Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn và liều lượng phun phân kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây bìm bìm biếc (pharbitis NIL (l ) choisy) trong vụ thu năm 2013 tại gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 115 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆN NAM



ðẶNG THỊ THANH HƯƠNG



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP NGẮT
NGỌN VÀ LIỀU LƯỢNG PHUN PHÂN KALI ðẾN SINH
TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY BÌM
BÌM BIẾC (PHARBITIS NIL (L.) CHOISY) TRONG VỤ
THU NĂM 2013 TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI


CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ : 60. 62. 01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NINH THỊ PHÍP







HÀ NỘI, NĂM 2014



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ðOAN

- Tôi xin cam ñoan rằng, ñây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi trực
tiếp thực hiện trong vụ thu ñông năm 2013, dưới sự hướng dẫn của TS. Ninh Thị
Phíp. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa từng
ñược sử dụng trong một luận văn nào ở trong và ngoài nước.
- Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.



Tác giả luận văn





ðặng Thị Thanh Hương










Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Ninh Thị Phíp. Cô ñã
luôn tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện ñề tài và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Ban ðào tạo Sau ðại học; Khoa
Nông học và ñặc biệt là các thầy, cô giáo, các cán bộ nhân viên Bộ môn Cây công
nghiệp và Cây thuốc – Học viện Nông nghiệp Việt Nam ñã tạo ñiều kiện thuận lợi
cho tôi trong thời gian thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia ñình, bạn bè ñã nhiệt tình giúp ñỡ, cộng tác
và khích lệ tôi thực hiện ñề tài tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2014
Tác giả



ðặng Thị Thanh Hương














Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan
i
Lời cảm ơn
ii
Mục lục
iii
Danh mục bảng
vi
Danh mục hình
viii
Danh mục chữ viết tắt
ix
MỞ ðẦU 1
1 ðặt vấn ñề 1
2 Mục ñích và yêu cầu của ñề tài 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 2
CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Giới thiệu chung về cây Bìm bìm biếc 3
1.1.1 Nguồn gốc, phân bố 3
1.1.2 ðặc ñiểm thực vật học 3
1.1.3 Thành phần hóa học 4

1.1.4 Tính vị và công năng 7
1.1.5 Công dụng và liều dùng 7
1.2 Cơ sở xác ñịnh liều lượng phân kali phun bổ sung và biện pháp ngắt
ngọn cho cây Bìm bìm biếc 9
1.2.1 Cơ sở xác ñịnh liều lượng phân kali phun bổ sung 9
1.2.2 Cơ sở xác ñịnh biện pháp ngắt ngọn 17
1.3 Những kết quả nghiên cứu về cây Bìm bìm trên thế giới và ở Việt Nam 20
CHƯƠNG II VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 22
2.1 Vật liệu nghiên cứu 22
2.2 ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 22
2.3 Nội dung nghiên cứu 22
2.4 Phương pháp nghiên cứu 22

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.5 Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm 24
2.6 Các chỉ tiêu theo dõi của thí nghiệm 27
2.6.1 Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng và phát triển 27
2.6.2 Các chỉ tiêu theo dõi về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 27
2.6.3 Mức ñộ nhiễm sâu bệnh 28
2.6.4 Tính hiệu quả kinh tế 28
2.7 Phương pháp nghiên cứu và lấy mẫu 28
2.8 Phương pháp xử lý số liệu 28
CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29
3.1 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn ñến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của cây Bìm bìm biếc 29
3.1.1 Ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn ñến tỷ lệ mọc và thời gian các
giai ñoạn sinh trưởng, phát triển của cây Bìm bìm biếc 29
3.1.2 Ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn ñến ñộng thái tăng trưởng chiều

cao thân chính của cây Bìm bìm biếc 31
3.1.3 Ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn ñến ñộng thái ra lá trên thân
chính của cây Bìm bìm biếc 33
3.1.4 Ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn ñến ñộng thái ra nhánh trên thân
chính của cây Bìm bìm biếc 34
3.1.5 Ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn ñến diện tích lá và chỉ số diện
tích lá (LAI) của cây Bìm bìm biếc 37
3.1.6 Ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn ñến chỉ số SPAD của cây Bìm
bìm biếc 38
3.1.7 Ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn ñến khả năng tích luỹ chất khô 40
3.1.8 Ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn ñến mức ñộ nhiễm sâu bệnh. 42
3.1.9 Ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn ñến các yếu tố cấu thành năng
suất của cây Bìm bìm 44
3.1.10 Ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn ñến năng suất của cây Bìm bìm biếc 46
3.2.11 Ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn ñến hiệu quả kinh tế của cây Bìm
bìm biếc 49

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân kali phun bổ sung
ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây Bìm bìm biếc 51
3.2.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân kali phun bổ sung ñến ñộng thái ra
nhánh trên thân chính của cây Bìm bìm biếc 51
3.2.2 Ảnh hưởng của liều lượng phân kali phun bổ sung ñến diện tích lá và
chỉ số diện tích lá (LAI) của cây Bìm bìm biếc 52
3.2.3 Ảnh hưởng của liều lượng phân kali phun bổ sung ñến chỉ số SPAD
của cây Bìm bìm biếc 53
3.2.3 Ảnh hưởng của liều lượng phân kali phun bổ sung ñến khả năng tích
luỹ chất khô 54

3.2.4 Ảnh hưởng của liều lượng phân kali phun bổ sung ñến mức ñộ nhiễm
sâu bệnh 55
3.2.5 Ảnh hưởng của liều lượng phân kali phun bổ sung ñến các yếu tố cấu
thành năng suất 56
3.2.6 Ảnh hưởng của liều lượng phân kali phun bổ sung ñến năng suất cá
thể, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của cây Bìm bìm biếc 58
3.2.7 Ảnh hưởng của liều lượng phân kali phun bổ sung ñến hiệu quả kinh tế 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
Kết luận 62
Kiến nghị 62
LIỆU THAM KHẢO 63



