Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Kết quả các hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương mại phú đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.63 KB, 29 trang )

I. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Thương mại Phú Đức
1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thương mại Phú
Đức có thể khái quát thành 2 giai đoạn chính như sau:
1.1.Giai đoạn trước tháng 02 năm 1996
Ngày 20- 6- 1994, Công ty Thép Phú Đức được thành lập theo quyết
định số 032586 do UBND Thành phố Hà Nội cấp và được sở Kế hoạch và
Đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Ban đầu đây là công
ty tư nhân, vốn pháp định là 100 triệu đồng, kinh doanh các mặt hàng chủ yếu
là sắt thép xây dựng, thép kỹ thuật như: Thép hộp, thép xoắn, thép ống, thép
chữ V, L, U…
Quy mô và cơ sở vật chất của Công ty ban đầu đơn giản, bao gồm 1
Giám đốc, 1 kế toán và 4 lao động phổ thông. Công ty chỉ có một cửa hàng
kinh doanh đồng thời là văn phòng đặt tại 304 Đê La Thành - Đống Đa – Hà
Nội. Do đó, Công ty Phú Đức gặp rất nhiều khó khăn khi tìm chỗ đứng trên
thị trường.
Sau 1 thời gian chú trọng tìm hiểu, đánh giá, nghiên cứu về thị trường
kinh doanh mặt hàng thép của Công ty, Công ty đã đưa ra nhận định để có thể
tồn tại và phát triển được bên cạnh với các đối thủ to lớn trong ngành thì lùa
chọn nguồn hàng chất lượng cao, ổn định giá cả hợp lý là tối ưu và phù hợp
với tiềm lực của doanh ngiệp. Công ty tập trung làm tốt công tác tạo nguồn,
tìm kiếm nhà cung ứng để làm đại diện phân phối sản phẩm.
Trên cơ sở đó Công ty đã tìm hiểu, so sánh các nguồn hàng khác nhau và
nhận thấy sản phẩm thép do Công ty Thép Cẩm Nguyên sản xuất mang tính
khả thi cao vì nó có thế đáp ứng một cách tốt nhất các tiêu thức mà Công ty
đề ra. Công ty đã tiến hành lùa chọn thiết lập mối quan hệ với đối tác là Công
ty thép Cẩm Nguyên . Sản phẩm chính mà Công ty tiến hành kinh doanh
trong giai đoạn này được cung cấp bởi Công ty thép Cẩm Nguyên là: Thép
ống tròn, thép hộp vuông, chữ nhật các loại. Bên cạnh đó Công ty còn nhận
làm đại lý bán, đại lý mua, kí gửi hàng hoá. Đi kèm với các mặt hàng chủ lực
trên, Công ty kinh doanh thêm các loại hàng tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng


khác như: Thép lợp, tôn tấm các loại, que hàn,…, nhằm ra tăng lợi nhuận và
đảm bảo an toàn trong kinh doanh.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về thép xây dựng và phát
triển đô thị ngày càng gia tăng, Công ty đã nhận biết yêu cầu cấp thiết là phải
mở rộng qui mô kinh doanh, huy động thêm vốn cho việc thực hiện chiến
lược kinh doanh mà Công ty đề ra, đồng thời để có thể tham gia một cách độc
lập vào các mối quan hệ kinh tế trên thương trường thì công ty phải có tư cách
pháp nhân. Do đó, Công ty tư nhân Phú Đức đã hợp tác với ông Đinh Quốc
Quân, giám đốc một công ty tư nhân kinh doanh thép có địa điểm kinh doanh
tại 23 Lạc Trung – Hà Nội nhằm tập hợp và phát huy sức mạnh của 2 Công
ty. Để phù hợp với tình hình mới, Công ty đã chuyển đổi hình thức kinh
doanh hiện tại sang hình thức kinh doanh phù hợp hơn đó là loại hình Công ty
TNHH.
1.2.Giai đoạn từ tháng 02 năm 1996:
Công ty TNHH Thương mại Phú Đức được thành lập và hoạt động theo
Luật Công ty được Quốc Hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 21/12/1990 Công ty được giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh sè 074124 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà
Nội cấp với các đặc điểm chủ yếu sau:
Tên Công ty: TNHH Thương mại Phú Đức .
Tên giao dịch: PHU DUC TRADING COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: PHU DUC TRADING Co.,Ltd
Vốn điều lệ : 500.000.000đ ( Năm trăm triệu đồng ) góp vốn bằng tiền
mặt.
Người đại diện theo pháp luật : GĐ Nguyễn Phú Thịnh
Cơ sở vật chất kĩ thuật:
- Văn phòng làm việc tại: Số 324- Đê La Thành- Đống Đa- Hà Nội
- 1 cửa hàng tại : Sè 304- - Đê La Thành- Đống Đa- Hà Nội
- Số lượng cán bộ công nhân viên :14 người
- Ngành nghề kinh doanh:

+ Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng
+ Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá
- Các sáng lập viên:

