Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học loài ruồi đục lá liriomyza chinensis (kato) (diptera agromyzidae) hại hành hoa tại hoài đức, hà nội năm 2013 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 65 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TÀO BỘ NÔNG NGHIỆP PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






ðẶNG THỊ THU THỦY





ðẶC ðIỂM SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC LOÀI RUỒI ðỤC LÁ
Liriomyza chinensis (Kato) (Diptera: Agromyzidae) HẠI HÀNH HOA
TẠI HOÀI ðỨC, HÀ NỘI NĂM 2013 - 2014







LUẬN VĂN THẠC SĨ














HÀ NỘI - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TÀO BỘ NÔNG NGHIỆP PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






ðẶNG THỊ THU THỦY





ðẶC ðIỂM SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC LOÀI RUỒI ðỤC LÁ
Liriomyza chinensis (Kato) (Diptera: Agromyzidae) HẠI HÀNH HOA
TẠI HOÀI ðỨC, HÀ NỘI NĂM 2013 - 2014







CHUYÊN NGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT
MÃ SỐ : 60.62.01.12


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HỒ THỊ THU GIANG







HÀ NỘI - 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực, chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam ñoan chắc chắn rằng mọi sự giúp ñỡ cho khả năng tham
gia luận văn ñã ñược cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này ñều ñược
chỉ rõ nguồn gốc, bản luận văn này là sự nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tôi

(ngoài phần ñã trích dẫn)
Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn


ðặng Thị Thu Thủy















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành ñến các thầy giáo,cô giáo
Khoa Nông học, ban quản lý ñào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ñã truyền
ñạt cho tôi những kiến thức bổ ích và ñã tạo mọi ñiều kiện giúp ñỡ tôi thực hiện
luận văn này.

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới
PGS.TS. Hồ Thị Thu Giang - Bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam ñã tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện nghiên cứu ñề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể ban lãnh ñạo và cán bộ công chức Chi cục
Bảo vệ thực vật Hà Nội, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Hoài ðức ñã giúp ñỡ và tạo
ñiều kiện thuận lợi về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện ñề tài.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới các bạn bè, ñồng
nghiệp, gia ñình và người thân ñã nhiệt tình giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập
và rèn luyện.
Dù ñã cố gắng nhưng trình ñộ và năng lực bản thân còn hạn chế nên trong
báo cáo của tôi chắc chắn không tránh khỏi sai sót, kính mong các thầy, cô giáo và
các anh (chị) học viên góp ý ñể nội dung nghiên cứu này hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn !

Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn


ðặng Thị Thu Thủy




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN 1
LỜI CẢM ƠN 2

MỤC LỤC 3
DANH MỤC BẢNG 6
DANH MỤC HÌNH 6
MỞ ðẦU 6
Tính cấp thiết của ñề tài 6
Mục ñích của ñề tài 8
Yêu cầu của ñề tài 8
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài. 9
Ý nghĩa khoa học 9
Ý nghĩa thực tiễn 9
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 10
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước. 10
1.1.1. Tình hình sản xuất hành tỏi trên thế giới. 10
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về ruồi ñục lá hành Liriomyza chinensis trên thế giới. 10
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước. 16
1.2.1. Tình hình sản xuất hành tỏi ở Việt Nam. 16
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về ruồi ñục lá hành Liriomyza chinensis ở Việt Nam. 17
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. ðịa ñiểm, vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 20
2.1.1 ðịa ñiểm, thời gian nghiên cứu 20
2.2. ðối tượng nghiên cứu 20
2.3. Vật liệu nghiên cứu 20
2.4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 20
2.4.1. Nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái, sinh vật học ruồi ñục lá. 20
2.4.2. ðiều tra diễn biến mật ñộ ruồi ñục lá L. chinensis ở xã Tiền Yên,
huyện Hoài ðức, thành phố Hà Nội 22

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4


2.4.3. ðiều tra thực trạng sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật trên cây hành hoa tại
xã Tiền Yên, huyện Hoài ðức, thành phố Hà Nội 22
2.4.4. Tìm hiểu khả năng phòng trừ ruồi ñục lá bằng một số phương pháp
(bẫy dính màu vàng.) 22
2.4.5. Khảo sát hiệu lực của một số thuốc trừ sâu ñến ruồi ñục lá L.chinensis23 …19
2.5. Xử lý, bảo quản, giám ñịnh mẫu vật 24
2.6. Các chỉ tiêu theo dõi và tính toán 24
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
3.1. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây hành hoa vụ thu ñông
năm 2013 tại Tiền Yên, Hoài ðức, Hà Nội 26
3.2. Thành phần sâu hại của chúng trên cây hành hoa vụ thu ñông năm 2013
tại Tiền Yên, Hoài ðức, Hà Nội. 30
3.3. Một số ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của ruồi ñục lá L. chinensis. 31
3.3.1. ðặc ñiểm hình thái. 31
3.3.2. Tập tính sinh sống của Liriomyza chinensis. 36
3.3.3. Thời gian phát dục của ruồi L. chinensis. 38
3.3.4. ðặc tính dinh dưỡng của trưởng thành loài ruồi ñục lá 36
3.3.5. Sức sinh sản của ruồi ñục lá L. chinensis. 40
3.4. Diễn biến mật ñộ ruồi ñục lá, tỷ lệ hại dưới ảnh hưởng của một số yếu
tố sinh thái (mùa vụ trồng, ) 43
3.4.1. Diễn biến mật ñộ ruồi ñục lá dưới ảnh hưởng mùa vụ trồng hành năm 2013 43
3.4.2. Ảnh hưởng của các trà trồng tới sự phát sinh gây hại của giòi ñục lá
Liriomyza chinensis trên ruộng hành tại Tiền Yên, Hoài ðức, Hà Nội 45
3.4.3. Ảnh hưởng của biện pháp trồng xen tới sự phát sinh gây hại của giòi
ñục lá Liriomyza chinensis trên ruộng hành vụ thu ñông năm 2013
tại Tiền Yên, Hoài ðức, Hà Nội. 47
3.5. Biện pháp phòng chống 48
3.5.1. Phòng chống bằng bẫy dính 48
3.5.2. Phòng chống bằng thuốc hoá học 50



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 54
4.1. Kết luận 54
4.2. ðề nghị: 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

MỞ ðẦU
Tính cấp thiết của ñề tài
Rau là nguồn thực phẩm vô cùng quan trọng không thể thiếu ñược trong mỗi
bữa ăn hàng ngày của mỗi con người. Rau xanh ñặc biệt là rau an toàn có giá trị
dinh dưỡng và kinh tế cao (Hà Quang Hùng, 2002). Vì thế mà cha ông ta có câu:
“Cơm không rau như ñau không thuốc”. ðặc biệt là khi ñời sống của con người ñã
ñầy ñủ về lương thực, thức ăn giàu ñạm ñược ñảm bảo thì yếu tố chất lượng và số
lượng rau chính là ñiểm thắt trong việc cân bằng dinh dưỡng cũng như việc nâng
cao chất lượng sống. Yêu cầu về số lượng và chất lượng rau gia tăng như một
nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ của con người.
Rau có vị trí quan trọng trong quá trình xây dựng một nền nông nghiệp bền
vững và nhằm thoả mãn nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở của cộng ñồng. Một trong
những loại rau ñã trở thành một phần không thể thiếu trong bữa ăn thường nhật của
con người ñó là hành, tỏi cây trồng lâu ñời và chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất
rau trên thế giới. Không có nước nào, dân tộc nào lại không ñưa hành vào khẩu
phần ăn thường nhật. Người La Mã nhất thiết phải dùng hành tây cho khẩu phần ăn
quân ñội.

