Tải bản đầy đủ (.docx) (136 trang)

22 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VĂN LỚP 12 CẤP TỈNH CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT năm 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.07 MB, 136 trang )

ĐỀ SỐ 1
ĐỀ THI HSG CẤP TỈNH - NGỮ VĂN 12
Năm học: 2014 – 2015
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Sở GD&ĐT Thanh Hóa
22 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VĂN LỚP 12 CẤP TỈNH
Câu 1 (6.0 điểm )
Hạnh phúc trong tầm tay.
Câu 2 (6.0 điểm)
Tiếng nói riêng của Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử trong cảm nhận về sự sống

trần gian qua hai đoạn thơ sau:
“ Của ong bướm này đây tuần tháng
mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si;

Và này đây ánh sáng chớp hàng
mi,
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; ”
(Trích Vội vàng, Xuân Diệu, Ngữ văn 11, tập 2, NXBGD, 2008)
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc


1
Lá trúc che ngang mặt chữ
điền ”
(Trích Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, tập 2, NXBGD, 2008)
2
Câu 3 (8.0 điểm)
“Phong cách văn học biểu hiện trước hết ở cách nhìn, cách cảm thụ có tính

chất khám phá, ở giọng điệu riêng biệt của tác giả.”
(Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD, 2008)
Từ hình tượng sông Hương trong bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông? của

Hoàng Phủ Ngọc Tường, anh/ chị hãy bàn luận về ý kiến trên.
===== Hết =====
- Thí sinh không sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
3
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ CHÍNH THỨC
I. Yêu cầu chung
Giám khảo cần:
- Nắm bắt kĩ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách tổng

quát và
chính xác, tránh đếm ý cho điểm.
- Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một

cách hợp
lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo
- Chấm theo thang điểm 20 (câu 1: 6.0 điểm; câu 2: 6.0 điểm; câu 3: 8.0

điểm)
II.Yêu cầu cụ thể

Câu 1 (6.0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm một bài nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống: hệ

thống luận
điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc,

hình ảnh.
- Biết kết hợp các thao tác lập luận, bố cục hợp lí, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi

chính
tả.
2. Yêu cầu về kiến thức
Cần đáp ứng một số ý chính sau:
Nội dung Điểm
1. Giải thích 1.0
- Mỗi người có một quan niệm và cảm nhận khác nhau về hạnh 0.5
4
phúc. Tuy nhiên có thể nhận thấy hạnh phúc thường gắn liền với
trạng thái vui sướng khi con người cảm thấy thỏa mãn ý nguyện nào
đó của mình.
- Hạnh phúc trong tầm tay: hạnh phúc không phải điều gì quá xa

vời. Ai cũng có khả năng tạo lập hạnh phúc cho bản thân mình.
0.5
2. Bàn luận 4.0
- Hạnh phúc là khát vọng, là mong muốn, là đích đến của con 1.0

người trong cuộc sống.
- Mỗi người tùy thuộc vào khả năng và hoàn cảnh đều có thể có
được hạnh phúc. Vì vậy, con người cần phải nỗ lực, cố gắng để đạt
1.0
được hạnh phúc.
- Hạnh phúc không phải là điều gì quá xa vời. Nhiều khi hạnh
phúc chính là những điều giản dị, gần gũi xung quanh chúng ta mà
không phải ai cũng đủ tự tin và tinh tế để nhận ra.
1.0
- Những người tự ti, mặc cảm về bản thân hay theo đuổi những
điều viển vông vượt quá khả năng của mình đều không thể có được
hạnh phúc.
1.0
3. Bài học nhận thức và hành động 1.0
- Cần có nhận thức đúng đắn về hạnh phúc trong mối quan hệ với 0.5
hoàn cảnh và khả năng của bản thân.
- Luôn tự tin, biết trân trọng và gìn giữ hạnh phúc.
0.5
Câu 2 (6.0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm một bài nghị luận văn học: hệ thống luận điểm rõ ràng, lập

luận
chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, hình ảnh.
5
- Biết kết hợp các thao tác lập luận, bố cục hợp lí, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi

chính
tả.
2. Yêu cầu về kiến thức

Cần đáp ứng một số ý chính sau:
Nội dung Điểm
1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận 0.5
2. Tiếng nói riêng của Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử
trong