TT Thành viên Vốn góp
1 Nguyễn Phú
Thịnh
Góp 250.000.000đ (tương ứng 50% vốn điều lệ)
2 Đinh Quốc Quân Góp 250.000.000đ (tương ứng 50% vốn điều lệ)
Tới năm 2002, nội dung đăng ký kinh doanh đã được Công ty thay đổi nh
sau:
- Tổng số vốn điều lệ : 2.000.000.000đ ( Hai tỉ đồng)
- Vốn góp được phân bổ lại :
TT Thành viên Vốn góp
1 Nguyễn Phú Thịnh Góp 1.750.000.000đ ( tương ứng với 87,5% vốn điều lệ)
2 Đinh Quốc Quân Góp 250.000.000đ ( tương ứng với 12,5% vốn điều lệ)
- Ngành nghề kinh doanh được đăng ký bổ xung:
+ Kinh doanh sắt thép và đồ nội thất
+ Cán, kéo, gia công sắt thép
+ Sản xuất từ kim loại các sản phẩm chủ yếu là ống kim loại
- Đổi điều lệ Công ty theo luật Doanh nghiệp được Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 12/6/1999.
- Thay đổi văn phòng giao dịch sang sè 288- Đê La Thành- Đống Đa- Hà
Nội, đồng thời chuyển cửa hàng từ số 304 sang sè 316- Đê La Thành- Đống
Đa- Hà Nội.
- Công ty mở thêm cửa hàng mới tại số 541- Nguyễn Trãi- Thanh Xuân-
Hà Nội.
Tới năm 2004, Công ty TNHH Thương Mại Phú Đức tiếp tục đăng kí bổ
xung ngành nghề kinh doanh:
+ Vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách.

+ Cung ứng dịch vụ phục vụ khách hàng, phục vụ khách du lịch, kinh
doanh nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, đại lý bán vé máy bay, lữ hành nội địa,
lữ hành quốc tế.
+ Buôn bán phương tiện vận tải : ôtô, xe máy và phụ tùng thiết bị kèm
theo.
- Thay đổi thành viên góp vốn:
TT Thành viên Vốn góp
1 Nguyễn Phú
Thịnh
Góp 1.750.000.000đ ( tương ứng với 87,5% vốn điều
lệ)
2 Lê Bích Thuận Góp 250.000.000đ ( tương ứng với 12,5% vốn điều lệ)
- Thay đổi văn phòng giao dịch sang địa chỉ : Sè 2 – dãy A1- Ngõ 217 -
Đê La Thành- Đống Đa- Hà Nội.
- Email:
Tới năm 2005, qua 10 năm xây dựng và phát triển, từ 1 Công ty tư nhân
quy mô nhỏ, nay Công ty TNHH Phú Đức đã có 1 hệ thống cơ sở vật chất kĩ
thuật gồm 5 cửa hàng tại 5 quận trên địa bàn Hà Nội và 2 kho hàng.
+ Cửa hàng số 23- Lạc Trung- Hai Bà Trưng- Hà Nội.
+ Cửa hàng số 316- Đê La Thành- Đống Đa- Hà Nội.
+ Cửa hàng số 200- Phạm Văn Đồng- Từ Liêm- Hà Nội.
+ Cửa hàng số 441- Lạc Long Quân- Tây Hồ- Hà Nội.
+ Cửa hàng số 541- Nguyễn Trãi- Thanh Xuân- Hà Nội.
+ Kho sè 4 Cầu Tiền- Thanh Trì- Hà Nội.
+Kho số Xóm 6B- xã Cổ Nhuế- Từ Liêm-Hà Nội.
II.cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty
1.mô hình công ty
Công ty Thép Phú Đức thuộc loại hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn 2
thành viên với cơ cấu tổ chức và quản lý đơn giản gồm có: Giám đốc, 2 Phó
Giám đốc, 2 phòng nghiệp vô và 5 cửa hàng, 2 kho dự trữ tạo thành một hệ

thống nhất.
Ta có sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý của Công ty
2. Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận
2.1 Giám đốc Công ty :
Giám đốc Công ty do hội đồng thành viên bổ nhiệm, là đại diện theo
pháp luật của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và trước
pháp luật về điều hành hoạt động của Công ty, Giám đốc là người có quyền
điều hành cao nhất tại Công ty.
Quyền hạn và nghĩa vụ của Giám đốc:
- Quyền hạn chung: Quyết định các vấn đề liên quan tới hoạt động hàng
ngày của công ty
Gi¸m §èc
Phã Gi¸m §èc 1 Phã Gi¸m §èc 2
Phßng
Kinh
doanh
Phßng
KÕ to¸n
C¸c cöa
hµng
C¸c kho
hµng
- Về mặt kinh doanh:
+ Tổ chức thực hiện tất cả các quyết định của Hội đồng thành viên.
+ Tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của
công ty
+ Kiến nghị các phương án sử dụng lợi nhuận hoặc các khoản lỗ trong
kinh doanh.
+ Nhân danh công ty để thực hiện các giao dịch kinh doanh, ký kết hợp
đồng kinh tế, các văn bản giao dịch theo phương hướng và kế hoạch của Công

ty.
+ Trình bày báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Hội đồng thành
viên.
- Về tổ chức:
+ Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức Công ty
+ Ban hành quy chế quản lý nội bộ Công ty
- Về nhân sự:
+Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty
trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.
+ Tuyển dụng lao động và thôi việc lao động.
- Nghĩa vụ của giám đốc
+ Chấp hành các quyết định của Hội đồng thành viên.
+ Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh Công ty thực hiện các hành vi
vi phạm pháp luật, tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm
mục đích phục vụ lợi Ých cho Công ty và gây thiệt hại cho Công ty, không
được tiết lé bí mật Công ty trừ trường hợp được Hội đồng thành viên chấp
nhận.
+ Thông qua Hội đồng thành viên,bàn bạc, xem xét việc gia nhập hoặc
rút lui của các thành viên.
2.2 Phó Giám đốc Công ty:
Công ty TNHH Thương Mại Phú Đức có 2 phó Giám đốc là những
người giúp việc cho Giám đốc.
Phó Giám đốc thứ nhất:
-Thay mặt Giám đốc những lúc Giám đốc đi công tác hay không có mặt
tại Công ty.
-Ký các hoá đơn tài chính, hợp đồng kinh tế có giá trị nhỏ hơn 200 triệu.
-Phụ trách 2 phòng ban : Phòng Kế toán và Phòng Kinh doanh.
Phó Giám đốc thứ hai:
- Phụ trách các cửa hàng trực thuộc và các kho hàng của Công ty.
- Thay mặt Giám đốc xử lý các công việc thuộc bộ phận dưới quyền.