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG


STT Tên bảng Trang

3.1 Ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn ñến thời gian các giai ñoạn sinh
trưởng, phát triển của cây Bìm bìm biếc 29
3.2 Ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn ñến ñộng thái tăng trưởng chiều
cao thân chính của cây Bìm bìm biếc 31
3.3 Ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn ñến ñộng thái ra lá trên thân
chính của cây Bìm bìm biếc 33
3.4 Ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn ñến ñộng thái ra nhánh trên thân
chính của cây Bìm bìm biếc 35

3.5 Ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn ñến diện tích lá và LAI của cây
Bìm bìm biếc 37
3.6 Ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn ñến chỉ số SPAD của cây Bìm
bìm biếc 39
3.7 Ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn ñến khả năng tích luỹ chất khô 40
3.8 Ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn ñến mức ñộ nhiễm sâu bệnh. 43
3.9 Ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn ñến các yếu tố cấu thành năng
suất của cây Bìm bìm 45
3.10 Ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn ñến năng suất cá thể, năng suất lý
thuyết và năng suất thực thu của cây Bìm bìm biếc 47
3.11 Ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn ñến hiệu quả kinh tế 50
3.12 Ảnh hưởng của liều lượng phân kali phun bổ sung ñến ñộng thái ra
nhánh trên thân chính của cây Bìm bìm biếc 51
3.13 Ảnh hưởng của liều lượng phân kali phun bổ sung ñến diện tích lá và
LAI của cây Bìm bìm biếc 52
3.14 Ảnh hưởng của liều lượng phân kali phun bổ sung ñến chỉ số SPAD
của cây Bìm bìm biếc 53

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

3.15 Ảnh hưởng của liều lượng phân kali phun bổ sung ñến lượng chất khô
tích lũy 54
3.16 Ảnh hưởng của liều lượng phân kali phun bổ sung ñến mức ñộ nhiễm
sâu bệnh. 56
3.17 Ảnh hưởng của liều lượng phân kali phun bổ sung ñến các yếu tố cấu
thành năng suất 56
3.18 Ảnh hưởng của liều lượng phân kali phun bổ sung ñến năng suất của
cây Bìm bìm biếc 58
3.19 Ảnh hưởng của liều lượng phân kali phun bổ sung ñến hiệu quả kinh tế 60




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang
3.1 Ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn ñến ñộng thái tăng trưởng chiều
cao thân chính của cây Bìm bìm biếc 32
3.2 Ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn ñến ñộng thái ra nhánh trên thân
chính của cây Bìm bìm biếc 36
3.3 Ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn ñến khả năng tích lũy chất khô
của cây Bìm bìm biếc 42
3.4 Ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn ñến NSLT và NSTT của cây
Bìm bìm biếc 48
3.5 Ảnh hưởng của liều lượng phân kali phun bổ sung ñến NSLT và
NSTT của cây Bìm bìm biếc 59



















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT





CT Công thức
CS Cộng sự
ðVT ðơn vị tính
LAI Chỉ số diện tích lá
NSCT Năng suất cá thể
NSTT Năng suất thực thu
NSLT Năng suất lý thuyết
NXB Nhà xuất bản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ðẦU


1. ðặt vấn ñề
Việt Nam là nơi có các ñiều kiện khí hậu, thời tiết, ñất ñai phù hợp cho sinh
trưởng, phát triển của nhiều loại cây thuốc quý. Từ lâu, trong dân gian ñã lưu truyền
về tác dụng cây Bìm bìm biếc, trong ñông y hạt Bìm bìm biếc còn gọi là “khiên
ngưu tử”, “khiên” là dắt, “ ngưu” là trâu, “tử” là hạt; tương truyền thời xưa có người
dùng hạt Bìm bìm mà khỏi bệnh, ñã dắt trâu ñến tạ ơn người mách thuốc, nên vị
thuốc từ hạt Bìm bìm biếc mới có tên như vậy.
Trong ðông y, Bìm bìm biếc là cây thuốc quý, hạt của nó có giá trị sử dụng
cao. Cây Bìm bìm biếc thường sử dụng trong các bài thuốc chữa nhiều bệnh nan y
như: Phù thũng, nằm ngồi không ñược, tinh thần phân liệt, bí ñại tiểu tiện, trị giun
ñũa, chữa phù do viêm thận,…. Không những có tác dụng chữa bệnh mà cây còn
có công dụng làm ñẹp cho chị em phụ nữ chữa bệnh nám má, tàn nhang. Bên cạnh
ñó Bìm bìm biếc còn là loài cây cho hoa khá ñẹp, có nhiều màu sắc lại mọc nhanh
và không cần chăm sóc cầu kỳ, nên ở nhiều nước cây thường ñược trồng làm cảnh.
Ở Nhật Bản Bìm bìm là cây cảnh rất ñược ưa chuộm, người ta ñã tiến hành lai
giống, tạo ra gần trăm loại Bìm bìm khác nhau. Tuy nhiên ở Việt Nam mỗi khi
nhắc tới loài cây này nhiều người thường liên tưởng ñến câu tục ngữ “giậu ñổ bìm
leo”. Hoa Bìm bìm dù ñẹp nhưng bị coi là thứ “hoa hèn” nên ít ñược người trồng
làm cảnh.
Trong thực tế, khiên ngưu thường dùng làm thuốc thông ñại và tiểu tiện,
thông mật. Ngày nay, cây Bìm bìm biếc ñược dùng là thành phần chính trong bài
thuốc thuốc bổ gan rất hữu ích, ñây là sản phẩm ñộc quyền của công ty Traphaco
ñang ñược lưu hành trên thị trường.Tuy có giá trị rất lớn về y học, nhưng cây Bìm
bìm vẫn chưa ñược ñưa vào sản xuất ñại trà, nguồn nguyên liệu chủ yếu thu từ cây
mọc hoang dại, hoặc nhập khẩu nên chất lượng nguyên liệu chưa ñược chủ ñộng và
ñảm bảo. Nghiên cứu ñưa cây Bìm bìm biếc vào trồng trọt sẽ góp phần chủ ñộng
nguồn cây thuốc và nâng cao chất lượng dược liệu, ñưa công tác sản xuất dược liệu
cây Bìm bìm biếc dần ñi vào ổn ñịnh về số lượng và chất lượng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2

