cl2 thì chiếm đến 3 phân tử HCl.
Từ đó có dạng toán: Khi cho một hỗn hợp kim loại có chứa Fe tác dụng với HCl
tạo a mol khí H2 và tác dụng với Cl2 tiêu tốn b mol khí Cl2. Lấy 2b – 2a ta có số
mol Fe trong hỗn hợp.
Ví dụ:
Cho hỗn hợp A chứa Fe và 2 kim loại M N có hóa trị không đổi, chia A thành 2
phần bằng nhau.
Phần 1: Hòa tan hết vào dung dịch HCl dư thu được 26,88 lít H2 (đktc).
Phần 2: Tác dụng vừa đủ với 33,6 lít Cl2 (đktc).
Xác định khối lượng của Fe trong hỗn hợp.
Giải:
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
1,5
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
2,4 1,2

Nhận xét: Số phân tử Cl của M và N khi phản ứng với Cl2 và HCl là như nhau.
(Khi M phản ứng với Cl2 hay HCl đều tạo thành MClx, hóa trị không đổi)
Số mol phân tử Cl đã tiêu tốn trong phản ứng với Cl2 là 1,5 * 2 = 3 mol
Số mol phân tử Cl đã tiêu tốn trong phản ứng với HCl là 1,2 * 2 = 2,4 mol
Sự chênh lệch này là 0,6 mol, chính là do Fe khi phản ứng với Cl2 chiếm 3 phân tử
Cl trong khi phản ứng với HCl chỉ chiếm 2. Vậy 0,6 chính là số mol Fe trong hỗn
hợp.

Dạng 2: Cho KHỐI LƯỢNG MOL TRUNG BÌNH TRƯỚC HOẶC SAU
PHẢN ỨNG VÀ SỐ MOL/ TỈ LỆ SỐ MOL, suy ngược ra khối lượng Mol sau
hoặc trước phản ứng
Hướng dẫn:
Sử dụng định luật bảo toàn khối lượng để chứng minh. Để dễ hiểu hơn mời các em
xem ví dụ sau.
Ví dụ:
Crackinh hoàn toàn m gam ankan X thu được ba thể tích Y, tỉ khối của Y so với H
2

bằng 12, xác định X
Giải:
X → 3Y
M
Y
= 24
Theo định luật bảo toán khối lượng m
X
= m
Y

Hay M

X
. n
X
= M
Y
. n
Y

M
X
. 3.n
Y
= 24.n
Y

Suy ra M
X
= 72, X là C
5
H
12


Dạng 3: Phản ứng của oxit với CO, axit, của muối CO
3
với axit luôn có sự liên
quan giữa số mol CO và CO
2
, axit với H
2

O, của muối CO
3
và Axit với CO
2
.
Hướng dẫn:
Fe
2
O
3
+ 3CO → 2Fe + 3CO
2

Số mol CO luôn bằng số mol CO
2

Na
2
CO
3
+ 2HCl → 2NaCl + CO
2
+ H2O
Số mol CO
2
luôn bằng số mol muối CO
3
, số mol HCl luôn gấp đôi số mol CO
2


Ví dụ:
Hòa tan hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp A gồm MgCO
3
và muối cacbonat của kim
loại M bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 7,3% thì thu được dung dịch B có
nồng độ MgCl
2
trong dung dịch là 6,028% đồng thời thu được 3,36 lít khí (đktc) .
Xác định kim loại M.
Giải:
Số mol khí thoát ra chính là số mol CO
2
0,15 mol. Theo dạng này số mol CO
2
bằng
với số mol muối cacbonat ban đầu và cũng bằng ½ số mol HCl.
Phản ứng: Muối cacbonat + HCl → Muối Cl + CO
2
+ H
2
O
Ta cũng có số mol HCl luôn bằng ½ số mol H
2
O. Các em có thể viết 2 phương
trình ra để chứng minh tỉ lệ đó. Thực vậy 2HCl sẽ đưa 2H quá H
2
CO
3
từ đó tạo
thành 1 H

2
O. Vì vậy số mol H
2
O luôn bằng ½ số mol HCl
Ta có số mol HCl là 0,3 mol suy ra khối lượng HCl, từ đó tính ra khối lượng dung
dịch HCl là 150 Gam.
Theo định luật bảo toàn khối lượng:
Muối cacbonat + Dung dịch HCl → dung dịch Muối Cl + CO2 + H2O
14.2 150 0.15*44 0.15*18
Từ đó tính ra khối lượng dung dịch muối sau phản ứng. Ta có nồng độ dung dịch
muối Mg nên suy ra được khối lượng Mg. Từ đó dễ dàng tính được yêu cầu của đề.