2.3 Phòng kinh doanh:
- Thăm dò thị trường, nắm bắt thông tin, phân tích đánh giá, tư vấn cho
lãnh đạo công ty về phương hướng hoạt động kinh doanh. Lập kế kế hoạch
kinh doanh tiêu thụ, theo dõi quá trình thực hiện và lập báo cáo định kỳ gửi
lên ban lãnh đạo.
- Thực hiện các công việc kinh doanh những hàng hoá của Công ty theo
chiến lược phát triển của ban Giám đốc đề ra theo mảng cơ bản là kinh doanh
thương mại.
- Soản thảo các hợp đồng kinh tế các tài liệu văn bản, theo dõi tiến độ
thực hiện giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
- Khai thác lập danh sách các nhà cung ứng tốt trên thị trường, tìm kiếm
và phát triển các nhà cung ứng mới.
- Tiếp thị, giới thiệu hàng hoá của công ty kinh doanh đến khách hàng.
- Thực hiện chào giá cạnh tranh, thiết lập mối quan hệ với khách hàng nhằm
bán hàng hoá của Công ty.
Trưởng phòng kinh doanh:
+Tiếp nhận và nắm bắt nhu cầu của khách hàng và các cửa hàng trực
thuộc.
+Lên kế hoạch mua hàng, đảm bảo mức tồn kho hợp lý theo từng thời
điểm.
+Kiểm tra tình hình bán hàng và báo cáo trực tiếp lên Giám đốc.
+ Phân công công việc cho mọi người trong bộ phận.
2.4 Phòng kế toán:
- Phô trách việc quản lý, theo dõi, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra toàn bộ
công tác kế toán tài chính của công ty.
Kế toán trưởng:
+ Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc đồng thời chịu trách nhiệm
trước Giám đốc về việc thực hiện các công việc được giao, tổng hợp các
số liệu kinh doanh, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lên Giám đốc
và cơ quan thuế theo quy định của Pháp luật.

- Dưới quyền kế toán trưởng còn có các kế toán viên làm nhiệm vụ
tổng hợp, ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ nhập hàng, xuất hàng, tồn
kho hàng ngày của Công ty.
2.5 Các cửa hàng kinh doanh:
- Cửa hàng có chức năng bán buôn, bán lẻ các mặt hàng mà Công ty kinh
doanh đồng thời nhận làm đại lý mua, đại lý bán, ký gửu hàng hoá.
Quyền hạn và nghĩa vụ của cửa hàng trưởng
+ Các cửa hàng trưởng do Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, có nhiệm vụ
quản lý, điều hành các hoạt động hàng ngày tại cửa hàng.
+ Kí kết chứng từ, hoá đơn hàng hoá, tổ chức phân công lao đồng tại cửa
hàng, chịu trách nhiệm về tài sản của cửa hàng.
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng ngày cho kế toán trưởng,
chịu trách nhiệm trước Giám đốc về thực hiện các công việc được giao.
Quyền hạn và nghĩa vụ của nhân viên, lao động tại cửa hàng:
+ Tư vấn, giới thiệu hàng hoá, chuẩn bị hàng, bán hàng và vận chuyển
hàng theo yêu cầu của khách hàng.
2.6 Kho dự trữ của Công ty
- Thực hiện việc tiếp nhận đúng, đủ về chất lượng và số lượng cũng như
về quy cách mẫu mã hàng hoá, tổ chức kho khoa học để bảo vệ, bảo quản,
kiểm kê tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và thực hiện nhanh chóng
chính xác các hoạt động nghiệp vụ.
Thủ kho:
+ Báo cáo thường xuyên tình hình xuất, nhập, tồn kho, phát hiện kịp
thời tình trạng thiếu hụt, dư thừa hàng hoá trong kho để kịp thời xử lý.
+ Thực hiện kiểm kê định kỳ hoặc kiểm kê đột xuất khi có yêu cầu
của Giám đốc.
3. Quyền và nghĩa vụ của Công ty
- Quyền hạn của Công ty
+ Lùa chọn ngành nghề và quy mô kinh doanh
+ Lùa chọn cách thức và hình thức truy vấn

+ Lùa chọn khách hàng
+ Trực tiếp giao dịch ký kết hợp đồng với khách hàng
+ Tuyển dụng và thuê mướn lao động theo yêu cầu kinh doanh
+ Chủ động trong hợp đồng kinh doanh đã ký
- Nghĩa vụ của công ty
+ Kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng quy định.
+ Đảm bảo quyền, lợi Ých của người lao động theo quyền của pháp
luật
+ Tôn trọng quyền tổ chức công đoàn theo quy luật công đoàn
+ Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá
+ Tuân thủ các quy định Nhà nước về bảo vệ môi trường, bảo vệ di
tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh và trật tự an toàn xã hội
+ Ghi chép sổ sách kế toán theo quy định của pháp lệnh về kế toán,
thống kê và chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính.
+ Nép thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp
luật.
+ Thực hiện việc chăm lo, không ngừng cải thiện điều kiện làm
việc và đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ cho người lao động.
4. Quy mô kinh doanh của Công ty hiện nay
4.1 Vốn và tài sản của Công ty
Nguồn vốn Công ty TNHH Thương Mại Phú Đức hình thành chủ yếu do
các thành viên trong Hội đồng thành viên đóng góp, từ nguồn tự bổ xung do
các khoản lợi nhuận hàng năm mang lại, từ các tổ chức tín dụng, các cơ quan
và tổ chức khác.
Bảng 1 :Cơ cấu vốn của Công ty qua các năm
Đơn vị tính: ngàn đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm2003 Năm 2004 Năm 2005