những cảm nhận về sự sống trần gian qua hai đoạn

thơ
5.0
2.1. Giải thích 0.5
- Tiếng nói riêng là nét độc đáo trong cách nhìn, cách cảm nhận


cách thể hiện của nhà thơ, là biểu hiện cá tính sáng tạo của người
nghệ sĩ.
- Tiếng nói riêng góp phần bộc lộ tư tưởng, khẳng định bản lĩnh,

tài
năng của mỗi nhà văn, nhà thơ.
2.2. Biểu hiện tiếng nói riêng của Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử

trong cảm nhận về sự sống trần gian qua hai đoạn thơ
4.5
2.2.1. Cảm hứng sáng tạo 0.5
-Với Xuân Diệu là cảm xúc rạo rực, háo hức của một trái tim

nồng
nhiệt, cuồng si đang tận hưởng trọn vẹn thanh sắc của cuộc đời.
-Còn với Hàn Mạc Tử là nỗi khắc khoải trong nỗ lực tìm kiếm


sợi
dây liên hệ với cuộc đời.
2.2.2. Những cảm nhận riêng về sự sống trần gian 3.0
- Trong đoạn thơ của Xuân Diệu:
+ Thiên nhiên tạo vật quấn quýt, giao hòa, quyến rũ và rạo rực
xuân tình, hiển hiện trực tiếp như một bữa tiệc trần gian bày ra trước
mắt thi nhân.
+ Nhân vật trữ tình chủ động khám phá và tận hưởng mọi vẻ đẹp
1.5
6
cuộc sống với một niềm vui sướng, hân hoan.
- Trong khổ thơ của Hàn Mặc Tử:
+ Thiên nhiên trong buổi ban mai trong trẻo, tinh khôi, vừa gần
gũi, thân thuộc vừa xa lạ, cách ngăn hiện lên trong nỗi nhớ của thi
nhân.
+ Nhân vật trữ tình khao khát, say mê nhưng không thể có được
cảm giác hòa hợp, gắn bó. Đó là tâm thế của người lữ khách chan
chứa lòng yêu sống, đau đáu hướng về cuộc đời.
1.5
2.2.3. Nghệ thuật biểu hiện 1.0
- Đoạn thơ của Xuân Diệu: hình ảnh mới lạ, ngôn ngữ gợi cảm

với
nhiều biện pháp tu từ đặc sắc (nhân hóa, so sánh,…), cú pháp tân

kì.
- Đoạn thơ của Hàn Mặc Tử: câu hỏi tu từ đa sắc thái, hình ảnh

giàu

sức liên tưởng, ngôn ngữ tinh tế, độc đáo (đại từ phiếm chỉ ai,

phụ
từ chỉ mức độ quá)
3. Đánh giá khái quát 0.5
- Hai đoạn thơ ngắn nhưng phần nào đã biểu hiện được những nét

độc
đáo trong phong cách thơ Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử.
- Tiếng nói riêng đó được tạo nên từ tài năng vượt trội, tâm hồn

nhạy
cảm trước thiên nhiên, cuộc sống và trái tim thấm đẫm tình đời,

tình
người của hai thi sĩ, góp phần tạo nên sự hấp dẫn và sức sống lâu

bền
của tác phẩm.
Câu 3 (8.0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm một bài nghị luận văn học: hệ thống luận điểm rõ ràng, lập

luận
chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, hình ảnh.
- Biết kết hợp các thao tác lập luận, bố cục hợp lí, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi

chính
7
tả.

8
2. Yêu cầu về kiến thức
Cần đáp ứng một số ý chính sau:
Nội dung Điểm
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận 1.0
2. Giải thích ý kiến 0.5
Phong cách văn học là những nét riêng, độc đáo của một tác giả
trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống phong cách là sự
thể hiện tài nghệ của người nghệ sĩ trong việc đưa đến cho độc giả
một cái nhìn mới mẻ về cuộc đời thông qua những phương thức,
phương tiện nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của người sáng tạo.
3. Bàn luận 6.0
3.1. Khẳng định vấn đề 0.5
- Hình tượng sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông?
góp phần khẳng định phong cách của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Nét độc đáo trong phong cách của nhà văn biểu hiện trước hết

ở cách
nhìn, cách cảm thụ và giọng điệu riêng biệt.
3.2. Biểu hiện của phong cách Hoàng Phủ Ngọc Tường khi

xây dựng hình tượng sông Hương
5.5
3.2.1 Cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá 4.0
- Sông Hương luôn được cảm nhận ở vẻ đẹp giàu nữ tính:
+ Hình ảnh sông Hương gắn với vẻ đẹp của người con gái: cô 2.0
gái Digan, người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở, là người gái
đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, là
người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya, là nàng Kiều trong đêm tình tự
với Kim Trọng, là người con gái dịu dàng của đất nước.