Dạng 4: Lập tỉ lệ giữa KHỐI LƯỢNG MOL và HOÁ TRỊ để tìm nguyên tố
chưa biết. Dùng trong bài toán thiếu ẩn.
Hướng dẫn:
Một số bài toán nhiều ẩn nhưng phương trình ít làm cho chúng ta không thể giải
được thấu đáo cả bài. Trong những trường hợp đó các em hay chú ý đến những đại
lượng có giá trị nguyên như Khối lượng mol, Hóa trị để có thể lập bảng tìm
nguyên tố cần thiết.
Ví dụ:
Hợp chất A có thành phần gồm 1 kim loại có hoá trị chưa biết và phi kim hoá trị 1.
Khi lấy 100ml dung dịch chứa 9,5 gam A cho phản ứng với AgNO
3
dư thì thu được
28,7 gam kết tủa. Mặt khác đem điện phân nóng chảy a gam A thì thu được 4,8
gam kim loại và 4,48 lít khí bay ra. Xác định công thức của hợp chất A.
Giải:
Gọi chất A là XY
n


XY
n
+ nAgNO
3
→ X(NO3)
n
+ nAgY

2XY
n
→ 2X + nY
2


Ở phương trình 2: số mol X = (2. Số mol Y)/n
4,8 / M
X
= 0,4/n
M
X
= 12n
n
1
2
3
4
5
M
X


12 (Loại)
24 (Mg)
36(Loại)
48(Loại)
50(Loại)
Vậy M là Mg, hóa trị 2. Công thức của A trở thành MgY
2

MgY
2
+ AgNO
3
→ AgY + Mg(NO3)
2

9,5 gam 28,7 gam
Ta có 9,5/(24+2M
Y
) = 28,7/(108+M
Y
)
Suy ra được phi kim Y.

Dạng 5: Hiệu suất CÓ THỂ TÍNH BẰNG SỐ MOL PHẢN ỨNG/ SỐ MOL
BAN ĐẦU.

Ví dụ:Nhiệt phân CH4 thu được hỗn hợp gồm C2H2, CH4và H2. Tỷ khối hơi hỗn
hợp khí so với H2bằng 5. Hiệu suất nhiệt phân là bao nhiêu?
Giải:
CH4 → CH4

2CH4 → C2H2 + 3H2
MCH4 = 16
M hỗn hợp = 10

Theo bảo toàn khối lượng
nCH4 ban đầu * 16 = n hỗn hợp * 10
Suy ra n hỗn hợp bằng 1,6 n CH4 ban đầu
Sự chênh lệch của hỗn hợp trước và CH4 ban đầu là 0,6 . nCH4 ban đầu vì ở phản
ứng 2 thể tích khí tăng gấp đôi. Từ 2CH4 tạo thành hỗn hợp 4 mol khí. Vì vậy
lượng CH4 phản ứng bằng ½ lượng khí tăng lên, nghĩa là 0,3n
Vậy hiệu suất phản ứng, hay số mol CH4 phản ứng/ CH4 ban đầu là 30%

Dạng 6: KHI CRACKINH, SỐ MOL ANKAN + H2 TẠO THÀNH = SỐ MOL
ANKEN. Hiệu suất chính là lượng phản ứng/ lượng ban đầu.
Ví dụ:Craking n-butan thu được 35 mol hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6,
C3H6, C4H8 và một phần butan chưa bị craking. Giả sử chỉ có các phản ứng tạo ra
các sản phẩm trên. Cho A qua bình nước brom dư thấy còn lại 20 mol khí. Nếu đốt
cháy hoàn toàn A thì thu được x mol CO2. Tìm hiệu suất phản ưng crackinh và x
Hướng dẫn:
Ankan → Ankan dư
→ Anken + H2
→ Ankan mới + Anken
Từ 2 phương trình này ta suy ra được rất nhiều công thức
nAnkan ban đầu = nAnkan dư + nAnken = nAnkan dư + nH2. + nAnkan mới.
Để ý 1 anken tạo thành luôn đi với 1H2 hoặc 1 Ankan mới. Vì vậy nAnken = nH2
+ nAnkan mới.
Các em cứ viết 3 phương trình ở trên ra rồi suy luận sẽ làm được rất nhiều bài toán.


Dạng 7: CHO ANKEN/ANKIN PHẢN ỨNG VỚI H2, sự chênh lệch số mol

trước và sau phản ứng chính là số H2 phản ứng.
Hướng dẫn:
C
n
H2
n
+ H
2
→ C
n
H
2n+
2

C
n
H
2n-2
+ 2H
2
→ C
n
H
2n+2

Ta thấy trong các phản ứng cộng H2 này H2 luôn chạy thẳng vào trong các chất
chứa nối đôi nối ba, vì vậy số H2 phản ứng sẽ tiêu biến toàn bộ. Do vậy sự chênh
lệch số mol trước và sau phản ứng chính là số mol H2 phản ứng
Ví dụ:
Trộn 5 lít hỗn hợp gồm (CH4 và C2H4) với 5 lít H2 rồi nung nóng hỗn hợp ( có

xúc tác bột Ni) cho đến khi phản ứng hoàn toàn. Sau khi đưa hỗn hợp trở lại điều
kiện nhiệt độ và áp suất ban đầu thì thể tích khí tổng cộng chỉ còn lại 8 lít. Dẫn
lượng khí này qua dung dịch brôm.( Các thể tích khí đo ở cùng nhiệt độ, áp suất ).
Tính thành phần % theo thể tích của CH4 và C2H4 trong hỗn hợp.