Tổng số vốn 6.016.889 6.533.963 7.216.862
Vốn cố định 517.452 550.126 599.000
Vốn lưu động 5.499.437 5.983.837 6.617.862
%VLD/ Tổng số vốn 91,4 91,58 91,7
Nguồn : Báo cáo tài chính hàng năm
Từ bảng trên ta thấy nguồn vốn của Công ty liên tục tăng qua các năm
2003, 2004, 2005 trong đó vốn lưu động luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số
vốn. Cụ thể:
+ Năm 2003, tổng số vốn cố định và vốn cố định của công ty là
6.016.889 ngàn đồng, trong đó vốn lưu động là 5.499.437 ngàn đồng chiếm
91,4% tổng số vốn.
+ Năm 2004, tổng số vốn cố định và vốn cố định của công ty là
6.533.963 ngàn đồng , trong đó vốn lưu động là 5.983.837 ngàn đồng chiếm
91,58% tổng số vốn và tăng 9,8% so với năm 2003.
+ Năm 2005, tổng số vốn lưu động và vốn cố định của Công ty là
7.216.862 ngàn đồng, trong đó vốn lưu động là 6.617.862 ngàn đồng chiếm
91,7% tổng số vốn, tăng 10.5 % so với năm 2004 và tăng 20,3% so với năm
2003.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và phục vụ tốt nhất
cho nhu cầu khách hàng, Công ty còn quan tâm đầu tư mới cơ sở vật chất kĩ
thuật, trang thiết máy móc phục vụ cho văn phòng, các cửa hàng và kho hàng
như mua thêm máy phôtô, máy fax, ôtô tải, thiết bị vận chuyển…nên vốn cố
định của công ty không ngừng tăng qua các năm.
3.2. Nguồn nhân lực của Công ty
Công ty nhận biết con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo
thành công. Cùng với sự mở rộng quy mô kinh doanh, Công ty TNHH
Thương Mại Phú Đức chú trọng tới công tác tuyển dụng và đào tạo công nhân
viên. Vì vậy, đi đôi với việc tăng số lượng lao động thì chất lượng nguồn lao
động của công ty cũng được nâng cao.
Bảng 2: Sè lao động của Công ty qua các năm

Đơn vị tính: Người
Sè lao động Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Hợp đồng dài hạn 21 22 25
Hợp đồng ngắn hạn 9 11 14
Tổng sè 30 33 39
Nguồn: Trình độ đào tạo
Với xuất phát điểm 12 cán bộ công nhân viên vào lúc mới thành lập .
Năm 2003, tổng số lao động của Công ty là 30 người, đến năm 2004 tổng số
lao động đạt 33 người tăng 10% so với năm 2003 và năm 2005, toàn Công ty
đã có số lượng lao động là 39 người tăng 18,2% so với năm 2004.

Bảng 3: Cơ cấu lao động của Công ty
Đơn vị tính: %
Trình độ lao động Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Có bằng CĐ, ĐH 23,33 27,27 30,77
Có bằng TH 46,67 45,45 41,03
Lao động khác 30 27,28 28,2
Tổng sè 100 100 100
Nguồn: Trình độ đào tạo
Qua bảng trên ta thấy cơ cấu lao động của Công ty có sự chuyển biến qua
từng năm. Cụ thể:
Số lượng lao động có bằng Cao đẳng, Đại học có xu hướng gia tăng:
Năm 2003 chỉ đạt 23,33% tổng số lao động, tới năm 2004 đạt 27,77% tổng số
lao động và năm 2005 đạt 30,77%. Tuy nhiên, tỷ lệ trên vẫn đang còn thấp, số
lao động có bằng Trung học và lao động phổ thông chiếm tỷ lệ khá cao trong
Công ty. Điều đó được giải thích bởi quy mô Công ty, đặc điểm mặt hàng
kinh doanh và chính sách trả lương của công ty chưa thu hót được nhiều lao
động có trình độ cao. Trong thời gian tới, công ty tiếp tục hoàn thiện tổ chức
bộ máy và thu hót thêm lao động đã qua đào tạo và làm tốt công tác đào tạo
lại.

III.Đặc điểm thị trường kinh doanh của Công ty
1.Sản phẩm kinh doanh
Sản phẩm ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu thụ và khi thác cơ hội kinh
doanh của doanh nghiệp kinh doanh thép. Hiện nay, Công ty TNHHTM Phú
Đức chuyên kinh doanh các sản phẩm thép nhằm đáp ứng nhu cầu khách
hàng. Sản phẩm chính mà Công ty đang tiến hành buôn bán bao gồm: Thép
ống tròn đường kính φ12 đến φ144, thép chữ nhật, thép hộp vuông kích thước
từ 12x12 đến 100x100, ống con tiện, xà gồ, thép chữ U, V, I, C… Các sản
phẩm này chiếm tỷ lệ trên 90% doanh thu của Công ty. Ngoài ra Công ty còn
nhận làm đại lý mua, đại lý bán, ký gửi các loại hàng hoá: Tôn tấm, tôn mạ
kẽm, hàng ống mạ kẽm…
Sản phẩm của Công ty được phân phối cho các khách hàng: là người
tiêu thụ trực tiếp, các đai lý, các nhà máy xí nghiệp, các công trình giao thông,
công trình xây dựng hay các xí nghiệp chuyên sản xuất ôtô, bàn ghế, các cơ
sở khoan nhồi cọc bê tông cốt thép, uốn sắt nghệ thuật, sản xuất phụ tùng xe
đạp, xe máy,…Một số khách hàng lớn đã và đang sử dụng mặt hàng của công
ty như: Công ty Vinaconex, Công ty xây dựng số 2, Công ty VinaKorea Vĩnh
Phóc, Công ty Cơ khí dệt may Nam Định, Công ty lắp máy LILAMA , Công
ty Thuỷ Hải- Hải Phòng , Công ty LICOGI 20,…
2. Đối tượng khách hàng:
Khách hàng là người quyết định cuối cùng cho sự thành công trong hoạt
động kinh doanh của Công ty. Vì vậy, Công ty đã cố gắng trong việc bảo
đảm khả năng bán được hàng nhưng đồng thời giữ được khách hàng hiện tại
và lôi kéo được khách hàng tiềm năng. Khách hàng của Công ty hiện nay chủ
yếu là khách hàng ở thị trường miền Bắc trong đó tập trung ở thành phố Hà
Nội, ngoài ra còn phân bố rải rác tại các tỉnh: Thái Nguyên, Hải Phòng, Hà
Tây, Quảng Ninh, Vĩnh Phóc, Nam Định, Cao Bằng…
Mạng lưới khách hàng của Công ty không ngừng mở rộng và phát triển.
Tuy nhiên, trụ sở và các cửa hàng của Công ty chỉ đặt tại Hà Nội do đó gây
khó khăn cho việc quản lý mạng lưới bán hàng. Các khách hàng ở xa lại có