+ Sông Hương được miêu tả bằng một hệ thống từ ngữ gợi nét
đẹp đặc trưng của người phụ nữ: sắc đẹp dịu dàng, đường cong thật
mềm, hình cung thật tròn, dòng sông mềm như tấm lụa, uốn một cánh
9
cung rất nhẹ, điệu slow tình cảm, ngập ngừng như muốn đi muốn ở,
1.0
10
những vấn vương của một nỗi lòng, chút lẳng lơ kín đáo của tình
yêu Đó là vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, kín đáo nhưng cũng đầy gợi
cảm.
- Sông Hương được miêu tả trong chiều sâu của những giá trị
văn hóa:
+ Hình ảnh so sánh mới lạ: là bản trường ca của rừng già, vẻ
đẹp trầm mặc như triết lí, như cổ thi, điệu slow tình cảm, là không
gian sinh thành và nuôi dưỡng nền âm nhạc cổ điển Huế, là hành
động rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây
+ Trong quan hệ với thi ca, sông Hương luôn gợi những cảm
0.5
hứng mới mẻ, không bao giờ tự lặp lại mình Mỗi nhà thơ đều có
một khám phá riêng về nó
- Giọng điệu tha thiết, yêu thương: 0.5
+ Dõi theo hành trình của sông Hương từ thượng nguồn cho đến
khi về với biển.
+ Phát hiện những biến đổi tinh tế của sông Hương trong không
gian và thời gian.
+ Phát hiện mối liên hệ khăng khít giữa vẻ đẹp của sông Hương
với mảnh đất cố đô và những nét đặc trưng trong văn hóa của con
người xứ Huế.
- Giọng điệu dịu dàng, mê đắm: hành trình của sông Hương
được miêu tả trong sự liên tưởng đến câu chuyện tình yêu mãnh liệt,

say đắm với nhiều cung bậc cảm xúc: mong đợi, vui sướng, ngập
ngừng, bịn rịn, lưu luyến, nhớ nhung
0.5
- Giọng điệu tự hào, trân trọng:
+ Khám phá nét riêng, độc đáo của sông Hương trong tương
quan với những dòng sông nổi tiếng trên thế giới để chợt nhớ và yêu
quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố.
+ Sông Hương đã sống những thế kỉ quang vinh với nhiệm vụ
lịch sử của nó là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi
viết

giữa màu cỏ lá xanh biếc.
0.5
4. Đánh giá khái quát 0.5
-Thông qua cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá,

giọng điệu
riêng biệt, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem đến cho người

đọc hình
ảnh một sông Hương vừa quen, vừa lạ, vừa chân thực nhưng

đầy sức
gợi.
-Sông Hương trong bài kí là sản phẩm của một cái tôi nghệ sĩ

tinh tế
tài hoa, một cái tôi giàu vốn văn hóa và trí tưởng tượng phong

phú,

một cái tôi say đắm với tình yêu quê hương đất nước. Cái tôi của
Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm nên sự đa dạng cho thể loại kí nói
riêng và nền văn học dân tộc nói chung.
ĐỀ SỐ 2
ĐỀ THI HSG CẤP TỈNH - NGỮ VĂN 12
Năm học: 2014 – 2015
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Sở GD&ĐT Thanh Hóa
Câu 1 (6.0 điểm)
THƯỢNG ĐẾ CŨNG KHÔNG BIẾT
Thượng đế lấy đất sét nặn ra con người. Khi Ngài nặn xong vẫn còn thừa ra

một mẩu đất.
- Còn nặn thêm cho mày gì nữa, con người ? – Ngài hỏi
Con người suy nghĩ một lúc: có vẻ như đã đủ đầy tay, chân, đầu rồi nói:
- Xin Ngài nặn cho con hạnh phúc.
Thượng đế, dù thấy hết, biết hết nhưng cũng không hiểu được hạnh phúc là gì.
Ngài trao cục đất cho con người và nói:
- Này, tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc.
(Trích Những giai thoại hay nhất về tình yêu và cuộc sống, Tập 2, NXB Công

an Nhân Dân)
Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa câu chuyện trên.
Câu 2 (4.0 điểm)
Hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Câu 3 (10.0 điểm)
Về sự thật đằng sau bức ảnh đẹp trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của