Xuất phát từ nhu cầu thực tế ñó, ñược sự hướng dẫn trực tiếp của Tiến sĩ
Ninh Thị Phíp, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của
biện pháp ngắt ngọn và liều lượng phun phân kali ñến sinh trưởng, phát triển và
năng suất của cây Bìm bìm biếc (Pharbitis nil (L.) Choisy) trong vụ thu năm 2013
tại Gia Lâm – Hà Nội”.
2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
2.1. Mục ñích
Xác ñịnh thời ñiểm ngắt ngọn và liều lượng phân kali phun bổ sung thích hợp cho
cây Bìm bìm biếc sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao trong vụ thu năm 2013
tại Gia Lâm – Hà Nội.
2.2. Yêu cầu
- ðánh giá ảnh hưởng của biện pháp ngắt ngọn ñến sinh trưởng, phát triển và
năng suất hạt của cây Bìm bìm biếc.
- ðánh giá ảnh hưởng của liều lượng phân kali phun bổ sung ñến sinh
trưởng, phát triển, năng suất và hiệu quả kinh tế của cây Bìm bìm Biếc.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Góp phần xây dựng ñược quy trình sản xuất cây dược liệu – cây Bìm bìm
biếc cho năng suất hạt cao, hạn chế chi phí phân bón và sâu, bệnh hại.
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài góp phần bổ sung tài liệu cho công tác
nghiên cứu cũng như công tác chỉ ñạo sản xuất.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài là cơ sở ñể phổ biến quy trình kỹ thuật sản xuất
cây Bìm bìm cho nông dân, góp phần chủ ñộng nguồn nguyên liệu ñể sản xuất thuốc từ
cây Bìm bìm ñồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất.






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giới thiệu chung về cây Bìm bìm biếc
1.1.1. Nguồn gốc, phân bố
Cây Bìm bìm biếc có tên khoa học là: Pharbitis nil (L.) Choisy thuộc họ
Khoai lang – Convolvulaceae; tên khác: Khiên ngưu, Hắc sửu, Bạch sửu, Bìm bìm
lam. (Phạm Hoàng Hộ, 2000).
Ở Việt Nam, những loại dây leo có tên là Bìm bìm gồm nhiều loài thuộc chi
Calonyclion, Merremia, Pharbitis và Poramia (họ Convolvulaceae). Chi Pharbitis
Choisy có 2 loài, trong ñó loài Bìm bìm biếc (Pharbitis nil (L.) Choisy) ñược sử
dụng làm thuốc. Loài này có nguồn gốc Nam Mỹ, nhưng không rõ ñược nhập vào
nước ta từ khi nào. Hiện nay, Bìm bìm biếc mọc hoang dại ở các bờ rào vườn, ven
ñường ñi ở nhiều tỉnh nước ta như: Tam ðảo, Lào Cai, Yên Bái, Hà Nội (chủ yếu
Hà Tây cũ) và một số nơi khác.
1.1.2. ðặc ñiểm thực vật học
Bìm bìm biếc là cây dây leo bằng thân quấn. Thân, cành mảnh, có lông rải
rác. Lá mọc so le, có cuống dài, chia 3 thùy, gốc hình tim, ñầu nhọn, dài 14 cm,
rộng 12 cm, mặt trên nhẵn, màu lục, mặt dưới nhạt, có lông ở gân; gân gốc 5 -7 cm;
cuống dài 5 - 9 cm. Mùa hoa quả chính: tháng 9 - tháng 11, quả chín vào các tháng
7 – 10, nông dân hái về ñập lấy hạt phơi khô. (ðỗ Huy Bích và cs, 2004).
Cụm hoa mọc ở kẽ lá, thành xim 1 - 3 hoa to màu hồng tím hoặc lam nhạt;
cuống hoa ngắn, có lông và mang hai lá bắc mọc ñối; ñài hình chuông, có 5 răng
ñều, hẹp nhọn, mặt ngoài có lông; tràng hình phễu có ống dài khoảng 5 cm, 5 cánh
hoa hàn liền; nhị 5 không ñều, chỉ nhị phồng và có lông ở gốc, bao phấn hình mũi

tên; bầu 3 ô, mỗi ô ñựng hai noãn.
Quả nang, hình cầu nhẵn, ñường kính 8 mm, bao bọc trong ñài ñồng trưởng; hạt
2-4 có 3 cạnh, màu ñen, mặt ngoài có lông mềm. Hạt gần giống một phần năm khối
cầu, mặt lưng lồi hình cung, có một rãnh nông ở giữa. Mặt bụng hẹp, gần như một
ñường thẳng tạo thành do hai mặt bên. Rốn nằm ở cuối mặt bụng và lõm xuống. Hạt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

