Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng công ty Thương mại Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.32 KB, 48 trang )

z
GVHD : Th.S NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Tên đề tài: Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ của Tổng công ty Thương mại Hà Nội
Giáo viên hướng dẫn
:
ThS. Nguyễn Thị Thuý Hồng
Họ và tên sinh viên
:
Cao Thanh Phương
Mã Sinh Viên
:
CQ 528581
Chuyên ngành
:
Kinh tế quốc tế
Lớp
:
52D
Hệ
:
Chính Quy
Thời gian thực tập
:
Đợt II năm 2014
Hà Nội, tháng 05/ 2014
SVTH : CAO THANH PHƯƠNG


GVHD : Th.S NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi đến cô ThS. Nguyễn Thị Thuý Hồng lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc nhất bởi sự hỗ trợ, chỉ dẫn tận tình cùng với những định hướng đúng
đắn giúp em hoàn thiện tốt đề tài này. Em chúc cô thành công hơn nữa trong công tác
giảng dạy và nghiên cứu.
Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các cô chú, anh chị đang làm việc tại Tổng
Công ty Thương mại Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình
thực tập.
Do hạn chế về thời gian, kinh nghiệm cũng như kiến thức thực tế, chuyên đề
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp từ phía cô và phía Tổng Công ty để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Cao Thanh Phương
SVTH : CAO THANH PHƯƠNG
GVHD : Th.S NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG
LỜI CAM ĐOAN
Tên em là Cao Thanh Phương – Sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân –
Lớp 52D Kinh tế Quốc tế - Mã sinh viên CQ 528581 xin cam đoan chuyên đề thực tập
“Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng công ty
Thương mại Hà Nội ” là công trình nghiên cứu của em dưới sự hướng dẫn của ThS.
Nguyễn Thị Thuý Hồng được thực hiện trong quá trình thực tập tại Tổng công ty
Thương mại Hà Nội.
Trong quá trình thực hiện chuyên đề, em đã tham khảo một số tài liệu, sách
báo, luận văn tốt nghiệp có liên quan nhưng không sao chép nguyên văn từ bất kỳ
nguồn tài liệu nào. Các số liệu và kết quả được nêu trong chuyên đề là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng. Nếu có bất kì sai sót nào em xin chịu mọi trách nhiệm.
Em xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan này!

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Cao Thanh Phương
SVTH : CAO THANH PHƯƠNG
GVHD : Th.S NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 2
LỜI CAM ĐOAN 3
DANH MỤC BẢNG 6
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM 3
Bảng 1.1: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng công ty
trong thời gian qua 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA TỔNG CÔNG TY
THƯƠNG MẠI HÀ NỘI 20
2.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA TỔNG CÔNG TY
THƯƠNG MẠI HÀ NỘI 20
2.1.1 Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng công ty
Thương mại Hà Nội 20
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của
Tổng Công ty thương mại Hà Nội 20
2.1.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng công ty
Thương mại Hà Nội 21
Bảng 2.2:Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
của Tổng công ty Thương mại Hà Nội 21
2.1.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng công ty
Thương mại Hà Nội 23

Bảng 2.3: Các thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
chính củaTổng công ty Thương mại Hà Nội 23
SVTH : CAO THANH PHƯƠNG
GVHD : Th.S NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG
2.1.4 Hình thức xuất khẩu 25
2.2 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ
NỘI 25
2.2.1 Những thành tựu đạt được 25
2.2.2 Hạn chế 27
2.2.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của tổng công ty Thương mại Hà
Nội 28
CHƯƠNG 3:ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ
TRỢ VÀ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG
THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG
MẠI HÀ NỘI 31
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY
THƯƠNG MẠI HÀ NỘI 31
3.1.1 Định hướng phát triển chung của Tổng công ty Thương mại Hà Nội 31
3.1.2 Định hướng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng công ty
Thương mại Hà Nội 31
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA TỔNG CÔNG TY
THƯƠNG MẠI HÀ NỘI 32
3.2.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 32
3.2.2 Nâng cao khả năng cạnh tranh 33
3.2.3 Thúc đẩy hoạt động Marketing 35
3.2.4 Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên 37
3.2.5 Tạo dựng và nâng cao uy tín của Tổng công ty trên thị trường 38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

SVTH : CAO THANH PHƯƠNG
GVHD : Th.S NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG
DANH MỤC BẢNG
LỜI CẢM ƠN 2
LỜI CAM ĐOAN 3
DANH MỤC BẢNG 6
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM 3
Bảng 1.1: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng công ty
trong thời gian qua 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA TỔNG CÔNG TY
THƯƠNG MẠI HÀ NỘI 20
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của
Tổng Công ty thương mại Hà Nội 20
Bảng 2.2:Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
của Tổng công ty Thương mại Hà Nội 21
Bảng 2.3: Các thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
chính củaTổng công ty Thương mại Hà Nội 23
CHƯƠNG 3:ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ
TRỢ VÀ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG
THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG
MẠI HÀ NỘI 31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
SVTH : CAO THANH PHƯƠNG
GVHD : Th.S NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG
SVTH : CAO THANH PHƯƠNG
GVHD : Th.S NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính tất yếu của đề tài
Ngày nay, với xu thế phát triển không ngừng của hoạt động thương mại quốc tế
đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
của Việt Nam.Bên cạnh những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thìthủ công
mỹ nghệ là một trong những mặt hàng mang lại giá trị xuất khẩu cao cho nước ta. Với
1,5 tỷ USD giá trị, năm 2013, ngành thủ công mỹ nghệ tiếp tục lọt vào nhóm ngành
hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam.Vì vậy thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ là một trong những những nhiệm vụ hàng đầu của các doanh
nghiệp Việt Nam.
Tổng Công ty thương mại Hà Nội hiện là một đơn vị tiêu biểu trong lĩnh vực
kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Trong bước chuyển mình của toàn
ngành thủ công mỹ nghệ, Tổng Công ty cũng đang từng bước nâng cao hoạt động xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của mình. Điểu đó thể hiện qua tổng kim ngạch xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng Công ty không ngừng tăng trưởng qua các
năm. Đến nay xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vẫn luôn là lĩnh vực kinh doanh mà
Tổng Công ty tập trung và ưu tiên phát triển.
Tuy Tổng Công ty đã đạt được những thành tựu vượt bậc trong xuất khẩu hàng
thủ công mỹnghệ nhưng vẫn có nhiều khó khăn mà Tổng Công ty đang phải đối mặt
như vấn đề thị trường, giá cả, chất lượng, vấn đề đầu ra, sự cạnh tranh gay gắt với các
sản phẩm cùng loại của các đối thủ lớn như Trung Quốc, Thái Lan hay Malaysia,…
Nếu những vấn đề trên được giải quyết một cách hợp lý thì việc xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ của Tổng Công ty Thương mại Việt Nam sẽ có bước phát triển cao hơn
trong thời gian tới.
Chính vì lý do trên, em chọn đề tài“Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ của Tổng công ty Thương mại Hà Nội”.
SVTH : CAO THANH PHƯƠNG
1
GVHD : Th.S NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu: Thông qua việc nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của