Nguyễn Minh Châu.
===== Hết =====

Page
13
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ CHÍNH

THỨC

I. Yêu cầu chung
Giám khảo cần:
- Nắm bắt kĩ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách tổng

quát
và chính xác, tránh đếm ý cho điểm.
- Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách

hợp lí.
Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo
- Chấm theo thang điểm 20 (câu 1: 6.0 điểm; câu 2: 4.0 điểm; câu 3: 10.0 điểm)
II.Yêu cầu cụ thể

Câu 1 (6.0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm một bài nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống: hệ thống

luận
điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, hình ảnh.
- Biết kết hợp các thao tác lập luận, bố cục hợp lí, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi

chính
tả.

2. Yêu cầu về kiến thức
Cần đáp ứng một số ý chính sau:
Nội dung Điểm
1. Giải thích 1.0
- Thượng đế là đấng toàn năng có khả năng biết hết mọi chuyện 0.5
và tạo nên con người nhưng không thể “nặn” được hạnh phúc để ban
tặng cho loài người.
- Câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc: Hạnh phúc không
0.5
bao giờ sẵn có hay là món quà được ban tặng, hạnh phúc của con
người do chính con người tạo nên.
2. Bàn luận 4.0
- Hạnh phúc là khát vọng, là mong muốn, là đích đến của con 1.0
người trong cuộc sống. Mỗi người có một quan niệm và cảm nhận
khác nhau về hạnh phúc. Có thể nhận thấy hạnh phúc gắn liền với
trạng thái vui sướng khi con người cảm thấy thỏa mãn ý nguyện nào
đó của mình.
- Hạnh phúc không phải thứ có sẵn hay là món quà được ban
phát. Hạnh phúc phải do chính con người tạo nên từ những hành
1.0
động cụ thể.
- Khi tự mình tạo nên hạnh phúc, con người sẽ cảm nhận sâu sắc

giá trị của bản thân và ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Đó cũng
1.0
chính là thứ hạnh phúc có giá trị bền vững nhất.
- Phê phán lối sống dựa dẫm, ỷ lại trông chờ hoặc theo đuổi
những hạnh phúc viển vông, mơ hồ.
1.0
3. Bài học nhận thức và hành động 1.0

- Cần có nhận thức đúng đắn về hạnh phúc trong mối quan hệ 0.5
với cuộc sống của bản thân. Biết cảm thông, chia sẻ, hài hòa giữa
hạnh phúc cá nhân với hạnh phúc của mọi người.
- Biết vun đắp hạnh phúc bằng những việc làm cụ thể, biết trân
trọng, gìn giữ hạnh phúc.
0.5
Câu 2 (4.0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm một bài nghị luận văn học: hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận

chặt
chẽ, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, hình ảnh.
- Biết kết hợp các thao tác lập luận, bố cục hợp lí, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi

chính
tả.
2. Yêu cầu về kiến thức
Cần đáp ứng một số ý chính sau:
Nội dung Điểm
1. Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây

Tiến.
0.5
2. Hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến 3.0
2.1. Thiên nhiên dữ dội, hùng vĩ 1.5
- Qua nỗi nhớ của Quang Dũng, Tây Tiến hiện lên với những
hình ảnh thiên nhiên thật dữ dội: sương lấp, dốc khúc khuỷu, thăm
thẳm, heo hút cồn mây, thác gầm thét, cọp trêu người Những địa
danh gợi cảm giác hoang sơ, huyền bí: Sài Khao, Mường Lát, Pha
Luông, Mường Hịch