dài 4 – 7 mm, rộng 3 – 4,5 mm. Mặt ngoài hơi lồi lõm, màu nâu ñen (hắc sửu) hoặc
nâu nhạt (bạch sửu). Vỏ cứng, mặt cắt ngang màu lá mạ ñến nâu nhạt, ngâm hạt vào
nước vỏ hạt sẽ nứt và tách ra. (ðỗ Huy Bích và cs, 2004)
1.1.3. Thành phần hóa học
Theo ðỗ Huy Bích và cs (2004), thành phần hoá học của hạt Bìm bìm biếc
gồm có:
Hạt Bìm bìm biếc chứa 2% pharbitin, 11% chất béo, acid nilic, lysergol,
chanoclavin, isopeniclavin, elymoclavin.
Pharbitin ñược cấu tạo bởi acid pharbitic, acid tiglic, acdi nilic (acid 1 - α -
methyl - β - hydroxybutyric), acid d - α - methybuty, acid valeric.
Acid pharbitis bao gồm các acid pharbitis A, B, C, D trong ñó có 2 acid
pharbitis C và D là chủ yếu.
Acid pharbitis C bao gồm các acid ipurolic (acid 3,11 -
dihydrotetradecanoic) liên kết với 2 phân tử d - glucose, 2 phân tử 1- rhamnose, 1
phân tử d - quinovose.
Acid pharbitis D có cấu tạo giống như acid pharbitis nhưng có thêm 1 phân
tử rhamnose
Acid pharbitis C

Acid pharbitis D




Hạt chưa chín của Bìm bìm biếc chứa giberelin A
3
, giberelin A
5
, giberelin
A
20
, giberelin A
26
, giberelin A
27
, giberelin glucosid.
Sắc tố chứa plonidin 3 - sophorosid - 5 - glycosid.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Hoa Bìm bìm chứa peonidin - 3 - sophorosid - 5 - glycosid, peonidin - 3 -[6”
(4 - glucosyl - trans - cafeyl) sophorosid] - 5 - glucosid. (ðỗ Huy Bích và cs, 2004)
Theo Võ Văn Chi (2012), thành phần hoá học của cây Bìm bìm biếc gồm có
glucosid, nhựa 14.2 - 15.3%.
Theo ðỗ Tất Lợi (1999), pharbitin có thể ñược biểu thị một cách giản ñơn
như sau:


Khi thuỷ phân acid pharbitin bằng kiềm hay acid sẽ thu ñược các chất sau:



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

Các thành phần hoá học khác của hạt cây Bìm bìm biếc (Pharbitis nil ( L.)
Choisy.) ñược nêu trong cuốn Encyclopedia of Traditional Chinese Medicines
(2011), gồm có:

Gallic acid Gibberellin A3



Gibberellin A5 Gibberellin A20


Chanoclavine Elymoclavine



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7



Isopenniclavine: Lysergol



Nilic acid Penniclavine



Pentanic acid

1.1.4. Tính vị và công năng
Hạt Bìm bìm có vị ñắng, tính hàn, hơi có ñộc, vào các kinh phế, thận, ñại
tràng, có tác dụng tả thuỷ (tiêu thoạt nước), tiêu thũng, lợi tiểu, diệt trùng, công tích
trễ và trục ñờm. (ðỗ Huy Bích và cs, 2004), (Võ Văn Chi, 1999)
1.1.5. Công dụng và liều dùng
Theo ðỗ Tất Lợi (1999), bộ phận dùng làm thuốc của cây Bìm bìm biếc
chủ yếu là hạt. Ngoài hạt khiên ngưu kể trên, người ta còn dùng hạt cây mạo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

khiên ngưu Ipomea purpurea (L). Lam. (Pharbztis hispida Choisy) cùng họ. Lá
cây nguyên không xẻ. Có người dùng cả lá cây bìm bìm sắc uống cũng thấy có
tác dụng lợi tiểu.
Theo ðỗ Tất Lợi (1999) và Võ Văn Chi (1999), Hạt Bìm bìm có tác dụng
ñiều trị: viêm thận phù thũng, xơ gan cổ trướng; táo bón; giun ñũa, sán xơ mít và
hen suyễn có ñờm.
Liều dùng: hàng ngày 3 - 4 g, sắc nước uống. Nếu dùng nhựa Bìm bìm biếc
mỗi ngày 0,2 – 0,4 g.
ðối với phụ nữ có thai không ñược dùng, người ốm yếu khi dùng phải thận
trọng, không dùng chung với Ba ñậu.
Một số ñơn thuốc có hạt Bìm bìm biếc:
• Chữa các chứng thũng trướng:
Bài 1: Khiên ngưu 10g, Nước 300ml. Sắc còn 150ml, chia 2 lần uống trong
ngày, nếu tiểu tiện nhiều ñược thì khỏi. Có thể tăng liều uống cao hơn tùy theo
bệnh, có thể uống tới 40g. Bài thuốc này có tác dụng chữa phù thũng, nằm ngồi
không ñược.
Bài 2: Cũng chỉ dùng một vị thuốc Khiên ngưu, ñem tán mịn, mỗi lần uống