Dng 8: Nhn nh c s ni ụi / vũng nhn dng ankan, anken ri
suy ra t l CO2 v H2O. S C trong bt kỡ cht hu c no cng bng CO2
chia s mol cht hu c.
Hng dn:
bt kỡ cht hu cú no. Vớ d CnHa. Khi t s to nCO2, vỡ vy nCO2/n cht
hu c = s C trong cht hu c ú.
Khi bit c s ni ụi, s vũng ca cht hu c ta suy ra c ú l ankan hay
anken. T ú suy ra t l CO2 v H2O khi t. Vớ d Ankan thỡ CO2 ớt hn H2O,
Ankan thỡ bng.
Vớ d:
Cho 0,1 mol axit hữu cơ CnH2n+1COOH vào 36 gam dung
dịch NaOH 20%. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu đợc
chất rắn khan E. Nung nóng E trong ôxi d đến khi các
phản ứng hoàn toàn thu đợc 8,26 gam hỗn hợp gồm CO2và
hơi nớc. Xác định công thức cấu tạo của axit.

Dng 9: Nhn dng c bn cht phn ng l s thay th nguyờn t nh th
no.
Hng dn:
Ly mt vớ d cho d nhỡn, Fe + 2HCl FeCl2 + H2. Ta thy rng Fe ó thay th
2 nguyờn t Cl, vỡ vy s mol Fe s bng 2 ln s mol nguyờn t Cl, tc l 2 ln
HCl ban u. õy gi l s thay th, trong vớ d ny n gin nhng trong cỏc bi
tp thỡ phi ng dng rừ rng hn.
Vớ d:

Cho 6,3 g hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm M và một kim
loại M hoá trị II (tan đợc trong nớc) vào một lợng
nớc d thu đợc 3,36 lít H2 ở ĐKTC và một dung dịch A.
Trung hoà hết dung dịch A bằng dung dịch HCl , rồi cô
cạn dung dịch thu đợc a gam chất rắn khan.
1/ Tìm a .
2/ Xác định M và M biết khối lợng mol của M bằng
1,739 lần khối lợng mol của M.

Dạng 10: Kiềm tác dụng với muối của kim loại lưỡng tính luôn viết ra 2
phương trình, tuỳ tỉ lệ đề cho xác định có phương trình 2 hay không rồi tiếp
tục tính toán.
Hướng dẫn:
Ta luôn viết 2 phương trình, 1 phương trình tạo kết tủa 1 phương trình làm tan kết
tủa. Phản ứng 2 sẽ xảy ra sau khi phản ứng 1 xong, vì vậy tùy theo số liệu bài toán
việc cần làm là xác định có phương trình 2 hay không.
Ví dụ:
Cho dung dịch A chứa a mol NaOH, dung dịch B chứa b mol AlCl 3. Hãy xác định
mối quan hệ giữa a và b để sau khi pha trộn hai dung dịch trên ta luôn thu được kết
tủa?


Dạng 11: Thấy thiếu thiếu, làm mãi không được, áp dụng bảo toàn, mẹo hay
nhìn nhận không được. Cứ nhớ là khi mô bí là cứ thử viết phương trình ra
xem.
Hướng dẫn:
Rất đơn giản, phương trình là ngọn nguồn của mỗi bài toán, trong một số bài toán
việc viết phương trình là rất phức tạp nên thường bỏ qua việc viết PT để tìm cách
giải khác. Tuy nhiên nếu viết được PT có khi sẽ tìm ra được con đường dễ dàng
nhất.

Ví dụ:
Hòa tan hoàn toàn 58gam một oxit kim loại bằng một lượng vừa đủ dung dịch
H2SO4 đặc, nóng thu được 2,8 lít khí mùi hắc (đktc) và 150 gam muối. Xác định
công thức của oxit kim loại.