Cây hành hoa có tên khoa học là Allium fistulisum, thuộc họ hành tỏi
Alliaceae, tên Tiếng Anh là Catawissa là một trong những loại rau gia vị rất cần
thiết trong từng bữa ăn của mỗi gia ñình, ñược người dân trồng từ lâu ñời tại các
vùng trồng rau chuyên canh trong cả nước.
Hành hoa là loại rau gia vị có giá trị dinh dưỡng cao. Thành phần chủ yếu
trong hành là nước chiếm 86,8%, ngoài ra còn chứa vitamin A, B,C, nhiều chất
khoáng ( Sắt, phot pho, lưu huỳnh, Fluo, Silic, iốt,…).
Hành thuộc họ hành tỏi Alliaceae ñược sử dụng rộng rãi và ña dạng. Người ta
có thể dùng hành tỏi ñể xào, luộc, nướng, trộn sa lát, dầm giấm hoặc ăn sống,
v.v…lượng dùng hàng ngày không nhiều nhưng cho cả năm thì số lượng ñáng kể.
Thí dụ ở Liên Xô những năm 1980 bình quân ñầu người ở một số nước cộng hoà từ
14 - 17 kg/năm. Hành tỏi là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao. Theo Ivanova
E.P.(1980) trong hành tỏi có thành phần hoá học như sau: protein 3%, ñường tổng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

số trong hành khô 9%, các vitaminA,C, B
1
, B
2,
PP và các chất khoáng Na, K, Ca,
Mg, P, Fe,… Hành tỏi là loại rau gia vị không thể thiếu trong chế biến các món ăn
hàng ngày của các bà nội trợ và các ñầu bếp. Không những thế chúng còn là những
vị thuốc quí. Trong hành tỏi chứa nhiều chất diệt khuẩn, ñặc biệt là chất phitonxit.
Hành có thể chữa ñược nhiều loại bệnh, kích thích hoạt ñộng của tim, thận và
ñường tiêu hoá. Người ta dùng hành ñể chữa các bệnh ñau mắt, viêm tai, viêm
khớp. Nước hành trộn với mật ong chữa ho, nước hành tươi chữa ñược bệnh ñường
ruột. Hành có tác dụng chữa trị bệnh huyết áp và xơ cứu ñộng mạch…
Trong hành có nhiều vitamin A, B, C nhiều chất khoáng (sắt, phốt pho, lưu

huỳnh, fluo, silic, iốt ). Người ta nhận thấy rằng: Hành góp phần tích cực làm giảm
tỷ lệ albumin, urê, cholesterol và axit uric. Các chất khoáng hữu cơ trong hành khử
bớt chất axit thừa, giúp việc tẩy trừ chất clorua còn lắng ñọng, làm tiêu bệnh phù
thũng, làm lợi tiểu. Hành giàu chất iốt hòa tan, nên tác ñộng tốt ñến việc chữa bệnh
bướu cổ do có chất fluo, hành phòng ñược sâu răng. Hành là một vị thuốc tốt trừ sán
lãi và ký sinh trùng các loại. Hành bổ tim và bảo vệ các mạch máu.
Hành tỏi ñược trở thành một mặt hàng quan trọng trên thế giới cũng như
trong nước ta. Tuy nhiên, trong quá trình sinh trưởng phát triển, hành tỏi bị nhiều
loài sâu bệnh phá hại như bệnh thán thư, bệnh ñốm khô. ðặc biệt, loài ruồi ñục lá
Liriomyza chinensis trong những năm gần ñây ñã trở thành loài dịch hại khá nghiêm
trọng trên cây hành trồng ở một số vùng. Trong ñó Hà Nội là một trong những vùng
có diện tích trồng hành tương ñối lớn. Ruồi ñục lá hành hoa Liriomyza chinensis
(Kato) (Diptera: Agromyzidae) là loài hẹp thực chỉ gây hại trên cây họ hành tỏi
Alliaceae, Sự gây hại của ruồi ñục lá Liriomyza chinensis (Kato) (Diptera:
Agromyzidae) không những làm giảm năng suất của cây hành hoa mà còn ảnh
hưởng ñến chất lượng cây hành hoa do người sản xuất sử dụng thuốc trừ sâu hoá
học tuỳ tiện, không tuân thủ thời gian cách ly,…
Cây hành hoa còn là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông
dân. Tuy nhiên, cây hành hoa bị nhiều loài sâu bệnh gây hại làm ảnh hưởng ñến
năng suất và chất lượng. ðể phòng trừ dịch hại rau nói chung, cây hành hoa nói
riêng người sản xuất hiện nay vẫn sử dụng thuốc trừ sâu hoá học là chính. Biện
pháp này không những làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng xấu ñến môi trường,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

sức khoẻ của người sản xuất và người tiêu dùng mà còn tạo ñiều kiện cho các loài
dịch hại hình thành tính kháng thuốc.
Hiện nay, tại các vùng sản xuất hành hoa ở Hoài ðức, Hà Nội, khi ruồi ñục lá
hành hoa xuất hiện với mật ñộ khá cao, người nông dân hạn chế sự gây hại của ruồi