- Hình ảnh thiên nhiên dữ dội, hùng vĩ đã góp phần khắc họa vẻ
đẹp hào hùng của người lính Tây tiến.
1.0
0.5
2.2. Thiên nhiên thơ mộng, trữ tình 1.5
- Bên cạnh nét hùng vĩ, dữ dội, hình ảnh thiên nhiên còn hiện 1.0
lên với vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình: hương hoa rừng thoang thoảng
trong đêm, nếp nhà sàn thấp thoáng giữa biển mưa, chiều sương trên
sông nước, con thuyền độc mộc giữa hai bờ lau hoang vu, hoa trôi
đong đưa trên dòng nước
- Hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình góp phần khắc họa vẻ
đẹp hào hoa, lãng mạn trong tâm hồn người lính Tây tiến.
0.5
3. Nghệ thuật khắc họa thiên nhiên 0.5
- Vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ hiện lên sinh động, gợi cảm
thông qua hệ thống từ ngữ giàu chất tạo hình, những hình ảnh mới
lạ, độc đáo, thủ pháp tương phản, đối lập và sự phối thanh ngắt nhịp
giàu nhạc tính.
- Với sự kết hợp giữa cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa,

Quang
Dũng đã khắc họa thành công hình tượng thiên nhiên vừa

hùng
vĩ dữ dội vừa thơ mộng, mĩ lệ.
Câu 3 (10.0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm một bài nghị luận văn học: hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận

chặt

chẽ, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, hình ảnh.
- Biết kết hợp các thao tác lập luận, bố cục hợp lí, không mắc lỗi diễn đạt,

chính
tả.
2. Yêu cầu về kiến thức
Cần đáp ứng một số ý chính sau:
Nội dung Điểm
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận 1.0
2. Về sự thật đằng sau bức ảnh đẹp trong Chiếc thuyền

ngoài xa
6.0
2.1. Về bức ảnh đẹp của nghệ sĩ Phùng 3.0
- Bức ảnh Chiếc thuyền ngoài xa là một tác phẩm được sáng tạo 1.0
trong một khoảnh khắc thăng hoa nhưng đó là kết quả của quá trình
lao động miệt mài, nghiêm túc.
- Đó là bức ảnh đẹp như một bức tranh mực Tàu của một danh
họa thời cổ toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều
hài hòa và đẹp một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích
1.0
- Bức ảnh khiến Phùng như vừa khám thấy cái chân lí của sự
toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm
hồn Bức ảnh phản ánh chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc sống, là
biểu tượng của nghệ thuật.
1.0
2.2. Sự thật đằng sau bức ảnh đẹp của nghệ sĩ Phùng 3.0
- Đó là hình ảnh về cuộc sống của một gia đình hàng chài
nghèo khổ: Chồng thường xuyên đánh vợ; vợ cam chịu, không thể
bỏ chồng; con bênh mẹ nên đánh lại cha Căn nguyên của cảnh bạo

hành trong gia đình hàng chài là cuộc sống lam lũ, khó nhọc và bế
1.5
tắc.
- Đó còn là hình ảnh người đàn bà vùng biển cao lớn với những
đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân
dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ
bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn,
hòa lẫn trong đám đông Bên cạnh sự thô ráp, trần trụi là vẻ đẹp
giản dị, chân thực của con người lao động. Một vẻ đẹp không dễ
nhận ra dưới cái nhìn chủ chủ quan và định kiến.
1.5
3. Ý nghĩa của sự thật đằng sau bức ảnh đẹp 2.0
Sự thật đằng sau bức ảnh đẹp đem đến một cái nhìn đa chiều,
sâu sắc:
- Dưới góc nhìn của người nghệ sĩ: Phùng nhận ra mối quan hệ

giữa
nghệ thuật và đời sống. Nghệ thuật đích thực phải bắt nguồn từ

đời
sống và phục vụ đời sống. Muốn vậy, quá trình sáng tạo của
người nghệ sĩ phải là kết quả của những trải nghiệm sâu sắc về hiện
thực.
-Dưới góc nhìn của người thực thi pháp luật: Đẩu nhận ra

khoảng
cách giữa lí thuyết hành pháp và thực tiễn. Vận dụng pháp luật
một cách máy móc sẽ không bao giờ giải quyết một cách thấu đáo
những vấn đề của cuộc sống.
-Dưới góc nhìn tiếp nhận: người đọc sẽ có những tình cảm và


thái độ
khác nhau trước những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm.
0.75
0.75
0.5
4. Đánh giá khái quát 1.0
Từ sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh đẹp, Chiếc thuyền
ngoài

xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn cuộc sống
và con người, đồng thời chứng tỏ bản lĩnh, tài năng của Nguyễn
Minh Châu trong cách tiếp cận đời sống.
ĐỀ SỐ 3
ĐỀ THI HSG CẤP TỈNH - NGỮ VĂN 12
Năm học: 2013 – 2014
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Sở GD&ĐT Quảng Bình
Câu