Tổng Công ty thương mại Hà Nội để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt
động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong
thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau
Một là giới thiệu chung về hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của
Việt Nam trong thời gian gần đây.
Hai là phân tích và đánh giáthực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong thời gian gần đây.
Ba là trên cơ sở định hướng phát triển, đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ và
thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng công ty Thương mại
Hà Nội trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng
Công ty thương mại Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của
Tổng Công ty thương mại Hà Nội từ 2009 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp sốliệu, thống kê, phương pháp so sánh,
phương pháp phân tích đánh giá báo cáo để đưa ra những nhận định và giải pháp thích
hợp nhất.
5. Kết cấu của đề tài
Bài viết ngoài lời mởđầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài
gồm có ba chương chính:
Chương 1: Tổng quan về hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng công ty
Thương mại Hà Nội
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng công ty Thương mại Hà Nội.
SVTH : CAO THANH PHƯƠNG
2

GVHD : Th.S NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG
THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM
1.1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM
Trong quá trình phát triển kinh tế ngày nay, Việt Nam đã lựa chọn tư tưởng
phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu.Để thực hiện Công nghiệp hoá với quy mô
lớn, tốc độ nhanh, phát huy có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế trong quá trình Công
nghiệp hoá đòi hỏi phải mở rộng thị trường quốc tế, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Chiến lược kinh tế hướng xuất khẩu thực chất là đặt nền kinh tế quốc gia và mỗi
ngành sản xuất trong nước trong quan hệ cạnh tranh với thị trường quốc tế nhằm phát
huy lợi thế so sánh.Trong chiến lược này lấy hoạt động phát triển khu vực sản xuất
hàng xuất khẩu làm động lực chủ yếu để kéo theo phát triển toàn nền kinh tế. Vì vậy
đòi hỏi các nhà sản xuất buộc phải luôn luôn đổi mới công nghệ, tăng năng suất và
nâng cao hơn nữa khả năng xúc tiến, tự do hoá thương mại.
Thủ công mỹ nghệ là một trong những ngành truyền thống lâu đời của Việt
Nam. Ban đầu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ chỉ đơn thuần phục vụ nhu cầu sử dụng
trong gia đình, sau đó để kiếm thêm thu nhập. Lúc đầu chỉ là các hộ nhỏ lẻ, dần dần
các làng sản xuất có hiệu quả hình thành nên làng nghề thủ công mỹ nghệ. Nhiều làng
nghề còn duy trì và phát triển đến tận bây giờ như làng gốm Bát Tràng, tranh Đông Hồ
hay lụa Vạn Phúc…Mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ tuy đến từ những miền quê các
nhau nhưng tất cả đều toát lên nét văn hoá của làng quê Việt Nam. Việt Nam là một
quốc gia đang phát triển, vì vậy nếu phát triển ngành nghề thủ công truyền thống sẽ
thu hút mạnh mẽ nguồn lao động dồi dào trong nước. Phát triển sản xuất và xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ đã giúp tạo việc làm và tăng thu nhập đáng kể cho chính người
lao động trong nước, góp phần xoá đói giảm nghèo. Đặc biệt đối với khu vực nông
thôn: thu nhập ở các khu vực nông thôn tăng lên, tạo ra công ăn việc làm cho khoảng
1,35 triệu người ở hơn 2.000 làng nghề trên khắp đất nước, từ đó, thu hẹp khoảng cách
về mức sống giữa thành thị và nông thôn. Ngành thủ công mỹ nghệ cũng đã góp phần
hình thành hàng ngàn các nhà sản xuất, các thương gia, các nhà xuất khẩu và những

