Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Cách đọc sách hiệu quả nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.13 KB, 2 trang )

Sách là kho tàng tri thức nhân loại được lưu lại cho các thế hệ sau. Đó l à nguồn tri
thức rất quan trọng và vô tận đối với mọi người.Mọi thành công của con ngừơi đều là
sự kết hợp của nỗ lực sức lực với tri thức lĩnh hội đ ược từ thầy, từ cuộc sống, từ sách
vở.
Một số gợi ý hữu ích sau có thể giúp bạn nâng cao kỹ năng đọc của m ình, nhanh
và hiệu quả
1. Tạo sự tập trung cho chính mình bằng cách xem lướt qua bài đọc trước khi bạn
thật sự ngồi đọc từng chữ:
Xem tựa đề bài đọc, các tiêu đề lớn nhỏ, những chỗ đánh dấu, in nghiêng hoặc in
đậm.
Xem qua những hình vẽ hay minh họa, đồ thị hay biểu đồ.
Xem qua toàn bộ bài đọc bằng cách đọc đoạn đầu v à đoạn cuối, lướt nhanh qua
những câu đầu của từng đoạn trong b ài. Gấp sách lại và tự hỏi: ý chính của bài là gì,
văn phong ra sao và mục đích của tác giả là gì?
Trả lời được những câu hỏi này sẽ phần nào giúp các bạn có được một ý tưởng khái
quát về nội dung bài đọc, từ đó dễ tập trung h ơn và bài đọc sẽ trở nên dễ nhớ hơn.
2. Không đọc thành tiếng vì kiểu đọc này sẽ khiến bạn đọc chậm.
Cố gắng xem việc đọc sách nh ư thể đang ngắm một cảnh đẹp, h ình dung một ý tưởng
bao quát trong tâm trí thay vì chú ý đến từng viên đá dưới chân.
3. Đọc theo ý
Các nghiên cứu cho thấy khi đọc, mắt chúng ta luôn dừng sau những câu chữ trong
một dòng. Số lần dừng của người đọc chậm nhiều hơn so với người đọc nhanh. Dừng
nhiều lần không chỉ làm cho ta đọc chậm mà còn cản trở khả năng nắm bắt vấn đề, do
ý nghĩa thường đi theo cả câu hay cụm từ thay v ì từng chữ một. Hãy cố đọc theo
những nhóm từ, đặc biệt đọc hết những câu ho àn chỉnh và những câu có tính bổ
nghĩa.
4. Không nên đọc một câu nhiều lần.
Đây là thói quen của người đọc kém. Thói quen “nhai lại” n ày thường làm tăng gấp
đôi hoặc gấp ba thời gian đọc v à cũng không cải thiện mức độ th ông đạt. Tốt nhất là
cố tập trung ngay từ lần đầu ti ên, đó là lý do tại sao chúng ta có gợi ý thứ nhất.
5. Thay đổi tốc độ đọc nhằm thích ứng với độ khó v à cách viết trong bài đọc.


Người đọc kém luôn có tốc độ đọc chậm. Ng ười đọc hiệu quả thường đọc nhanh
phần dễ và chậm lại ở phần khó. Trong một b ài đọc có đôi chỗ chúng ta phải đọc cẩn
thận hơn những chỗ khác. Có những điều đ ược viết ra không phải để đọc thoáng. Với
những tài liệu pháp lý hay các bài viết khó thì cần phải đọc chậm. Những t ài liệu dễ
hơn như kinh tế hay báo chí thì ta có thể đọc nhanh.
Cuối cùng, bạn nên đọc những gợi ý này nhiều lần và biến chúng thành thói quen mỗi
khi đọc sách.

×