4g, dùng nước chiêu thuốc. Có tác dụng chữa phù thũng, ñại tiểu tiện khụng thông.
Bài 3 (Châu xa hoàn): Khiên ngưu 40g, ðại hoàng 20g, Cam toại 10g, ðại
kích 10g, Nguyên hoa 10g, Thanh bì 10g, Trần bì 10g, Mộc hương 5g, Khinh phấn
1g. Tất cả tán mịn, trộn ñều, hoàn thành viên, ngày uống 1 lần, mỗi lần 3g. Có tác
dụng lợi thủy, hành khí. Dùng trong trường hợp bụng trướng, chân tay phù nề, ngực
bụng ñầy tức, khó thở, ñại tiện bí, tiểu tiện ít.
Bài 4: Trướng bụng do xơ gan hoặc viêm thận mạn tính: Khiên ngưu tử
80g, Hồi hương 40g. Tất cả nghiền mịn, trộn ñều. Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần
8g, uống khi ñói bụng, chiêu thuốc bằng nước sôi, uống liên tục trong 2 - 3 ngày.
• Chữa phù do viêm thận:
Khiên ngưu tử 100g, nghiền mịn; Táo tàu 80g, hấp chín, bỏ hột, giã nát;
gừng tươi 500g, giã nát vắt lấy nước, bỏ bã; tất cả ñem trộn ñều thành một thứ bột
nhão, cho vào nồi hấp 30 phút, trộn ñều, lại hấp thêm 30 phút nữa là ñược. Lượng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

thuốc trên chia ñều thành 8 phần, ngày uống 3 lần: Sáng - trưa - chiều, mỗi lần uống
1 phần, sau 2 - 5 ngày thì hết; kiêng muối trong 3 tháng.
• Thuốc trị giun ñũa:
Bài 1: Khiên ngưu tử (sao) 20g, Tân lang (hạt Quả cau) 4g, Sử quân tử (Quả
giun) 25g. Tất cả ñem nghiền mịn, trộn ñều, mỗi lần uống 6g, trẻ nhỏ giảm bớt liều.
Bài 2: Sát trùng chỉ thống (làm hết ñau) dùng trong trường hợp ñau bụng do
giun ñũa, cũng có thể dùng cho cả trường hợp giun tóc: Khiên ngưu tử 8g, Tân lang
(vỏ quả cau) 8g, ðại hoàng 4g. Tất cả ñem nghiền mịn, trộn ñều, ngày uống 2 lần,
vào sáng sớm và buổi chiều khi ñói bụng, mỗi lần uống 3 - 4g, dùng nước sôi chiêu
thuốc, trẻ nhỏ tùy theo tuổi cần giảm bớt liều.
(http://www thaythuoccuaban.com/vithuoc/bimbim.htm)
• ðơn thuốc chữa phù thũng, nằm ngồi không ñược:
Khiên ngưu 10g, nước 300ml. Sắc còn 150ml chia 2 lần uống trong ngày,

nếu tiểu tiện nhiều ñược thì khỏi. Có thể tăng liều uống cao hơn nữa tuỳ theo bệnh
tình có thể uống tới 40g.
• Viên khiên ngưu chữa tinh thần phân liệt:
ðại hoàng 12g, hùng hoàng 12g, nấc và bạch sửu 24g, kẹo mạch nha 1 6g.
Các vị tán bột, viên thành viên 2g, ngày uống 4 viên. Dùng một ñợt 15 ngày liền,
nghỉ 7 ngày rồi lại dùng tiếp.
(
1.2. Cơ sở xác ñịnh liều lượng phân kali phun bổ sung và biện pháp ngắt ngọn
cho cây Bìm bìm biếc
1.2.1. Cơ sở xác ñịnh liều lượng phân kali phun bổ sung
1.2.1.1. Vai trò của phân Kali ñối với cây trồng
Phân kali là một trong các nguyên tố dinh dưỡng ña lượng ñóng vai trò quan
trọng trong sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản.
Cây thuốc cũng như các loại cây trồng khác trong quá trình sinh trưởng và phát
triển cần cung cấp ñầy ñủ các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu: ðạm, Lân, Kali cho
sinh trưởng phát triển.
Mặc dù người ta chưa phát hiện ra Kali ở trong các hợp chất hữu cơ, nhưng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

vai trò sinh lý của nó ñối với cây là cực kỳ quan trọng. ðó là vai trò ñiều chỉnh các
hoạt ñộng trao ñổi chất và nhiều hoạt ñộng sinh lý khác của cây như: vai trò làm
giảm ñộ nhớt của chất nguyên sinh, tăng mức ñộ thuỷ hoá của keo nguyên,… tức là
làm tăng các hoạt ñộng sống diễn ra trong tế bào. Kali ñiều chỉnh sự ñóng mở của
khí khổng; ñiều chỉnh dòng vận chuyển các chất hữu cơ trong mạch libe. Trong tế
bào mạch rây hàm lượng K rất cao. Sự có mặt của K
+
ñã ñiều chỉnh tốc ñộ vận
chuyển các chất ñồng hoá trong mạch rây, ñặc biệt là ñiều chỉnh các chất hữu cơ