Dạng 12: Cho 1 hoặc nhiều kim loại vào 1 hoặc nhiều muối.
Hướng dẫn:
Bước 1: Viết đúng thứ tự các phương trình, đặc biệt khi có sự xuất hiện của Fe thì
chú ý Kim loại đầu Fe3+ hoặc Fe2+ đẩy Ag+. Khi 2 kim loại vào 2 muối thì có 4
phương trình nhưng chỉ tối đa 3 phương trình xảy ra.
Bước 2: Xác định chính xác có phương trình nào xảy ra:
- Cách 1: Từ dữ kiện của đề sau phản ứng có bao nhiêu kim loại, muối…
- Cách 2: Từ tính chất đề cho (VD có kim loại trắng bạc, dung dịch nâu đỏ…)
- Cách 3: Dựa vào sự tăng giảm khối lượng trước và sau phản ứng để
đoánxem kim loại nào chắc chắn phản ứng. Cách này khó, hiếm gặp nhưng
gặp đúng bài thì hắn đỡ rất nhiều.
- Nếu không xác định được chắc chắn phản ứng nào xảy ra thì phải chia
trường hợp.
Bước 3: Tính toán cẩn thận dư hết, nồng độ, chia nhiều phần bằng nhau… rồi lấy
hết điểm.
Ví dụ:
Cho 3,52 gam hỗn hợp Z gồm hai kim loại Mg, Fe ở dạng bột vào 200 gam dung
dịch Cu(NO3)2 chưa rõ nồng độ. Sau phản ứng thu được 4,8 gam chất rắn T
chứa tối đa hai kim loại và dung dịch V. Thêm NaOH dư vào dung dịch V rồi
lọc lấy kết tủa, đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 2
gam chất rắn (bi ết rằng các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn).
1. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính thành phần % khối lượng
từng kim loại có trong Z?
2. Xác định nồng độ phần trăm của các chất tan có trong dung dịch V?



Dạng 13: Nhìn nhận đúng tỉ lệ CO2 và H2O trong phản ứng đốt hỗn hợp chất
hữu cơ là do thành phần nào tạo nên.
Hướng dẫn:
Giả sử như hỗn hợp toàn anken và ankin thì CO2 – H2O chính là số mol ankin vì
khi đốt anken thì H2O = CO2
Thêm 1 ví dụ: Đốt Ankan và Anken thì số H2O – CO2 bằng số mol ankan phản
ứng.
Ví dụ:
A là hỗn hợp gồm rượu Etylic và 2 axit hữu cơ kế tiếp nhau có dạng
CnH2n+1COOH và Cn+1H2n+3COOH. Cho 1/2 hỗn hợp A tác dụng hết với Na
thoát ra 3,92 lít H2 (đktc). Đốt 1/2 hỗn hợp A cháy hoàn toàn, sản phẩm cháy được
hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì có 147,75g kết tủa và khối lượng bình
Ba(OH)2 tăng 50,1 g .
a, Tìm công thức 2 axit trên .
b, Tìm thành phần hỗn hợp A.

Dạng 14: Tới bước đường cùng của hữu cơ thì đọc kĩ lại đề xem có chút chi
gợi ý không. Chỉ cần như là cho hidrocacbon thể khí cũng là 1 dữ kiện để bắt
đầu chia trường hợp rồi.
Hướng dẫn:
Đây là kinh nghiệm, không phải dạng toán. Tôi chỉ muốn nhắc rằng có những dữ
kiện rất nhỏ như hidrocacbon thể khí nghĩa là số C bé hơn 4.
Ví dụ:
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp chứa 2 hiđro cacbon A, B ở thể khí. Sản phẩm thu
được lần lượt cho qua bình (1) đựng H2SO4 đặc, khối lượng bình tăng 3,24 gam
(0,18), bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, tạo thành 16 gam chất rắn (0,16).
Xác định CTPT của các hiđro cacbon. Biết rằng số mol của A, B có trong hỗn hợp
bằng nhau và số mol CO2 được tạo ra từ phản ứng cháy của A và B bằng nhau.


Dạng 15: Dùng M trung bình xác định số mol chất trong hỗn hợp.
Hướng dẫn:
Công thức tính M trung bình của hỗn hợp 2 chất A và B
M=



Khi có M trung bình cũng như MA và MB ta dễ dàng tính được tỉ lệ số mol giữa A
và B
Ví dụ:
Chia 17 gam hỗn hợp rắn X gồm: MxOy ; CuO và Al2O3 thành 2 phần bằng nhau.
- Hoà tan phần 1 vào dung dịch NaOH dư, còn lại 7,48 gam hỗn hợp rắn A.
- Dẫn 4,928 lít khí CO (đktc) vào phần 2 nung nóng được hỗn hợp rắn B và hỗn
hợp khí C, có tỉ khối đối với hiđro là 18. Hoà tan B vào dung dịch HCl dư còn lại
3,2 gam Cu.
a/ Viết các phương trình hoá học xảy ra.
b/ Tính % về khối lượng của mỗi nguyên tố có trong hỗn hợp X. Các phản ứng xảy
ra hoàn toàn.
c/ Để hoà tan hoàn toàn A phải dùng hết 12,5 gam dung dịch H2SO4 98%, nóng.
Xác định kim loại M và công thức của MxOy.
Biết: MxOy + H2SO4 đặc, nóng >M2(SO4)3 + SO2 + H2O.
MxOy bị khử và không tan trong dung dịch NaOH.