1 : (4,0 điểm)
Sau khi được nhận giải thưởng Fields vào ngày 19/8/2010 tại Ấn Độ, giáo sư

Ngô Bảo Châu có chia sẻ:
Không phải ai cũng có khả năng để đạt giải Nobel hay Fields, nhưng ai cũng

có thể sống để cuộc sống của mình có ý nghĩa.
Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Câu 2: (6,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng:

Không một ý định tốt đẹp nào có thể biện minh được cho nhà văn, nếu vì lí do
muốn làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn lên, anh ta đã xuyên tạc nó: anh ta đã viết ra
không phải là những cái nhìn thấy mà là những cái muốn thấy.
(Baklanôp – nhà văn Nga)
Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên và từ đó liên hệ đến
trào lưu văn học hiện thực 1930-1945.
Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. HƯỚNG DẪN

CHUNG
- Các mức điểm của đáp án đã được cân nhắc theo hướng có lợi cho học sinh.

Giám
khảo căn cứ vào nội dung triển khai và mức độ đáp ứng các yêu cầu về kĩ năng để
cho từng ý điểm tối đa hoặc thấp hơn.
- Có những chỗ không buộc học sinh phải trình bày tương tự; giám khảo cần

linh
động khi vận dụng đáp án.
- Khi cho điểm toàn bài: không làm tròn số (có thể cho: 0; 0,25; 0,5; 0,75; ).
B. HƯỚNG DẪN CỤ

THỂ

Câu

1
Nội dung yêu cầu Điểm
1. Yêu cầu về kĩ năng

- Bài văn phải có bố cục và cách trình bày hợp lí.
- Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt.
- Diễn đạt suôn sẻ, không lệ thuộc nhiều vào tài liệu có sẵn; mắc

ít lỗi
chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
2. Yêu cầu về nội dung
(Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách)
a. Phần giải thích vấn đề
- Giải Nobel: là giải thưởng quốc tế được trao cho những ai có
thành tựu xuất sắc trong lĩnh vực hóa học, vật lí, y học, văn học, hòa
bình và kinh tế.
- Giải Fields: là giải thưởng quốc tế được trao cho những tài
0,25
0,25
năng trẻ có đóng góp quan trọng trong lĩnh vực toán học.
- Hàm ý của lời phát biểu:
Không phải ai cũng có khả năng để đạt đến đỉnh cao của sự
thành công và vinh quang. Do đó, đối với mỗi cá nhân con người,
điều thiết thực nhất và đáng quan tâm nhất là hãy làm cho cuộc sống
bình thường, nhỏ bé của mình trở nên thật ý nghĩa.
b. Phần khẳng định vấn đề
Học sinh khẳng định tính đúng đắn của vấn đề trên cơ sở triển
khai các nội dung sau đây:
- Thực tế cuộc sống cho thấy không phải sự phấn đấu nào cũng

có thể
đưa con người đạt đến đỉnh cao của sự thành công. Bởi vì tất

cả còn

phụ thuộc vào tài năng thiên bẩm và nhiều yếu tố khách quan

khác
nữa (dẫn chứng, phân tích).
- Sống có ý nghĩa là sống có ích cho bản thân, cho gia đình và
xã hội. Do đó, không phải chỉ những ai có tài năng xuất chúng, có
cống hiến lớn lao mới tìm thấy giá trị của cuộc sống mà ngay cả
những người bình thường nhất cũng có thể tìm thấy hạnh phúc, niềm
vui, niềm tự hào, tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống của chính mình
(dẫn chứng, phân tích).
c. Phần mở rộng, nâng cao vấn đề
(Học sinh có thể mở rộng, nâng cao theo cách khác; giám khảo
cần linh động khi chấm. Có thể cho tối đa 0,5 điểm khi trình bày tốt
01 trong 03 ý dưới đây)
- Nếu không có ý thức làm cho cuộc sống trở nên ý nghĩa thì

con
người rất dễ tự hủy hoại chính mình và trở thành gánh nặng cho

gia
đình và xã hội.
- Làm cho cuộc sống bình thường của mình trở nên có ý nghĩa

cũng
là một sự thành công. Do đó, mỗi cá nhân nên thấy tự hào,

hạnh
phúc và tin tưởng vào cuộc sống bình dị nhưng có ích của
mình.
- Để có thể sống cuộc sống có ý nghĩa, ngoài kiến thức cần phải

rèn luyện một kĩ năng sống tốt để sẵn sàng thích nghi với mọi yêu
cầu, thách thức của hoàn cảnh.
0,5
1,0
1,5
0,5
Page
22
Câu