công ty dịch vụ ở Việt Nam.Tuy nhiên chỉ trong những năm gần đây thì ngành mới
SVTH : CAO THANH PHƯƠNG
3
GVHD : Th.S NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG
đạt được tốc độ tăng trưởng đáng kể, chủ yếu là gia tăng trong xuất khẩu ra thị trường
thế giới. Có thế thấy sự phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ đã đóng góp đáng kể
vào sự phát triển chung về kinh tế - xã hội của đất nước.
Hàng thủ công mỹ nghệ hiện vẫn là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chính của
Việt Nam. Cụ thể từ năm 1986 đến năm 1990 kim ngạch xuất tăng từ 60 triệu USD lên
88 triệu USD (tăng 28 triệu USD). Từ năm 1998, hàng thủ công mỹ nghệ được xếp
vào danh mục những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Theo thống kê của Hải
quan thì kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ năm 1998 đã đạt 121 triệu USD,
trong đó trên 50% là hàng gốm sứ mỹ nghệ (khoảng 610 triệu USD) và khoảng 25% là
hàng gốm mỹ nghệ ( khoảng 30 triệu USD). Năm 2001 cũng đánh dấu thời kỳ phục
hưng của ngành thủ công mỹ nghệ sau nhiều năm suy giảm thì kim ngạch xuất khẩu đã
đạt 236 triệu USD, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm 2000. Tuy nhiên từ năm 2005 đến
nay, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam tăng liên tục và tăng
từ 221 triệu USD lên 2171 triệu USD.
Đơn vị: triệu USD
Biểu đồ 1.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ qua các năm
Nguồn: Tổng cục Thống kê
SVTH : CAO THANH PHƯƠNG
4
GVHD : Th.S NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG
Qua biểu đồ trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của nước
ta tăng chậm và tăng không đều từ năm 1986 đến 2010. Duy chỉ có năm 2000, kim
ngạch xuất khẩu bị giảm do những biến động chính trị (năm 2000 chỉ đạt 49 triệu
USD). Từ năm 2010 đến năm 2011 kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của
Việt Nam tăng lên một cách đều đặn. Từ 569 triệu USD năm 2010 đến 1472 triệu USD
năm 2011 (tăng 903 triệu USD). Năm 2012 đạt 1,5 tỷ USD, năm 2013 đạt 1,8 tỷ USD.

Tính đến tháng 2 năm 2014 kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ước đạt 25,1
triệu USD
Ngành thủ công mỹ nghệ đã thể hiện năng lực cạnh tranh lớn trên thị trường
quốc tế, đặc biệt đối với các nhóm mặt hàng trang trí nội thất, trang sức và hàng quà
tặng.Từ năm 1990 đến năm 2003/2004, khối lượng xuất khẩu của ngành tăng với tỉ lệ
gia tăng hàng năm từ 10-12% trên tổng giá trị trong khoảng 533 triệu và 952 triệu
USD.Hàng thủ công mỹ nghệ còn được xuất khẩu sang nhiều thị trường, trong đó có
nhiều nước có nền kinh tế phát triển. Đối với thị trường Liên minh Châu Âu, Việt Nam
là nước cung cấp hàng hoá quan trọng thứ hai về hàng gốm và sản phẩm đan từ
nguyên liệu mây tre
Sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có vai trò quan trọng trong việc
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, thu hút lượng lớn lao động và góp phần vào xóa
đói giảm nghèo. Bởi vậy, đây là một trong những ngành hàng được coi là mũi nhọn để
tập trung phát triển xuất khẩu trong giai đoạn 2011-2015.
Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã nằm trong tốp 11 mặt hàng có
kim ngạch lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, qua đó góp phần giải
quyết được nhiều công ăn việc làm, trong điều kiện các lao động trong doanh nghiệp
lớn đang gặp khó khăn. Sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã góp phần
vào việc duy trì và phát triển số làng nghề, gia tăng giá trị cho nguồn nguyên liệu trong
nước. Đồng thời, tận dụng, rút bớt lao động nông nghiệp sang làng nghề, làm ở doanh
nghiệp.
Tuy nhiên trong những năm gần đây Việt Nam đang phải đối mặt với những trở
ngại về cơ cấu như yếu kém trong sản xuất, không có nhiều tiến bộ trong đổi mới sản
phẩm hay còn hạn hẹp về quy mô, hệ thống hỗ trợ ngành chưa hiệu quả. Sản xuất hàng
thủ công mỹ nghệ của Việt nam vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là sự xuất hiện nhỏ lẻ của
SVTH : CAO THANH PHƯƠNG
5
GVHD : Th.S NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG
các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất nên không dễ đáp ứng các đơn hàng lớn; đó là
yếu kém trong sáng tạo mẫu mã, trình độ lao động không đồng đều, khả năng quản trị

doanh nghiện còn hạn chế.
Vì vậy, để nâng cao năng lực xuất khẩu cần phải có một chiến lược khả thi với
phương hướng cụ thểnhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, đẩy mạnh giá trị
xuất khẩu của ngành và định hướng cho các doanh nghiệp tư nhân về một ngành thủ
công mỹ nghệ vững vàng và trưởng thành của đất nước trong năm năm tới.
1.2CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU
Hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng được tạo nên nhờ bàn tay khéo léo của
những người thợ thủ công và được truyền từ đời này sang đời khác. Khác với các sản
phẩm công nghiệp có khuôn mẫu sẵn, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thường được
làm bằng tay rất tinh xảo nên không sản phẩm nào giống sản phẩm nào. Là sản phẩm
truyền thống của dân tộc nên hàng thủ công mỹ nghệ thường chứa đựng các yếu tố văn
hóa đặc sắc.Mỗi dân tộc có một nét đặc trưng về văn hóa khác nhau và chính điều này
đã tạo nên sự độc đáo, khác biệt cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Ngành thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam có thể được phân loại thành 10 tiểu ngành
và các nhóm cơ bản dưới đây:
-Tre, mây, cói, lá
-Gốm
-Gỗ
-Thêu
-Dệt
-Kim loại
-Giấy thủ công
-Các loại nguyên liệu khác nhau
-Tác phẩm nghệ thuật
-Khác
a)Các đặc điểm chính của hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu
SVTH : CAO THANH PHƯƠNG
6
GVHD : Th.S NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG
Tính đa dạng