tích luỹ về các cơ quan kinh tế nên K có ý nghĩa quan trọng trong tăng năng suất
kinh tế. Kali có vai trò trong việc ñiều chỉnh sự vận ñộng ngủ của một số lá thực vật
như lá cây họ ñậu và họ trinh nữ. Sự có mặt với hàm lượng cao ở trong các tế bào
của “tổ chức ñầu gối” ñã ñiều chỉnh sức trương của tổ chức này gây nên hiện tượng
ñóng mở của lá cây vào ban ngày và ban ñêm.
Nghiên cứu về hiệu lực của kali ñối với một số cây trồng các nhà khoa học
của Viện Lúa Ô Môn và Viện Thổ nhưỡng Nông hóa ñã chỉ ra rằng hiệu lực của
kali thể hiện rất khác nhau tùy theo từng loại ñất của từng vùng.
Theo Hoàng Minh Tấn và cs (2006), Kali cần cho tất cả thực vật, nhưng với
các cây trồng mà sản phẩm thu hoạch chứa nhiều gluxit như lúa, ngô, mía, khoai
tây,… thì bón kali là tối cần thiết ñể ñạt năng suất và chất lượng cao. Bón phân kali
vào giai ñoạn cây trồng hình thành cơ quan kinh tế sẽ làm tăng quá trình vận chuyển
các chất hữu cơ tích luỹ về cơ quan dự trữ nên sẽ làm tăng năng suất kinh tế. Bón
phân kali sẽ phát huy hiệu quả của phân ñạm và lân.
ðối với cây công nghiệp ngắn ngày cũng cho thấy rằng phân kali ñóng vai
trò hết sức quan trọng trong việc tăng năng suất và chống chịu sâu bệnh, kali làm
tăng năng suất ñậu tương khoảng 45% so với không bón, hiệu suất kali ñạt từ 5,8 -
15 kg ñậu/kg K2O. ðối với cây lạc tùy theo lượng kali năng suất lạc tăng từ 13 -
41% so với không bón, với hiệu suất sử dụng kali từ 2,3 - 8,2 kg lạc vỏ khô/kg K2O
bón vào.
ðể nâng cao hiệu quả của phân bón kali cho cây trồng, người sản xuất cần
tuân thủ những hướng dẫn về sử dụng phân kali cho cây trồng thông qua các tài liệu
hướng dẫn kỹ thuật hoặc qua kênh khuyến nông khu vực. ðối với các loại cây rau

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

ăn lá kali làm tăng năng suất không nghiều (8 - 12%) song kali có thể làm tăng chất
lượng rau quả như giảm tỷ lệ thối nhũn, giảm ñáng kể hàm lượng nitrat trong sản
phẩm. ðối với cây rau bắp cải lượng kali nên bón dao ñộng từ 100 - 150 kg/ha.

Lượng phân bón cân ñối NPK cho cải bắp trên 1 ha từ 20 - 25 tấn phân chuồng +
(180 - 200 kg) N + (80 - 100 kg) P
2
O
5
+ 120 kg K
2
O.
ðối với các loại cây ăn quả như xoài, nhãn, chôm chôm Bón kali cho cây
ăn quả nói chung sẽ làm tăng quá trình phân hóa mầm hoa, giảm tỷ lệ rụng, tăng tỷ
lệ ñậu quả và nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua tích lũy ñường trong quả,
vitamin; ngoài ra kali còn làm cho màu sắc quả ñẹp tươi khi chín, làm cho hương vị
quả thơm và làm tăng khả năng bảo quản của quả góp phần nâng cao giá trị thương
mại trên thị trường.
Nhiều kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới và nước ta ñã chứng
minh rằng: Nếu thiếu kali sẽ gây ảnh hưởng xấu ñến quá trình trao ñổi chất trong
cây, làm suy yếu hoạt ñộng của hàng loạt các men, giảm quá trình trao ñổi các hợp
chất, ñồng thời tăng chi phí ñường cho quá trình hô hấp. Hậu quả của quá trình này
là các lá già trở nên vàng sớm, lá bị khô bắt ñầu từ mép lá và lan rộng ra toàn bộ lá.
ðối với những cây có hạt thì ngoài hiện tượng lá bị khô cháy, còn xuất hiện hiện
tượng hạt lép và làm giảm năng suất cũng như chất lượng nông sản.
Lúa thiếu kali thì sinh trưởng kém, trỗ sớm, chín sớm, hạt lép lửng, cây dễ ñổ
vì mô cơ giới kém hình thành, dễ bị bệnh ñạo ôn và tiêm lửa.
Với ngô, nếu thiếu kali sinh trưởng kém, ñốt ngắn, mép lá nhạt dần sau
chuyển sang màu huyết dụ, lá có gợn sóng, giảm năng suất, rễ thường bị nhiễm
bệnh nấm gây thối rễ có mặt trong ñất, cùng với những tác hại trên thân dẫn ñến
làm cho cây dễ bị ñổ. Thiếu kali sẽ làm giảm khả năng chống chịu của các cây trồng
và giảm năng suất rõ rệt.
Tóm lại, kali trong ñất không phải là vô hạn, cây hút kali từ ñất ñáp ứng cho
quá trình sinh trưởng, phát triển và kiến tạo năng suất. Ngày nay nông nghiệp nước