Dạng 16: Bảo toàn khối lượng nếu tính cả phần dư thì phải tính ở 2 vế trước
và sau phản ứng. Còn bản chất thì chỉ là bảo toàn lượng tham gia phản ứng
thôi.
Hướng dẫn:
Lấy 1 ví dụ: Cho dung dịch HCl phản ứng với FeO tạo FeCl2 và H2O
Theo bảo toàn khối lượng ta có khối lượng HCl khan + FeO bằng FeCl2 khan +
H2O

Tuy nhiên có 1 cách làm bảo toàn khác: khối lượng HCl dung dịch + FeO bằng
khối lượng dung dịch FeCl2 (dung dịch sau phản ứng) + H2O. Nghĩa là đã tính
phần dư (trong trường hợp này là nước trong dung dịch) thì phải tính ở cả 2 vế của
phương trình bảo toàn.
Ví dụ:
Hoà tan 7 gam một kim loại R trong 200 gam dung dịch HCl vừa đủ, thu được
206,75 gam dung dịch A. Xác định kim loại R.
Dạng 17: Phương pháp khoảng. Cứ coi như là dấu bằng chứ không phải lớn
bé thì mình sẽ làm thế nào, xong thay dầu lớn dấu bé vào rồi sẽ có khoảng.
Hướng dẫn:
Vì hạn chế trong việc giải bất phương trình của học sinh lớp 9 nên việc giải BPT
có dấu lớn bé sẽ khó khăn hơn giải PT. Từ đó tôi nảy ra ý tưởng như sau, thay vì
giải BPT: x
2
+ 3x +1 < x<x
3
– 2x +9 thì các em nên giải 2 phương trình x
2
+ 3x +1
= x và x = x
3
– 2x +9. Nghiệm của 2 phương trình này chính là 2 khoảng x cần tìm
Ví dụ:
Một hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở CxH2x và CyH2y. Biết 9,1 gam X
làm mất màu vừa hết 40 gam brom trong dung dịch. Xác định công thức phân tử
của 2 hiđrocacbon đó. Biết trong X thành phần thể tích của chất có phân tử khối
nhỏ nằm trong khoảng từ 65% đến 75%.

Dạng 18: Giả sử khối lượng, số mol khi bài toán chỉ có % và tỉ lệ
Hướng dẫn:

Trong một bài toán không đưa ra con số cụ thể mà chỉ có %, nồng độ, tỉ lệ thì các
em có thẻ áp dụng cách này: gọi 1 đại lượng nào đó là 1 mol hay là 100 gam, 98
gam. Vì chỉ có % và tỉ lệ nên khi ta giả sử 1 đại lượng sẽ không làm thay đổi bài
toán.
Ví dụ:
Hoà tan hết hỗn hợp X gồm oxit của một kim loại có hoá trị II và muối cacbonat
của kim loại đó bằng H2SO4 loãng vừa đủ, sau phản ứng thu được sản phẩm gồm
khí Y và dung dịch Z. Biết lượng khí Y bằng 44% lượng X. Đem cô cạn dung dịch
Z thu được một lượng muối khan bằng 168% lượng X. Hỏi kim loại hoá trị II nói
trên là kim loại gì? Tính thành phần phần trăm của mỗi chất trong hỗn hợp X




Dạng 19: Phản ứng thuộc dạng phản ứng nhiệt nhôm

Hướng dẫn:
Nghĩa là nhìn thì thấy thiếu số liệu nhưng thực chất trong phương trình chứa những
dữ kiện giúp bớt ẩn.
Chú ý chất nào có sau phản ứng nghĩa là có thêm 1 dữ kiện: chất đó dư, chất phản
ứng với nó đã hết.
Ví dụ:

Dạng 20: Dựa vào số H2 hay Br2 phản ứng để xác định hidrocacbon thuộc
dãy đồng đẳng nào.
Hướng dẫn:
Ta có:
Anken: Số mol Br2 = số mol Anken
Ankin: Số mol Br2, H2 = 2 lần số mol Ankin
Ví dụ:


Dạng 21: Hai chất hữu cơ thuộc cùng dãy đồng đẳng mà M gấp đôi nhau thì
chỉ có thể là anken.
Hướng dẫn:
Các em nhìn vào công thức ankan, ankin, các chất này có công thức dạng
CnH2n+2 hay -2, chính phần +2, -2 này khi nhân đôi lên sẽ thành +4, -4 làm chất
đó không thể cùng dãy đồng đẳng với ankan ankin ban đầu.
Ví dụ:

Dạng 22: Xác định tính chất đặc biệt trong các bài toán. Ở ví dụ này là 3 chất
có cùng số C nên công thức trung bình sẽ có dạng C
3
H
n
Ví dụ:

Dạng 23: Chia hỗn hợp làm hai phần không bằng nhau.
Hướng dẫn:
Cách 1: Đánh giá để so sánh tỉ lệ giữa 2 phần để dễ đặt ẩn, biết được phần này gấp
phần kia bao nhiêu lần nên không cần đặt thêm ẩn.
Cách 2: Gọi phần này gấp n lần phần kia, trong trường hợp này ta lập nhiều
phương trình hơn cách 1 nhưng luôn làm ra, không suy nghĩ.

