Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.46 KB, 63 trang )

Chương 1
DẪN LUẬN VÀO PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1. Khái niệm phương pháp và phương pháp nghiên cứu khoa học
1.1.Phương pháp là gì?
Thuật ngữ phương pháp có nguồn gốc từ thuật ngữ methodos trong tiếng Hy Lạp cổ; thuật ngữ này có
nhiều nghĩa khác nhau: tìm kiếm, cách làm việc, khảo sát, chủ nghĩa, công cụ… đến thế 13, khái niệm
phương pháp được trường phái Port- Royal định nghĩa là cách thức sắp xếp các yếu cầu để đạt được mục
đích nhất định. Ngày nay, khái niệm phương pháp được định nghĩa là một hệ thống những yếu tố được sắp
xếp theo những nguyên tắc nhất định để đạt được mục đích nhanh nhất, hiệu quả nhất và ít tốn kém nhất.
Trên cơ sở định nghĩa về khái niệm phương pháp, người ta định nghĩa phương pháp nghiên cứu khoa
học là một hệ thống những nguyên tắc, những yêu cầu, những thao tác mà chủ thể nghiên cứu phải tuân thủ,
vận dụng để đạt được mục đích nhất định trong nghiên cứu khoa học.
1.2.Phân loại phương pháp
Nếu lấy tiêu chí là phạm vi ứng dụng của phương pháp, chúng ta có thể chia phương pháp thành ba
loại cơ bản là phương pháp ngành, phương pháp chung và phương pháp phổ biến.
- Phương pháp ngành
Mỗi một ngành khoa học có đối tượng, vấn đề, mục đích nghiên cứu riêng vì vậy mỗi khoa học đều có
những phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề của chuyên ngành. Vậy, phương pháp ngành là những
phương pháp đặc thù được ứng dụng để tiếp cận và giải quyết vấn đề trong từng lĩnh vực, khoa học cụ thể.
Ví dụ: trong y học có các phương pháp đặc trưng của y học như xét nghiệm, siêu âm, chẩn đoán lâm sàng…,
Sử học có các phương pháp của đặc thù của sử học như phương pháp lịch sử, phương pháp thử nghiệm các
bon, …xã hội học có phương pháp phỏng vấn sâu, phỏng vấn anket…Có thể nói phương pháp ngành là công
cụ mềm không thể thiếu của bất cứ mọi ngành khoa học.
- Phương pháp chung
Mỗi một khoa học có phương pháp đặc thù, nhưng các phương pháp đặc thù ấy bao giờ cũng được xây
dựng trên cơ sở nguyên lý của các phương cơ bản. Vậy, phương pháp chung là những phương pháp cơ bản
được các khoa học lấy làm nền tảng để xây dựng các phương pháp cụ thể. Các phương pháp chung phổ biến
là phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, loại suy, mô hình hoá, từ trừu tượng đến cụ thể, hệ thống- cấu
trúc…Ví dụ: hóa học có phương pháp phân tích hóa học được xây dựng trên nguyên lý của phương pháp
phân tích, phương pháp tổng hợp hóa học được xây dựng trên nguyên lý của phương pháp tổng hợp; xã hội
học có phương pháp thống kê xã hội học được xây dựng trên nguyên lý của phương pháp quy nạp…


- Phương pháp phổ biến
Phương pháp phổ biến là những phương pháp triết học mang tính chất định hướng cho các hoạt động
nhận thức cũng như thực tiễn cuộc sống. Cho đến nay, trong lịch sử phát triển của phương pháp luận có hai
phương pháp được gọi là phương pháp phổ biến đó là phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình.
+ Phương pháp biện chứng là phương pháp xem xét thế giới sự vật, hiện tượng với nhiều mối quan hệ
ràng buộc và tác động qua lại lẫn nhau, xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái vận động, biến đổi và
phát triển. Phương pháp biện chứng được cấu trúc thành hai nguyên lý, ba quy luật và sáu cặp phạm trù.
Thông qua cấu trúc đó, chúng ta hiểu bất kỳ một ngành khoa học nào dù muốn dù không đều phải vận dụng
đến phương pháp biện chứng làm nguyên tắc phương pháp luận để tiếp cận đối tượng. Vì bất cứ khoa học
nào cũng đi tìm hiểu quá trình vận động của thế giới hiện thực khách quan, tìm hiểu mối quan hệ của các sự
vật hiện tượng như bản chất và hiện tượng, nhân – quả, cái chung cái riêng…
+ Phương pháp siêu hình là phương pháp xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái tĩnh tại, cô lập.
Thế giới hiện thực khách quan không ngừng vận động và biến đổi, thế nhưng trong những không- thơi gian
nhất định, mối quan hệ cụ thể, một đối tượng có tính chất đứng im, độc lập tương đối; hơn nữa, người
nghiên cứu phải tĩnh tại, cô lập, trừu tượng hoá đối tượng thì mới có thể đi sâu vào từng thuộc tính của đối
tượng để khám phá đối tượng. Vì vậy, trong nghiên cứu không thể không vận dụng phương pháp siêu hình
như một nguyên tắc cần thiết để tiếp cận đối tượng. Phương pháp siêu hình chỉ bị phê phán khi người ta
tuyệt đối hoá nó, xem nó như một thứ chủ nghĩa hay như một phương pháp luận tối hậu để xem xét đánh giá
thế giới hiện thực khách quan.
Trong nghiên cứu, không thể chỉ vận dụng phương pháp biện chứng mà còn phải vận dụng cả phương
pháp siêu hình, khi xem xét đối tượng ở tầm nhìn tổng quan và đánh giá đối tượng, vận dụng phương pháp
luận biện chứng là tối ưu; nhưng khi đi sâu phân tích từng chi tiết của đối tượng thì phương pháp siêu hình
chiếm ưu thế. Vì vậy, trong nghiên cứu khoa học, hai phương pháp này không loại trừ nhau mà hổ tương
nhau trong từng giai đoạn nghiên cứu. Phương pháp biện chứng giúp người nghiên cứu có cái nhìn toàn
diện, khách quan, phát triển… về đối tượng. Phương pháp siêu hình giúp người nghiên cứu đi sâu vào từng
mặt, từng bộ phận, từng thuộc tính của đối tượng.
1.3.Vai trò của phương pháp trong nghiên cứu khoa học
Bàn về vai trò của phương pháp trong nghiên cứu cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Có những nhà
nghiên cứu cho rằng phương pháp là yếu tố quyết định trong nghiên cứu khoa học, ngược lại có những nhà
nghiên cứu cho rằng phương pháp chỉ đóng vai trò phụ, yếu tố quyết định trong nghiên cứu là trí thông

thông minh bẩm sinh.
R. Déscartes cho rằng, phương pháp là yếu tố quyết định trong nghiên cứu, ông nói: “Thà đừng
nghiên cứu còn hơn nghiên cứu mà không có phương pháp”; ông cũng cho rằng lương tri (bon sens) được
chia đều cho mọi người, thế nhưng nhân loại có người trở thành thiên tài, có người trở thành những kẻ vô
tích sự là do không biết vận dụng phương pháp. Vì vậy, trong nghiên cứu khoa học, thành công hay thất bại
hệ tại ở chổ biết vận dụng phương pháp hay không.
F. Bacon cũng đồng quan điểm với Déscartes, ông cho rằng có phương pháp người ta có thể khám
pháp được mọi chân lý, biết vận dụng phương pháp là có thể trở thành thiên tài của nhân loại.
C. Bernarde, một nhà sinh lý học thần kinh thì có quan điểm trái ngược với với hai nhà phương pháp
luận trên đây. Ông cho rằng phương pháp không phải là yếu tố quyết định trong nghiên cứu khoa học,
2
phương pháp không đem lại ý tưởng cho người không có ý tưởng; phương pháp chỉ đóng một vai trò rất
phụ, nó chỉ có vai trò sắp xếp ý tưởng. Ông khẳng định: “ý tưởng là hạt giống của thiên tài, phương pháp tự
nó không làm được gì”.
Phương pháp đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học, nó có thể giúp ích cho trí tuệ nhanh
chống khám phá chân lý và kiểm chứng chấn lý, nó tập cho trí tuệ vào khuôn phép để đạt mục đích, giúp trí
tuệ khỏi những sai lầm, mò mẫm vô ích mất thời gian. Tuy nhiên, tự phương pháp không quyết định thành
công trong nghiên cứu khoa học, nó không thể đem lại cho óc sáng kiến, trí sáng tạo cho người không có
khả năng nhận thức, nó không thể thay thế cho trí tuệ. Tuy nhiên, nó cũng chỉ là yếu tố trợ giúp trí tuệ chứ
không phải là yếu tố quyết định thành bại trong nghiên cứu khoa học. Vì vậy, nếu biết vận dụng nó đúng
lúc, đúng chỗ, linh hoạt thì nó sẽ đưa đến lợi ích tối ưu trong nghiên cứu, nhưng nếu lạm dụng nó sẽ có thể
rơi vào tình trạng máy móc, xơ cứng, bảo thủ về cách tiếp cận đối tượng.
Trong nghiên cứu, chúng tối cho rằng để thành công hội đủ ba yếu tố: phải có khả năng nhận thức,
phải có phương pháp hợp lý và phải có ý chí kiên trì để vượt qua khó khăn; thiếu một trong ba yếu tố đó khó
đạt được kết quả.
2. Khái niệm phương pháp luận
Phương pháp luận là khoa học nghiên cứu hậu nghiệm các phương pháp khoa học, nghĩa là cách thức
suy nghĩ, lý luận, khảo cứu, quan sát, thí nghiệm, đặt giả thuyết, kiểm chứng giả thuyết, khám phá định luật
… của các nhà khoa học. Khoa học này không đi nghiên cứu về tự nhiên, xã hội, con người mà đối tượng
của nó chính là các phương pháp. Mục đích của phương pháp luận là đúc kết các phương pháp, các quy luật

lôgích nghiên cứu khoa học trong quá trình khám phá chân lý. Một trong nghững bước đầu tiền trong nghiên
cứu là người nghiên cứu phải có thao tác phương pháp luận, nghĩa là phải chọn lựa phương pháp thích hợp
để tiếp cận và giải quyết vấn đề.
Các nhà phương pháp luận có nhiệm vụ xậy dựng, hệ thống hoá, phân tích, so sánh… để xác định mặt
mạnh, mặt yếu của từng phương pháp trong quá trình tiếp cận những đối tượng nhất định.
3. Khái niệm khoa học
3.1.Khoa học là gì?
Khái niệm khoa học là một trong những khái niệm có nhiều định nghĩa nhất, trên thế giới hiện nay có
khoảng bốn trăm định nghĩa khác nhau về khái niệm khoa học. Aristote định nghĩa: “Khoa học là tri thức
phổ biến và tất yếu”
1
, Cultiver thì định nghĩa: “Khoa học là hệ thống nhận thức và nghiên cứu có phương
pháp nhằm mục đích khám phá ra những định luật tổng quát về các hiện tượng”
2
.
Dực vào những đặc trưng của tri thức khoa học, có thể định nghĩa: “Khoa học là một hệ thống tri thức
khách quan, phổ biến, tất yếu và phi giai cấp của nhân loại về thế giới tự nhiên, xã hội và về chính con
người.”
1
Aristote, Organon, Volume II, p.223
2
Cultiver, Epistegne, p. 23.
3
Tri thức khoa học là tri thức hệ thống, nghĩa là các luận điểm khoa học bao giời cũng có mối liên hệ
chặt chẽ với các luận cứ, các luận điểm khác. Sự đúng đắn của một luận điểm là sự đúng đắn của một vòng
khâu trong hệ thống lý luận chặt chẽ và chính xác.
Tri thức khoa học là tri thức khách quan, nghĩa là tri thức ấy mặc dù được một hoặc một nhóm người
khám phá ra, tuy nhiên nó vẫn tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác chủ quan của bất cứ ai.
Tri thức khoa học là tri thức phổ biến, nghĩa là tri thức ấy có gía trị như nhau, được con người nhận
thức và vận dụng tương đối giống nhau trong mọi không gian và trong mọi thời gian.