ta không chỉ chú trọng về năng suất mà chất lượng nông sản cũng ñã ñược quan
tâm, chính vì vậy việc bón kali cân ñối cho cây trồng càng trở nên cấp thiết nhằm
bù ñắp phần thiếu hụt trong ñất do cây trồng ñã lấy ñi hàng năm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại phân kali với hàm lượng kali nguyên
chất siêu cao kết hợp ñầy ñủ các chất ñạm, lân, trung, vi lượng chất ñiều hoà sinh
trưởng dưới dạng dễ hấp thu. Bón phân siêu kali sẽ làm hạt chắc, khối lượng hạt
tăng, củ mẩy, tăng hàm lượng tinh bột và ñường trong sản phẩm, tăng năng suất
kinh tế và phẩm chất nông sản. Ngoài ra phân bón siêu kali có tác dụng thúc ñẩy
cây thành thục sớm, ra hoa nhiều và ñồng loạt, tỷ lệ ñậu trái cao, hạn chế rụng hoa
và trái non, giúp quả nhanh lớn. Giúp cây sinh trưởng phát triển cân ñối, cây cứng,
chống ñổ ngã tăng tính chống chịu với ñiều kiện bất thuận như tính chống bệnh,
tính chống chịu hạn, chịu nóng, hạn chế sâu bệnh hại.
1.2.1.2. Phân bón lá và cơ chế hấp thu phân bón lá
Phân bón lá là phân bón dùng cho các bộ phận của cây nằm trên mặt ñất. Khi
sự hấp thu dinh dưỡng ở rễ bị hạn chế hay sự phân bố các chất dinh dưỡng trong
cây bị giới hạn thì việc cung cấp dinh dưỡng qua lá bằng phân bón lá là rất cần thiết
ñể ñảm bảo năng suất cây trồng.
Hầu hết phân bón lá cho hiệu lực nhanh, kinh tế hơn bón vào ñất do cây sử
dụng ñến 95% lượng dinh dưỡng bón vào, trong khi hệ số sử dụng phân bón tương
tự khi bón vào ñất chỉ ñạt 45-50%, thậm chí thấp hơn. Một trong những nguyên
nhân cơ bản là cây trồng tiếp nhận dinh dưỡng do bón qua lá với diện tích bằng 15-
20 lần diện tích ñất ở tán cây che phủ.
Phân bón lá thường gồm 02 thành phần chính: chất dinh dưỡng và chất phụ
gia. Các chất dinh dưỡng bao gồm một hoặc nhiều trong số các chất ña lượng (N, P,
K), trung lượng (Ca, Mg) và vi lượng (Zn, Cu, Mo, B). ðôi khi trong thành phần
của một số loại phân bón lá còn chứa chất kích thích (Ga3, Cytokinin), chất ñiều

hòa sinh trưởng, axit amin và vitamin. Các chất phụ gia có tác dụng rất lớn trong
việc hòa tan, tăng sự bám dính, tăng khả năng thẩm thấu và hấp thụ các chất dinh
dưỡng qua lá.
Cây có thể hấp thu và vận chuyển các chất dinh dưỡng qua lá bằng các con
ñường sau: thấm qua các khe hở giữa lớp cutin và vách tế bào; thẩm thấu qua màng
tế bào; qua lỗ khí khổng.
Phân bón lá cho lúa ñược sử dụng khi:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

• Khi hoạt ñộng của bộ rễ bị ảnh hưởng: ngập úng, khô hạn, ngộ ñộc
phèn, ngộ ñộc hữu cơ.
• Ở các thời kỳ cây cần lượng chất dinh dưỡng lớn mà bộ rễ không
cung cấp ñủ (vào chắc).
• ðể cung cấp các chất dinh dưỡng có mức ñộ di chuyển thấp (Ca,
B, Mn).
• ðể phòng ngừa và ñiều trị khi cây có biểu hiện thiếu dinh dưỡng ở các
giai ñoạn sớm.
• ðể cải thiện phẩm chất nông sản (hạt to, vàng sáng).
Bón phân qua lá, kể cả ñối với dinh dưỡng ña lượng và vi lượng, là cần thiết
ñể nâng cao năng suất, chất lượng dẫn ñến gia tăng lợi tức nhà nông. ðối với nhiều
vụ mùa ở khắp nơi trên thế giới, bón phân qua lá ñã minh chứng tính hiệu quả, tính
hiệu lực của nó, do ñó nông dân ñược khuyến khích áp dụng phương pháp này trên
các loại cây trồng. (ðỗ Trung Bình và cs, 2012)
1.2.1.3. Các kết quả nghiên cứu về tác dụng của phân bón lá trên thế giới và Việt Nam
Sử dụng phân bón lá là việc làm ñã ñược thực hiện từ giữa thế kỷ 17 ở các
nước phát triển như Mỹ và các nước Châu Âu. Việc phun phân bón lá bằng các phương
tiện cơ giới, máy bay ñã trở thành phổ biến ở nhiều nước như Mỹ, Anh, Nhật, ðức, Ba
Lan, Trung Quốc, Hungari. Phương pháp bổ sung dinh dưỡng qua lá là phương pháp

ñang ngày càng ñược phát triển. Nó ñược sử dụng như một phương tiện cung cấp dinh
dưỡng vi lượng, ña lượng, hormon kích thích sinh trưởng và những chất cần thiết cung
cấp cho cây. Những ảnh hưởng quan sát ñược của việc bón phân qua lá là tăng năng
suất cây trồng, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, phản ứng của cây trồng phụ thuộc
vào giống, dạng phân bón, nồng ñộ và số lần bón, cũng như từng giai ñoạn phát
triển của cây trồng. (Dương Văn ðảm, 1994)
Có nhiều cơ sở sản xuất phân bón lá xuất hiện trên thế giới như Phylaxia
của Hungari, Kiow của Nhật Bản, Plant-Power 2003 của ðức, ðặc ða Thu của
Trung Quốc.
Ở Philippin dùng phân bón lá cho tăng năng suất lúa 1,5 lần so với dùng
phân bón gốc qua rễ và gấp 3,3 lần khi không bón phân. Khi dùng phân bón lá cây

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

lúa khoẻ hơn, cứng cáp hơn, chịu ñược sâu bệnh, không làm chua ñất như khi bón
nhiều và liên tục phân bón hoá học vào ñất. Hạt thóc chắc hơn, tỷ lệ gạo gãy không
ñáng kể, làm cho gạo của Philippin phù hợp với thị trường quốc tế. Dùng phân
bón lá, lượng bón chỉ tốn bằng 1/4 so với phân bón qua ñất. (Nguyễn Huy Phiêu
và cs, 1994)
ðến thế kỷ XX người dân Việt nam mới bắt ñầu sử dụng phân bón lá. Từ ñó
việc nghiên cứu cũng như sản xuất phân bón lá ñược quan tâm và phát triển. Hiện
nay ở cả hai miền nước ta ñã có rất nhiều cơ sở sản xuất phân bón lá, ñó là chưa kể
một số cơ quan nghiên cứu cũng ñưa ra thị trường hàng loạt sản phẩm thử nghiệm.
Hiện nay nước ta ñang sử dụng khoảng 400 loại phân bón lá ở các dạng lỏng,
viên, bột cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng ña, trung, vi lượng. Một số
loại ñược bổ sung chất ñiều hòa sinh trưởng, kháng sinh. Khả năng sản xuất và cung
ứng các loại phân bón lá của các cơ sở sản xuất trong nước cơ bản ñáp ứng ñược
nhu cầu sử dụng, hạ giá thành sản phẩm và sử dụng phân bón lá ñể có thể tiết kiệm
ñược từ 20-30% lượng nước tiêu tốn.