Dạng 24: Dựa vào sự biến đổi khối lượng nhận định ra chất đã phản ứng. Từ
đó giảm số trường hợp xuống.
Hướng dẫn:
Lấy 1 ví dụ cho dễ hiểu.
Cho hỗn hợp Fe và Pb phản ứng với Cu. Cả 2 chất này đều phản ứng. Ta có 2
phương trình. Tuy nhiên nếu Cu ít thì có thể Pb chưa phản ứng. Nếu đề cho dữ
kiện sau phàn ứng khối lượng kim loại tăng nghĩa là Pb chắc chắn đã phản ứng vì

MFe < MCu nên nếu chí có Fe phản ứng thì khối lượng kim loại phải giảm.
Ví dụ:
Ngâm một thanh Fe và một thanh Zn ( không tiếp xúc với nhau) vào cùng một cốc
chứa 500ml dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, lấy hai thanh kim loại ra khỏi
cốc thì thấy khối lượng dung dịch trong cốc giảm 0,22 gam. Trong dung dịch sau
phản ứng, nồng độ mol của ZnSO4 gấp 2,5 lần nồng độ mol của FeSO4. Thêm
dung dịch NaOH dư vào cốc, lọc lấy kết tủa rồi nung trong không khí đến khối
lượng không đổi thu được 14,5gam chất rắn .
a. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
b. Tính khối lượng Cu bám trên mỗi thanh kim loại và nồng độ mol/lít của dung
dịch CuSO4 ban đầu, giả sử toàn bộ lượng Cu sinh ra bám hết trên hai thanh kim
loại.

Dạng 25: a + b = c suy ra a<c và b<c
Hướng dẫn:
Lấy ví dụ: Hai anken CnH2n và CmH2m có n + 2m = 6 thì suy ra m<3 còn n < 6.
Hai hidrocacbon CxHy (0,5 mol) và CaHb (0,8 mol). Khi đốt cho ra số mol CO2 là
3 mol. Suy ra 0,5x + 0,8a = 3, lúc này hết dữ kiện thì có thể xét 0,5x<3 và 0,8a <3
Ví dụ:
Đốt cháy hoàn toàn 7,6 gam hỗn hợp gồm một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch
hở và một ancol đơn chức (có số nguyên tử cacbon trong phân tử khác nhau) thu
được 0,3 mol CO
2
và 0,4 mol H
2
O. Thực hiện phản ứng este hóa 7,6 gam hỗn hợp
trên với hiệu suất 80% thu được m gam este. Giá trị của m là


Dạng 26: 2 rượu tách nước tạo ete được 1 nước

1 rượu tách nước tạo anken tạo 1 nước.
Hướng dẫn:
Ta có rượu tách nước tạo anken:
C2H5OH → C2H4 + H2O
C3H7OH → C3H6 + H2O
Nhận thấy số mol nước bằng số mol rượu.
Đối với phương trình tạo ete (chất có dạng R- O – R), đây là sản phẩm khi tách ở
140 độ.
2C2H5OH → C2H5OC2H5 + H2O
Nhận thấy số mol nước bằng ½ số mol rượu.
Ví dụ:

Dạng 27: Tổng hoá trị của 1 nguyên tố trong hợp chất với H và trong hợp chất
với O (Hoá trị cao nhất) bằng 8.
Hướng dẫn:
Ví dụ NH3 có N hóa trị 3 thì công thức phân tử của N với O có hóa trị cao nhất là
8-3 =5, N2O5
Ví dụ:

Dạng 28: Fe3O4 = FeO + Fe2O3. Chú ý là bằng chứ không phải trung bình, 1
chất bằng 2 chất cộng lại.
Hướng dẫn:
Fe3O4 các em có thể xem đó là hỗn hợp 2 chất FeO và Fe2O3. 1 mol Fe3O4 = 1
mol FeO + 1 mol Fe2O3. Ví dụ đề cho 2 mol Fe3O4, 1 mol FeO và 2 mol Fe2O3
thì các em có thể gộp 1 mol Feo và 2 mol Fe2O3 thành 1 mol Fe3O4 và 1 mol
Fe2O3, bài toán chỉ còn 2 ẩn.
Ví dụ:


Dạng 29: Ankin có nối 3 đầu mạch tác dụng với Ag2O.

Hướng dẫn:
Đây là 1 nhầm lẫn đáng tiếc mà rất nhiều em học sinh mắc phải. Chỉ có C nối 3
đầu mạch mới tác dụng với Ag2O. Ta lấy ví dụ:
CH CH + Ag2O → CAg CAg
CH C-CH2-CH2-CH3 + Ag2O → CAg C-CH2-CH2-CH3
Vậy, các chất chỉ có 1 nối 3 đầu mạch thì chỉ tác dụng ở 1 đầu.
Ví dụ:



Dạng 30: Mối liên hệ giữa áp suất, số mol, thể tích
Hướng dẫn:
n =



Trong đó n là số mol, P là áp suất tính theo atm, V là thể tích tính theo lít, R là
hằng số trong máy tính (các em bấm máy casio shift 7, rồi nhập vào 27 sẽ có
hằng số R), t là nhiệt độ tính theo độ K = độ C + 273
Đây là phương trình mà tôi rất tiếc phải nói rằng rất nhiều trường đã sử dụng cho
học sinh lớp 9 vì đã đi quá xa chương trình, vì vậy tôi buộc phải đưa vào sách này.
Thường thì áp suất trong các bài toán lớp 9 chỉ nên dừng lại ở việc khi tăng áp suất
gấp đôi thì thể tích giảm 1 nữa.
Ví dụ:

Dạng 31: Độ tan
Hướng dẫn:
Độ tan chính là số gam chất tan trong 100 gam dung môi.
Các em chú ý quá trình kết tinh như sau.
Đưa dung dịch NaCl từ 100 độ xuống 20 độ, lúc này 1 phần NaCl sẽ bị kết

tinh thành chất rắn, không còn nằm trong dung dịch. Vì vậy ta có liên hệ:
NaCl sau kết tinh = NaCl ban đầu – NaCL đã kết tinh
Khối lượng dung dịch sau kết tinh = dung dịch đầu – NaCl kết tinh – nước bị
bay hơi ra nếu có.
Sau đó các em áp dụng các công thức độ tan trong từng giai đoạn nhiệt độ sẽ
giải quyết được bài toán
Ví dụ:
Ta có một muối sunfat ngậm nước RSO4.nH2O. Ở 80
0
C thì có 53,6gam còn ở
25
0
C thì có 23gam muối này tan tối đa trong 100gam nước ( tính theo muối khan
RSO4). Nếu ta làm lạnh 25 gam dung dịch bão hoà RSO4 từ 80
0
C xuống 25
0
C thì
có 8,9 gam tinh thể muối sunfat ngậm nước kết tinh. Xác định công thức của muối
ở dạng hiđrat, cho biết n có thể có một trong các giá trị 5,7,9

Dạng 32: Khi yêu cầu tính tỉ lệ %, nồng độ % thì chỉ cần có tỉ lệ giữa 2 chất
cũng đã làm được bài toán.
Hướng dẫn:
Tỉ lệ và nồng độ là các thương số, có thể tìm bằng cách có cả tử và mẫu nhưng
trong một số bài toán 2 đại lượng này bị giấu đi nên ta chỉ cần có tỉ lệ giữa chúng
rồi chia cho nhau sẽ tính ra được.
Ví dụ:
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dd HCl 20%
thu được dung dịch Y. Biết nồng độ của MgCl2 trong dung dịch Y là 11,787%.

a) Viết phương trình phản ứng.
b) Tính nồng độ % của muối sắt trong dung dịch Y.
c) Nếu thêm vào dung dịch Y nói trên một lượng dung dịch NaOH 10% vừa đủ để
tác dụng thì nồng độ % của chất có trong dung dịch sau phản ứng là bao nhiêu ?

Trong bài này các em gọi số mol Fe và Mg là a và b, sau đó tính khối lượng
dung dịch theo a và B (bảo toàn KL), tính số mol MgCl theo b, sau đó từ nồng
độ của MgCl ta có tỉ lệ giữa a và b.
Dạng 33: Từ đề nhìn ra được sự vô lí với lẽ thường rồi tìm ra con đường đi
mới phù hợp với đề
Hướng dẫn:
Đây cũng không phải dạng mà là kinh nghiệm. Đôi lúc các em làm bài thấy sai,
thấy vô lí nhưng cứ xem đi xem lại các bước tính toán. Các em nên biết rằng
hướng giải là tùy thuộc vào người ra đề, có lúc không đúng với thực tế lắm nhưng
đó là ý của tác giả nên các em phải làm theo để kiếm điểm, hoặc là tình huống mà
các em chưa học, chưa gặp nhưng những cái sai khi các em làm sẽ bắt buộc các
em tìm ra 1 con đường mới. Như trong ví dụ này sẽ có thứ tự phản ứng là CuO +
HCl sau đó Fe tác dụng với CuCl2 trước chứ không phải HCl, đây là điều khá mới
mẻ với các em.
Ví dụ:
Cho 6,8 gam hỗn hợp Fe và CuO tan trong 100 ml axit HCl thu được dung dịch A
và thoát ra 224 ml khí B (ở đktc) và lọc được chất rắn D nặng 2,4 gam. Thêm tiếp
HCl dư vào hỗn hợp A + D thì D tan một phần, sau đó lọc kết tủa thêm tiếp NaOH
đến dư và lọc kết tủa tách ra nung nóng trong không khí đến lượng không đổi cân
nặng 6,4 gam. Tính thành phần phần trăm khối lượng Fe và CuO trong hỗn hợp
ban đầu

Dạng 34: Dùng M trung bình thì có thể dùng tới cuối cùng trừ những bài có số
liệu rõ ràng thì không nên.
Hướng dẫn:

Đây là một dạng đặc biệt, M trung bình cho ra không phải để tính toán mà là để
định công thức phân tử. Ví dụ đốt 1 hỗn hợp 10 gam ankan có M trung bình bằng
49, các em có thể gọi CTPT trung bình của các ankan là C
3,5
H
9
rồi chỉ cần tính theo
chất này như bình thường.
Ví dụ:
Hỗn hợp X gồm H2, C2H4 và C3H6 có tỉ khối so với H2 là 9,25. Cho 22,4 lít X
(đktc)vào bình kín có sẵn một ít bột Ni. Đun nóng bình một thời gian, thu được
hỗn hợp khíY có tỉ khối so với H2bằng 10. Tổng sốmol H2 đã phản ứng là


Dạng 35: Bài toán có n ẩn nhưng chỉ có n-2 phương trình và trong đó có 3 ẩn
nguyên. Thường thì 3 ẩn đó là M và 2 hoá trị khác nhau.
Hướng dẫn:
Ở đây các em phải lập 1 bảng nhiều chiều như sau. Ví dụ 1 kim loại có M chưa
biết, có 2 hóa trị thay đổi là a và b. Ta lập được phương trình
M = 10a + 12b
a
1
2
3
4
5
b
1
2
3

4
5
1
2
3
4
5



M
x
x
x
x
x
x
x
56
x
x



Ví du:
Cho 8 gam hỗn hợp A gồm Mg và kim loại R tác dụng với dung dịch HCl dư thu
được 4,48 lít khí (đktc).
Nếu cho 9,6 gam hỗn hợp A phản ứng với khí Clo dư thì thu được 30,9 gam hỗn
hợp muối.
a) Xác định tên kim loại R. Biết các phản ứng hóa học đều xảy ra ho àn toàn.

b) Khi hòa tan hết 1,6 gam hỗn hợp A trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu
được SO2 là sản phẩm khí duy nhất. Lượng khí SO2 này làm mất màu vừa hết V
ml dung dịch Br2 0,08M. Tìm giá trị của V.

Dạng 36: Phương pháp khoảng
Hướng dẫn:
Cái khó trong các bài toán này là cách hỏi của đề, đôi lúc đề không hỏi đại lượng
đó nằm trong khoảng nào mà hỏi đại lượng đó bằng bao nhiêu làm nhiều học sinh
tưởng mình không làm được và bỏ qua bài toán rất đáng tiếc. Các này dùng trong
các bài toán không rõ ràng, các bài toán nhiều phương trình, nhiều trường hợp.
Ví dụ:
Hoà tan hỗn hợp gồm 3,2 gam CuO và 8 gam Fe
2
O
3
trong 160ml dung dịch HCl
2M đến phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng có m gam chất rắn không tan.
1/ Viết phương trình phản ứng xảy ra
2/ Hỏi m biến thiên trong khoảng nào ?


Dạng 37: HCl vào kim loại hoá trị 1 rồi cho bay hơi thấy tạo thành 1,2,3 chất
rắn.
Hướng dẫn:
Trường hợp tạo 1 chất rắn thì khả năng là kim loại kiềm, chất rắn là muối hoặc là
trường hợp HCl dư thì kim loại trước H là đáp ứng
Trường hợp tạo 2 chất rắn thì khả năng là kim loại dư, chất rắn là kim loại + muối
hoặc trường hợp kim loại kiềm tan không hết, chất rắn là muối kiềm và bazo. Các
em chú ý bazo (NaOH, KOH) khi cô cạn cũng có thể có chất rắn. Trường hợp này
còn hiếm gặp, các em phải linh động ứng phó theo đề.

Trường hợp tạo 3 chất rắn thì chỉ có kim loại kiềm dư, lúc đó chất rắn là muối
kiềm, bazo và kiềm còn dư (kiềm tác dụng với nước tạo bazo còn dư kim loại, bazo
tiếp tục tác dụng với axit và bazo dư)
Ví dụ:
Cho 49,03 gam dung dịch HCl 29,78% vào bình chứa 53,2 gam một kim loại hoá
trị I, sau khi phản ứng hoàn toàn, cho bốc hơi cẩn thận trong điều kiện không có
không khí thu được một bã rắn. Xác định kim loại trong các trường hợp sau:
a) Bã rắn là một chất có khối lượng 67,4 gam
b) Bã rắn là hỗn hợp hai chất có khối lượng 99,92 gam
c) Bã rắn là hỗn hợp ba chất có khối lượng 99,92 gam.

Dạng 38: Gộp ẩn.
Hướng dẫn:
Trong 1 bài toán có ít phương trình, đôi lúc có thể gộp 2 ẩn lại với nhau một cách
rất bất ngờ. Ví dụ trong 2 phương trình::
A + 2b + c = 57
3c - a – 2b = 5
Có thể gọi a + 2b = x, như vậy bài toán chỉ còn là x + c = 57 và 3c – x = 5, các em
giải được đại lượng c.
Ví dụ:
Cho biết tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử của nguyên tố A và
B là 78, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26 hạt. Số
hạt mang điện của A nhiều hơn số hạt mang điện của B là 28 hạt. Hỏi A, B là
nguyên tố gì ?

×