Tri thức khoa học là tri thức tất yếu, nghĩa là tri thức có luận cứ và được luận chứng. Đây là một trong
những đặc trưng để phân biệt khoa học với các h́nh thái tinh thần khác của ư thức xă hội. Tri thức khoa học
có tính chất phi giai cấp, về nguyên tắc mọi người, mọi tầng lớp trong xã hội đều có quyền nhận thức và vận
dụng tri thức khoa học như nhau, không phân biệt giai cấp này được nhận thức khoa học, còn giai cấp khác
thì không.
3.2. Phân loại khoa học
Về vấn đề phân loại khoa học cũng có nhiều quan điểm và nhiều cách phân chia khác nhau. Tuy nhiên,
ngày nay xét theo đối tượng và mục đích, khái niệm khoa học được phân chia thành hai lọai:
- Khoa học cơ bản: Khoa học cơ bản là khoa nghiên cứu về tự nhiên, về xã hội và về chính con người
nhằm mục đích khám phá ra các tính chất, các quy luật để nhận thức ngày càng chính xác hơn về thế gới
hiện thực khách quan. Khoa học cơ bản được chia ra thành: khoa học tự nhiên và khoa học xã hội - nhân
văn.
+ Khoa học tự nhiên: nghiên cứu về các quy luật, các tính chất và các dạng tồn tại của thế giới tự nhiên
nhằm mục đích khám phá ra quy luật và các vật thể, các thuộc tính tồn tại trong thế giới tự nhiên để giúp con
người nhận thức đúng về thế giới tự nhiên.
+ Khoa học xã hội - nhân văn: khoa học xã hội và nhân văn là khoa học nghiên cứu về các quy luật, các
hình thức biểu hiện, các tính chất, các nguyên tắc…của xã hội và của con người nhằm mục đích khám phá ra
các quy luật, các tính chất, các yếu tố …của con người và của xã hội để giúp con người nhận thức đúng và
điều chỉnh sự phát triển của xã hội của con người đúng hướng.
- Khoa học ứng dụng: nghiên cứu về các nguyên lý, nguyên tắc kỹ thuật, phương thức, công nghệ…
nhằm mục đích xây dựng nguyên lý, giải pháp, công thức để sáng tạo ra những đối tượng mới chưa từng
tồn tại và thiết lập những giải pháp hữu ích để giải quyết những vấn đề của xã hội và tự nhiên đang đặt ra
nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng cao.
Cách phân chia trên cũng chỉ mang tính tương đối, vì ngày nay sự liên kết và giao thoa của các khoa học
ngày càng rõ nét và cần thiết. Khoa học cơ bản cũng phải hướng đến ứng dụng và khoa học ứng dụng cũng
giúp con người ngày càng nhận thức sâu sắc hơn và chính xác hơn.
4. Khái niệm nghiên cứu khoa học
4.1. Nghiên cứu khoa học là gì?
4
Nghiên cứu khoa học là quá trình tìm kiếm quy luật, tính chất, nguyên lý và những điều mà nhân loại

chưa biết, phát hiện ra những giải pháp ưu việt để giải quyết vấn đề đang tồn tại, nhằm mục đích giúp con
người nhận thức đúng và cải tạo thế giới hiện thực, đáp ứng cho nhu cầu cuộc sống của con người.
Qua định nghĩa chúng ta nhận thấy nghiên cứu khoa học có một số tính chất: thứ nhất, khám phá quy
luật của tự nhiên hoặc xã hội; thứ hai, khám phá ra cái mới mà nhân loại chưa biết; thứ ba, xác định được
thực trạng và nguyên nhân của vấn đề; thứ tư, đưa ra được hướng giải quyết vấn đề; thứ năm, sáng chế ra
nguyên lý, công thức để tạo ra một đối tượng mới ( vật, con, cây mới về tính năng có lợi cho xã hội 4.2.
Phân loại nghiên cứu khoa học
Xét về đối tượng và mục đích nghiên cứu, có thể chia nghiên cứu khoa học thành năm lọai: Mô tả,
giải thích, dự báo, sáng tạo và tổng hợp.
- Nghiên cứu mô tả: hình thức nghiên cứu xác định đối tượng về quy mô, tính chất đặc trưng của
một đối tượng để phân biệt đối tượng này với đối tượng khác.
Ví dụ: Nghiên cứu về kết cấu của hạt hardron; Nghiên cứu về Hoàng thành Thăng long; Nghiên cứu
về chiến lược kinh doanh của công ty Sinh lợi; Nghiên cứu về thực trạng thất nghiệp ở Tp.Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu giải thích: là hình thức nghiên cứu giải thích thực trạng và nguyên nhân của một vấn
đề, để biết được nguyên nhân tồn tại và nguyên nhân tác thành của đối tượng.
Ví dụ: Nghiên cứu về nguyên nhân của bệnh dịch Sars; Nghiên cứu về những yếu tố tác động đến
quá tŕnh h́nh thành nhân cách; Nghiên cứu về nguyên nhân của vấn đề ách tắc giao thông ở Thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay.
- Nghiên cứu dự báo: là nghiên cứu vận dụng những sự hiểu biết quá trình phát sinh phát triển của
đối tượng nhằm mục đích nhận dạng quá trình hoạt động của một đối tượng trong tương lai. Kết quả của
nghiên cứu dự báo bao giờ cũng phải chấp nhận sai số, vì nhiều lý do kết quả không hoàn toàn xẫy ra như dự
báo. Tuy nhiên, nghiên cứu dự báo khác với chiêm tinh, bói toán không căn cứ trên những luận cứ khách
quan, khoa học. Nghiên cứu dự báo phải dựa trên những luận cứ khách quan, khoa học và phải được luận
chứng hợp logic.
Ví dụ: Xu hướng và đặc điểm của toàn cầu hoá trong nữa đầu của thế kỹ 21; Cơ hội và thách thức cho
doanh nghiêp Việt Nam khi gia nhập WTO
- Nghiên cứu sáng tạo: là hình thức nghiên cứu để tìm ra nguyên lý, công thức, giải pháp để tạo ra
những đối tượng mới nhằm phục vụ lợi ích cho cuộc sống con người.
Ví dụ đề tài: Xây dựng nguyên lý và công thức cho bê tông siêu nhẹ; Nghiên cứu chế tạo tay máy cho
người tàn tật hai tay.

- Nghiên cứu tổng hợp: là hình thức nghiên cứu gần như bao gồm tất cả những loại nghiên cứu trên
đây; nó vừa xác định thực trạng, vừa tìm nguyên nhân vừa dự báo và vừa đưa ra giải pháp.
Ví dụ đề tài: Thực trạng, nguyên nhân, xu hướng và giải pháp giải quyết vấn đề rác thải ở thành phố
Hồ Chí Minh. Thực trạng, nguyên nhân, và giải pháp ngăn chặn băng đĩa lậu ở nước ta hiện nay, Vấn đề tiêu
cực trong giáo dục phổ thông ở Việt Nam hiện nay
5
5. Phân biệt khái niệm phát minh, phát hiện, sáng chế và sáng tạo
5.1. Khái niệm phát minh (découvert)
Khái niệm phát minh dùng để chỉ quá trình con người khám phá ra các quy luật, các thuộc tính của thế
giới tự nhiên. Phát minh có đặc điểm:
+ Không trực tiếp đáp ứng nhu cầu vật chất của con người mà chỉ đáp ứng nhu cầu nhận thức của con
người về thế giới tự nhiên.
+ Các phát minh không có giá trị thương mại: không thể mua và cũng không thể bán.
+ Bản thân các phát minh không được bảo hộ pháp lý.
+ Các phát minh thông thường tồn tại lâu dài trong lịch sử.
+ Không được cấp bằng. Các nhà phát minh có thể được hội đồng khoa học quốc gia hoặc thế giới trao
tặng những danh hiệu, phần thưởng… để đánh giá và tôn vinh công lao của họ nhưng không cấp bằng phát
minh.
5.2. Khái niệm phát hiện ( découvert )
Khái niệm phát hiện dùng để chỉ quá trình con người tìm ra các quy luật xã hội, các yếu tố và các vật
thể đã tồn tại trong thế giới tự nhiên. Khái niệm phát hiện có các tính chất như khái niệm phát minh.
Hai thuật ngữ phát minh và phát hiện ở Việt Nam có sự phân biệt, nhưng thật ra, tuy nhin có thể đồng
nhất hai thuật ngữ này vì trong tiếng La tinh chỉ có mốt từ là decuvertê, tiếng Anh discovery, và tiếng Pháp
là découverte để chỉ tất cả những kết quả mà con người khám phá trong tự nhiên cũng như trong xã hội và
trong chính con người.
5.3. Khái niệm sáng chế (invention)
Khái niệm sáng chế dùng để chỉ quá trình con người tìm ra nguyên lý, công thức, phương pháp để tạo
ra những đối tượng mới chưa tầng có trong thế giới hiện thực. Khái niệm sáng chế có những đặc điểm:
- Đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người
- Được cấp bằng sáng chế ( patent ).

- Có giá trị thương mai: người ta có thể mua bán sáng chế hoặc nhượng quyền sản xuất.
- Được bảo hộ pháp lý: thường gọi là quyền sở hữu công nghiệp.
5.4. Khái niệm sáng tạo ( création )
Khái niệm sáng tạo được dùng để chỉ quá trình con người tạo ra một sản phẩm mới. Giữa sáng chế và
sáng tạo có mối quan hệ với nhau, thông thường sáng chế ra nguyên lý trước và sau đó áp dụng nguyên lý để
sáng tạo, tuy nhiên, có những trường hợp sáng tạo trước sáng chế. Khái niệm sáng tạo còn dùng để chỉ khả
năng biến tấu của ý tưởng trước những tình huống nhất định.
Chương 2
CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu
1.1. Khái niệm lý luận
6
Lý luận là hệ thống tri thức của con người khái quát từ hiện thực và được xây dựng trên cơ sở khái
niệm, phán đóan và suy luận và tưởng.
Tư duy trừu tượng gồm có khái niệm, phán đoán và suy luận. Trong đó khái niệm được tạo thành từ
quá trình phân tích tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá. Phán đoán được tạo thành từ việc liên kết các
khái niệm. Suy luận được hình thành từ các hình thức kết cấu của các phán đoán. Và đến lượt mình các suy
luận liên kết với nhau để tạo thành các hệ thống lý luận, các học thuyết, các luận điểm khoa học…
- Các đặc điểm của lý luận: thứ nhất, lý luận có tính chất gián tiếp; thứ hai, lý luận có tính trừu
tượng, khái quát; thứ ba, lý luận có giá trị tương đối: có thể đúng và cũng có thể sai.
- Vai trò của lý luận: lý luận đóng vai trò cực kỳ quan trọng, nó định hướng cho hoạt động của con
người nói chung. Vì lý luận có tính chất tương đối nên vai trò định hướng của lý luận bao giời cũng có hai
khả năng trái ngược nhau. Nếu hệ thống lý luận là tri thức đúng thì nó đóng vai trò thúc đẩy sự phát triễn
của xã hội. Ngược lại, nếu hệ thống lý luận là tri thức sai lầm thì nó kìm hãm sự phát triễn của xã hội. Điều
này rất dễ nhận thấy, trên thế giới nước nào có hệ thống lý luận đúng thì nước đó phát triển, còn nước nào có
hệ thống lý luận sai, hoặc yếu kém thì nước đó chậm phát triễn. Vì vậy, việc học tập, nghiên cứu… không
ngoài mục đích nâng cao lý luận, chuẩn xác hoá lý luận để định hướng đúng đắn cho hoạt động thực tiễn.
1.2. Khái niệm thực tiễn
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, có tính lịch sử xã hội nhằm mục đích cải
tạo tự nhiên và xã hội.