Tính đa dạng của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được thể hiện qua nguyên
liệu làm nên sản phẩm đó hay chính nét văn hoá ẩn chứa trong sản phẩm. Nguyên liệu
làm nên sản phẩm đều có nguồn gốc từ thiên nhiên như tre, mây, cói, đất, Đây là ưu
thế lớn nhất của ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ có cơ hội phát triển từ việc tận dụng nguyên
liệu sẵn có trong nước để tạo ra các sản phẩm. Bên cạnh đó, tính đa dạng còn được thể
hiện qua những nét văn hoá trên sản phẩm thủ công mỹ nghệ bởi vì mỗi sản phẩm thủ
công mỹ nghệ đều mang những nét văn hoá đặc trưng của từng vùng, từng thời đại sản
xuất ra chúng. Chính vì vậy trên thịtrường có rất nhiều loại sản phẩm thủ công mỹ
nghệ, mỗi loại đều có sự khác biệt rõ rệt,không đồng nhất. Ví dụ đồ gốm Việt Nam sẽ
khác đồ gốm Trung Quốc, đồ gốm Nhật Bản.
Tính văn hoá
Mỗi một sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm ra đều mang dấu ấn bàn tay tài hoa
của người thợ và nền văn hoá của một vùng quê nào đó. Nét văn hoá trong mỗi sản
phẩm thủ công mỹ nghệ được đánh giá cao hơn nhiều so với hàng công nghiệp sản
xuất hàng loạt.Đây cũng là điểmthu hút mạnh mẽ đối với khách hàng nhất là khách
quốc tế.Nó tạo nên một ưu thế tuyệt đối cho hàng thủ công mỹ nghệ và trở thành món
quà lưu niệm độc đáo trong mỗi chuyến du lịch.Trong mỗi sản phẩm thủ công mỹ
nghệ đều hàm chứa tâm tư, tình cảm, quan niệm và triết lý sống của người dân Việt
Nam, bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam. Khi nhắc đến giá trị của mỗi sản phẩm
thủ công mỹ nghệ người ta luôn xét đến giá trị văn hoá kết tinh trong đó rồi mới xét
đến giá trị về mặt kĩ thuật và kinh tế. Vì vậy sản phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ là
hàng hoá đơn thuần mà trở thành sản phẩm văn hoá có tính nghệ thuật cao và được coi
là biểu tượng của nghềtruyền thống của dân tộc Việt Nam.
Tính đơn chiếc
Hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống đều mang tính cá biệt và có sắc thái riêng
của mỗi làng nghề. Mỗi một mặt hàng đều được tạo ra từ bàn tay khéo léo và tài hoa
của những nghệ nhân nên chúng đều mang trong mình tâm hồn của nền văn hoá đặc
sắc. Bên cạnh đó, tính đơn chiếc có được là do hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam
mang hồn của dân tộcViệt Nam, mang nét văn hoá và bản sắc của dân tộc Việt Nam,

SVTH : CAO THANH PHƯƠNG
7
GVHD : Th.S NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG
chính vì vậy hàng của Trung Quốc hay Nhật bản cho dù có phong phú hay đa dạng
đến đâu cũng không thểcó được những nét đặc trưng đó,cho dù kiểu dáng có thể giống
nhưng không thể mang “hồn” của dân tộc Việt Nam. Đây cũng chính là lợi thế cạnh
tranh của hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.Đối với Việt Nam và cả khách hàng
nước ngoài, nó không những có giá trị sử dụng mà còn thúc đẩy quá trình giao lưu văn
hoá giữa các dân tộc.
Tính mỹ thuật
Mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ là một tác phẩm nghệ thuật, vừa có giá trị sử
dụng vừa có giá trị thẩm mỹ. Hàng thủ công mỹ nghệ mang tính giá mỹ thuật cao bởi
lẽ sản phẩm mang tính thủ công và được tạo ra chủ yếu nhờ đôi bàn tay khéo léo của
người thợ. Mặc dù nguyên liệu rất đơn giả và thô sơ nhưng qua bàn tay tài hoa của các
nghệ nhân đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao. Đó là sự tinh xảo
trong các đường nét hoa văn trạm trổ trên các sản phẩm hay những kiểu dáng mẫu mã
độc đáo. Từ đó mà mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều mang trong nó tính mỹ thuật
riêng biệt.
Tính thủ công
Tính thủ công được thể hiện thông qua tên gọi của sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Một sản phẩm thủ công mỹ nghệ được làm ra là kết quả của các phương pháp thủ công
tinh xảo và sự sáng tạo nghệ thuật. Đây cũng chính là nét đặc trưng riêng của hàng thủ
công mỹ nghệ, tạo nên sự khác biệt giữa hàng thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm công
nghiệp sản xuất hàng loạt. Ngày nay hàng thủ công mỹ nghệ càng được yêu thích nhờ
sự đơn giản và tinh tế mà chúng mang lại.
b) Đặc điểm riêng của một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu
Hàng gốm sứ
Từ bao đời nay hàng thủ công mỹ nghệ nói chung, hàng gốm sứ nói riêng đã trở
thành sản phẩm gắn bó và gần gũi với cuộc sống của người dân Việt Nam. Từ khi con
người biết đến nhu cầu làm đẹp và trang trí cho các vật xung quanh mình thì cũng là