nhu cầu nhỏ lẻ và không thường xuyên ảnh hưởng tới công tác thanh toán, thu
tiền hàng, và việc lập kế hoạch kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại
Phú Đức.
3. Đối thủ cạnh tranh
Thị trường thép hiện nay đang là thị trường hấp dẫn do nhu cầu ngày
càng lớn về các sản phẩm thép phục vụ cho ngành xây dựng, cấp thoát nước,
giao thông, trang trí, thép cho các khu công nghiệp, phát triển đô thị phục vụ
cho công cuộc Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước. Do đó thị trường
thép thu hót rất đông chủ thể tham gia kinh doanh, ngay cả các đơn vị ngoài
ngành cũng tham gia vào thị trường này làm cho cạnh tranh trên thị trường
thép ngày càng gay gắt.
Ngoài các đối thủ cạnh tranh truyền thống như VinaPiPe, Hoà Phát, Việt
Nga, Việt Nhật, Việt Đức, Xuân Hoà, Việt Hàn,…Công ty còn gặp các đối
thủ mới trên thị trường như: Công ty Đại An, Công ty Huyền Minh….Hầu hết
các đối thủ trên đều có quy mô sản xuất kinh doanh lớn, họ đều có cơ sở sản
xuất đặt ngay trên địa vàn Hà Nội , các Công ty này sản phẩm do chính họ sản
xuất nên giá thành thấp hơn, đồng thời họ rất chú trọng làm tốt chiến lược
Marketing, mặt hàng thép của họ được biết tới trên thị trường thông qua các
phương tiện quảng cáo như: Panô, áp phích, tạp chí, radio…
Bên cạnh các tiềm lực và lợi thế kể trên, các đối thủ này cũng có điểm
yếu hơn so với Công ty. Họ chỉ kinh doanh những mặt hàng mà họ sản xuất
nên không có sự đa dạng phong phú về chủng loại như Công ty TNHH
Thương Mại Phú Đức.
IV. Kết quả các hoạt động kinh doanh của Công ty hiện nay
1.Các nghiệp vụ chủ yếu
1.1 Công tác nghiên cứu thị trường
Để thích ứng với môi trường kinh doanh luôn biến động Công ty TNHH
Thương mại Phú Đức phải làm công tác nghiên cứu thị trường để đưa ra
những biện pháp thích hợp nhằm duy trì tồn tại, phát triển và tăng trưởng trên
thị trường.

Những năm qua, nguồn thép đầu vào trong nước còn phụ thuộc lớn vào
thị trường nước ngoài do nguồn phôi thép của nước ta sản xuất không đủ để
đáp ứng nhu cầu nên phải nhập khẩu với khối lượng lớn, giá cả biến động
phức tạp. Không những thế hiện nay nhu cầu khách hàng về mặt hàng thép là
rất lớn tuy vậy các đối thủ cạnh tranh lại có khả năng cao trong việc thu hót
khách hàng. Vì vậy, Công ty cần hiểu rõ nhu cầu của thị trường, lùa chọn
nguồn cung ứng phù hợp, tham gia chào giá cạnh tranh nhằm đáp ứng một
cách tốt nhất nhu cầu khách hàng. Ngoài ra, tìm hiểu nhu cầu thị trường còn
cung cấp cho Công ty các thông tin cần thiết để xác định nguồn hàng, trên cơ
sở đó lập kế hoạch kinh doanh và có những biện pháp phù hợp, kịp thời.
Hiện nay, công tác nghiên cứu thị trường của công ty vẫn thuộc Phòng
Kinh doanh đảm nhiệm, Công ty vẫn chưa có Phòng Marketing riêng. Do đó,
Công ty cũng đã thực hiện việc nghiên cứu thị trường đầu vào, đầu ra và các
đối thủ cạnh tranh nhưng hiệu quả không cao.
1.2 Công tác nhập hàng
Nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm hàng hoá cần thiết, đúng số lượng,
chất lượng, mẫu mã, nhanh chóng, kịp thời theo yêu cầu khách hàng và đảm
bảo tăng lợi nhuận và sử dụng có hiệu quả, Công ty cần phải xác định rõ phải
mua sản phẩm gì? từ bạn hàng nào? mua ở đâu? số lượng bao nhiêu? chất
lượng như thế nào? ở đâu?
Công ty TNHH Thương mại Phú Đức đã tổ chức khá khoa học từ khâu
lập kế hoạch đến khâu mua sắm và quản lý hàng hoá. Hàng ngày cửa hàng
trưởng lập báo cáo về lượng hàng xuất, nhập, tồn kho gửi tới Giám đốc, từ đó
Phòng kinh doanh được giao nhiệm vụ thống kê lại theo doanh mục hàng hoá
có nhu cầu, số lượng nhu cầu của mỗi loại hàng hoá, phân phối nhu cầu theo
thời gian, địa điểm. Dùa vào kết quả quá trình phân tích nhu cầu và tình hình
thực tế tài chính của công ty, thị trường mua, căn cứ vào tình hình thực hiện
của các năm trước đó, Phòng kinh doanh tiến hành lập kế hoạch yêu cầu hàng
hoá phục vụ cho hoạt động của kinh doanh của Công ty.
Công ty thường mua hàng theo hình thức mua theo đơn đặt hàng kết