Hoạt động thực tiễn là những hoạt động vật chất, không bao gồm mọi hoạt động của con người. Hoạt động
thực tiễn là hoạt động cơ bản của con người trong quá trình phát triển của xã hội. Vì vậy, xét theo nội dung
và phương thức thực hiện, hoạt động thực tiễn mang tính chất xã hội, là phương thức căn bản của sự tồn tại
xã hội loài người.
- Những biểu hiện cụ thể của thực tiễn: thứ nhất, hoạt động sản xuất của cải vật chất; thứ hai, hoạt
động chính trị cải tạo xã hội; thứ ba, hoạt động thực nghiêm khoa học.
- Đặc điểm của thực tiễn: cụ thể: thấy được, đo lường được chính xác, có giá trị trực tiếp đối với
cuộc sống con người.
- Vai trò của thực tiễn đối với lý luận:
+ Thực tiễn đóng vai trò là mục đích của lý luận.
Con người hoạt động lý luận bao giời cũng lấy thực tiễn làm đích đến, vì suy cho đến cùng mọi nghiên cứu
lý luận cũng để đáp ứng nhu cầu vật chất và nhu cầu nhận thức của con người.
+ Thực tiễn đóng vai trò là cơ sở và động lực của lý luận
Con người nghiên cứu bao giờ cũng xuất phát từ những vấn đề của thực tiễn và cũng chính thực tiễn
thúc đẩy con người ngày càng hoàn thiện, chuẩn xác hoá lý luận. Vì vậy, thực tiễn đóng vai trò là cơ sở và
động lực của lý luận.
+ Thực tiễn đóng vai trò là tiêu chuẩn của lý luận
7
Để đánh giá một hệ thống lý luận là đúng hay sai, chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn thì hệ thống
lý luận ấy mới được chứng minh một cách thuyết phục là đúng hay sai, đúng ở mức độ nào và sai ở mức độ
nào. Vì vậy, thực tiễn là tiêu chuẩn của lý luận, chỉ có thực tiễn mới là thước đo của lý luận. Chúng ta biết,
thực tiễn có thể là tiêu chuẩn trực tiếp của lý luận, nhưng cũng có thể là tiêu chuẩn gián tiếp của lý luận. Có
những trường hợp, người ta có thể chứng minh sự đúng đắn hoặc sai lầm của một hệ thống lý luận bằng một
hệ thống lý luận khác; tuy nhiên, hệ thống lý luận khác ấy đã được thực tiễn kiễm nghiệm là chân lý trước
đó rồi thì nó mới trở thành luận cứ xác thực đáng tin cây.
1.3. Yêu cầu của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
Thứ nhất, nghiên cứu khoa học phải bắt đầu từ những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; quá trình
nghiên cứu phải bám sát thực tiễn cuộc sống và kết quả của nghiên cứu phải có gía trị cho thực tiễn cuộc
sống. Nếu nghiên cứu không lấy thực tiễn làm cơ sở, động lực, mục đích và tiêu chuẩn thì nghiên cứu đó chỉ
là nghiên cứu suông, vô bổ.

Thứ hai, con người phải biết trân trọng những giá trị nghiên cứu, phải biến tri thức thành hành động,
nghĩa là phải mạnh dạn áp dụng những tri thức khoa học vào thực tiễn cuộc sống, không nên tách rời nghiên
cứu như là một hoạt động thuần tuý của trí tuệ, hãy để tri thức lý luận khoa học định hướng cho hoạt động
thực tiễn. Nếu thực tiễn không được định hướng bởi tri thức lý luận khoa học thì thực tiễn ấy là thực tiễn mù
quáng, kém hiệu quả. Vì vậy, lý luận và thực tiễn phải thống nhất với nhau như một nguyên tắc cơ bản trong
nghiên cứu khoa học nói riêng và trong mọi hoạt động của con người nói chung.
Thứ ba, người nghiên cứu phải tránh hai thái cực: chủ nghĩa kinh nghiêm và chủ nghĩa giáo điều.
Tức là không được xem thường các nguyên tắc, phương pháp, quy cách và cũng không quá máy móc, xơ
cứng, rập khuôn theo sách vở.
2. Nguyên tắc khách quan trong nghiên cứu khoa học
2.1. Cơ sở của nguyên tắc khách quan trong nghiên cứu
Thế giới hiện thực khách quan tồn tại không phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của bất cứ ai. Thế giới
khách quan có thể là tự nhiên, là xã hội, là con người, là không gian, thời gian, là quá trình, là các quy luật…
tất cả đều thuộc về thế gới vật chất, tất cả đều có chung thuộc tính tồn tại khách quan.
2.2. Yêu cầu của nguyên tắc khách quan trong nghiên cứu
Nguyên tắc khách quan yêu cầu người nghiên cứu phải xuất phát từ sự thật, từ thực tế khách quan,
nghiên cứu đối tượng như nó vốn có, vốn tồn tại, không áp đặt cho đối tượng những thuộc tính mà nó không
có, không cố tình che đậy những thuộc tính vốn có của đối tượng.
Để tuân thủ nguyên tắc khách quan trong nghiên cứu, chủ thể nghiên cứu cần tạm thời bỏ qua lập
trường giai cấp, quan điểm đảng phái, niềm tin tôn giáo, thành kiến, lợi ích cá nhân… Chúng ta không phủ
nhận những yếu tố ấy có vai trò nhất định trong cuộc sống; tuy nhiên, trong nghiên cứu khoa học, nếu chúng
ta không tạm thời bỏ qua chúng thì chúng sẽ trở thành những vật cản vô cùng lớn trong quá trình tiếp cận
đối tượng nghiên cứu.
8
Ví dụ: Nghiên cứu về vai trò của chủ nghĩa tư bản trong gian đoạn hiện nay. Nếu cứ khư khư giữ lập
trường quan điểm cũ của chúng ta, e rằng chúng ta không thể thấy hết những vai trò quan trọng của chủ
nghĩa tư bản. Hay, nghiên cứu về quy luật phát triển của xã hội loài người. Nếu chúng ta giữ nguyên lập
trường, quan điểm Mác xít, e rằng chúng ta sẽ xơ cứng trong quá trình tiếp cận và giải thích vấn đề. Nếu
chúng ta mở rộng tầm nhìn về cách tiếp cận, chúng ta sẽ có được các cách tiếp cận và giải thích khác như
quan điểm Nền văn minh của Toffler. Điều đó không có nghĩa người nghiên cứu đi ngược lại hệ tư tưởng,

lập trường quan điểm của Đảng, của Nhà nước mà thực chất làm phong phú hoá hệ tư tưởng, cố vấn cho
Đảng cho Nhà nước những luận điểm khoa học để bổ sung vào hệ thống lý luận của Đảng và của Nhà nước
trong quá trình hoạt động thực tiễn.
Người nghiên cứu, đặc biệt trên lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn, kinh tế, quản lư xă hội…phải
dũng cảm đi trước để vạch đường, để cố vấn cho Đảng, cho Nhà nước chiến lược, giải pháp mới, hiệu quả
hơn, chứ không phải chỉ đi sau nghiên cứu giải thích, cổ vũ những quan điểm, đường lối của Đảng và của
Nhà nước đă có.
3. Nguyên tắc toàn diện và lịch sử cụ thể trong nghiên cứu
3.1. Cơ sở của nguyên tắc toàn diên và lịch sử cụ thể
Nguyên tắc toàn diên được xây dựng trên cơ sở nguyên lý toàn diện của phép biện chứng. Nguyên lý
toàn diên phát biểu: sự vật hiện tượng không tồn tại cô lập mà tồn tại trong mối quan hệ với muôn ngàn sự
vật hiện tượng khác. Mối quan hệ có tính phổ biến, đa dạng, riêng biệt. Bất cứ sự vật hiện tượn nào cũng có
quá trình ra đời phát triển và diệt vong, trong những không thời gian nhất định, sự vật, hiện tượng có những
thuộc tính đặc trưng nhất định, nhưng trong không gian khác, thời gian khác cùng sự vật hiện tượng ấy sẽ có
thể có những thuộc tính khác mà trước đó nó chưa có.
3.2. Yêu cầu của nguyên tắc toàn diện và lịch sử cụ thể trong nghiên cứu
Thứ nhất, nguyên tắc toàn diện yêu cầu người nghiên cứu xem xét, tiếp cận đối tượng ở nhiều mặt,
nhiều mối quan hệ khác nhau. Tránh cách tiếp cận một chiều, phiến diện, thấy cây mà không thấy rừng,
đừng như “thầy bói xem voi.”
Thứ hai, nguyên tắc toàn diện yêu cầu người nghiên cứu trong muôn ngàn mối quan hệ của đối tượng,
phải xác định được những mối quan hệ cơ bản, quyết định bản chất của vấn đề cần nghiên cứu. Tránh cách
tiếp cận thiếu trọng điểm, lan man, không giải quyết được vấn đề nghiên cứu.
Thứ ba, trong nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu phải khái quát được bối cảnh, vấn đề nghiên
cứu. Tức là xác định nghiên cứu đối tượng, khách thể trong không gian nào và trong thời gian nào, nếu
không, đề tài nghiên cứu sẽ trở nên mơ hồ và luận điểm khoa học của đề tài cũng trở nên lan man, không có
giá trị.
4. Nguyên tắc hòai nghi trong nghiên cứu khoa học
4.1. Khái niệm hoài nghi khoa học
9
Hòai nghi khoa học là những hòai nghi xuất hiện, phát sinh khi chủ thể nghiên cứu nghi ngờ, không