lúc ra đời nhiều ngành nghề thủ công mỹ nghệ. Dần dần nó trở thành ngành nghề
truyền thống của nhiều quốc gia và gốm sứ là một trong những nghề thủ công mỹ nghệ
xuất hiện sớm nhất.
SVTH : CAO THANH PHƯƠNG
8
GVHD : Th.S NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG
Nghề gốm của Việt Nam có thể được chia ra làm 04 nhóm chính: Bộ đồ ăn,
bình và lọ hoa, tượng và những vật dụng trang trí khác. Tuỳ thuộc vào công nghệ và
nhiệt độ nung mà các sản phẩm sẽ là gốm, sứ, sành hay đất nung.Gốm rất đa dạng và
phong phú về mẫu mã, chủng loại cũng như kích cỡ.Đặc điểm nổi bật là sản phẩm
gốm sứ mang tính nghệ thuật, mỹ thuật cao, bền, đẹp, trường tồn với thời gian mặc
cho sự khắc nghiệt của thời tiết.Các sản phầm bằng gốm không chỉ được ưu chuộng ở
Việt Nam mà còn ở cả các nước phương Tây. Đây cũng là một trong những mặt hàng
xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt
Nam.
Hàng mây tre đan, cói, lá
Hàng mây tre đan được biết đến là một nguyên liệu sẵn có với tính dẻo dai và
độ bền cao.Các sản phẩm này được sản xuất ở nhiều tỉnh thành trên cả nước nhưng
hầu hết đến từ Hà Tây, Hà Nam, Thái Bình, Thanh Hoá, Khánh Hoà và Tiền
Giang.Các sản phẩm mây tre đan không chỉ bền mà còn đẹp, chất lượng của chúng
không thua kém gì các sản phẩm cùng kiểu dáng làm từ các chất liệu khác. Do vậy,
nhiều khách hàng rất thích sử dụng các loại vật dụng làm từ chất liệu này. Bên cạnh
đó, mặt hàng mây tre đan còn được yêu thích bởi sự mềm mại và chắc chắn, có tính
đàn hồi cao nhưng lại không bị giãn theo thời gian. Ngoài ra, chúng còn có độ bóng
màu theo thời gian sử dụng. Các sản phẩm được phục vụ cho mục đích sử dụng và
trang trí.Sản phẩm rất đa dạng, phục vụ những thị hiếu khác nhau của khách hàng.
Hàng gỗ
Nhóm sản phẩm có ưu thế lớn của ngành gỗ là đồ dùng trong nhà, chiếm hơn
70% kim ngạch xuất khẩu. Các nhóm sản phẩm quan trọng tập trung vào sản phẩm
bàn và đồ bếp.Ở Việt Nam, những sản phẩm này chủ yếu được làm từ gỗ nhẹ hơn như

gỗ thông và gỗ thích.Cũng có các hoạt động sản xuất lớn về các phụ kiện như khung
tranh, khung ảnh, khung gương.Những sản phẩm này được tạo ra chủ yếu ở các làng
nghề trong các tỉnh khu vực phía Bắc của Việt Nam như Bắc Ninh, Hà Nội, Hải
Dương, Nam Định, Hà Tây.
Đặc điểm đầu tiên dễ dàng thấy nhất của gỗ đó là độ bền.Sản phẩm làm bằng gỗ
ít co dãn, không mối mọt, nếu được bảo quản trong nhà có thể tồn tại nguyên vẹn hàng
trăm năm. Thứ hai là có tính thẩm mỹ cao, sản phẩm thường có vân ,thớ, màu rất đẹp,
SVTH : CAO THANH PHƯƠNG
9
GVHD : Th.S NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG
có loại gỗ vân nổi lên rất đặc biệt và độc đáo. Đồ dùng lâu ngày, gỗ xuống màu sẫm và
đồ càng cũ càng đẹp. Một đặc điểm nữa của đồ gỗ là không ảnh hưởng đến sức khỏe,
đặc biệt một số loại có tinh dầu rất tốt cho sức khỏe như gỗ sưa, gỗ trắc…
Ngày nay, một số các sản phẩm thủ công đồ gỗ đòi hỏi sự tinh xảo như tượng,
gỗ chạm khảm đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt phục vụ cho các thị trường châu Á
như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan…
Hàng thêu ren
Các sản phẩm thêu ren bằng tay hầu hết là khăn trải bàn, quần áo, váy, túi và
những vật dụng sử dụng thông thường.Những sản phẩm này được tạo ra chủ yếu ở các
làng nghề trong các tỉnh Hà tây, Thái Bình, Ninh Binh và Hà Nam.
Trước kia, những sản phẩm này chủ yếu được xuất khẩu sang các nước đông
Âu nhưng ngày nay, thị trường xuất khẩu đã mở rộng sang nhiều nước, đặc biệt là Hàn
Quốc, Nhật Bản, Pháp và Italia. Các nhà xuất khẩu sản phẩm này gặp nhiều khó khăn
trong hoạt động thâm nhập thị trường mới và cạnh tranh với các sản phẩm sản xuất
bằng máy từ các nhà máy của Trung Quốc.
Ngoài một số sản phẩm trên thì ở Việt Nam còn phát triển các loại khác như
hàng thổ cẩm, kim khí mỹ nghệ hay sản phẩm dệt…cũng là những ngành nghề có từ
lâu đời và đáp ứng thị hiếu hiện nay của khách hàng.
1.3NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI VIỆT NAM

Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam tăng trưởng qua các năm.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành luôn đạt ở mức cao. Với 1,5 tỷ USD giá trị, năm
2013, ngành thủ công mỹ nghệ tiếp tục lọt vào nhóm ngành hàng có kim ngạch xuất
khẩu lớn của Việt Nam. Ngành thủ công mỹ nghệ luôn được đánh giá là có nhiều tiềm
năng phát triển bền vững, xuất khẩu lớn và có tỷ suất lợi nhuân cao.
Tuy nhiên, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ hiện đang thực sự phải đối mặt với
hàng loạt khó khăn, kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ có sự
tăng trưởng thiếu ổn định, thậm chí có lúc còn rất thấp. Có ba khó khăn lớn quyết định
sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ hiện nay. Đó là:
SVTH : CAO THANH PHƯƠNG
10
GVHD : Th.S NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG
Thứ nhất là về nguồn nguyên liệu, do các địa phương thiếu quy hoạch và đầu tư
phát triển nguồn nguyên liệu dẫn đến tình trạng nguồn: gỗ, tre, trúc, mây,…dần cạn
kiệt. Hệ quả là hiện các doanh nghiệp phải nhập khẩu khoảng 50% mây từ Lào,
Campuchia, Indonesia… Giá của nguyên liệu tre đã tăng từ 7000 lên 17000 đồng/cây
chỉ trong vòng 2 năm gần đây. Có thể thấy tình trạng cạn kiệt nguồn nguyên liệu thô là
nguy cơ chung đối với các nhà sản xuất Việt Nam. Trong đó các ngành phụ trợ của
Việt Nam hiện nay chưa phát triển, các nhà xuất khẩu thường phải nhập khẩu rất nhiều
loại nguyên liệu và phụ trợ từ nước ngoài. Ngoài việc giá nguyên liệu thô tăng ảnh
hưởng đến năng lực thu mua nguyên liệu của các doanh nghiệp, nó còn làm giảm khả
năng cạnh tranh hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Thứ hai là về mẫu mã.Theo nhận xét của khách hàng, 90% mẫu hàng thủ công
mỹ nghệ hiện nay dựa trên đơn đặt hàng từ khách hàng và các sản phẩm thủ công của
Việt Nam có vẻ bề ngoài khá giống nhau.Hạn chế này xuất phát từ việc Việt Nam
chưa có viện thiết kế mẫu riêng cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thiếu các trường
lớp đào tạo nghề thủ công mỹ nghệ. Học nghề thủ công mỹ nghệ chủ yếu bằng phương
pháp “truyền nghề” theo kinh nghiệm trong làng nghề hoặc gia đình.
Thứ ba, mạng lưới sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ đa số nhỏ lẻ,

nhiều cơ sở không có điều kiện tham gia xuất khẩu trực tiếp, các đơn đặt hàng thường
qua trung gian nên hạn chế phát triển.Bên cạnh đó còn hàng loạt các khó khăn như vốn
đầu tư cho sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ không lớn.Việc tiếp cận với
nguồn tài chính như thủ tục vay vốn ngắn hạn của các doanh nghiệp, khu vực nông
thôn và người nghèo mất quá nhiều thời gian. Điều kiện về cơ sở hạ tầng của các đơn
vị sản xuất còn thấp kém, chi phí vận chuyển quá cao…
1.4KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
1.4.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty
Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) là doanh nghiệp nhà nước được
thành lập theo Quyết định số 125/2004/QĐ-UBND ngày 11 tháng 08 năm 2004 của
UBND Thành phố Hà Nội. Tổng công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày
29/9/2004.Sau 8 năm xây dựng và phát triển, đến nay Hapro đã có quy mô với trên 40
công ty thành viên. Hiện nay Tổng công ty có thị trường tại hơn 70 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới như: Hoa Kỳ, Brazil, Nga, Anh, Pháp, Ý, Ai Cập, Nam Phi, Các
SVTH : CAO THANH PHƯƠNG
11
GVHD : Th.S NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG
nước Trung Đông, Ấn Độ, Pakistan,…Hệ thống chuỗi của Tổng Công ty đã phát triển
gồm 4 trung tâm mua sắm Hapro shopping centre; trên 40 siêu thị, cửa hàng tiện ích
Hapromart; 47cửa hàng, điểm kinh doanh thực phẩm an toàn Haprofood và hơn 100
cửa hàng chuyên doanh thời trang, kim khí điện máy, cung ứng dịch vụ tại Hà Nội và
một số tỉnh thành phía Bắc. Tổng Công ty là một trong những đơn vị dẫn đầu cả nước
về xuất khẩu một số mặt hàng như thủ công mỹ nghệ, nông sản thực phẩm,
Tổng Công ty Thương mại Hà Nội hoạt động trong nhiều lĩnh vực:
• Xuất khẩu hàng nông sản, thực phẩm chế biến, đồ uống, hàng công nghiệp nhẹ,
hàng thủ công mỹ nghệ và hàng hoá tiêu dùng;
• Nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, đồ gia dụng, đồ điện gia dụng và
hàng tiêu dùng;
• Phân phối, bán lẻ với hệ thống trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng tiện ích
và chuyên doanh, siêu thị. Phát triển hệ thống phân phối, bán buôn, đại lý đối

với các mặt hàng tiêu dung thiết yếu do Hapro sản xuất và độc quyền phân
phối.
• Cung ứng các dịch vụ: nhà hàng ăn uống, du lịch quốc tế và nội địa, du lịch
thắng cảnh, du lịch làng nghề, đặt vé máy bay, đặt khách sạn, xin visa, tổ chức
sự kiện, nhà hàng giải khát, dịch vụ kho vận, trung tâm miễn thuế nội thành;
• Sản xuất, chế biến: hàng thực phẩm, gia vị, đồ uống, thủ công mỹ nghệ, may
mặc thời trang, trang trí nội thất, v.v;
• Đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, xây dựng và thiết lập hệ thống gồm:
trung tâm mua sắm cấp vùng, đại siêu thị, siêu thị (tổng hợp, chyên doanh),
trung tâm thương mại, văn phòng cao cấp cho thuê, trung tâm Shopping Outlet,
cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối, chợ dân sinh, trung tâm phân phối dự trữ hàng
hoá logistics;
Công tác xuất khẩu được xác định là trọng tâm trong hoạt động kinh doanh của
Tổng công ty.Trong đó phải kể đến những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tổng công
ty gồm: hàng thủ công mỹ nghệ như mây tre đan, gỗ, gốm sứ, may mặc, thuỷ tinh, sơn
mài…hàng nông sản gồm: tiêu đen, cơm dừa, điều, lạc nhân, thực phẩm chế biến…
Tổng công ty cũng luôn tập trung đẩy mạnh sản xuất tạo nguồn hàng ổn định cho xuất
khẩu nhằm cung cấp cho thị trường trong nước cũng như phát triển thị trường quốc
SVTH : CAO THANH PHƯƠNG
12
GVHD : Th.S NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG
tế.Đến nay công ty đã phát triển được các cơ sở sản xuất và cung cấp nguồn hàng xuất
khẩu tại 18 tỉnh thành phố trong cả nước. Đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho
lao động ở các làng nghề, góp phần khôi phục các làng nghề truyền thống ở Việt Nam.
Qua quá trình hoạt động và phát triển, Tổng Công ty Thương mại Hà Nộiluôn là
doanh nghiệp đầu đàn trong hoạt động xuất nhập khẩu của Thủ đô, trở thành đơn vị
mạnh trong ngành thương mại, dịch vụ của Việt Nam.Nhiều năm liên tục, Hapro được
UBND thành phố Hà Nội và Bộ Công Thương tặng cờ và bằng khen về thành tích xuất
khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu uy tín như: Giải thưởng “Đơn vị xuất khẩu uy tín” do
Bộ Thương mại trao tặng nhiều năm liền; “Doanh nghiệp tiêu biểu Hà Nội vàng”;