ñục lá chủ yếu là sử dụng thuốc hoá học mà chưa có sự phối hợp với các biện pháp
khác (Biện pháp canh tác, thủ công, sinh học,…). Do ñó, hiệu quả phòng trừ ñạt
chưa cao và ruồi ñục lá có nguy cơ trở thành loài gây hại khó kiểm soát. Những
hiểu biết về ñặc ñiểm sinh vật học, sinh thái học, ñặc biệt là quy luật phát sinh phát
triển của ruồi ñục lá trên cây hành hoa sẽ là cơ sở khoa học chắc chắn ñể xác ñịnh
các giải pháp hữu hiệu trong phòng chống sâu hại cây hành hoa theo hướng IPM.
Có như vậy mới mong giảm thiểu ñược việc sử dụng thuốc hoá học, giảm ñộc hại
cho người sản xuất, ñảm bảo năng suất cây hành hoa, duy trì bền vững hệ sinh thái
nông nghiệp, ñảm bảo an toàn thực phẩm. ðiều này ñang ñòi hỏi cấp thiết trong sản
xuất cây hành hoa nói riêng và sản xuất nói chung ở nước ta.
Xuất phát từ những lý do trên, ñược sự ñồng ý của bộ môn Côn trùng, khoa
Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam . Chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài:
“ðặc ñiểm sinh vật học, sinh thái học loài ruồi ñục lá Liriomyza chinensis
(Kato) (Diptera: Agromyzidae) hại hành hoa tại Hoài ðức, Hà Nội năm 2013 -
2014”.
Mục ñích của ñề tài
Trên cơ sở nghiên cứu ñặc ñiểm sinh vật học, sinh thái học cơ bản của ruồi ñục
lá Liriomyza chinensis (Kato) (Diptera: Agromyzidae) và ñánh giá hiệu lực của
thuốc bảo vệ thực vật ñối với ruồi ñục lá tại xã Tiền Yên, huyện Hoài ðức, thành
phố Hà Nội. Từ ñó có cơ sở ñề xuất biện pháp quản lý ruồi ñục lá ñạt hiệu quả cao.
Yêu cầu của ñề tài
- ðiều tra thực trạng sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật trên cây hành hoa tại xã
Tiền Yên, huyện Hoài ðức, thành phố Hà Nội.
- Xác ñịnh ñặc ñiểm sinh học, sinh thái học của ruồi ñục lá hại trên cây hành hoa.
- ðiều tra diễn biến mật ñộ ruồi ñục lá L. chinensis trên ruộng hành hoa dưới
ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái ở xã Tiền Yên, huyện Hoài ðức, thành phố Hà

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9


Nội.
- ðánh giá hiệu lực của thuốc ñối với ruồi ñục lá L. chinensis.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài.
Ý nghĩa khoa học
ðề tài ñược thực hiện sẽ cung cấp dữ liệu khoa học về ñặc ñiểm sinh vật học,
sinh thái học cơ bản của ruồi ñục lá Liriomyza chinensis (Kato) (Diptera:
Agromyzidae), hiệu quả của các biện pháp phòng chống loài ruồi hại này trên cây
hành hoa tại xã Tiền Yên, huyện Hoài ðức, thành phố Hà Nội.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của ñề tài là cơ sở khoa học ñể ñề xuất biện pháp phòng
chống ruồi ñục lá L.chinensis nói riêng và các ñối tượng sâu hại trên cây hành hoa nói
chung một cách hiệu quả theo hướng tổng hợp.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước.
1.1.1. Tình hình sản xuất hành tỏi trên thế giới.
Hành tỏi là loại cây ñã ñược trồng rộng rãi trên thế giới từ rất lâu ñời. Nó
xuất hiện ở nước cổ Ba Tư, người ta cho rằng Ba Tư có thể là nguồn gốc của cây
hành tây. Cây hành ñã ñến châu Âu vào thời trung cổ, người Tây Ban Nha ñã mang
hành, tỏi ñến Bắc Mỹ( Tạ Thu Cúc, 2000).
Diện tích và năng suất hành trên thế giới không ngừng tăng theo thời gian.
Diện tích trồng hành tây ở châu Á lớn nhất. Các nước dẫn ñầu về diện tích là
Mỹ, về sản lượng là Trung Quốc và về năng suất là Liên Xô. Hành là mặt hàng
xuất khẩu quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Năm 1981 Mỹ thu từ hành tây
là 472.000.000 USD. Hiện nay, hành tỏi Trung Quốc là một mặt hàng xuất khẩu

có mặt rộng rãi trên thị trường thế giới, trong ñó có thị trường Việt Nam. Diện
tích trồng hành chiếm 10% tổng số diện tích trồng rau của ñất Nông nghiệp và
hành chiếm 7% sản phẩm rau ở Trung Quốc ( W.Debin, G. Jiande, L. Guang shu
2009).
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về ruồi ñục lá hành Liriomyza chinensis trên
thế giới.
Liriomyza chinensis (Kato 1949) hay Liriomyza chinensis (Kato 1949) comb.
and stat. nov. Spencer (1973) thuộc họ ruồi ñục lá Agromyzidae, bộ hai cánh
Diptera, ñược Kato tìm thấy trên cây hành vào năm 1949 tại Nhật Bản, Spencer ñã
ñịnh loại lại vào năm 1973 khi ông tái kiểm tra Liriomyza cepae và chia thành 3
loài: L. cepae s.str, L. nietzkei Spencer và L. chinensis. Tất cả ba loài này ñều có ñặc
ñiểm chung là phân khúc tại ñốt râu thứ ba và ngực tối. Spencer (1973, 1989) ñã liệt
kê một số ñặc ñiểm khác nhau trong hình thái học bên ngoài, L. cepae và L.
chinensis cả hai ñều có mảnh mai ñen nhưng L. nietzkei lại có mảnh mai từng phần
vàng. L. cepae có ñốt chậu và ñốt ñùi phần lớn tối, trong khi L. chinensis có ñốt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

chậu vàng và ñốt ñùi màu sáng . Tuy nhiên, sự phân biệt ñáng tin cậy hơn là dựa
vào ñặc ñiểm bộ phận sinh dục ñực của các loài (Dempewolf 2004).
L. chinensis phổ biến rộng rãi ở khu vực phía ñông châu Á. ðược ghi nhận
tồn tại từ Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc và Singapore. Nó cũng có mặt tại châu
Âu, Pháp ( Martinez, 1982) và ðức (von Tschirnhaus, personal communication).
Trong những năm gần ñây, L. chinensis ñã trở thành một dịch hại quan trọng của
nhiều loài trong họ hành tỏi tại ðông Nam Á (Tran et al. 2007) bao gồm Việt Nam
(Andersen et al 2002) và Indonesia (Rauf et al. 2000). Mặc dù bị giới hạn phổ ký
chủ trong họ hành tỏi nhưng có bằng chứng ở Indonesia rằng nhộng của chúng có
thể hóa trong da của củ hành tây và do ñó có thể ñược vận chuyển giữa các vùng
tương ñối dễ dàng (Aunu Rauf personal communication). Kể từ khi phát hiện vào