tuyệt đối tin tưởng vào những luận điểm, học thuyết, “chân lý” đã có. Nó là khởi điểm của quá trình truy
tìm, tái tạo, bổ sung hòan thiện chân lý.
Trong khoa học, hòai nghi được nâng lên thành một nguyên tắc cơ bản: “Không hòai nghi không
thể tìm thấy chân lý”.
R.Décartes đã từng nói: “Cái quý trong khoa học là phải biết hoài nghi, hòai nghi ít khám phá ít,
hòai nghi nhiều, khám phá nhiều, không hoài nghi không khám phá được điều gì”
3
.
Công tác nghiên cứu khoa học chỉ phát triển và tiến lên trong quá trình giải đáp những vấn đề hoài
nghi. Hòai nghi trong khoa học không phải để chối bỏ chân lý mà thực chất là để đi tìm kiếm một chân lý
đích thực. Người nghiên cứu không hòai nghi, không biết đặt lại vấn đề thì chắc chắn chẵng bao giờ tìm thấy
chân lý mới và hòan thiện tri thức cũ.
Nguyên tắc hoài nghi giúp người nghiên cứu tránh tuyệt đối hóa chân lý khoa học đã có sẵn, kích
thích ý tưởng mới để khám phá chân lý khoa học, bổ sung, hòan thiện tri thức đang có, khắc phục những
chổ khiếm khuyết của của tri thức nhân loại.
4.3. Một số cách thiết lập hòai nghi trong khoa học
Trước một luận điểm, có thể đặt những vấn đề như: Luận điểm này được rút ra từ đâu? Luận điểm
này đã được chứng minh bằng thực tiễn chưa? Các luận cứ để chứng minh luận điểm này đã đủ chưa? Luận
điểm này của ai đưa ra? Người đưa ra luận điểm này đứng trên lập trường quan điểm nào? Luận điểm này có
mâu thuẫn với luận điểm nào đang tồn tại hay không? Mâu thuẫn với hiện thực khách quan hay không? …
4.4. Yêu cầu của nguyên tắc hòai nghi trong nghiên cứu khoa học
Thứ nhất, trong nghiên cứu không tuyệt đối tin tưởng bất cứ một luận điểm nào, cho dù đó là những
luận điểm của những người nỗi tiếng nhất, uy tín nhất.
Thứ hai, không chấp nhận bất cứ luận điểm nào khi không đầy đủ luận cứ, không hiển nhiên đúng.
Thứ ba, phải biết đặt lại vấn đề, phát hiện mâu thuẫn của một luận điểm đang tồn tại.
5. Nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu
Mọi hoạt động của con người đều phải hứơng đến nguồn chân, thiện mỹ, vì lợi ích của cộng đồng,
của nhân loại. Vì vậy, ngành nghề gì trong xã hội cũng cần phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp: ngành y thì
phải có y đức, ngành kinh doanh có đạo đức kinh doanh, ngành giáo dục có đạo đức trong giáo dục…
Nghiên cứu khoa học cũng là một hoạt động xã hội, vì vậy nghiên cứu khoa học cũng cần phải tuân thủ

những nguyên tắc đạo đức nhất định.
Trong nghiên cứu khoa học người nghiên cứu cần tuân thủ một số yếu cầu cơ bản sau đây:
Thứ nhất, người nghiên cứu phải trung thực trong quá trình nghiên cứu: Phải nghiêm túc với chính
mình và với đồng nghiệp trong nghiên cứu, khiêm tốn học hỏi, trân trọng kế thừa thành quả của hững người
đi trước. Cụ thể là không được đạo văn, đạo ý, đạo số liệu, đạo tư tưởng của người khác. Trong nghiên cứu,
chúng ta được quyền kế thừa thành quả của người đi trước, tuy nhiên, kế thừa phải hợp lý; nghĩa là khi trích
3
R. Décartes, La Pensée, p. 248.
10
dẫn bất cứ tư liệu nào đều phải cước chú rõ ràng ( ghi rõ nguồn gốc xuất xứ ): tác giả, tác phẩm, nhà xuất
bản, nơi xuất bản, năm xuất bản,…, Đừng cố tình lấp liếm, ăn cắp của người khác làm của mình, đó là hành
vi: “ lưu manh giả danh trí thức” rất đáng chê trong nghiên cứu.
Trung thực trong nghiên cứu còn có nghĩa các số liệu phải trung thực, tránh những trường hợp vì lý do
này, lý do kia không lấy đủ số liệu thực tế nên bịa ra dữ liệu, số liệu để chứng tỏ luận điểm của mình có cơ
sở. Những số liệu sai lệch ấy sẽ rất nguy hiểm khi nó được đưa ứng dụng thực tế. Những luận điểm được
chứng minh bằng những số liệu ảo ấy sẽ vô cùng tai hại nếu luận điểm ấy được nâng lên thành một chính
sách xã hội.
Thứ hai, nguyên tắc đạo đức yêu cầu người nghiên cứu phải có mục đích tích cực trong quá trình
nghiên cứu. Người nghiên cứu phải hướng đến những mục đích làm cho con người ngày càng sung sướng,
hạnh phúc, xã hội ngày một phát triển, thế giới phồn vinh; tránh những nghiên cứu vì mục đích tiêu cực,
mục đích xấu. Chẳng hạn nghiên cứu để tạo bom vi trùng, tạo vi rút xâm nhập và phá các thông tin dữ liệu
của người khác…nghiên cứu giải pháp trốn thuế giá trị gia tăng.
Chương 3
CÁC PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Như phần nhập môn chúng tôi đã trình bày, mỗi khoa học có đối tượng riêng, mục tiêu riêng, yêu
cầu riêng, vì vậy mỗi khoa học có các phương pháp riêng để tiếp cận và giải quyết các vấn đề nhất định. Ở
chương này, chúng tôi chỉ trình bày những phương pháp cơ bản mà hầu hết các khoa học đều ít hay nhiều
vận dụng các nguyên lý của nó.
1. Phương pháp phân tích
1.1. Khái niệm phân tích

Phân tích là thao tác tách một chỉnh thể thành các yếu tố, các thành phần để xác định vị trí và vai trò
của từng yếu tố trong chỉnh thể đó.
Thí dụ: phân tích muối ăn thành Na và Cl; phân tích một mệnh đề thành chủ từ, động từ, túc từ, trạng
từ; phân tích một dự án ra thành các hạng mục…Khái niệm phân tích (analyser) khác với khái niệm phân
chia (déviser). Tuy phân tích và phân chia đều có nghĩa là tách ra, nhưng hai thao tác này rất khác nhau:
Phân tích là tách toàn khối thành các yếu tố có các tính chất khác nhau. Chẳng hạn, phân tích hợp chất NaCl
thành hai nguyên tố Cl và Na. Thao tác phân tích cho ta biết được sự khác nhau về chất giữa cái chỉnh thể và
cái bộ phận. Còn phân chia là tách một khối lớn thành những phần nhỏ hơn: khác nhau về khối lượng nhưng
tính chất giống nhau. Chẳng hạn, chia một kilôgram đường thành hai phần, mỗi phần 5 lạng. Vậy, thao tác
phân chia cho ta sự khác nhau về lượng giữa đối tượng ban đầu và các thành phần được phân chia những
tính chất của cái ban đầu và thành phần được phân chia hoàn toàn giống nhau.
Trong sự phân tích, các yếu tố đơn giản hơn toàn khối: Cl và Na là những chất đơn thì đơn giản hơn
NaCl là một hợp chất. Trál lại, trong sự phân chia, các phần vẫn phức tạp như là toàn khối: một hạt muối
cũng có đầy đủ tính chất như một khối muối.
11
Vì sự phân tích đi từ phức tạp đến đơn giản, từ chỉnh thể đến các yếu tố, nên nó có công dụng giải
thích. Nó giúp xác định được vị trí, vai trò, điểm mạnh, điểm yếu … của từng yếu tố trong chỉnh thể. Từ đó,
muốn phát triển một đối tượng chỉ cần tác động vào những yếu tố, những khâu quyết định nhất, đồng thời
muốn ngăn chặn sự bành trướng, lan rộng một đối tượng chỉ cần tác động kìm hãm yếu tố, nguyên nhân
quyết định nhất của đối tượng đó.
1.2. Các loại phân tích
Căn cứ vào bản chất của các sự vật phân tích và các kết qảu đạt được, người ta phân biệt các loại
phân tích sau:
+ Phân tích thực nghiệm ( Analyse expérimentale)
Phân tích thực nghiệm là loại phân tích áp dụng vào các thể thuộc giới vật chất như rượu, dấm, nước
… hay các hiện tượng ngoại giới như khí nóng, ánh sáng. Vì sự phân tích này được áp dụng cho các thực tại
vật lý hay vật chất, nên người ta còn gọi là phân tích hiện thực hay vật chất.
+ Phân tích ý tưởng (Analyse idéale)
Loại phân tích này áp dụng trực tiếp cho các ý tưởng (idées) và các ý niệm ( concepts). Đó là một
loại phân tích rất thông dụng. Phân biệt các khía cạnh của một vấn đề, xét các phương tiện để đạt một mục

đích, thực hiện một dự định, xét tâm lý một nhân vật, phê bình một đoạn văn, một tác phẩm, tìm hiểu một
biến cố, một giai đoạn lịch sử, phân biệt các điều kiện quyết định của các hiện tượng … tất cả các công việc
đó đều là phân tích ý tưởng.
+ Phân tích thuần lý (Analyse rationnelle)
Phân tích thuần lý là sự tìm kiếm các lý do của một sự kiện, một mệnh đề, là sự đi từ kết quả lên đến
nguyên nhân, nguyên lý. Loại phân tích này thường dùng trong toán học, nên gọi là phân tích toán học.
Chứng minh toán theo lối phân tích là đi từ một mệnh đề cần chứng minh lên đến những mệnh đề khác đã
biết mà nó phụ thuộc. Những mệnh đề đã biết đó là những nguyên lý toán học ( công lý, định đề, định nghĩa)
và định lý đã chứng minh. Thí dụ: chứng minh rằng: “ tổng số các góc của một hình tam giác bằng tổng hai
góc vuông” người ta tìm đến mệnh đề “ các góc bù nhau bằng hai góc vuông” ( định lý đã chứng minh) với
sự trung gian của mệnh đề “ tổng số các góc trong một tam giác là những góc bù nhau” ( Xem: chứng minh
toán học).
+ Phân tích phản tỉnh ( Analyse réflexive)
Sự suy tưởng triết lý đề cập đến tất cả mọi sự vật, vì mọi sự đều thuộc về hoạt động của tinh thần con
người. Nhưng khi người ta xét về chính hoạt động tinh thần ấy thì gọi là phản tỉnh. Phân tích phản tỉnh là sự
phân tích mà tinh thần áp dụng cho chính hoạt động của nó. Đó là một trong những phương pháp căn bản
của luận lý học và tâm lý học: phương pháp nội quan ( introspection). Nhà luận lý học xét đến
toán học chẳng hạn, không phải vì chính toán học, mà vì muốn biết trí tuệ hoạt động thế nào để tạo ra toán
12
học. Trong công việc ấy, trí tuệ nhà luận lý đi từ khách thể ( objet) về chủ thể ( sujet ), từ điều tư tưởng
(pensé) về người tư tưởng ( pensant): đó là phân tích phản tỉnh. Nhà tâm lý học cũng vậy, khi xét một tình
cảm chẳng hạn, chính là đã phân biệt mình ra làm khách thể và chủ thể: mình buồn, mình lại xét nỗi buồn
của mình.
1.3.Ý nghĩa của phân tích
Phân tích là phương pháp đi từ kết quả lên đến nguyên nhân, nguyên lý, nên nó là phương pháp
nghiên cứu ( recherche), điều tra ( investigation). Người ta dùng phương pháp này để khám phá nguyên
nhân và định luật của các sự kiện để giải quyết một vấn đề hoặc lý luận hoặc thực hành. Nó là “ linh hồn ẩn
giấu của qui nạp”.
4
Nói rằng khoa học có mục đích “ cắt nghĩa cái hữu hình phức tạp bằng cái vô hình đơn giản” chính là