“Thương hiệu mạnh Việt Nam”; Giải thưởng “Top Trade Service” các năm do Bộ
Công Thương trao tặng; và nhiều giải thưởng khác.
Ngay từ khi mới thành lập, Tổng công ty luôn đặt ra những định hướng phát
triển để nhằm hướng tới một tập đoàn kinh tế đa ngành; có tiềm lực mạnh về tài chính
và nguồn nhân lực.Bên cạnh đó Ban giám đốc cũng như toàn bộ nhân viên Tổng công
ty cũng luôn cố gắng phấn đấu để trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu
Việt Nam; có sức cạnh tranh cao với các tập đoàn kinh tế trong lĩnh vực thương mại và
dịch vụ.Tổng công ty Thương mại Hà Nội đã tự đề ra cho mình những định hướng
chiến lược rõ ràng nhằm mở rộng phạm vi kinh doanh trong nước cũng như khu vực
và quốc tế.
1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Tổng công ty
a) Chức năng
- Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước của Tổng công
tyThương mại Hà Nội, đồng thời chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố HàNội về
việc bảo toàn và phát triển số vốn được giao.
- Giữ vai trò chủ đạo, tập trung, chi phối và liên kết các hoạt động củacác
công ty con theo chiến lược phát triển ngành thương mại Thủ Đô trong giaiđoạn và kế
hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty mẹ - Tổng công tyThương Mại Hà
Nội và các công ty được UBND Thành phố giao.
-Kiểm tra giám sát việc quản lý và sử dụng vốn, tài sản, thực hiện các chế ðộ
chính sách, phýõng thức và ðiều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty
con theo điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng công ty.
SVTH : CAO THANH PHƯƠNG
13
GVHD : Th.S NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG
- Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, trong đó ngành
nghề chính là kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, sản xuất và
chế biến hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ,… Ngoài ra Tổng công ty còn thực hiện
chức năng sản xuất kinh doanh và đầu tư trong các lĩnh vực: tài chính, công nghiệp,
dịch vụ, xuất khẩu lao động…

b) Nhiệm vụ
- Tham gia với các cơ quan chức năng xây dựng qui hoạch và kế hoạchphát
triển ngành thương mại theo định hướng phát triển kinh tế xã hội củathành phố cũng
như của chính phủ.
- Lập và quản lý, tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch, dự án đầu tưxây
dựng phát triển cơ sở hạ tầng thương mại bằng nguồn vốn ngân sách nhànước cấp, vốn
vay, vốn huy động của tổng công ty.
- Trực tiếp tổ chức các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụxuất
nhập khẩu tổng hợp các mặt hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ,khoáng sản, hoá chất,
vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ kiện,đa ngành phục vụ sản xuất, tiêu
dùng và xuất khẩu .
- Hợp tác đầu tư liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài và cácthành
phần kinh tế trong nước, xây dựng và tổ chức các mạng lưới kinh doanh như: Trung
tâm thương mại,các siêu thị và hệ thống cửa hàng lớn, tổ chứcquản lí và kinh doanh
một số chợ đầu mối, chợ bán buôn trọng điểm trên địa bàn thành phố.
- Tổ chức sản xuất và kinh doanh các mặt hàng: Thực phẩm,rượu, bia, nước
giải khát, dịch vụ ăn uống, nhà hàng; kinh doanh khách sạn,du lịch.
- Đầu tư và kinh doanh tài chính: kinh doanh các loại dịch vụ khác.
- Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng cáo, hội chợ triểnlãm
thương mại trong và ngoài nước ngoài nhằm phát triển và nâng cao hiệuquả, vị thế của
thương mại Thủ Đô.
c) Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty
1. Hội đồng thành viên (hội đồng quản trị): Chịu trách nhiệm trước đại diện
chủ sở hữu, trước pháp luật về chức năng nhiệm vụ mọi hoạt động của công ty và có
nhiệm vụ sau:
SVTH : CAO THANH PHƯƠNG
14
GVHD : Th.S NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG
- Nhận, quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn, đất đai và các nguồn lực khác do
đại diện chủ sở hữu đầu tư