năm 2000, L. chinensis ñã tiếp tục lây lan qua các vùng ñất thấp Tây và Trung Java
gây thiệt hại nặng cho hẹ tây nơi này. Năm 2003, các nhà khoa học dự án Phát triển
chiến lược quản lý dịch hại hiệu quả cho Indonesia và Australia cũng ñã phát hiện
ra sự có mặt của L.chinensis trong một số vùng cao nguyên Tây Java. Ở Hàng Châu
Trung quốc, Xue xin chen et al( 2003) ñã ñiều tra xác ñịnh sự xuất hiện của các loài
ruồi ñục lá và ký sinh của nó tồn tại trên rau và cỏ dại. Các loài tìm ñược là
Lrriomyza sativae, L. chinensis và Chromatomyia horticola. Trong 14 loài ký sinh
tìm ñược thì trên L. sativae tìm ñược 10 loài, trên C. horticola tìm ñược 9 loài và 7
loài ñược ghi nhận tìm thấy lần ñầu tiên trên L. chinensis.
Tại Thái Lan, Liriomyza chinensis cũng ñã xuất hiện ở những vùng trồng rau
gần Bangkok và gây ra những thiệt hại ñáng kể cho cây hành non. Giòi ăn chất diệp
lục làm suy yếu, phá hủy bộ máy quang hợp của lá gây thiệt hại nghiêm trọng và
ñang ñược coi là loài gây hại nghiêm trọng. Khi mật ñộ cao, giòi ăn hết thịt lá từ
trên chóp lá xuống phía dưới. Diện tích thiệt hại của mỗi giòi gây nên ñã ñược tính
là 72,1 mm
2

Theo Shiao SF (2004) ruồi ñục lá ñã trở thành một nhóm dịch hại là nguyên
nhân gây cả thiệt hại kinh tế ñáng kể và vấn ñề kiểm dịch nghiêm trọng và L.
chinensis là một trong sáu loài sâu Liriomyza có tầm quan trọng kiểm dịch tại ðài

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

Loan bao gồm: L. brassicae, L. bryoniae, L. chinensis, L. huidobrensis, L. sativae,
và L. trifolii. Ở philipine Liriomyza chinensis là một trong 5 loài ruồi hại lá nghiêm
trọng và làm ảnh hưởng ñến sản xuất ở ñây (Liriomyza huidobrensis, L. trifoli, L.
sativae, L. chinensis, Chrotomyia horticola). L. chinensis chủ yếu phân bố ở
Benguet, Ifugao và Mt. Provice và hại trên 3 cây: pechay, radish và lettuce.
Trưởng thành L. chinensis mặt màu vàng, chỏm ñầu màu nâu, trán rộng bằng

1,4 lần mắt. Râu màu vàng phân khúc tại ñốt râu thứ 3. Mảnh lưng ngực giữa màu
xám. ðốt chậu và ñốt ñùi của các chân màu vàng, còn ñốt chày và ñốt bàn chân
nhuốm màu nâu. Con ñực có cánh dài 1,75mm còn con cái là 1,8mm.(Shiao F
1991). Dempewolf M (2004) cũng cho rằng chiều dài cánh: 1.5 - 1.9 mm. Râu phân
khúc tại ñốt thứ 3. Bụng trưởng thành hơi xám với các ñốt có mép cuối vàng, không
có màu vàng xen kẽ nhau. Bộ phận sinh dục cái do ñốt bụng thứ 9 biến ñổi thành,
có 8 lông cứng xung quanh. Con ñực có chiều dài dương vật là 0,36mm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13



(Theo Shiao F 1991)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

Trưởng thành chích vào lá tạo nên những vết châm tròn lốm ñốm màu trắng
rải rác trên ñường dọc một lá với ñường kính vết châm 0,08 - 0,48mm. Trứng hình
bầu dục, có kích thước 0,1 x 0,14mm. Sau khi vũ hóa trưởng thành ñẻ trứng từ 2
ñến 6 ngày và ñẻ nhiều hơn vào ban ngày. Giòi sau khi nở ra ñục vào lá ăn thịt lá,
ñẫy sức ñục lỗ rơi xuống ñất vào buổi sáng sớm, thường là giữa 5 và 7 giờ. Nhộng
phân tán ở gần cây trong vòng bán kính rộng 10cm xung quanh cây và sâu dưới ñất
5cm trở lên. Nhộng L. chinensis có thể qua ñông sâu dưới ñất 10cm và bùng phát từ
ñầu tháng 5 ñến cuối tháng 6 năm sau tại Hàn Quốc.
Theo Dang Hoa Tran (et al. 2005), L. chinensis ñã trở thành một côn trùng
gây hại nghiêm trọng trên nhiều loài hành tỏi Allium spp trong một số nước Châu Á.
Các tác giả ñã nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học của L. chinensis ở Nhật Bản và
cho biết thời gian phát triển trước trưởng thành là 22.6 ngày, một trưởng thành cái

ñẻ trung bình 108 trứng và sự phá hại mạnh nhất ở giai ñoạn giòi 5 ngày tuổi. Tốc
ñộ tăng trưởng tự nhiên (rm) (ngày
-1
), hệ số sinh sản(R
o
) và thời gian cho 1 thế hệ
(T) tương ứng là 0.099, 14.3,27.1 (ở 25
0
c). ðể phân biệt ñược các tuổi của giòi tiến
hành ño ñộ dài của móc miệng và xương ñầu họng. Chiều dài của móc miệng và
xương ñầu họng của giòi tuổi 1, tuổi 2 và tuổi 3 tương ứng là 0.21mm và 0.089mm,
0.054 và 0.165, và 0.092 và 0.261.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của 9 ngưỡng nhiệt ñộ: 15, 17.5, 20, 22.5, 25,
27.5, 30, 32.5 và 35
0
C lên sự phát triển của L. chinensis trên cây tỏi Allium sativum
fistulosum, Tran, D. H.; Ridland.; Takagi (2007) ñã chỉ ra, thời gian phát triển cho
những giai ñoạn trước trưởng thành tỷ lệ nghịch ñối với nhiệt ñộ giữa 15 - 30
0
C
nhưng lại tăng thuận với nhiệt ñộ khi lên tới 32.5
0
C. Khi nhiệt ñộ tăng từ 15 ñến
30
0
C, thời gian phát triển từ trứng ñến nhộng vũ hóa trưởng thành giảm bớt từ 69.6
ngày xuống còn 17.1 ngày. Trong ñó, thời gian giai ñoạn nhộng kéo dài hơn so với
giai ñoạn trứng và giòi sát nhập lại.
Dang Hoa Tran, Masami, Takagi (2007) cho biết tác ñộng của nhiệt ñộ thấp
ñến sự tồn tại của nhộng Liriomyza chinensis bằng cách quan sát số nhộng chết ở

các ngưỡng nhiệt ñộ trong phòng thí nghiệm. Số lượng nhộng chết gia tăng khi
giảm nhiệt ñộ và tiếp xúc với nhiệt ñộ thấp kéo dài. Những nhộng mới hóa (trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