Trên thị trường có rất nhiều chế phẩm, phân bón lá ñược bán rộng rãi và
ñược bà con nông dân sử dụng như: Thiên Nông, Yogen (Con én ñỏ), K– Humate,
HPC–HIPHOS, Fivalua, Komix, Mymix, Atonik, Sông gianh VIBIO, HVP 401N,
ðầu trâu 701, Grown More,
Theo kết quả nghiên cứu của ðỗ Trung Bình và cs (2012) khi nghiên cứu
hiệu lực của phân phun lá K
2
SO
4
tới năng suất lúa ở miền nam Việt nam cho thấy:
Sử dụng K
2
SO
4
làm phân bón lá có xu hướng gia tăng số hạt chắc/bông, không ảnh
hưởng ñến tỷ lệ gạo lức, gạo nguyên và gạo trắng của giống lúa nghiên cứu, có tác
dụng làm giảm tỷ lệ bạc bụng (4,1-7,9%) so với ñối chứng không phun. Dùng K-
2
SO
4
phun qua lá cho cây lúa có khả năng thay thế toàn bộ lượng phân kali bón gốc
mà vẫn ñảm bảo năng suất, ñồng thời tăng hiệu quả kinh tế cho người nông dân từ
0,59 – 1,15 triệu ñồng/ha/vụ. Khi bón gốc ñầy ñủ lượng NPK và có bổ sung K
2
SO
4

phun lá ñã cho năng suất lúa tăng so với ñối chứng từ 6,8 – 20,1% (tương ñương với
0,31 -0,82 tấn/ha/vụ) lãi ròng thu ñược từ 0,69 – 1,65 triệu ñồng/ha/vụ.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

Theo Phạm Thị Minh Phượng và cs (2010) ñã nghiên cứu ảnh hưởng của
một số biện pháp kỹ thuật ñến sinh trưởng, phát triển của hoa Tô Liên trồng chậu,
kết quả nghiên cứu cho thấy phun phân bón lá Komic BEC 201 hàng tuần làm tăng
chất lượng cây, tăng số nụ hoa/cây (cây cao 25cm, ñường kính tán 28,2cm, có 51,6
nụ và 39,3 hoa/cây).
Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Cường và cs (2008), trong ñiều kiện
bón N thấp kết hợp phun Chitosan ở nồng ñộ 10, 20, 30 ppm làm tăng diện tích lá,
tăng hàm lượng diệp lục, tăng khả năng quang hợp dẫn ñến tăng tỷ lệ ñậu hạt, số hạt
trên bông và ảnh hưởng của Chitosan trên ñến sinh trưởng và năng suất lúa Khang
Dân trong ñiều kiện ñậm thấp cho thấy: Các công thức xử lý Chitosan có diện tích
lá ở giai ñoạn làm ñòng và sau trỗ 20 ngày ñều cao hơn ñối chứng. Xử lý Chitosan
ñã làm tăng hàm lượng diệp lục, tăng cường ñộ quang hợp và giữ sự tồn tại của diệp
lục lâu hơn ở giai ñoạn chín sáp trong ñiều kiện bón N thấp, làm tăng khả năng ñậu
hạt, tăng khối lượng 1000 hạt nên làm tăng năng suất cá thể. Nồng ñộ phun 30ppm
là phù hợp nhất.
Nghiên cứu ảnh hưởng của bón Natri silicat lỏng phối hợp phun Natri humat
lên lá ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa Hương thơm số 1 (HT1) của Mai
Thị Tân (2009) cho thấy, sử dụng công thức bón 90 N, 75 kg Natri silicat lỏng/ha
trước cấy phối hợp phun lên lá natri humat 0,03% lúc lúa ñẻ nhánh ñã làm tăng số
nhánh hữu hiệu, tăng chỉ số diện tích lá, hàm lượng diệp lục, sự tích luỹ chất khô và
các yếu tố cấu thành năng suất so với các công thức không xử lý có cùng nền ñạm.
Kết quả làm tăng năng suất thực thu từ 9 - 12% so với các công thức không ñược xử
lý, làm tăng tính chống chịu bệnh bạc lá của lúa và mang lại hiệu quả kinh tế cao so
với các công thức không xử lý.
Hoàng Ngọc Thuận (2005) ñã nghiên cứu phân bón lá Pomior và ñược Bộ
NN và PTNN công nhận là tiến bộ kỹ thuật. Pomior là một dạng phức hữu cơ bao
gồm các nguyên tố ña, trung, vi lượng và các chất kích thích sinh trưởng. Kết quả

thử nghiệm Pomior trên cây ăn quả như soài, vải, có tác dụng cải thiện sinh
trưởng các ñợt lộc, tăng khả năng ñậu quả, tăng năng suất.
Kết quả thử nghiệm trên nhiều loại ñất ở Việt Nam của nhiều tác giả cho

×