định nghĩa khoa học bằng sự phân tích vậy. Cũng có những tác giả như Bachelard, Bergson, nghi ngờ
công dụng giải thích khoa học của phương pháp phân tích. Sự cắt nghĩa cái phức tạp bằng cái đơn giản theo
thuyết Descartes dựa vào một định đề động cơ kỹ thuật ( mécaniste) là: toàn thể được giải thích bằng tổng
số các thành phần. Định đề này không được công nhận trong sinh vật học và các khoa học nhân văn. Trong
sinh vật học, người ta giải thích các vận hành thành phần (fonctionnements partiels) bằng vận hành toàn thể
(fonctionnement global) của cơ thể. Trong tâm lý, một thái độ hay cử chỉ là một sự phản ứng toàn thể đối
với một cảnh huống toàn thể chứ không phải là một tổng số các phản xạ do các vật kích thích gây ra. Trong
xã hội học, người ta chỉ tìm hiểu toàn thể một định chế, chứ không thể cắt nghĩa nó bằng cách phân tích.
Thật ra những nhận xét trên chỉ nêu ra những sự khó khăn của phương pháp phân tích, chứ không phủ nhận
được công dụng giải thích của nó. Phương pháp phân tích được thực hành một cách đúng đắn vẫn là công cụ
đặc biệt của khoa học.
5
2. Phương pháp tổng hợp
2.1. Phương pháp tổng hợp là gì ?
Phương pháp tổng hợp là phương pháp liên kết các yếu tố, các thành phần thành một chỉnh thể có tính chất
lớn hơn tổng các tính chất của các yếu tố ban đầu.
Ví dụ : tổng hợp một nguyên tử natri và một nguyên tử clo sẽ có được một hợp chất là muối ăn. Liên
kết bảy nốt nhạc theo những nguyên tắc nhất định sẽ tạo ra được các bản nhạc
Nếu các yếu tố là kết quả của sự phân tích một tổng hợp sẵn có, thì sự hợp các yếu tố đó là một sự
tổng hợp tái tạo (reconstruction). Tổng hợp H và O thành nước dưới tác động của tia điện là một sự tái tạo,
vì H và O là những yếu tố được phân tích ở nước ra. Trong trường hợp người ta hợp các yếu tố thành một
tổng hợp mới, thì sự tổng hợp ở đây là một sự sáng tạo (création). Phương pháp này thường được dùng
trong hoá học từ khi Marcelin Berthelot
1
tổng hợp chất Aldéhyde formique.
4
F. Bacon, New Organon, p. 232.
5
Xem Trần Trọng San, Luận Lý Học, tr. 77
13

2.2. Các loại tổng hợp
+ Tổng hợp thực nghiệm
Tổng hợp thực nghệm là loại tổng hợp áp dụng thực tại vật lý hay vật chất, cũng gọi là tổng hợp
thực sự hay vật chất. Thí dụ: hợp H và O thành nước; ráp các bánh xe, các trục xe lại thành bộ máy …
+ Tổng hợp ý tưởng
Đó là sự tổng hợp các ý tưởng, các ý niệm. Thí dụ: nhà văn xếp đặt ý tưởng để làm một bài văn, nhà
sử học thu thập tài liệu để lập lại một giai đoạn lịch sử, nhà triết học thiết lập một hệ thống để giải thích mọi
sự, nhà bác học đặt ra thuyết lý để cắt nghĩa các hiện tượng…
+ Tổng hợp thuần lý
Tổng họp thuần lý đi từ các nguyên lý đơn giản đến các kết quả phức tạp. Đó chính là suy luận diễn
dịch thường dùng trong chứng minh toán học. Thí dụ: Từ định nghĩa hình bình hành, người ta suy ra
định lý: “Trong một hình bình hành, các đường chéo cắt nhau ở điểm giữa của chúng”. Vì vậy, tổng hợp
thuần lý cũng gọi là tổng hợp toán học.
+ Tổng hợp biện chứng
Luận lý học nhị giá của Aristote chỉ công nhận có hai giá trị Đúng và Sai, và coi sự mâu thuẫn là
điểm vô lý tuyệt đối, không thể vượt nổi. Trái lại, theo Biện chứng pháp của Hégel ( 1770 – 1831) mâu
thuẫn chính là điều kiện của sự tiến bộ. Sự mâu thuẫn giữa chính đề (thèse) và phản đề (antithèse) đưa đến
kết quả là hợp đề (synthèse), một mệnh đề mới phong phú hơn, giữ lại được tất cả những gì hợp thức trong
các mệnh đề trên. Thí dụ: Louis de Broglie
1
đã tạo ra thuết cơ học ba động căn cứ vào hai thuyết mâu thuẫn
nhau về ánh sáng: thuyết ánh sáng truyền đi bằng các hạt cực nhỏ (của Newton)
1
, và thuyết ánh sáng truyền
đi bằng ba động (của Huyghens)
2
.
2.3. Giá trị của tổng hợp
Bằng phương pháp tổng hợp, người ta hợp các ý tưởng, các sự kiện thành một toàn thể; người ta đi
từ các nguyên lý, nguyên nhân xuống đến các kết quả. Trong sử học, sau khi thiết lập các sự kiện lịch sử

bằng cách phê bình sử liệu, nhà sử học làm công việc tổng hợp: tìm sự liên lạc giữa các biến cố lịch sử, xây
dựng lại một giai đoạn lịch sử trong quá khứ. Khi ta trình bày một việc gì bằng cách nêu ra các hậu quả của
nó, đó là ta dùng phương pháp tổng hợp.
Ngoài công dụng chính là trình bày, chứng minh, tổng hợp còn được dùng trong việc phát hiện và
sáng chế khoa học: người ta có thể khám phá ra được các hợp chất mới bằng cách tổng hợp các chất đơn
giản (tổng hợp sáng tạo); sự phân loại các sinh vật, sự hệ thống hoa các định luật riêng rẽ thành nguyên lý
cũng đem lại cho nhà bác học những điều hiểu biết mới.
Khi nói về giá trị của sự phân tích, ta đã biết việc phân tích không thể tiến hành vô cùng vô tận, vì
có những cái trí tuệ không thể phân tích, giải thích được. Tổng hợp cũng thế, nó không thể nào đầy đủ hoàn
14
toàn. Trí tuệ con người khó đạt được đến một tổng thể tuyệt đối mà mọi sự có thể từ đó suy ra một cách tất
nhiên. Bời vì ta không nắm được chân lý hoàn toàn, nhất định và kiến thức của ta bao giờ cũng còn thiếu sót.
2.4. Mối quan hệ biện chứng giữa phân tích và tổng hợp
Nói về công dụng của phân tích và tổng hợp trong khoa học, Claude Bernard viết: Khi nghiên cứu
khoa học, người ta phân tích; khi trình bày, giảng dạy cho người khác, thì dùng tổng hợp. Khi nào chưa thể
trình bày khoa học bằng tổng hợp, thì tức là khoa học ấy chưa được thành lập thực sự. Khoa học chỉ được
thành lập thực sự khi nào được tổng hợp thực sự. Những người làm cho khoa học thành tổng hợp là những
bậc vĩ nhân. Như Newton đối với vật lý và Lavoisier đối với hoá học’. Đó cũng chính là quan niệm cổ điển
của Decardtes và Newton phân biệt phân tích và tổng hợp: phân tích là phương pháp nghiên cứu, phát minh,
còn tổng hợp là phương pháp trình bày, chứng minh. Quan niệm ngày nay không còn căn cứ vào công dụng
để nhận định giới hạn cho phân tích và tổng hợp như trên. Bởi vì ta đã biết rằng phân tích cũng có thể dùng
trong việc trình bày, chứng minh, và tổng hợp cũng có thể giúp cho việc phát minh và khám phá.
Sự khác nhau giữa phân tích và tổng hợp đó là hai thao tác ngược chiều nhau: Phân tích là mmột sự
lui về, từ kết quả lui về nguyên lý, từ phức tạp về đơn giản. Tổng hợp là một sự tiến lên từ nguyên lý đến kết
quả, từ đơn giản đến phức tạp.
Mặc dù có sự khác nhau về chiều hướng của thao tác, tuy nhiên phân tích và tổng hợp bổ túc cho
nhau; chúng có tầm quan trọng ngang nhau và luôn luôn cộng tác trong hoạt động của tư tưởng.
Condillac
1
nói rằng: Tổng hợp gồm cả sự hợp lại và sự tách ra. Phân tích gồm cả sự tách ra và sự hợp

lại. Theo Condillac “ Tổng hợp mà không phân tích là tri thức sai lầm, phân tích mà không có tổng hợp là
tri thức thiếu sót”. Tổng hợp và phân tích luôn luôn bổ túc cho nhau, điều đó ta thấy rõ trong các loại phân
tích và tổng hợp.
Khi đốt khí hydrô mà ông gọi là “ khí dễ bắt lửa có chất nước” ( air inflammable aqueux), Lavoisier
quan sát sự cấu tạo của nước; nước là tổng hợp của ốcxy và hydrô. Chính vì đã quan sát cấu tạo tổng hợp
của nước mà Lovoisier đã nghĩ đến việc phân tích hợp chất này. Lại nữa, sự phân tích toàn khối thành các
yếu tố giả thiết rằng khi tổng hợp các yếu tố đó, ta lại có được toàn khối lúc trước; ngược lại, khi tổng hợp
các yếu tố thành toàn khối, ta đã phải nghĩ rằng nếu phân tích toàn khối vừa hợp thành, ta sẽ lại có được các
yếu tố đó. Lấy ( H
2
0) làm thí dụ. Sự phân tích H
2
0 thành H và O giả thiết rằng sự tổng hợp H và O sẽ đem
lại H
2
0. Khi tổng hợp H và O thành H
2
0, việc ấy ngụ ý là nếu đem H
2
0 ra phân tích, ta lại được H và O. Đó
là mối liên hệ mật thiết giữa phân tích và tổng hợp thực nghiệm. Do đó, đúng như lời Cousin nói, phân tích
cần phải được tiếp theo bằng tổng hợp, và ngược lại. Nếu không, ta không thể nào đạt được một tri thức
đúng và đủ về mọi đối tượng mà ta muốn biết.
Trong hoạt động của tư tưởng, ta cũng thấy phân tích và tổng hợp luôn luôn kế tiếp nhau. Dù người
ta lý luận khéo hay vụng, trí tuệ vẫn khi thì truy tìm nguyên nhân, lúc thì trở về kết quả, lúc hợp các ý tưởng
lại, lúc tách các ý tưởng ta. Suy luận chính là một chuỗi các tổng hợp và phân tích.
15
Renan
6