vòng 6 giờ) không có khả năng sống sót sau 16 ngày ở nhiệt ñộ 0
0
C, 2.5
0
C và 5
0
C
nhưng tại 10
0
C thì có 42.9% nhộng sống sót. Tuổi nhộng khác nhau cũng có ảnh
hưởng tới tỷ lệ sống sót. Tỷ lệ chết thấp hơn khi cho nhộng tuổi già hơn (4 và 7
ngày) tiếp xúc với 0
0
C trong 16 ngày. Thời gian gây chết trung bình (LT50) cũng
tăng cùng với tuổi của nhộng. LT50 của nhộng 4 ngày tuổi khi tiếp xúc với 0
0
C là
51.2 ngày. Từ ñó các tác giả phân tích nhiệt ñộ trung bình tại một số ñịa phương và
chỉ ra rằng L. chnensis có thể qua ñông ngoài trời ở khu vực phía nam nhưng không
thể qua ñông ở khu vực phía bắc của Nhật Bản.
Sở dĩ Liriomyza chinensis dần dần trở thành một loài dịch hại nghiêm trọng trên
cây hành tỏi là do lạm dụng thuốc trừ sâu trong 1 quá trình lâu dài. Trong 7 thuốc trừ
sâu kiểm soát ruồi ñục lá tại Nhật Bản, Crymazine, Emamectin benzoat, Cartap và
Spinosad có hiệu quả cao, nhưng Thiamethoxam, Flufenoxuron và Chlothianidin ít

hoặc không có hiệu quả trên L. chinensis. Trong khi Dimethoate ñược hiệu quả trên cả
giòi và trưởng thành, Cyromazine chỉ có hiệu quả cao trên giòi, Spinosad và
Phenthoate chỉ thấy có hiệu quả cao trên trưởng thành (Trần ðăng Hoà, 2005).
Theo Tokumaru Usumu, Okadome Kazunobu (2004), Trong số 21 thuốc trừ
sâu thử nghiệm trên giòi tuổi 2 bằng cách sử dụng phương pháp ngâm lá
Thiocyclam có hiệu lực phòng trừ 98,0%, Cyromazine có hiệu lực 80,9% và hiệu
lực của Nitenpyram là 81,8%. ðối với trưởng thành L.chinensis, CVP tỷ chết là
85,4%, Ethofenprox tỷ lệ chết là 100,0% và Spinosad tỷ lệ chết là 85,7%.
Việc sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi làm dịch hại bùng phát mạnh mẽ ñặt ra
một vấn ñề quan trọng ñối với toàn cầu là phải có chiến lược quản lý dịch hại một
cách an toàn và hiệu quả.
Các kỹ thuật PCR-RFLP (phân tích DNA) cho phép phân biệt giữa các loài
Liriomyza ñể kiểm dịch cũng ñã ñược sử dụng. Từ sự phát hiện các loài ruồi ñục lá
và ký sinh của chúng trên rau và cỏ dại (Trung Quốc), sử dụng các loài ký sinh ñể
khống chế quần thể ruồi ñục lá. Tỷ lệ bị ký sinh của ruồi trên rau là 48.5 - 68.8 %
còn trên cỏ dại là 83.7%.
Tran Dang Hoa và Masami Takagib (2006) ñã nghiên cứu một số ñặc ñiểm
sinh học của loài ong Neochrysocharis okazakii (họ Eulophidae) ký sinh Liriomyza

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

chinensis và nhiều loài ruồi ñục lá khác. Thời gian phát dục từ trứng ñến vũ hóa
trưởng thành là 12.1 ngày ñối với con ñực và 12.2 ngày ñối với con cái. Thời gian
phát dục của pha nhộng kéo dài hơn các pha trứng và giòi cộng lại. Mỗi con cái ñẻ
trung bình là 60.1 trứng và làm cho 34.6 giòi ký chủ chết. Tuổi thọ trung bình là
20.1 ngày, khả năng sinh sản cao khi trưởng thành vũ hóa ñược 3 ngày tuổi. Vào
mùa xuân, tỷ lệ ñực: cái ngoài tự nhiên là 27.8%. Tốc ñộ tăng trưởng tự nhiên (rm)
(ngày
-1

), hệ số sinh sản(R
o
) và thời gian cho 1 thế hệ (T) tương ứng là 0.219, 17.7
và 40.3 (ở 25
0
C).
Khi so sánh tính phù hợp của Liriomyza chinensis và L. trifolii (Diptera:
Agromyzidae) ký chủ cho Neochrysocharis okazakii, các tác giả cũng chỉ ra rằng,
N. okazakii hoàn thành sự phát triển và tổng thời gian phát triển, khả năng sinh sản
cũng như tỷ lệ con cái là tương tự nhau trên 2 loài ký chủ. Tuy nhiên hệ số sinh sản
(R
o
) cao hơn khi L. trifolii là ký chủ. Do vậy ñề xuất L. trifoli và ñậu trắng là một hệ
thống lí tưởng cho việc nhân nuôi N. okazakii. Việc nghiên cứu nhân nuôi
Neochrysocharis okazakii hứa hẹn một nguồn sinh học tiêu biểu ñể khống chế L.
chinensis.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.
1.2.1. Tình hình sản xuất hành tỏi ở Việt Nam.
Ở nước ta, hành tỏi là cây trồng quan trọng của nhiều vùng, từ lâu hành tỏi
ñã là hàng hoá xuất khẩu quan trọng tuy lịch sử trồng trọt loại cây này của nước ta
chậm hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới. Chúng ñược trồng nhiều ở Tiên
Sơn (Bắc Ninh), Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quãng Ngãi, Phú yên, Khánh Hoà,
ðà Lạt (Lâm ðồng),…Hàng năm ở Mê Linh (Vĩnh Phúc) diện tích trồng hành tây
từ 500 - 600 ha (Tạ Thị Cúc và cộng sự, 2000).
Hành, tỏi là một trong 3 loại sản phẩm (cùng với ớt và hạt tiêu) giữ vai trò
chính trong mặt hàng gia vị xuất khẩu của Việt Nam, với sản lượng xuất khẩu hơn
2.000 tấn/năm. Trong ñó, Hải Dương là tỉnh có diện tích trồng hành tỏi lớn nhất
vùng ñồng bằng sông Hồng, hàng năm diện tích trồng hành tỏi ñạt hơn 5 nghìn ha,
với tổng sản lượng hơn 51 nghìn tấn.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 17