2 :
Nội dung yêu cầu Điểm
* Yêu cầu về kĩ năng
- Bài văn phải có bố cục và cách trình bày hợp lí.
- Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt.
- Diễn đạt suôn sẻ, không lệ thuộc nhiều vào tài liệu có sẵn; mắc

ít lỗi
chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
* Yêu cầu về nội dung
(Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách)
1. Trình bày suy nghĩ
a. Phần giải thích vấn đề
- Xuyên tạc hiện thực: phản ánh sai hiện thực một cách có dụng
ý.
- Viết ra không phải là những cái nhìn thấy mà là những cái

muốn
thấy: phản ánh hiện thực theo ý muốn chủ quan của nhà văn.
- Hàm ý của lời phát biểu: Bày tỏ quan điểm không đồng tình


trước
hiện tượng nhà văn lạm dụng việc “tô hồng” hiện thực.
b. Khẳng định vấn đề
Học sinh khẳng định tính đúng đắn của vấn đề trên cơ sở triển
khai các nội dung sau:
- Phản ánh chân thực, chính xác thực tế đời sống luôn là đòi hỏi

hàng đầu đối với người cầm bút.
[Học sinh xuất phát từ một vài cơ sở lí luận văn học sau đây để
0,25
0,25
0,5
1,0
triển khai luận điểm: yêu cầu về tính chân thực trong phản ánh; yêu
cầu về sự thống nhất giữa chân lí nghệ thuật và chân lí đời sống;
chức năng văn học (đặc biệt là chức năng giáo dục và nhận thức);
vai trò của nhà văn khi mô tả hiện thực ]
- Nếu nhà văn “tô hồng” hiện thực sẽ dẫn đến việc làm người
đọc ngộ nhận và ảo tưởng về thực tế xã hội mà mình đang sống,
khiến họ không còn ý thức đấu tranh để cải tạo nó, làm cho nó ngày
càng tốt hơn lên
[Học sinh có thể diễn đạt bằng cách khác, miễn là chỉ ra được
việc “viết ra không phải là những cái nhìn thấy mà là những
cái

muốn thấy” là một hình thức phản ánh không chân thực, thiếu
chính xác nên sẽ gây ra những tác dụng tiêu cực đối với người đọc.
Trong


quá trình triển khai luận điểm, học sinh có thể lấy một số tác
phẩm

văn học lãng mạn 1930 - 1945 để làm dẫn chứng.]
c. Phần mở rộng, nâng cao vấn đề
- Sự phản ánh trong văn học bao giờ cũng gắn với tính chủ

quan,
tính sáng tạo của người nghệ sĩ (tức là gắn với việc viết “cái

muốn
thấy”). Do đó, nội dung lời phát biểu trên chỉ đúng đối với

những
trường hợp nhà văn lạm dụng việc “tô hồng” đến mức xuyên

tạc
hiện thực.
- Trừ trường hợp "tô hồng" đến mức xuyên tạc như đã nêu, việc

viết
"cái muốn thấy" luôn là một yêu cầu đặt ra đối với tác phẩm văn

học
chân chính; miễn là những gì nhà văn thể hiện phải dựa trên cơ

sở
nhận thức chính xác và sâu sắc qui luật vận động tất yếu của xã
hội.
1,0

0,5
0,5
2.
Liên
hệ
văn
học
hiện
thực
1930
-
1945
- Vă
n học hiện
thực 1930 -
1
9
4
5
đ
ã
p
h

n
á
n
h
th
ực tế đời sống


lịch sử xã hội Việt Nam trước Cách
mạng một cách khá sâu sắc và

chính xác (làm tốt việc
“viết cái nhìn thấy” - học sinh lấy dẫn chứng)
- Tuy nhiên, nhìn chung các nhà văn hiện thực
nói trên chưa

cho người đọc nhận ra được tương lai của
một xã hội mới (chưa viết

tốt “cái muốn thấy” - Học sinh
lấy dẫn chứng)
1,0
1,0

×