nói rằng: “ Mọi nhận thức đều là một quá trình phân tích giữa hai lần tổng hợp. Tổng hợp thứ
nhất còn lộn xộn, chưa đáng gọi là tổng hợp, phải nhờ đến phân tích để mổ xẻ ra thành những yếu tố căn
bản, sau cùng tổng hợp thứ hai đến làm sáng rõ cả vấn đề”.
7
2.4. Khuynh hướng tư duy phân tích và tư duy tổng hợp
Phân tích và tổng hợp cùng ích lợi và cần thiết. Điều cần thiết là phải sử dụng thế nào cho hai thao
tác đó hoà hợp nhau, không quá nghiêng về bên nọ hay bên kia. Trong thực tế, sự hoà hợp đó ít khi đạt
được: có người chuộng phân tích hơn, có người lại coi trọng tổng hợp hơn. Do đó, người ta phân biệt hai
loại trí tuệ: tư duy phân tích và tư duy tổng hợp. Việc nhận biết hai khuynh hướng có ý nghĩa nhất định
trong nghiên cứu, nó giúp phát huy hết sở trường để đạt kết quả tối ưu với mức chi phí tối thiểu.
+ Tư duy có khuynh hướng phân tích : có thể biết được những người nào là người có tư duy phân
tích khi dựa vào một số biểu hiện như : Thứ nhất, chú ý đến những cái cụ thể hơn là những cái trừu
tượng.Thứ hai, hay tìm những nguyên nhân trực tiếp. Thứ ba, thường xét các khía cạnh nhỏ nhặt của đối
tượng. Thứ tư không thích suy tưởng lý luận, chỉ muốn thực hành nhắm đạt được kết quả gần.
Người có khuynh hướng tư duy phân tích có cái nhìn sáng tỏ, rõ rệt, minh bạch đối với các vấn đề,
nhưng cũng thường mắc khuyết điểm là thiễn cận, hẹp hòi và thích rườm ra, tỉ mỉ.
+ Tư duy có khuynh hướng tổng hợp : có thể nhận thấy những người có khuynh hướng tổng hợp là
những người có những biểu hiện : Thứ nhất, chú ý đến những khái niệm và những quan hệ trừu tượng. Thứ
hai, hay tìm những nguyên nhân sâu xa. Thứ ba, thường lưu tâm đến những nguyên tắc tổng quát, những
quan niệm toàn thể. Thứ tư, thích lý thuyết hơn sự kiện.
Ưu điểm của người có óc tổng hợp là có cái nhìn bao quát toàn thể, tạo nên được các hệ thống chặt
chẽ, mạch lạc. Nhưng những người quá thiên về tổng hợp thường có những nhận xét thiếu sót, sai lầm, và
thái độ tự mãn, ngoan cố.
3. Phương pháp lịch sử
Phương pháp lịch sử là phương pháp diễn lại tiến trình phát triển của các hiện tượng và các sự kiện
lịch sử với mọi tính chất cụ thể của chúng
8
.
Phương pháp lịch sử có những yêu cầu cơ bản sau đây :
Thứ nhất, phải đi sâu vào tính muôn màu, muôn vẻ của lịch sử, tìm cái đặc thù, cái cá biệt ở trong cái

phổ biến. Và, trên cơ sở nắm được những đặc thù, cá biệt đó mà trình bày thể hiện cái phổ biến của lịch sử.
Thứ hai, phương pháp lịch sử còn yêu cầu chúng ta phải tìm hiểu cái không lắp lại bên cái lắp lại.
Các hiện tượng lịch sử thường hay tái diễn, nhưng không bao giờ diễn lại hoàn toàn như cũ. Phương pháp
lịch sử phải chú ý tìm ra cái khác trước, cái không lắp lại để thấy những nét đặc thù lịch sử.
6
Ernest Renan (1823-1892 ), Nhà văn, nhà khoa học người Pháp, tác giả của tác phẩm nổi tiếng: Avenir de la sience
7

8

16
Thứ ba, phương pháp lịch sử lại yêu cầu chúng ta phải theo dõi những bước đường quanh co, thụt lùi
tạm thời … của phát triển lịch sử. Bởi vì lịch sử phát triển muôn màu muôn vẻ, có khi cái cũ chưa thật tàn
tạ, cái mới đã nảy sinh. Hoặc có khi cái mới tuy đã chiếm ưu thế, nhưng cái cũ hãy còn có điều kiện và nhu
cầu tồn tại trong một chừng mực nhất định. Phương pháp lịch sử là phải đi sâu vàop những uẩn khúc đó.
Thứ tư, phương pháp lịch sử yêu cầu chúng ta đi sâu vào ngõ ngách của lịch sử, đi sâu vào tâm lý, tình cảm
của quần chúng, hiểu lịch sử cả về điểm lẫn về diện, hiểu từ cá nhân, sự kiện, hiện tượng đến toàn bộ xã hội.
Thứ năm, phương pháp lịch sử phải chú ý đến những tên người, tên đất, không gian, thời gian cụ thể,
nhằm dựng lại quá trình lịch sử đúng như nó đã diễn biến.
Vậy, phương pháp lịch sử là nhằm diễn lại tiến trình phát triển lịch sử với tính muôn màu muôn vẻ
của nó, nhằm thể hiện cái lịch sử với tính cụ thể, tính hiện thực, tính sinh động của nó. Nó giúp chúng ta
nắm vững được cái lịch sử để có cơ sở nắm cái lôgích được sâu sắc, đúng đắn hơn.
4. Phương pháp logic
4.1. Khái niệm phương pháp logic
Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu đối tượng bằng cách nối kết các sự kiện, các vấn đề,
các biến cố để vạch ra bản chất và quy luật phát sinh, phát triển và diệt vong của đối tượng.
Phương pháp lôgích khác phương pháp lịch sử ở chổ nó không nhằm diễn lại toàn bộ tiến trình của
lịch sử, mà là nhằm nghiên cứu quá trình phát triển lịch sử, nghiên cứu các hiện tượng lịch sử trong hình
thức tổng quát, nhằm vạch ra bản chất quy luật, khuynh hướng chung trong sự vận động của chúng.
4.2. Đặc điểm của phương pháp logic :

Thứ nhất, phương pháp lôgích nhằm đi sâu tìm hiểu cái bản chất, cái phổ biến, cái lắp lại của các
hiện tượng. Muốn vậy, nó phải đi vào nhiều hiện tượng, phân tích, so sánh, tổng hợp, v.v… để tìm ra bản
chất của những hiện tượng.
Thứ hai, nếu phương pháp lịch sử đi sâu vào cả những bước đường quanh co, thụt lùi tạm thời của
lịch sử, thì phương pháp logic lại có thể bỏ qua những bước đường đó, mà chỉ nắm lấy bước phát triển tất
yếu của nó, nắm lấy cái xương sống phát triển của nó, tức nắm lấy cái quy luật của nó. ‘Lôgích không phải
là sự phản ánh lịch sử một cách đơn thuần, mà là sự phản ánh đã được uốn nắn lại, nhưng uốn ắnn theo quy
luật mà bản thân quá trình lịch sử đem lại’
9

Thứ ba, khác phương pháp lịch sử là phải nắm lấy từng sự việc cụ thể, nắm lấy không gian, thời
gian, tên người, tên đất, số liệu cụ thể, phương pháp Lôgích lại chỉ cần đi sâu nắm lấy những nhân vật, sự
kiện, giai đoạn điển hình và nắm qua những phạm trù, quy luật nhất định.
Thứ tư, trong khi trình bày thì phương pháp lôgích cần vận dụng những khái niệm, phạm trù, quy
luật hơn là trình bày những nhân vật, sự việc cụ thể.
Nhờ những đặc điểm đó mà phương pháp lôgích có những khả năng riêng là: giúp chúng ta nhìn
nhận ra cái mới. Bởi vì lôgích là sự phản ánh của thế giới khách quan vào ý thức người ta, mà thế giới khách
quan thì không ngừng phát triển, cái mới luôn luôn nảy sinh. Do luôn luôn chú ý đến cái phổ biến, cái bản
9
C. Mác và Ăngghen, tòan tập, t. 13, tr. 614.
17
chất mà tư duy lôgích dể nhìn thấy những bước phát triển nhảy vọt và thấy cái mới đang nảy sinh và phát
triển như thế nào. Phương pháp Lôgích có thể giúp ta thấy trước được hướng đi của lịch sử, nhằm chỉ đạo
thực tiễn, cải tạo thế giới. Phương pháp logích còn có ưu điểm là giúp chúng ta tác động tích cực vào hiện
thực, nhằm tái sản sinh ra lịch sử ở một trình độ cao hơn, nghĩa là chủ động cải tạo, cải biến lịch sử, nhờ
nắm được những quy luật khách quan đó.
4.3.Mối quan hệ của phương pháp lịch sử và phương pháp logic
Không bao giờ có phương pháp lịch sử hay phương pháp lôgích thuần tuý tách rời nhau, mà là trong
cái nọ có cái kia, hai cái thâm nhập vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Giới hạn giữa chúng chỉ là tương đối và
có điều kiện. Giải thích về tính thống nhất giữa hai phương pháp đó. Angghen viết : “Về bản chất, phương

pháp logic không phải là gì khác, mà cũng là phương thức lích sử, chỉ có khác là đã thoát khỏi những hình
thức lịch sử của nó và khỏi những hiện tượng ngẩu nhiên có tác dụng phá hoại nó”
10
. Bởi vì phương pháp
lôgích không phải chỉ phản ánh một cách thụ động, có tính chất chụp ảnh hiện thực khách quan, mà là nhằm
nhận thức hiện thực theo sự phát triển hợp với quy luật của nó.
Tuy vây, vì “lôgích không phải chỉ là cái phổ biến trừu tượng, mà là cái phổ biến tự nó bao hàm sự
phong phú của cái đặc thù, cái cá thể, cái cá biệt” nên muốn nắm được cái phổ biến, cái quy luật thì không
thể không dùng phương pháp lịch sử đi sâu vào cái đặc thù cái cá biệt … Cả trong phương pháp trình bày,
phương pháp lôgích “hoàn toàn không nhất định phải đóng khung trong vi phạm trừu tượng thuần tuý. Trái
lại, nó đòi hỏi phải có sự minh hoạ lịch sử, phải thường xuyên tiếp xúc với hiện thực”
11
. Vì vậy, có thể nói
là trong phương pháp lôgích đã có phương pháp lịch sử.
Ngược lại, phương pháp lịch sử cũng không phải là nhằm miêu tả lịch sử một cách giản đơn, mà là
phải qua miêu tả làm nổi bật lên sợi dây lôgích chủ yếu của sự phát triển lịch sử, hay nói một cách hình ảnh
là : phương pháp lịch sử phải “khoác lên sợi dây lôgích căn bản máu và thịt” của những hiện tượng cụ thể,
bằng cách theo sát từng bước những hiện tượng ấy, bằng cách phản ánh toàn bộ tính liên tục lịch sử về sự
phát sinh, phát triển của những hiện tượng ấy.
Muốn nắm được và làm nổi bật lên sợi dây lôgích của lịch sử thì không thể không dùng phương pháp
logic. Do đó, cũng có thể nói, trong phương pháp lịch sử đã có phương pháp lôgích.
Phương pháp lịch sử tuy phải theo sát tiến trình phát triển của lịch sử, diễn lại một bước đường
quanh co, ngẫu nhiên, thụt lùi tạm thời của quá trình phát triển hiện thực, nhưng không phải là miêu tả lịch
sử một cách kinh nghiệm chủ nghĩa, chất đống tài liệu, mà là miêu tả theo một sợi dây lôgích nhất định của
sự phát triển lịch sử; không phải miêu tả lịch sử phát triển một cách mù quáng, mà là phát triển một cách có
quy luật.
Cũng vậy, phương pháp lôgích tuy không nói đến những bước đường quanh co, ngẩu nhiên của lịch
sử, nhưng không phải vì thế mà nó bỏ qua việc nghiên cứu lịch sử cụ thể, chỉ đưa ra những khái quát lý luận
vô căn cứ, những quy luật, phạm trù trừu tượng không có một nội dung lịch sử, thực tế nào. Phương pháp
10