Trồng hành tỏi dần trở thành 1 nghề mang lại thu nhập cao cho người dân
và cũng từ ñó hình thành nhiều làng nghề có thương hiệu trên khắp nước ta như
làng nghề hành tỏi Nam Trung (Hải Dương), làng nghề trồng hành tỏi Ninh Yển
(Khánh Hòa). ðảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) có hơn 90% dân số trồng hành tỏi. Với
diện tích gần 10 km
2
có 300 ha trồng hành tỏi hàng năm cung cấp cho thị trường
khoảng 2000 tấn tỏi khô và 3500 tấn củ hành. Tháng 8 năm 2009, hành tỏi Lý
sơn ñã ñược công nhận thương hiệu tạo thủ tục pháp lý ñể ñứng vững chắc hơn
trên thị trường. Tuy nhiên mặt hàng này còn gặp nhiều khó khăn về ñầu ra và bị
cạnh tranh bởi hàng nhập từ Trung Quốc về mặt giá cả.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về ruồi ñục lá hành Liriomyza chinensis
ở Việt Nam.
Liriomyza chinensis ñược tìm thấy trên cây hành ở nước ta trong những
năm gần ñây. Andersen et al.(2002), tìm thấy L. chinensis trên họ hành tỏi ở 3
tỉnh của nước ta. Trong ñó chỉ có 1 tỉnh phía bắc là Bắc Ninh và 2 tỉnh còn lại
ở phía nam là ðồng Nai và Bà Rịa. Và nó ñã trở thành một loài dịch hại nghiêm
trọng cho các vùng trồng hành trên khắp nước ta (Tran et al.2005).
Trần ðăng Hòa (2008), ñiều tra và xác ñịnh thành phần ruồi ñục lá hại rau và
ong ký sinh của chúng tại 15 vùng trồng rau của 6 tỉnh miền Trung: Thanh Hóa,
Nghệ An, Thừa Thiên Huế (Bắc miền Trung), Quảng Nam (Duyên hải miền Trung),
Kon Tum, Gia Lai (Tây Nguyên), kết quả thu thập và ñịnh danh ñược 5 loài ruồi
ñục lá hại trên rau ở các tỉnh miền trung: Liriomyza huidobrensis, L. bryoniae, L.
sativae, L. chinensis, Chrotomyia horticola. Trong ñó L. sativae là phổ biến nhất. L.
chinensis là loài hẹp thực, gây hại các cây trồng họ hành tỏi trên khắp ñất nước. Thu
thập và ñịnh danh ñược 13 loài ong ký sinh thuộc 3 họ côn trùng (Braconidae,
Eucoilidae và Eulophidae). Thành phần và mức ñộ phổ biến của ong ký sinh khác

nhau ở các vùng sinh thái. Neochrysocharis okazakii và N. formosa là các loài phổ
biến ở Bắc miền Trung. Các loài phổ biến ở vùng Duyên hải miền Trung là N.
okazakii và H. varicornis. Trong khi ñó, C. pentheus và A. delucchii là các loài phổ
biến nhất ở Tây Nguyên.
Dang Thi Dung, Ho Thi Thu Giang (2007), ñiều tra thu ñược bảy loài ruồi
ñục lá ở phía bắc Việt Nam: Liriomyza sativae, L. chinensis, L. bryoniae, Liriomyza

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 18

sp., L.katoi, Chromatomyia horticola và Phytomyza sp. L. chinensis chỉ tìm thấy
trên cây hành Allium ascalanicum.
Tran Dang Hoa, (2005), khảo sát trên rau ở miền trung và miền nam Việt
Nam thu ñược sáu loài ruồi ñục lá: Liriomyza sativae, L. chinensis, L. bryoniae, L.
huidobrensis, L. trifolii và Chromatomyia horticola. L. chinensis chỉ gây hại trên
hành. Thu ñược 18 loài ong ký sinh trong ñó Neochrysocharis beasleyi, N. okazakii,
N. formosa và Asecodes là những loài ñược tìm thấy nhiều nhất. Số lượng và tính ña
dạng của các loài ký sinh nuôi từ leafminers agromyzid tại Việt Nam cho thấy có
tiềm năng cho thiên ñịch kiểm soát ruồi ñục lá. Do ñó, cần có một chương trình cho
nông dân tìm hiểu ñể bảo tồn các loài thiên ñịch bằng cách giảm sử dụng thuốc trừ
sâu phổ rộng.
Arid Andersen, Tran Thi Thien An và Eina Nordhus (2008), ñã thu thập các
loài ruồi ñục lá trên 50 loài rau ở 62 tỉnh thành của cả nước. Kết quả có hơn 16800
mẫu ñược xác ñịnh tới loài. Liriomyza chinensis (kato, 1949) chiếm hơn 3% mẫu và
ñã ñược tìm thấy tại 20 tỉnh trên toàn quốc. Nó ñược tìm thấy chủ yếu trên cây hành
(Allium cepa L.)
Trần ðăng Hòa (2008) ñã tiến hành xác ñịnh thành phần ruồi ñục lá hại rau
và ong ký sinh của chúng trên 6 vùng trồng rau ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả thu
ñược 5 loài ruồi ñục lá hại rau: Liriomyza sativae, L. chinensis, L. bryoniae, L.
huidobrensis và Chromatomyia horticola. Liriomyza sativae là loài phổ biến nhất.

Liriomyza bryoniae và L. huidobrensis mới xâm nhập vào Thừa Thiên Huế.
Liriomyza chinensis chỉ gây hại trên cây hành. Xác ñịnh ñược 8 loài ong ký sinh sâu
non ruồi ñục lá rau. Neochrysocharis okazakii và N. formosa là các loài phổ biến.
ða dạng loài và tính phổ biến của ong ký sinh ruồi ñục lá hại rau ở Thừa Thiên Huế
chỉ ra tiềm năng của ong ký sinh trong việc phòng trừ ruồi ñục lá bằng biện pháp
sinh học. ðiều này cũng cần thiết ñể tập huấn cho người trồng rau giảm việc sử
dụng các loại thuốc trừ sâu phổ rộng ñể bảo vệ ong ký sinh.
Giòi L. chinensis ñục vào trong ăn mô lá chừa lại biểu bì tạo những ñường
ngoằn ngoèo trên lá. Giòi ăn mô lá làm diện tích quang hợp giảm, lá vàng, cây còi
cọc, làm giảm giá trị thương phẩm. Ngoài ra vết thương giòi ñể lại là ñiều kiện ñể
các vi sinh vật khác xâm nhập gây hại cho cây.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 19