hợp với hợp đồng kinh tế ký trước.
Đơn đặt hàng là yêu cầu cụ thể về chủng loại, số lượng, chất lượng hàng
hoá của Công ty cần mua gửi tới các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoặc
doanh ngiệp nhập khẩu để đảm bảo việc phục vụ khách hàng.
Để thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh và chủ động thực hiện giao nhận
hàng ổn định nguồn hàng, Công ty TNHH thương mại Phú Đức còn thực hiện
mua hàng qua hình thức hợp đồng kinh tế đã kí kết
Công ty đang cố gắng phát triển mối quan hệ và hợp tác chặt chẽ với các
đơn vị cung ứng có uy tín trên thị trường như: Công ty ống thép Việt Nam
VinaPipe, Hoà Phát, Việt Đức, Cẩm Nguyên, Hanisco….
1.3 Công tác dự trữ bảo quản
Hiện nay, Công ty TNHH Thương Mại Phú Đức có 5 cửa hàng và 2
kho hàng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng, do đó Công ty rất chú
trọng làm tốt công tác dự trữ bảo quản.
Do đặc điểm riêng biệt là loại vật liệu bị ảnh hưởng lớn bởi thời tiết,
môt trường Èm thấp. Vì đối với công tác bảo quản hàng hoá tại các kho của
Phú Đức đặc biệt chú ý không làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
Ngoài ra công tác dữ trữ cũng cần chú ý đến việc sắp xếp , bốc dỡ sao cho
thuận tiện nhưng cũng tiết kiệm nhất.
Để đảm bảo cho lượng dự trữ tối ưu, Công ty thường xuyên đánh giá
hoạt động công tác này và đưa ra các biện pháp điều động nhanh chóng, kịp
thời.
Phương pháp tính hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc đánh giá: hàng xuất kho trong kỳ theo phương pháp bình
quân gia quyền từng tháng.
+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ:
Hàng tồn kho cuối kỳ = (bằng) Hàng tồn kho đầu kỳ + (Cộng ) Hàng nhập
trong kỳ - (Trừ ) Hàng xuất trong kỳ.
+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho (kê khai thường xuyên hay
kiểm kê định kỳ).

+ Kê khai thường xuyên.
1.4 Công tác bán hàng
Để tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh
ghiệp cần phải làm tốt công tác tiêu thu sản phẩm. Để chuyển đưa hàng hoá
đến tay người tiêu dùng cuối cùng, Công ty TNHH Thương mại Phú Đức đã
lùa chọn 2 dạng kênh phân phối là kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối
gián tiếp.
Ở kênh phân phối trực tiếp, khách hàng mua trực tiếp các sản phẩm của
Công ty tại Công ty hoặc tại các cửa hàng của Công ty trên địa bàn Hà Nội.
Khách hàng của kênh phân phối này chủ yếu là các cơ sở sản xuất, các công
ty xây dựng và người tiêu dùng cá nhân tại khu vực Hà Nội và các vùng lân
cận.
Ở kênh phân phối gián tiếp, khách hàng mua hàng của công ty thông
qua những người mua trung gian (đại lý các cấp; nhà bán lẻ). Kênh này chủ
yếu phục vụ thị trường ngoại tỉnh nh Hà Tây, Thái Nguyên, Hải Phòng….
2.Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty .
Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của Công ty có những
chuyển biến tốt đẹp. Nền kinh tế thị trường cùng với sù thay đổi tích cực
trong luật và các chính sách của nhà nước đã tạo ra hành lang thông thoáng
cho Công ty có một chỗ đứng trên thị trường. Song tình hình cạnh tranh gay
gắt giữa các công ty sản xuất và kinh doanh thép trên địa bàn Hà Nội và mộy
số tỉnh phụ cận cũng như hàng hoá nhập khẩu của ngành thép đang đặt ra thử
thách lớn đối với Công ty buộc Công ty muốn tồn tại và phát triển phải xây
dựng một chiến lược kinh doanh hướng vào thị trường, xây dựng kế hoạch
đầu vào, đầu ra hợp lý phù hợp với điều kiện hiện tại của Công ty.
Dưới đây là một số kết quả cụ thể về tình hình kinh doanh của công ty
trong thời gian qua:
Bảng 4: Doanh thu của Công ty qua các năm
Đơn vị tính: VNĐ
Năm