Sđd, tr. 616.
11
Sđd, tr. 617.
18
lôgích không phải là một sự chụp ảnh dẫn đến một sự phản ánh không sinh động về hiện thực, mà sự phản
ánh biết rút ra từ trong lịch sử cái chủ yếu ấy thể hiện được bản chất của quá trình lịch sử.
Nếu trở lại nguồn gốc của hai phương pháp này là cái lịch sử và cái lôgích thì chúng ta thường nói:
“Nếu không có cái logic, cái lịch sử chỉ là mù quáng, mà không có cái lịch sử thì cái logic chỉ là rổng
tuếch”.
12
Sự thống nhất giữa phương pháp lịch sử và phương pháp lôgích cũng vậy. Không có cái nọ thì
không thể có cái kia một cách hoàn chỉnh. Chỉ có quán triệt cả hai phương pháp và biết vận dụng chúng vào
công tác nghiên cứu thì chúng ta mới nắm thật vững được chân lý khách quan. Bởi vì tiêu chuẩn của chân lý
là lý luận ăn khớp với thực tiển, cũng tức là cái lôgích phải phản ánh đúng bản chất của lịch sử.
Vì phương pháp lịch sử và phương pháp logic có tính thống nhất và cũng có mục đích thống nhất là
cùng nhằm phơi bày rõ chân lý khách quan của sự phát triển lịch sử, nên trong công tác nghiên cứu, tổng kết
khoa học, chúng ta không thể chỉ vận dụng một phương pháp riêng rẽ nào, vì thực ra chúng chỉ là hai mặt
biểu hiện khác nhau mà thôi.
13
5. Phương pháp phân tích ma trận SWOT (Matrix SWOT)
5.1 Khái niệm phương pháp ma trận SWOT
Phương pháp ma trận Swot là phương pháp được sử dụng để phân tích đánh giá các khía cạnh cơ bản
của một đối tượng nhằm mục đích đề xuất các giải pháp có tính khả thi cho mọt chiến lược nhất định.
5.2. Lược sử về phương pháp phân tích ma trận SWOT
Phương pháp phân tích ma trận SWOT ra đời từ những năm 60-70 của thế kỉ XX tại viện nghiên cứu
Stanford (Mỹ) với quá trình tìm hiểu nguyên nhân thất bại trong việc lập kế hoạch của trên 500 công ty có
doanh thu cao nhất nước Mỹ lúc đó. Nhóm nghiên cứu gồm 5 người là Marion Dosher, tiến sĩ Otis Bennepe,
Albert Humphrey Và Birger Lie.
Tuy nhiên những ý tưởng manh nha về mô hình SWOT đã xuất hiện từ năm 1949 tại công ty Du Pont
(Mỹ). Như đã phân tích ở trên, SWOT là tập hợp của 4 chữ viết tắt trong tiếng Anh. Đó là:

S = Strengths (những điểm mạnh)
W = Weaknesses (những điểm yếu)
O = Oportunities (những cơ hội)
T = Threats (những nguy cơ)
Thông qua phối hợp các yếu tố S, W, O, T, Du Pont tiến hành xây dựng kế hoạch dài hạn cho toàn bộ
hoạt động của công ty. Kết quả là Du Pont đã vươn lên trở thành một đối thủ đáng gờm tại Mỹ lúc đó. Tấm
gương Du Pont đã khơi mào cho một loạt các phong trào “tạo dựng kế hoạch” sôi nổi trên khắp nước Mỹ.
Cho tới năm 1960 thì mô hình SWOT của Du Pont đã xuất hiện ở 500 công ty lớn nhất nước Mỹ. Làn sóng
này còn tiếp tục lan rộng và ảnh hưởng tới một số nước công nghiệp mới ở Châu Mỹ và các quốc gia phát
triển ở Châu Âu như Anh, Pháp, Đức, Thuỵ Sĩ, Đan Mạch và Nauy.
12
Sđd, tr. 619
13
Xem Văn Tạo, Phương pháp lịch sử và Phương pháp logic, nxb. Viện sử học Việt Nam, 1995, tr.37-50.
19
Mặc dù mô hình do Du Pont đưa ra đem lại những khoản lợi nhuận kếch xù cho các tập đoàn kinh tế
lớn nhưnh việc áp dụng mô hình SWOT do Du Pont đưa ra dưới hình thức là các kế hoạch dài hạn lại biểu
hiện nhiều bất ổn, đầu tư tốn kém mà ít hiệu quả. Các nhà nghiên nhận thấy thị trường cạnh tranh luôn biến
động và diễn tiến phức tạp do đó cần phải tiến hành rà soát và phân tích SWOT bằng các chiến lược ngắn
hạn, phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể mà tất cả đội ngũ quản lí cùng có thể đưa ra một chương trình hành
động thống nhất.
Để khắc phục nhược điểm này, Robert Stewart thuộc viện nghiên cứu Stanford (Mỹ) cùng với
nhóm nghiên cứu của mình tại SRI Menlo Park California đã tìm cách tạo ra một mô hình mới thay cho mô
hình “Tạo dựng kế hoạch” của Du Pont. Công trình nghiên cứu của Robert Stewart kéo dài 9 năm (1960-
1969) với hơn 50 nhân viên làm việc cật lực để hoàn thành việc phỏng vấn trên 1100 công ty và tổ chức kinh
tế thông qua bảng hỏi gồm 250 đề mục. Cuối cùng nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận: Trong một công ty, để
việc kinh doanh đạt được hiệu quả cao nhất thì giám đốc điều hành phải là trưởng nhóm kế hoạch và các
trưởng phòng chức năng phải thuộc nhóm lập kế hoạch. Điều này một lần nữa khẳng định giữa giám đốc
điều hành và nhân viên dưới quyền luôn phải có sự phối hợp nhịp nhàng để đưa ra một kế hoạch thống nhất.
Ngoài ra, tiến sĩ Otis Bennepe thuộc nhóm nghiên cứu còn đưa ra mô hình “chuỗi logic” gồm tuần

tự 7 yếu tố mà sau này trở thành hạt nhân của hệ thống SWOT được thiết kế:
- Giá trị (values)
- Đánh giá (appraise)
- Động lực (motivation)
-Tìm kiếm (search)
-Lựa chọn (select)
-Lên chương trình (program)
-Hành động (act)
-Giám sát và lập lại các bước 1,2,3.
Giả sử trong việc đánh giá quá trình kinh doanh của công ty dầu lửa A, để thu được khoản lợi
nhuận B theo chỉ tiêu đề ra, công ty A trước hết phải xác định được “giá trị” của dầu lửa trên thị trường. Sau
đó tiến hành “đánh giá” tiềm năng kinh doanh dầu lửa của công ty với số vốn, nguồn nhân công và trang
thiết bị hiện có. Từ đó mà nhà lãnh đạo mới có thể xác địng được động cơ kinh doanh của mình và “tìm
kiếm” các kế hoạch có thể đem lại khỏan lợi nhuận B như đã đề ra.Tuy nhiên sau khi đã “tìm kiếm” được rồi
thì nhà lãnh đạo cần phải “lựa chọn” một kế hoạch thích hợp nhất để “lập chương trình” hoạt động cho công
ty (quảng bà thương hiệu, maketing, sản xuất, lưu thông, phân phối sản phẩm )
Công ty cũng cần lập ra đội ngũ nhân viên chuyên “giám sát” tình hình hoạt động của công ty (3
khâu đầu của “chuẩn giá trị”) để kịp thời báo cáo những thay đổi và giải pháp cụ thể.
Như vậy mô hình “chuỗi logic” của Otis Bennepe ít nhiều đã có những vai trò nhất định trong quà
trình hình thành một mô hình SWOT hoàn chỉnh. Sau mô hình này, các nhà khoa học và chuyên gia kinh tế
20
phát hiện ra rằng: muốn xây dựng chiến lược ổn định cho công ty thì bước đầu tiên phải đánh giá được
những gì “tốt”, những gì “xấu” trong hoạt động hiện tại và tương lai. Những điều “tốt” ở hiện tại là “những
điều hài lòng” (satis factory) và những điều “tốt” trong tương lai được gọi là “những cơ hội” (opportunities).
Những điều “xấu” trong hiện tại là “những sai lầm” (faults) và những điều “xấu” trong tương lai gọi là
“những nguy cơ” (threats). Toàn bộ quá trình này được gọi là phân tích SOFT.
Sau đó, vào năm 1964, tại hội thảo về lập kế hoạch dài hạn tại Zurich (Thuỵ Sĩ), nhóm nghiên cứu
quyết định đổi chữ F thành chữ W (Weak=điểm yếu) và từ đó SOFT đã chính thức được đổi thàng SWOT.
Phiên bản mô hình SWOT đầu tiên được thử nghiệm vào năm 1966 cho toàn bộ hoạt động của
công ty Erie Technological Corp (Mỹ). Sau những thành công ban đầu năm 1973, SWOT được phổ biến

sang Anh một lần nữa và được nhiều các công ty lớn đón nhận như W.H.Smith & Sons PLC, công ty C.W.S,
J.W French Ltd, Tiếp đó mô hình chiến lược SWOT được sử dụng thành công ở rất nhiều doanh nghiệp, tổ
chức và tập đoàn thuộc các lĩnh vực khác nhau.
Hiện nay SWOT đã được phổ biến trên khắp thế giới và đã chứng minh được khả năng giải quyết
các vấn đề của doanh nghiệp hàng năm mà không cần dựa vào tư vấn hay các nguồn lực tốn kém khác.
5.3. Quy trình của phương pháp SWOT
Bước 1. Phân tích các điểm mạnh của đối tượng.
Bước 2. Phân tích các điểm yếu của đối tượng
Bước 3. Phân tích các cơ hội của đối tượng
Bước 4. Phân tích những thách thức của đối tượng
Bước 5. Kết hợp các đặc điểm theo những nhóm cặp đặc điểm nhất định.
Bước 6. Đưa ra chiến lược phát triển cho đối tượng.
5.4. Cách ứng dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT
+ Phân tích SWOT
Phân tích SWOT là thao tác phân tích, nhận định và đánh giá về tình hình của một đối tượng
liên quan đến 4 yếu tố: mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức.
Người ta cũng có thể hiểu phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp
xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự logic dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định có
thể sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định.
Sở dĩ phương pháp này được ứng dụng rộng rãi chính là do nó có thể sắp xếp những thông tin phức
tạp vào trong hiện thực được trật tư, gọn ghẽ, làm nổi bật một số khâu mấu chốt cần chú ý trong đó. Mặt
khác, kĩ thuật phân tích SWOT là “kĩ thuật phân tích và xử lí kết quả nghiên cứu về môi trường cạnh tranh
giúp doanh nghiệp đề ra chiến lược một cách khoa học”
1
. Thậm chí, SWOT còn buộc nhà quản lí chú ý đến
những mặt bất lợi của doanh nghiệp hoăc cá nhân trong mớ thông tin đó, cũng như những khiếm khuyết
1
Phạm Xuân Lan , Quản trị học, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, 2000, tr.31
21
chưa đủ của bản thân chúng ta. Hay nói cách khác: “phương pháp này lợi dụng thủ đoạn cưỡng bức nhận

biết về mặt tâm lí học, làm cho tư duy của chúng ta đơn giản hơn nhiều”
2
Khi phân tích ma trận SWOT, chúng ta nên nhớ đến các yếu tố: chính sách, kinh tế, xã hội, công
nghệ, pháp luật và môi trường ( PESTLE ) của đối tượng được phân tích. Vì một đối tượng nhất định thường
bị chi phối bởi
các mối quan hệ cơ bản ấy.
Bảng liệt kê các yếu tố SWOT
2
Lý Thần Tùng, Cố Tùng Dương (2004), Tìm lấy cơ hội cạnh tranh trên thương trường- Hoạch định sách lược phân tích SWOT,
Nxb.Lao động- Xã hội, Hà Nội, tr.143
NHỮNG ĐIỂM MẠNH (S) NHỮNG ĐIỂM YẾU (W)
Liệt kê những điểm mạnh
_
_
_
_
Liệt kê những điểm yếu
_
_
_
_
NHỮNG CƠ HỘI (O) NHỮNG THÁCH THỨC (T)
Liệt kê những cơ hội
_
_
_
_
Liệt kê những thách thức
_
_