Trưởng thành của giòi ñục lá là 1 loại ruồi có kích thước nhỏ, hoạt ñộng
mạnh vào ban ñêm hay những lúc trời mát vào sáng sớm hay sẫm chiều. Ruồi ñẻ
trứng sâu vào mô lá, xuyên qua lớp sáp, sau khoảng 4 - 5 ngày trứng nở thành giòi,
lúc này là giai ñoạn gây hại của giòi, giòi ăn phần mô non mềm ở mặt trong của lá
tạo thành những ñường chỉ trắng ngoằn ngoèo mà nông dân thường gọi là sâu chỉ.
Giòi nguy hiểm không chỉ ở khả năng chống thuốc mạnh mà còn do ñược bao bọc
bên trong bộ lá có lớp sáp chống nước bảo vệ. Nếu mật ñộ thấp thì sự thiệt hại do
giòi gây ra không lớn nhưng nếu mật ñộ cao thì sẽ làm gãy cả lá hay lá bị mất phần
xanh cây sẽ sinh trưởng kém, giảm năng suất. ðặc biệt, trên những lá bị giòi tấn
công dù không ảnh hưởng ñáng kể ñến năng suất hay sự sinh trưởng của cây nhưng
giá trị thương phẩm có thể bị giảm nghiêm trọng vì những cây bị giòi không ñược
thị trường chấp nhận.
Trong mùa nắng ruồi sinh sản rất mạnh và nhanh chóng bùng phát với mật
ñộ cao nếu nhà nông không có biện pháp phòng chống hợp lý. ðể khống chế giòi
hại lá hành, nhà nông thường phải tưới ñủ nước cho cây, ngắt ñốt hay chôn vùi

những lá già bị giòi gây hại nặng. Tuy nhiên, cùng với các giải pháp quản lý tổng
hợp nêu trên thì biện pháp hoá học cũng phải ñược áp dụng khi áp lực dịch hại lên
cao. Trong các loại thuốc có khả năng trừ giòi ñục lá thì Trigard 100SL là sản phẩm
ñặc trị với 1 cơ chế hết sức ñặc biệt. Có hiệu lực cả với ấu trùng và trưởng thành.
Theo Tran Dang Hoa, Takagi Masami (2005), Trong số 10 thuốc trừ sâu có
sẵn tại Việt Nam, dimethoate, phenthoate, permethrim, và cartap ñược ñánh giá cao
hoặc vừa phải, có hiệu quả trên cả giòi hoặc trưởng thành của L. chinensis, nhưng
ethofenprox không có hiệu quả.
Tuy hiệu quả của một số thuốc hóa học ñược ñánh giá cao nhưng Liriomyza
chnensis (Kato) ñã trở thành một dịch hại nghiêm trọng về hành trong toàn bộ Việt
Nam chính là vì không có khuyến nghị về ứng dụng thuốc trừ sâu.
Do ñó chúng ta cần quản lý dịch hại một cách an toàn và có hiệu quả bằng chương
trình quản lý tổng hợp, chú trọng phát huy tiềm năng của các loài thiên ñịch.
Nghiên cứu về ruồi ñục lá Liriomyza chinensis ở miền Bắc nước ta chưa có
công trình khoa học nào công bố. Vì vậy ñề tài của chúng tôi ñi sâu nghiên cứu về
ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của loài ruồi L. chinensis là rất cần thiết cho sản xuất
hiện nay, nhất là vùng trồng hành hoa ở Hoài ðức, Hà Nội.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 20


Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ðịa ñiểm, vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1.1 ðịa ñiểm, thời gian nghiên cứu
2.1.1. 1. ðịa ñiểm nghiên cứu
- Bộ môn côn trùng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ;
- Trạm Bảo vệ thực vật huyện Hoài ðức, Hà Nội.
- Vùng trồng cây hành hoa tại xã Tiền Yên, Hoài ðức, Hà Nội.

2.1.1.2.Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 5 năm 2013 ñến tháng 4 năm 2014.
2.2. ðối tượng nghiên cứu
Loài ruồi ñục lá Liriomyza chinensis (Kato) (Diptera: Agromyzidae)
2.3. Vật liệu nghiên cứu
- Cây hành hoa
- Một số loại thuốc BVTV ñược phép sử dụng trong danh mục thuốc BVTV
ñược phép sử dụng trên cây rau:Vithadan 95WP (Thio sultap Sodium), Tasieu 2WG
( Emamectin benzoate), Silsausuper 3EC (Emamectin benzoate), Success 25SC
(Spinosad 96,4%)…
- Dụng cụ: Hộp nuôi sâu, lồng nuôi sâu, lồng mica, ñĩa petri, panh, ống ngiệm,
ống thủy tinh ngâm mẫu, kính lúp tay, bút lông, cồn, chậu trồng cây, bình phun thuốc,
bẫy dính màu vàng; bình bơm tay, dụng cụ bảo hộ lao ñộng,…
- Sổ ghi chép số liệu.
2.4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái, sinh vật học ruồi ñục lá.
* Nhân nuôi ruồi ñục lá:
Thu ruồi bằng ống hút côn trùng từ ruộng hành không phun thuốc hoặc thu
cây hành bị ruồi hại từ ruộng không phun thuốc về trồng tiếp trong phòng thí
nghiệm ñể thu trưởng thành, nuôi tiếp trong lồng mica. Thức ăn là cây hành

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 21

trồng trong chậu nhựa trồng cây có 2 - 3 lá thật trồng cách li hoàn toàn khoẻ
mạnh. Cho các cây này tiếp xúc với các cặp ruồi ghép ñôi ñực cái trong lồng.
Sau tiếp xúc 12 giờ, các cây hành ñược chuyển ra lồng cách ly cho ñến khi giòi
hóa nhộng. ðể ngăn cản giòi hoá nhộng trong ñất, miệng chậu vại ñược bao trùm
bởi giấy lọc ẩm. Nhộng lập tức ñược chuyển tới ñĩa petri (ñường kính 9cm) chứa
ñất ẩm và giữ gìn tại cùng ñiều kiện ñể thu trưởng thành.

* Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học của ruồi ñục lá L. chinensis
Cho 5 cặp trưởng thành ñực cái 1 ngày tuổi/lồng ñã có sẵn cây hành trồng
trong chậu nhựa. Sau khi cho ruồi tiếp xúc với cây 24h rồi chuyển cây ra ngoài cách
ly quan sát ñếm số ñường ñục bắt ñầu xuất hiện trên lá sẽ xác ñịnh thời gian phát
dục của trứng các cây hành có giòi tiếp tục ñược theo dõi cho ñến khi giòi ñẫy sức
thì cắt riêng những lá có giòi non cho vào ống nhỏ có bông ñã tẩm nước. Thu thập
nhộng và theo dõi thời gian phát dục và tỷ lệ vũ hóa của nhộng.
* ðặc ñiểm hình thái:
Chúng tôi thực hiện bằng phương pháp cho ruồi trưởng thành ñẻ trứng trên
cây hành trong 1 ngày ñể có số cá thể ñủ lớn, hàng ngày các cây hành có giòi ñược
tách từ trên lá hành quan sát tách các ñường ñục bên trong có giòi. Giòi ñục lá và
ño, mô tả hình thái các tuổi của giòi, khi giòi hóa nhộng cũng tiến hành ño và mô tả
pha nhộng của ruồi ñục lá số cá thể quan sát n= 20
*Phương pháp xác ñịnh tuổi của giòi
Nghiên cứu thời gian phát dục các pha, vòng ñời, thời gian sống của trưởng
thành và các chỉ tiêu sinh học của ruồi ñục lá hại dưa chuột ñược tiến hành ở ñiều
kiện phòng thí nghiệm theo phương pháp của Takayuki Mitsunaga et al., 2006.
* Xác ñịnh sức sinh sản của ruồi trưởng thành.
Trưởng thành vừa vũ hoá dùng ống hút côn trùng ghép ñôi ñực cái ñược
chuyển vào trong lồng mica có sẵn cây hành sạch có 2 - 3 lá , sau khi tiếp xúc 24h
giờ hành ñã ñược ruồi ñẻ trứng chuyển ra cách ly và thay vào ñấy hành khoẻ. Hàng
ngày ñếm số trứng của từng cặp bằng cách quan sát dưới kính lúp soi nổi, xác ñịnh
sức sinh sản của trưởng thành cái và nhịp ñiệu ñẻ trứng của chúng ở các ngày sau
vũ hóa số lần nhắc lại n = 10 cặp
* Xác ñịnh thời gian vũ hóa trong ngày của ruồi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 22