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
So sánh (%)
2004/2003 2005/2004
Tổng doanh thu 17.529.957.674 32.981.163.504 42.122.387.761 188,14 127,72
Nép ngân sách 2.915.292 11.671.814 16.875.527 400,7 144,58
Lợi nhuận gộp 400.061.921 429.984.033 478.586.624 107,48 111,3
Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm
Qua bảng trên ta nhận thấy doanh thu của Công ty liên tục tăng lên trong
các năm 2003, 2004, 2005; Cụ thể:
Năm 2003 tổng doanh thu chỉ đạt 17.529.957.674 đồng tới năm 2004
tổng doanh thu đạt dược là 32.981.163.504 tăng 88,14% so với năm 2003.
Không dừng lại ở con số đó, năm 2005 tổng doanh thu đạt tới 42.122.387.761
đồng tăng 27,72%. Có được kết quả trên là do sự nỗ lực của toàn bộ lãnh đạo
và công nhân ở Công ty .
Lợi nhuận vừa là mục tiêu vừa là động lực của mọi Công ty hoạt động
trong cơ chế thị trường. Công ty TNHH Thương mại Phú Đức đã đạt được
mục tiêu đứng vững trên thị trường và kinh doanh có lãi. Cụ thể: Năm 2003
lợi nhuận Công ty là 400.066.921 đồng sang năm 2004 đạt 429.984.033 đồng
và năm 2005 là 478.586.624 đồng. Tương ứng với tỷ lệ tăng 7,48% của năm
2004 so với năm 2003 và năm 2005 tăng 11,3% so với năm 2004. Cùng với
đó là các khoản nép ngân sách nhà nước cũng đều tăng lên, năm 2003 nép
ngân sách nhà nước là 2.915.292 đồng, nép ngân sách nhà nước năm 2004 là
11.671.814 đồng tăng 300,7%, năm 2005 tăng lên 44,58% so với năm 2004.
Cùng với sự tăng lên của doanh thu và lợi nhuận, thu nhập bình quân của
người lao động trong công ty cũng được cải thiện, điều đó được thể hiện qua
bảng sau:
Bảng 5: Thu nhập bình quân đầu người / tháng
Đơn vị tính: nghìn đồng.
Năm
2003 2004 2005

So sánh (%)
2004/2003 2005/2004
Bình quân toàn Công ty 845 895 1020 113,5 113,97
Khu vực bán hàng trực tiếp 775 825 945 113,33 121,9
Khu vực quản lý 915 1025 1230 114,29 120
Nguồn: Chi phí nhân công hàng năm
Qua bảng thống kê trên ta nhận thấy:
- Thu nhập bình quân đầu người qua các năm 2003; 2004; 2005 tăng
nhanh chóng. Năm 2003 thu nhập bình quân đầu người /tháng là 845 nghìn
đòng; năm 2004 là 895 nghìn đồng tăng 13,5% so với năm 2003; năm 2005
thu nhập bình quân đã tăng cao đạt 1020 nghìn đồng / người/ tháng tăng
13,97% so với năm 2004.
- Tại khu vực bán hàng trực tiếp: Năm 2003 thu nhập bình quân đầu
người là 775 nghìn đồng/ tháng. Năm 2004 thu nhập nay là 825 nghìn đồng/
tháng tăng 13,33% so với năm 2003. Tới năm 2005 thu nhập bình quân đầu
người lên đến 945 nghìn đồng tăng 21,9% so với năm 2004.
- Tại khu vực quản lý: Thu nhập bình quân đàu người năm 2003 là 915
nghìn đồng/ tháng, năm 2004 là 1025 nghìn đồng trên tháng tăng 14,29% so
với năm 2003 và năm 2005 là 1230 nghìn đồng/ tháng tăng 20% so với năm
2004.
Bảng 6 : Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu MS Số phát sinh
1. Doanh thu thuần 10 17.529.959.674
2.Giá vốn hàng bán 11 17.129.897.753
3. Lợi nhuận gộp 20 400.061.921
4. Chi phí bán hàng 21 0
5. Chi phí quản lí doanh nghiệp 22 439.017.346
6. Lợi nhuận từ HĐKD 30 -38.955.425
7. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 40 48.065.711

8. Lợi nhuận bất thường 50 0
9. Tổng lợi nhuận trước thuế 60 9.110.286
10. Thuế TNDN 70 2.915.292
11. Lợi nhuận sau thuế 80 6.194.994
Bảng 7 : Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu MS Số phát sinh
1. Doanh thu thuần 10 32.981.163.504
2. Giá vốn hàng bán 11 32.551.179.471
3. Lợi nhuận gộp 20 429.984.033
4. Chi phí bán hàng 21 0
5. Chi phí quản lí doanh nghiệp 22 668.931.339
6. Lợi nhuận từ HĐKD 30 -238.947.306
7. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 40 280.632.357
8. Lợi nhuận bất thường 50 0
9. Tổng lợi nhuận trước thuế 60 41.685.051
10. Thuế TNDN 70 11.671.814
11. Lợi nhuận sau thuế 80 30.013.237
Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm
V. Nhận xét và đánh giá về hoạt động kinh doanh của Công ty hiện nay.
1.Thành tựu thu được
Qua 10 năm chuyển đổi hình thức kinh doanh từ Công ty tư nhân sang
loại hình Công ty TNHH, Công ty đã từng bước khẳng định chỗ đứng của
mình trên thị trường kinh doanh thép do đó doanh thu và lợi nhuận liên tục
tăng lên qua các năm.
Về mặt cơ cấu tổ chức: Vào lúc mới thành lập công ty chỉ có 2 phòng
ban và 1 cửa hàng với chức năng và nhiệm vụ đơn giản, đến nay Công ty đã
từng bước hoàn thiện cơ cấu mở rộng thêm 4 cửa hàng và 2 kho hàng, hệ
thống cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư và cải tiến.
Hiện nay mặt hàng và ngành nghề kinh doanh được Công ty bổ xung