_
_
22
Tuỳ thuộc vào mỗi đối tượng cụ thể được phân tích bạn có thể sử dụng linh hoạt bảng liệt kê các yếu
tố SWOT để đạt được hiệu quả cao nhất. Bảng liệt kê như hình 1 là mô hình đơn giản mà đa số mọi người
có thể hình dung được.
Sau khi lập bảng liệt kê các yếu tố SWOT, nhà quản lí tiến hành phân tích, phối hợp các yếu tố
SWOT và đề ra giải pháp cho chiến lược phát triển của công ty. Thực chất của quá trình này là việc tạo dựng
một ma trận SWOT giúp nhà quản lí phát triển 4 loại hình chiến lược cơ bản.Đó là: các chiến lược điểm
mạnh-cơ hội (SO), chiến lược điểm mạnh-nguy cơ (ST), điểm yếu-cơ hội (WO), điểm yếu-nguy cơ(WT). Để
thực hiện một cách hiệu quả các chiến lược nêu trên buộc nhà quản lí phải tuân theo các phương pháp phối
hợp như:
Đối với điểm mạnh (S) thì doanh nghiệp cần tìm cách phát huy tích cực. Đối với điểm yếu (W) thì
doanh nghiệp cần phải biết khắc phục. Đối với cơ hội (O) thì doanh nghiệp cần biết khai thác, phát huy, tận
dụng. Đối với các yếu tố nguy cơ (T) thì doanh nghiệp cần tìm cách hạn chế hay giảm bớt.
Như vậy sự kết hợp các yếu tố SWOT là nhiệm vụ khó khăn nhất cuả việc phát triển một ma trận
SWOT hiệu quả. Nó đòi hỏi người phân tích phải có sự phán đoán tốt. Mặt khác, nhà quản lí cũng cần có
quan điểm biện chứng khi xây dựng các chiến lược vì sẽ không có một kết hợp nào là tốt nhất, nhà quản lí
cần phối hợp nhiều chiến lược với nhau, từ đó giúp công ty phát triển một cách bền vững.

các yếu tố
bên trong
các yếu tố
bên ngoài
NHỮG ĐIỂM MẠNH
(S)
NHỮNG ĐIỂM YẾU
(W)
NHỮNG CƠ HỘI
(O)

CHIẾN LƯỢC SO
Sử dụng các mặt mạnh để
khai thác cơ hội
CHIẾN LƯỢC WO
Tranh thủ các cơ hội để
khắc phục các điểm yếu
NHỮG THÁCH THỨC
(T)
CHIẾN LƯỢC ST
Sử dụng diểm mạnh để đối
CHIẾN LƯỢC WT
Tối thiểu hoá những điểm
23
phó với các thách thức
yếu và tránh khỏi những
thách thức
Hình 3: Bảng ma trận SWOT
Trong đó, các chiến lược SO là các chiến lược giúp công ty tăng trưởng nhanh bằng cách sử dụng
những điểm mạnh bên trong của công ty để tận dụng những cơ hội bên ngoài. Bất cứ một công ty hay tổ
chức kinh tế nào cũng mong muốn tổ chức của họ ở vào vị trí mà những điểm mạnh ở bên trong có thể sử
dụng để lợi dụng những xu hướng thuận lợi từ bên ngoài. Chẳng hạn chư công ty Mercedes Benz, với bí
quyết kĩ thuật và sự nổi tiếng về chất lượng của nó (điểm mạnh bên trong). Kết hợp với việc tận dụng sự gia
tăng của nhu cầu về lọai xe hơi xa xỉ (cơ hội bên ngoài) họ đã cho xây dựng thêm các nhà máy sản xuất mới
(chiến lược SO) để chiếm lĩnh thị trường.
Các chiến lược WO nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên
ngoài. Đôi khi những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn tại nhưng công ty có những điểm yếu bên trong ngăn
cản việc khai thác những cơ hội này. Vì vậy, trước hết muốn triển khai chiến lược SO hiệu quả thì phải tiến
hành khắc phục những điểm yếu nội tại của công ty. Đó là nguyên tắc chiến lược.
Các chiến lược ST sử dụng các điểm mạnh của một công ty để tránh khỏi hay giảm thiểu những ảnh
hưởng và thách thức từ bên ngoài. Đây là một trong những vấn đề mà đa số công ty phải đối mặt trong thời

buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
Các chiến lược WT là các chiến thuật phòng thủ nhằm làm giảm đinhững điểm yếu bên trong và
tránh khỏi những đe dọa từ môi trường bên ngoài. Một tổ chức đối đầu với vô số những mối đe dọa bên
ngoài và những điểm yếu bên trong có thể bị lâm vào tình trạng hết sức khó khăn. Hậu quả lớn nhất có thể
xảy đến là công ty bị phá sản hay chịu vỡ nợ. Trong trường hợp đó thì các chiến lược WT cần được kết hợp
với các chiến lược khác như liên kết, sát nhập, hạn chế chi tiêu hay giảm bớt nhân công phổ thông,
Như vậy ma trận SWOT là một công cụ hết sức hữu dụng cho việc nắm bắt, ra quyết định và xây
dựng các chiến luợc cho bất cứ một dự án nào. Tuy nhiên chất luợng phân tích một ma trận SWOT phụ
thuộc vào chất lượng thông tin thu được (bảng liệt kê các yếu tố SWOT). Do đó thông tin cần tránh cách
nhìn chủ quan từ một phía, nên tìm kiếm thông tin từ mọi phía: điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hóa, chính trị,
nhân lực, vật lực, đối tác, các mối quan hệ,…
SWOT cũng có phần hạn chế khi sắp xếp các thông tin với xu hướng giản lược. Điều này làm cho
nhiều thông tin có thể bị gò ép vào vị trí không phù hợp với bản chất vấn đề. Nhiều đề mục có thể bị
trung hoà hoặc nhầm lẫn giữa hai thái cực S-T và O-T do quan điểm của nhà phân tích.
6. Phương pháp đối tượng tiêu điểm (Method of focal objects)
6.1. Khái niệm phương pháp đối tượng tiêu điểm
Phương pháp đối tượng têu điểm là phương pháp tích cực hóa tư duy, đa dạng hóa ý tưởng bằng cách
kết hợp tình cờ những thuộc tính của các đối tượng đang tồn tại trong thế giới hiện thực để có ý tưởng
sáng tạo mới.
24
Phương pháp đối tượng tiêu điểm được giáo sư F.Kunze, đại học Berlin xây dựng (1926), đầu tiên có tên
là phương pháp danh mục (Method of catalogue). Vào những năm 50, phương pháp này được giáo sư bác
học người Mỹ C.Waiting bổ sung và hòan thiện thêm. Ngày nay, người ta cũng gọi là phương pháp tích
hợp, phương pháp dẫn nhập…
6.2.Quy trình của phương pháp đối tượng tiêu điểm
+ Bước một, xác định đối tượng cần nghiên cứu, cần sáng tạo
Ví dụ: Tạo một mũ bảo hiểm tiện lợi
+ Bước hai, lấy một số đối tượng đang tồn tại trong thế giới hiện thực
Ví dụ: Cái nệm hơi, cái bơm đo huyết áp, trái bóng, nón lá…
+ Bước 3: liệt kê tất cả những dấu hiệu, thuộc tính, chức năng của các đối tương đã lấy ở bước 2.

Ví dụ: Bằng hơi, tiện lợi, nhẹ, bơm hơi, che mưa, che nắng, bằng da, bằng vải, có lổ kim, có kim
bơm, có chịu lực tốt…
+ Bước 4, tập hợp tất cả những thuộc tính, dấu hiệu… của bước 3 vào
trong đối tượng đã được xác định từ bước 1.
Ví dụ: Mũ bảo hiểm tiện lợi có các yếu tố bằng hơi, gấp được,
nhẹ, bơm hơi, che mưa, che nắng, bằng da, bằng vải, có lổ kim, có kim bơm, có thể chịu lực tốt…
+ Bước 5, dựa vào những tư liệu đã có ở bước bốn, liên tưởng tự
do và phát ý tưởng mới. (Chú ý, nếu nhiều người tham gia phát ý tưởng thì người điều hành phải tạo ra
không khí thân thiện, thỏai mái để tạo được sự hưng phấn cho mọi thành viên, ở bước này cần ý tưởng mới
càng nhiều càng tốt vì vậy, mọi ý tưởng phát ra đều được trân trọng và khích lệ; tuyệt đối không phê bình,
phản biện ở bước này)
+ Bước 6, thư ký đọc lớn tiếng những ý tưởng đã có ở bước nămđể mọi
người phản biện. Ý tưởng nào hay, độc đáo, có tính khả thi, được nhiều người đồng tình ủng hộ nhất thì cho
điểm cao nhất để ưu tiên đưa vào xây dựng nguyên lý sáng chế ứng dụng.
Phương pháp đối tượng tiêu điểm giúp tư duy tích cực hơn trong vấn đề
phát ý tưởng, giúp con người sáng tạo không ngừng. Nhà khoa học Mỹ G.Berman cho rằng, khoa học công
nghệ hiện đại là kết quả của việc ứng dụng phương pháp đối tượng tiêu điểm, nhờ vận dụng phương pháp
này mà công nghệ phát triển ngày càng nhanh và hữu ích hơn cho cuộc sống con người.
Tuy nhiên, phương pháp đối tượng tiêu điểm cũng có những những hạn chế
nhất định. Nó chỉ mạnh trong nghiên cứu sáng tạo, còn các lọai nghiên cứu khác thì hầu như nó không ứng
dụng được.
7. Phương pháp phân tích hình thái
(Method of Morphological Analysis )
7.1. Khái niệm phương pháp phân tích hình thái
25

×