Những nhộng vào nhộng cùng ngày ñược ñể cùng nhau, theo dõi số lượng

nhộng vũ hóa vào các giờ trong ngày với khoảng cách các giờ 6- 8h; 8- 10h; 10- 12h;
12- 14h; 14- 16h; 16- 18h và 18h- 06h, xác tỷ lệ vũ hóa của ruồi.
* Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn thêm ñến tuổi thọ của ruồi ñục lá L.
chinensis.
Ruồi trưởng thành vũ hóa ñược cho ăn thêm các thức ăn khác nhau: Nước lã,
nước ñường 50%, mật ong nguyên chất, cây hành.Theo dõi thời gian sống của các
trưởng thành ñực và cái.Số cá thể theo dõi n = 20 - 30.
2.4.2. ðiều tra diễn biến mật ñộ ruồi ñục lá L. chinensis ở xã Tiền Yên, huyện
Hoài ðức, thành phố Hà Nội.
Phương pháp ñiều tra theo quy chuẩn QCVN 01- 38: 2010/ BNNPTNT
Chúng tôi chọn ñịa ñiểm ñiều tra ñại diện mùa vụ (vụ sớm, chính vụ và vụ
muộn), giống hành, ruộng trồng xen và thuần. Trên mỗi ruộng hành hoa ñiều tra
ñịnh kỳ 7 ngày/l lần theo 10 ñiểm ñường chéo góc, mỗi ñiểm 1m
2
thu nhẫu nhiên 30
lá bất kỳ và ñếm số lượng giòi và số lá bị hại.
2.4.3. ðiều tra thực trạng sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật trên cây hành hoa tại xã
Tiền Yên, huyện Hoài ðức, thành phố Hà Nội
Lập phiếu ñiều tra và tiến hành phỏng vấn 30 hộ nông dân trồng hành hoa tại
xã Tiền Yên, huyện Hoài ðức, thành phố Hà Nội theo các chỉ tiêu ghi trong phiếu.
Các chỉ tiêu theo dõi: Tình hình sử dụng thuốc (chủng loại thuốc, căn cứ
chọn thuốc, số lần phun/vụ, thói quen sử dụng, thời gian cách ly, )
2.4.4. Tìm hiểu khả năng phòng trừ ruồi ñục lá bằng một số phương pháp ( bẫy
dính màu vàng.)
Chúng tôi tiến hành chọn 6 ruộng cố ñịnh trồng hành hoa trên cùng một thời vụ.
- ðối với những ruộng ñặt bẫy: Chọn 3 ruộng trồng hành hoa bố trí ñặt bẫy
dính màu vàng, cách xa ruộng không ñặt bẫy với khoảng cách 200 m ở trong cùng
một khu ñồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 23

Sử dụng các loại bẫy treo cao hơn tán cây 10 - 15cm (50 m
2
/bẫy), bẫy dính
màu vàng có kích thước 15 x 30 cm, dùng bìa màu vàng có ép plastic, dùng mỡ bò
quét lên toàn bộ bề mặt bìa ñể làm keo dính bắt mồi, 7 ngày thay bẫy 1 lần.
Thời gian treo bẫy giai ñoạn cây hành hoa phát triển thân lá. Thời gian theo dõi
sau khi treo bẫy: 1, 3, 5, 7 ngày. Sau mỗi lần theo dõi ñếm số ruồi vào bẫy (con/bẫy).
- ðối với những ruộng không ñặt bẫy: Chúng tôi tiến hành chọn 3 ruộng
cố ñịnh trồng hành hoa trong cùng một thời vụ ñiều tra 1 ngày, 3, 5, 7 ngày tính
cùng thời ñiểm với ruộng treo bẫy theo phương pháp 5 ñiểm chéo góc, mỗi ñiểm
ñiều tra 30 lá.
2.4.5. Khảo sát hiệu lực của một số thuốc trừ sâu ñến ruồi ñục lá L.chinensis
2.4.5.1.Thí nghiệm trong phòng
Thí nghiệm có 5 công thức 3 lần nhắc lại
CT 1: Vithadan 95WP (Thio sultap Sodium) nồng ñộ 0,2 %
CT 2: Tasieu 2WG (Emamectin benzoate) nồng ñộ 0,03 %
CT 3: Silsausuper 3EC (Emamectin benzoate ) nồng ñộ 0,1 %
CT 4: Success 25 SC (Spinosad 96,4%) nồng ñộ 0,15 %
CT 5: Công thức ñối chứng phun nước lã.
Hàng ngày ñưa các cây hành hoa vào lồng ñã có sẵn trưởng thành ruồi ñục lá,
cho ñẻ trứng sau 6 giờ, rồi chuyển các cây hành ñã nhiễm ruồi ñục lá sang lồng cách ly
khác. Quan sát hàng ngày khi thấy trên lá hành hoa xuất hiện ñường ñục tương ñương
với giòi tuổi 1, tuổi 2 tiến hành phun trừ theo công thức ñã bố trí. Thí nghiệm gồm 5
công thức, mỗi công thức 3 lần nhắc lại, 10 sâu non /nhắc lại. Quan sát số giòi chết sau
thời ñiểm xử lý sau (24 h, 48h, 72h).
Ghi chép số nhộng ñược hình thành, số giòi chết, số giòi sống ở các công
thức thuốc khác nhau tính hiệu lực của thuốc.
2.4.5.2. Thí nghiệm ngoài ñồng

Trên cơ sở thí nghiệm trong phòng sử dụng các loại thuốc ñó ñể thực hiện theo
dõi hiệu lực trừ giòi ñục lá ở ngoài ñồng. Thí nghiệm bố trí theo kiểu RCB, mỗi thí
nghiệm nhắc lại 3 lần. diện tích mỗi ô thí nghiệm 20m
2
.

×