- Quyết định chiến lược, kế hoạch, dài hạn, kế hoạch hàng năm của Tổng
công ty
- Quyết định các dự án đầu tư, phương án thanh lý, nhượng bán các khoản đầu
tư dài hạn, tài sản cố định của công ty
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, quyết định về mức lương thưởng của các thành viên
của hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc
- Và một số nhiệm vụ khác
2. Ban kiểm soát: gồm trưởng ban là thành viên hội đồng quản trị và một số thành
viên khác giúp hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác trung
thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.
3. Ban điều hành (bao gồm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc và các giám đốc khu
vực) Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và pháp luật về thực
hiện các quyền và nhiệm vụ được giao, phụ trách công tác tổ chức cán bộ, công tác tài
chính, định hướng phát triển. Các phó tổng giám đốc và các giám đốc khu vực thực
hiện các nhiệm vụ theo từng lĩnh vực cụ thể.
SVTH : CAO THANH PHƯƠNG
15
GVHD : Th.S NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội
Nguồn: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng công ty thương mại Hà Nội –
Phòng kế hoạch phát triển năm 2010
4. Các đơn vị thuộc khối văn phòng Tổng công ty thương mại Hà Nội
- Công ty mẹ Tổng công ty
- Công ty Bách hóa Hà Nội
- Công ty siêu thị Hà Nội
- Nhà máy mỳ Hapro
SVTH : CAO THANH PHƯƠNG
16
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ

TỔNG CÔNG
TY
KIỂM SOÁT
VIÊN
TỔNG GIÁM
ĐỐC
CÁC PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC VÀ
CÁC GIÁM ĐỐC
LĨNH VỰC
Các Phòng
Ban chức
năng
Các đơn vị trực
thuộc Công ty mẹ-
Tổng công ty
Các công ty
Thành viên-
Tổng công ty
Các công ty
liên doanh
Liên kết
GVHD : Th.S NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG
- Xí nghiệp Gốm Chu Đậu
- Xí nghiệp dịch vụ kho hàng
- Xí nghiệp Toàn Thắng
- Ban quản lý Khu công nghiệp
- Trung tâm xuất khẩu phía Bắc
- Trung tâm kinh doanh hàng miễn thuế
- Trung tâm Thương mại Dịch vụ Bốn Mùa

- Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh
- Xí nghiệp Sắt mỹ nghệ Bình Dương
5. Các công ty con, công ty liên doanh liên kết bao gồm
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu và
đầu tư Hà Nội
- Công tu Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên thực phẩm Hà Nội
- Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội
- Công ty cổ phần Sứ Bát Tràng
- Công ty cổ phần Thủy Tạ
- Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng Hà Nội
- Công ty cổ phần Thương mại và Đầu tư Long Biên CP TM-ĐT Long Biên
- Công ty Thương mại Dịch vụ Tràng Thi
- Công ty Thương mại dịch vụ Thời trang Hà Nội
- Công ty sản xuất xuất nhập khẩu Nông sản Hà Nội
- Công ty cổ phần Phương Nam
- Công ty Thương mại dịch vụ Tổng hợp Hà Nội
- Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thủy tinh Hà Nội
- Công ty cổ phần Rượu Hapro
- Công ty Thương mại và đầu tư Hà Nội
- Công ty cổ phần Thăng Long
- Công ty cổ phần phát triển Thương mại Hà Nội
SVTH : CAO THANH PHƯƠNG
17
GVHD : Th.S NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG
1.4.3 Hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian gần đây
Bảng 1.1: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng công ty trong thời gian qua
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 2010 2011 2012 2013
Doanh thu Tỷ đồng 6.026 7.539 8.591,2 9.179 8.026
Tỷ trọng doanh thu % 59.68 67.69 78.92 89.61 86.01
Kim ngạch XNK Triệu USD 193,2 245,7 321,9 297,8 237,5

Tỷ trọng kim
ngạch XNK
% 16.48 19.67 29.86 14.39 12.85
Nguồn:Phòng kế toán tài chính của Tổng Công ty thương mại Hà Nội
Từ 2011 trở lại đây, tuy kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng Công ty có sự
giảm nhẹ nhưng so với tình hình kinh tế suy thoái trên toàn thế giới thì doanh thu cũng
như kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng Công ty vẫn giữ ở mức ổn định. Năm 2011
doanh thu của Tổng Công ty đạt 8.591,2 tỷ đồng, đạt 106% kế hoạch năm, tăng 16,7%
so với cùng kỳ năm 2010. Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 321,9 triệu USD, trong đó
kim ngạch xuất khẩu đạt 217,4 triệu USD, đạt 106% kế hoạch năm, tăng 17% so với
cùng kỳ 2010.Một số mặt hàng xuất khẩu có tín hiệu khởi sắc như: nông sản (hạt điều,
hạt tiêu); thủ công mỹ nghệ (hàng lục bình, gốm, ); dược liệu (quế) và mặt hàng gỗ
dăm xuất khẩu cũng có nhiều thuận lợi, có sự tăng trưởng tốt. Ngoài ra, Hapro đã phát
triển mở rộng thêm một số khách hàng tại thị trường Mỹ, Sri Lanka, Canada, Israel với
các mặt hàng mây tre đan, sợi móc, dây nhựa, hạt điều,
Năm 2012 doanh thu toàn Tổng Công ty đạt 9.179 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch
năm, bằng 95% so với thực hiện năm 2011; Doanh thu Xuất khẩu đạt 4.674 tỷ đồng,
chiếm 51% tổng doanh thu; doanh thu kinh doanh nội địa đạt 4.504 tỷ đồng, chiếm
49% tổng doanh thu, bằng 90% so với thực hiện năm 2011. Tổng kim ngạch XNK của
Tổng công ty năm 2012 đạt 297.8 triệu USD
Trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế thế giới, thị trường và sức mua vẫn
chưa thực sự phục hồi, nhưng với các giải pháp quyết liệt, tạo thế chủ động về nguồn
SVTH : CAO THANH PHƯƠNG
18

×