thêm nhiều đáp ứng nhu cầu khách hàng đồng thời khai thác tối đa khả năng
Công ty, tạo việc làm và ổn định đời sống vật chất tinh thần cho người lao
động.
Từ chỗ kinh doanh chủ yếu trên địa bàn Hà Nội phục vụ những nhu cầu
nhỏ lẻ, đến nay Công ty đang thiết lập quan hệ bạn hàngvới khách hàng tại
nhiều tỉnh miền Bắc như: Hải Phòng, Thái Nguyên, Hà Tây, Vĩnh Phóc, Phú
Thọ với những nhu cầu lớn. Mặt hàng Công ty kinh doanh đã phục vụ cho
nhiều công trình lớn của đất nước.
Công ty TNHH Thương mại Phú Đức đã thực hiện tốt những chủ
chương, chính sách của nhà nước, của nghành thép và thực hiện đúng quy
định về nép thuế, và các nghiã vụ khác đối với nhà nước, đóng góp vào nguồn
ngân sách xây dựng đất nước và giải quyết việc làm cho người lao động
2.Những khó khăn
Công ty TNHH Thương mại Phú Đức có quy mô nhỏ với nguồn vốn và
nhân lực hạn chế nên chịu ảnh hưởng rất nhiều trước biến động của thị trường
thép thế giới cũng như trong nước. Điều này còn ảnh hưởng đến việc mở rộng
quy mô hoạt động còng như đa dạng hoá kinh doanh và công tác tổ chức quản
lý và triển khai các hoạt động nghiệp vụ.
Doanh thu qua các năm của Công ty đều tăng nhưng chưa đều một phần
do biến động trong giá cả mặt hàng kinh doanh, phần khác do lượng bán ra
phụ thuộc vào lượng hợp đồng kí kết với khách hàng.
Cơ sở vật chất kĩ thật của Công ty chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ
cho công việc tại văn phòng giao dịch, kho và các cửa hàng kinh doanh.
Công ty chưa xây dựng được một chiến lược kinh doanh dài hạn, khả
năng cạnh tranh của Công ty so với các đối thủ chưa cao do Công ty mới chỉ
đáp ứng được một số nhu cầu về một số dịch vụ như: Hướng dẫn lùa chọn,
vận chuyển xếp dỡ, pha, cắt theo yêu cầu khách hàng…
3.Nguyên nhân
- Quy mô kinh doanh không lớn, một số lượng vốn lớn còn nằm ở khách
hàng do công ty cho trả chậm quá nhiều, nợ đọng, vốn quay vòng chậm.

- Thị trường kinh doanh biến động phức tạp trong khi công tác dự báo
chưa hoàn thiện. Công ty chưa thành lập phòng Maketing riêng và chưa có
cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về phân tích kinh doanh và nghiên
cứu thị trường. Phòng kinh doanh đảm nhận luôn việc thu thập, xử lý thông
tin thị trường, lập kế hoạch kinh doanh …
- Chi phí dành cho nghiên cứu thị trường và các biện pháp hỗ trợ bán
hàng như : Quảng cáo, tiêu thị, khuyếch trương sản phẩm không đáng kể.
Công ty tổ chức hệ mạng lưới cửa hàng đều đặt tại Hà Nội nên gây khó khăn
cho khâu giới thiệu sản phẩm, thanh toán, vận chuyển phục vụ khách hàng
ngoàI địa bàn Hà Nội. Do đó Công ty chịu nhiều sức Ðp cạnh tranh từ nhiều
doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép khác.
- Công ty chịu phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ thép của Tổng công ty
thép và thép liên doanh, trong khi đó quản lý vĩ mô về ngành thép còn chưa
thực sự chặt chẽ làm cho thép nhập lậu, thép tư nhân chất lượng thấp sản xuất
tràn lan và hàng giả các sản phẩm thép của các Công ty nổi tiếng trên thị
trường kinh doanh.
4.Mục tiêu thời gian tới.
- Tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, duy trì và khẳng định vị trí của Công ty
trên thị trường.
- Mở rộng thị trường và phát triển tới một số tỉnh tiềm năng ở miền
Trung.
- Giảm chi phí bán hàng.
- Cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người lao động.
- Phát triển mặt hàng kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh.
- Làm tròn nghĩa vụ đối với đất nước.
5. Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới.
5.1 Phương hướng đầu tư và phát triển nguồn nhân lực.
Công ty cần tuyển chọn và thu hót những lao động giỏi, có trình độ và
kinh nghiệm, đáp ứng được nhu cầu kinh doanh trên thị trường.
Tập thể đội ngò cán bộ và nhân viên trong công ty quyết tâm xây dựng

Phú Đức trở thành một tổ chức vững mạnh về kinh tế, bền chặt trong quan hệ.
Thúc đẩy sự hợp tác đa phương, để các bên tham gia đều có lợi, gắn quyền lợi
của mọi người vào sự nghiệp chung để trở thành sức mạnh tập thể.
5.2 Phương hướng phát triển thị trường và khách hàng.
Công ty tăng cường hoàn thiện đại lý bán hàng, nắm chắc những thị phần
đang có, tiếp tục mở rộng thị trường. Củng cố và duy trì tốt mối quan hệ với
các khách hàng truyền thống thông qua việc cung cấp đầy đủ, ổn định về sản
lượng , đảm bảo về chất lượng mặt hàng kinh doanh. Đồng thời phấn đấu mở
rộng hoạt động dịch vụ, chuyên chở hàng hoá tới địa điểm theo yêu cầu của
khách hàng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong thời gian ngắn nhất.
5.3 Phương hướng phát triển nguồn hàng
Chú trọng công tác nghiên cứu nguồn hàng và bạn hàng, trao đổi thông
tin chặt chẽ, duy trì mối quan hệ với bạn hàng truyền thống như Cẩm Nguyên,
Việt Đức, đồng thời tìm hiểu thị trường mới để mua được hàng chất lượng tốt,
giá cả phù hợp với thị hiếu tiêu dùng. Cơ cấu, tỷ trọng và chủng loại của từng

×